Powered By Blogger

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Triết học Quá trình (II)


Triết học Quá trình (II)

Nicholas Rescher

Người dịch: Hà Hữu Nga

 
5. Tính đa dạng và tính phức hợp

Giống như bất cứ một khuynh hướng triết học nào – chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật, …vv – triết học quá trình là một phức hợp cơ bản có tính chất lăng kính và có những biến đổi nội tại. Sự khác biệt đang còn tranh cãi bắt nguồn từ vấn đề loại quá trình nào được dùng làm thông số và mang tính mô hình. Một số người có công trong lĩnh vực này, đặc biệt là A.N. Whitehead và Henri Bergson, đã coi các quá trình hữu cơ là trung tâm và những loại quá trình khác là được mô hình hoá dựa trên hoặc được ghép vào chúng – việc khái niệm hoá một lĩnh vực vật lý tích hợp tổng thể là chủ chốt ngay cả đối với những phản ánh hữu cơ/sinh học của Whitehead. Những người khác, đặc biệt là William James, xây dựng ý niệm quá trình của họ dựa trên một mô hình tâm lý và coi tư tưởng của con người là có tính chất mô hình mang tính duy tâm. Nói cách khác về mặt phương pháp luận, một số người, chẳng hạn Whitehead, đã khớp nối triết học quá trình vào khuôn khổ khoa học về bản chất, trong khi những người khác, đặc biệt là Bergson, lại chủ yếu dựa vào trực giác và thực sự là một loại đồng cảm hầu như thần bí. Và tất nhiên là còn có những nhà quá trình văn hoá như John Dewey. Nhưng tuy nhiên những khác biệt như vậy có những tập hợp chủ đề và tiêu điểm đồng họ vẫn để lại những lời giảng của một số nhà quá trình theo lập trường biến đổi trên một cách tiếp cận chung. Vì vậy cuối cùng rõ ràng là sự thống nhất của triết học quá trình không mang tính chất học thuyết mà có tính chất chủ đề; đó không phải là một sự đồng thuận hoặc một chủ đề mà chỉ là một vấn đề rườm rà về loại hình và cách tiếp cận.

Do đó triết học quá trình như vậy là một cái gì đó chứ không phải là một loại triết học sơ đồ hoá. Có những cách tiếp cận khác nhau để thực hiện ý tưởng nòng cốt về tính phổ biến và tính nền tảng của quá trình, bao gồm từ chủ nghĩa duy vật các quá trình vật lý, với trường hợp Boscovitch, đến một thứ chủ nghĩa duy tâm tư biện về các quá trình tâm lý, như trong một số trường phái khác nhau của triết học Ấn Độ. Có nhiều cách khác nhau để trở thành một nhà triết học quá trình, được phân biệt một cách đầy kịch tính theo thực chất của những ý tưởng của ai đó liên quan đến tất cả những gì gọi là quá trình. Trong viễn cảnh lịch sử, triết học quá trình vì vậy mà đã vận hành một tiến trình nào đó quanh co khúc khuỷu, có thể lần ngược trở lại các cội nguồn của triết học thời kỳ triết học tiền Socrate.

Nhiều nghiên cứu như vậy đã chỉ ra rằng cách tiếp cận quá trình khiến cho nhiều người mang nợ nó. Tuy nhiên bản thân nó cũng mang nợ không ít. Cũng không phải là bất công đối với điều kiện lịch sử khi nói rằng hiện nay triết học quá trình không còn gì hơn tia sáng trong ánh mắt trí tuệ của các nhà triết học khác nhau. Sự đủ lông đủ cánh của học thuyết quá trình không còn đơn giản tồn tại như là một sự kiện đã hoàn thành. Sự phát triển của nó đến một điểm có thể sánh vai được với các dự án triết học như chủ nghĩa duy vật hoặc chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối vẫn còn cần phải được chờ đợi.

Cách tiếp cận quá trình là một sự phát triển đặc biệt quan trọng trong và đối với triết học Mỹ - đặc biệt là nó ngày càng mang nợ chủ nghĩa thực dụng trong các nhà tư tưởng như Peirce, James và Dewey. Trong những thập kỷ gần đây, đại đa số các nhà lý giải chủ chốt của nó đã thực hiện các công trình triết học của họ tại Hoa Kỳ. Vấn đề là việc quan tâm đến cách tiếp cận triết học đó một cách sâu rộng nhất bằng cách xây dựng một tiểu lĩnh vực rộng rãi trong triết học Mỹ nói chung. Giống như triết học Mỹ nói chung, triết học quá trình cũng là một cuộc kiếm tìm đầy phức tạp và đa dạng, thật khó mà bao quát hết được, và cũng khó mà nói được rằng có trường phái tư tưởng nào có thể thống trị được nó; đó là một bản sao rất đa dạng bao gồm các khuynh hướng tư tưởng đại biểu cho rất nhiều nguồn rộng lớn khác.

Chỉ tiếc là các tác giả của những bộ sử và của các cuộc khảo sát không phải bao giờ cũng thành công trong việc làm cho triết học quá trình được thừa nhận đó là món nợ đối với nó. Chẳng hạn như cuộc khảo sát tuyệt hảo triết học Mỹ của một học giả có năng lực người Pháp Gerard Deledalle đã hoàn toàn bỏ qua triết học quá trình như vừa nói, mà chỉ lưu ý chiếu lệ đến Whitehead trong phần Phụ lục. Cung cách như vậy có lẽ chưa đến mức kể cho chúng ta thấy một Hamlet không có Hồn ma, nhưng chí ít thì cũng tương đương với việc bỏ mất Horatio.

6. Phê phán của Strawson

Trong một cuốn sách rất có ảnh hưởng của mình về siêu hình học mà học thuyết quá trình trong tất cả các phiên bản của nó đều bị kết tội thất bại vì các khách thể vật lý- và nhất là các vật thể vật chất - P.F.Strawson cho rằng - đều là các tất yếu cho ý tưởng về các đặc thù có thể xác định theo cách thực sự không thể bỏ qua đối với bất kỳ một lập trường siêu hình có thể đứng vững nào. Strawson cho rằng sự đồng nhất của các đặc thù trong giao tiếp giữa người nói và người nghe, “đồng nhất qui chiếu” theo cách gọi của ông, nhất thiết đòi hỏi qui chiếu vào các sự vật có các thuộc tính vật chất, sao cho “chúng ta nhận thấy rằng các vật thể vật chất đóng một vai trò nền tảng và duy nhất trong sự đồng nhất cái đặc thù” (Ibid., p. 56). Vì ông cho rằng các quá trình sẽ không trở thành cơ sở cho tính đồng nhất đặc thù, vì: “Nếu người ta phải cấp cho các chiều kích không gian một quá trình như vậy, có nghĩa là, vì một cái chết hoặc một trận đánh, người ta chỉ có thể có được nét phác của người chết hoặc chỉ có thể chỉ rõ cái nền không gian mà trận đánh đã xảy ra” (Ibid., p. 57). Vì vậy Strawson cho rằng các vật thể vật chất là một tiền đề cần thiết cho bất cứ một khung cảnh nào mà tri thức khách quan về các đặc thù có thể tồn tại. Tóm lại, quan điểm chính của ông là:

1. Đối với các đặc thù khách quan và có thể đồng nhất hoá khả tri thì nhất định một số loại 1) có thể phân biệt khỏi những đồng tồn tại khác, và 2) có thể tái đồng nhất trong thời gian.

2. Các điều kiện này, tức là tính chất có thể phân biệt, và tính chất có thể tái đồng nhất, chỉ có thể được thoả mãn bởi các khách thể vật chất, tức là các đặc thù với các vật thể vật chất.

Nếu cung cách duy lý hoá này thực sự chính xác thì quá trình luận không thể đứng vững được trong siêu hình học. Vì rất rõ ràng là bất cứ một siêu hình học có thể đứng vững nào cũng đều phải có chỗ cho các đặc thù có thể đồng nhất, và nếu nó chỉ dựa vào chủ nghĩa bản chất khách thể – duy vật thì siêu hình học quá trình là một sự nghiệp đã chết.

Tuy nhiên cách lập luận ấy vẫn có vấn đề. Để bắt đầu, Strawson lẽ ra nên thêm vào một mục thứ ba, tức là 3) các cá thể nhất thiết không chỉ có thể phân biệt và tái đồng nhất bởi một người nhận thức đặc thù, mà còn phải có thể phân biệt và tái đồng nhất về phương diện liên cá nhân và liên chủ thể thông qua một cộng đồng những người nhận thức. Nhưng ngay cả với tiền đề 1 có được củng cố theo cách này, thì tiên đề 2 cũng không đứng vững được.

Strawson cho rằng: “Chỉ có những khách thể có thể tạo nên [khung không-thời gian thiết yếu cho giao tiếp liên cá nhân] mới là những khách thể cấp cho nó những đặc trưng cơ bản riêng. Thế có nghĩa là chúng phải là những khách thể ba chiều tồn tại trong thời gian…Chúng phải có chung đầy đủ tính đa dạng, tính phong phú, tính bền vững và khả năng kéo dài trong thời gian để tạo ra khả năng khái niệm hoá một khung [không-thời gian] duy nhất mà chúng ta có được [tr 39].

Nhà triết học quá trình sẽ không phải tranh cãi với bất cứ cái gì ở đây. Tuy nhiên, Strawson sau đó đã thẳng thắn đưa ra một kết luận mang tính vấn đề rất sâu sắc: “Về các phạm trù khác thể mà chúng ta thừa nhận, chỉ những phạm trù nào thoả mãn được những yêu cầu này là, hoặc có, các vật thể vật chất – theo nghĩa rộng của sự thể hiện đó. Vì vậy bất cứ một đặc điểm tổng quát nào của sơ đồ khái niệm [không-thời gian có liên quan] mà chúng ta có, và những đặc trưng nhất định của các phạm trù chính yếu đã có, các vật là, hoặc có vật thể vật chất về phương diện tri thức luận nhất thiết phải có các đặc thù cơ bản”.

Đối với tác hại mang tính quyết định của nó, luận đề của Strawson đơn giản là khuất lụy vấn đề này. Đối với toàn bộ các đặc điểm mà sự phân tích của ông đòi hỏi như tính bền vững không-thời gian và độ dài, tính đa dạng, tính phong phú, tính chất có thể diễn giải liên cá nhân và những thứ khác nữa, có được từng tý cũng như bởi các quá trình vật lý ấy bằng các vật “là hoặc có những vật thể vật chất”. Đó không phải là các chất có tính vật chất, các vật, có thể được phân biệt và tái đồng nhất trong khung không-thời gian của tự nhiên, mà còn cả các khung cảnh sự kiện, các quá trình. Các quá trình được hiện thực hoá về phương diện vật lý không được biểu hiện theo nghĩa đen. Và cái đó thì cũng không ít thuận tiện và có khả năng về chỉ số hiện hiện hơn thứ khác, “con sư tử đó”; “cái ngáp đó”. Chỉ bằng một hành động tán đồng có tính vấn đề sâu sắc là Strawson có thể – thậm chí ngay trong những giới hạn ngặt nghèo của các phân tích của riêng ông - tạo thuận lợi và ưu tiên cho các vật thể vật chất đối với các quá trình vật lý. Thậm chí sự kiên trì của Strawson cho rằng các đặc thù cơ bản về phương diện tri thức luận nhất thiết có thể được đồng nhất bằng sự hiển hiện duy trì từng tý một như vậy, chẳng hạn như quá trình vật lý là giành cho những vật thể vật chất đặc biệt hạn chế. Thực ra thì như chúng ta sẽ thấy, về phương diện lý thuyết, hoàn toàn có khả năng để tái khái niệm hoá như là những phức hợp của các quá trình vật lý, trong khi ngược lại – việc tái khái niệm hoá các quá trình vật lý như là những phức hợp các khách thể vật chất – không phải đều đáng tin cậy, “Reism”, hoặc “Cụ thể luận” của Kotarbinski và Cụ thể luận của Bretano cũng vậy.

Lập luận của Strawson đã đã phô bày, từ một quan sát hoàn toàn phù hợp của Kant về tính chất có thể tái đồng nhất khách quan khả phân biệt, đòi hỏi cái cơ cấu ma trận không-thời gian cho sự sắp đặt của các cuộc chạm trán kinh nghiệm của chúng ta với các khách thể trong một khung bao quát thống nhất của sự kết hợp không-thời gian. Nhưng trong vấn đề này lập luận của ông đã bị lạc lối. Như chính ông đã nhìn nhận, một khung không-thời gian yêu cầu – và chỉ có thể được xác định trong khuôn khổ sắp xếp các mối quan hệ giữa các khách thể vật chất. Nhưng thực ra thì lại có những hạng mục khác được thể hiện về phương diện vật lý phân biệt với các vật thể vật chất có thể sử dụng chức năng này ngang bằng nhau – tức là các quá trình. Đến chừng nào các quá trình có cả vị trí lẫn độ dài - đến chừng nào giống như một ngọn lửa, thay vì một âm thanh; hoặc một đám cưới, thay vì một cái gì đó mang tính đạo đức chẳng hạn như một vụ ly hôn – có những hạng mục có một vị trí đủ rõ ràng và một quãng đời đủ dài để được sử dụng làm những dấu mốc phối hợp. Nói tóm lại, các quá trình cũng có thể được sử dụng để xác định và tạo dựng khuôn khổ không-thời gian được yêu cầu.

Lập trường của Strawson hợp lý chỉ vì ông đã chấp nhận Luận đề Tính khả giản Quá trình, kiên trì cho rằng toàn bộ các quá trình trong khuôn khổ của những hành vi sự vật, các bản chất. Từ quan điểm này, toàn bộ các quá trình đều được sở hữu và chúng ta cần nhìn nhận chúng từ một quan điểm đặc biệt mang tính sở hữu cách: cái chết của Caesar, hoặc cuộc đại xung đột của các quân đoàn Napoleon và Vua Nga Alexander I ở Borodino. Nhưng tính tương quan-khách thể được chỉ định – của, của người đó, của hai quân đoàn đó, đã duy trì một quan điểm quá chật hẹp về vật chất. Nó chỉ phản ánh loại đặc thù, tức là được sở hữu, của các quá trình đang được bàn đến, nhưng lại không phải là tính quá trình của chúng. Ở đâu các quá trình cơ bản được quan tâm nhiều hơn thì tính tương quan khách thể có thể biến mất.

Vấn đề là ở chỗ trong khi chúng ta chỉ có thể đồng nhất hoá nhiều quá trình cụ thể khác nhau về phương diện sở hữu cách – chẳng hạn như “sự ra đời này” = “sự ra đời của Julius Caesar” – bao gồm trong khuôn khổ của loại – quá trình cộng với quyền sở hữu tương quan-bản chất, chúng ta có thể không dễ dàng gì với nhị nguyên luận trong việc đồng nhất hoá chúng về phương diện vị trí trong khuôn khổ loại quá trình cộng với sự định vị: “sự sinh ra đó” = “sự sinh ra trong một không gian thời gian nào đó”. Và đương nhiên là những dấu hiệu qui chiếu định hướng chúng ta trong các nhu câu không-thời gian không mang tính bản chất, trung tâm thị trấn Greenwich, nhưng lại có thể mang tính quá trình, điểm cực = vị trí mà kim compass quay xung quanh. Vì vậy luận chứng của Strawson là không có mục đích. Đó không đơn giản là trường hợp mà các khách thể vật chất là cơ sở không thể thiếu được cho một khung các đặc thù có thể nhận thức. Các quá trình vật lý của một loại thích hợp có thể hoàn thiện nhiệm vụ thiết yếu này một cách ngang bằng.

7. Các quá trình và Tính bền vững

Như các nhà hữu thể luận quá trình đã nhìn nhận, các sự vật tồn tại trong thời gian không bao giờ có gì khác hơn các mô thức của tính bền vững trong một biển cả quá trình. Giống như một mô thức sóng trong nước, chúng đơn giản là những đồng hình chưa quyết định trong một vương quốc của đổi thay. Chính ý tưởng về một quá trình liên quan đến các tính bất biến xuyên thời gian. Nước luôn bốc hơi. Có nghĩa là sự bốc hơi của nước là một quá trình mang đặc điểm giống loài. Có rất nhiều trường hợp xảy ra giống như sau một cơn giông tố ở Lima thế kỷ 16 và ở Atlanta thế kỷ 20. Bất cứ quá trình đặc thù nào và mỗi quá trình đặc thù đều là một sự minh hoạ bằng một ví dụ cụ thể về một mô thức tổng quát. Người ta không thể chỉ đơn giản đồng nhất hoá một quá trình không thể trở thành một loại quá trình và kết quả là nó – trong cấp độ trừu tượng hoá đó -  không thể tái diễn. Như vậy các chi tiết lịch sử được nhìn nhận trong một viễn cảnh tri thức luận, thực sự có thể cố gắng để siêu vượt các môi trường không-thời gian của chúng để cụ thể hoá các mô hình tổng quát. Mặc dù những biểu hiện của chúng rõ ràng là cụ thể và có tính thời gian thì bản thân các quá trình đó vẫn có thể là phi thời gian và mang đặc trưng chung.

Và tất nhiên những trường hợp cụ thể khác nhau của một quá trình cũng có thể tạo ra các sản phẩm thuộc cùng một loại. Các nhà máy khác nhau có thể và thường sản xuất cùng một loại ô tô, còn những người đầu bếp khác nhau thì lại có thể và cần phải nấu được một loại súp có chất lượng tốt ngang nhau. Và nói một cách chặt chẽ thì là như vậy, khi sản phẩm lại là thông tin: các máy in khác nhau có thể in một văn bản giống hệt nhau, những người được phỏng vấn khác nhau có thể đưa ra cùng một câu trả lời cho cùng một vấn đề, những cái miệng khác nhau có thể cùng nói ra một câu, những trí tuệ khác nhau có thể thưởng thức cùng một ý tưởng. Vấn đề là ở chỗ trong lãnh địa của các sản phẩm mang tính trừu tượng của thông tin có thể thoát khỏi những giới hạn của các nguồn gốc sản sinh của chúng, lúc nào cũng được tương đối hoá. Sự tương đối hoá lịch sử của quá trình sản xuất trong một khung cảnh văn hoá-lịch sử đặc thù – sự thật là tư duy hoặc sự khẳng định về một chân lý được tương đối hoá như vậy – về bản ngã không có gì hạn chế sản phẩm, chân lý ấy được suy nghĩ hoặc được khẳng định như vậy, trong một khung cảnh văn hoá-lịch sử. Một khi được sản sinh ra, nói chung là vốn có – và chừng nào vẫn là trừu tượng, sẽ có thể tiếp cận được theo cách liên thời gian theo cách minh hoạ bằng các ví dụ và những biểu lộ ở các không gian và thời gian khác nhau.

Một số loại sự vật tồn tại bên ngoài không gian mà không phải là thời gian – việc  một người sở hữu một mẩu kim cương chẳng hạn, hoặc một người có quyền lựa chọn để mua một khoảnh đất. Những loại sự vật khác không hề tồn tại trong không gian cũng như trong thời gian – những con số, những sự kiện, và những mối quan hệ khái quát hoá chẳng hạn. Tháp Eiffel được dựng lên ở Parris vào thế kỷ thứ 19, nhưng sự kiện Julius Caesar đã không thực được điều này chính là một cái gì đó không có chỗ trong không-thời gian. Còn thông tin thì cũng giống như vậy. Những sự vật có sự hiện diện của thông tin có thể có tính chất không-thời gian, khi sẽ là diễn ngôn hoặc một bài viết chuyển tải được thông tin từ người này đến người khác. Nhưng bản thân thông tin lại hoàn toàn phi không-thời gian. Nó chỉ đơn giản nằm trong bản chất của những loại sự vật nào đó, mà thông tin thì được bao gồm không được đặt trong không gian và thời gian – mà là “trừu tượng”.

Phải thừa nhận rằng, khi chúng ta xem xét một cái gì đó thì chỉ có những cái nhìn mà chúng ta có được mới là những cái nhìn từ đâu đó, và từ những quan điểm thuộc về chúng ta chứ không thuộc về Chúa. Nhưng khi hành động nhìn nhận được thực hiện bằng con mắt của trí tuệ, còn đối tượng của nó lại là lĩnh vực thông tin chứ không phải là lĩnh vực của thực thể vật lý, thì cái nhìn chính là cái nhìn về một cái gì đó phi lịch sử. Vì thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là tồn tại bên ngoài lịch sử cho dù chúng ta dùng thông tin làm một giao dịch mang tính lịch sử. Chúng ta phải tránh nhầm lẫn phạm trù của quá trình lộn xộn với sản phẩm ở đây: nhầm lẫn về việc đúc kết thông tin mà chúng ta tiếp cận với những hành động lịch sử và các sự kiện mà chúng ta tiếp cận. Tất nhiên chúng ta không có cách gì để xâm nhập vào cái trừu tượng, niềm tin, trừ cái lịch sử - hành động tin tưởng. Nhưng cái mà chúng ta đạt được - sản phẩm, là một cái gì đó thuộc về một bản chất khác và vị thế khác với phương thức hiện thực hoá của nó - quá trình. Khi chúng ta tự cam kết trong các quá trình tri thức đưa chúng ta vào lĩnh vực thông tin mà chúng ta thúc ép mình từ lịch sử đi vào địa hạt phi lịch sử. Cùng một ý tưởng, cùng quá trình-tư duy, cùng niềm tin, đều có thể tiếp cận với những con người trong những thời gian và không gian khác nhau. Nếu không phải như vậy thì sự giao tiếp sẽ hoàn toàn là không thể.

Tình huống tổng thể trong các vấn đề trừu tượng là bộ ba, để sử dụng thuật ngữ mà C.S. Peirce rất thích. Có i) những đồ vật linh tinh màu xanh cụ thể; ii) thuộc tính trừu tượng đang được tranh luận, tức là thuộc tính hoặc đặc trưng là xanh; và iii) khái niệm hoá hoặc ý tưởng dàn xếp về tính chất xanh là công cụ tính-tư tưởng thông qua nó thuộc tính trừu tượng bắt đầu được qui vào những hạng mục cụ thể thể hiện nó một cách giả định. Cuộc tranh luận siêu hình học thời trung cổ giữa phái duy danh, phái duy niệm và phái theo học thuyết Plato cần phải được giải quyết một cách liên tục: tất cả ba luận thuyết đó đều cần: một học thuyết duy danh được yêu cầu cho những đặc thù cụ thể, một học thuyết duy niệm cần cho các khái niệm ứng dụng đặc thù, và một học thuyết Platonism cần cho những sự trừu tượng hoá, chẳng hạn như trong toán học sơ cấp. Tình huống đó không phải là tình huống cũng/hoặc; chúng ta phải xác nhận toàn bộ các lập trường mang tính học thuyết đó – mà mỗi lập trường đều có vị trí riêng của nó.

Nhưng có thể xử lý như thế nào tư tưởng được thời gian hoá trong thông tin không có thời gian? Nhưng tư tưởng phân đoạn đặc thù hoá đó có thể thực hiện những khái quát hoá trừu tượng –phân đoạn như thế nào? Độ dài ngắn của nó lại chính là tư tưởng hoạt động như thế nào. Việc cố gắng giải đáp vấn đề này cũng giống như việc giải đáp về bất cứ sự kiện bạo tàn nào của thế giới. Và khi những thực thể này được đưa vào sự tiến bộ thì vấn đề đó đã được vượt qua rồi. Người ta cũng có thể hỏi “Có thể dùng món tiền đó như thế nào để mua được các đồ vật? Hoặc những từ đó có thể được sử dụng để nói không?”. Không hề có vấn đề là chúng ta có thể tự hỏi bao nhiêu về các hiện tượng mà chúng ta phải chấp nhận chúng như một bộ phận của các thực thể thế giới.

Thực tế thì cũng có những vấn đề cơ bản nằm trong nền tảng ở đây: sự trao đổi được tiêu chuẩn hoá có thể thực hiện như thế nào hoặc giao tiếp bằng lời có thể thực hiện như thế nào. Nhưng một khi những vấn đề nền tảng cơ bản như vậy được giải quyết thì vấn đề gốc gác lại bị hoà tan theo nghĩa thông thường: một cái gì đó không phải là trung gian của sự trao đổi thì sẽ không được gọi là tiền, và một cái gì đó có lẽ không đóng một vai trò khái quát hoá trong giao tiếp bằng chữ viết hoặc bằng lời để được gọi là một từ. Cho dù như vậy thì một cái gì đó sẽ không được gọi là tư tưởng nếu nó không thể hoạt động một cách trừu tượng để chuyển tải thông tin khái quát siêu vượt những sự cố phân đoạn đang được bàn đến.

8. Các vấn đề lượng tử

Như sự phản ứng của Whitehead cho thấy, sự xuất hiện của lý thuyết lượng tử đã đặt tiền vào tài khoản ngân hàng của nhà triết học quá trình. Quá trình khái niệm hoá cổ điển một nguyên tử đã được dự báo dựa trên nguyên tắc là “căn cứ vào định nghĩa, các nguyên tử không thể bị cắt nhỏ hoặc bị đập vỡ thành những phần tử nhỏ hơn”, vì vậy “việc chia tách nguyên tử” nhìn từ quan điểm truyền thống là mâu thuẫn về mặt khái niệm. Trong bối cảnh đó cái chết của nguyên tử luận cổ điển đã xảy ra bởi quá trình giải vật chất hoá vấn đề vật lý trong sự thức giấc của thuyết lượng tử đã không giúp được gì nhiều và không tạo thuận lợi cho một siêu hình học định hướng quá trình. Vì học thuyết lượng tử dạy rằng ở cấp độ vi mô, cái thường được cho là một sự vật vật lý, một đối tượng tồn tại trong thời gian thì không có gì hơn là một mô thức thống kê - một làn sóng có tính bền vững trong một biển cả trào dâng của quá trình. Những cái gọi là “sự vật” sống lâu đó đã xuất hiện thông qua sự xuất hiện của những tính chất bền vững trong các giao động thất thường của môn thống kê. Quan điểm lượng tử về thế giới vốn có tính chất xác suất – thực tế thì nó cũng chứa đựng những rắc rối đối với các thuật ngữ có tính xác định rõ rang, với “sự sụp đổ của vấn đề gói sóng”. Và điều đó cũng thích hợp với các nhà quá trình khi nhìn nhận rằng triết học quá trình phản đối một quyết định luận phổ biến về luật-cưỡng bức. Các nhà quá trình coi các qui luật của tự nhiên là được ấn bừa vào từ bên dưới chứ không phải là từ bên trên – như là những kẻ hầu hạ chứ không phải là ông chủ của các tồn tại của thế giới.

Vì vậy vật lý học thế kỷ 20 đã giành lại ưu thế so với nguyên tử luận cổ điển. Thay cho những vật rất nhỏ, các nguyên tử, kết hợp lại để tạo ra các quá trình chuẩn, các cơn bão hoặc những thứ như vậy, vật lý học hiện đại đã hình dung ra các quá trình rất nhỏ, các hiện tượng lượng tử, kết hợp trong các cách thức hành động của chúng để tạo ra các vật chuẩn, những đối tượng vĩ mô thông thường. Quan điểm lượng tử về tính hiện thực vì vậy đã dẫn tới việc làm sáng tỏ nguyên tử luận mà ngay từ xuất phát điểm đã là mô hình cho môn siêu hình học bản chất. Siêu hình học quá trình hình dung một giới hạn đối với quyết định luận vốn vẫn giành chỗ cho tính tự phát sáng tạo và tính mới trong thế giới, có hiện tượng đó là vì có những đột biến ngẫu nhiên với các nhà quá trình theo chủ nghĩa tự nhiên hoặc sự đổi mới có tính mục đích với những ai thiên về một lập trường mục đích luận thần học.

Tuy nhiên các nhà triết học quá trình có lý do để thích vật lý lượng tử hơn vật lý tương đối. Vì tương đối tính coi thời gian không gian là một khối bao chứa toàn bộ các sự kiện hiện thực một cách đồng thời khi bỏ qua sự khác biệt thời gian sớm-muộn do các nguồn chủ quan của người quan sát cung cấp liên quan tới phương thức sắp đặt của họ trong cái đại sơ đồ của sự vật. Thuyết tương đối hẹp với thiên kiến về các mối quan hệ lượng thời gian bất biến thực sự đã triệt tiêu thời gian với tư cách là một yếu tố trong thực tiễn vật lý và chuyển giao nó cho trạng thái tranh tối tranh sáng của một hiện tượng chủ quan. Điều đó được sử dụng để lý giải tại sao Whitehead tìm cách để tạo ra một cơ sở lý thuyết mới cho lý thuyết tương đối và tái cấu trúc không-thời gian, cũng như là việc khái niệm hoá các đối tượng vật lý khác như là một cấu trúc được tạo ra từ “những mảnh kinh nghiệm cá nhân”. Các quá trình không phải là những mưu toan của những sự vật bền vững; các sự vật là những mô thức bền vững của các quá trình luôn thay đổi. Toàn bộ những viễn cảnh như vậy của vật lý học hiện đại ở cấp độ cơ sở đã hoàn toàn ăn khớp với cách tiếp cận quá trình.

9. Thần học quá trình

Chúa của thần học Thiên chúa giáo kinh viện, giống như Thượng đế của Aristotle mà chính quan niệm này đã phần nào có cơ sở từ mô hình của Aristotle, là một cá nhân phi vật chất, được đặt bên ngoài thời gian – hoàn toàn ngoại tại đối với lĩnh vực của biến đổi và quá trình. Ngược lại các nhà thần học quá trình tuy nhiên vẫn không đồng ý về các vật chất khác, đã thực hiện một bước đi quyết định, nhưng chắc chắn không hề là dị giáo, chấp nhận Chúa cũng đóng một vai trò năng động trong khung không-thời gian của thế giới trần tục. Họ đã hình dung ra một chỗ đứng cho Chúa trong toàn bộ trật tự quá trình của thực tại mà thực tại đó lại được giả định là sự sáng tạo của Chúa. Sau rốt, sự tham gia tích cực vào nhu cầu giao tiếp quá trình của thế giới đã không nhất thiết làm cho Chúa phải trở thành một khách thể vật chất hoặc vật lý. Trong khi thế giới thực sự chứa đựng nhiều quá trình vật lý như sự tiến hoá của dải ngân hà, nó cũng chứa đựng những quá trình phi vật chất chẳng hạn như sự truyền bá tri thức hoặc sự xuất hiện của trật tự.

Vậy thì đối với thần học quá trình Chúa đã không tạo dựng việc kiến tạo các quá trình vật lý của thế giới, tuy nhiên bằng cách nào đó hoặc kẻ khác đã tham dự vào đó. Rõ ràng là không có sẵn một mô hình tương tự cho phương thức tham gia này, khán giả, nhân chứng, trọng tài, vv, có thể bắt đầu thực hiện sự công bằng đầy đủ cho tình huống đó. Nhưng dưới góc độ của thần học quá trình thì trước hết và sau rốt những vấn đề nào là sự kiện mà Chúa và thế giới của ông ta được liên kết về phương diện quá trình – vấn đề về thái độ như thế nào là một cái gì đó thứ sinh có thể được để ngỏ cho sự phản ánh tiếp theo. Hiểu như vậy, Chúa không chính xác là của thế giới hiện thực vật lý, nhưng lại thực sự can dự vào đó về phương diện quá trình – bất cứ chỗ nào việc chạm vào, ảnh hưởng, và thông tin về các hoạt động của nó. Vì vậy trong khi không được đặt vào thế giới, Chúa của các nhà quá trình luận vẫn gắn bó với nó trong một quá trình kinh nghiệm của sự can thiệp với nó. Nói chung các nhà thần học quá trình không hề tin tưởng rằng Chúa thực sự kiểm soát thế giới. Vị Chúa quá trình gây ảnh hưởng một cách thuyết phục bằng các tác động nh]g không bao giờ đơn phương ép buộc quá trình của thế giới.

Vì vậy thần học quá trình mời chúng ta tư duy về mối quan hệ của Chúa với thế giới trong khuôn khổ của một quá trình gây ảnh hưởng giống như “sự bành trướng của việc học tiếng Hy Lạp trong thế giới Hồi giáo Trung cổ”. Việc học tiếng Hy Lạp đã không thực sự là nội tại đối với thế giới Hồi giáo, nhưng lại gây một ảnh hưởng cơ bản và mạnh mẽ lên và trong thế giới đó. Tương tự như vậy, Chúa không là của thế giới này nhưng lại tác động và mở rộng ảnh hưởng phổ biến lên và trong thế giới này. Sau hết, các quá trình không phải tự thân chúng cần phải có tính không gian để có một ảnh hưởng lên sự vật trong không gian, chẳng hạn trường hợp lạm phát giá cả đối với nền kinh tế một quốc gia. Ý niệm quá trình đưa lại một phạm trù cho việc nhận thức mối liên hệ của Chúa với thế giới đã chặn đứng được nhiều khó khăn và rắc rối của mô hình bản chất truyền thống.

Ngay cả khi đứng tách ra khỏi triết học quá trình thì những nhà thần học có ảnh hưởng khác nhau trong những năm gần đây cũng đã thúc đẩy nhu cầu và khát vọng nhìn Chúa không thông qua lăng kính của sự tĩnh tại bất biến, mà với tính động, biến đổi, phát triển và quá trình. Nhưng các nhà lý thuyết quá trình trong số các nhà thần học quá trình lại muốn đi quá điều đó. Đối với họ, Chúa không chỉ liên quan đến các quá trình của thế giới trong một phương cách sản sinh, mà bản thân ông ta, trong khuôn khổ quá trình, cũng như tính chất quá trình phổ quát, cần phải được coi là khía cạnh nổi bật nhất của tự nhiên thần thánh.

Chắc chắn rằng các nhà thần học quá trình trở nên khác nhau khi nhấn mạnh vào  những vấn đề khác nhau. Whitehead nhìn Chúa trong khuôn khổ vũ trụ luận như là một “duyên cớ thực sự” vận hành trong tự nhiên, phản ánh sự thôi thúc vĩnh hằng của khát vọng đó hành động mãnh liệt và tĩnh lặng bằng tình yêu thương” để dẫn dắt dòng sự vật trong thế giới này vào “sự tiến bộ sáng tạo tiến tới cái mới”. Đối với Hartshone, ngược lại, Chúa vẻ như không phải là một lực năng động trong mối liên hệ quá trình của thế giới mà là một tồn tại trí tuệ hoặc là chính là trí tuệ tương tác với nó. Chúa của ông vẻ như không phải là một loại lực nào đó, mà là một tồn tại nhân vị tương tác với các tác nhân trí tuệ khác thông qua sự tiếp xúc nhân vị và tình yêu. Hartshone cũng không muốn tách Chúa ra khỏi cái thế giới này một cách quá rành rẽ và cũng không muốn ông ta tồn tại ở mọi nơi trong tự nhiên theo thuyết phiếm thần luận. Ông coi Chúa là một tồn tại trí tuệ tách biệt khỏi thế giới, nhưng lại can dự  một cách kinh nghiệm luận vào vạn vật xuất hiện trong tự nhiên và cộng hưởng với nó theo cách can dự kinh nghiệm luận.

Những cách tiếp cận khác nhau ấy tuy nhiên lại chỉ có tầm quan trọng thứ sinh. Sự kiện quyết định chính là mưu mẹo của việc nhận thức Chúa trong khuôn khổ của một quá trình đang vận động trong và vượt ra khỏi thế giới tạo ra khả năng vượt qua chủ thể toàn bộ của những khó khăn của bộ hộp số bản chất trong một cú tăng tốc. Vì giờ đây vấn đề đã trở nên quá dễ để tìm hiểu Chúa có thể hoạt động thế nào và Chúa hoạt động thế nào. Chắc chắn rằng quan điểm quá trình về Chúa liên quan đến một nguồn cung cấp cho các quá trình thuộc loại đặc biệt. Nhưng các quá trình bình thường, hoặc thậm chí siêu tự nhiên, đã gặp nhiều khó hăn hơn so với các bản chất bình thường, hãy để cho siêu tự nhiên được đứng một mình, bằng cách cho rằng quá trình là một nhận thức vốn linh hoạt hơn. Cuối cùng nhiều loại quá trình thống nhất theo cách riêng của chúng – hoặc ở bất cứ cấp độ nào cũng đều khác biệt hẳn với tất cả những loại khác. Rõ ràng là các quá trình giống như sự sáng tạo của một thế giới hoặc sự mở đầu của trật tự hợp pháp của nó bởi chính ranh giới tự nhiên là bất thường nhưng bất cứ loại quá trình đặc thù nào cũng được coi là rất giống như vậy. Hơn nữa thông qua nguồn cung cấp của nó cho ý tưởng về một vĩ trình bao gồm rất nhiều phụ quá trình, thì thần học quá trình có thể đưa ra được một cơ sở hợp lý cho việc tái hoà giải ý tưởng về một phương thức toàn phổ và thời gian vạn năng của thực tiễn mà với nó chính là phương thức về một bản sao của các cấu phần thời gian hoá một cách hạn chế.

Quan điểm quá trình về tự nhiên như là một tổng thể không-thời gian tạo nên một quá trình vũ trụ toàn phổ để lộ ra dưới sự che chở trực tiếp của một trí tuệ nhân từ theo nhiều cách, hài hoà với quan điểm Dòng tên về sự vật. Vì truyền thống này luôn luôn coi Chúa là năng động trong quá trình lịch sử, mà quá trình ấy không chỉ đại diện cho một trật tự nguyên nhân mà còn cho một trật tự kết quả nữa. Cuối cùng loại Chúa duy nhất có thể có nghĩa và có ý nghĩa đối với chúng ta chính là Chúa tồn tại trong mối quan hệ năng động với chính chúng ta và thế giới của chúng ta. Hãy suy ngẫm về cú ngữ Kinh tin kính Nicene: “Người làm ra vạn vật …Người cho chúng ta những người con và cho chúng ta sự cứu rỗi linh hồn…”. Nhưng đương nhiên một “mối quan hệ năng động” như vậy là một vấn đề của các quá trình tạo nên sự can dự và mở ra một cánh cửa linh thánh đi vào cái sơ đồ vạn vật của thế giới – và ngược lại.

Và đương nhiên là không chỉ vì nó khả thi và mang tính xây dựng cho mối quan hệ của Chúa với thế giới và các tạo vật của nó được tri nhận trong khuôn khổ của các quá trình, mà nó cũng được tri nhận như vậy bằng mối quan hệ của mọi người với Chúa. Ở đây thần học quá trình cũng nhìn nhận một mối quan hệ như một mối quan hệ quá trình vì nó căn cứ vào sự cảm thông tương tác được thiết lập trong trầm tưởng, thờ cúng và nguyện cầu …vv. Đặc biệt đối với các nhà quá trình có đôi chút khó khăn trong việc tri nhận Chúa là một nhân vị. Vì một khi chúng ta lý giải về nhân cách nói chung trong khuôn khổ quá trình như một phức hợp hệ thống các hành vi đặc trưng thì nó không còn là một cái gì đó xa lạ để cũng nhìn nhận Chúa trong khuôn khổ đó. Nếu chúng ta quá trình hoá cá nhân con người thì chúng ta có thể đã sẵn sàng tri nhận về cái nhân vật linh thánh như một nguồn tiêu điểm của một trí tuệ sáng tạo đã sinh ra và duy trì cái thế giới này và ban cho nó qui luật, cái đẹp, hài hoà và trật tự, giá trị và ý nghĩa. Cũng còn có vấn đề Chúa Ba ngôi với bí tích về sự ráp nối ba nhân vật vào một tồn tại hoặc bản chất, vẫn luôn luôn là một sự lầm lỡ đối với bản chất chủ nghĩa của các Cha cố Công giáo. Một cách tiếp cận quá trình tạo ra khả năng bỏ qua tính chất rắc rối đó. Vì các quá trình có thể tương tác và thâm nhập vào nhau. Bằng việc xếp đặt một nhành cây, một người tiều phu có thể đang xây một bức tường, dựng một căn nhà, và mở rộng một ngôi làng. Một hành động, nhiều quá trình; một phương thức hành động nhiều loại trung gian.

Vậy là đối với thần học quá trình thì Chúa hành động trong mối liên hệ với thế giới, và con người trần tục có thể và cần phải hành động trong mối liên hệ với Chúa. Mối liên hệ của con người với thần thánh là một con đường hai chiều, tạo ra sự chăn dắt của một Chúa lòng lành cho các tạo vật của thế gian và cho phép những tạo vật trí tuệ đó khả năng hiện thực hoá điều đó để tạo ra sự tiếp xúc với Chúa thông qua lễ bái, phụng thờ, và giao tiếp tinh thần. Vì vậy thần học quá trình đã trầm tưởng về một vương quốc rộng hơn của các quá trình bao chứa cả các vương quốc tự nhiên và tinh thần và tương liên Chúa với một cộng đồng rộng lớn những người sùng kính trong một vương quốc cộng đồng của vĩ trình bao dung hết thảy cái tổng toàn đó. Để đảm bảo, các nhà thần học quá trình thường coi thần thánh là một quyền năng trong số các quyền năng và nhìn nhận vai trò của Chúa trong mối liên hệ với thế giới hơn là phổ biến, gián tiếp và giới hạn. Nhưng như vậy có lẽ đã là nhiều vì một viễn cảnh mới đã để lộ ra đối với những gì thuộc về sự định hướng phi chính thống và tự do về phương diện thần học hơn là với những nhu cầu cố hữu của một các đánh giá quá trình. Về mặt lý thuyết, một thần học quá trình có thể có một hình thức bảo thủ hơn về phương diện thần học so với thực tế. 

10. Một câu hỏi về tính chính thống

Ngay từ thời hoài nghi chủ nghĩa cổ đại Pyrro người ta đã dạy đi dạy lại chúng ta về lịch sử triết học rằng việc hệ thống hoá tư biện là không thích hợp – rằng tri thức như con người chúng ta có thể thu lượm được luôn bị hạn chế vào vương quốc của đời thường và/hoặc điềm báo của nó thông qua khoa học. Được lặp lại trong mỗi kỷ nguyên, sự chỉ trích này cũng bị nhiều người phản đối trong mỗi thời. Động lực để tìm hiểu bức đại họa này, động lực cho một cái nhìn toàn cảnh mạch lạc về vạn vật gắn vô số mảnh miếng rời rạc lại với nhau, thể hiện một nhu cầu không thể kìm nén được về tri thức nhân loại như là một tài sản của “con vật lý trí”. Một siêu hình học quá trình đưa đến hàng loạt chọn lựa hứa hẹn nhất để thoả mãn nhu cầu này.

11. Thể chế hoá

Tư tưởng quá trình tạo ra một, dù chỉ một lĩnh vực nổi bật của nền cảnh triết học hành động Mỹ hiện nay. Ngoại trừ sự ra đời ồ ạt của những cuốn sách và bài báo về đề tài đó, nó đã đạt được thể chế hoá đáng kể trong những năm sau Thế chiến II. Những chỉ số của hiện tượng này bao gồm sự ra đời Hội Nghiên cứu Quá trình cũng như tiếng tăm của triết học hoá quá trình trong sự bảo hộ của Hội Triết học Mỹ và Hội Siêu hình học Mỹ. Một dấu hiệu rõ ràng khác là tạp chí Nghiên cứu Quá trình do Trung tâm Nghiên cứu Quá trình ở Claremont CA xuất bản và được Lewis S. Ford  và John B. Cobb, Jr. thành lập vào năm 1971. Trong những năm gần đây, xuất bản phẩm này đã trở thành một đầu tàu chính chuyển tải các cuộc thảo luận dài hơi về lĩnh vực quá trình. Các đại diện của triết học quá trình đã chiếm được những vị trí đầy ảnh hưởng trong các khoa triết và nghiên cứu tôn giáo trong nhiều trường đại học và cao đẳng Mỹ và hàng loạt luận văn tiến sỹ vẫn được bảo vệ hàng năm. Trong bước ngoặt lịch sử, triết học Mỹ là một sự tích tụ những kỹ nghệ thủ công, và triết học quá trình đã nổi bật lên trong số đó.
___________________________________________


Nguồn: Rescher, Nicholas, "Process Philosophy", The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2009 Edition), Edward N. Zalta (ed.), URL.

Tác giả:

Tiến sĩ Nicholas Rescher, Giáo sư Danh dự Đại học Pittsburgh, sinh ở Hagen, Cộng hòa Liên bang Đức năm 1928, cùng gia đình chuyển đến nước Mỹ sống từ năm 1938. Ông là một Tiến sĩ Triết học trẻ nhất trong lịch sử Đại học Princeton ở tuổi 22, sau đó trở thành chủ nhiệm khoa Triết học, và giám đốc Trung tâm Triết học Khoa học của Đại học Pittsburgh. Ông cũng đã từng nhiều năm là Chủ tịch Hội Triết học Mỹ; Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế về Lịch sử và Triết học Khoa học.


References

Browning, Douglas 1985. Philosophers of Process (New York: Random House).

Cobb, John B.1985. A Christian Natural Theology (Philadelphia: Westminster Press).

Cobb, John B. and David R. Griffin 1976. Process Theology: An Introductory Exposition (Philadelphia, Westminster Press).

Cobb, John B. and David R. Griffin 1982. Process Theology as Political Ecology (Philadelphia, Westminster Press).

Gray, James R.1982. Modern Process Thought (Lanham, MD.: University of America).

Hartshorne, Charles, "Contingency and the New Era in Metaphysic," Journal of Philosophy, vol. 29 91932), pp. 421-431 and 457-469.

Hartshorne, Charles 1970. Creative Synthesis and philosophic Method (La Salle, IL.: Open Court).

Hartshorne, Charles 1971. "The Development of Process Philosophy," in Process Theology, ed. Ewert H. Cousins (New York, Newman Press).

Hartshorne, Charles 1948. The Divine Relativity: A Social Conception of God (New Haven: Yale University Press).

Hartshorne, Charles 1967.  A Natural Theology for Our Time (La Salle, IL.: Open Court).

Hartshorne, Charles 1972. Whitehead's Philosophy: Selected Essays, 1935-1970 (Lincoln, NB.: University of Nebraska Press).

Lucas, George R. Jr.1979. Two View of Freedom in Process Thought: A Study of Hegel and Whitehead (Missoula, MN: Scholar's Press).

Lucas, George R. Jr. 1983. The Genesis of Modern Process Thought (Metuchen, NJ.: Scarecrow Press).

Lucas, George R. Jr. 1986. Hegel and Whitehead: Contemporary Perspectives on Systematic Philosophy (Albany: SUNY Press).

Lucas, George R. Jr. 1989. The Rehabilitation of Whitehead: An Analytical and Historical Arsenal of Process Philosophy (Albany, NY.: SUNY Press).

Palter, Robert M.,1979. Whitehead's Organic Philosophy of Science (Albany, NY.: SUNY Press).

Rescher, Nicholas 1996. Process Metaphysics: An Introduction to Process Philosophy (New York: SUNY Press, 1996).

Rescher, Nicholas 2000. Process Philosophy: A Survey of Basic issues (Pittsburgh, Pa.: University of Pittsburgh Press).

Seibt, Johanna 1990. Properties as Processes: A Synoptic Study of W. Sellars' Nominalism (Reseda, CA.: Ridgeview).

Strawson, P. F. 1959. Individuals (London: Methuen).

Whitehead, A. N., 1920. The Concept of Nature (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1922. The Principle or Relativity (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1925. Science and the Modern World (New York: Macmillan, 1925).

Whitehead, A. N., 1926. Religion in the Making (New York: Macmillan, 1926).

Whitehead, A. N.,1929. Process and Reality: An Essay in Cosmology (New York: Macmillan, 1929). Critical edition by D. R. Griffin and D. W. Sherbourne (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N.,1929. The Function of Reason (Boston: Beacon Press).

Whitehead, A. N., 1933. Adventures of Ideas (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N., 1934. Nature and Life (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1938. Modes of Thought (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N., 1948. Essays in Science and Philosophy (New York: Philosophical Library).

Whitehead, A. N., 1959. Symbolism: Its Meaning and Effect (New York: Macmillan; reprinted New York: G. P. Putnam's Sons.).

Whitehead, A. N., 1982. An Enquiry Concerning the Principles of Natural Knowledge (Cambridge: Cambridge University Press, 1919; reprinted New York: Kraus Reprints).

Whittemore, Robert C., (ed.) 1974. Studies in Process Philosophy (New Orleans: Tulane University Press).

Whittemore, Robert C., 1975. Studies in Process Philosophy, III (New Orleans: Tulane University Press).

Whittemore, Robert C., 1976. Studies in Process Philosophy, II (New Orleans: Tulane University Press).  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét