Powered By Blogger

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Phê phán Hiện tượng luận: Khảo sát “Căn nguyên và Cấu trúc” và Hiện tượng luận” (II)



Phê phán Hiện tượng luận: Khảo sát “Căn nguyên và Cấu trúc”
và Hiện tượng luận” (II)

Leonard Lawlor

Người dịch: Hà Hữu Nga

Thứ ba, Derrida quay về với những khác biệt trong việc trình bày hệ thống Ideas I - Ý niệm I nổi tiếng của Husserl về tính chủ đích (ED 242-244 / 162-164). Tính chủ đích là một cấu trúc phức tạp, như Derrida nói, gồm bốn cực và hai mối tương quan (νόησις noesis khái niệm, ý tưởng, tri thức, nhận thức; νόημα noema - tư duy, tư tưởng; morphe hình thức; ὕλη hyle - chất, vật chất, đồ vật). Việc tổ chức cả các mối tương quan, một loạt sự khác biệt đã phân biệt thành bốn cực. Noema, như  Derrida nói, "được phân biệt ở chỗ [nó] réellement - thực sự không  thuộc về ý thức. Bên trong (dans) ý thức nói chung, có một tác nhân (một sự kiện) thực sự không  thuộc về nó" (ED 242 / 162-163). [6] Ý thức, đối với Husserl, bao gồm noema trong bản thân nó bởi vì noema không phải là hiện thực. Noema không phải là một thực tế trần gian, mà là một tri giác lý tưởng được dự định bởi ý thức. Tuy nhiên, mặc dù ý thức bao gồm noema, nhưng lại không phải là một thuộc tính reell thực tại của ý thức. Như Derrida nói, "[noema] không phải là của thế giới cũng không thuộc về ý thức, nó là thế giới hoặc một cái gì đó của thế giới ý thức" (ED 242/163). Noema không thực sự - dù theo nghĩa của từ "hiện thực" - thuộc về thế giới hoặc thuộc về ý thức, mặc dù nó tham gia vào cả hai; do đó nó chính là "gốc rễ và khả tính của khách thể tính và Sinn - ý thức" (ED 243/163). Việc noema không có nguồn gốc trong bất kỳ lĩnh vực nào ngụ ý - như Derrida nói - "một tình trạng vô chính phủ của cái noema đó" (ED 243/163). [7] Hệt như noema là một khải mở bên trong cấu trúc của ý thức, vì vậy, theo Derrida, nó cũng chính là cực vật chất. Đối với Husserl, trong khi noema không phải là hiện thực, mà là chủ đích, nên hyle không phải là chủ đích mà là hiện thực. [8] Với tư cách thực tại reell, thì vật chất hyle là lý tưởng chứ không phải hiện thực; nó tham gia vào ý thức. Tuy nhiên, không phải là chủ đích, nên nó không giống như ý thức và không thuộc về ý thức. Nó có nguồn gốc từ bên ngoài, và đi trước việc thành tạo có ý thức; nó là một cái gì đó mà ý thức tiếp nhận một cách thụ động. Trong Ý niệm I, bản thân Husserl đã thừa nhận rằng ông không thể phát triển vấn đề này, nên việc thành tạo về mặt thời gian, có lẽ có thể giải quyết được tình trạng bí ẩn của vật chất hyle. Vì vậy, Derrida kết luận bằng cách nói rằng, "nếu [Husserl] từ bỏ việc xem xét các khả tính được gọi tên là các chất liệu vô hìnhcác hình thức phi vật chất, nếu ông vẫn bám lấy mối tương quan hyle-morphic vật chất-hữu hình đã thành, thì vấn đề là các phân tích của ông vẫn đang được phát triển (nhưng sẽ không phải luôn luôn như vậy, theo một cách nào đó) từ bên trong của một thời gian tính đã thành" (ED 243-244 / 163). [9]

Thứ tư, có sự khác biệt giữa tâm lý học hiện tượng luận và hiện tượng luận siêu vượt. Như Derrida lưu ý, Husserl quan niệm về một tâm lý học hiện tượng luận lẽ "song hành" một cách chính xác với hiện tượng luận siêu vượt. Các cấu trúc được mô tả một cấp độ vẫn chính là các cấu trúc ở một cấp độ khác. Tuy nhiên, phải có một sự khác biệt ở đây, trong đó, theo cách đặc trưng hóa của Husserl về mối quan hệ đó như là một mối quan hệ song hành, Derrida lại đặc trưng hóa nó như cái "không có gì" và chỉ là "khoảng cách"; hoàn toàn không có gì ngoài khoảng không gian giữa các đường song song (ED 245-246 / 164). Như Derrida ghi chú, chính cái "không có gì" ấy cho phép quy giản siêu vượt. Được làm thành khả thể bởi quy giản siêu vượt, sau đó hiện tượng luận siêu vượt có thể để mô tả các cấu trúc không còn thuộc về thế tục nữa. Thông qua quy giản siêu vượt, nhà hiện tượng luận tiến tới một cấp độ phi-trần thế, thông qua đó một mình  có thể giải thích cho "tổng thể tính của Sinn ý thức Sinn ý thức về tổng thể tính", như Derrida đã nói (ED 245/164). Người ta tiến tới - như Derrida trích dẫn một cách rõ ràng Fink - "nguồn gốc của thế giới" (ED 246/164). [10] Do đó, nỗ lực của bất kỳ loại tâm lý học nào nhằm giải thích thế giới thì đều dẫn đến tâm lý luận. Tâm lý học sẽ cố gắng giải thích thế giới bằng một cái gì đó - ngã tính tâm lý - đó tự thân một phần của thế giới. Nỗ lực của tâm lý học rốt cuộc là "franchissement bước vượt qua sự khác biệt vô hình ngăn cách các sự vật song hành" (ED 245/164).

Xoay quanh một loại khác biệt nhất định, tất cả bốn đoạn thảo luận trên đã khải lộ, như Derrida gọi chúng là "các đặc trưng nguồn cội của nỗ lực Husserl" (ED 232/157). Cả sự khác biệt giữa trí tuệ và tri ​​thức và sự khác biệt giữa các bản chất chính xác và không chính xác đều quy chiếu vào quan niệm lý tưởng hóa hoặc vô tận hóa; các khác biệt trong cấu trúc của tính chủ đích quy chiếu vào các quan niệm về tính khách quan (noema) và thời gian hóa (hyle); sự khác biệt giữa tâm lý học hiện tượng luận và hiện tượng luận siêu vượt quy chiếu vào quan niệm về sự song hành. Tất cả những khái niệm Husserlien cội nguồn này một lần nữa sẽ được Derrida áp dụng và phát triển trong Voix et Phenomenon - Tiếng nói và Hiện tượng. Tuy nhiên, chính cái cho phép chúng ta nhận thấy sự phát triển tư tưởng của Derrida từ Le Problème de la genèse - Vấn đề căn nguyên phần Giới thiệu về Voix et Phenomenon lại chính là việc xem xét lại những gì mà ông đã thực hiện trong phiên bản năm 1965 của "'Genesis et Stucture' et Phenomenologie" cho lần tái bản 1967 trong L'écriture et Difference - Viết và khác biệt. [11]

Trong cả hai phiên bản, giả thuyết của Derrida là hiện tượng luận của Husserl rơi vào siêu hình học giáo điều, vào "biện chứng", theo nghĩa, Husserl luôn tìm cách gán cho các từ. Cơ sở của khẳng định này, như chúng ta đã thấy, là ở chỗ triết học lịch sử của Husserl, bao gồm các văn bản như Ursprung der Geometrie Nguồn gốc của hình học, mô tả một lý tính mục đích luận nguyên thủy có ý định về một ý tưởng tương lai theo nghĩa Kantien, một sự tương quan mà các cực của nó không có tự chứng đầy đủ. Trong phiên bản 1965, ở phần kết luận của bài viết, Derrida nói rằng [Cái ý tưởng theo nghĩa Kantien] biểu nghĩa cho sự xuất hiện của cái siêu hình trong cái hiện tượng luận. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, để chỉ sự xuất hiện không ngừng này trong hiện tượng luận một cách nghiêm túc thì không được để bị tràn ngập bởi chủ nghĩa giáo điều siêu hình. [Muốn chỉ định nó một cách nghiêm túc] thì cần phải phản ứng từ ý thức, nơi cái siêu hình tự thông báo, và từ cái diễn ngôn mà dự đoán này được nói ra. Cần phải giữ vững quan điểm về các ranh giới của hiện tượng luận và siêu hình học.

Trong phiên bản năm 1954 của Le Problème de la genèse - Vấn đề căn nguyên và phiên bản năm 1962 của Giới thiệu Ursprung der Geometrie Nguồn gốc của hình học của Husserl, cái mà ở đây Derrida gọi là "sự xuất hiện của cái siêu hình trong cái hiện tượng luận" là sự xuất hiện của cái hữu thể luận theo nghĩa phi Husserlien (có nghĩa là, theo nghĩa Heideggerien) bên ngoài hiện tượng luận. Thật vậy, như chúng ta sẽ thấy, cả hai  cuốn sách này đều phản ứng với vấn đề hiện tượng luận cơ bản về genesis căn nguyên  với một loại biện chứng giữa hiện tượng luận Husserl hữu thể luận Heideggerien. Tuy nhiên, vào năm 1967, việc Derrida bắt đầu kết thúc việc sử dụng thuật ngữ "hữu thể luận" của Heidegger, chủ yếu là do ông đã khảo sát Levinas, như chúng ta thấy trong khảo sát của chúng tôi về Violence et Metaphysique - Bạo lực và siêu hình học. vậy, trong phiên bản 1967, chưa thay thế bất kỳ câu nào khác, Derrida hoàn toàn loại bỏ được câu “giữ vững quan điểm về các ranh giới của hiện tượng luận và siêu hình học. (Entretiens 259; cf. ED 250/167).

Tuy nhiên, đây không phải là chỗ duy nhất trong các bài luận Derrida nói về mối quan hệ của hiện tượng luận và siêu hình học. Trong cả hai phiên bản, trong đoạn ngay trước khi xóa mới được đề cập đến, Derrida viết (và chúng tôi đã trích dẫn đoạn này ở trên): "Mặc dù tất cả những quan niệm cổ điển này, hiện tượng luận không từ bỏ bản thân vì lợi ích của một suy đoán siêu hình học cổ điển, trái lại, theo Husserl, sẽ phải nhận ra trong hiện tượng luận các nguồn năng lượng đã được minh định về ý định của riêng mình" (ED 249/166; Entretiens 258). Nhưng sau đó vào năm 1967, Derrida giải thích khẳng định này bằng bổ sung sau đây: [Việc nói rằng suy đoán siêu hình cổ điển sẽ phải nhìn thấy trong hiện tượng luận các nguồn năng lượng đã được minh định về ý định của riêng mình] rốt cuộc là nói rằng trong việc phê phán siêu hình học cổ điển, hiện tượng luận đã thực hiện dự phóng sâu sắc nhất của siêu hình học. Husserl thừa nhận hay đúng hơn là tự khẳng định điều này, đặc biệt là trong công trình Cartesian Meditations - Suy tư Descartes. Các kết quả của hiện tượng luận là "siêu hình, nếu sự thật các nhận thức tối hậu về hữu thể nên được gọi là siêu hình học. Mặt khác, những gì chúng ta có ở đây lại là bất cứ cái gì ngoài siêu hình học, theo nghĩa thông thường; siêu hình học này, biến chất trong quá trình lịch sử, không hề phù hợp với cái tinh thần, đã được thể chế hóa như môn "triết học đầu tiên." "Hiện tượng luận chỉ loại bỏ siêu hình học ngây thơ... không loại trừ siêu hình học theo nghĩa thông thường." ( ED 249/166) [12]

Derrida sẽ một lần nữa quy chiếu vào các đoạn trong Cartesian Meditations trong phần giới thiệu Voix et Phenomenon. Trong khi đó, ở phiên bản 1965 Derrida thấy siêu hình học (hoặc hữu thể luận) nổi lên từ hiện tượng luận và do đó bằng phương pháp biện chứng với hiện tượng luận, trong phiên bản 1967, ông nhận thấy sự đồng nhất giữa hiện tượng luận và siêu hình học theo nghĩa thông thường của từ đó. [13] Như đã biết, siêu hình học theo nghĩa thông thường, đối với Derrida, là siêu hình học của hiện diện. [14] vậy, Derrida cũng chèn câu sau đây vào phiên bản năm 1967, sau khi thảo luận về vấn đề hyle vật chất trong công trình của Husserl:

"Việc thành tạo của sự vật khác của thời gian quy chiếu hiện tượng luận vào một lĩnh vực mà 'nguyên tắc của tất cả các nguyên tắc' của nó (như chúng ta thấy, nguyên tắc siêu hình của nó: sự tự-chứng cội nguồn và shiện diện của đích thân vật tự nó) được triệt để đặt thành vấn đề" (ED 244/164). [15] Loại tái xem xét này, chúng ta sẽ thấy lại một lần nữa trong "Bạo lực và siêu hình học," [16] chỉ ra sự căng thẳng bên trong sự đòi hỏi của Husserl đối với trực giác dựa trên bằng chứng hoặc sự hiện diện Derrida sẽ khai thác theo hai cách như tư tưởng do ông phát triển. Một mặt, Derrida sẽ chỉ trích Husserl (và Levinas) việc ấn định một kết cụccội nguồn của genesis căn nguyên mà ông thiếu bằng chứng trực giác; mặt khác, Derrida sẽ chỉ trích Husserl về việc giả định rằng kết cục của genesis căn nguyên sẽ hoàn toàn có thể nhận thức băng trực giác theo nghĩa thông thường trong tương lai. Hình thức đầu tiên của sự phê phán phụ thuộc vào trực giác luận của Husserl và "nguyên tắc của tất cả các nguyên tắc" của ông; nó là một phê phán hiện tượng luận quay ra chống lại sự lầm lẫn trong sự thận trọng hiện tượng luận của Husserl. Hình thức thứ hai chỉ trích chính cái trực giác luận đóchính "nguyên tắc của tất cả các nguyên tắc" đó. Chỉ trích thứ hai này là một giải cấu trúc siêu hình học của sự hiện diện. Bởi vì sự căng thẳng trong "nguyên tắc của tất cả các nguyên tắc" của Husserl, nên Derrida nói, "[cái ý niệm theo nghĩa Kantien] được xuất trình trong tự chứng hiện tượng luận như là bằng chứng của một sự tràn đầy thiết yếu của bằng chứng thực tế và đầy đủ. Người ta sẽ phải xem xét khá chặt chẽ sự can thiệp của cái Ý niệm theo nghĩa Kantien tại các điểm khác nhau dọc theo hành trình của Husserl". Sự căng thẳng này cũng chính nguyên do, năm 1967, Derrida bổ sung thêm một từ vào một câu thảo luận về Ý niệm đó; giờ đây ông có đủ điều kiện để nói rõ về sự hiện diện của Ý niệm với tính từ "lạ thường". Tính lạ thường của sự hiện diện này cuối cùng sẽ khiến cho Derrida quay lưng lại với khái niệm tri thức luận về chứng cứ với tư cách là sự hiện diện trước khái niệm kinh nghiệm mà các trang kết trong Voix et Phenomenon - Tiếng nói và Hiện tượng đưa ra, một khái niệm về kinh nghiệm có trong các công trình của Husserl mô tả về sự thành tạo của thời gian và sự vật khác. Khái niệm kinh nghiệm này chính là lý do để chúng ta gọi sự phê phán thứ hai một "phê phán siêu hiện tượng luận." Giải cấu trúc siêu hình học về sự hiện diện có sở trong kinh nghiệm ngôn ngữ. Đối với Derrida, tính lạ thường của sự hiện diện của một ý niệm theo nghĩa Kantien thực tế nằm ở chỗ một ý niệm có thể được cấu thành chỉ bằng một đoạn thông qua sự biểu nghĩa. Sự cần thiết nội tại của ngôn ngữ, của những gì chung nhất được gọi là một dấu hiệu, đối với mỗi kinh nghiệm hoặc tư duy chính lý do tại sao Derrida lại bổ sung, vào năm 1967, như sau: [17]

“Khi xuất hiện từ chính nó, việc nghe tự thân mình nói cấu thành nên chính nó với tư cách là lịch sử của lý tính thông qua con đường vòng của việc viết. Vì vậy, nó tự phân biệt với chính bản thân để tái thích nghi với chính nó. Nguồn gốc của Hình học mô tả sự cần thiết của việc giải trình này về lý tính bằng một dòng chữ trần thế. Việc giải trình không thể thiếu đối với sự cấu thành của chân lý và tính lý tưởng của các đối tượng, nhưng đó cũng là mối hiểm họa đối với ý nghĩa từ những gì bên ngoài dấu hiệu. Trong thời điểm viết, dấu hiệu có thể luôn luôn tự thân "trống rỗng", có thể làm mất ngay sự thức tỉnh, sự "phục hồi hoạt động", và có thể vẫn mãi mãi bị khép kín câm lặng. Còn đối với Cournot, việc viết ở đây chính là "kỷ nguyên phê phán." [18] Để trở thành vô hạn, để là chính mình, để được, một ý nghĩa [Sinn] phải đi qua một quá trình chuyển đổi của việc viết, khi bị ràng buộc vào tính thụ động, nó trở thành hiểm họa. [19] Như chúng ta sẽ thấy trong phần Giới thiệu, việc viết sản sinh ra một đoạn văn, đó, đồng thời, còn là gián đoạn và liên tục với những gì đã đi trước, lưỡng nghĩa đơn nghĩa. Bên trong đoạn văn này, lập tức có (à la Fois [cf ED 235/158.]) sự khác biệt và tính đồng nhất; và tính đồng nhất ấy đến mức có thể lặp lại vô tận, nó trì hoãn việc hoàn thành.

Tính chất không thể quyết định này giữa căn nguyên và cấu trúc, hữu hạn vô hạn, giữa đồng nhất và khác biệt, chính là lý do tại sao Derrida, trong phiên bản 1967 đã thay đổi từ différence thành differ[a]nce (ED 239/161; cf. Entretiens 251). [20] Việc sửa đổi này chỉ ra rằng trên cơ sở khảo sát của ông trong Nguồn gốc của Hình học, Derrida đã đi tới thay đổi vấn đề genesis căn nguyên thành vấn đề về dấu hiệu. Trong "'Genesis et Structure' et Phenomenologie - ‘Căn nguyên và Cấu trúc’ và Hiện tượng luận, Derrida cũng mô tả sự chuyển thành tính vô hạn như là "tính khai mở cấu trúc" (ED 230/155). [21]

Cụm từ này phải được hiểu trên cơ sở của sở hữu cách. Cái, nói chung, như Derrida viết ở phần cuối của ‘Căn nguyên và Cấu trúc’ và Hiện tượng luận, đi trước toàn bộ những phân biệt mà Husserl tách ra trong các phân tích của ông (ED 251/167) chính là: trí tuệ so với tri ​​thức, chính xác so với không chính xác, thực tiến so với phi thực tiễn, siêu vượt tính so với tâm lý tính, v.v [22] Đó là cái "không có gì" phân chia thành những cái song hành hoặc cái "khai mở lớn" (la béance [ED 161/257]). Vì vậy, cái genus giống [loại] dựa trên cơ sở của sự "quy giản siêu vượtkhả thể" (ED 251/167). Và do đó, những gì mà sở hữu cách trong "tính cấu trúc của sự khai mở" nhắm đến chính là "căn nguyên chung" của thế giới và nguồn gốc của nó (ED 235/158). [23] Nó tạo nên cái mà Derrida, trong Voix et Phenomenon gọi là khái niệm siêu-siêu vượt của cuộc sống."
_________________________________________

Nguồn: Leonard Lawlor 2002. The Critique of Phenomenology: An Investigation  of “Genesis and Structure’ and Phenomenology”. In Derrida and Husserl The Basic Problem of Phenomenology, Indiana University Press, 2002, pp.28 - 33.

Tác giả: Leonard Lawlor, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1954, là giáo sư Triết học tại Đại học bang Pennsylvania. Ông chuyên về triết học Lục địa Châu Âu thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX. Lawlor nhận bằng tiến sĩ từ Suny Stony Brook năm 1988 và giảng dạy tại Đại học Memphis 1989-2008, nơi ông Giáo sư Triết học 2004-2008 trước khi tham gia giảng dạy tại Pennsylvania State. Ông nổi tiếng với các tác phẩm về hiện tượng luận và về các nhà triết học Jacques Derrida, Gilles Deleuze, Michel Foucault, Henri Bergson, Maurice Merleau-Ponty, Edmund Husserl, và Jean Hippolyte .

Tài liệu dẫn

Nguồn: Leonard Lawlor 2002. The Critique of Phenomenology: An Investigation  of “Genesis and Structure’ and Phenomenology”. In Derrida and Husserl The Basic Problem of Phenomenology, Indiana University Press, 2002, pp.24 - 30.

Tác giả: Leonard Lawlor, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1954, là giáo sư Triết học tại Đại học bang Pennsylvania. Ông chuyên về triết học Lục địa Châu Âu thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX. Lawlor nhận bằng tiến sĩ từ Suny Stony Brook năm 1988 và giảng dạy tại Đại học Memphis 1989-2008, nơi ông Giáo sư Triết học 2004-2008 trước khi tham gia giảng dạy tại Pennsylvania State. Ông nổi tiếng với các tác phẩm về hiện tượng luận và về các nhà triết học Jacques Derrida, Gilles Deleuze, Michel Foucault, Henri Bergson, Maurice Merleau-Ponty, Edmund Husserl, và Jean Hippolyte .

Tài liệu dẫn

6. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 184/125.
7. As we shall see below, this insight into the anarchy of the noema serves as the condition for the possibility of ghosts in Derrida’s Specters of Marx (SM 215n2/135n6); see below, Chapter 8.
8. Cf. the exact same formulation in PGH 152.
9. Derrida’s parenthetical comment here—Husserl’s analyses are still and will always be, in a certain way, developed from a constituted temporality—is, in fact, his thesis in Le Problème de la genèse;here he also “returns” to the question of the hyle. Cf. Part II, Chapter 4, and Part III, Chapter 6.
10. Cf. ED 235/158, where Derrida alludes to Fink when he speaks of Husserl opening up “a new direction of philosophical attention”; also “Violence and Metaphysics,” where Derrida, without mentioning or citing Fink, speaks of the other as the origin of the world, ED 153/103.
11. Simon Critchley has documented these revisions well; see his “The Problem
of Closure in Derrida (Part One),” in Journal of the British Society for Phenomenology23, no. 1 (January 1992): 18n11. Robert Bernasconi’s “The Trace of Levinas in Derrida,” in Derrida and Différance,ed. David Wood and Robert Bernasconi (Evanston: Northwestern University Press, 1988), 13–30, is groundbreaking in regard to Derrida’s revisions of his earlier publications for Writing and Difference.See also Robert Bernasconi, “Levinas and Derrida: The Question of the Closure of Metaphysics,” in Face to Face with Levinas,ed. Richard A. Cohen (Albany: SUNY Press), 181–203; Robert Bernasconi, “Skepticism in the Face of Philosophy,” in Re-Reading Levinas, ed. Robert Bernasconi and Simon Critchley (Bloomington: Indiana University Press, 1991), 149–161.
12. The quotes from Cartesian Meditationscome from sections 60 and 64.
13. Cf. also Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 196/134, where Derrida, in Notes to pages 27–32  241 a long passage added in 1967, raises the possibility of phenomenology in general being associated with the metaphysics of presence. The parallel pages in the 1964 version are Revue de métaphysique et de morale,no. 4 (1964): 450.
14. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 178/121.
15. Cf. similiar additions made in the 1967 version of “Violence and Metaphysics,” where Derrida speaks of presence and the trace, ED 149/100 (cf.
Revue de métaphysique et de morale3, no. 345 [1964]); 160/108 (cf. Revue de métaphysique et de morale,no. 3 (1964): 353); 178/121 (cf. Revue de métaphysique et de morale,no. 4 [1964]: 437).
16. See below, Part III, Chapter 6.
17. On the contamination of the phenomenon by the sign, see also a sentence added to “Violence and Metaphysics” in 1967, ED 190/129; parallel page: Revue de métaphysique et de morale,no. 4 (1964): 446.
18. In this passage, Derrida replaces the verb, “récupérer,” from the 1965 version (Entretiens,246) with the verb, “se réapproprier,” on page ED 232/166. I have to thank Kevin Thompson for pointing this change out to me.
19. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 166/113, where in 1967 Derrida adds one word: writing. Cf. the parallel page in the 1964 version, Revue de métaphysique et de morale,no. 4 (1964): 429.
20. Cf. a similar change in “Violence and Metaphysics,” ED 189/129; cf. Revue de metaphysique et de morale,no. 4 (1964): 445.
21. Cf. Jacques Derrida, “Structure, Sign, and Play in the Discourse of the Human Sciences,” in Writing and Difference,ED, 409/278, where he speaks of the “structurality of the structure.” See also Emmanuel Levinas, “Intentionalité et sensation,” in En découvrant l’existence avec Husserl and Heidegger(Paris: Vrin, 1967), 159, where Levinas speaks of the problem of structure in Husserl.
22. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 155/105, 163/110, 173/117, 178/121. On the “in general,” cf. also Martin Heidegger, Kant and the Problem of Metaphysics,trans. Richard Taft (Bloomington: Indiana University Press, 1990), 15, 18–19, 42, 56, 61, 64, 76, 98, 101, 143, 152, 154.
23. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 194/132, 199/136.