Powered By Blogger

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Thơ Sherman Alexie


Tóc tốt

Sherman Alexie* 

Này, gã Anh Điêng, tại sao (tại sao!) anh cắt cụt bím tóc mình?
Anh có buồn nhớ tiếc tóc không? Anh có chợt thương thầm bím tóc?

Còn lọn tóc đen dài kia, anh nhìn rặt Anh Điêng.
Nếu thói phù hoa chính là đồi bại, vậy thì đồi bại là bím tóc anh chăng?

Hay anh là chiến binh vờ vịt? Anh biết cưỡi ngựa không? 
Hoặc đời anh trống vắng, khiến trống vắng giả trang bằng bím tóc anh?

Này, gã Anh Điêng, tại sao (tại sao!) anh cắt cụt bím tóc mình?
Hay anh có lũ con ở tuổi đến trường, nên ổ chấy lúc nhúc trong bím tóc?

Chiếc kéo có bốc đồng hay không tránh khỏi?
Anh đã về nhà và nhủ, “Ngạc nhiên chưa, tôi cắt bím tóc mình”?

Anh có lỡ dịp may vài gái lạ mê mẩn lần sờ bím tóc anh?
Anh có lỡ dịp may khêu gợi miên man nhờ bím tóc anh?

Này, gã Anh Điêng, tại sao (tại sao!) anh cắt cụt bím tóc mình?
Anh đã khóc hay cười khi thủ thỉ lời chia tay bím tóc?

Anh có tặng thay cho bộ tóc giả hóa trị của ai không?
Có đứa trẻ bị ung thư nào mau lành bệnh nhờ bím tóc anh?

Anh, vị tộc trưởng hiền hòa, hiến tóc cho một con chim sẻ mồ côi?
Hay một con đại bàng cốc đế đầu trọc lốc bay được nhờ bím tóc anh?

Này, gã Anh Điêng, tại sao (tại sao!) anh cắt cụt bím tóc mình?
Liệu có đáng không? Anh lợi lộc gì không? Ngã giá bao nhiêu?

Hay anh đã cắt bím tóc mình sau đám tang em gái?
Tự trừng phạt mình chăng? Hành hạ bím tóc mình chăng?

Bộ lạc anh gia tộc của anh có cắt tóc khóc than từ thời sáng thế?
Có cắt tóc khóc than, lễ câm, ứng biến với bím tóc mình chăng?

Này, gã Anh Điêng, tại sao (tại sao!) anh cắt cụt bím tóc mình?
Có tàn bạo không? Anh có khinh khi bím tóc mình không?

Hay cắt tóc sau bữa say bí tỷ lỡ tay giết hại cha anh?
Sau tang cha, anh làm lễ báp-têm bằng bím tóc mình chăng?

Hoặc đã bện tóc anh với tóc mẹ tóc anh tóc chị tóc em,
Nguyện cầu cha tỉnh thức trang nghiêm mãi theo cùng bím tóc của anh?

(Hà Lập Nhân phiên bừa)


Good Hair - Poem by Sherman Alexie.

Sherman Alexie

Hey, Indian boy, why (why!) did you slice off your braids?
Do you grieve their loss? Have you thought twice about your braids?

With that long, black hair, you looked overtly Indian.
If vanity equals vice, then does vice equal braids?

Are you warrior-pretend? Are you horseback-never?
Was your drum-less, drum-less life disguised by your braids?

Hey, Indian boy, why (why!) did you slice off your braids?
You have school-age kids, so did head lice invade your braids?

Were the scissors impulsive or inevitable?
Did you arrive home and say, "Surprise, I cut my braids"?

Do you miss the strange women who loved to touch your hair?
Do you miss being eroticized because of your braids?

Hey, Indian boy, why (why!) did you slice off your braids?
Did you weep or laugh when you said goodbye to your braids?

Did you donate your hair for somebody's chemo wig?
Is there a cancer kid who thrives because of your braids?

Did you, peace chief, give your hair to an orphaned sparrow?
Is there a bald eagle that flies because of your braids?

Hey, Indian boy, why (why!) did you slice off your braids?
Was it worth it? Did you profit? What's the price of braids?

Did you cut your hair after your sister's funeral?
Was it self-flagellation? Did you chastise your braids?

Has your tribe and clan cut-hair-mourned since their creation?
Did you, ceremony-dumb, improvise with your braids?

Hey, Indian boy, why (why!) did you slice off your braids?
Was it a violent act? Did you despise your braids?

Did you cut your hair after booze murdered your father?
When he was buried, did you baptize him with your braids?

Did you weave your hair with your siblings' and mother's hair,
And pray that your father grave-awakes and climbs your braids?



Ngón nghề mê vũ

Sherman Alexie*

Trọn một cuốc xe đêm, cố lết
tới buôn Arlee kịp màn chung cuộc
trận mê vũ, một thùng vỏ rỗng
chai bia lắc rung những nền móng lũ làng ta, bọn ta
nhào vô quán rượu, xỉa tiền
sái cổ tin mấy lời hươu vượn hứa

của bất cứ knào kẹp ngón 20 đô, lời hứa
mỏng
tang nhăn nhúm nơi tay, vươn-
vào cửa sổ xe
cả lũ làng ta. Tiền bạc
là một
gã Anh Điêng có thể chơi mê vũ
suốt lễ hội buôn này đến lễ hội buôn kia. Lũ làng ta
bứng gã trai Vernon MóngGuốc, để khỏa đầy trống rỗng bọn ta

những những dạ dày, để khỏa đầy những thùng lạnh rỗng
lũ làng ta. Vernon tợ như vài lời hươu vượn hứa
để thanh toán hóa đơn
điện tử, thẻ tín dụng, lũ làng ta
Tụi Anh Điêng ta phải để sài. Khi -
ơn bàn tay đen đúa lên, những túm lông chim dựng đứng cùng mê vũ
khiến
bọn gái già đua nhau sổ tiếng Anh, món tiền

chỗ đứng hàng đầu dành cho lũ làng ta, tất cả bằng tiền mặt, tiền bạc
lũ làng ta lận kín trong giày, để lại ví rỗng không
trong
những thùng bia rượu lũ ta qua. Trong mê vũ kim tiền,
tụi Anh Điêng nhảy đến nhợt người, mỗi hai mươi đô một hươu vượn hứa
có thể kéo
thâu đêm, một lời hứa lầ-
n vào túi sau
mỗi chiếc quần bò Levis không quen. Lũ làng ta

bứng Vernon đến đó cận giờ chung kết và lũ làng ta
xem
gã tợ như đang nhảy trên tiền,
tợ như tiền chính gã, xem mấy gái tơ-
ơn chạm gã bằng bím tóc tợ như là Elvis và căn lều
trống, tợ như Vernon có thể hươu vượn hứa
bằng mỗi bước chân, tợ một cơn mê vũ

khiến đổi thay mạng sống lũ làng ta. Lũ làng ngắm gã hoài
còn gã lặng thinh. Kìa là tất cả ngón nghề đời lũ làng
biết vậy. Mỗi nhịp trống là một lời hứa cuội
ghi món nợ bằng văn tự bụi, đếm không sai. Bạc tiền
là công cụ,
là thùng vữa khỏa đầy mọi mạch trống
không gian, một cái thang để
lũ làng ta có thể với

xa hơn. Lời hứa hệt kim tiền.
Cái thứ lũ làng ghì trong những hai mươi đô, cơn lũ làng chạm được.
Đó
đích thị ngón nghề, cơn mê vũ khỏa đầy mọi ngõ ngách trống không.

(Hà Lập Nhân phiên bừa)


The Business of Fancydangcing

Sherman Alexie

After driving all night, trying to reach
Arlee in time for the fancydance
finals, a case of empty
beer bottles shaking our foundations, we
stop at a liquor store, count out money,
and would believe in the promise

of any man with a twenty, a promise
thin and wrinkled in his hand, reach-
ing into the window of our car. Money
is an Indian Boy who can fancydance
from powwow to powwow. We
got our boy, Vernon WildShoe, to fill our empty

wallets and stomachs, to fill our empty
cooler. Vernon is like some promise
to pay the light bill, a credit card we
Indians get to use. When he reach-
es his hands up, feathers held high, in a dance
that makes old women speak English, the money

for first place belongs to us, all in cash, money
we tuck in our shoes, leaving our wallets empty
in case we pass out. At the modern dance,
where Indians dance white, a twenty is a promise
that can last all night long, a promise reach-
ing into the back pocket of unfamiliar Levis. We

get Vernon there in time for the finals and we
watch him like he was dancing on money,
which he is, watch the young girls reach-
ing for him like he was Elvis in braids and an empty
tipi, like Vernon could make a promise
with every step he took, like a fancydance

could change their lives. We watch him dance
and he never talks. It’s all a business we
understand. Every drum beat is a promise
note written in the dust, measured exactly. Money
is a tool, putty to fill all the empty
spaces, a ladder so we can reach

for more. A promise is just like money.
Something we can hold, in twenties, a dream we reach.
It’s business, a fancydance to fill where it’s empty.


In The Business of Fancydancing: Stories and Poems (Brooklyn, N.Y.: Hanging Loose Press, 1992), 69.




* Sherman Joseph Alexie, Jr. là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà làm phim người Da đỏ Spokane-Coeur d'Alene-American. Các tác phẩm của ông dựa trên kinh nghiệm của một người Mỹ tổ tiên là người của các bộ tộc bản địa. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là The Lone Ranger and Tonto Fistfight in Heaven (1993), một tuyển tập truyện ngắn. Nó được chuyển thể thành bộ phim Smoke Signals (1998), và ông cũng viết kịch bản. Alexie sinh ngày 7 tháng 10 năm 1966, tại Bệnh viện Sacred Heart ở Spokane, bang Washington. Khi còn là một đứa trẻ, ông sống trong Khu bảo tồn Da đỏ Spokane, nằm ở phía tây của Spokane. Cha ông, Sherman Joseph Alexie, là người thuộc bộ lạc Coeur d'Alene, còn mẹ ông, Lillian Agnes Cox, thuộc bộ lạc Colville, Choctaw, Spokane và tổ tiên người Mỹ gốc Âu. Cha mẹ ông nghiện rượu, dù sau đó mẹ ông đã cai được. Cha ông thường rời nhà say khướt nhiều ngày liền. Để nuôi được sáu người con, mẹ của Alexie phải làm nghề may, làm thư ký tại Wellpinit Trading Post và một số công việc khác. Alexie đã mô tả cuộc sống của mình tại trường dự bị là một thử thách bởi vì ông luôn bị những đứa trẻ khác trêu chọc và bị đối xử tồi tệông mô tả là "tra tấn" bởi các nữ tu da trắng dạy ở trường. Họ gọi ông là "Quả cầu" bởi vì đầu ông to hơn bình thường, vì bị tràn dịch não khi mới sinh. Cho đến bảy tuổi, Alexie bị các cơn động kinh và chứng đái dầm; ông phải uống thuốc liều mạnh để kiểm soát bệnh tật. Vì những vấn đề sức khỏe, ông đã bị loại khỏi nhiều thực hành nghi lễ vượt qua dành cho trẻ em nam người Anh Điêng. Alexie học rất xuất sắc, ông đọc tất cả mọi sách báo kiếm được.