Powered By Blogger

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Triết học Quá trình (I)


Triết học Quá trình (I)

Nicholas Rescher

Người dịch: Hà Hữu Nga

Triết học quá trình là một cuộc phiêu lưu vào siêu hình học, một lý thuyết tổng quát về hiện thực. Triết học quá trình quan tâm đến những gì tồn tại trên thế giới và các điều khoản tham chiếu trong đó hiện thực này được hiểu và được lý giải. Sau rốt, nhiệm vụ của siêu hình học là đưa ra một lối lý giải hợp lý và có sức thuyết phục về bản chất của hiện thực ở cấp độ toàn diện, rộng nhất và khái quát nhất. Và nhiệm vụ của nó là tạo điều kiện cho chúng ta đặc trưng hoá, miêu tả, phân loại và lý giải những đặc điểm chung nhất của hiện thực mà triết học quá trình tự xác định theo cách riêng của nó. Ý tưởng hướng dẫn cho cách tiếp cận này là ở chỗ tồn tại tự nhiên bao gồm và được hiểu biết rõ ràng nhất trong khuôn khổ các quá trình chứ không phải là các sự vật – trong khuôn khổ của những phương thức thay đổi chứ không phải là những ổn định đông cứng. Đối với các nhà quá trình, bất cứ loại thay đổi nào – vật lý, hữu cơ, tâm lý - đều là đặc điểm thống trị và phổ biến của hiện thực.

Triết học quá trình đối lập tuyệt đối với quan điểm – cũng cổ xưa như Parmenides và Zeno và những nhà nguyên tử luận Hy Lạp tiền Socrate – các quan điểm ấy từ chối các quá trình hoặc hạ cấp các quá trình nhằm làm cho chúng trở thành hoặc tìm hiểu chúng bằng cách làm cho chúng lệ thuộc vào các sự vật bản chất. Ngược lại triết học quá trình xoay quanh chủ đề là bản chất quá trình của tồn tại là một sự kiện cơ bản mà với nó bất cứ một triết học siêu hình tương xứng nào cũng phải biến thành các thuật ngữ.

Triết học quá trình đặt các quá trình vào hàng đầu các mối quan tâm triết học và đặc biệt là mối quan tâm về bản thể luận. Trong bối cảnh này, quá trình cần phải được phân tích theo khá nhiều cách thông thường – như là một sự liên tục được cấu trúc của các giai đoạn hoặc các pha liên tục. Có thể đưa ra ba nhân tố sau:

1.      Một quá trình là một phức hợp – một sự thống nhất của các giai đoạn hoặc các pha riêng biệt. Một quá trình luôn luôn là một vấn đề này, vấn đề kia.

2.      Phức hợp này có một sự cố kết và thống nhất tạm thời, và quá trình đó cũng có một chiều kích tạm thời.

3.      Mỗi quá trình đều có một cấu trúc, một khuôn khổ chung, mà thực chất của nó thì mỗi quá trình cụ thể được trang bị bằng một khuôn khổ hoặc một hình thái.

Từ thời Aristotle, siêu hình học phương Tây có khuynh hướng rõ ràng thiên về các sự vật hoặc các bản chất. Tuy nhiên một tuyến tư tưởng khác cũng đã rất phổ biến từ những thời kỳ sớm hơn. Hơn nữa, việc tập trung vào sự kéo dài trong thời gian của các sự kiện vật lý như là những tồn tại thực chất là xem nhẹ những đòi hỏi tương đối hợp lý về các loại hữu thể luận khác, được gọi là các quá trình, các sự kiện, các sự cố – các hạng mục được xác định bằng các động từ chứ không phải các danh từ. Và rõ ràng là các cơn giông tố và sóng nhiệt đều ít nhiều hiện thực như những con chó, quả cam vậy.

Cái tối hậu đặc trưng của triết học hoá quá trình là một lĩnh vực riêng của truyền thống triết học không chỉ đơn giản là sự thừa nhận rất cũ rích về quá trình tự nhiên như là kẻ khởi xướng cho cái tồn tại trong tự nhiên, nhưng vẫn cứ nhất thiết coi quá trình là tạo thành một thuộc tính bản chất của bất cứ sự vật nào tồn tại – một sự cam kết với thực chất quá trình cơ bản của hiện thực. Đối với nhà triết học quá trình thì cái tồn tại trong tự nhiên không chỉ được phát sinh và duy trì bởi các quá trình, nhưng thực tế vẫn luôn luôn không đổi, được đặc trưng bởi các quá trình. Về quan điểm ấy, quá trình vừa phổ biến trong tự nhiên lại vừa là nền tảng để tìm hiểu nó.

1. Các thuộc tính lịch sử

Giống như rất nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực này, triết học quá trình bắt đầu với những người Hy Lạp cổ đại. Nhà lý thuyết Hy Lạp cổ đại Heraclitus xứ Ephesus (b.ca. 540 BC.) – ngay từ thời cổ đại đã nổi tiếng là “người khó hiểu” – được thừa nhận rộng khắp là người sáng lập các tiếp cận quá trình. Cuốn sách “Về Tự nhiên” của ông miêu tả thế giới là một bản sao của các lực lượng đối lập kết hợp với nhau trong sự cạnh tranh lẫn nhau, xen cài vào nhau trong sự xung đột và tranh đấu thường hằng. Lửa, lực lượng dễ thay đổi và hư phù nhất trong các lực nguyên tố này, là cơ sở của toàn thể: “Trật tự thế giới này … là … một ngọn lửa sống vĩnh cửu, cháy lên bằng nhiều cách và tắt lịm bằng nhiều cách khác nhau” (Fr 217, Kirk-Raven-Schofield). “Chất” cơ sở của thế giới không phải là một loại bản chất vật chất nào đó, mà là một quá trình tự nhiên, có tên là “lửa”, và tất cả mọi thứ đều là sản phẩm của các hoạt động của nó (puros tropai). Sự phong phú của các trạng thái và điều kiện khác nhau của lửa – cái thể hiện quá trình rõ ràng nhất của bốn nguyên tố Hy Lạp truyền thống – tạo ra toàn bộ sự thay đổi tự nhiên. Vì vậy lửa là kẻ phá huỷ và làm thay đổi vạn vật và “Vạn vật xuất hiện bởi sự xung đột và tất yếu” (Fr.221, ibid). Và tính chất có thể thay đổi ấy xâm nhập vào toàn bộ thế giới, cái thế giới mà “người ta không ai có thể hai lần tắm trong một dòng sông” (Fr. 215, ibid). Như Heraclitus đã nhìn nhận, thực tại trong tận cùng của nó không hề là một tập hợp các sự vật, mà là một tập hợp các quá trình: bằng mọi giá người ta cần phải tránh ảo tưởng chất liệu hoá tự nhiên thành các sự vật vĩnh hằng, các bản chất, vì đó không hề là các sự vật bền vững mà là các lực cơ sở vừa là những hoạt lực đa dạng vừa thay đổi bất thường tạo dựng nên thế giới của chúng ta. Quá trình là cơ sở: dòng sông không phải là một sự vật, mà là một dòng luôn luôn biến đổi, mặt trời không phải là một sự vật, mà là một ngọn lửa đang bùng cháy. Vạn vật trong tự nhiên là một chất quá trình, một hoạt chất, một biến chất. Heraclitus dạy rằng panta rhei vạn vật đều trôi chảy, và nguyên lý này đã gây ra một ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại cổ điển. Ngay cả Plato dù không thích thú gì nguyên lý đó, “chẳng khác nào những cái bình thủng đáy”, ông thêm vào Cratylus 440 BC, cũng phải đặt ông thành ngoại lệ – “ý niệm” là vĩnh cửu và bất biến – trong một địa hạt toàn thể tách rời khỏi lĩnh vực thực tiễn vật chất.

Heraclitus có lẽ vẫn được coi là cha đẻ của triết học quá trình, ở bất kỳ cấp độ nào của truyền thống tri thức phương Tây. Và cái hệ thống tĩnh của Parmenides đã tạo thành một đối lập cấp tiến nhất và mạnh mẽ nhất của nó. Tuy nhiên bộ môn triết học bản chất mô hình của thời cổ điển là nguyên tử luận của Leucippus và Democritus và Epicurus đã vẽ nên toàn bộ bức tranh tự nhiên như một cấu trúc bất biến và là những nguyên tử vật chất trơ ỳ mà mối quan hệ duy nhất của chúng với các quá trình chỉ là một sự hoán đổi vị trí của chúng trong không gian và trong thời gian. Trong đó các thuộc tính của các chất không bao giờ biến đổi, mà chỉ tác động ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng mà thôi. Ở đây chúng ta duy trì loại quan điểm cho rằng Heraclitus đã tìm được cách đối lập xuất chúng.

Trong những năm trước đây “triết học quá trình” đã thực sự trở thành chiếc chìa khoá cho luận đề của Alfred North Whitehead và các môn đệ của ông. Nhưng tất nhiên đó không thực sự là triết học quá trình. Nếu thực sự có một triết học quá trình thì nó không phải xoay quanh một nhà tư tưởng, mà là một học thuyết. Vậy thì cuối cùng một lập trường triết học phải là cái có một đời sống rộng lớn bất kể sự lý giải và người lý giải nào. Và thực ra thì triết học quá trình là một khuynh hướng tư tưởng được xác định rõ ràng và có ảnh hưởng lớn mà ta có thể vạch trở lại nguồn gốc từ tiền Socratics. Các đại biểu hàng đầu của nó là Heraclitus, Leibniz, Bergson, Peirce và William James – và có thể bao gồm cả Whitehead và trường phái của ông, Charles Hartshorne, Paul Weis, và cả các nhà triết học thế kỷ XX như Samuel Alexander, C. Lloyd Morgan, và Andrew Paul Ushenko.

2. Diễn tiến của Triết học Quá trình

Ngược lại với nền tảng lịch sử của mình, “triết học quá trình” có thể được hiểu là một luận thuyết viện đến một số tiền đề cơ bản: 1) thời gian và sự thay đổi là các phạm trù nguyên lý của việc tìm hiểu siêu hình, 2) quá trình là một phạm trù nguyên lý của việc miêu tả hữu thể luận, 3) Còn hơn cả nền tảng, hoặc ở bất cứ một cấp độ nào quá trình cũng là cơ sở cho các mục đích lý thuyết hữu thể luận, 4) một số, nếu không nói là toàn bộ các yếu tố chính của vốn liếng hữu thể luận (Thượng đế, tự nhiên – như là - một toàn thể, con người cá nhân, các bản chất vật chất) được hiểu rõ ràng nhất trong các khuôn khổ liên kết quá trình và 5) cái ngẫu nhiên, sự xuất hiện, tính chất mới lạ và tính sáng tạo là những phạm trù cơ bản của việc tìm hiểu siêu hình. Đối với một nhà triết học quá trình thì tính nhất thời, hoạt tính và biến tính – của sự hoán đổi, phấn đấu, vượt qua và tân-hiện là những yếu tố quyết định cho sự hiểu biết của chúng ta về hiện thực.

Cái chết của nguyên tử luận cổ điển đã xảy ra bởi quá trình giải vật chất hoá vật chất bằng sự xuất hiện của lý thuyết lượng tử đã trợ giúp rất nhiều và tạo thuận lợi cho một siêu hình học định hướng quá trình. Vật chất ở kích cỡ nhỏ, như vật lý hiện đại đã thể hiện, không phải là một hệ thống hành tinh Rutherford của các vật thể dạng hạt, mà là một tập hợp các quá trình dao động được tổ chức thành các cấu trúc bền vững, ở mức độ thực sự có một chút bền vững nào đó, bằng những qui tắc thống kê - tức là bằng các qui tắc xử thế ở cấp độ các hiện tượng tập hợp. Vì vậy vật lý thế kỷ 20 đã giành lại ưu thế cho nguyên tử luận cổ điển. Thay cho các vật cực nhỏ, nguyên tử, kết hợp lại để tạo ra các quá trình chuẩn như bão chẳng hạn, vật lý hiện đại đã hình dung các quá trình rất nhỏ, hiện tượng lượng tử, kết hợp lại để tạo ra các vật chuẩn, các đối tượng vĩ mô thông thường, như là kết quả của một modus operandi cách hành động của chúng.  

Đối với nhà vật lý quá trình, nguyên tắc operari sequitur esse vận hành những thứ sau đây là nhờ vào tồn tại, lại hoàn toàn ngược lại: phương châm của ông ta là ngược lại esse sequitur operari tồn tại là nhờ vận hành của những thứ sau đây. Vì ông ta cho rằng bằng một sự phân tích rốt ráo thì tất cả đều là sản phẩm của các quá trình. Vì vậy quá trình phải được ưu tiên so với sản phẩm – cả về phương diện bản thể luận lẫn tri thức luận. Theo cách nhìn nhận của các nhà triết học đó thì quá trình là cơ sở và những vật dẫn xuất vì nó đưa một quá trình tinh thần, trong tình trạng chia cắt, để tách lấy “các vật” khỏi sự lộn xộn quá mức từ các quá trình vật chất của thế giới. Đối với triết học quá trình, sự vật chỉ tồn tại trong hoạt động. Và chừng nào bản thân hiện thực còn là một vĩ trình hàm chứa vô vàn vi trình thì cái mới, sự đổi mới và sự xuất hiện của tiêu điểm mới vẫn là một đặc điểm cố hữu của vũ trụ cảnh.

3. Một viễn cảnh Tiến hoá

Đối với triết học quá trình, tiến hoá là một quá trình mang tính tượng trưng và mô hình. Một quá trình không chỉ là một sự tiến hoá để có được triết học và các nhà triết học, mà nó còn thể hiện một mô hình rõ ràng rằng cái mới và sự đổi mới có tính chất quá trình mãi vận hành trong một sơ đồ tự sinh và tự hằng của vạn vật trong tự nhiên. Tiến hoá, dù là cơ thể sống hay là tư duy, dù là vật chất hạ nguyên tử hay là các vũ trụ như một tổng thể, thì cũng đều phản ánh vai trò phổ biến của quá trình mà các nhà triết học thuộc trường phái này vừa cho là trung tâm đối với bản chất thế giới của chúng ta, vừa cho là thuộc vào các khuôn khổ mà một quá trình có thể được nhận thức. Thay đổi là bản chất của tự nhiên. Sự vận hành của thời gian không để lại các cá thể, cũng không để lại các loại, các loài, sự vật tĩnh tại bất biến. Khi quá trình làm thế giới biến đổi thì cũng là lúc nó trở thành lát cắt mở đường cho cái mới. Và tiến hoá ở mọi cấp độ, vật lý, sinh học và vũ trụ đều chất chứa sự vận hành ở đây. Nhưng có phải nó vận hành một cách mù quáng không?

Về vấn đề tính mục đích của tự nhiên, các nhà triết học quá trình chia thành hai phái chính. Một phái theo tự nhiên chủ nghĩa, và nói chung là thế tục chủ nghĩa, coi tính quá trình của tự nhiên là một chất đẩy bên trong hoặc một nỗ lực để một sự vật trở nên mới và khác biệt. Phái khác theo mục đích luận, thường là thần học luận, coi tính quá trình của tự nhiên như là một chất định hướng mục đích hướng tới một cái đích tích cực. Cả hai phái đều đồng ý chấp thuận một vai trò trung tâm đối với cái mới và sự đổi mới trong tự nhiên. Nhưng phái tự nhiên chủ nghĩa nhìn nhận vấn đề này trong khuôn khổ của tính ngẫu nhiên do may rủi điều khiển đi trật khỏi các công thức cố định của một quá khứ đã thành, trong khi phái mục đích luận lại nhìn nhận vấn đề trong khuôn khổ của một tính mục đích hướng đích tiền định bởi một lực lượng định hướng kết nối giá trị.

Triết học quá trình do đó mà có một một quan hệ phức hợp hai phái với lý thuyết tiến hoá. Đối với các nhà quá trình thế tục vô thần thì tiến hoá là điển hình của những hành động sáng tạo của một tự nhiên tự tại không cần đến các mục vụ của Chúa. Đối với các nhà quá trình thần học như Teilhard de Chardin thì tiến hoá biểu dương tự dạng của Chúa trong cuốn sách tự nhiên. Nhưng tất cả các nhà quá trình thuộc mọi trường phái đều coi tiến hoá không chỉ là một công cụ quyết định cho việc tìm hiểu vai trò của trí tuệ trong sơ đồ vạn vật của thế giới mà còn như một thuộc tính chủ chốt sự trong phát triển tự nhiên của thế giới. Và khái quát hơn, quá trình tiến hoá đã cung cấp cho triết học quá trình một trong những mô hình chủ yếu của nó vì các quá trình tập thể lớn đến mức nào, trong trật tự phát triển hữu cơ nói chung, thì mới có thể thuộc về và có kết quả từ sự vận hành của vô số quá trình riêng có qui mô nhỏ, trong trật tự của những đời sống cá thể, vì vậy giải thích về đổi mới và tính sáng tạo cũng là lý giải về một phạm vi ở cấp độ vĩ mô.

 Nhưng ở đây vẫn còn một tính chất phức hợp khác. Nơi nào mà trí tuệ nhân loại được quan tâm thì không nghi ngờ gì nữa, tiến hoá sinh học là tiến hoá theo kiểu Darwin với sự chọn lọc tự nhiên mù quáng mang tính mục đích luận vận hành liên quan đến những đột biến ngẫu nhiên mù quáng mang tính mục đích luận. Tiến hoá văn hoá, mặt khác nói chung là theo lối Teilhardien, thống trị bởi sự chọn lọc được dẫn dắt bởi lý tính trong số các đột biến được sắp đặt có tính mục đích. Cuối cùng, tiến hoá nhận thức liên quan đến cả hai bộ phận, khi đặt chọn lọc duy lý trên chọn lọc sinh học. Khả năng và năng lực nhận thức của chúng ta là một phần thiên bẩm mà chúng ta mang nợ tiến hoá sinh học. Nhưng các phương pháp, tiêu chuẩn, thao tác, kỹ thuật nhận thức của chúng ta chính là những nguồn lực được phát triển về phương diện văn hoá-xã hội tiến hoá thông qua chọn lọc duy lý trong quá trình truyền văn hoá thông qua các thế hệ kế tiếp nhau. Phần cứng nhận thức của chúng ta, các cơ chế và khả năng, phát triển qua chọn lọc tự nhiên của Darwin, nhưng phần mềm nhận thức của chúng ta, các phương pháp và các thao tác ta dùng để giải quyết công việc, lại phát triển theo nghĩa quá trình chọn lọc lý tính Teilhardien gắn liền với sự chọn lọc và biến đổi mang tính mục đích do trí tuệ dẫn dắt. Sinh học sản sinh ra công cụ, chẳng hạn, còn văn hoá thì viết nên âm nhạc – trong đó rõ ràng là sinh học giới hạn một cách mạnh mẽ văn hoá. Bạn không thể chơi trống bằng một chiếc piano.

Những người Hy Lạp cổ đại đã phải vật lộn với câu hỏi: Có phải mọi thứ đều bất biến, vĩnh hằng và thoát khỏi sự huỷ diệt hoàn toàn của thời gian. Phản đối ý tưởng về các nguyên tử vật chất vĩnh hằng, Plato đã lựa chọn các vũ trụ bất biến vĩnh hằng như “hình thức”, “ý niệm”, còn những người Khắc kỷ thì lựa chọn những qui luật bất biến vĩnh hằng. Nhưng bức tranh thế giới của khoa học hiện đại dường như lại chặn đứng các giải pháp đó. Vì vậy, như vật chất thể hiện, các loài, các loại trong tự nhiên, cũng chỉ là những đứa con của thời gian, không hiện diện bất biến mà vĩnh viễn biến đổi dưới sự che chở của các nguyên tắc tiến hoá. Quá trình tiến hoá vũ trụ cũng đưa các qui luật tự nhiên vào quĩ đạo quá trình, bằng cách cung cấp cho các qui luật này một chiều kích phát triển, rốt cuộc là di truyền học đã ở đâu trong một phần triệu giây sau Vụ nổ lớn?. Đối với triết học quá trình, không có cái gì là vĩnh hằng và thoát khỏi những biến đổi được rèn đúc bởi thời gian và qui luật thép của nó là vạn vật đều bị phá huỷ, vì vậy tất tử là phổ biến và bàn tay lạnh giá của thần chết với tới vạn vật trong tự nhiên – mà các qui luật cũng là các vật.

Tuy nhiên, triết học quá trình không coi chân lý ảm đạm này là kết cục của câu truyện. Vì triết học quá trình mong muốn dùng thuyết tiến hoá để lôi quả mận của  tiến bộ tập thể ra khỏi chiếc bánh tất tử phổ quát. Trong những vật nhỏ – vật này tiếp vật kia – các quá trình của tự nhiên tự tắt nghỉ: cái gì xuất hiện trong dòng thời gian thì cũng sẽ bị huỷ diệt trong dòng thời gian. Tuy nhiên tổng thể dòng biến đổi quá trình luôn nhắm tới sự phát triển một điều kiện luôn luôn phong phú, phức tạp và tinh vi hơn cho vạn vật trên cái sân khấu vĩ đại của thế giới. Vì vậy mãi mãi xuất hiện các quá trình, rồi lại các quá trình mới: các quá trình tăng trưởng và suy tàn, các quá trình bành trướng và co cụm, các quá trình sống và chết. Khi thừa nhận rằng điều đó là tất yếu, triết học quá trình luôn luôn nhấn vào tính xác thực và chấp nhận một sắc thái chắc chắn lạc quan. Vì vậy nó coi các vi trình của tự nhiên như là các cấu phần của một vĩ trình tổng thể vận động đi lên chứ không phải đi xuống. Cú hích toa tàu của nó lên đến tận ngôi sao của tiến hoá luận sáng tạo, triết học quá trình coi tự nhiên là sự đổi mới sáng tạo hoàn thiện, là động lực sinh thành và một sự phát triển đột xuất của những hình thái tồn tại tự nhiên phong phú, phức tạp và tinh tế hơn.

Chắc chắn rằng về mặt lý thuyết, có cả các quá trình sinh thành và huỷ diệt, quá trình thoái hoá và suy tàn luôn luôn song hành với sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên về phương diện lịch sử hầu hết các nhà triết học quá trình đều có thái độ lạc quan và hình dung ra một mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trìnhtiến bộ. Đối với họ, mối quan hệ này được xác định bởi chính cái vĩ trình mà chúng ta gọi là tiến hoá. Trong mỗi cấp độ của lịch sử thế giới – cấp độ vũ trụ, sinh học, xã hội, trí tuệ – các nhà triết học quá trình đều hình dung ra một động năng phát triển trong đó cấp độ sau hoàn thiện hơn cấp độ trước – vì một lý do nào đó chưa rõ lại cao hơn vì càng trở nên khu biệt và tinh xảo hơn. Dưới ảnh hưởng của tiến hoá luận Darwin, hầu hết các nhà triết học quá trình đều hình dung một dòng phát triển theo thời gian trong đó vì một lý do nào đó, giá trị vẫn tạo sinh đến mức những sắp đặt tạo nên tính liên tục trong việc tự tạo lập và vĩnh tồn bản thân như một khuynh hướng phổ quát, sẽ cố gắng thực hiện như vậy bởi vì chúng là hiện thân của những quá trình cải thiện thực sự theo cách khác. Một chiều hướng rõ ràng là lạc quan đã thịnh hành suốt trong triết học quá trình.

Cuối cùng, sự khu biệt chính là một quá trình tinh xảo hoá; cụ thể là sự phong phú hoá. Một người chỉ thấy một con chim thì không thấy được nhiều như một người thấy một con chim sẻ, và đến lượt mình cô ta sẽ không thấy được nhiều như một người thấy một con chim sẻ Darwin. Hiện thực hoá và sự đề cao chi tiết không chỉ đưa lại tính chất phức tạp hoá như vậy mà còn cả sự tinh xảo hoá nữa. Như triết học quá trình đã nhìn nhận, tính chất quá trình của thế giới không chỉ liên quan đến sự biến đổi mà còn cả sự cải thiện nữa – hiện thực hoá tiến hoá - theo nghĩa rộng và về mặt tổng thể – mà về nó không chỉ khác biệt mà theo một nghĩa nào đó lại còn tốt hơn. Tiếp theo, tính chất mới mẻ và tính chất sinh thành vẫn bù đắp cho tính nhất thời và tất tử trong sơ đồ của triết học quá trình về vạn vật.

4. Một cách ứng dụng thực tế

Việc viện đến quá trình là một phương cách hữu hiệu để xử lý vấn đề cổ điển về những tính chất phổ biến. Chúng ta bị vây quanh mọi phía bởi những thứ dễ nhận thức như là các quá trình chứ không phải là các sự vật bản chất – không chỉ là những danh mục mang tính vật chất giống như từ trường hay một aurora borealis bắc cực quang, mà còn là các tạo vật khái niệm giống như bảng chữ cái alphabet, các từ và các câu vậy. Cái phổ biến nổi tiếng – mở màn một vở kịch hoặc một dáng đỏ – giờ đây không còn là một loại khách thể bí hiểm nào đó nữa, mà đã trở thành một đặc điểm riêng biệt của các quá trình tương tự như đọc, cảm thụ, tưởng tượng. Những trí tuệ khác biệt có thể cảm thụ như thế nào về cùng một vũ trụ giờ đây không còn bí mật hơn những người đi bộ có thể có chung một kiểu đi khập khiễng như thế nào - đó là một vấn đề hành động đang tiếp diễn theo một cách riêng biệt nào đó. Vì các quá trình thực chất mang tính cấu trúc, nên những cái phổ biến giờ đây đã bị đẩy ra khỏi vương quốc Plato để trở thành các đặc điểm chung của giống loài có những cách thức mà chúng ta thực hiện các hoạt động nhận thức của mình một cách cụ thể.

Triết học tư duy là một điểm mạnh khác của triết học hoá quá trình. Người ta cảm thấy thật bất tiện khi khái niệm hoá mọi người, các cá nhân, là các vật, các bản chất – trước hết là chính mình – vì chúng ta kháng cự lại sự đồng nhất hoá hết mức với cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên lại không có vấn đề gì với lối tiếp cận kinh nghiệm đối với các quá trình và các mô hình quá trình đặc trưng hoá chúng ta về phương diện nhân cách – hành động và trải nghiệm của chúng ta cũng như về phương diện cá nhân hoặc được mô thức hoá thành tài năng, kỹ năng, các khả năng, các đặc điểm, những sắp đặt, các lề thói, thiên hướng và khuynh hướng hành động và không hành động là cái xác định một con người một cách đặc trưng như một cá nhân mà ông ta hoặc bà ta là. Khi chúng ta khái niệm hoá cái hạt nhân “bản ngã” của một cá nhân như là một bản sao thống nhất của một quá trình tiềm tàng và thực sự – của hành động và khả năng, khuynh hướng, và sự sắp đặt để hành động, cả về phương diện vật lý và tâm lý – vì vậy mà chúng ta có được một khái niệm nhân cách. Và chính nhân cách lại diễn tả bản ngã hoặc ego có thể tiếp cận về phương diện kinh nghiệm khi cho rằng trải nghiệm tự thân đơn giản bao gồm các quá trình như vậy. Cái làm cho kinh nghiệm của tôi trở thành của tôi không phải là một tính cách mang tính định tính kỳ cục nào đó chỉ thể hiện phần tạo lập của chính quá trình toàn diện đang diễn ra, mà quá trình này xác định và tạo dựng nên đời sống của tôi. Tính thống nhất cá nhân chính là sự thống nhất kinh nghiệm – sự liên kết của toàn thể kinh nghiệm vi mô phong phú của một con người như là một bộ phận của một vĩ trình thống nhất. Đó chính là một loại thống nhất của quá trình nối liền mỗi cấp độ thời gian với một cuộc hành trình toàn thể duy nhất. Trên cơ sở đó, người theo phái Hume than phiền – “Người ta trải nghiệm cảm giác về điều này và làm điều kia, nhưng người ta lại không bao giờ trải nghiệm tự thân” – là rất giống với lời phàn nàn của một người nói rằng “Tôi thấy ông ta nhặt viên gạch đó lên, và trộn mẻ vữa đó, rồi lấy bay trát vữa gắn viên gạch vào bức tường, nhưng tôi không hề thấy ông ta xây một bức tường”. Ngay cả việc “xây dựng bức tường” chính xác là một quá trình phức hợp được tạo bởi những hành động khác nhau, vì vậy – xuất phát từ quan điểm quá trình – bản ngã của một người phải là một quá trình phức hợp được tạo bởi những kinh nghiệm và hành động tâm lý và vật lý khác nhau trong mối liên hệ hệ thống của chúng. 

Còn nữa…

         _____________________________________________

Nguồn: Rescher, Nicholas, "Process Philosophy", The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Winter 2009 Edition), Edward N. Zalta (ed.), URL.

Tác giả:

Tiến sĩ Nicholas Rescher, Giáo sư Danh dự Đại học Pittsburgh, sinh ở Hagen, Cộng hòa Liên bang Đức năm 1928, cùng gia đình chuyển đến nước Mỹ sống từ năm 1938. Ông là một Tiến sĩ Triết học trẻ nhất trong lịch sử Đại học Princeton ở tuổi 22, sau đó trở thành chủ nhiệm khoa Triết học, và giám đốc Trung tâm Triết học Khoa học của Đại học Pittsburgh. Ông cũng đã từng nhiều năm là Chủ tịch Hội Triết học Mỹ; Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế về Lịch sử và Triết học Khoa học.

References

Browning, Douglas 1985. Philosophers of Process (New York: Random House).

Cobb, John B.1985. A Christian Natural Theology (Philadelphia: Westminster Press).

Cobb, John B. and David R. Griffin 1976. Process Theology: An Introductory Exposition (Philadelphia, Westminster Press).

Cobb, John B. and David R. Griffin 1982. Process Theology as Political Ecology (Philadelphia, Westminster Press).

Gray, James R.1982. Modern Process Thought (Lanham, MD.: University of America).

Hartshorne, Charles, "Contingency and the New Era in Metaphysic," Journal of Philosophy, vol. 29 91932), pp. 421-431 and 457-469.

Hartshorne, Charles 1970. Creative Synthesis and philosophic Method (La Salle, IL.: Open Court).

Hartshorne, Charles 1971. "The Development of Process Philosophy," in Process Theology, ed. Ewert H. Cousins (New York, Newman Press).

Hartshorne, Charles 1948. The Divine Relativity: A Social Conception of God (New Haven: Yale University Press).

Hartshorne, Charles 1967.  A Natural Theology for Our Time (La Salle, IL.: Open Court).

Hartshorne, Charles 1972. Whitehead's Philosophy: Selected Essays, 1935-1970 (Lincoln, NB.: University of Nebraska Press).

Lucas, George R. Jr.1979. Two View of Freedom in Process Thought: A Study of Hegel and Whitehead (Missoula, MN: Scholar's Press).

Lucas, George R. Jr. 1983. The Genesis of Modern Process Thought (Metuchen, NJ.: Scarecrow Press).

Lucas, George R. Jr. 1986. Hegel and Whitehead: Contemporary Perspectives on Systematic Philosophy (Albany: SUNY Press).

Lucas, George R. Jr. 1989. The Rehabilitation of Whitehead: An Analytical and Historical Arsenal of Process Philosophy (Albany, NY.: SUNY Press).

Palter, Robert M.,1979. Whitehead's Organic Philosophy of Science (Albany, NY.: SUNY Press).

Rescher, Nicholas 1996. Process Metaphysics: An Introduction to Process Philosophy (New York: SUNY Press, 1996).

Rescher, Nicholas 2000. Process Philosophy: A Survey of Basic issues (Pittsburgh, Pa.: University of Pittsburgh Press).

Seibt, Johanna 1990. Properties as Processes: A Synoptic Study of W. Sellars' Nominalism (Reseda, CA.: Ridgeview).

Strawson, P. F. 1959. Individuals (London: Methuen).

Whitehead, A. N., 1920. The Concept of Nature (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1922. The Principle or Relativity (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1925. Science and the Modern World (New York: Macmillan, 1925).

Whitehead, A. N., 1926. Religion in the Making (New York: Macmillan, 1926).

Whitehead, A. N.,1929. Process and Reality: An Essay in Cosmology (New York: Macmillan, 1929). Critical edition by D. R. Griffin and D. W. Sherbourne (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N.,1929. The Function of Reason (Boston: Beacon Press).
          
         Whitehead, A. N., 1933. Adventures of Ideas (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N., 1934. Nature and Life (Cambridge: Cambridge University Press).

Whitehead, A. N., 1938. Modes of Thought (New York: Macmillan).

Whitehead, A. N., 1948. Essays in Science and Philosophy (New York: Philosophical Library).

Whitehead, A. N., 1959. Symbolism: Its Meaning and Effect (New York: Macmillan; reprinted New York: G. P. Putnam's Sons.).

Whitehead, A. N., 1982. An Enquiry Concerning the Principles of Natural Knowledge (Cambridge: Cambridge University Press, 1919; reprinted New York: Kraus Reprints).

Whittemore, Robert C., (ed.) 1974. Studies in Process Philosophy (New Orleans: Tulane University Press).

Whittemore, Robert C., 1975. Studies in Process Philosophy, III (New Orleans: Tulane University Press).

Whittemore, Robert C., 1976. Studies in Process Philosophy, II (New Orleans: Tulane University Press).  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét