Powered By Blogger

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Văn hóa Lương Chử và Motif Thao thiết thời nhà Thương (I)



Văn hóa Lương Chử và Motif Thao thiết thời nhà Thương (I)

李學勤 Lý Học Cần

Người dịch: Hà Hữu Nga

Ai cũng biết 饕餮 Thao thiết là một loại motif phổ biến trên đồ đồng Thương Chu, đặc biệt là những người quan tâm đến nghệ thuật đồ đồng cổ thì lại càng rõ điều đó. Cho đến nay nhiều học giả lớn đã bàn luận về bản chất và ý nghĩa của nó và bày tỏ nhiều ý kiến ​​khác nhau, nhưng vẫn chưađược sự đồng thuận rõ ràng. Không nghi ngờ gì nữa, các motif Thao thiết là một trong những bí ẩn lớn nhất trong khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật Trung Quốc.

Văn bản sớm đề cập đến cái tên Thao thiết vào cuối Chiến Quốc 呂氏春Lã thị Xuân thu. Trong Tiên thức thiên có nói rằng, “Cái đỉnh nhà Chu được khắc hình Thao thiết, chỉ có cái đầu nhưng lại không có cơ thể” *. Trên cơ sở hồ sơ này, tài liệu về đồ đồng của thời kỳ Bắc Tống gọi cách bài trí với một cái đầu thú được chạm hoặc đắp nổi trên chiếc đỉnh là Thao thiết. Ví dụ, 呂大Lữ Đại Lâm [1044-1093] mô tả vật trang trí trên 癸鼎 Quý đỉnh, nói “trên đó có một khuôn mặt thú, đó là tượng trưng của Thao thiết” **. Trong hơn chín trăm năm kể từ thời Lữ Đại Lâm, các nghiên cứu về đồ đồng cổ vẫn sử dụng thuật ngữ này. Chỉ trong thời kỳ hiện đại, các học giả mới chủ trương loại bỏ nó. Đặc biệt là ở Trung Quốc, sự thay đổi đó là khá muộn. Ví dụ, trong những năm 1950, 陳夢家 Trần Mộng Gia*** sử dụng thuật ngữ “thú diện” thay vì Thao thiết trong bài viết của mình về phân kỳ đồ đồng Tây Chu, công bố trong Khảo cổ học báo năm 1955-1956; còn Lý Tế**** thì sử dụng thuật ngữ 動物 “động vật diện” ngay từ khi ông bắt đầu công bố các nghiên cứu khác nhau về đồ đồng Ân Khư. Những thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ “mặt nạ động vật” - “animal mask” trong tiếng Anh, nhưng việc sử dụng chữ “thú” hiện nay có nghĩa hẹp hơn 動物 “động vật”, còn chữ diện có nghĩa là “mặt” chứ không phải mặt nạ. Theo hiểu biết của tôi thì sự phản đối quyết liệt gần đây nhất về thuật ngữ Thao thiết là TS. Paul Singer, người chủ trương sử dụng thuật ngữ “mặt nạ động vật” hoặc một thuật ngữ nào đó tương tự [Paul Singer, ‘A bone mask’, Archives of Asian .411, XXX“. 1955. pp. 884]. Bản thân tôi cũng tránh dùng thuật ngữ Thao thiết trong các công trình khảo cổ học vì nó không rõ ràng, tuy nhiên ở đây tôi vẫn sử dụng vì lý do thuận tiện.

Lập luận về thuật ngữ phù hợp cho motif này liên quan đến cách diễn giải của chúng tôi về bản chất và ý nghĩa của nó. Vì motif Thao thiết được sử dụng trong một khoảng thời gian dài và những thay đổi liên quan đến thuật ngữ này đặc biệt phức tạp, nếu chúng ta phát hiện ra bản chất và ý nghĩa của nó thì chúng ta phải phân tích một khối lượng lớn tư liệu một cách hệ thống và tìm lại dạng nguyên gốc của motif này. Trần Công Nhu & Trương Trường Thọ [《殷周青銅容器上獸面紋的斷代研究》《考古學報》1990 2 ): “Ân Chu thanh đồng khí thượng dung khí thượng thú diện văn đích đoạn đại nghiên cứu” “Khảo cổ học báo” 1990 niên 2 kì) - Nghiên cứu phân kỳ motif hoa văn mặt thú trên đồ đồng Ân Chu], có đề cập đến các nghiên cứu của các học giả đi trước như: 1. 容庚,《金文編》1372,中華書局1988年版 Dung Canh, Kim văn biên, 1372 hiệt, Trung Hoa Thư cục 1988 niên bản; 容庚:《商周彝器通考1941上冊頁499353;Dung Canh: “Thương Chu di khí thông khảo” 1941, thượng sách hiệt 49,93 đồ 53; 2. Bernhard Karlgren “Yin and Chou in Chinese Bronzes,” Bulletin of the ..... surface décoration motifs (masks and animal-bodies in profile); 3. 李濟萬家保:《殷墟出土青銅鼎形器之研究》,《中國考古報告集新編》古器研究專刊第 4 ,台北,1970; Lý Tế Vạn Gia Bảo: “Ân Khư xuất thổ thanh đồng đỉnh hình khí chi nghiên cứu”, “Trung Quốc Khảo cổ Báo cáo Tập tân biên”, Cổ khí Nghiên cứu Chuyên san đệ 4 bản, Đài Bắc, 1970 niên; 4. 張光直,《商周青銅器與銘文的綜合研究》(台:中央研究院史語這研究所,1971)Trương Quang Trực, “Thương Chu thanh đồng khí dữ minh văn đích tống hợp nghiên cứu” (Đài Bắc: Trung ương Nghiên cứu viện Lịch sử Ngữ giá Nghiên cứu sở, 1971); 5. 馬承源主編《商周青銅器銘文選》,上海博物館商周青銅器銘文選編寫組編,北京市:文物出版社,1986.Mã Thừa Nguyên, chủ biên “Thương Chu thanh đồng khí minh văn tuyển”, Thượng Hải bác vật quán Thương Chu thanh đồng khí minh văn tuyển biên tả tổ biên, Bắc Kinh thị: Văn vật Xuất bản xã, 1986; và 6. 林巳奈夫:《殷周時代青銅器の研究》(198)224,184 Lâm Tị Nại Phu: “Ân Chu thời đại thanh đồng khí đích nghiên cứu” (1984) tước 224, hiệt 184. 

Các tác giả đã khai quật một cách khoa học các đồ đồng với tư cách là nguồn tư liệu sơ cấp, tận dụng những thành tựu nghiên cứu phân kỳ, và áp dụng phương pháp loại hình học để phân biệt các dạng thức hoa văn mặt động vật và từ đó tìm kiếm thức phát triển biến đổi. Trần Công Nhu - Trương Trường Thọ tin rằng nguồn gốc của các motif xuất hiện trên đồ đồng Thương Chu có thể được tìm thấy trong văn hóa 二里Nhị Lý Đầu (khoảng thế kỷ 21 - 17 TCN) và họ đã lấy đồ gốm và đồ đồng của nền văn hóa đó làm bằng chứng. Các đồ đồng trang trí các họa tiết Thao thiết của văn hóa Nhị Lý Đầu hiện nay đã được khai quật khảo cổ học. Các hiện vật tương tự cũng có thể được tìm thấy trong các bộ sưu tập công cộng và tư nhân ở nước ngoài, ví dụ, tại Bảo tàng Fogg, Đại học Harvard và các bộ sưu tập của Singer. Các vật trang trí trên những đồ đồng này được làm từ ngọc lam khảm. Chúng khác nhau về cấu trúc và khá phức tạp, vì vậy chúng vẫn không thể đại diện cho loại hình gốc của các họa tiết Thao thiết. Vì vậy chúng ta phải tìm kiếm nguồn gốc của Thao thiết trong nghệ thuật thời tiền sử của Trung Quốc. Một số học giả đã sớm nhận thấy rằng một motif tương tự như Thao thiết đã xuất hiện trên các đngọc bích thuộc văn hóa Lương Chử. Vào năm 1917, nhà cổ tự học 王崇烈 Vương Sùng Liệt, trong bình luận về loại 玉璜 ngọc hoàng của văn hóa này, coi nó như là một motif trang trí Thao thiết trước thời Tam đại (Hạ, Thương, Chu) so sánh nó với các motif đồng. Vào cuối những năm bảy mươi, các nhà khảo cổ học tỉnh Chiết Giang trong thảo luận về các họa tiết ngọc của văn hóa Lương Chử, tuyên bố rằng Thao thiết, Lôi văn và văn xoắn ốc, tất cả đều là những motif quan trọng vẫn thường được tìm thấy trên đồ đồng Thương Chu”. Tuy nhiên, các học giả khác đã bày tỏ một mức độ hoài nghi nhất định về việc liệu đã có đầy đủ bằng chứng để kết nối các motif trang trí từ các nền văn hóa đồ đá mới Lương Chử ở phía đông nam với các nền văn hóa Thương và Chu ở vùng đồng bằng Trung Nguyên chưa. Phải thừa nhận rằng thái độ hoài nghi này là hợp lý bởi vì mặc dù niên đại carbon-14 của văn hóa Lương Chử khoảng 5300-2100 trước Công nguyên, thì niên đại muộn nhất liền kề với niên đại truyền thống khởi đầu của nhà Hạ, một khu vực địa lý cách rất xa văn hóa Lương Chử.

Trong những năm gần đây, các hiện vật ngọc bích trang trí thậm chí tinh xảo hơn so với những hiện vật đã biết trước đây, đã được khai quật tiếp từ các di chỉ, chẳng hạn như 草鞋Thảo Hài Sơn,陵山 Trương Lăng Sơn Ngô huyện, 寺墩 Tự Đôn Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô; 福泉山 Phúc Tuyền Sơn tại quận 青浦 Thanh Phố, Thượng Hải; 反山 Phản Sơn瑤山 Dao Sơn  tỉnh Giang Tô. Phần quan trọng nhất đã được công bố trong 良渚文化玉器, 北京, 1990. Lương Chử Văn hóa Ngọc Khí, do đó chúng tôi có một quan điểm mới để nghiên cứu các motif Thao thiết trong văn hóa Lương Chử. Trong phần dưới đây, tôi sẽ phân tích các motif trên đồ ngọc Lương Chử, sau đó so sánh nó với các motif Thao thiết trên đồ đồng thời Thương, bằng cách chỉ ra những điểm tương đồng giữa hai nhóm hiện vật, và theo đó cung cấp manh mối về bản chất và ý nghĩa của motif Thao thiết.

Việc phát hiện ra hình thức đầy đủ và phức tạp nhất của motif Thao thiết xuất hiện trên đồ ngọc Lương Chử một khám phá quan trọng trong các cuộc khai quật tại Phản Sơn Dao Sơn. Họa tiết trên một ống “tông” 反山 Phn Sơn (M12: 98) chiếc rìu bằng ngọc (M12: 100) là những ví dụ điển hình của hình mẫu này. Phiến ngọc P1 là một họa tiết vẽ trên ống tông. Các motif mô tả theo mẫu này, có thể hiểu theo ba cấp độ:

(1) Nếu chúng ta coi
mẫu họa tiết này như một toàn thể, thì đó là một hình người với hai khuôn mặt. Ở phía trên có một đầu đội lông dưới đó là một đôi cánh tay mở rộng chống nạnh bên trái và bên phải, còn cơ thể thì mắt và miệng; ở phía dưới hai chân cong. Như tôi đã thảo luận trước đó, cũng có những mẫu họa tiết trên hiện vật thời nhà Thương có hai khuôn mặt, một trên đầu và một trên cơ thể, ví dụ, một hiện vật xương hình trụ từ ngôi mộ 1001, 西北 Tây Bắc Cương, 侯家庄 Hầu Gia Trang, trống đồng trong Bộ sưu tập Sumitomo.

Họa tiết hai mặt cũng xuất hiện trong thần thoại Trung Quốc cổ đại. Theo  Sơn Hải Kinh, 刑天與帝爭神,帝斷其首,葬之常羊之山,乃以乳為目,以臍為口,操干戚以舞Hình Thiên dữ đế tranh thần, đế đoạn kì thủ, táng chi thường dương chi san, nãi dĩ nhũ vi mục, dĩ tề vi khẩu, thao can thích dĩ vũ. Hình Thiên [Hoàng] Đế tranh làm chúa tể. Đế cắt đầu của Hình Thiên, chôn ở núi Thường Dương. Nhưng Hình Thiên, lấy ngực làm mắt, lấy rốn làm miệng, vẫn tiếp tục chiến đấu bằng chiếc rìu chiếc khiên của mình]. Trong chương 地形Địa Hình của sách 淮南 Hoài Nam Tử, nhân vật này được gọi là , Hình Càn (có thể thiên càn tương tự về âm vị học). Sách Hoài Nam tử viết Ở phía tây, xác chết của Hình Càn”, Cao Dụ bình sách Hoài Nam Tử nói [: 一説曰: 形残之尸,于是以两为目,脐为口,操干戚以舞,天神断其手,… 天与帝至此争神, 帝断其首,葬之常羊之山,乃以为目,脐为口,操干戚以舞。Cao Dụ chú: “nhất thuyết viết: hình tàn chi thi, vu thị dĩ lưỡng nhũ vi mục, phúc tề vi khẩu, thao can thích dĩ vũ, thiên thần đoạn kì thủ,…thiên dữ đế chí thử tranh thần, đế đoạn kì thủ, táng chi thường dương chi san”.] Xác chết của Hình Càn, ngay sau đó dùng hai núm vú m đôi mắt lỗ rốn m miệng, nắm mộc vung rìu . Thiên thần cắt tay ông… Thiên Đế chí tử tranh làm chúa tể, Đế chặt đứt đầu Thiên, táng tại núi Thường Dương”. Theo Sơn Hải Kinh, Hình Thiên lần đầu tiên bị chặt đầu ngay lập tức đã dùng núm vú mình làm mắt, rốn mình làm miệng. Theo bình luận của Cao Dụ về sách Hoài Nam Tử, lần đầu tiên Hình Thiên dùng làm mắt và rốn làm miệng, cho dù tay đầu đã bị cắt cụt, nhưng motif cơ bản là nói về một nhân vật có hai khuôn mặt, một trên đầu và một dưới thân.

(2) Các họa tiết ấy có thể được xem có hai phần, trên và dưới, đã được nối với nhau. Phần trên là nửa trên của cơ thể con người và bao gồm một đầu đội lông vũ và một đôi cánh tay; phần dưới gồm một mặt động vật với đôi mắt hình bầu dục và một cái miệng với những chiếc răng nanh nhô ra và núp vào chân trước. Ranh giới giữa phần trên và dưới là rất rõ ràng. Nếu chúng ta xem xét nó theo cách này, thì động vật ở phần dưới rất có thể là một con rồng của thời kỳ đó. Nếu chúng ta xem xét những con rồng trên thanh ngọc hình rồng của văn hóa Hồng Sơn ở tây Liêu Ninh (khoảng 4500-5000 năm TCN) một cách trực diện và mở rộng ra khuôn mặt (pl.2), thì khuôn mặt nó rất giống với mặt động vật đã nói ở trên, đúng như Ma Chengyuan đã quan sát thấy. Các con rồng được mô tả trên ngọc Hồng Sơn có một số khác biệt với những con rồng sau: chúng không có sừng, đôi mắt của chúng hình bầu dục và răng nanh thì dài. Tôi cần phải nói rõ là theo truyền thống sau này, thì Thao thiết ban đầu là một con rồng rất thích ăn uống, chính vì vậy nó được chạm trên nắp đỉnh”. Điều này có thể cần phải kiểm chứng thêm.

Năm 1988, đã phát hiện được một bức vẽ trên mai rùa một người đàn ông cưỡi rồng từ văn hóa Ngưỡng Thiều, được tìm thấy tại Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, hình người trong họa tiết ngọc Lương Chử không có vẻ gì là đang cưỡi rồng, cho nên ví dụ này dường như không hề được sử dụng trong bất kỳ một giải thích nào về motif ngọc bích Lương Chử.

(3) Các khuôn mặt động vật có thể được xem như là yếu tố chính trong việc thiết kế họa tiết nhân vật trên như là một phần phụ cho nó. Khuôn mặt hình nêm của hình người với vành ngoài của một đầu đội lông rất khác biệt đó chính là hình dạng tương tự của một loại họa tiết trang trí ngọc bích rất phổ biến trong văn hóa Lương Chử. Theo báo cáo khai quật, tại Phản Sơn “ngoại trừ một ngôi mộ, các ngôi mộ khác đều có một hình dạng như vậy... Chúng tôi đã gọi đó là “họa tiết trang trí hình mũ” vì vị trí của chúng trong mộ và hình dạng của hiện vật đều tương tự với loại hình ấy của chiếc mũ thần linh [có nghĩa là, họa tiết hình người]. Trong mọi trường hợp, vị trí hiện vật được khai quật đều nằm ở một bên của hộp sọ. Các hiện vật này thường phẳng và hình thang, lớn hơn ở phía trên và nhỏ hơn ở phía dưới. Rìa trên có dạng chóp mũ còn phía dưới một mộng ngắn đã được cắt ra. Hai đến năm lỗ đã chám vào mộng có một khoảng hở dọc theo nó, để có thể được chèn vào một cái gì đó và hơn nữa, cố định vững chắc tại chỗ. Ban đầu, nó phải được đặt vào cạnh trên của một số loại vật liệu gỗ. Bên dưới họa tiết trang trí hình chiếc mũ , thường phát hiện được những mảnh ngọc màu son kích thước nhỏ, khảm thành dải”.

Mưu Vĩnh Kháng, tỉnh Chiết Giang, trong một tiểu luận về các lễ thức tôn giáo và ngọc Lương Chử, suy luận rằng các vật trang trí hình là một chiếc nắp đặt trên đỉnh đầu của một tượng thần” và hơn nữa liên kết nó với các hiện vật hình bướm khai quật được ở Dư Diêu Hà Mẫu Độ. Vì vậy, chúng tôi cho là hợp lý khi coi hình người trên mặt động vật trong họa tiết này là để miêu tả loại họa tiết trang trí hình mũ và đó là một biểu tượng của một nhân vật thiêng liêng [牟永抗, "良渚文化 玉器" 文物 出版社, 兩 木 出版社 浙江省 文物 考古 研究所 編. 1989 12 . Mưu Vĩnh Kháng, “Lương Chử văn hóa ngọc khí” Văn vật Xuất bản xã, Lưỡng mộc Xuất bản xã Chiết Giang tỉnh Văn vật Khảo cổ Nghiên cứu sở biên, 1989 niên 12 nguyệt.]
____________________________________________


Tác giả: Lý Học Cần 1933-nay: sinh tại Bắc Kinh trong một gia đình trí thức, nghiên cứu lịch sử, triết học, văn hóa, cổ địa lý, ngữ văn Trung Quốc, công tác tại Đại học Thanh Hoa. 1951-1952 nghiên cứu Khoa Triết học, Đại học Thanh Hoa, năm 1954 về Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc; năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu cao cấp, Đại học Thanh Hoa, giáo sư nghệ thuật.

Nguồn: Li Xueqin 1993. Liangzhu Culture and the Shang Dynasty Taotie Motif. Roderick Whitfield, ed. The Problem of Meaning in Early Chinese Ritual Bronzes, Colloquies on Art and Archaeology in Asia, no. 15. London: School of Oriental and African Studies, 1993: 56-65. Translated from the Chinese by Sarah Allan. 

Người dịch tiếng Việt có tham khảo 李學勤:〈良渚文化玉器與饕餮紋的演變〉,頁92-95.Lý Học Cần: Lương Chử Văn hóa ngọc khí dữ Thao thiết văn đích diễn biến, hiệt 92-  95. 

Ghi chú

*, **,***,**** [Người dịch chú]:

呂氏春秋: 先識覽: 周鼎著饕餮,有首無身,食人未咽,害及其身,以言報更也。 為不善亦然。白圭之中山,中山之王欲留之,白圭固辭,乘輿而去;又之齊,齊王欲留之仕,又辭而去。人問其故。曰:「之二國者皆將亡。所學有五盡。何謂五 盡?曰:莫之必則信盡矣,莫之譽則名盡矣,莫之愛則親盡矣,行者無糧、居者無食則財盡矣,不能用人、又不能自用則盡矣 。國有此五者,無幸必亡。中山、齊 皆當此。」若使中山之王與齊王,聞五盡而更之,則必不亡矣。其患不聞,雖聞之又不信。然則人主之務,在乎善聽而已矣。夫五割而與趙,悉起而距軍乎濟上,未 有益也。是棄其所以存,而造其所以亡也。

Lã thị Xuân thu: Tiên thức lãm: Chu đỉnh trứ Thao thiết, hữu thủ vô thân, thực nhân vị yến, hại cập kì thân, dĩ ngôn báo canh dã. Vi bất thiện diệc nhiên. Bạch Khuê chi Trung Sơn, Trung Sơn chi vương dục lưu chi, Bạch Khuê cố từ, thừa dư nhi khứ; hựu chi Tề, Tề vương dục lưu chi sĩ, hựu từ nhi khứ. Nhân vấn kì cố. Viết: “chi nhị quốc giả giai tương vong. Sở học hữu ngũ tận. Hà vị ngũ tận? Viết: mạc chi tất tắc tín tận hĩ, mạc chi dự tắc danh tận hĩ, mạc chi ái tắc thân tận hĩ, hành giả vô lương, cư giả vô thực tắc tài tận hĩ, bất năng dụng nhân, hựu bất năng tự dụng tắc công tận hĩ. Quốc hữu thử ngũ giả, vô hạnh tất vong. Trung Sơn, Tề giai đương thử”. Nhược sử Trung Sơn chi vương dữ Tề vương, văn ngũ tận nhi canh chi, tắc tất bất vong hĩ. Kì hoạn bất văn, tuy văn chi hựu bất tín. Nhiên tắc nhân chủ chi vụ, tại hồ thiện thính nhi dĩ hĩ. Phù ngũ cát nhi dữ Triệu, tất khởi nhi cự quân hồ tế thượng, vị hữu ích dã. Thị khí kì sở dĩ tồn, nhi tạo kì sở dĩ vong dã.

Chiếc đỉnh nhà Chu có hình tượng Thao thiết, có đầu không thân, ăn người không nuốt được, tự làm hại mình, lấy lời đền lại vậy; chẳng qua cũng là việc bất thiện. Bạch Khuê người Trung Sơn; vua Trung Sơn muốn dùng ông, Bạch Khuê một mực từ chối, nhân có xe nên bỏ đi; lại đến nước Tề, Tề vương muốn lưu lại phong quan tước, vì thế lại bỏ đi. Có kẻ hỏi việc đó, bèn đáp: Hai nước đó sẽ cùng bị diệt mà thôi; Sở học có năm cái tận. Sao lại nói về năm cái tận đó? Vì: 1. Niềm tin nào rồi cũng tận; 2. Danh tiếng đến đâu rồi cũng tận; 3. Thân cận đến mấy rồi cũng tận; 4. Đi không lương, ở không bổng thì tài năng rồi cũng tận; 5. Không biết dùng người, không tự dùng được mình thì sự nghiệp rồi cũng tận. Nước cũng có năm cái tận ấy vậy; vô hạnh chắc chắn sẽ tận diệt. Trung Sơn và Tề, hai nước hiện đều như vậy. Nếu khiến cho Trung Sơn vương và Tề vương biết rõ năm cái tận diệt ấy  mà cải đổi thì chắc chắn sẽ không tận diệt, nhược bằng họa hoạn nhường ấy mà không biết, hoặc có biết mà không tin thì đó là lỗi của kẻ quốc chủ vậy, sao còn nói là không được nghe điều phải. Còn năm điều lành sẽ đến với Triệu, nước ấy tất khởi đại binh mà thành đại nghiệp, thật hữu ích thay. Bỏ qua cái hiện tồn thì chính là làm cho tận vong mau đến vậy.

** 呂大臨“考古圖”記癸鼎說:中有獸面,蓋饕餮之象. Lữ Đại Lâm “Khảo cổ đồ” kí quý đỉnh thuyết: “trung hữu thú diện, cái thao thiết chi tượng” - Trong “Khảo cổ đồ”, Lữ Đại Lâm nói về Quý đỉnh: “Ở giữa có một khuôn mặt thú, đó là hình tượng Thao thiết vậy”.

*** 陳夢家:“西周銅器斷代”(1955-1956)上冊頁63,33. Trần Mộng Gia: “Tây Chu đồng khí đoạn đại” (1955-1956) Thượng sách hiệt 63, tước 33.

**** 李濟萬家保:《殷墟出土青銅鼎形器之研究》,《中國考古報告集新編》古器研究專刊第 4 ,台北,1970; Lý Tế Vạn Gia Bảo: “Ân Khư xuất thổ thanh đồng đỉnh hình khí chi nghiên cứu”, “Trung Quốc Khảo cổ Báo cáo Tập tân biên”, Cổ khí Nghiên cứu Chuyên san đệ 4 bản, Đài Bắc, 1970 niên.