Powered By Blogger

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Di cư, Tưởng tượng và Bản sắc ở Sarawak hiện đại (I)

Jennifer Alexander

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Hai khái niệm chìa khóa, di cư và tưởng tượng, cung cấp thông tin phân tích về sự thay đổi nhận thức về bản sắc tộc người ở Sarawak hiện đại. Công trình này dựa trên một nghiên cứu trường hợp về một cộng đồng sắc tộc nhà dài và cộng đồng tưởng tượng của họ từ giữa những năm 1980 trên sông Balui đến nơi tái định cư của họ trong Chương trình Tái định cư đập Bakun năm 1998. Một trong số mười lăm cộng đồng nhà dài, thuộc các sắc tộc đa dạng như Kayan, Kenyah, Kajang Lahanan, Ukit và Penan, họ được tái định cư để dọn đường cho Đập Bakun được hoàn thành vào năm 2012. Việc sử dụng thuật ngữ tưởng tượng của tôi có liên quan đến việc lập kế hoạch của Bang Sarawak trong việc tổ chức di cư theo giai đoạn cho 15 cộng đồng nhà dài, nhằm giúp đỡ các cộng đồng Cơ đốc giáo mới xuất hiện thông qua kêu gọi  vận động, di cư, và thực hành dân tộc chí cứu độ (salvage ethnography) bằng cách ghi lại lịch sử truyền miệng, các bài hát và các bằng chứng khác về sự di cư và sự khác biệt. Lập luận của tôi được liên kết với những phát triển gần đây trong công nghệ truyền thông dưới dạng Facebook, WhatsApp và điện thoại di động kết nối ngôi nhà dài của người Lahanan với các cộng đồng di dân đến các đô thị và cả ra nước ngoài của họ. Trong trí tưởng tượng của họ, nếu không phải là trong hiện thực, họ trở về những căn hộ nguồn cội của mình để làm sống lại cái cảm giác thuộc về một cộng đồng nhà dài, một địa điểm và bản sắc tộc người trong thời kỳ đầy biến động, kể cả nhà nước, dân tộc và toàn cầu.

Bài viết này được cung cấp thông tin từ ba cách tiếp cận để nghiên cứu về tộc người: thứ nhất Facebook đã trở thành một công cụ nghiên cứu vào năm 2014 khi tôi tham gia Facebook theo gợi ý của các nhà nhân học đồng nghiệp, những người coi đó là một cách để duy trì kết nối với cộng đồng nghiên cứu thực địa của mình; thứ hai, từ các mối quan tâm về môi trường trong bối cảnh di dời và tái định cư từ sông Balui đến Chương trình Tái định cư đập Bakun; và thứ ba là bằng cách hàng hóa hóa sắc tộc (commodification of ethnicity) dưới hình thức du lịch sắc tộc (Barlocco 20013; 2014; Comaroff và Comaroff 2009). Phân tích của tôi phụ thuộc vào một nghiên cứu trường hợp dài hạn về một cộng đồng nhà dài ở Sarawak: cộng đồng Levu Lahanan, nhưng còn được cung cấp thông tin bởi sự tham gia của người Levu Lahanan vào một cộng đồng nhà dài lớn hơn, trong trường hợp đầu tiên trên sông Balui (Rousseau 1990) và trong trường hợp thứ hai thuộc Chương trình Tái định cư đập Bakun (BRS) tại Sungai Asap và Sungai Koyan (*** 2008; Egay 2008; Jehom 2017; Langub 2013; Thambiah 2007).

Phân loại tộc người và tộc người là những chủ đề từ lâu đã thu hút các học giả và du khách trong bối cảnh của Borneo nói chung, cũng như Sarawak (King 1989; 2012; Sillander 1995; 2016; Hose và McDougall; và Tạp chí Bảo tàng Sarawak (1989, 4 tập). Những tập sách này có phạm vi rộng nhưng tập trung vào di sản văn hóa trong xã hội đa sắc tộc ở Sarawak hai mươi lăm năm sau khi được hợp nhất vào Liên bang Malaysia. Ví dụ, Phần 1 bao gồm các bài viết về thiết kế văn hóa cho du lịch (Arshad 1989; Juaenah và Fatimah 1989; Hon 1989) và một bài của Victor T. King có tựa đề “Tên gọi chứa đựng những gì? Tộc người và những vấn đề đặt ra cho các nhà nhân học” (1989, 235-245), một hướng dẫn kịp thời được dùng làm tiêu chuẩn cho tất cả các học giả, nhưng đặc biệt là cho các học giả bản địa. Công trình gần đây về tộc người đã nghiên cứu kỹ lưỡng các cách thức mà bản sắc tộc người có thể được tái cấu trúc và tái tạo thông qua việc hàng hóa hóa bản sắc tộc người, du lịch sinh thái và thông qua sự ràng buộc với các phương tiện truyền thông xã hội mới, kể cả Facebook. Các học giả, bao gồm Comaroff và Comaroff, đã tập trung vào tình trạng thương mại hóa tràn lan và hàng hóa hóa tộc người ở nhiều địa điểm khác nhau (Barlocco 2013; 2014; Comaroff và Comaroff 2009). Những người khác đã nhấn mạnh sự biến đổi môi trường như một động lực dẫn đến sự thay đổi quan niệm về bản sắc tộc người (Biersack 2006; Brosius 2006; Chan 2007; Langub và Ishikawa 2017). Cuối cùng, công trình gần đây làm nổi bật vai trò của các phương tiện kỹ thuật số và in ấn trong việc tái tạo và tái hình thành bản sắc ở bang Sarawak của Malaysia hiện đại (Bala 2017; Boulanger 2008; Postill 2006; 2010). Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook có khả năng cung cấp một nền tảng khuyến khích các hình thức hoạt động chính trị mới (Finau và cộng sự 2014; Postill 2010; xem Anderson 1983; Appadurai 1996). Tất cả những đóng góp này đều cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những cách khác nhau mà các quan niệm về bản sắc tộc người có thể phản ứng với những hoàn cảnh kinh tế, môi trường và công nghệ đang thay đổi.

Tưởng tượng

Lập luận của tôi ban đầu chịu ảnh hưởng bởi Anderson (1983) và Appadurai (1986) với cách tiếp cận đại cảnh của họ về chủ đề các cộng đồng tưởng tượng và ý nghĩa của nhà nước dân tộc. Tuy nhiên, tôi đã được thuyết phục theo một cách tiếp cận hơi khác. Công trình Trên bờ vực của Toàn cầu hóa: Lo lắng Hiện thời ở một Quốc gia Thái Bình Dương của Besnier (2011: trang 8, 10, 21) đã thu hút sự chú ý của tôi đến các vấn đề tương đương trong nghiên cứu về Balui, đặc biệt là trong giai đoạn trước khi họ di cư khỏi Balui vào năm 1998. Besnier đã khiến tôi đi đến xem xét quy hoạch và thực hiện Đập Bakun và chương trình tái định cư liên quan của nó với hậu quả là các cộng đồng người đã di cư đến các đô thị và ra nước ngoài. Lập luận của tôi sau đó chuyển sang hệ quả của việc ứng dụng công nghệ hiện đại dưới dạng internet, điện thoại di động, Facebook và WhatsApp trong việc cho phép các cộng đồng người di dân đến đô thị và thậm chí cả các cộng đồng di dân ra nước ngoài, kết nối với quê hương của họ, hay đúng hơn là với nguồn gốc nhà dài của họ và khôi phục cảm giác thân thuộc (Adams 2015; xem Gressier 2014).

Từ năm 1987 đến năm 1999, tôi đã có mặt tại một địa điểm chủ chốt để theo dõi tương tác của các nhà nghiên cứu, cả bản địa và nước ngoài, với mười lăm cộng đồng nhà dài sẽ di dời. Tôi đến hiện trường sau khi một số nghiên cứu kinh tế xã hội ban đầu đã được thực hiện; đối với tôi, các công trình đó và các tác phẩm đã xuất bản khác (Guerreiro 1987; 1988; Nicolaisen 1986; Rousseau 1974; de Martinoir 1974; Freeman 1981) rất quan trọng giúp tôi hiểu rõ về những gì đang diễn ra. Tôi rất ấn tượng với cách mà chính quyền Bang và các cán bộ của họ đã nỗ lực đáng kể trong việc kết hợp phát triển, thu thập thông tin về các cộng đồng bản địa và học hỏi một phần từ những kinh nghiệm phát triển thủy điện trước đó. Tất nhiên, những bài học rút ra không phải lúc nào cũng có thể chấp nhận được. Trong trường hợp của Chương trình Tái định cư đập Bakun, những người định cư chỉ được phân bổ 3 mẫu cho mỗi hộ gia đình so với 10 mẫu của Chương trình Batang Ai (Mahdzar et al. 1991).

Bài viết này cũng khảo sát những cách thức mà trong đó kinh nghiệm di cư của một cộng đồng tác động đến quan niệm cá nhân và tập thể về bản sắc tộc người, đồng thời nêu bật vai trò của tưởng tượng trong quá trình này. Là một trong mười lăm cộng đồng nhà dài được di dời để chuẩn bị cho việc xây dựng Đập Bakun, trải nghiệm của người Lahanan lặp lại kinh nghiệm của những cuộc di cư trước đây. Trước đây dọc sông Balui, nơi các cộng đồng phân bố trên một khu vực rộng hơn diện tích của Singapore, ở Asap, họ bị giới hạn về cả không gian và địa điểm. Điểm chung của hầu hết người Lahanan là mong muốn duy trì mối liên kết với ngôi nhà dài thân thuộc của họ cho dù họ có phải đến bất cứ phương trời nào đi nữa. Trong trí tưởng tượng của họ thông qua Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác, nếu không phải là trong thực tế, họ trở về căn hộ của mình để làm sống lại cảm giác thuộc về một cộng đồng, một địa điểm và bản sắc tộc người trong thời kỳ thay đổi nhà nước, quốc gia và toàn cầu. Mỗi ngôi nhà dài có một nhóm WhatsApp giúp những người theo dõi có được thông tin về bất cứ điều gì đang diễn ra trong chương trình tái định cư. Ví dụ gần đây nhất về điều này là sự lan truyền gần như tức thời của tin tức liên quan đến vụ hỏa hoạn ở ngôi nhà dài của người Badeng (tháng 6 năm 2017).

Công việc nghiên cứu trong gần ba mươi năm đã giúp tôi chứng kiến ​​những thay đổi đáng kể ở hai địa điểm khác nhau: trên sông Balui và trong Chương trình Tái định cư Bakun (sau đây gọi là BRS) trên sông Asap và sông Koyan, ở quận Belaga, Sarawak. Trong các năm 1998-1999, mười lăm cộng đồng nhà dài thuộc năm nhóm tộc người khác nhau (Kayan, Kenyah, Kajang Lahanan, Penan và Bukit) đang trên đỉnh điểm di dời và tái định cư (1998-1999). Năm nhóm tộc người này hiện tạo thành sáu nhóm tộc người khác nhau như một nhánh của người Kenyah, người Kenyah Badeng (Armstrong 1992) đang ngày càng có một bản sắc riêng, hệt như người Lahanan từng là Kajang Lahanan, trở thành Lahanan và lại có thể trở thành Kajang một lần nữa (xem Nicolaisen 1997). Tuy nhiên, họ được kết hợp thành một nhóm rộng lớn hơn nhiều, người Orang Ulu (Jayl Langub và Ding Seling 1989; xem Langub 2017), không chỉ bao gồm họ mà còn cả các nhóm tộc người vùng cao và vùng thượng lưu khác như người Kelabit (Mashman 2012). Mới đây, các nghiên cứu thực địa từ năm 2010 đến năm 2017 đã cho phép tôi phản ánh sâu rộng thêm về quá trình trước tái định cư và sau tái định cư của hai cộng đồng Lahanan thuộc Quận Belaga, Sarawak. Tiếp tục giao tiếp qua Facebook mang lại thêm nhiều cơ hội hơn để xem xét các tác động đến bản sắc tộc người và bản thân tộc người.

Facebook, Tộc người và người Lahanan

Khi tôi khảo sát chủ đề về tộc người và người Lahanan thông qua internet, lần đầu tiên tôi bị ấn tượng bởi một blog, người Dayak với tên gọi Golden Hair, trong đăng một phần từ một bài viết của tôi (*** 2008) cũng như một bức ảnh của một người đàn ông từ ngôi nhà dài Lahanan khác ở hạ lưu sông Balui. Một người bạn facebook trẻ tuổi nhiệt tình (Ollievya Peter) đã cho biết Blog này có một bức ảnh của người anh trai của ông nội cô ấy. Sau đó, tôi ghi nhận một mục nhập trên trang Facebook về Lashley Lerah Lahanan, (Lashley giống với tên thật của cô ấy, lerah có nghĩa là nữ, và tất nhiên tiêu ký căn cước, là người Lahanan). Tôi khá bối rối với cái tên Lashley vì vào thời điểm đó tôi không nhận ra bức ảnh đăng kèm, mặc dù người được đề cập là một “họ hàng” nhà dài thân cận. Sau khi suy nghĩ, tôi nhận ra rằng cô ấy, có tính cách tinh quái, đang truy vấn công khai căn cước giới tính của mình, một điều phổ biến đối với nhiều người theo dõi Facebook, nhưng không có nghi ngờ gì về tộc tính của cô ấy, hay nói chính xác hơn là nơi thuộc về cô ấy. Các đăng tải khác cho thấy quan điểm thay đổi của cô về sắc tộc của mình khi cô chuyển từ thủ phủ bang Kuching đến Miri, nơi cô giúp đỡ chị gái với bốn đứa con của mình và quay lại Kuching để học tiếp. Con gái của một người mẹ Kayan từ Long Benalui (xem Hình 1) và một người cha Lahanan / Kayan lớn lên ở Levu Lahanan, và có gốc gác nhà dài là người Kayan Uma Balui, Long Liko, cô lớn lên ở Levu Lahanan và do đó thuộc về nhà dài đó, ban đầu nằm trên sông Balui và sau đó là ở Sungai Asap. Những người anh em họ của cô, con trai của một bà mẹ người Lahanan / Kayan và một người cha Iban, cũng đã thắc mắc về tộc tính của họ: về một trường hợp là người Lahanan, một trường hợp khác là người Kayan, hoặc tiến thêm một bậc cao hơn trong hệ thống phân cấp và được tuyển chọn gọi là Orang Ulu (người sống ở vùng thượng lưu). Việc thay đổi tên facebook của họ phản ánh sự bối rối của họ khi họ cố gắng giải quyết vấn đề tộc tính phức tạp của mình. Nhưng trong thời gian gần đây, hai trong số ba anh em hài lòng tự xưng là hỗn hợp, tức là người Lahanan, Kayan và Iban khi nói về tổ tiên của họ.

Khi tôi trở nên quen thuộc hơn với Facebook, tôi đã làm quen với Elizabeth Gira, người cũng có liên quan đến bài luận này vì cô ấy là thành viên của Kamei Anak Lahanan toàn thế nhưng tản mạn, có 269 thành viên liên kết các cộng đồng di cư ra các vùng đô thị và hải ngoại cũng như số lượng người tham gia vào nhà dài Lahanan tại Asap-Koyan ngày càng tăng. Elizabeth, là con gái của một người mẹ Lahanan và một người cha Bidayuh, nhận mình là “anak Lahanan”, hoặc đứa con của người Lahanan, người Orang Ulu, người Bidayuh Serian, theo tộc tính của cha cô, còn Serian là một thị trấn ở Bang Sarawak của Malaysia, và với tư cách là người Sarawak, và thậm chí đôi khi là người Malaysia. Thỉnh thoảng cô đến thăm ngôi nhà dài của mẹ mình, Levu Lahanan. Trong một năm, cô đã từ Qatar, nơi cô theo học tại một trường nội trú quốc tế, về thăm Sarawak. Nhưng trong một bức ảnh trên facebook nơi cô ấy chụp ảnh bên bờ biển ở Qatar, tôi thấy rõ rằng trong bối cảnh ấy, cô không còn truy vấn về tộc tính của mình nữa, có lẽ vì bố mẹ cô ấy đều làm việc ở đó. Tuy nhiên, trong các đăng tải mới đây, vì đã trở lại Sarawak, nên cô ấy tự quảng cáo mình là “am Orang Ulu hỗn hợp Bidayuh”. Nhưng có lẽ cuộc trao đổi gần đây nhất của tôi là minh họa cho cuộc thảo luận đang diễn ra về tộc người. Wendy Ngayoh và tôi đã tham gia vào một cuộc thảo luận về từ “vâng”, “đúng” của tiếng Lahanan và chúng tôi kết luận rằng từ tiếng Lahanan đó đã không còn được sử dụng chính là “jie”. Giống như hầu hết các ngôn ngữ khác, tiếng Kayan cũng có xu hướng tiếp nối. Nhưng quan trọng hơn, Wendy, có bố mẹ đều rõ ràng là người Lahanan, tự hào quảng bá “Tôi là Lahanan” trên một loạt các áo phông mà anh ấy đã sản xuất và để chú thích điều này, đăng tải mới nhất của anh ấy có một vương miện đội lên lời tuyên bố đó! Và vào ngày này, 22 tháng 7 năm 2017, khi Sarawak kỷ niệm 54 năm độc lập và mong muốn ly khai khỏi đất liền, cho thấy rằng “chúng tôi” người Sarawak có một bản sắc riêng của chúng tôi.

Bài báo này ban đầu quan tâm đến việc toàn bộ sự phát triển của Đập Bakun và Chương trình Tái định cư liên quan của nó đã nêu bật chủ đề phân loại tộc người như thế nào và các sự kiện tiếp theo trong vài thập kỷ qua đã thay đổi hoặc làm thay đổi nhận thức của mọi người về tộc tính của họ ra sao. Trước đây, sự phân biệt giữa các cộng đồng tộc người tương đối rời rạc và mỗi cộng đồng đều khẳng định các thực tiễn văn hóa, điều này đánh dấu sự khác biệt của họ. Nhưng trong thập kỷ rưỡi qua kể từ khi tái định cư, mười lăm cộng đồng nhà dài đã hiểu ra, ít nhất một phần, cách thức những cộng đồng người khác nhìn nhận họ. Thông qua phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như Facebook, họ tìm cách tác động ảnh hưởng đến các hình thức văn hóa trong tương lai của chính họ khi họ khám phá tầm quan trọng của tộc tính ở Bang Sarawak của Malaysia hiện đại, và tranh đấu để giữ lại một số dấu tích của quá khứ huy hoàng mà họ đã từng lang thang trong một cảnh quan không hề bị kiểm soát bởi sự can thiệp của nhà nước (*** 2013).

Việc phân loại tộc người ở Sarawak, vùng đất của người White Rajahs (1841-1941) hoặc như Dove (2011) đã gọi đó là Western Borneo, về cơ bản bị ảnh hưởng bởi công trình của Edmund Leach, người đã thực hiện một cuộc khảo sát xã hội học và đề nghị nghiên cứu thêm ở Sarawak (1950; xem Freeman 1981; King 1989, 239). Nghiên cứu này được tiến hành đồng thời với công trình của ông ở vùng cao Miến Điện (Leach, 1954) và hai nghiên cứu này rất giống nhau về cách thức cấu trúc phân loại tộc người thông qua các nguyên tắc thứ bậc. Các khuyến nghị của Leach cuối cùng đã dẫn đến bùng nổ các báo cáo do Tập đoàn Cung cấp điện Sarawak liên kết với Bảo tàng Sarawak và Hội đồng Phong tục và Truyền thống (Majlis Adat Istiadat) ủy quyền vào những năm 1980/1990. Các báo cáo này đã làm nổi bật nhiều nhóm tộc người nhỏ được đề cập trong công trình của Leach, đó là các nhóm người Kayan, Kenyah, Bukit, Lahanan, Sekapan, Punan Bah và Penan.

Đề xuất phát triển các đập thủy điện Bakun và Murum là lý do thiết yếu để đặt hàng các báo cáo này và hai báo cáo về người Lahanan, một trong sáu nhóm tộc người rất nhỏ được Leach xác định là người Kajang, đã được chuẩn bị. Công trình học thuật của Guerreiro (1987) đã truy tìm các cuộc di cư và nguồn gốc của người Kajang Lahanan và mối liên hệ của họ với nhóm tinh hoa Kayan trong suốt nhiều thế kỷ, trong khi tác giả (2008; 2013) đã cố gắng dựa vào lịch sử và dân tộc chí về người Lahanan của mình bằng cách kết hợp dữ liệu gần đây từ vị trí mới của họ, Chương trình Tái định cư Bakun (BRS) thường được gọi là Asap, trong tiếng Bahasa Malaysia (sau đây gọi là BM, tiếng Mã Lai) có nghĩa là khói, có thể là sau các cuộc chặt cây đốt rẫy của những người nông dân chuẩn bị đất để tỉa lúa.

Người Dayak và người Kajang

Thuật ngữ Dayak trong ngữ cảnh Sarawak đôi khi có vẻ phù du. Ở Sarawak, nó được dùng để chỉ người Iban (Dayak Biển) và Bidayuh (Dayak Đất). Khi Derek và Monica Freeman (D. Freeman 1992; M. Freeman 2009) tiến hành nghiên cứu thực địa, họ gọi người Dayak Biển là Iban, còn thuật ngữ Bidayuh thay thế cho Dayak Đất khi Sarawak được hợp nhất vào Liên bang Malaysia. Thuật ngữ Dayak đôi khi được hồi sinh trong bối cảnh chính trị. Ví dụ, trong chuyến nghiên cứu Asap năm 2001, tôi đã tham gia một cuộc biểu dương chính trị cho ứng cử viên địa phương, có tư cách maren (quý tộc người Kayan) hoặc laja (quý tộc người Lahanan) và một người đàn ông mang hai dòng máu Kayan-Lahanan, Stanley Ajang Batok, đang tìm cách được bầu dưới ngọn cờ của Barisan Nasional – Mặt trận Dân tộc, khi đó dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Mahathir. Ông đã giành được ghế đại diện cho quận Belaga nhưng để mất nó trong cuộc bầu cử sau đó. Cũng tại cuộc bầu cử này, một đảng có tên Partai Bansa Dayak Sarawak – Đảng Nhân dân Bản địa Sarawak, chủ yếu là đảng của người Iban cũng tham gia tranh cử nhưng giành được một số ghế hạn chế và bị hủy đăng ký vào năm 2004. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng là bài viết của Victor T. King cho một tuyển tập có tên là Người bản địa Châu Á: ông không chỉ đề cập đến các dân tộc bản địa và quyền đất đai ở Sarawak, mà còn thảo luận về khái niệm bumiputra (mà ông coi là “bản địa” thay vì “những đứa con của đất” – đây là từ gốc tiếng Phạn भूमिपुत्र, HHN) trong bối cảnh của hiến pháp Malaysia (King 1995, 292-294). “Nói rộng ra khái niệm ‘bản địa’ có hai phụ loại chính: một mặt là người Mã Lai, và mặt khác là người bản địa Borneo thuộc Malaysia”. Ông tiếp tục đề cập đến nhóm Sarawak ‘bản địa’, bao gồm người Dayaks Biển, Dayaks Đất, người Kenyahs (bao gồm Sabups và Sipengs, nhưng không gồm người Badengs), người Kajangs (bao gồm cả người Lahanans) và người Mã Lai. Sau đó, ông gọi tất cả các nhóm không phải người Mã Lai là Dayak mà ông coi là “bumiputra hạng hai”. Những cái tên được ghi trong hiến pháp, nhưng chúng có giá trị bao nhiêu ở Sarawak ngày nay? Và cái gọi là Dayak có còn là bumiputera hạng hai không? Tôi cũng sẽ thảo luận về vấn đề này. Nếu tôi nhìn vào một số hệ quả rõ ràng của việc tái định cư ra khỏi sông Balui và sông Linau, tôi muốn lưu ý rằng một cộng đồng nhà dài, một nhóm ly khai khỏi người Kenyah Badeng của Long Gang, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ khác nhau, các nhà hoạt động người Badeng địa phương và sự hỗ trợ của chính phủ hiện đang hoạt động rất tốt ở vị trí mới phía trên Đập Murum, mặc dù ban đầu chính phủ đe dọa sẽ rút bỏ tất cả các dịch vụ khỏi họ và các nhóm nhà dài ly khai khác khi họ từ chối di dời. Người Kenyah Badeng Long Gang định cư ở khu vực người Koyan thuộc Chương trình Tái định cư Bakun là một cộng đồng bị chia rẽ theo ba tín ngưỡng, Sidang Injil Borneo (trước đây được gọi là Truyền giáo Phúc âm Borneo, một nhóm tôn giáo có nguồn gốc từ Úc), Công giáo La Mã và Hồi giáo. Cả hai cộng đồng Sidang Injil Borneo (SIB) và Công giáo La Mã (RC) đều có các nhà thờ riêng biệt, mỗi nhà thờ phục vụ sáu khối nhà dài. Một nhà thờ Hồi giáo nhỏ phục vụ sáu hộ gia đình. Người ta có thể bị cuốn hút để cho rằng những người định cư thuộc Chương trình Tái định cư Bakun, theo một cách nào đó vẫn là bumiputra hạng hai, nhưng các nhà hoạt động đô thị cũng như người dân địa phương có tiếng nói vẫn đang kiên định chống lại cái mác đó.

Chủ đề về người Kajang có tầm quan trọng lớn khi tôi bắt đầu nghiên cứu nhưng ngày càng trở nên ít ý nghĩa hơn trong suốt thời gian đó, mặc dù xem xét các sự kiện tiếp theo, tôi có thể đánh bạo mà phán đoán rằng thuật ngữ Kajang có thể nổi lên như một con phượng hoàng với vinh quang trước đây của nó, nếu chỉ để cung cấp những con số. Các đặc điểm thiết yếu hợp nhất người Kajang chính là ngôn ngữ, các phương ngữ khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa, tính chất bên lề và tính bản địa của họ. Họ, những người thổ dân hoặc bản địa của dòng sông (Low 1882; King 1989; xem *** 2008; Geschiere 2009), những người gốc ở vùng sông Balui đã bị ngập trong quá trình xây dựng đập Bakun. Những nguồn này, một bản đồ và bản sao tập dữ liệu điều tra kinh tế xã hội ban đầu liên quan trực tiếp trở lại mối liên hệ với Leach và người Kajang của ông, những người tự cho mình là đối lập với người Kayan trong khu phức hợp Kayan-Kenyah-Kajang (Rousseau 1990; King 1989) , nhưng hiện có nhiều vấn đề quan trọng hơn cần được giải quyết.

Di cư

Đã có rất nhiều tài liệu về nguồn gốc và sự di cư của các dân tộc vùng Trung Borneo và chắc chắn sẽ có những câu chuyện di cư tiếp theo khi những câu chuyện về các dân tộc bị buộc phải di dời được ghi lại chi tiết hơn. Ví dụ, một số người Bidayuh gần đây đã phải di dời vì việc xây dựng một hồ chứa để cung cấp nước cho Kuching, thủ phủ của Bang (Chua 2015). Bài viết này tập trung vào các cuộc di cư và tái định cư từ Batang Balui đến Sungai Asap và Sungai Koyan những năm 1998-1999, hiện đã hình thành Trung tâm Địa phương Một và Trung tâm Địa phương Hai trong Chương trình Tái định cư Bakun (*** 2008; Egay 2008; Langub 2013; Jehom 2017) . Từ những mảng dữ liệu điền dã được thu thập từ năm 1987 đến năm 2017 về cộng đồng tộc người Lahanan đôi khi vẫn được dán nhãn “Kajang”, tôi dự định sẽ tập trung vào dân tộc chí hiện tại và tiến tới mục tiêu đó. Điều rõ ràng và có liên quan đến cách giải thích của tôi là toàn bộ các nhóm tộc người bản địa đã liên tục di chuyển và hình thành các nhóm tộc người hoặc khu định cư mới để ứng phó với sự di cư và các nhóm được gắn nhãn Kajang là những người định cư đầu tiên của khu vực đã di cư đến đó vào khoảng hai trăm năm trước người Kayan và Kenyah (Guerreiro 1987; Henry 1989).

Trước sự thành lập một nhà nước Malaysia vào năm 1963, người Lahanan Long Pangai có lẽ không tự suy nghĩ về phương diện liên kết với bất kỳ nhóm tộc người rộng lớn nào, họ sống trong một ngôi nhà dài, và công nhận người Lahanan Long Semuang là một nhóm tách biệt đã như ong sẻ bầy vào năm 1860 sau một cuộc tranh chấp về quyền lãnh đạo. Hai nhà dài này là những người duy nhất tự xác định mình bằng tên gọi Lahanan. Leach (1950) đã nhóm Lahanan với các nhóm bản địa tương tự khác là người Kajang, nói rõ trong phần chú thích (p.50 fn. 4) rằng đây là cái tên mà họ tự gọi bản thân mình. Không rõ liệu điều này có thực sự có nhiều ý nghĩa với bản thân người Lahanan hay các nhóm tộc người nhỏ khác, người Sekapan, Kejaman, Punan Bah thậm chí còn nghĩ về mình bằng những tên gọi này hay không. Mặc dù họ có thể đã thừa nhận những điểm tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa và mong muốn duy trì sự đoàn kết khi đối mặt với các cuộc đột kích của người Kayan, họ đã không chính thức thừa nhận những điểm tương đồng của mình cho đến khi thành lập Hiệp hội Kajang vào năm 1984 (Nicolaisen 1986). Các danh mục tộc người và phụ nhóm tộc người trở nên có ý nghĩa lớn hơn trong tình hình hậu thuộc địa sau khi Leach chính thức xác lập những gì mà ông coi là một số ranh giới tộc người. Ngay cả vào thời điểm tôi bắt đầu nghiên cứu thực địa vào năm 1987, thì các danh mục của Leach đã được sử dụng để xác định vị thế tộc người của các nhóm khác nhau sống trên Balui. Trên thực tế, các hạng mục phân loại này đã được sử dụng cho Điều tra Kinh tế - Xã hội thực hiện trước khi quy hoạch và xây dựng đập Bakun để xác định vị thế tộc người. Năm 1979, Tập đoàn Cung cấp điện Sarawak kết hợp với SAMA Consortium, đã chuẩn bị một bản đồ nghiên cứu dân tộc chí được đề xuất về các nhóm bị ảnh hưởng bởi đập Bakun. (Hình 1: Các cộng đồng tộc người trên sông Balui và sông Linau vào năm 1979).

Năm 1986, Bảo tàng Sarawak đã tiến hành một loạt các nghiên cứu kinh tế xã hội về mười lăm cộng đồng nhà dài sẽ được di dời vì việc xây dựng Đập Bakun. Bản đồ liệt kê người Lahanan Long Pangai (hoặc ít nhất là ngôi nhà dài của họ) là Lahanan trái ngược với các cuộc khảo sát thực tế. Dịch vụ Công nghệ Sarawak (SES - Sarawak Engineering Services) đã thu thập dữ liệu về nhiều chủ đề khác nhau bao gồm tộc tính, quốc tịch, tôn giáo, giáo dục, đất đai và cây trồng của mỗi hộ thuộc nhà dài trong mười lăm ngôi nhà dài. Câu hỏi về tộc tính dựa trên phân loại kinh điển của Leach về phức hợp người Kenyah-Kayan-Kajang với sự bổ sung cả người Penan và Ukit, đôi khi được sử dụng để phân loại ở Bhuket (Thambiah 2007). Ngược lại với Guerreiro (1987), các quan sát của tôi trong lĩnh vực này chỉ ra rằng tiêu chí về tộc tính của Leach (1950) ít được sử dụng trong việc xác lập tộc tính của những người thuộc nhà dài hơn ba mươi lăm năm sau. Nhìn lại những hồ sơ này về người Levu Lahanan, tôi lưu ý rằng hầu hết các hộ gia đình trong cộng đồng này được kê là người Kajang, đôi khi là Kajang Lahanan. Sau đó vào năm 1987, khi tôi kiểm tra việc tự nhận danh tính tộc người của người dân, họ luôn tự xưng là người Lahanan, không phải Kajang hay Kajang Lahanan, và trong khi thừa nhận mối liên hệ với các nhóm Kajang khác, chủ yếu là trên cơ sở ngôn ngữ và với một văn hóa có cấp độ thấp hơn, rõ ràng họ đã tưởng tượng levu là trung tâm vũ trụ của mình, và ngôi nhà cũng như các đồ vật của tổ tiên được lưu giữ trong đó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khẳng định tính liên tục với quá khứ, hiện tại và tương lai (xem Fox 1993, trang 1). Những người khác sống trong cộng đồng được cá nhân người Lahanan xác định là Kayan của một khu vực cụ thể: Kayan Baram hoặc nhà dài cụ thể Kayan Uma Belor, và người Kenyah khác là Kenyah Indonesia hoặc Kenyah Uma Kelap hoặc Kenyah Badeng, một phụ nhóm tộc người chủ yếu của người Kenyah. Rõ ràng có nhiều mâu thuẫn trong bộ dữ liệu do các cuộc điều tra kinh tế xã hội thu thập nhưng dữ liệu được thu thập sai lệch vì nhiều lý do khác nhau,  trong đó có một tình huống vô cùng phức tạp. Ví dụ, vị tộc trưởng trả lời các câu hỏi thay mặt cho gia đình ông ta nói rằng tất cả họ đều là người Kajang Lahanan, sau đó chính người vợ ông ta đã tranh cãi quyết liệt, bà ấy đã đoan chắc với tôi rằng bà là người Kayan Uma Belor, chồng bà là người Lahanan-Kayan và các con của bà cũng vậy. Do đó, vị tộc trưởng và vợ của ông đại diện cho quan điểm của một người bên ngoài và một người trong cuộc về phân loại  tộc người, hoặc thực sự là hệ thống phân loại  phân cấp về tộc người, mà Khảo sát Kinh tế- Xã hội phải gặp khó khăn ghê gớm khi xử lý thông qua bảng hỏi của họ dựa trên loại hình học lỗi thời của Leach.

Một mặt, nhà nước khuyến khích tưởng tượng về một cấu trúc giống-nhà nước hướng tới lợi ích cho tất cả mọi người, tham gia vào sự phát triển (pembangunan), một cuộc sống tốt đẹp hơn bao gồm giáo dục, đường sá và các dịch vụ y tế tiên tiến với các thông báo được hiển thị nổi bật trên tất cả các hàng hiên nhà dài công bố nhiều lợi ích đáng kể cho những người di cư tiềm năng. Mặt khác, nhà nước thông qua các đại diện của mình, Hội đồng Phong tục và Truyền thống, Bảo tàng Sarawak, và các nhà nhân học khác với ý tưởng chính là cứu độ dân tộc chí đã tìm cách khuyến khích các cộng đồng tộc người riêng lẻ ghi lại lịch sử-tộc người, ngôn ngữ của họ và khát vọng cho bản thân và các thế hệ tương lai của họ. Trong khi ghi lại lịch sử của họ, người Lahanan được khuyến khích xây dựng lịch sử của cuộc di dân của họ rời khỏi Trung Borneo, các nguồn gốc của dân tộc và ngôn ngữ của họ thông qua các đại diện là các con gái của vị tộc trưởng khi đó. Người Lahanan Long Pangai đã ghi lại lịch sử của chính họ và trở thành đại diện duy nhất của nhóm Kajang sống trên các ghềnh thác và do đó trở thành người Lahanan vì họ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi mối quan hệ lâu dài với người Kayan ở thượng lưu sông Balui. Khi nhìn lại, người ta có thể nói rằng kế hoạch của chính phủ là khuyến khích lòng tự hào tộc người ở cấp cơ sở và niềm tự hào thuộc về quốc gia Malaysia với tư cách là các công dân ở cấp cao hơn (Barlocco 2015; xem Robinson cho Indonesia 2014).

_____________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Jennifer, Alexander (2018). Migration, Imagination and Identity in Modern Sarawak. In Asia Pacific Journal of Anthropology.

Tác giả: Jennifer Alexander là một nhà nhân học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu ở Indonesia và Sarawak, Đông Malaysia. Nghiên cứu của cô đã được tài trợ bởi hai Học bổng ARC và năm tài trợ nghiên cứu ARC. Ngoài ra, cô đã dành một năm nghiên cứu tại NIAS, Hà Lan và một năm nghiên cứu với Chương trình Nghiên cứu Nông nghiệp tại Đại học Yale, nơi cô và người chồng quá cố Paul (1942-2004) đã tổ chức nghiên cứu chung. Cô cũng đã từng giữ cương vị Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Bielefeld ở Đức, và hiện đang giữ cương vị Phó Giáo sư Danh dự của Đại học Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Úc.

References

Adams, Kathleen N. 2015. “Families, Funerals and Facebook: Reimag(in) ing and ‘Curating’ Toraja Kin in Trans-Local Times” (Trans-Regional and-National Studies of Southeast Asia), 27 March 2015.

Anderson, Benedict. 1983. Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. London: Verso

Andrello, Geraldo. 2015. Origin Narratives, Transformation Routes: Heritage, Knowledge And (a) Symmetries on the Uaupes River. Déjà Lu WCAAS Global E-Journal.

Appadurai, Arjun. 1996. Modernity at Large: Cultural Dimensions of Globalization. Minneapolis: University of Minnesota Press.

Armstrong, Rita. 1992. The Cultural Construction of Hierarchy Among the Kenyah Badeng, In Oceania 62 (3): 194-206.

Arshad bin Abdul Rahman 1989. “Budaya yang dirancancangkan untuk pelancongan.” Sarawak Museum Journal 60 (n.s. 61) 271-278.

ASEASUK News, Spring 2014.

Astroview Traveller August 2014.

Ave, Jan B. and Victor T. King.1986. Borneo: The People of the Weeping forest: tradition and change in Borneo. Leiden, Netherlands: National Museum of Ethnology.

Barlocco, Fausto. 2013. “Consuming Ethnic Identities: ‘Materializing’ the Nation and the Minority in Sabah. Sojourn: Journal of Social Issues in Southeast Asia 28 (3): 465-478.

Barendregt, Bart. 2010. Diverse Digital Worlds, In Heather A. Horst and Daniel Miller, eds. Digital anthropology, 207-224, London and New York: Berg.

Besnier, Niko. 2011. On the Edge of the Global: Modern Anxieties in a Pacific Nation. Stanford, California: Stanford University Press.

Biersack, Aletta. 2006. “Reimagining Political Ecology: Culture/ Power/ History/ Nature” in Biersack, Aletta and James B. Greenberg, eds. Reimagining Political Ecology, Durham and London: Duke University Press, p. 3-40.

Boulanger, Clare. 2008. “Making Modern Malaysians in Sarawak”, pp. 93-104. “In Zawawi Ibrahim, Wan. ed. 2008. Representation, Identity and Multiculturalism in Sarawak. Kajang: Persatuan Sain

Bock, Carl. 1985 [1881] The Head-Hunters of Borneo. Singapore: Oxford University Press.

Brosius, Peter. 2006. “Between Politics and Poetics: Narratives of Dispossession in Sarawak, East Malaysia”, Reimagining Political Ecology edited by Aletta Biersack and James B. Greenberg (eds.) Durham and London: Duke University Press, 281-322.

Chan, Henry. 2007. Survival in the Rainforest: Change and Resilience among the Punan Vuhang of Eastern Sarawak, Malaysia. Helsinki: Helsinki University Press. [Shun Deng has edited this out of my text. See previous version]

Chua, Liana. 2007 “Fixity and flux: Bidayuh (dis)engagements with the Malaysian Ethnic system.” Ethnos 72(2):262-288.

Chua, Liana. 2012. The Christianity of Culture: Conversion, Ethnic Citizenship, and the Matter of Religion in Malaysian Borneo. New York: Palgrave Macmillan.

Comaroff, John. L. and Jean Comaroff. 2009. Ethnicity Inc. Chicago: Chicago University Press.

Doron, Assa. (2012) Mobile Persons: Cell phones, Gender and the Self in North India, The Asia Pacific Journal of Anthropology, 13:5, 414-433.

Dove, Michael R. 2011. The Banana Tree at the Gate: A History of Marginal Peoples and Global Markets in Borneo. New Haven: Yale University Press.

Finau, Glen, Romitesh Kant, Sarah Logan, Acklesh Prasad, Jope Tarai and John Cox. 2015. “Social Media and E-Democracy in Fiji, Solomon Islands and Vanuatu” , Completed Research Paper, Academia edu files.

Fox, James J. 1993. “Comparative Perspectives on Austronesian Houses: An Introductory Essay”, in Inside Austronesian Houses: Perspectives on Domestic Designs for Living, edited by James J. Fox. Canberra: Research School of Pacific Studies Australian National University. [Reprint ANU E-Press 2006].

Freeman, Derek. 1992. The Iban of Borneo. London School of Economics, Monographs on Social Anthropology No. 41. Kuala Lumpur: Sabdul Majeed and Co in Association with Athlone Press. [First published as Report on the Iban of Sarawak 1955 and also as Iban Agriculture 1955]

Freeman, Derek. 1981. Some Reflections on the Nature of Iban Society. An Occasional Paper of the Department of Anthropology, Research School of Pacific Studies, The Australian National University, Canberra, A.C.T.

Freeman, Monica. 2009. The Iban Diaries of Monica Freeman 1949-1951, Laura P. Appell-Warren ed. Phillips, Maine: Borneo Research Council Monograph Series No. 11.

Geddes, W.R. 1957 Nine Dayak Nights. Melbourne: Oxford University Press.

Geschiere, Peter. 2009. The perils of belonging: autochthony, citizenship, and exclusion in Africa and Europe, Chicago and London: University of Chicago Press.

Gomes, A.C. 2007. ‘”Land Spilled with My blood’: Cultural Contestations and Spatial Transformation’ in M. Ruckenstein and M-L Karttunen (eds), On Foreign Ground: Moving Between Countries and Categories, Finnish Literature Society, pp. 125-134.

Gomes, A.C. 2013. “Anthropology and the Politics of Indigeneity”, Anthropological Forum, 23 (1): 5-15.

Guerreiro, Antonio. 1987. “The Lahanan: some notes on the history of a Kajang group”, Sarawak Gazette 113 (1500): 17-28.

Harris, Roger. W. (2014) Tourism in Bario, Sarawak, Malaysia: A Case Study of Pro-poor Community-Based Tourism Integrated into Community Development. Asia Pacific Journal of Tourism 14:2, 125-135.

Henry O. Luhat 1989 “Some Aspects of Belaga Kajang ethnohistory”, Sarawak Museum Journal 60 (n.s. 61), Special Issue No. 4, Part III, pp.49-56.

Hon, Denis. 1989. “Culture designed for tourism – The Sarawak Context” Sarawak Museum Journal 60 (n.s.61): 285-292.

Hose, Charles and William McDougall. 1993 [1912]. The Pagan Tribes of Borneo. Two Volumes Singapore: Oxford University Press.

Ishikawa, Noroboru and Jayl Langub. 2014. “Rivers as Social Interfaces. The Kemena-Tatau Riverine societies in Bintulu, Sarawak”. 12th International Borneo Research Council Conference “Diversity and Dynamism in Borneo” Universiti Malaysia Sabah, 5-7th August 2014.

Jessup, Timothy C. and Andrew P. Vadya. 1988. “Dayaks and Forests of Interior Borneo.” Expedition 30 (1): 5-17.

Junaenah Sulehan and Fatimah Kari. 1989. “Culture designed for tourism”. Sarawak Museum Journal 60 (n.s. 61): 279-284.

King, Victor T. 1989. “What’s in a Name? Ethnicity and the problems its poses for anthropologists”, Sarawak Museum Journal 40 (61): 235-245. Special Issue No. 4 Pt 1.

King, Victor, T. 1995. “Indigenous Peoples and Land Rights in Sarawak, Malaysia: To be or Not To Be a Bumiputra.” p 289-305 in R.H. Barnes, Andrew Gray and Benedict Kingsbury, eds. Indigenous Peoples of Asia. Asian Association Inc., Ann Arbor, Michigan.

 King, Victor T. 2012 Culture and Identity: Some Borneo Comparisons. Working Paper no. 1, Institute of Asian Studies/Sociology/Anthropology, University of Brunei Darussalam.

Komito, Lee. 2011. “Social Media and Migration: virtual community”, Journal of the American Society for Information Science and Technology 62 (6): 1075-1086.

Langub, Jayl and Ding Seling.1989. “The Orang Ulu: An Overview” Sarawak Museum Journal 60 (61 N.S.) Special Issue No 4 Part III: 19-36.

Langub, Jayl. 2013. “Narratives of Involuntary Migrants: The Case of the Penan Talun” in Sanib Said, Jayl Langub and Awang Azman Awang Pawi, eds. Perspektif Masyarakat dan Budaya Sarawak (Perspectives on Sarawak Culture and Society). Samarahan: Institute of East Asian Studies.

Leach, E.R. 1950. Social Science Research in Sarawak, a Report on the Possibilities of a Social Economic Survey of Sarawak Presented to the Social Science Research Council. London: His Majesty’s Stationery Office.

Leach, E.R. 1954. Political Systems of Highland Burma: A Study of Kachin Social Structure. London: Athlone Press [1970].

Low, H.B. 1882. “Journal of a Trip up the Rejang”, Sarawak Gazette, 1St August, 1st September, 2nd October: 52-54; 62-73; 81-83.

Majlis Adat Istiadat, Sarawak (reprint 2006) Bakun HEP: Rituals and Ceremonies Performed by the Fifteen Longhouse Communities above the Bakun Rapids.

Merlan, Francesca. 2013. “From a comparative perspective”, in Adat and Indigeneity in Indonesia edited by Brigitta Hauser-Schaeublin, Goettingen: Goettingen Studies in Cultural Property Vol 7, 185-200.

Mashman, Valerie. 2012. “Reshaping Ancestry – Revealing what has been hidden”, Sarawak Museum Journal 91 LXX: 22-37.

Nicolaisen, Ida. 1977/78. “The dynamics of ethnic classification: a case study of the Punan Bah”, Folk 19-20:183-200.

Nicolaisen, Ida. 1986. “Pride and Progress: Kajang Response to Economic Change”, Sarawak Museum Journal 36 (57):75-116.

O’Hanlon, Redmond. 1984. Into the heart of Borneo: An account of a journey made in 1983 to the mountains of Batu Tiban with James Fenton. Edinburgh: The Salamander Press.

Postill, John. 2006. Media and Nation Building: How the Iban Became Malaysian. New York and Oxford, Berghahn Books.

Postill, John. 2010. “ Digital Politics and Political Engagement”. In Heather A. Horst and Daniel Miller, eds. Digital anthropology, 165-184 London and New York: Berg.

Robinson, Kathryn. 2014. “Citizenship, identity and difference in Indonesia”, Review of Indonesian and Malaysia Affairs, vol. 48, no. 1, pp. 5-34.

Rousseau, Jerome. 1990. Central Borneo: Ethnic Identity and Social Life in a Stratified Society. Oxford: Clarendon Press.

Salazar, Noel B. 2013. “Imagineering Otherness: Anthropological Legacies in Contemporary Tourism”, Anthropological Quarterly 86, (3), 669-696

Salazar, Noel B. 2014. .”To Be or Not to Be a Tourist: The Role of Concept Metaphors in Tourism Studies” Tourism Recreation Research 39 (2):259-265.

Sarawak Museum Journal. 1989. Four volumes related to Sarawak Cultural Heritage Symposium and Seminars/Workshops held in conjunction with 25th Anniversary of Independence.

Sillander, Kenneth. 1995. “Local Identity and Regional Variation: Notes on the Significance of Ethnicity among the Luangan and the Bentian”. Borneo Research Bulletin, 26: 69-95.

Schrooten, Mieke. 2012. “Moving ethnography online: researching Brazilian migrants’ online togetherness”, Ethnic and Racial Studies, 35, 10, 1794-1809.

Tan, Chee-Beng 2010. “Ethnic identities and national identities: Some examples from Malaysia”, Identities: Global Studies in Culture and Power 6 (4): 441-480.

Thambiah, Shanthi. 2007. “The Emergence of the Ethnic Category Bhuket: Diversity and the Collective Hunter-Gatherer Identity in Borneo” in Peter Sercombe and Bernard Sellato, eds. Beyond the Green Myth: Borneo’s Hunter-Gatherers in the Twenty-First Century, pp. 91-109 Copenhagen, NIAS Press.

Tillema, H.F. 1989 [1938] A Journey among the Peoples of Central Borneo in Word and Picture edited and with an introduction by Victor T. King. Singapore: Oxford University Press.

Zawawi Ibrahim, Wan. ed. 2008. Representation, Identity and Multiculturalism in Sarawak. Kajang: Persatuan Sain.

 

 

 

 

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Động năng Lý thuyết (I)

Gavin Lucas

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nửa thập kỷ thứ hai của thiên niên kỷ mới đã trôi qua, có vẻ như nhiều nhà khảo cổ đang băn khoăn về tương lai ngành học của họ. Có lẽ đây là một vấn đề kinh niên, nhưng dường như - đặc biệt là liên quan đến lý thuyết – mọi người đều có cảm giác về sự thay đổi hoàn toàn đang xảy ra trong khảo cổ học. Những khoảnh khắc như vậy thường gợi ra cả lập trường tiêu cực và tích cực, cái trước thường là khúc dạo đầu cho cái sau. Do đó, việc đặc trưng hóa tình trạng lý thuyết khảo cổ học hiện nay được thể hiện qua thái độ thất vọng, thậm chí chán nản: thiếu nhận thức về sự tranh luận hay đổi mới lý thuyết thực sự. Hậu quá trình luận đã ở tuổi trung niên, bình thường hóa (Olsen 2012); không có sự phân chia lớn về mặt lý thuyết, chỉ còn lại hầu hết là lập trường thích chung tay hơn là tiếp tục luận chiến - “một cộng đồng diễn ngôn” thuần túy (Hodder 2012a). Một số nhà khảo cổ thậm chí còn cho rằng điều đó đánh dấu cái chết hoàn toàn của lý thuyết - mặc dù ý nghĩa của chúng cụ thể nói về cái chết của các hệ mẫu lý thuyết hơn là bản thân lý thuyết (Bintliff & Peirce 2011). Tuy nhiên, đối với những người khác, điều đó lại đánh dấu một bước ngoặt trong ngành học của chúng ta: tạo bối cảnh cho sự ra đời của một lý thuyết hoàn toàn mới, một hệ mẫu mới (Olsen 2012; Kristiansen 2014). Kristian Kristiansen, trong bài viết chủ đạo mới đây cho tạp chí này, đã đưa ra một thông điệp rất tích cực (mặc dù rất cẩn trọng về mặt chính trị) chính là về một hệ mẫu mới như vậy, một hệ mẫu dựa trên một cuộc cách mạng khoa học kết nối với dữ liệu mới, đặc biệt là tiềm năng của dữ liệu DNA ( Kristiansen 2014). Bjørnar Olsen, trong một bài viết trước đó phản ánh tình trạng của lý thuyết khảo cổ học, đã tung ra một đòn chiến thuật, thúc đẩy một cách nhìn hoàn toàn khác về khảo cổ học, một quan điểm được những người khác mô tả là bước ngoặt Hữu thể luận (ví dụ như Alberti và cộng sự 2013) hoặc một chủ nghĩa duy vật mới (Witmore 2014), và của chính Olsen, với tư cách là một sự trở lại với sự vật (Olsen 2010, 2012; xem thêm Olsen et al. 2012).

Mặc dù tầm nhìn cụ thể của Kristiansen và Olsen về hiện trạng của lý thuyết khảo cổ học là khá khác nhau, nhưng có điểm chung là: cả hai đều khuôn tầm nhìn vào quan điểm lịch sử và đặc biệt là quan điểm đặc quyền coi lý thuyết khảo cổ học bằng cách nào đó đã tiến bộ qua những biến đổi hoặc các cuộc cách mạng chủ đạo về hệ mẫu. Quan điểm này rất tường minh với Kristiansen nhưng nó cũng không kém rõ ràng trong bài viết của Olsen. Điều đó cũng không quá đặc biệt đối với họ, nhưng lại có thể là cách thức chi phối tất cả chúng ta khi nghĩ về lý thuyết trong khảo cổ học - và cũng chính là cách thức được dạy dỗ trong các khóa học đại học. Nhưng như Julian Thomas đã chỉ ra, vấn đề với mô hình hệ mẫu là nó trở nên tự đại; một khi chúng ta nhìn nhận lịch sử quá khứ của lý thuyết khảo cổ dưới góc độ này, thì tương lai chắc chắn cũng sẽ có cùng hình dạng (Thomas 2015). Về lý thuyết, chúng ta mong đợi “điều lớn lao tiếp theo”. Giờ đây khi hậu quá trình luận đã trở nên quá đát, chúng ta không thể chỉ ngồi dự đoán mà cần phải có một sự thay đổi căn bản khác về lý thuyết. Ý tưởng tiềm ẩn tương tự làm cơ sở cho tuyên bố về cái chết của lý thuyết, đó là: lý thuyết đã thất bại vì không còn có điều gì to tát mới kể từ hậu quá trình luận.

Những lập luận như vậy làm nổi bật nhu cầu phản ánh phê phán về sử ký khảo cổ học và phép tu từ mà chúng ta sử dụng để suy nghĩ về lý thuyết (hoặc thực sự là khảo cổ học) trong viễn kiến lịch sử. Tuy nhiên, thay vì cố đâm đầu vào giải quyết vấn đề này, tôi lại muốn sử dụng bài phê bình này của Thomas làm bàn đạp để suy nghĩ về lý thuyết theo một cách khác. Nói một cách cụ thể, tôi sẽ chuyển phạm vi vấn đề từ lịch sử sang địa lý; Tôi sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến vị trí và sự phân bố của lý thuyết và đặc biệt là động năng của nó. Và do đó, tôi không đề cập đến các trọng tâm lý thuyết hóa như Olsen (2012: 18–19) đã thảo luận, mà là các cấu hình thao tác và chuyên ngành xoay quanh các ý tưởng về việc xây dựng lý thuyết và vay mượn lý thuyết. Ngày nay, người ta ít đề cập đến việc xây dựng lý thuyết - có lẽ vì quá nặng mùi thực chứng luận và một chương trình của Binford (Binford 1977a); mặt khác, người ta quá xao xuyến về ý tưởng vay mượn lý thuyết. Ở một khía cạnh nào đó, chúng tái hiện những đối cực; nhưng tôi cho rằng thực tế chúng lại quá xoắn xuýt với nhau. Để khám phá hai ý tưởng này, tôi muốn bắt đầu bằng một loại ngụ ngôn minh họa mối quan hệ của chúng.

Mâu thuẫn vay nợ

Gần đây, tôi là thành viên của một nhóm làm việc về chủ đề các phế tích hiện đại và nghiên cứu cụ thể của tôi về một ngôi làng đánh cá bị bỏ hoang đầu thế kỷ 20 ở Iceland (Lucas 2014; và cả Olsen & Pétursdóttir 2014). Đặc biệt là tôi muốn khảo sát các quy trình liên quan đến việc làm thế nào mà ngôi làng này lại trở thành một phế tích, nhất là động năng liên quan đến cách thức mà mọi thứ dịch chuyển, tóm lại bằng câu hỏi Mọi thứ đã đi đâu? Khi khảo sát vấn đề này, tôi đã dựa trên các lý thuyết và ý tưởng từ nhiều hướng như địa lý thời gian của Hägerstrand (Hägerstrand 1970) và chuỗi hàng hóa của Wallerstein (Hopkins & Wallerstein 1986). Bây giờ, theo một nghĩa nào đó, điều này thể hiện một ví dụ kinh điển của việc khảo cổ học vay mượn lý thuyết từ bên ngoài ngành học - trong trường hợp này là tìm kiếm học thuật về địa lý nhân văn hoặc lịch sử kinh tế. Nhưng khoản vay không chỉ giới hạn ở đây.

Các quy trình phương pháp luận khác mà tôi sử dụng trong quá trình khai quật và phân tích đã dựa trên các khái niệm cơ bản như địa tầng và loại hình học có nguồn gốc từ, hoặc ít nhất là có chung tổ tiên với địa chất và lịch sử tự nhiên. Hơn nữa, không chỉ lý thuyết và phương pháp được vay mượn, mà chính những công cụ tôi sử dụng để thực hành điền dã cũng vậy. Khi khai quật tại hiện trường, chúng tôi đã sử dụng máy toàn đạc để ghi lại vị trí của các hào rãnh và các đặc điểm, bản vẽ mặt bằng và mặt cắt để ghi lại các lớp trầm tích; công nghệ khảo sát như chúng ta đều biết, hầu như không phải là một phát minh khảo cổ học và trên thực tế, hầu hết những phát triển chính yếu trong lĩnh vực này đều bắt nguồn từ bối cảnh quân sự, cũng như với rất nhiều công nghệ. Ngay cả các công cụ khảo cổ cơ bản nhất, đến cái bay, chiếc xẻng, cũng mượn từ bộ công cụ của thợ ngõa, thợ nề. Vậy cái còn lại của khảo cổ học là ở đâu? Hệt như lối cách ngôn về củ hành, nếu lột hết từng lớp vỏ thì cuối cùng còn lại... cái gì? Không còn gì? Khảo cổ học có phải là đồ thải đối với cái lõi của nó?

Thế thì, tôi đồ rằng ta có thể chơi cùng một trò chơi với bất kỳ ngành học nào, và thứ thực sự mách bảo ta chính là khảo cổ học phát triển thông qua vô số tương tác với một loạt các thực hành văn hóa khác, mang tính học thuật và phi học thuật. Thật vậy, công bằng mà nói, chúng ta nên đảo ngược trò chơi này lại. Đúng vậy, các nhà khảo cổ học có thể đã mượn cái bay từ người thợ nề, nhưng họ sử dụng nó theo một cách rất khác; không để trát xi măng hoặc vữa, mà phải cạo sạch đất và mọi cáu bẩn; không phải để xây đắp lên, mà để rã hạ xuống. Tuy nhiên, tôi cũng chẳng muốn tâng cao những đối lập ở đây, vì vấn đề là khá tổng quát: các nhà khảo cổ học có thể đã mượn cái bay, nhưng chúng ta cũng đã tự làm ra nó, khai thác tính khả dụng của nó và phát triển một bộ kỹ thuật rất khác - theo nghĩa Maussian – để thao tác nó. Việc sử dụng chiếc bay trong khảo cổ học cũng phong phú chẳng kém gì việc nhà khảo cổ mượn chiếc bay đó của thợ nề. Điều tương tự cũng áp dụng cho các phương pháp luận chẳng hạn như địa tầng học - hay nghĩ về ma trận Harris vậy. Chắc nó cũng phải áp dụng vào lý thuyết rồi nhỉ? Tôi đã làm cho chuỗi hàng hóa và địa lý thời gian mang tính “khảo cổ học” nhiều hơn trong nghiên cứu của mình chưa? Tôi vẫn còn do dự về điều này. Có lẽ có, cũng có lẽ không.

Xin hãy treo lại vấn đề này và thực hiện một cách giải quyết khác. Giờ đây, điều tôi muốn là suy nghĩ về vấn đề vay mượn và xây dựng lý thuyết (đặc biệt là vay mượn) bằng những khuôn khổ khái quát hơn và đặc biệt tập trung vào cái gốc rễ xao xuyến của chúng ta xung quanh việc vay mượn, nhất là trong bối cảnh lý thuyết. Ý tôi đó là nỗi xao xuyến mà đôi khi tôi đã tự thể hiện mình, thường là không cần cân nhắc quá nhiều, và vì vậy tôi thấy đây là một thời điểm thích hợp, thực sự dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về gốc rễ của nỗi xao xuyến này. Vừa mới đây thôi, Matt Edgeworth có lẽ đã đề cập đến vấn đề này với mục đích kêu gọi các nhà khảo cổ học tin tưởng hơn vào sự cam kết với khối tư liệu của họ như một nguồn diễn giải - một nguồn lý thuyết ngay cả khi dựa vào khối lý thuyết vô tận từ bên ngoài khảo cổ học (Edgeworth 2012).

Khi nghĩ về vấn đề vay mượn lý thuyết này, một trong những mâu thuẫn đầu tiên tôi gặp phải là cách chúng ta hành xử khác nhau với lý thuyết vay mượn và phương pháp vay mượn. Chỉ cần xem xét do dự trước đó của tôi về việc sử dụng địa lý thời gian thực sự mang tính khảo cổ học như thế nào. Rốt cuộc, bạn không bao giờ nghe thấy những lời phàn nàn về việc khảo cổ học vay mượn các công nghệ được phát triển ở những ngành khác, từ Lidar (Lidar thường được sử dụng để tạo bản đồ có độ phân giải cao, với các ứng dụng trong trắc địa, địa tin học, khảo cổ học, địa lý, địa chất, địa mạo, địa chấn học, lâm nghiệp, vật lý khí quyển, dẫn đường bằng laser, bản đồ laze không ảnh, và đo cao độ bằng laser - HHN) đến phân rã phóng xạ. Sau đó, là câu hỏi về việc liệu vay mượn có phải là một thuật ngữ thích hợp cho vô số công việc như vậy trong khảo cổ học hay không; các nghiên cứu về DNA được Kristiansen bàn đến – có phải các nhà khảo cổ học vay mượn lý thuyết và kỹ thuật từ các nhà di truyền học, hay đó chỉ là sự hợp tác đơn giản? Có vẻ như chỉ với lý thuyết, chúng ta mới gặp phải vấn đề về vay mượn - đến nỗi Olsen cảm thấy cần phải thẳng thừng chặn đứng những kẻ chỉ trích quan điểm của mình bằng cách gợi ý rằng chủ nghĩa duy vật mới chẳng hề là một làn sóng khác của lý thuyết vay mượn, mà là một trong những hợp tác lý thuyết thực sự (Olsen 2012: 20). Thật vậy, Olsen cho rằng đây là một thời điểm hiếm hoi về phương diện khảo cổ học khi các ngành học khác thực sự hòa hợp với khả năng nhạy bén của chính khảo cổ học.

Mặc dù vậy, tôi cho rằng cú trả đũa của Olsen dường như cho thấy chúng ta ngầm tách biệt giữa những nỗi xao xuyến khi nói đến việc vay mượn trên bình diện phương pháp luận và vay mượn trên bình diện lý thuyết. Tại sao vậy? Một lời đáp khiếm nhã có thể là chúng ta mượn các phương pháp và công nghệ vì chúng có tác dụng với chúng ta, chúng có ý nghĩa và hệ quả rõ ràng đối với việc thực hành của chúng ta. Mặt khác, chỉ trích chính yếu về việc vay mượn lý thuyết xoay quanh khả năng ứng dụng của chúng - hoặc thiếu vắng khả năng đó; thường thường, lý thuyết dường như bị ép buộc vào dữ liệu khảo cổ học, giống như một cái chốt tròn ấn vào một lỗ vuông vậy. Nhưng đặc điểm này quá rõ ràng đến mức khiến chúng ta phải nghi ngờ. Thực tế là, tất cả các loại công nghệ và phương pháp đều được các nhà khảo cổ học coi là không bao giờ trở nên hữu ích, có tác dụng thực tế hoặc đơn giản là chấp nhận. Tôi nhớ khi một đồng nghiệp từng làm việc ở Na Uy cố gắng đưa những chiếc cuốc hình lưỡi liềm (krafsers) vào Đơn vị Khảo cổ học Cambridge khi tôi làm việc ở đó nhiều năm trước - chúng khá hiệu quả, nhưng chưa bao giờ được áp dụng rộng rãi và tôi đoán giờ đây không còn ai sử dụng (cho dù tôi có thể sai!). Sự bén duyên với công nghệ cũng để lại nhiều mối quan hệ thất bại như với lý thuyết - nó chỉ khó thấy hơn, có thể vì nó không để lại dấu vết của các bài viết đã được xuất bản.

Đối với tôi, dường như lý do chính khiến chúng ta khi vay mượn lý thuyết thường gặp rắc rối hơn là vay mượn kỹ thuật liên quan đến việc chúng ta ngầm tách biệt giữa thu thập dữ liệu, diễn giải dữ liệu và định giá khi thu thập và diễn giải chúng. Thu thập dữ liệu là việc làm cơ giới, diễn giải lại mang tính nghệ thuật - như trái tim và linh hồn của khảo cổ học vậy. Nhiều vấn đề cũng có nguy cơ bị đe dọa liên quan đến bản sắc ngành học và ý nghĩa khi bắt tay vào diễn giải. Việc định giá như vậy lan tỏa qua khắp các bộ phận của người khai quật và giám đốc, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhà khoa học, và thậm chí còn định nghĩa mối quan hệ giữa khảo cổ học và nhân học ở Hoa Kỳ trong một thời gian (ví dụ: xem Deetz 1988), khảo cổ học trong trường hợp này được định nghĩa duy nhất bằng các phương pháp truy xuất và phân tích dữ liệu, nhân học là khoa học diễn giải các dữ liệu đó. Tất nhiên sự tách biệt về thu thập và diễn giải dữ liệu này đã bị chỉ trích không ngừng trong nhiều thập kỷ nay (ví dụ: Hodder 1999) - nhưng phê phán không đảm bảo loại bỏ nó khỏi cách suy nghĩ của chúng ta. Đó là vấn đề của những định kiến ​​thâm căn cố đế: có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể nhận thức được.

Vì vậy, nếu chúng ta chống lại lối suy nghĩ này, thì liệu có ổn không khi phải vay mượn lý thuyết, hệt như vay mượn kỹ thuật? Chúng ta có nên lo lắng gì không? Tôi nghĩ vấn đề không thực sự là về vay mượn lý thuyết - hay kỹ thuật, mà là động năng của việc lý thuyết hóa. Ý tôi là điều cốt lõi khiến chúng ta lo lắng xung quanh chuyện vay mượn lý thuyết là câu hỏi về động năng này. Tôi thấy điều này được thể hiện theo hai cách khác nhau. Một cách liên quan đến sự đối lập với cái thường được gọi là lý thuyết hóa từ trên xuống - bắt đầu không phải từ bản thân bằng chứng hoặc tư liệu khảo cổ học, mà là từ các khái niệm và ý tưởng trừu tượng. Cách kia liên quan đến sự đối lập với lý thuyết hóa du nhập - đưa các lý thuyết từ bên ngoài vào khảo cổ học và áp dụng chúng vào dữ liệu khảo cổ học. Nhận xét của Edgeworth về vấn đề này trong bài viết của ông được trích dẫn trước đó liên quan đến cả hai vấn đề (Edgeworth 2012). Giờ đây cả hai có thể và thường xuyên bện xoắn lấy nhau, nhưng ở đây, tôi muốn tách chúng ra vì mục đích phân tích. Tôi muốn cố gắng giải cấu trúc những lo lắng này và tìm hiểu xem chúng ta phát hiện ra điều gì là rắc rối, và làm thế nào chúng ta có thể suy nghĩ lại các vấn đề liên quan. Xin được bắt đầu với vấn đề đầu tiên.

Lý thuyết Từ trên xuống so với Từ dưới lên

Việc xây dựng lý thuyết từ trên xuống ngày nay hầu như đã trở thành một từ rất cóc cáy; thay vào đó, càng ngày chúng ta càng bị thôi thúc phát triển các phương pháp tiếp cận khảo cổ học từ dưới lên, nơi mà bản thân chất liệu khảo cổ học được cho là dẫn đạo. Lỗ hổng của cách tiếp cận từ trên xuống được minh họa rõ ràng nhất trong cách xác lập cổ điển đó, nghiên cứu trường hợp; một luận án hoặc bài viết phác ra một lập trường lý thuyết chung, được gia cố nặng chịch trích dẫn của các nhà tư tưởng, các khái niệm và các văn bản khác, và sau đó tiến hành chứng minh giá trị của lý thuyết nói trên bằng nghiên cứu trường hợp. Về cơ bản, đây cũng là mô hình mà chúng ta thường khuyên nghiên cứu sinh làm theo trong nghiên cứu sau đại học và tiến sĩ của họ. Đôi khi có tác dụng, và đôi khi cũng không. Nhưng những chỉ trích về cách tiếp cận như vậy dường như thường không nhằm xem liệu nó có thành công hay không; đúng hơn - có lẽ trớ trêu thay – điều đó lại nằm trong một giả định lý thuyết cho rằng cách tiếp cận từ trên xuống đơn giản là kém cỏi. Vậy thì việc kêu gọi cho một cách tiếp cận từ dưới lên có phải chỉ đơn giản là một khẩu hiệu hoặc một câu cửa miệng mới không? Nó có chút thực chất nào không?

Một cách đọc rất ngây thơ có thể chỉ đơn giản là đánh đồng cách tiếp cận từ dưới lên với chủ nghĩa kinh nghiệm lỗi thời; và thực sự, điều này sẽ không hoàn toàn sai lệch, vì thực nghiệm chắc chắn đang có sự hồi sinh (ví dụ: Hillderdal & Siapkas 2015). Tuy nhiên, có một khác biệt. Việc nhấn mạnh vào cách tiếp cận từ dưới lên hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán / cấp tiến – để đặt tên cho nó - phần lớn không được thúc đẩy bởi các mối quan tâm nhận thức luận mà là các mối quan tâm hữu thể luận. Việc nhấn mạnh vào bên dưới, không phải là về chất liệu khảo cổ học như là dữ liệu, mà là về thực chất khảo cổ học với tư cách là sự vật. Những gì chúng ta đòi hỏi phải nhấn mạnh chính là tính vật chất của dữ liệu khảo cổ học, chứ không phải vị thế tri thức của nó. Liên quan đến vấn đề này, là sự tương tác của chúng ta với dữ liệu của mình. Cách tiếp cận từ dưới lên không chỉ là việc quay trở lại với sự vật, mà nó còn là trọng tâm của sự cam kết của chúng ta với chúng trong bối cảnh thực hành khảo cổ học. Theo cách này, thực nghiệm không phải là một lĩnh vực khái niệm mà là một lĩnh vực biểu diễn (ví dụ: Edgeworth 2012; Olsen và cộng sự 2012).

Do đó cách tiếp cận từ dưới lên cũng là cách tiếp cận về lý thuyết hoặc nghiên cứu dựa trên thực tế, định vị các diễn giải của chúng ta trong mối cam kết cụ thể của mình với chất liệu khảo cổ học. Daniel Miller đã nói rất nhiều về những lợi thế của phương pháp dân tộc chí khi tiến hành nghiên cứu trong các khoa học xã hội và nhân văn; ông nhận thấy những lợi thế lý thuyết thực sự bắt nguồn từ cách tiếp cận như vậy khi cố gắng nhận thức các hiện tượng như tiêu dùng (ví dụ: Miller 2012). Một số nhà khảo cổ học cũng nói như vậy về phương pháp của chúng ta. Nói rộng hơn, có thể thu được nhiều điều khi phản ánh về những cách thức mà ngành học và thực hành khác cũng cam kết với sự vật. Đây là một trong những lý do tại sao nghệ thuật đã trở thành một đối tác chung như vậy với khảo cổ học trong hơn một thập kỷ qua. Thật vậy, toàn bộ khái niệm về nghiên cứu dựa trên thực hành phần lớn đã phát triển vượt khỏi các ngành nghệ thuật truyền thống như thiết kế và kiến ​​trúc. Suy nghĩ thông qua hành động chứng tỏ rất rõ điều đó.

Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn không đề cập đúng vấn đề đang bàn đến: làm thế nào mà việc tập trung vào biểu diễn và tính vật chất của chất liệu khảo cổ học lại giúp chúng ta phát triển lý thuyết, hay cách diễn giải từ dưới lên? Một nhà phê bình ác ý có thể lập luận - có lẽ chính đáng - rằng đây chỉ là một cú chơi xỏ. Tất cả những gì đang diễn ra là các nhà khảo cổ đang sử dụng một lý thuyết trừu tượng khác - lần này là về tính vật chất và công năng - để diễn giải các chất liệu khảo cổ học. Nó vẫn là một cách tiếp cận từ trên xuống, giả dạng như từ dưới lên thông qua phép tu từ tuyệt đối. Thật vậy, người ta có thể cho là cách tiếp cận thực sự từ dưới lên nên tránh xa toàn bộ quy ước về văn bản viết của khảo cổ học và thay vào đó nhấn mạnh vào các hình thức làm việc thay thế, không mang tính đại diện. Vậy là, trên thực tế có những ví dụ về khảo cổ học biểu diễn như vậy, một dự án phần lớn được khởi xướng bởi công trình của Michael Shanks về sân khấu (Pearson & Shanks 2001; Shanks 2004) nhưng là một dự án đã đặc biệt mở rộng sang lĩnh vực truyền thông thị giác (ví dụ Cochrane & Russell 2007 ; Hamilakis et al. 2009; Hamilakis & Ifantidis 2013; Shanks & Webmoor 2010; Wickstead 2013; Russell & Cochrane 2014).

Các loại hình khảo cổ học bằng hình ảnh và biểu diễn là những phát triển thú vị trong ngành học của chúng ta, nhưng bản thân chúng không trả lời được câu hỏi làm thế nào để xây dựng lý thuyết từ dưới lên - mà đúng ra là chúng bỏ qua toàn bộ vấn đề. Theo một nghĩa nào đó, tôi cho rằng việc nói về lý thuyết tiếp cận từ dưới lên bằng bất cứ cách thức có ý nghĩa nào cũng đều có nghĩa là chúng ta cần phải cam kết với cặp song sinh cóc cáy của nó - lý thuyết tiếp cận từ trên xuống. Rất khó để khám phá đầy đủ điều mà chúng ta muốn nói bằng cách tiếp cận từ dưới lên mà không liên hệ nó với phương pháp ngược lại và điều này thực sự có nghĩa là gì. Hai thuật ngữ này được đặt trái ngược nhau theo cách nào? Giờ đây tôi xin được quay ngược kim đồng hồ, bởi vì tôi cảm thấy có những bài học cần rút ra từ lịch sử ngành học của chúng ta, chúng có thể giúp ta trả lời câu hỏi này.

Xét lại Lý thuyết Tầm trung

Vào những năm 1940, Robert Merton đề xuất một thứ gọi là Lý thuyết Tầm trung trong ngành xã hội học (Merton 1957). Ông đặt đối lập Lý thuyết Tầm trung với các lý thuyết hệ thống tổng thể - những lý thuyết cố gắng thống nhất và bao hàm toàn bộ hành vi hoặc lịch sử của con người; những lý thuyết tổng thể như vậy phần lớn bắt nguồn từ thế kỷ 18 và 19 - Comte, Marx, Spencer là những mẫu mực kinh điển của phương pháp này, mặc dù rõ ràng Merton cũng hướng cuộc tấn công của mình vào những người đương thời như Talcott Parsons, người đã đưa thương hiệu xã hội học của Max Weber vào Mỹ. Đối với Merton, vấn đề với các hệ thống lý thuyết tổng thể như vậy là chúng đã quá xa rời nghiên cứu thực nghiệm theo nghĩa các nghiên cứu thực nghiệm chỉ có thể đưa ra các trường hợp cụ thể của lý thuyết tổng thể. Theo một nghĩa nào đó, lý thuyết gần như miễn dịch khỏi thực nghiệm và do đó, có rất ít phạm vi để ngành học này thực sự sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để phát triển các lý thuyết mới. Quan sát không thực sự được sử dụng để tạo ra lý thuyết mà chỉ đơn thuần là minh họa nó.

Merton cho rằng lý thuyết cần được xây dựng từ dữ liệu thực nghiệm; ông nhận thấy nó hoạt động theo cách sau. Nghiên cứu hàng ngày liên quan đến tất cả các loại phỏng đoán và suy đoán về ý nghĩa của dữ liệu; những giả thuyết công tác bao quát này, và về cơ bản là lý thuyết hóa cấp bên dưới cũng được ngụ ý trong sơ đồ của ông. Dựa vào đó, các học giả xây dựng các Lý thuyết Tầm trung chặt chẽ hơn, nhưng chúng vẫn khá cục bộ hoặc cụ thể đối với một tập hợp hoặc phạm vi hiện tượng nhất định. Đối với Merton, các lý thuyết tổng thể cần được xây dựng từ những điều này; ông lập luận rằng không có lý thuyết tổng thể nào như vậy đã được cấu trúc theo cách này và trên thực tế, có lẽ vẫn còn rất lâu nữa mới xảy ra. Đối với ông, những mẫu mực tốt nhất về lý thuyết xã hội học là tầm trung.

Tôi chỉ mới đọc công trình của Merton về Lý thuyết Tầm trung lần đầu tiên gần đây và điều khiến tôi ấn tượng là nó có vẻ đương đại biết mấy. Xây dựng lý thuyết từ dưới lên? Tái tập hợp cái xã hội từ cơ sở? Đây là những lập luận rất quen thuộc, được sử dụng ví dụ bởi Latour cũng như nhiều người khác (Latour 2005). Tất nhiên xã hội học của Latour hoàn toàn khác với Merton, nhưng cách tiếp cận rộng mà Latour đề xuất gần như giống hệt. Lý thuyết Tầm trung của Merton có lẽ chưa bao giờ hoàn toàn có được tác động đáng có, mặc dù vào những năm 1960, khái niệm này rõ ràng có ảnh hưởng đến sự phát triển của một làn sóng xây dựng lý thuyết xã hội học khác được gọi là Lý thuyết có Cơ sở (Grounded Theory).

Hai nhà xã hội học Anselm Strauss và Barney Glaser đã tạo ra thuật ngữ Grounded Theory trong cuốn sách của họ từ năm 1967, Glaser là sinh viên của Merton, còn Strauss, được giáo dục theo truyền thống xã hội học vi mô tại Chicago (Glaser & Strauss 1967; xem Strauss & Corbin 1994). Cách tiếp cận cơ bản này dựa trên nghiên cứu của họ về cái chết trong bệnh viện, là dữ liệu không nên được sử dụng để kiểm tra lý thuyết mà tạo ra nó - về cơ bản giống ý tưởng Lý thuyết Tầm trung của Merton, ngoại trừ việc nó được phát triển như một phản ứng rõ ràng với các phương pháp định lượng và mô hình giả thuyết-diễn dịch của thực chứng luận. Một điểm khác biệt nữa là trong khi Lý thuyết Tầm trung vẫn khá khái quát như một mô tả về một loại lý thuyết hóa nhất định, thì Lý thuyết có Cơ sở lại cung cấp các hướng dẫn và phương pháp cụ thể để hỗ trợ nhà nghiên cứu, bao gồm cả cách tiếp cận đệ quy và phản ánh để thu thập và diễn giải dữ liệu. Nghe khá quen thuộc. Do đó, Lý thuyết có Cơ sở đã trở thành một phương pháp luận cốt lõi được nhiều nhà xã hội học sử dụng, đặc biệt là trong nghiên cứu định tính và hiện đã có thế hệ môn đệ thứ hai (ví dụ: Charmaz 2006).

Giờ đây lại chính Lý thuyết Tầm trung chứ không phải Lý thuyết có Cơ sở đã có tác động lớn hơn đến khảo cổ học. Đồng thời, với tư cách là các nhà khảo cổ học, chúng ta đều biết Lý thuyết Tầm trung như là một cái gì đó hơi khác so với những gì Merton đề xuất; như Raab và Goodyear đã lập luận trong một bài viết cách đây gần 30 năm, Lý thuyết Tầm trung của khảo cổ học chủ yếu có nghĩa là nghiên cứu các quá trình hình thành hoặc có lẽ đúng hơn là, sự phát triển của các lập luận bắc cầu giữa bản chất tĩnh của hồ sơ khảo cổ học và các quá trình động trong quá khứ (Raab & Goodyear 1984). Mặc dù Raab và Goodyear đã phê phán ý nghĩa hẹp này của Lý thuyết Tầm trung trong khảo cổ học trái ngược với nguồn gốc Mertonian của nó, nhưng đọc cách sử dụng đầu tiên thuật ngữ này của Binford vào năm 1977, có một ý nghĩa rõ ràng về tinh thần Mertonian ở đó - và thực sự, tinh thần ấy đã truyền cho sự phát triển của Lý thuyết có Cơ sở cùng thời (Binford 1977b). Binford đã phân biệt Lý thuyết Tổng quát với Lý thuyết Tầm trung trong cuộc thảo luận của ông về việc xây dựng lý thuyết trong khảo cổ học và cho rằng nhu cầu cấp bách chủ yếu mà các nhà khảo cổ phải đối mặt là phát triển Lý thuyết Tầm trung. Thật vậy, Binford chưa bao giờ thực sự dành nhiều thời gian để thảo luận về cách xây dựng lý thuyết tổng quát; sự nghiệp của ông chủ yếu dành cho việc giải thích và xây dựng Lý thuyết Tầm trung, đặc biệt là trong bối cảnh của những người săn bắn hái lượm.

Giờ đây chúng ta có thể có ngoại lệ đối với cách thể hiện cụ thể Lý thuyết Tầm trung trong khảo cổ học - thực sự, theo nhiều cách, mà phương pháp tiếp cận khá trình thức của nó có nhiều điểm chung với người anh em họ Lý thuyết có Cơ sở của nó trong xã hội học được phát triển cùng thời điểm. Trên thực tế, Lý thuyết có Cơ sở cũng bị chỉ trích vì thứ thực chứng luận ngầm của nó (ví dụ: xem Thomas & James 2006). Nhưng ở đây cái triết lý cơ bản có lẽ mới là thứ chúng ta cần giành lại và chính triết lý này, tôi muốn đề xuất, làm nền tảng cho khát vọng hiện tại là tạo ra một khảo cổ học từ dưới lên hoặc một khảo cổ học dựa trên thực tiễn. Nhưng chúng ta nên mô tả lý thuyết từ dưới lên như thế nào đây?

___________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Lucas, Gavin (2015). The Mobility of Theory, In Current Swedish Archaeology, Vol. 23, 2015.

Tác giả: Lucas, Gavin Lucas là giáo sư Khảo cổ học, Đại học Iceland từ năm 2006. Ông hiện giảng dạy ở cả cấp đại học và sau đại học, cũng như nghiên cứu và quản trị. Trước khi đảm nhận vị trí học thuật, ông là Trợ lý Giám đốc Viện Khảo cổ học ở Reykjavik (Fornleifastofnun Íslands) từ năm 2002 đến năm 2006. Vị trí của ông liên quan đến việc chỉ đạo một dự án khảo cổ học lớn, Trung tâm Giám mục Skalholt, và xúc tiến học thuật phát triển cho Viện cũng như thực hiện các nghiên cứu ban đầu về văn hóa vật chất Iceland. Trước đó, ông là Cán bộ Dự án & Nghiên cứu viên Cao cấp của Đơn vị Khảo cổ học Cambridge, Đại học Cambridge ( 1996-2002). Sở thích nghiên cứu học thuật chính của ông gồm khảo cổ học lý thuyết và khảo cổ học của thế giới hiện đại. Trong khảo cổ học lý thuyết, trong vài năm qua, ông đã tập trung vào bản chất của thực hành khảo cổ học, đặc biệt là điền dã và cố gắng khám phá các cách thức sản sinh và phổ biến tri ​​thức khảo cổ học. Mối quan tâm của ông đối với khảo cổ học của thế giới hiện đại hướng đến giai đoạn 1600 đến nay, và tập trung vào việc tìm hiểu các quá trình của hiện đại liên quan đến văn hóa vật chất. Ông tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng và rác thải, và cả về chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản.

References

Alberti, B., Jones, A. & Pollard, J. (Eds) 2013. Archaeology after Interpretation: Re-turning Materials to Archaeological Theory. Walnut Creek, CA: Left Coast Press.

Bal, M. 2002. Travelling Concepts in the Humanities: A Rough Guide. Toronto: Uni-versity of Toronto Press.

Binford, L. (Ed.) 1977a. For Theory Building in Archaeology: Essays on Faunal Re-mains, Aquatic Resources, Spatial Analysis, and Systematic Modelling. New York: Academic Press.

Binford, L. 1977b. General Introduction. In: Binford, L. (Ed.). For Theory Building in Archaeology: Essays on Faunal Remains, Aquatic Resources, Spatial Analysis, and Systematic Modelling. Pp. 1–13. New York: Academic Press.

Bintliff, J. L. & Pearce, M. (Eds) 2011. The Death of Archaeological Theory? Oxford: Oxbow.

Braidotti, R. 2013. The Posthuman. Cambridge: Polity.

Charmaz, K. 2006. Constructing Grounded Theory. London: Sage.

Cochrane, A. & Russell, I. 2007. Visualizing Archaeologies: A Manifesto. Cambridge Archaeological Journal, Vol. 17(1). Pp. 3–19.

Deetz, J. 1988. History and Archaeological Theory: Walter Taylor Revisited. American Antiquity, Vol. 53(1). Pp. 13–22.

Edgeworth, M. 2012. Follow the Cut, Follow the Rhythm, Follow the Material. Norwegian Archaeological Review. Vol. 45(1). Pp. 76–92.

Ellen, R. 2010. Theories in Anthropology and ‘Anthropological Theory’. Journal of the Royal Anthropological Institute (N.S.). Vol. 16. Pp. 387–404.

Glaser, B. & Strauss, A. 1967. The Discovery of Grounded Theory: Strategies for Qualitative Research. New Brunswick: Aldine.

González-Ruibal, A. 2013. Reclaiming Archaeology: Beyond the Tropes of Modernity. London: Routledge.

Hägerstrand, T. 1970. What about People in Regional Science? Papers of the Regional Science Association. Vol. 24(1). Pp. 7–21.

Hamilakis, Y., Anagnostopoulos, A. & Ifantidis, F. 2009. Postcards from the Edge of Time: Archaeology, Photography, Archaeological Ethnography (a photo-essay). Public Archaeology. Vol. 8:2–3. Pp. 283–309.

Hamilakis, Y. & Ifantidis, F. 2013. The Other Acropolises: Multi-temporality and the Persistence of the Past. In: Graves-Brown, P., Harrison, R. & Piccini, A. (Eds). The Oxford Handbook of the Contemporary World. Pp. 758–781. Oxford: Oxford University Press.

Hillerdal, C. & Siapkas, J. (Eds) 2015. Debating Archaeological Empiricism: The Ambiguity of Material Evidence. London: Routledge.

Hodder, I. 2012a. Introduction: Contemporary Theoretical Debate in Archaeology. In: Hodder, I. (Ed.). Archaeological Theory Today (2nd edition). Pp. 1–14. Cambridge: Polity.

Hodder, I. 2012b. Entangled: An Archaeology of the Relationships between Humans and Things. Oxford: Wiley-Blackwell.

Hodder, I. 1999. The Archaeological Process. Oxford: Blackwell.

Hopkins, T. & Wallerstein, I. 1986. Commodity Chains in the World Economy Prior to 1800. Review. Vol. X(1). Pp. 157–170.

Ingold, T. 2008. Anthropology is Not Ethnography. Proceedings of the British Academy. Vol. 154. Pp. 69–92.

Kapferer, B. 2007. Anthropology and the Dialectic of Enlightenment: A Discourse on the Definition and Ideals of a Threatened Discipline. Australian Journal of Anthropology. Vol. 18. Pp. 72–94.

Kristiansen, K. 2014. Towards a New Paradigm? The Third Science Revolution and its Possible Consequences in Archaeology. Current Swedish Archaeology. Vol. 22. Pp. 11–34.

Latour, B. 2005. Reassembling the Social. Oxford: Oxford University Press.

Lucas, G. 2014. Conduits of Dispersal: Dematerializing an Early Twentieth Century Village in Iceland. In: Olsen, B. & Pétursdóttir, Þ. (Eds). Ruin Memories: Mate-rialities, Aesthetics and the Archaeology of the Recent Past. London: Routledge.

Lyman, R. L. & O’Brien, M. J. 2004. Nomothetic Science and Idiographic History in Twentieth Century Americanist Anthropology. Journal of the History of the Behavioural Sciences. Vol. 40(1). Pp. 77–96.

Merton, T. 1957. Social Theory and Social Structure. New York: Free Press.Miller, D. 2012. Consumption and its Consequences. Cambridge: Polity.

Moore, H. 1999. Anthropological Theory at the Turn of the Century. In: H. Moore (Ed.). Anthropological Theory Today. Pp. 1–23. Cambridge: Polity Press.

Moore, H. 2004. Global Anxieties, Concept-metaphors and Pre-theoretical Commitments in Anthropology. Anthropological Theory. Vol. 4(1). Pp. 71–88.

Olsen, B. & Pétursdóttir, Þ. (Eds) 2014. Ruin Memories: Materialities, Aesthetics and the Archaeology of the Recent Past. London: Routledge.

Olsen, B., Shanks, M., Webmoor, T. & Witmore, C. 2012. Archaeology: The Discipline of Things. Berkeley: University of California Press.

Olsen, B. 2010. In Defense of Things: Archaeology and the Ontology of Objects. Lanham, MD: AltaMira Press.

Olsen, B. 2012. After Interpretation: Remembering Archaeology. Current Swedish Archae ology. Vol. 20. Pp. 11–34.

Pearson, M. & Shanks, M. 2001. Theatre/Archaeology. London: Routledge.

Pluciennik, M. 2011. Theory, Fashion, Culture. In: Bintliff, J. & Pierce, M. (Eds). The Death of Archaeological Theory. Pp. 31–47. Oxford: Oxbow.

Raab, L. M. & Goodyear, A. C. 1984. Middle-Range Theory in Archaeology: A Critical Review of Origins and Applications. American Antiquity. Vol. 49. Pp. 255–268.

Reichertz, J. 2010. Abduction: The Logic of Discovery of Grounded Theory. Qualitative Social Research. Vol. 11. No. 1. Pp. 1–11.

Russell, I. & Cochrane, A. (Eds) 2014. Art and Archaeology: Collaborations, Conversations, Criticisms. New York: Springer.

Shanks, M. 2004. Three Rooms: Archaeology and Performance. Journal of Social Archaeology. Vol. 4(2). Pp. 147–180.

Shanks, M. & Webmoor, T. 2010. A Political Economy of Visual Media in Archaeology. In: Bonde, S. & Houston, S. (Eds). Representing the Past: Archaeology through Image and Text. Pp. 87–110. Providence, RI: Brown University Press.

Strauss, A. & Corbin, J. 1994. Grounded Theory Methodology. In: Denzin, N. K. & Lincoln, Y. S. (Eds). Handbook of Qualitative Research. Pp. 217–285. Thousand Oaks: Sage Publications.

Thomas, G. & James, D. 2006. Reinventing Grounded Theory: Some Questions about Theory, Ground and Discovery. British Educational Research Journal. Vol. 32, 6. Pp. 767–795.

Thomas, J. 2004. Archaeology and Modernity. London: Routledge.

Thomas, J. 2015. Why Are Archaeologists Discussing “The Death of Archaeological Theory”? In: Hillerdal, C. & Siapkas, J. (Eds). Debating Archaeological Empiricism. The Ambiguity of Material Evidence. London: Routledge.

Wickstead, H. 2013. Between the Lines: Drawing Archaeology. In: Graves-Brown, P., Harrison, R. & Piccini, A. (Eds). The Oxford Handbook of the Archaeology of the Contemporary World. Pp. 549–564. Oxford: Oxford University Press.

Witmore, C. 2014. Archaeology and the New Materialisms. Journal of Contemporary Archaeology. Vol. 1(2). Pp. 203–246.

Wolfe, C. 2010. What is Posthumanism? Minneapolis: University of Minnesota Press.