Phan Ngọc, Stalin và Bình Ngô Đại Cáo
Le Minh Khai
Người dịch: Hà Hữu Nga
Lời người dịch: Trên trang mạng leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn
hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hàng đầu của Việt
Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai liên quan - quan tâm, và
mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề mà tác giả Le Minh Khai
đặt ra nhằm thúc đẩy học thuật phát triển.
Tôi đã đọc toàn bộ học trình về
văn hóa Việt Nam của một trường đại học chủ chốt tại Việt Nam. Tôi cũng xem qua
các tài liệu, sách báo mà vị giáo sư [tác giả của học trình] này yêu cầu sinh
viên phải đọc, và bắt gặp cuốn Bản sắc
văn hóa Việt Nam. Tôi không biết phải dịch cái đầu đề này thế nào. Đối với
tôi, bản sắc (theo nghĩa đen là 本色 màu
nền hoặc màu cơ bản) mang một nghĩa nào đó chẳng
hạn như các đặc trưng cơ bản của một
cái gì đó. Vì vậy có lẽ tôi nên dịch đầu đề này là The Basic
Characteristics of Vietnamese Culture – Các đặc trưng cơ bản của Văn hóa
Việt Nam. Tuy nhiên tôi thấy ngày nay người Việt Nam dịch bản sắc là identity, vì
vậy đầu đề cuốn sách ấy có thể là Vietnamese Cultural Identity – Bản
sắc Văn hóa Việt Nam.
Dù sao thì tôi cũng quyết định đọc cuốn Bản
sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc, và khi lật nhanh cuốn sách, tôi bắt
gặp một đoạn trong đó ông tuyên rằng nội dung của đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo phù hợp với định nghĩa
của Stalin về dân tộc, và ông cũng cho rằng Bình
Ngô đại cáo là “bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền tự quyết dân tộc, và là định
nghĩa đầu tiên về nhà nước dân tộc trên thế giới [đoạn 41].
Sau đó Phan Ngọc tiếp tục chứng minh mối quan hệ
giữa Bình Ngô đại cáo với định nghĩa
của Stalin về dân tộc như sau:
“Nguyễn Trãi…trước Stalin 465 năm đã thấy dân tộc
là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý (“Núi sông bờ cõi đã chia”),
phong tục (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập”), chính quyền thống nhất (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương”)” [đoạn 41].
Điều mà Phan Ngọc thể hiện trong chỉ một câu duy
nhất trên là ông không hiểu Bình Ngô đại cáo, ông không suy nghĩ
nghiêm túc về lịch sử Việt Nam, và ông không biết gì về định nghĩa dân tộc của
Stalin.
Trước hết chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề sau
cùng. Định nghĩa dân tộc của
Stalin là như sau:
“Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được
thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh
hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá.”
Từ
những gì mà Phan Ngọc nói, chúng ta hiểu rằng Stalin đã định nghĩa một dân tộc
là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý…phong tục…lịch sử…[và] chính quyền thống nhất.
Điều
đó không hoàn toàn đúng như những gì mà Stalin đã tuyên bố. Định nghĩa của
Stalin là về cộng đồng người. Định nghĩa đó cố gắng xác định một dân tộc như là
một cộng đồng người sống trong một vùng, nói cùng một thứ ngôn ngữ, và có chung
một nền kinh tế và một viễn kiến tâm lý, toàn bộ những cái đó được thể hiện
trong văn hóa. Phan Ngọc không nói gì về ngôn ngữ, kinh tế hoặc cấu trúc tâm lý
cả.
Thay
vào đó ông đề cập đến lịch sử, phong tục tập quán và một chính quyền thống
nhất. Thực sự thì Stalin đã đề cập đến văn hóa, nhưng phong tục tập quán và văn
hóa không phải là một. Stalin cũng tuyên rằng một dân tộc phải được thành lập
trong lịch sử, nhưng điều đó lại không đồng nghĩa với “lịch sử”. Và đương nhiên
Stalin không hề nói gì đến một chính quyền thống nhất cả.
Vì
vậy nỗ lực gắn định nghĩa dân tộc của Stalin với Bình Ngô đại cáo
đã thất bại, vì Phan Ngọc thực
sự không hiểu định nghĩa dân tộc của Stalin. Nỗ lực đó còn thất bại vì ông dựa
vào một bản dịch kinh khủng về Bình Ngô
đại cáo. Bản dịch này thực sự rất nổi tiếng, nhưng như chúng ta sẽ thấy
dưới đây, bản tiếng Việt hiện đại đã không bám sát một cách trung thực với
nguyên bản. Hơn nữa bản dịch cũng rất dân tộc chủ nghĩa, và không có tính lịch
sử khi nó sử dụng những khái niệm không tồn tại ở thế kỷ 15, là lúc Bình Ngô đại cáo được viết ra.
Chẳng
hạn, không hề có bất cứ từ nào trong nguyên bản có thể được dịch thành “chia”, “bao đời”, “xây nền độc lập”, hoặc “hùng cứ” cả. Thực ra thì trong thời
gian đó từ “độc lập” thậm chí còn
chưa được tạo ra. Từ này chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam vào đầu thế kỷ
XX, muộn gần 500 năm so với thời điểm Bình
Ngô đại cáo được viết ra.
Vậy là nếu như cụm từ “xây nền độc lập” không hề có trong Bình Ngô đại cáo thì nó đã bị dịch sai so với nguyên văn ra sao? Bình
Ngô đại cáo viết như sau:
山川之封域既殊,南北之風俗亦異。
Sơn xuyên chi
phong vực kí thù, nam bắc chi phong tục diệc dị.
Dịch
nghĩa: Bờ cõi núi
sông phân biệt, phong tục nam bắc cũng khác.
自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐宋元而各帝一方。
Tự triệu đinh lí trần chi triệu tạo
ngã quốc, dữ hán đường tống nguyên nhi các đế nhất phương.
Dịch nghĩa: Khởi từ Triệu Đinh Lý Trần
tạo lập nước [ta], cùng Hán Đường Tống Nguyên [xưng] đế mỗi phương.
Cụm từ “xây nền độc lập” mà Phan Ngọc khai thác là 肇造我國 - triệu tạo ngã quốc, mà tôi dịch là “establishments of our kingdom” – tạo lập
vương quốc chúng ta. Trong cụm từ này, hai từ
肇造
triệu tạo có nghĩa đen là lần đầu tiên tạo lập. Nó được sử dụng để
mô tả sự tạo lập một triều đại.
Quay trở lại với Stalin, cho dù ông không nói về một
chính quyền thống nhất, nếu ai đó nghe thấy câu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập” thì người ta sẽ
dễ dàng hiểu nghĩa một chính quyền thống nhất đã được thành lập trong lịch sử. Chừng nào mà người đọc còn chưa thực
sự hiểu điều Stalin nói thì câu đó có thể khiến người ta nhận thấy sự tồn tại
của một dân tộc. Tuy nhiên đó không những không phải là điều Stalin nói, mà lại
còn không phải là điều Bình Ngô đại cáo nói nữa.
Vậy là Phan Ngọc không những chứng tỏ rằng ông không hiểu định nghĩa dân tộc của Stalin, mà còn chứng tỏ rằng ông cũng không hiểu cả Bình Ngô đại cáo. Hơn nữa, ông còn chứng tỏ rằng ông đã không suy nghĩ nghiêm túc về lịch sử Việt Nam.
Khi Nguyễn Trãi quay nhìn về quá khứ, ông thấy vô
số lần tạo lập “ngã quốc”. Tại sao ông lại viết theo cách đó? Có lẽ là vì điều
đó chứng tỏ hiện thực lịch sử đã bao lần bị đứt quãng.
Vương quốc đầu tiên được thành lập là nhà Triệu.
Thực ra thì có lẽ chính xác hơn, nên coi vương quốc đó là của nhà Zhao, vì kẻ sáng
lập là một người Hán, Zhao Tuo [vẫn được dịch là Triệu Đà]. Được thành lập vào
cuối thế kỷ III TCN, vương quốc này trải trên phần địa vực bao gồm Quảng Tây,
Quảng Đông, cũng như Bắc Việt Nam ngày nay.
Vương quốc của Triệu Đà kéo dài không đến một thế
kỷ. Sau đó vùng Bắc Việt Nam được nhập vào đế quốc Hán. Khoảng 1000 năm sau,
một gia đình họ Đinh vùng châu thổ sông Hồng đã trị vì một thời gian ngắn vào
thế kỷ X. Một triều đại tồn tại ngắn ngủi, và trong thực tế thì nó đã được thúc
đẩy bởi một giai đoạn mà vùng này bị chia rẽ bởi các sứ quân thì thật khó mà
tin rằng đó là giai đoạn có một “chính quyền thống nhất”. Hơn nữa thực tế thì
1000 năm đã qua đi kể từ khi vương quốc của Triệu Đà chấm dứt, trong khi đó
Triệu Đà lại là một người Hán, và vương quốc của ông ta bao gồm cả Quảng Đông
và Quảng Tây, thì cực kỳ khó thấy bất kỳ một cộng đồng nào “được thành lập trong lịch sử” ở đây cả.
Cũng khó mà tìm thấy được sự thành lập trong lịch sử nào của một chính quyền thống nhất trong những thế kỷ sau đó. Đúng là nhà Lý và
nhà Trần đã trị vì trong một thời gian dài, nhưng nhà Trần là người Phúc Kiến
và đã cướp chính quyền từ tay nhà Lý. Đó là một loại thành lập trong lịch sử nhưng tôi lại gọi nó là “cuộc tiếm quyền
của một gia đình Trung Quốc”. Nó chẳng hề thích hợp với ý tưởng cho rằng đó là
một phần của một dân tộc được thành lập
trong lịch sử.
Vậy thì sự thật lại càng cho thấy trong nhiều thế
kỷ từ nhà Triệu cho đến nhà Trần, có vẻ như không hề có một ngôn ngữ chung.
Trong vùng châu thổ sông Hồng, các bạn có cả người Việt, người Thái, người
Mường và người Trung Quốc đều sinh sống ở đó. Vậy thì ngôn ngữ chung của họ là
gì? Cấu trúc tâm lý chung của họ là gì? Chúng ta có những bằng chứng gì về một
đời sống kinh tế chung của họ trong thời gian đó?
Tôi đã viết mấy
trang chỉ về một câu trên thôi, và có thể tôi sẽ viết thêm nhiều trang nữa. Đối
với tôi rõ ràng Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc là một cuốn
sách hỏng kinh khủng.
Nguồn: leminhkhai.wordpress.com/2010/June19/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét