Nhân học chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, tiền sử (I)
A.L.
Kroeber
Người dịch: Hà Hữu Nga
I.
Nhân học, Sinh học, Lịch sử
Nhân học là khoa học về con người. Tuy nhiên, nghĩa đen, nghĩa từ nguyên của
khái niệm này lại quá rộng và chung chung. Chính xác hơn có lẽ là: "Khoa học về con người cùng sản phẩm và hành vi của nó". Nhưng ngay cả định nghĩa này cũng vẫn cần có sự bổ sung để làm cho nó đầy đủ cụ thể, vì không có một
phương tiện để khẳng định các khoa học như sinh lý học và tâm lý học với
tư cách là các bộ phận của nhân học. Giờ đây sinh lý và tâm lý tập trung sự chú ý vào những
con người đặc biệt, mà
họ xem là các cá nhân. Điều đó đem lại một đầu mối để
giới hạn thêm mà chúng ta đang tìm kiếm. Nhân học rõ ràng không
liên quan đến những con người đặc biệt như vậy, mà đến những con người trong các nhóm, các chủng tộc và dân tộc cũng như các diễn biến và hành động của họ. Vì vậy,
chúng tôi xin đưa ra định nghĩa cơ bản tạm thời như sau:
"Nhân học là khoa học về các nhóm người cùng hành vi và các sản phẩm của
họ". Định nghĩa này sẽ bao gồm bất kỳ phát hiện nào về tổng thể loài người, vì định nghĩa này tạo thành một tập hợp các chủng tộc hoặc dân tộc, một loại siêu nhóm hoặc xã hội tổng thể.
Tuy nhiên, con người là một động vật hoặc sinh vật và anh
ta cũng là một con người văn minh, có một lịch
sử và những phẩm chất xã
hội. Vì thế, anh ta được khảo
sát - các khía cạnh khác nhau của anh ta được khảo sát - bằng cả các khoa học
hữu cơ hoặc sinh học hoặc các khoa học về đời sống và bằng những cái vẫn thường được gọi là các ngành khoa học xã hội
và lịch sử nói chung. Đúng vậy, thuật ngữ sau, "các khoa học xã hội",
mặc dù thường được sử dụng, nhưng lại không dễ xác định một cách thỏa đáng. Nhưng chúng ta có
thể để lại khó khăn này
cho các nhà triết học khoa học. Trong thực tế, nhân học chủ yếu được phân loại vừa với tư cách là một loại sinh học vừa với tư cách là một loại khoa học xã hội. Một số trường đại học đã
thừa nhận thực tế này bằng việc dạy các
khóa nghiên cứu nhân học với tư cách
sinh học và các khóa khác với tư cách là khoa
học xã hội, hoặc thậm chí các khóa học tương tự, bao
gồm cả hai loại khoa học đó. Một tình huống
tham gia kép như vậy trong các ngành khoa học
là điều không bình thường. Nếu nhân học
không chủ yếu quan tâm đến
con người với tư cách một loài động vật, hoặc đến con người với tư cách một con người xã hội có lịch sử, có thể được xác lập hoàn toàn trong cả cuộc sống hoặc trong thể loại
khoa học lịch sử-xã hội, thì
cả hai khía cạnh này
rõ ràng đều được thể hiện đáng kể trong
chủ đề của nó. Liệu
có thể chủ đề cụ thể của nhân học là mối tương
quan của cái thuộc về sinh học
trong con người và cả những cái thuộc về xã hội và lịch
sử trong con người hay không? Câu trả lời
là Có. Hoặc, rộng hơn, nhân học ít nhất cũng thực sự quan tâm đến cả hai nhân tố hữu cơ và xã hội trong con người, trong khi gần như tất
cả các ngành khoa học và các nghiên cứu khác lại chỉ quan
tâm đến một trong hai nhân tố đó. Bản
thân nhân học quan tâm đến cả hai tập hợp nhân tố đó vì các tập hợp này gắn liền với con người trong tự nhiên. Thường thì thậm chí chúng còn gắn bó với nhau trong một và cùng một hiện tượng, như
khi một người được sinh ra với tài năng âm nhạc di truyền và phát triển tài
năng này hơn nữa bằng nghiên cứu và đào tạo. Mối
gắn kết đó không phải lúc nào cũng dễ dàng tháo gỡ; mà chúng cần phải được tách bạch nếu các quy trình vận hành cần phải được nhận thức. Đó chính là công việc khác thường của nhà nhân học.
2.
Các yếu tố hữu cơ và xã hội văn hóa
Với câu hỏi tại sao một người da đen Louisiana lại
đen và có đầu dài, thì câu trả lời đã có sẵn. Anh ta được sinh ra như vậy. Như con bò sinh
ra lũ bê, và sư tử sinh ra sư tử
con, nên người da đen sinh ra từ người da đen, và da trắng sinh
ra từ người da trắng. Chúng ta gọi cái lực lượng vận hành ấy là di truyền. Cũng người Negro của
chúng ta lại được cho là đáng yêu dễ gần. Liệu đây có phải là một phẩm chất bẩm sinh? Hầu hết chúng ta có thể trả lời
là Có. Anh ta ca hát trên cánh đồng ngô thường xuyên hơn so với người da trắng bên hàng xóm. Đó có phải cũng vì tính di truyền của mình?
"Tất nhiên - anh ta bẩm sinh như vậy,"
có thể là một câu trả lời chung, "Có lẽ thế - tại sao không?" một cách
thận trọng hơn. Nhưng giờ đây,
người da đen của chúng ta lại đang hát
bài "Memphis Blues", mà
cụ cố của anh ta ở Châu Phi chắc chắn không hát. Đối với
các bài hát cụ thể, di truyền rõ ràng là không còn là nguyên do. Người da đen của chúng ta có thể đã học được nó từ một người bác, hoặc có lẽ từ bạn học của mình; rất có thể anh
ta đã có được nó từ con người, những kẻ không phải tổ tiên của mình, hoặc trên đài phát thanh, có
được nó như là một phần tập
quán của mình, giống như là một thành viên của Hội Thánh Báp-tít mặc áo
chùng, và hàng ngàn thứ khác từ
bên ngoài đến với anh ta, chứ không phải là từ bên trong. Tại các điểm này, di truyền được thay thế bởi truyền thống, tự
nhiên được thay thế bởi sự chăm
sóc, để sử dụng một bài thơ điệp
vần quen thuộc. Giờ đây, các lực lượng tác động hoàn toàn khác với các tác động từ những con người làm cho da anh ta đen và đầu anh ta dài. Chúng là những nguyên nhân của một trật tự khác.
Bài hát đặc biệt của những người da đen và làn
da của anh ta đại diện cho những thái cực rõ ràng về vấn đề này. Ở họ có một bản chất tốt và khuynh hướng giai điệu. Rõ ràng là những
đặc điểm này cũng có thể là kết quả của ví dụ con người, của
"môi trường xã hội", của truyền thống đương đại. Có những người tin như vậy, cũng như những người nhìn thấy ở họ chủ yếu các
tác động của xung động sinh học bẩm sinh. Có lẽ những đặc điểm trung gian đáng
ngờ này là kết quả của sự pha trộn giữa thiên nhiên và nuôi dưỡng, mà
sức mạnh của mỗi nhân
tố thay đổi theo đặc điểm hoặc các cá nhân được xem
xét. Rõ ràng, ở bất kỳ một tỷ
lệ nào, thì ở đây cũng vẫn có chỗ cho việc khảo sát và cân đong về bằng chứng. Một vấn đề chính cống vẫn tồn tại. Vấn đề này không thể được giải quyết chỉ
bởi một mình khoa học lịch sử, hoặc
xã hội, bởi vì bản thân các
khoa học đó không quan tâm đến tính di truyền. Không thể được giải quyết bằng sinh học, khoa
học liên quan đến tính di truyền
và các nhân tố tương tự, nhưng cũng
không tiếp tục vận hành bằng nguyên tắc truyền thống phi sinh học hay bằng những gì mà con người đạt được khi họ có nguyên tắc đó trong các xã hội.
Vậy
thì đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt cho nhân học: việc giải
thích các hiện tượng mà cả nhân tố hữu cơ bẩm sinh lẫn nhân tố "xã hội" hoặc các nhân tố đạt
được đều gia nhập hoặc có thể gia
nhập. Từ "xã hội" là một từ
phi kỹ thuật có tính tập quán vì các hiện tượng
phi hữu cơ hoặc nhiều hữu
cơ hơn đều đề cập đến nó. Tuy
nhiên, đó là một từ không rõ ràng và do đó đôi khi còn
là một từ khó hiểu nữa. Như sẽ chỉ ra một cách vắn tắt, "xã hội" đề cập đến cả hiện tượng xã hội lẫn
hiện tượng văn hóa. Cho đến khi phân biệt được
giữa hai loại hiện tượng đó, chúng ta cũng có thể đặt "xã hội" trong dấu ngoặc kép, hoặc sử dụng từ " xã hội văn hóa" để thay thế.
3.
Nhân học “thể chất” hay nhân học hữu cơ
Các ngành khoa học hữu cơ làm nền tảng
cho các ngành khoa học xã hội văn hóa. Trong
các mối quan tâm của mình, các khoa học hữu cơ trực tiếp là "tự nhiên" nhiều hơn, ít "nhân bản hóa" hơn. Do đó nhân học chấp nhận và sử dụng các nguyên tắc
chung của sinh học: các định luật di truyền và các học thuyết
về sự phát triển và quá trình
tiến hóa tế bào, chẳng hạn, và tất cả các kết quả nghiên cứu về giải phẫu học, sinh
lý học, phôi sinh học, động vật học, cổ sinh vật học, và các
khoa học khác. Nghề nghiệp đó đã xác định các nguyên tắc này có thể áp dụng cho con người được bao lâu, trong các trường hợp cụ thể chúng có những hình thái nào. Điều này đòi hỏi phải tập trung chú ý, xây dựng các phương pháp khảo sát đặc biệt. Nhiều vấn đề sinh học, bao gồm hầu hết các
vấn đề sinh lý và di truyền, có thể được bắt
tay thực hiện một cách thuận lợi nhất
trong phòng thí nghiệm, hoặc ít nhất là trong các điều kiện thử nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp thực nghiệm lại không dễ
ứng dụng cho con người sống theo các nhóm. Các hiện tượng xã hội văn hóa phải được thực hiện khi chúng bắt đầu được sàng lọc một
cách cẩn thận và sau đó tiếp tục được tái sàng lọc, thay vì được đơn giản hóa một cách giả tạo trước, như
được thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Sau đó, còn vì nhân học, về phương diện sinh học, vận hành trong các
giới hạn hẹp của một loài, nên
đôi khi mối quan tâm của nó được hướng đến
những đặc điểm chi ly, nhỏ
nhặt, chẳng hạn như các nhà động vật học rất hiếm
khi gặp rắc rối với: tỷ lệ của chiều dài và chiều rộng của hộp sọ - chỉ số đầu nổi tiếng - chẳng hạn; mức độ cong của xương
cánh tay, …v.v. Ngoài ra, vì các dữ liệu này phải được sử dụng trong tổng thể, không thể bị biến đổi bởi các điều
kiện nhân tạo khác nhau, nên
nó cần phải được bảo đảm khỏi mọi biến đổi có thể của con
người, các chủng tộc khác nhau, giới tính khác nhau, lứa tuổi khác nhau, và các phép loại suy thô sơ gần nhất của chúng. Kết quả là nhân học thể chất hoặc sinh học - "thể chất học" [somatology] như đôi khi được gọi như
vậy ở các nước Anglo-Saxon, và đôi khi chỉ đơn giản
là "nhân học" ở châu Âu lục địa - đã một phần cấu thành một loại chuyên môn hóa
hoặc mài sắc thêm một số khía cạnh nhất định của sinh học đại cương. Nó đã bắt đầu được hấp thụ, ở một mức độ đáng kể, trong các hiện tượng đặc biệt nào đó, chẳng hạn như loài
người hoặc các tiểu chủng và các
phương pháp nghiên cứu chúng.
4.
Nhân học Xã hội văn hóa
Các khoa học xã hội văn hóa, thường thường, nhưng có phần lỏng lẻo, được gọi là các ngành
khoa học xã hội, ngược lại với các khoa học hữu
cơ. Cơ thể và các bộ phận thiết bị bẩm sinh của
con người hậu thuẫn cho các hành động và thành công của họ khi được quyết định bởi truyền thống,
và là quan trọng nhất đối với nền văn hóa hoặc văn minh của
họ cũng như đối với các tập hợp người trong các xã hội. Do đó, mối quan hệ của nhân học với
khoa học xã hội văn hóa, theo một nghĩa nào đó, chính là
mặt đối lập của nó với khoa học sinh
học. Thay vì chuyên môn hóa, nhân học đã bị
trùm lấp bằng việc cố gắng khái
quát hóa các phát hiện của lịch sử.
Các nhà sử học không bao giờ có thể là nhà thử nghiệm; nhà xã hội học, nhà kinh tế học, và các nhà khoa học xã hội khác cũng
rất hiếm khi như vậy. Các nhà sử học phải giải quyết cái độc nhất; vì ở một mức độ nhất
định, mỗi sự kiện lịch sử, xã hội, văn hóa đều
có một cái gì đó vô
song về nó. Họ không thừa nhận các quy luật, và cũng không xác minh
chúng bằng các thử nghiệm nhân tạo. Nhưng nhân học
lại tìm kiếm các quá trình tổng
hợp và hồi quy như có thể xảy
ra trong các sự kiện phong phú của lịch sử và trong các xã hội, các thể chế, tập quán và tín ngưỡng
đa dạng của nhân loại.
Vì vậy, chừng nào các quá trình
như vậy có thể được tách bạch hoặc được
hình thành, thì chúng chính là các khái quát
hóa.
Đôi khi người ta gọi đó là nhân học xã hội và văn hóa - mà một phần chủ đề của nó liên quan đến các khía cạnh không-chỉ là-hữu cơ của hành vi con người - thì
dường như lại bận tâm đến các tộc người vừa cổ đại vừa hoang dã lại vừa kỳ lạ và tuyệt chủng. Nguyên nhân chính
là người ta mong muốn nhận thức rõ hơn về tất cả các nền văn minh, không phân biệt thời
gian và địa điểm, theo các nguyên tắc trừu tượng, hoặc các
nguyên tắc khái quát, nếu có thể. Không phải con người sống trong hang động cần được khai sáng nhiều hơn người La Mã, hoặc những con dao đá lửa thú vị hơn món đồ sứ nõn nà hoặc nghệ thuật
in ấn đã khiến cho nhân học phải chú ý nhiều hơn vào người hang động, mà thực tế là người ta muốn biết về người sống trong hang động và những con dao đá lửa, không ai khác nghiên cứu, cũng như về những người
La Mã và nghề in ấn mà lịch
sử cho chúng ta biết rất đầy đủ. Có vẻ là võ đoán khi thích thú
với những gì xa lạ hơn những thứ quen thuộc, và về nguyên tắc, nhân học chưa bao giờ chấp nhận việc xét đoán đôi khi ngầm diễn tả rằng lĩnh vực thích hợp nhất của nó nên được giới hạn vào người nguyên thủy theo đúng nghĩa của từ đó. Giống như vậy, động vật học cũng có thể giới hạn mối quan tâm của mình vào những quả trứng hoặc các sinh vật đơn bào. Có lẽ đúng là một số nghiên cứu về tiền
sử và sơ sử, đặc biệt là trong các giai đoạn khởi đầu của nhân học, đã xuất phát từ loại thị hiếu cảm xúc về cái bị bỏ quên hoặc cái bị bỏ qua, cái mơ hồ và cái xa lạ, cái không quen và cái bí ẩn. Nhưng các xu hướng thẩm mỹ cá nhân ngẫu hững như
vậy không thể phân định phạm vi của một khoa học hoặc xác định mục tiêu và phương
pháp của nó được. Vô số các
nhà sử học đã trở thành những kẻ thâm căn cố đế đàm luận những chuyện tầm phào, nhưng vì vậy mà người ta lại không khăng khăng rằng chủ đề thích hợp duy nhất của lịch sử là những
trò thân mật ở cầu thang phía cửa hậu.
Vậy
thì đây chính là lý do cho sự phát triển đặc biệt của những phụ bộ môn của nhân học vẫn được gọi là khảo
cổ học, "khoa học về những gì đã cũ"
trong sự nghiệp của nhân loại, đặc biệt là khi được phát lộ bởi các cuộc
khai quật của các di chỉ cư trú
thời tiền sử, và dân tộc học, "khoa học về các dân tộc" cùng các nền văn hóa
của họ và lịch sử đời sống với tư cách là các nhóm,
không phân biệt mức độ tiến bộ của họ [1].
5. Các quá trình tiến hoá và cuồng tưởng tiến hóa luận
Trong những khía cạnh cơ
bản hơn của chúng, cả hai
tuyến phát triển hữu cơ hay di truyền và xã
hội văn hóa hoặc "môi
trường" chạy qua toàn bộ đời sống của con
người. Chúng rất khác biệt vì các cơ chế,
và các sản phẩm của chúng là khác
biệt. Vì vậy, so sánh việc
có được sức mạnh của các chuyến bay tương ứng của các loài chim trong quá trình phát triển
hữu cơ của chúng khỏi các loài
bò sát tổ tiên xuất phát từ hàng triệu năm trước đây, và bởi con người như là
kết quả của các tiến bộ văn
hóa thuộc lĩnh vực
phát minh trong thế hệ qua, ngay
lập tức bộc lộ những khác biệt sâu sắc của quá trình vốn có trong khái niệm mơ hồ
"tiến hóa". Loài chim đã từ
bỏ một cặp chân đi bộ để có được
đôi cánh. Nó bổ sung thêm một khả năng mới bằng
cách chuyển hóa một phần của
cái cũ. Tổng các bộ phận hoặc
cơ quan của nó không
lớn hơn so với trước đó. Thay đổi
này chỉ được truyền lại cho con cháu cùng dòng máu của các
cá nhân đã thay đổi.
Dòng bò sát vẫn tiếp tục như cũ, hoặc nếu nó
thay đổi, thì cũng đã làm như vậy vì các nguyên nhân
không liên quan đến sự tiến hóa
của các loài chim. Trái lại,
những chiếc máy bay, đã đem đến
cho con người một khả năng mới mà không
giảm bớt hoặc thậm chí làm ảnh hưởng đến bất kỳ khả năng nào mà con người đã có trước đó. Điều đó khiến cho không có
thay đổi rõ ràng nào
về cơ thể, cung không có những thay đổi về năng lực tinh thần. Phát minh đã
được truyền cho các cá nhân và nhóm không có cùng dòng máu với các nhà phát
minh; trong thực tế, nó đã ảnh hưởng đến vận mệnh của tất cả chúng ta. Về mặt
lý thuyết, phát minh đã có thể truyền
cho tổ tiên nếu chúng xảy ra lúc
sinh thời họ. Tóm lại, nó đại diện cho một quá
trình phát triển dần thành nguồn
cung cấp cho nền văn minh hiện tồn hơn là một sự chuyển hóa.
Một khi những tác động rộng lớn của sự phân biệt được
minh họa bằng ví dụ ấy đã được nắm bắt, thì nhiều lỗi thông thường sẽ được ngăn ngừa, phòng chống. Chương trình ưu sinh học, chẳng hạn, đã
mất đi nhiều sức lực của nó. Chắc chắn có nhiều điều để nói
thiên về khả năng hiểu biết và phân biệt
trong giao phối, như trong mọi thứ khác. Cần có sự tiếp thu kiến thức chính xác hơn về
di truyền của con người. Nhưng, theo trục chính, đôi khi những tuyên bố cho rằng ưu sinh luận là cần thiết để bảo tồn nền văn minh khỏi
bị giải thể, hoặc để duy trì sự hưng thịnh của dân
tộc này hay dân tộc khác, đều dựa trên những trá
ngụy của việc chỉ thừa nhận các nguyên nhân hữu cơ với tư cách là nguyên nhân hoạt tác, khi các nguyên nhân xã hội văn hóa cũng
như các nguyên nhân hữu cơ đều là những nguyên nhân chủ động - khi thực sự thì các nhân tố siêu di
truyền có thể lại là các nguyên nhân mạnh mẽ hơn
nhiều. Vì vậy, trong cái
được gọi một cách lầm lạc là các vấn đề chủng
tộc, thì tư duy trung bình của ngày hôm nay vẫn suy lý một cách lẫn lộn giữa các nguyên nhân và hiệu quả hữu cơ và xã hội văn hóa [2]. Nhân học vẫn
chưa có một vị trí để luôn luôn tuyên bố rõ đâu là ranh giới giữa các nguyên nhân hữu
cơ góp phần và các nguyên
nhân siêu hữu cơ hay "xã hội văn hóa" của các hiện tượng như vậy. Nhưng nó lại
duy trì tính khác biệt cơ bản của chúng
và duy trì tầm quan trọng của sự khác biệt đó, nếu việc hiểu biết thực sự được coi là mục tiêu. Nếu không nắm bắt chắc chắn nguyên tắc này, thì nhiều luận cứ và kết luận trong tập
sách này sẽ mất đi ý nghĩa của chúng.
Theo đó, việc xác định nhân học là "con đẻ của Darwin" là sai lầm. Thành tựu cơ
bản của Darwin là ở chỗ ông đã tưởng tượng, và chứng minh phần lớn bởi các bằng chứng gián tiếp, thông qua một cơ chế
mà sự tiến hóa hữu cơ có vẻ diễn ra. Tuy
nhiên toàn bộ lịch sử của con người, còn
bao gồm rất nhiều vấn đề khác nữa chứ không chỉ là một chất hữu cơ, cho nên một nền nhân học chỉ đơn thuần hoặc hạn
chế ở thuyết Darwinian về cơ bản sẽ là một sinh học ứng dụng sai lạc. Người ta gần như có thể nói giống hệt về một nền nhân học Copernicus hay một nền nhân học Newton
vậy.
Cái đã ảnh hưởng rất lớn đến một loại nhân học trước đây, chủ yếu gây hại, lại không phải là chủ thuyết Darwin, mà là ý tưởng mơ hồ về sự tiến bộ, ảnh
hưởng đến khía cạnh hữu cơ mà Darwin đã tình cờ hỗ trợ và cung
cấp một thực thể rõ ràng, đó là cả một nhóm tư tưởng tiến hóa luận, đúng đắn và lầm
lạc, kể từ đó đã đắm mình một cách tởm lợm. Nhân học cũ đã trở thành
thực tế phổ biến nhằm "giải thích" bất kỳ một bộ
phận nào của nền văn minh nhân
loại bằng cách sắp xếp một số hình thức của nó
trong một chuỗi tiến hóa từ thấp nhất đến cao nhất và bằng
cách cho phép mỗi giai đoạn kế tiếp nhau diễn tiến một cách tự
nhiên, không hề có nguyên nhân cụ thể, từ
giai đoạn có trước. Về cơ bản thủ tục logic này ngây ngô đến đáng kinh ngạc. Trong các lược đồ thuộc lĩnh vực và thời đại này của chúng ta, chúng ta đã đứng trên đỉnh của con đường dốc đó. Vì vậy, bất cứ cái gì có vẻ khác biệt nhất với tập quán của chúng ta cũng đều được coi
là sớm nhất, còn những hiện tượng khác bị vất bỏ ở
bất cứ nơi nào cũng sẽ đóng góp đắc lực nhất vào tính
ngay thẳng của việc leo lên trên. Sự xuất hiện tương đối của các hiện tượng
trong thời gian và không gian đã bị bỏ qua theo thiên hướng phù hợp logic với một kế hoạch. Người ta lý lẽ
rằng vì chúng ta nhất quyết duy trì chế độ hôn nhân một vợ một chồng, nên những bước khởi đầu của kết hợp tính dục người có thể nằm trong tình trạng đối lập của sự chung chạ bừa bãi. Vì chúng ta dành quyền ưu tiên cho dòng cha, và nói chung là biết
rõ ông ta, nên các xã hội sớm chắc chắn phải được coi là thuộc dòng mẹ và không ai biết về người cha của mình. Chúng ta ghét cay ghét đắng loạn luân; do đó những người đàn ông
nguyên thủy nhất đã thường kết hôn với các
chị em của mình. Đây là những mẫu kết luận hợp lý, hoặc các giả định của trường phái tiến hóa
luận kinh điển của nhân học, vào khoảng từ 1860-1890, vẫn tin rằng có thể xác định được các nguồn gốc nguyên ủy hay các nguyên nhân tối hậu, và chúng có thể được phát hiện bằng cách suy
luận tư biện. Danh mục công việc phải thực hiện của trường phái nhân học tiến hóa luận-tư biện
kinh điển này đã được vinh danh bằng một số tên tuổi lừng lẫy. Không cần phải nói, những con
người này đã trui rèn tính tàn khốc căn cội của các quan điểm bằng kiến thức uyên bác, sắc sảo hay vẻ đẹp của bài thuyết trình, và hiểu
biết sâu sắc thường xuyên cùng
cảm giác hợp lý của các đặc thù cụ thể. Trong thời mình, hai hoặc ba thế hệ trước, dưới sự mê hoặc của khái niệm
tiến hóa trong buổi đầu khởi phát của nó, và của
cái tiên đề về sự tiến bộ bằng các phương pháp
suy lý mạnh nhất hầu như không thể tránh khỏi. Ngày nay chúng đã
quá cũ vì sáo mòn; chúng đã hạ cấp thành khoa học báo
chí hoặc đã trở thành vấn đề cho đám
nhàn cư tài tử. Họ là bằng chứng của một khuynh hướng thiên về tính
bảnh chọe tự cảm thấy mình vượt trội hơn toàn
bộ quá khứ. Những cách suy nghĩ được đề cập ở
đây chỉ là một ví dụ của thói che mây buộc gió nảy sinh từ sự vay chuyển kém
cỏi các khái niệm sinh học hợp thức vào lĩnh vực lịch sử xã hội và
văn hóa loài người, hoặc xem những
lĩnh vực đó diễn ra theo một sơ đồ tiến bộ
giản đơn.
__________________________________________________
Nguồn: A.L. Kroeber 1923-1948. Anthropology race, language,
culture, psychology, prehistory, Harcourt, Brace and Company
INC., New York.
Tác giả: Alfred Louis Kroeber
(1876 - 1960) sinh ra ở Hoboken, New Jersey, trong một gia đình thuộc tầng
lớp trung lưu lớp trên gốc Đức. Gia
đình ông nói tiếng Đức ở nhà, và Kroeber còn học thêm tiếng Latin
và tiếng Hy Lạp ở trường. Ông vào học Columbia
College ở tuổi 16, có bằng cử nhân tiếng Anh vào
năm 1896, và bằng Thạc sỹ
về kịch lãng mạn vào năm 1897. Khi
đổi sang lĩnh vực nhân
học, ông nhận bằng Tiến sĩ do
Franz Boas hướng dẫn tại Đại học
Columbia năm 1901, trên cơ sở luận án dài 28 trang về biểu tượng
trang trí của người Arapaho. Ông
là giáo sư đầu tiên của Khoa nhân học tại
Đại học Berkeley California, đồng thời là Giám đốc Bảo
tàng Nhân học tại đây suốt từ năm 1909 đến năm 1947.
Ông là cha đẻ của tiểu thuyết gia nổi tiếng, nhà thơ, nhà văn viết truyện ngắn
Ursula K. Le Guin. Mặc dù nổi tiếng là một nhà nhân
học văn hóa, nhưng ông lại làm rất nhiều về khảo cổ học
và ngôn ngữ học nhân học, và ông có
công lớn đối với nhân học bằng cách kết nối giữa khảo cổ học và văn hóa. Ông đã khai quật khảo cổ học ở New Mexico,
Mexico và Peru. Tại Peru, ông đã giúp thành lập Viện Nghiên cứu Andean (IAS)
với các nhà nhân học người Peru Julio C. Tello và học giả lớn khác.
Kroeber và học trò của
ông đã thực hiện công trình quan trọng: thu thập các dữ liệu văn
hóa về các bộ lạc người
Mỹ bản địa miền tây,
với cuốn Handbook of the Indians of California (1925). Kroeber
được ghi nhận là người đã phát triển
các khái niệm về vùng văn hóa [cultural area], cấu hình
văn hóa [cultural
configuration] (Cultural
and Natural Areas of Native North America, 1939), và mệt mỏi văn hóa [cultural
fatigue] (Anthropology, 1963). Ảnh hưởng của Kroeber
mạnh đến nỗi nhiều người đương thời đã
bắt chước phong cách để râu để ria
cũng như các quan điểm của
ông với tư
cách là một sử gia văn hóa. Trong
suốt cuộc đời của mình, ông được coi
là "Bậc trưởng
thượng của nhà nhân học người Mỹ". Kroeber và Roland B. Dixon đã rất có ảnh
hưởng trong việc phân loại di truyền các
ngôn ngữ của người da đỏ ở Bắc Mỹ. Cuốn
sách giáo khoa của Kroeber, Nhân học (Anthropology
1923, 1948), được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm. Vào cuối những năm
1940, nó là một trong mười cuốn sách yêu cầu tất cả sinh viên năm thứ nhất của Đại học
Columbia phải đọc. Cuốn Configurations of Cultural Growth (1944) [Các cấu hình
của tăng trưởng Văn hóa] của ông đã có một ảnh hưởng lâu dài đối với việc nghiên cứu
khoa học xã hội về thiên tài và sự vĩ đại; Kroeber tin rằng thiên tài phát sinh
từ văn hóa tại những thời điểm cụ
thể, mà không duy trì lý thuyết về vai trò quyết định của "vĩ nhân".
Ghi
chú:
1. Vì thiên về mô tả, nên dân tộc
chí đôi khi bị tách khỏi dân tộc học thiên về lý thuyết hoặc lịch sử nhiều hơn.
2. Một ví dụ cho thấy sự lầm lạc vẫn còn kéo dài là sự phát triển riêng biệt của các bộ phận cơ thể bằng cách sử
dụng như thế nào đó các tình huống hữu cơ của một cơ chế xã hội văn hóa
có giá trị. Một ví dụ ngược lại việc sự quy gán tình trạng lạc hậu văn hóa được
sinh ra bởi môi trường hoặc lịch sử cho
sự thấp kém về hữu cơ và di truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét