Powered By Blogger

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Tư duy của người nguyên thủy (I)



Tư duy của người nguyên thủy (I)
Franz Boas

Người dịch: Hà Hữu Nga

Một trong những mục tiêu chính của nhân học là nghiên cứu về tư duy của con người trong những điều kiện khác nhau về chủng tộc và môi trường. Các hoạt động tư duy tự biểu hiện trong suy nghĩ và hành động, và thể hiện sự đa dạng vô tận về hình thái giữa các dân tộc trên thế giới. Để hiểu được các tộc người này một rõ ràng, nhà nghiên cứu phải cố gắng gạt bỏ hết các quan điểm ​​và tình cảm dựa trên môi trường xã hội riêng biệt đã sinh ra anh ta. Anh ta phải thích ứng tư duy của mình, sao cho khả thi, với tộc người mà anh ta đang nghiên cứu. Càng thành công anh ta càng phải vượt thoát khỏi sự thiên vị dựa trên các ý tưởng tạo thành nền văn minh mà anh ta đang sống, và như vậy anh ta sẽ càng thành công trong việc giải thích niềm tin và hành động của con người. Anh ta phải tham gia vào các cảm xúc mới và nhận thức rõ, trong các điều kiện không quen thuộc, cả hai vấn đề đó dẫn đến các hành động ra sao. Tín ngưỡng, phong tục, và phản ứng của các cá nhân đối với các sự kiện của cuộc sống hàng ngày cho chúng ta nhiều cơ hội để quan sát những biểu hiện của tư duy của con người trong các điều kiện khác nhau.

Suy nghĩ và hành động của con người văn minh và những người được còn sống trong các hình thái xã hội nguyên thủy đã chứng minh rằng, trong các nhóm khác nhau của nhân loại, tư duy phản ứng hoàn toàn khác biệt khi được đặt vào các điều kiện tương tự. Thiếu sự kết nối logic trong kết luận của mình, thiếu kiểm soát của ý chí, dường như là hai hai đặc trưng cơ bản của con người trong xã hội nguyên thủy. Trong quá trình hình thành các quan điểm, thì niềm tin có trách nhiệm thể hiện hợp lý. Giá trị cảm xúc của quan điểm ​​là rất lớn, và do đó họ nhanh chóng dẫn đến hành động. Ý chí tỏ ra không cân bằng, nó sẵn sàng để mang đến những cảm xúc mạnh mẽ, và sức đề kháng cứng đầu trong các vấn đề vặt vãnh.

Bằng các nhận xét sau đây tôi đề xuất cách phân tích những khác biệt đặc trưng cho đời sống tinh thần của con người trong các giai đoạn văn hóa khác nhau. Vậy là thật dễ chịu để thừa nhận món nợ của tôi với các bạn bè và đồng nghiệp ở New York, đặc biệt là Tiến sĩ Livingston Farrand, với những câu hỏi được đề xuất ở đây đã trở thành chủ đề thường xuyên của cuộc thảo luận đầy sinh động, đến mức mà tại thời điểm này tôi thấy không thể nói hết được những điểm chung mà các gợi ý đó đem đến trong quá trình đi tới các kết luận. Có hai cách giải thích khả dĩ về các biểu hiện khác nhau của tư duy con người. Có thể tư duy của các chủng tộc khác nhau cho thấy những khác biệt về tổ chức; có nghĩa là, các quy luật hoạt động tinh thần có thể không giống nhau đối với toàn bộ các loại tư duy. Nhưng cũng có thể là cách tổ chức tư duy lại thực sự tương đồng trong tất cả các chủng tộc của con người; có thể hoạt động tinh thần tuân theo những quy luật tương tự ở bất cứ nơi đâu, nhưng cũng có thể các biểu hiện của nó lại phụ thuộc vào đặc tính kinh nghiệm cá nhân là cái phụ thuộc vào hành động của các quy luật này.

Hoàn toàn hiển nhiên các hoạt động của tư duy con người phụ thuộc vào hai yếu tố này. Cách thức tổ chức tư duy có thể được định nghĩa là nhóm các quy luật xác định các phương thức tư tưởng và hành động, không phân biệt chủ đề của hoạt động tinh thần. Phụ thuộc vào các quy luật như vậy là cách thức phân biệt giữa các năng lực tri giác, cách thức liên kết các năng lực tri giác với các khả năng tri giác có trước, cách thức kích thích dẫn đến hành động, và các cảm xúc sinh ra từ các kích thích đó. Các quy luật này, ở mức độ lớn, xác định các biểu hiện của tư duy.

Nhưng, mặt khác, ảnh hưởng của kinh nghiệm cá nhân có thể dễ dàng được chứng minh là rất lớn. Vô số kinh nghiệm của con người thu được từ những ấn tượng thường xuyên lặp đi lặp lại. Một trong những quy luật tâm lý cơ bản sự lặp lại của các quá trình tinh thần làm tăng khả năng 'thực hiện các quá trình này, và làm giảm mức độ của ý thức đi kèm với chúng’. Quy luật này thể hiện các hiện tượng tập tính nổi tiếng. Khi một tri giác bất kỳ, theo thói quen, kết hợp với một tri giác trước đó, thì tri giác đó, theo thói quen, sẽ gây nên một tri giác khác. Khi một kích thích nào đó thường dẫn đến một hành động nào đó, thì theo thói quen, nó sẽ có xu hướng sinh ra hành động tương tự. Nếu một kích thích thường tạo ra một cảm xúc nào đó, thì nó sẽ có xu hướng tái tạo cảm xúc đó mọi lúc.

Do đó, lời giải thích về hoạt động của tư duy của con người, đòi hỏi phải thảo luận về hai vấn đề riêng biệt. Vấn đề thứ nhất là câu hỏi về tính thống nhất hay tính đa dạng của tổ chức tư duy, trong khi vấn đề thứ hai là tính đa dạng được sinh ra bởi sự khác nhau của các nội dung tư duy như đã được phát hiện trong nhiều môi trường xã hội và địa lý khác nhau. Nhiệm vụ của người khảo sát chủ yếu bao gồm việc tách biệt hai nguyên nhân này và quy mỗi nguyên nhân vào phần thích hợp của nó trong sự phát triển những nét đặc thù của tư duy. Về nguyên tắc, vấn đề thứ hai, liên quan đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Khi chúng ta xác định văn hóa dân gian tổng khối lượng các chủ đề truyền thống hiện diện trong tư duy của một tộc người nhất định tại một thời điểm nhất định, thì chúng ta đã thừa nhận rằng chủ đề này phải ảnh hưởng đến các quan điểm ​​và các hoạt động của tộc người đó ít nhiều theo giá trị định tính định lượng của nó, và cũng thừa nhận rằng các hành động của mỗi cá nhân phải chịu tác động, ở mức độ lớn hoặc nhỏ bởi khối lượng tư liệu truyền thống hiện diện trong tư duy của họ.

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét câu hỏi sau: các khác biệt tồn tại trong tổ chức tư duy con người không? Nhờ có diễn giải kỹ lưỡng của Waitz về vấn đề tính thống nhất của loài người, nên có thể không còn nghi ngờ rằng các đặc trưng tâm lý chính của con người trên toàn thế giới đều giống nhau; nhưng câu hỏi đó vẫn còn để mở, cho dù có một sự khác biệt đầy đủ về cấp độ, cho phép chúng ta giả định rằng các chủng tộc người hiện tại có thể được coi là đang ở trong các giai đoạn khác nhau của hàng loạt tiến hóa, dù chúng ta là được biện minh bằng cách gán cho con người văn minh một vị trí tổ chức cao hơn hơn người nguyên thủy. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa các ảnh hưởng của văn minh và chủng tộc. Một số sự kiện giải phẫu đã đưa đến kết luận cho rằng các chủng tộc châu Phi, Australia và Melanesia, ở một mức độ nhất định, thấp kém hơn so với các chủng tộc của châu Á, châu Mỹ và châu Âu. Chúng ta thấy rằng kích thước bộ não trung bình của các chủng tộc da đen thì nhỏ hơn so với kích thước bộ não của các chủng tộc khác; và sự khác biệt thiên về các chủng tộc Mongoloid và da trắng lớn đến mức mà chúng ta được biện minh bằng giả định về mối tương quan nhất định giữa khả năng tinh thần của họ và kích thước bộ não của họ tăng lên. Đồng thời cũng cần phải lưu ý rằng một mặt, tính chất thay đổi của các chủng tộc Mongoloid và da trắng, và mặt khác, của các chủng tộc da đen, lớn đến mức chỉ có một số lượng nhỏ, nói một cách tương đối, của các cá nhân thuộc chủng da đen mới có bộ não nhỏ hơn so với bất kỳ bộ não tìm thấy trong số các chủng da trắng hoặc Mongoloid; và, mặt khác, chỉ có một số ítthể thuộc các chủng tộc Mongoloid có bộ não lớn đến mức mà không thấy có ở tất cả các chủng tộc da đen. Có nghĩa là, phần lớn trong số hai nhóm chủng tộc đó có bộ não với những khả năng tương tự, nhưng các cá thể với bộ não lớn thì ở các chủng tộc Mongoloid và trắng tỷ lệ thường tương đương hơn so với các chủng tộc da đen. Có lẽ sự khác biệt về kích thước não đi kèm với những khác biệt về cấu trúc, mặc dù không có những thông tin thỏa đáng về vấn đề này. Mặt khác, nếu chúng ta so sánh những người văn minh của bất kỳ chủng tộc nào với những người chưa được văn minh hóa cũng của chính chủng tộc đó, thì chúng ta sẽ không phát hiện được bất kỳ sự khác biệt nào về giải phẫu biện minh cho giả định của chúng ta về bất kỳ sự khác biệt cơ bản nào về cấu tạo tinh thần.

Khi chúng ta xem xét vấn đề đó từ một quan điểm thuần túy tâm lý học, chúng ta nhận ra rằng một trong những đặc điểm cơ bản nhất phân biệt tư duy con người với tư duy động vật là chung cho tất cả các chủng tộc của con người. Người ta nghi ngờ liệu có phải bất kỳ động vật nào cũng có khả năng hình thành một quan niệm trừu tượng, chẳng hạn như số lượng, hoặc bất kỳ quan niệm nào đó về các mối quan hệ trừu tượng của hiện tượng. Chúng ta thấy rằng điều này được thực hiện bởi tất cả các chủng tộc của con người. Một ngôn ngữ được phát triển với các hạng mục ngữ pháp bao hàm khả năng thể hiện các mối quan hệ trừu tượng, và, vì mỗi ngôn ngữ được biết đều có cấu trúc ngữ pháp, nên chúng ta phải cho rằng khả năng hình thành các ý tưởng trừu tượng là một tài sản chung của nhân loại. Người ta thường thấy rằng khái niệm về số lượng được phát triển rất khác nhau giữa các dân tộc khác nhau. Trong khi ở hầu hết các ngôn ngữ, chúng ta phát hiện ra các hệ thống chữ số dựa trên 10, thì một số bộ lạc ở Brazil, và những bộ lạc khác ở Australia, có hệ thống số dựa trên 3, hoặc thậm chí trên 2, trong đó liên quan đến việc không thể diễn đạt những con số cao hơn. Mặc dù các hệ thống số này chỉ mới phát triển rất ít so với hệ thống của chúng ta, nhưng chúng ta không được quên rằng các ý tưởng trừu tượng về con số phải hiện diện trong những con người này, bởi vì, nếu không có nó, thì sẽ không thể có phương pháp đếm. Có thể cũng cần phải đề cập đến một hoặc hai sự kiện khác lấy từ văn phạm của người nguyên thủy, để thấy rõ ràng rằng tất cả các loại ngữ pháp đều bao hàm các ý niệm trừu tượng. Ba đại từ nhân xưng, tao, mày, và nó đều xuất hiện ở tất cả các ngôn ngữ của con người. Ý tưởng cơ bản về các đại từ này là sự phân biệt rõ ràng giữa bản thân với tư cách người nói, kẻ hoặc đối tượng được nói đến, và điều được nói về. Chúng ta cũng thấy rằng danh từ được phân loại theo rất nhiều cách tuyệt vời trong các ngôn ngữ khác nhau. Trong khi tất cả các ngôn ngữ Ấn-Âu cũ phân loại danh từ theo giới tính, thì các ngôn ngữ khác lại phân loại danh từ động vật hay bất động vật, hoặc là con người hay không phải con người,v.v. Các hoạt động cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Như vậy, rõ ràng rằng mỗi cách phân loại trong ngôn ngữ đều liên quan đến sự hình thành của một ý tưởng trừu tượng. Các quá trình trừu tượng hóa đều giống nhau trong tất cả các ngôn ngữ, và không cần bất kỳ một thảo luận thêm nào, ngoại trừ ở chừng mực chúng ta có thể thiên về việc đánh giá các hệ thống phân loại và các kết quả của sự trừu tượng theo những cách thức khác nhau.

Câu hỏi phải chăng sức mạnh để kiềm chế các xung động là như nhau trong tất cả các chủng tộc của con người thật không dễ trả lời. n tượng của nhiều du khách, và dựa trên những kinh nghiệm thu được trong nước chúng ta, là người nguyên thủy và những người ít được học hành đều một đặc tính chung thiếu kiểm soát cảm xúc, họ dễ xung động hơn người văn minh và người có học vấn cao. Tôi tin rằng quan niệm này chủ yếu dựa trên việc bỏ qua, không xem xét các trường hợp cần có sự kiểm soát mạnh mẽ đối với các xung động trong các hình thức khác nhau của xã hội. Điều tôi muốn nói sẽ trở nên rõ ràng khi tôi gợi lên sự chú ý của các bạn vào loại sức mạnh thường được mô tả khả năng chịu đựng các tù nhân người Indian thể hiện khi bị kẻ thù tra tấn. Khi chúng ta muốn được một ước lượng thực sự về sức mạnh của người nguyên thủy trong việc kiểm soát các xung động, chúng ta không được so sánh sự kiểm soát cần thiết vào những dịp nhất định của xã hội chúng ta với khả năng kiểm soát của người nguyên thủy vào những dịp tương tự. Nếu, ví dụ, nghi thức xã hội của chúng ta cấm các biểu hiện các cảm giác cá nhân khó chịu và sự lo lắng, thì chúng ta cần phải nhớ rằng nghi thức cá nhân của người nguyên thủy có thể không đòi hỏi bất kỳ sự kiềm chế nào cùng loại. Đúng ra là chúng ta phải tìm kiếm các cơ hội cần sự kiềm chế của các tập quán của người nguyên thủy. Như vậy, chẳng hạn, nhiều trường hợp cấm kỵ, đó là, các quy định cấm sử dụng một số loại thực phẩm nhất định, hoặc việc thực hiện một số loại công việc nhất định, mà đôi khi đòi hỏi một mức độ kiềm chế đáng kể. Khi một cộng đồng Eskimo lâm vào thời điểm nạn đói hoành hành, và các cấm kị tôn giáo của họ cấm họ sử dụng hải cẩu đang phơi trên băng làm thức ăn, thì mức độ tự kiềm chế của cả cộng đồng, không cho phép họ giết những con hải cẩu này, chắc chắn là rất to lớn. Các loại trường hợp này thì rất nhiều, và chứng tỏ rằng người nguyên thủy có khả năng kiểm soát các xung động của mình, nhưng việc kiểm soát này được thực hành vào những dịp tùy thuộc vào đặc trưng đời sống xã hội của tộc người đó, và nó không trùng với các trường hợp mà chúng ta mong đợi và đòi hỏi việc kiểm soát các xung động.

Điểm thứ ba, trong đó tư duy của người nguyên thủy có vẻ khác với con người văn minh là ở sức mạnh của việc chọn lựa giữa nhận thức và hành động theo giá trị của họ. Dựa vào sức mạnh này toàn bộ lĩnh vực nghệ thuật và đạo đức. Một đối tượng hoặc một hành động chỉ trở thành giá trị nghệ thuật khi nó được chọn lựa giữa các nhận thức khác hoặc các hành động khác vẻ đẹp của nó. Một hành động chỉ trở thành đạo đức khi nó được chọn lựa giữa các hành động khả thể khác giá trị đạo đức của nó. Không có vấn đề các tiêu chuẩn của người nguyên thủy liên quan đến hai điểm này thô sơ đến mức nào, nên chúng ta thừa nhận rằng tất cả họ đều có một loại nghệ thuật, và tất cả họ đều các tiêu chuẩn đạo đức. thể nghệ thuật của họ hoàn toàn trái ngược với cảm xúc nghệ thuật của chúng ta. Có thể tiêu chuẩn đạo đức của họ vi phạm hệ tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa tập hợp các chuẩn mực thẩm mỹ học và đạo đức, cũng như sự tồn tại của loại tiêu chuẩn thẩm mỹ và đạo đức.

Xem xét ngắn gọn của chúng tôi về các hiện tượng trừu tượng hóa, về sự kiềm chế, và sự lựa chọn, để rồi dẫn đến kết luận rằng các chức năng đó của tư duy con người là chung cho toàn thể nhân loại. Trong trường hợp này, có thể thỏa đáng để tuyên bố rằng, theo phương pháp hiện tại của chúng tôi trong việc xem xét các hiện tượng sinh học và tâm lý, chúng ta phải giả định rằng các chức năng tư duy ấy của con người đã phát triển từ các điều kiện thấp hơn, tồn tại ở một thời điểm trước đó, và tại một thời điểm chắc chắn phải có các chủng tộc và các bộ lạc mà ở đó, các thuộc tính được mô tả ở đây chưa hề, hoặc chỉ mới chớm phát triển; nhưng sự thật sự thì trong các chủng tộc hiện tại của con người, không có vấn đề làm thế nào để so sánh người nguyên thủy với chúng ta, mà các khả năng tư duy của chúng ta đã rất phát triển.

Rất có thể là mức độ phát triển của các chức năng này có thể khác đôi chút giữa các loại người khác nhau; nhưng tôi thực sự không tin rằng trong thời điểm hiện nay, chúng ta lại có thể hình thành một đánh giá duy nhất về sức mạnh của sự trừu tượng hóa, về việc kiểm soát, và về sự lựa chọn giữa các chủng tộc khác nhau. Các so sánh ngôn ngữ, phong tục tập quán, và các hoạt động cho thấy rằng những khả năng đặc biệt ấy có thể đã phát triển không đồng đều; nhưng những  khác biệt ấy lại không đủ để biện minh cho chúng ta trong việc quy gán các giai đoạn phát triển thấp về phương diện vật chất cho một số dân tộc, và các giai đoạn phát triển cao hơn cho các dân tộc khác. Do đó, các kết luận rút ra từ những xem xét này, về tổng thể, tiêu cực. Chúng ta không thiên về việc coi tổ chức tinh thần của các chủng tộc người khác nhau thì khác nhau ở điểm cơ bản. Tiếp theo chúng ta chuyển sang xem xét vấn đề thứ hai được đề xuất ở đây, cụ thể là, về một khảo sát những tác động của các nội dung tư duy đối với sự hình thành các suy nghĩ và hành động. Chúng ta sẽ xếp các nội dung này vào cùng một trật tự mà chúng ta đã xem xét vấn đề trước đó. Trước hết, chúng tôi sẽ hướng sự chú ý của mình vào các hiện tượng của tri giác. Nhiều du khách đã quan sát thấy rằng các giác quan của người nguyên thủy được rèn luyện khá tốt, họ là một người quan sát tuyệt vời. Tính thích nghi của người thợ săn có kinh nghiệm, trong việc tìm ra các lối mòn các con thú đi qua, trong khi đó cặp mắt của một châu Âu sẽ không thể nào phát hiện ra được các dấu hiệu mờ nhạt ấy, và đó chính là trường hợp của loại hình này.

Trong khi sức mạnh tri giác của người nguyên thủy là tuyệt vời, thì có vẻ như khả năng diễn giải logic về các tri giác của anh ta rất khiếm khuyết. Tôi nghĩ rằng rõ ràng lý do cho sự kiện này không nằm ở bất kỳ tính đặc thù cơ bản nào của tư duy nguyên thủy, đúng hơn, nó nằm trong các đặc trưng của các ý tưởng mà loại tri giác mới tự thân kết hợp. Trong cộng đồng của chúng ta, vô số các quan sát và suy nghĩ được truyền cho con cái. Những suy nghĩ này là kết quả của sự quan sát và suy đoán cẩn thận của các thế hệ quá khứ và hiện tại của chúng ta; nhưng chúng được truyền cho hầu hết các cá nhân với tư cách chủ đề truyền thống, cũng hệt như tri thức dân gian vậy. Con cái ta liên kết các tri giác mới với toàn bộ khối dữ liệu truyền thống này, và giải thích các quan sát của họ bằng chính phương tiện của họ. Tôi tin rằng sẽ là sai lầm nếu cho rằng việc giải thích của mỗi cá nhân đã văn minh hóa là một tiến trình hoàn toàn hợp lý. Chúng ta kết hợp một hiện tượng với một số sự kiện đã biết, mà các diễn giải về nó được giả định là đã biết, và chúng ta rất hài lòng với việc quy giản một sự kiện mới thành các sự kiện đã biết trước đây. Ví dụ, nếu một cá nhân trung bình nghe thấy tiếng nổ của một loại hóa chất trước đó chưa từng được biết, thì anh ta sẽ thỏa mãn với lý do một số vật liệu nhất định được biết thuộc tính nổ trong các điều kiện thích hợp, và do loại chất chưa được biết đến lại có cùng chất lượng. Về tổng thể, tôi nghĩ rằng chúng ta không nên cố gắng tiếp tục tranh luận, mà nên thực sự cố gắng đưa ra được một cách diễn giải đầy đủ về nguyên nhân của vụ nổ.

Sự khác biệt trong phương thức tư duy của người nguyên thủy và của người văn minh dường như chủ yếu là ở sự khác biệt về đặc tính của chất liệu truyền thống mà hiểu biết mới tự liên kết với nó. Việc hướng dẫn cho thế hệ con cái của người nguyên thủy không hề có cơ sở của các thế kỷ thử nghiệm, bao gồm các kinh nghiệm thô của các thế hệ. Khi một kinh nghiệm mới đi vào tư duy của người nguyên thủy, thì cùng một quá trình mà chúng ta quan sát được người văn minh sẽ xảy ra một loạt kết hợp hoàn toàn khác, và do đó sinh ra một loại diễn giải khác. Có lẽ một vụ nổ bất ngờ sẽ gắn kết tư duy của người nguyên thủy với những câu chuyện huyền hoặc anh ta đã nghe liên quan đến huyền sử về thế giới, và do đó sẽ nảy sinh nỗi sợ hãi dị đoan. Khi chúng ta nhận ra rằng, không phải người văn minh cũng không phải ở người nguyên thủy, loại thể trung bình nỗ lực hoàn thành việc giải thích nguyên nhân của các hiện tượng, mà chỉ thực hiện điều đó ở chừng mực pha trộn nó với những sự kiện khác đã được biết trước đó, chúng ta nhận thấy rằng kết quả của toàn bộ quá trình phụ thuộc hoàn toàn vào các đặc tính của chất liệu truyền thống: trong trường hợp này chính là nằm ở tầm quan trọng to lớn của văn hóa dân gian trong việc xác định phương thức tư duy. Đó chính là ở tác động to lớn của quan điểm ​triết học hiện nay đối với các khối người, và đó chính là ở tác động của lý thuyết khoa học thống trị đối với đặc tính của công trình khoa học.

Có lẽ sẽ là vô ích để cố gắng tìm hiểu sự phát triển của khoa học hiện đại mà không có một tri thức thông thái về triết học hiện đại; sẽ là vô ích để cố gắng hiểu được lịch sử của khoa học thời trung cổ mà không có một tri thức thông thái về thần học trung cố; và hệt như vậy, cũng sẽ là vô ích để cố gắng tìm hiểu khoa học nguyên thủy mà không có một tri ​​thức thông thái về thần thoại nguyên thủy. Thần thoại, thần học và triết học là những thuật ngữ khác nhau cho cùng một loạt ảnh hưởng tạo hình nên dòng chảy tư duy nhân loại, và quyết định tính cách của các nỗ lực của con người để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Đối với người nguyên thủy - những con người đã được dạy để coi các thiên thể trên trời như là các hiện hữu sống động, những con người nhìn thấy trong mỗi con vật một hiện hữu mạnh hơn con người, mà đối với họ những ngọn núi, rừng cây, mỏm đá đều được trời phú cho cuộc sống thì việc diễn giải về các hiện tượng sẽ đưa lại cho bản thân họ những gợi ý hoàn toàn khác với những diễn giải mà chúng ta đã quen, vì chúng ta đặt các kết luận của mình trên cơ sở tồn tại của các vật chất và các lực đưa lại các kết quả được quan sát thấy. Nếu chúng ta không coi có thể giải thích được toàn bộ các hiện tượng chỉ với tư cách là kết quả của vật chất và lực, thì toàn bộ các giải thích của chúng ta về các hiện tượng tự nhiên phải một diện mạo khác.
_________________________________________

Nguồn: Boas, Franz 1901. The Mind of Primitive Man. The Journal of American Folklore, Vol. 14, No. 52 (Jan. - Mar., 1901), 1-11.

Tác giả: Franz Boas Uri (1858 -  1942) là một nhà nhân học người Mỹ gốc Đức, một người tiên phong của nhân học hiện đại, cha đẻ của Nhân học Mỹ. Ông học tập tại Đức, nhận học vị tiến sĩ vào năm 1881 về vật lý khi còn đang nghiên cứu địa lý. Sau đó, ông tham gia vào một cuộc thám hiểm địa lý bắc Canada, ông trở nên thích thú với các nền văn hóa và ngôn ngữ của người Inuit tại đảo Baffin. Ông tiếp tục công việc thực địa với các nền văn hóa và ngôn ngữ bản địa vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Năm 1887, ông di cư sang Hoa Kỳ, đầu tiên làm quản thủ bảo tàng Smithsonian. Năm 1899 ông trở thành giáo sư nhân học tại Đại học Columbia, và tiếp tục sự nghiệp của mình ở đó cho đến cuối đời. Thông qua các sinh viên của mình, Boas đã tác động ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhân học Mỹ. Trong số các sinh viên của ông, có các nhà nhân học nổi tiếng là AL Kroeber, Ruth Benedict, Edward Sapir, Margaret Mead, và Zora Neale Hurston.

Boas là một trong những đối thủ nổi bật nhất của
các hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc phổ biến trong khoa học. Đó là ý tưởng cho rằng chủng tộc là một khái niệm sinh học và hành vi của con người được hiểu tốt nhất thông qua loại hình học về các đặc trưng sinh học. Trong một loạt công trình nghiên cứu mang tính đột phá về giải phẫu xương, ông đã chỉ ra rằng hình dạng và kích thước sọ rất dễ thay đổi tùy thuộc vào các nhân tố môi trường như y tế và dinh dưỡng, trái ngược với những tuyên bố của các nhà nhân học chủng tộc thời đó cho rằng hình dạng đầu là một đặc điểm chủng tộc ổn định. Boas cũng đã nỗ lực chứng minh rằng sự khác biệt về hành vi của con người không phải chủ yếu được quyết định bởi các khuynh hướng sinh học bẩm sinh, phần lớn là kết quả của sự khác biệt văn hóa có được thông qua học tập xã hội. Bằng cách đó, Boas đã giới thiệu văn hóa như là loại khái niệm chính để mô tả những khác biệt về hành vi giữa các nhóm người, và như là khái niệm phân tích trung tâm của nhân học.

Trong số những đóng góp chính của Boas cho tư tưởng nhân học có cả việc ông từ chối các cách tiếp cận tiến hóa sau đó trở nên phổ biến đối với việc nghiên cứu văn hóa, coi tất cả các xã hội tiến bộ thông qua một tập hợp các giai đoạn mang tính thứ bậc về công nghệ và văn hóa, với nền văn hóa phương Tây-châu Âu thượng đỉnh. Boas cho rằng văn hóa được phát triển về phương diện lịch sử, thông qua sự tương tác giữa các nhóm người, thông qua việc truyền bá các ý tưởng, và do đó không có quá trình liên tục hướng tới các hình thái văn hóa "cao hơn". Cách hiểu này khiến cho Boas từ chối việc tổ chức các bảo tàng dân tộc học dựa trên các “giai đoạn”, thay vì ưu tiên cho việc xếp đặt trật tự các hng mục trưng bày dựa trên các mối quan hệ và sự gần gũi của các nhóm văn hóa được tiếp cận.

Boas còn đưa vào hệ tư tưởng tương đối luận văn hóa cho rằng các nền văn hóa không thể được xếp hạng một cách khách quan là cao hơn hoặc thấp hơn, tốt hơn hoặc chính xác hơn, mà theo cách toàn bộ con người nhìn thế giới thong qua lăng kính văn hóa riêng của họ, và đánh giá nó theo các chuẩn mực văn hóa riêng của họ. Đối với Boas đối tượng của nhân học là tìm hiểu cách thức mà nền văn hóa quy định cho mọi người hiểu và tương tác với thế giới theo những cách thức khác nhau, và để làm được điều này thì cần phải được sự hiểu biết về ngôn ngữ và các thực hành văn hóa của dân tộc được nghiên cứu. Bằng cách thống nhất các bộ môn khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa vật chất và lịch sử, nhân học thể chất, nghiên cứu các biến đổi về giải phẫu người, với dân tộc học, nghiên cứu về biến đổi văn hóa về phong tục tập quán, ngôn ngữ học mô tả, nghiên cứu về các ngôn ngữ bản địa chưa có văn tự, Boas tạo ra phương pháp tiếp cận bốn lĩnh vực  nhân học đã trở nên nổi bật trong nhân học Mỹ thế kỷ 20, gồm Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Nhân học thể chất, và Nhân học văn hóa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét