Powered By Blogger

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Franz Boas và Khái niệm Văn hóa trong Viễn cảnh Lịch sử (I)



Franz Boas và Khái niệm Văn hóa trong Viễn cảnh Lịch sử (I)

George W. Stocking

Người dịch: Hà Hữu Nga

Người ta cho rằng Franz Boas ít đóng góp cho sự xuất hiện của khái niệm văn hóa trong nhân học và trong thực tế đã cản trở sự phát triển của nó. Trong bối cảnh của việc đánh giá lại về vai trò của E.B. Tylor trước đó thì người ta lập luận rằng trong các công trình của Boas, thực tế khái niệm này hầu hết dựa trên cơ sở ý nghĩa nhân học hiện đại. Bằng việc phát triển lập luận của mình dựa trên các khác biệt về tinh thần của các chủng tộc, Boas đã cho thấy rằng hành vi của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc hoặc giai đoạn văn hóa, đều được quyết định bởi một tập hợp truyền thống các thức hành vi theo thói quen được truyền lại thông qua những gì được gọi là các quá trình tích hợp văn hóa được củng cố thêm bằng các quá trình duy lý hóa thứ cấp đã bị băng hoại về phương diện đạo đức. Do đó ý nghĩa hành vi của ý tưởng tiến hóa - nhân văn về văn hóa đã được đảo ngược, cơ sở đặt ra cho khái niệm văn hóa là yếu tố quyết định chủ yếu của hành vi.

Các khái niệm cơ bản...trong bất kỳ một bộ môn khoa học nào, trước hết cũng vẫn luôn luôn là bất định và chỉ được giải thích bắt đầu bằng việc ám chỉ đến lĩnh vực của các hiện tượng mà chúng khởi nguồn; bằng phương tiện phân tích tiến bộ các tư liệu quan sát thì các khái niệm ấy có thể trở nên rõ ràng và có thể tìm được ý nghĩa quan trọng và nhất quán. Sigmund Freud (theo trích dẫn của Kroeber và Kluckhohn 1952: 42) ... “sự gắn bó với những cái tên được kế thừa ấy tỏ ra mạnh mẽ hơn ngay khi chúng ta xem xét các thực tiễn của một trật tự ít liệu. Đó là vì những biến đổi trong các trường hợp như vậy gần như luôn luôn diễn ra quá chậm để có thể nhận ra chính những con người ấy đã chịu ảnh hưởng bởi chúng. Họ cảm thấy không cần thiết phải thay đổi nhãn hiệu, vì sự thay đổi nội dung đã giải thoát họ. Marc Bloch (1961: 159)

Freud đã viết về danh pháp khoa học; Bloch, về danh pháp lịch sử. Nhân học dự phần vào cả khoa học và lịch sử, và tại các thời điểm khác nhau nhà nhân học đã ý thức sâu sắc về đặc tính lai tạo của bộ môn khoa học này. Nhưng trong một nền văn hóa mà khoa học đã ngày càng cung cấp thước đo chính bằng sự nỗ lực trí tuệ, thì hầu như không có gì ngạc nhiên về tổng thể họ thiên về việc nhấn mạnh đặc tính khoa học trong nghiên cứu của mình. Khi hai nhà nhân học lỗi lạc nhất - và được định hướng về phương diện lịch sử - đã bắt đầu viết một bài đánh giá về khái niệm văn hóa trong nhân học, thì họ đã tìm được xuất phát điểm định nghĩa của họ không phải ở Bloch, mà ở Freud.

Chính trong bối cảnh này mà Kroeber và Kluckhohn cho rằng trong mỗi quá trình định nghĩa tự người ta có thể thấy "trong thế giới vi cái bản chất của quá trình văn hóa: việc áp đặt một hình thức thông lệ vào dòng kinh nghiệm" (Kroeber and Kluckhohn 1952: 41 ). Người ta cũng có thể lưu ý rằng ngôn ngữ của thế giới vi mô của họ dường như ít nhất cũng có nguồn gốc từ triết học khoa học hiện đại chẳng kém gì từ nghiên cứu nhân học về văn hóa. Nhưng đối với các mục đích hiện tại tôi muốn tập trung vào tính chất mơ hồ về ý nghĩa có thể dùng để soi sáng cả ý tưởng nhân học về văn hóa và quá trình lịch sử trong định nghĩa của nó. Chính xác thì “hình thức thông lệ” đã áp đặt như thế nào “vào dòng kinh nghiệm" trong định nghĩa về các khái niệm trong khoa học xã hội? Có phải đã bị áp đặt bởi nhà khoa học sáng tạo sự đổi mới về khái niệm của ông ta sau đó đã được minh định bằng việc "phân tích tiến bộ các tư liệu quan sát"? Hoặc nó cũng có thể được áp đặt bởi những cái tên được thừa kế" quy định trật tự dòng kinh nghiệm của chúng ta? Việc diễn giải này tất nhiên sẽ đưa chúng ta từ Freud đến Bloch, người đã lập luận rằng lịch sử (như là "một khoa học về nhân loại") nhận được vốn từ vựng "đã hao mòn và biến dạng do sử dụng lâu dài" của nó từ những con người "đã đặt tên cho các hành động của họ, các niềm tin của họ, và nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội của họ mà không cần chờ đợi cho đến khi họ trở thành đối tượng của công việc nghiên cứu không vụ lợi" (Bloch 1961: 158).

Những gì liên quan ở đây không chỉ đơn giản là vấn đề khẩu vị đề từ. Sự từ chối của cha mẹ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với một đứa con lai. Đối với một sự vật, những diễn giải khác về quá trình định nghĩa phản ánh các lựa chọn thay thế của việc sử dụng thuật ngữ "văn hóa": văn hóa nhân văn và văn hóa nhân học. Kroeber và [2] Kluckhohn tất nhiên hoàn toàn ý thức rất rõ về tính nhị nguyên này. Thực sự thì, họ đã đặc biệt cố gắng phân biệt giữa hai ý nghĩa đó. Không giống như "văn hóa" nhân văn, mang tính “tuyệt đối luận” và biết hoàn hảo, "văn hóa" nhân học lại là "tương đối luận". Thay vì bắt đầu với "một hệ thống phân cấp kế thừa các giá trị," nó giả định rằng "mọi xã hội thông qua nền văn hóa của mình tìm kiếm và bằng một cách nào đó đều tìm ra các giá trị ..." (Kroeber and Kluckhohn 1952: 32). Các phản đề khác có thể truyền đạt thêm các khía cạnh của sự phân biệt đó: "văn hóa" nhân học là cân bằng nội môi, nó là số nhiều; trong khi "văn hóa" nhân văn là tiến bộ; là số ít. Việc sử dụng nhân văn truyền thống phân biệt giữa các trình độ "văn hóa"; đối với nhà nhân học, tất cả mọi người đều bình đẳng "văn hóa".

Lạm dụng phép loại suy dù chỉ một chút để trở lại với hai quá trình định nghĩa thay thế của chúng ta, tôi có thể gợi ý rằng "văn hóa" nhân văn làm nổi bật vai trò của nhà khoa học sáng tạo, đổi mới; còn "văn hóa" nhân học, những "cái tên được thừa kế" lại quy định trật tự kinh nghiệm. Giống như hầu hết các phản đề đặt ra ở trên, điều này sụp đổ từng phần khi được khảo sát kỹ lưỡng. Về phương diện lịch sử, "văn hóa" nhân văn đã không hoàn toàn chưa phân hóa như tôi sẽ nói về nó trong bài viết này, còn các nhà nhân học, đặc biệt trong những năm gần đây, cũng đã quan tâm tới sự sáng tạo tích lũy của con người. Tuy nhiên, rõ ràng là di sản của những cái tên hơn là cá nhân sáng tạo đã điều kiện hóa gợi ý của một nhà nhân học hàng đầu rằng bản chất của ý tưởng văn hóa là "hành vi học được, đã được truyền lại về phương diện xã hội và tích lũy theo thời gian, là tối quan trọng với tư cách là một yếu tố quyết định hành vi của con người" (Hallowell1960: 316 ).

Tuy nhiên, trong khi viết về lịch sử, nhà nhân học không phải lúc nào cũng duy trì một vị thế đặc trưng nhân học (Stocking 1964, 1965a). Ví dụ, khái niệm định nghĩa với tư cách là công việc của nhà cải cách sáng tạo rõ ràng đã chi phối cách tóm tắt sự phát triển khái niệm văn hóa trong nhân học của Kroeber và Kluckhohn. Theo quan điểm này, nhà nhân học người Anh E.B. Tylor, trong hai tuyển tập gọi là Văn hóa nguyên thủy được công bố vào năm 1871, "cố tình" xác lập một khoa học "bằng cách xác định chủ đề của ," mặc dù lạ lùng là, việc minh định khái niệm văn hóa thông qua phương pháp "phân tích tiến bộ các tư liệu quan sát" đã bị trì hoãn trong hơn một thế hệ. Ở đây, khái niệm "những cái tên được thừa kế" gia nhập vào quá trình định nghĩa chủ yếu như một phần giải thích cho độ trễ văn hóa này là một dịp gợi lại sự thất bại của các bộ từ điển trong hơn nửa thế kỷ trong việc xác nhận bất cứ điều gì nhưng không phải là cách sử sử dụng khái niệm văn hóa nhân văn (Kroeber và Kluckhohn 1952: 9, 147, 150-151).

Xem xét lại các từ trong định nghĩa nổi tiếng của Tylor, tôi đã cố gắng giành thời gian trong một bài viết trước đây, tại tạp chí này (1963a) để chỉ ra rằng thói quen thực sự trong việc sử dụng từ "văn hóa" của ông số ít và mang tính phân cấp nếu không mang tính tuyệt đối luận, và cũng cho thấy rằng nó thiếu bất kỳ ý nghĩa nhân học thực sự nào của sức nặng của "những cái tên được thừa kế" trong việc xác định hành vi. Tylor công nhận sự tồn tại của tập quán và truyền thống, nhưng "văn hóa" nhất định không phải là từ đồng nghĩa với chúng. Người ta đã phần nào đồng nhất với những năng lực duy lý sáng tạo giải phóng con người khỏi "chiếc bánh phong tục" của Walter Bagehot và cho phép nó di chuyển có ý thức lên con đường "tiến bộ có thể kiểm chứng." Khác xa với việc định nghĩa khái niệm nhân học hiện đại, Tylor đã lấy ý tưởng nhân văn đương đại về văn hóa và gắn nó vào khuôn khổ tiến hóa luận xã hội. Trong khi ông lập luận rằng nền văn hóa châu Âu là sự phát triển tiến hóa tự nhiên vượt khỏi hạt mầm nguyên thủy, tuy nhiên ông vẫn nhìn nhận các nhóm người trong khuôn khổ thứ bậc, về mức độ, rất khác với việc họ đã  "văn hóa hóa".

Trong bối cảnh này, “độ trễ” trong việc minh định thêm về khái niệm này vào cuối thế kỷ 19 lại ít bí ẩn hơn là sự lỗi thời. Kroeber và Kluckhohn không thể tìm thấy trường hợp định nghĩa nào sau Tylor cho đến năm 1903 (1952: 149). Nhưng nếu ý tưởng nhân học hiện đại vẫn chưa xuất hiện, thì vấn đề chậm trễ trong việc tạo dựng ra nó đã bốc hơi mất rồi. Khi nhìn xa hơn Tylor đến những người khác có thể dựa trên các căn cứ khác chắc chắn ​​sẽ góp phần vào việc tạo dựng đó, ít nhất người ta cũng tìm thấy bằng chứng có cơ sở cho giá trị hiệu lực chung của quan điểm này. Theo truyền thống tri thức của Đức thì nguồn gốc của ý tưởng văn hóa, trong cả hai hình thái nhân văn nhân học, đều rối rắm đến mức không thể nào gỡ ra được. Nhưng thực tế thì, trong nhân học Đức, sự khác biệt giữa Kulturvölker [tộc người văn hóa] và Naturvölker [tộc người tự nhiên]- có nghĩa là, sự khác biệt giữa các dân tộc có  văn hóa và các dân tộc không có văn hóa. Và quả thực, chính nhà nhân học hàng đầu của Đức, Rudolf Virchow, người đặc trưng cuộc tranh đấu của Bismarck với Giáo hội Công giáo như một Kulturkampf - cuộc chiến văn hóa - đối với Virchow có nghĩa là một cuộc đấu tranh cho các nguyên tắc tự do, duy chống lại cái sức nặng đã chết của chủ nghĩa truyền thống Trung cổ , ngu dân, độc đoán (Ackerknecht 1953: 184-186; cf. Hartog 1938). Tình thế ấy trong nhân học cuối thế kỷ 19 nơi khác được chính Kroeber và Kluckhohn tóm tắt thỏa đáng như sau:

định hướng tổng thể của trường phái tiến hóa, mà hiệu năng của nó chỉ mới bắt đầu mười năm trước 1871 và định hướng tổng thể của cái mà bản thân Tylor đã tạo hình thành một bộ phận,... là hướng tới các nguồn gốc, các giai đoạn, sự tiến độ, và những kẻ sống còn, cùng các hoạt động tự phát hay duy lý của tâm trí con người...Nói tóm lại, các giả định cũng như các phát hiện của những người "tiến hóa luận" chỉ lược đồ và ... những con người vẫn không quan tâm đến văn hóa với tư cách là một khái niệm [1952: 151].

Mặc dù cần phải tiếp tục khảo sát, nhưng dựa trên cơ sở các bằng chứng đã có sẵn tôi đề nghị lập luận của Tylor có thể được khái quát hóa. Trước khoảng năm 1900, "văn hóa" trong truyền thống Đức cũng như trong truyền thống Anglo-American vẫn chưa có được các ý nghĩa nhân học hiện đại đặc trưng của nó. Cho dù theo nghĩa nhân văn luận hay tiến hóa luận, thì vẫn được gắn liền với quá trình tích lũy tiến bộ trong những biểu hiện đặc trưng cho sự sáng tạo của con người, bao gồm: nghệ thuật, khoa học, kiến ​​thức, tinh lọc - những thứ giải phóng con người khỏi sự kiểm soát của t nhiên, của môi trường, của phản xạ, của bản năng , của thói quen, hay của phong tục. "Văn hóa" không được kết hợp với truyền thống - với tư cách là một nhân tố quyết định của hành vi có trọng lượng, có giới hạn, mang tính cân bằng nội môi. Nhìn chung, các ý nghĩa đó đã được trao cho các ý tưởng về phong tục, bản năng, hay tính khí, và chúng thường được kết hợp với một trạng thái tiến hóa thấp, thường xuyên được biện luận bằng khuôn khổ chủng tộc. Đại diện nguyên mẫu cho quan điểm này, đương nhiên Herbert Spencer, là người mà bất kỳ số lượng trích dẫn nào cũng có thể được chọn lọc bằng cách vẽ chân dung người hoang dã như là những kẻ không biết lo xa, bốc đồng, không có khả năng trừu tượng, bị chi phối bởi tính bất động của tập quán hợp nhất một cách trơ lỳ theo thời gian với bản năng phân biệt chủng tộc (Spencer 1870: 439-440; 1895-1897; Stocking 1960).

Dựa trên nền cảnh này, giờ đây chúng ta có thể chuyển sang Franz Boas. Vì họ bận tâm với một độ trễ văn hóa tưởng tượng, Kroeber và Kluckhohn đã biến Boas thành một trong những nguyên nhân của độ trễ đó: "ông ít trực tiếp đóng góp vào nỗ lực của Tylor để phân lập và minh định khái niệm văn hóa"; "gián tiếp cản trở sự tiến bộ của bằng cách chuyển sự chú ý đến các vấn đề khác" (1952: 151). Chính luận đề của bài viết này là: không hề cản trở sự phát triển của khái niệm nhân học, Boas đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự xuất hiện của nó. Vai trò này đã bị khuất lấp vì nhiều lý do, trong đó có lẽ sự thực thì cho đến năm 1930 Boas (1952: 151) đã không xác lập một định nghĩa về văn hóa để công bố. Nhưng những nguyên do cơ bản hơn phải liên quan đến vị thế của Boas với tư cách là nhân vật quá độ trong việc phát triển một khái niệm chỉ xuất hiện dần dần từ việc điều kiện hóa "cái tên được thừa kế," và với sự nỗ lực áp đặt vào quá trình chuyển đổi này mô hình phát triển cái đề từ của Freud.

Trên thực tế, Boas đã không hoàn toàn vô thức với sự thay đổi trong bối cảnh "cái tên được thừa kế" này. Thực ra, nhận thức rõ ràng của ông về vấn đề thuật ngữ "văn hóa" làm thay đổi ý nghĩa của nó đã cung cấp một số bằng chứng thú vị hơn cho vị thế quá độ của ông. Việc đọc kỹ bài luận về "Năng lực của con người được xác định bởi chủng tộc" [Human Faculty as Determined by Race] năm 1894 của Boas và những phần liên quan trong Tâm trí của người Nguyên thủy [The Mind của Manderiving Primitive] cho thấy một số thay đổi thú vị trong việc sử dụng các thuật ngữ "văn hóa" và "văn minh":

1894 - "Có phải văn hóa có được bởi những con người văn minh hóa cổ xưa có tính cách như vậy để cho phép chúng ta đòi hỏi ở họ một thiên tài vượt trội hơn thiên tài của bất kỳ chủng tộc nào khác?"

1911 - "Phải chăng nền văn minh đạt được bởi những con người cổ xưa có tính cách như vậy ... vv.

1894 - "... mỗi tộc người tham gia vào nền văn minh cổ xưa đều bổ sung cho nền văn hóa của những tộc người khác."

1911 - "... mỗi tộc người tham gia vào sự phát triển thời cổ xưa đều góp phần vào sự tiến bộ chung."

1894 - "... nhưng không thể nghi ngờ rằng vị thế chung của nền văn hóa của họ gần như đều cao như nhau."

1911 - "... nhưng không thể nghi ngờ rằng vị thế chung của nền văn minh của họ gần như đều cao như nhau." (Boas 1894:303-304; 1911:6-8; chữ in nghiêng là của tôi).

Những thay đổi tương tự trong việc sử dụng từ "văn hóa" đã Boas đưa vào bản dịch bài nói chuyện lần đầu tiên ông ở Đức vào năm 1887 cho lần xuất bản vào năm 1940 : "Mục đích của Dân tộc học" [The Aims of Ethnology] (ví dụ, năm 1889: 9; năm 1940: 629) . Xem xét một số đoạn trong cuốn nhật ký của đoàn thám hiểm Bắc Cực của ông vào năm 1883 (Stocking 1965b: 61), tất cả những mẩu bằng chứng này đều dẫn đến một kết luận: Boas đã bắt đầu sự nghiệp của mình với một quan niệm về văn hóa vẫn thuộc khuôn khổ sử dụng của chủ nghĩa nhân văn truyền thống và của tiến hóa luận đương thời. Đó vẫn là một hiện tượng duy nhất, hiện diện ở một mức độ cao hơn hoặc thấp hơn trong tất cả các dân tộc. Vào năm 1911, ý nghĩa này trong các ví dụ dẫn ra ở trên đã được thay thế bằng "nền văn minh." Có vẻ như vào thời gian này Boas cảm thấy rằng từ "văn hóa" tốt hơn hết là để giành cho "các nền văn hóa" của các nhóm người riêng biệt.

Những gì liên quan ở đây chính là sự xuất hiện của khái niệm nhân học hiện đại. Trong trường hợp của cái tên thừa kế đặc biệt này, chúng tôi may mắn có một chỉ số biến tố [4] của những thay đổi quan trọng về ý nghĩa. "Văn hóa" tiền nhân học là số ít về ý nghĩa, còn “văn hóa” nhân học lại là số nhiều. Trong tất cả những gì đọc được của Tylor, tôi ghi nhận không có trường hợp nào trong đó có từ "văn hóa" xuất hiện ở số nhiều (Stocking 1963b). Trong các nghiên cứu mở rộng vào lĩnh vực khoa học xã hội Mỹ giữa năm 1890 và 1915, tôi không thấy có trường hợp tác giả nào sử dụng hình thái số nhiều trBoas trước năm 1895. Con người được quy về "các giai đoạn văn hóa" hay "các loại hình văn hóa", như Tylor đã thực sự làm trước đó, nhưng họ không nói về “các văn hóa”. Văn hóa ở dạng thức số nhiều chỉ xuất hiện đều đặn trong thế hệ sinh viên đầu tiên của Boas vào khoảng năm 1910. (Stocking 1962: 35-36; xem thêm Stocking 1960).

Trong khuôn khổ bài viết này, những gì đã xảy ra giữa năm 1894 và 1911 là quá phức tạp để xử lý đến toàn bộ chi tiết, nhưng rất đáng đưa ra các phác thảo quan trọng hơn trước khi phân tích từng khía cạnh một cách hệ thống. Đó là vào khoảng thời gian Boas tiến hành phê phán triệt để các giả định cơ bản của dân tộc học tiến hóa luận. Ẩn sau sự phê phán này một quan điểm toàn diện và duy sử luận xuất hiện từng phần trong khóa đào tạo về địa lý của Boas và buộc chặt ông với truyền thống lãng mạn Đức.

. Duy sử luận này đã đem đến một đối âm có chút gì đó nghịch nhĩ với định hướng duy vật luận thực chứng ông gắn bó khi được đào tạo về vật lý học (Stocking 1965b: 56, 64). Duy sử luận đã luôn lái ông theo hướng xem xét chi tiết hiện tượng văn hóa riêng biệt trong bối cảnh lịch sử thực sự của nó chứ không phải là một yếu t trong một chuỗi tiến hóa trừu tượng. Boas đã tiến hành hàng loạt bài viết pphán tiến hóa luận năm 1890 (Boas 1891, 1896a, 1896b). Vào năm 1904 nó đã được khái quát theo khuôn khổ sau:

các đại hệ thống tiến hóa văn hóa, có hiệu lực đối với toàn thể nhân loại, đang đánh mất phần nhiều tính hợp lý của nó. Ở vị trí của một tiến hóa đơn tuyến đã xuất hiện vô số tuyến hội tụ và phân chia khó mà gộp vào trong một hệ thống [1904: 522].

Trong bối cảnh đa bội này thì "văn hóa" số ít của các nhà tiến hóa luận đã trở thành số nhiều.

Có thể nói nhiều hơn nữa về Franz Boas và khái niệm văn hóa. Tuy nhiên đối với mục đích hiện tại, tôi quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh cụ thể của sự thay đổi này: quá trình mà ý nghĩa hành vi của "văn hóa" đã được đảo ngược, với khái niệm có khả năng chuyển tải quyết định luận hành vi là cấu phần nhân học riêng biệt theo nghĩa nhân học hiện đại của nó. Suy nghĩ của Boas về câu hỏi này đã được phát triển trong quan hệ với vấn đề tâm trí nguyên thủy - hoặc, trong bối cảnh phân cấp tiến hóa luận liên kết các chủng tộc và văn hóa, thì vấn đề nào là tương tự: vấn đề năng lực tâm thần chủng tộc. Trước hết Boas tấn công vấn đề này trong bài viết "Năng lực của con người được xác định bởi chủng tộc" [Human Faculty as Determined by Race]  đã đề cập ở trên, đã được ông chọn làm chủ đề cho bài diễn văn nhân dịp ông thôi chức Phó chủ tịch chi nhánh nhân học của Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Mỹ vào năm 1894. Hầu hết những lập luận chống lại các giả định chủng tộc truyền thống mà Boas đã sử dụng 17 năm sau trong Tâm trí Nguyên thủy [The Mind of Primitive Man] đó là: việc nhấn mạnh vào các điều kiện lịch sử của truyền bá và tính tương đối của các tiêu chuẩn đánh giá làm cơ sở cho việc loại bỏ các giả định truyền thống về các thành tựu chủng tộc; việc nhấn mạnh vào đặc điểm chồng chéo hoặc phân rẽ của những khác biệt về thể chất và các yếu tố chức năng, môi trường ảnh hưởng đến chúng; việc giải thích về những khác biệt rõ ràng về tinh thần chủng tộc trong khuôn khổ các truyền thống văn hóa khác nhau.
__________________________________________

Nguồn: Stocking, George W. 1966. Franz Boas and the Culture Concept in Historical Perspective, published in  American Anthropologist, 68:867-882, 1966.

Tác giả: George W. Stocking, Jr (28 tháng 12 1928 - 13 Tháng 7 2013) là một học giả người Mỹ gốc Đức nổi tiếng với các nghiên cứu về lịch sử nhân học. Ông sinh ra tại Berlin, Đức vào năm 1928. Phần lớn thời thơ ấu ông sống ở Texas, nơi cha ông là một giáo sư tại Đại học Texas ở Austin. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard vào năm 1949, vào năm 1957 ông học sau đại học tại Đại học Pennsylvania. Năm 1960, ông nhận học vị tiến sĩ với một luận án mang tên "Các nhà khoa học xã hội Mỹ và thuyết chủng tộc: 1890-1915" [American Social Scientists and Race Theory: 1890-1915]. Ông đã xuất bản một số tập sách, bao gồm Race, Culture, and Evolution (1968), The Ethnographer's Magic (1992), and Delimiting Anthropology (2001). Đáng chú ý nhất, ông là chủ biên tập hợp nhiều công trình của các học giả khác, chẳng hạn The Shaping of American Anthropology (1974), một hợp tuyển các bài viết của Franz Boas. Ngoài ra Stocking đã xuất bản một số chuyên khảo, bao gồm Victorian Anthropology (1987) and After Tylor (1995). Stocking là giáo sư danh dự tại Khoa nhân học, Đại học Chicago. Ông qua đời năm 2013 ở Chicago.

References

Ackerknecht, E. H. 1953. Rudolf Virchow: doctor, statesman, anthropologist. Madison, University of Wisconsin Press.
Benedict, Ruth 1943. Obituary of Franz Boas. Science 97:60-62.
Bloch, Marc 1961. The historian’s craft. New York, Alfred A. Knopf.
Boas, Franz 1889.  Die  Ziele  der Ethnologie. New York, Hermann Bartsch.
Boas, Franz 1891. Dissemination of tales among the natives of North America. Journal of American Folk-Lore 4: 13-20.
Boas, Franz 1894.  Human faculty as determined by race. Proceedings of the American Association for the Advancement of Science 43:301-327.
Boas, Franz 1896a. The growth of Indian mythologies. Journal of American Folklore 9: 1-11.
Boas, Franz 1896b. The limitations of the comparative method of anthropology. Science 4:901-908.
Boas, Franz 1901. The mind of primitive man. Journal of American Folk-Lore 14:1-11
Boas, Franz 1904. Some traits of primitive culture. Journal of American Folk-Lore 17:243-254.
Boas, Franz 1910. Psychological problems in anthropology. American Journal of Psychology 21: 371 - 384.
Boas, Franz 1911. The mind of primitive man. New York, Macmillan Co.
Boas, Franz 1940. Race, language and culture. New York, Macmillan Co,
Brinton, D. G.1892. Current notes on anthropology. Science 19:202.
Bruner,Frank 1908. The hearing of primitive peoples. Archives of Psychology 2, no.11.
Bruner, Frank 1914. Racial differences. Psychological Bulletin II: 384-386.
Burnett, Swan 1901. Review of  Haddon (1901). American Anthropologist 3:753-754.
Davis, W. H. 1903.  Review of  Haddon (1901). Psychological Review 10:80-90.
Francis, D. R. 1913. The Universal Exposition of 1904. St. Louis, Louisiana Purchase Exposition.
Haddon, A. C. 1901. Reports of the Cambridge anthropological expedition to Torres Straits. Vol. II, Physiology and psychology. Cambridge, Cambridge University Press.
Hallowell, A. Irving 1960. Self, society, and culture in phylogenetic perspective. In Evolution after Darwin, Vol. II, The evolution of man: mind, culture, and society. Sol Tax, ed. Chicago, University of Chicago Press.
Hartog, Philip 1938. Kulturas a symbol in peace and war. The Sociological Review 30:317-345.
Herkovits, M. J. 1946. Folklore after a hundred years: a problem of redefinition. Journal of American Folklore 59:89-100
Herkovits, M. J. 1953. Franz Boas: the science of man in the making. New York, Charles  Scribner’s Sons.
Hodgen Margaret 1936. The doctrine of survivals: a chapter in the history of scientific method in the  study of man. London, Allenson and Co.
Hughes, H. Stuart 1958. Consciousness and society: the reorientation of European social thought, 1890-1930. New York, Alfred A.  Knopf.
Jastrow, Joseph 1902. Review of Haddon (1901). Science 15:743
Kroeber, A. L., and Clyde Kluckhohn 1952. Culture: a critical review of concepts and definitions. Cambridge, Mass., Papers of the Peabody Museum of American Archeology and Ethnology, Harvard University, Vol. XLVII, No.1.
Kuhn, Thomas 1962. The structure of scientific revolutions. Chicago, University of Chicago Press.
Lowie, R. H. 1917. Culture and ethnology. New York. Douglas C. McMurtrie.
McDougall, William 1921. Is America safe for democracy? New York, Charles Scribner’s Sons.
Rivers, W. H. R. 1904. Observations on the senses of the Todas. British Journal of Psychology 1 :321-396.
Spencer, Herbert 1870. The principles of psychology. 2nd ed., Vol. I. London, Williams and Norgate.
Spencer, Herbert 1895-97. The principles of sociology. 3rd ed., 3 vols. New York, D. Appleton and Co.
Stocking, George W., JR. 1960. American social scientists and race theory: 1890-1915. Unpublished doctoral dissertation, University of Pennsylvania.
Stocking, George W., JR. 1962. Matthew Arnold, E. B.  Tylor, and the uses of invention, with an appendix on Evolutionary ethnology and the growth of cultural relativism, 1871-1915: from culture to cultures. Paper presented to the Conference on the History of Anthropology of the Social Science Research Council (69 pp. dittoed).
Stocking, George W., JR. 1963a. Matthew Arnold, E. B.  Tylor, and the uses of invention. American Anthropologist 65:783-799.
Stocking, George W., JR. 1963b. Sir Edward Burnett Tylor. A biographical article prepared for the International Encyclopedia of the Social Sciences (28 pp. dittoed).
Stocking, George W., JR. 1964. Review of Margaret  Hodgen, Early anthropology in the sixteenth and seventeenth centuries. Isis 55:454-455.
Stocking, George W., JR. 1965a. “Cultural Darwinism” and “philosophical idealism” in E. B.  Tylor: a special plea for historicism in the history of anthropology. Southwestern Journal of Anthropology 21:130-147.
Stocking, George W., JR. 1965b. From physics to ethnology: Franz Boas’ Arctic expedition as a problem in the historiography of the behavioral sciences. Journal of the History of the Behavioral Sciences 1: 53-66.
White, Morton 1949. Social thought in America: the revolt against formalism. New York, Viking Press.
Wissler, Clark 1908. Review of  Bruner (1908). American Anthropologist 10:463-467.
Woodworth, R. W. 1910.  Racial differences in mental traits. Science 31: 171-186.
Wissler, Clark 1939. Autobiography. In Psychological issues: selected papers of Robert S.  Woodworth. New York, Columbia University Press.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét