Powered By Blogger

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Phê phán Hiện tượng luận: Khảo sát “Căn nguyên - Cấu trúc” và Hiện tượng luận”



Phê phán Hiện tượng luận: Khảo sát “Căn nguyên - Cấu trúc”
và Hiện tượng luận”

Leonard Lawlor

Người dịch: Hà Hữu Nga

Mặc dù việc xem xét tiểu luận Kant học của Fink vào năm 1933 đã chắc chắn đặt Derrida vào trung tâm của truyền thống diễn giải của Husserl một cách không thể chối cãi, nhưng diễn giải của Derrida về Husserl phải được xem là một phê phán về hiện tượng luận Husserlien. Phê phán này có thể dễ dàng nhận thấy nhất trong tiểu luận “Genèse et Structure” et la Phénoménologie” [“Căn nguyên và Cấu trúc” và Hiện tượng luận]. Ban đầu, Derrida đã trình bày tiểu luận này tại một hội nghị về các quan niệm căn nguyên và cấu trúc năm 1959. Tuy nhiên kỷ yếu hội nghị này cho đến năm 1965 vẫn không được công bố trong  Entretiens sur les notions de genèse et de structure [Các cuộc phỏng vấn liên quan đến những ý niệm về căn nguyên và cấu trúc]. Khi nó được công bố, "Genèse et Structure” et la Phénoménologie" xuất hiện với ghi chú của Chủ biên: "M. Derrida, qui a revu et complété son texte, a ajouté un certain nombre de notes explicatives et de références.” [1] - Ông Derrida đã xem lại và hoàn thiện bản thảo của mình, có bổ sung một số ghi chú giải thích và tài liệu tham khảo. Derrida có lẽ không chỉ chỉnh sửa lại bài luận cho lần xuất bản năm 1965 của mình, ông còn sửa lại nó để đưa nó vào tập sách L'écriture et la difference [Viết và Khác biệt] xuất bản năm 1967 nữa. Vì nguồn gốc đặc thù riêng, tiểu luận này có một đặc ân vô song liên quan đến việc diễn giải Husserl của Derrida. Điều mà Derrida tiếp tục xem lại một tiểu luận được viết vào năm 1959 cho thấy rằng nó bao gồm việc phê phán cơ bản nhất về hiện tượng luận được viết trong tiểu luận của ông Le Problème de la genèse [Vấn đề căn nguyên] từ 1954, đến bài giới thiệu The Origin of Geometry [Nguồn gốc Hình học] của Husserl, cho đến cả Voix et Phenomenon [Tiếng nói và Hiện tượng] của ông vào năm 1967. Derrida luôn chỉ trích hiện tượng luận Husserl vì việc quyết định tách biệt hẳn vấn đề căn nguyên với cấu trúc; Việc phê phán hiện tượng luận của Derrida luôn luôn là phê phán cái mục đích luận của nó, vì vậy mà chính là phê phán môn khảo cổ học của nó. Nhưng như chúng ta sẽ thấy trong phần "Genesis et Structure", phê phán của Derrida có hai hình thức quan hệ với nhau. Một mặt, Husserl chia tách căn nguyên với một cấu trúc ông thiếu bằng chứng trực quan; mặt khác, ông chia tách căn nguyên bằng cách giả định rằng cấu trúc sẽ hoàn toàn có thể được biết qua trực giác theo đúng nghĩa trong tương lai: sự hiện diện tuyệt đối. Hình thức phê phán đầu tiên phụ thuộc vào trực giác luận của Husserl, trong thực tế, là phụ thuộc vào "nguyên tắc của tất cả các nguyên tắc"; phê phán này là một phê phán hiện tượng luận. Không loại bỏ phê phán thứ nhất, phê phán thứ hai chỉ trích chính trực giác luận; phê phán này, bao gồm cả phê phán thứ nhất trong bản thân nó, định nghĩa giải cấu trúc về siêu hình học của sự hiện diện, và nó dự đoán những gì chúng ta sẽ thấy trong Voix et Phenomenon. Sự phê phán kép này (cùng một lúc cả hiện tượng luận và siêu hiện tượng luận) là dựa trên sự cần thiết của vấn đề căn nguyên.

Trong Genèse et Structure et la Phénoménologie", Derrida trình bày "Giả thuyết" của mình như là một "thú nhận"; ông thú nhận nó bởi vì nó dường như đi ngược lại với khuynh hướng rõ ràng nhất trong Husserl. Derrida cảnh báo rằng Husserl đã luôn luôn cố gắng chống lại bất kỳ loại tư duy nào mang tính chất suy đoán hoặc "biện chứng", tối thiểu, Derrida nói, "theo nghĩa, Husserl luôn tìm cách đổ lỗi cho nó "(ED 229/154). Husserl đã luôn luôn cố gắng chống lại loại tư duy giáo điều quyết định giữa hai phương thức mô tả cạnh tranh - trong trường hợp này, di truyền và cấu trúc - và do đó khép chặt cửa cuộc luận chiến (ED 229/155). Trong mô tả hiện tượng luận, không có quyền lựa, cái được chọn, hoặc quyết định, theo Derrida. Thay vào đó, bản thân sự vật quyết định xem liệu loại mô tả di truyền hay mô tả cấu trúc thì phù hợp; bản thân sự vật luôn tự mở ngỏ cho sự diễn giải liên tục.

Bất chấp lời cảnh báo này, Derrida cho rằng, Husserl không cưỡng lại nổi thái độ suy đoán: "cuộc luận chiến [giữa căn nguyên và cấu trúc] quy định bắt nhịp chotheo tốc độ của các mô tả [của Husserl]". Vẫn còn "chưa đủ", cuộc luận chiến "làm cho mỗi giai đoạn chính của hiện tượng luận trở thành mất cân bằng" (ED 232 / 156-157). Để đối phó với cuộc luận chiến, Husserl "xuất hiện", như Derrida nói, và bằng chính từ này, ông chỉ ra rằng cái "giả thuyết" của ông có thể không được xác nhận - "để vượt lấn cái không gian thuần túy mô tả và kỳ vọng siêu vượt của việc khảo sát của ông đối với loại siêu hình học lịch sử, trong đó cái cấu trúc vững chắc của một mục đích sẽ cho phép ông tái thích hợp hóa …một căn nguyên hoang dã "(ED 232/157). Về cơ bản nội tại đối với lịch sử, nhưng, bằng một cách nào đó, bị buộc phải từ bên ngoài, cái mục đích này sẽ cho phép Husserl tái thích hợp hóa một căn nguyên "dường như để tự điều chỉnh càng ngày càng ít hơn đối với cái tiên nghiệm luận hiện tượng học đối với duy tâm luận siêu vượt"(ED 232/157). Do đó, Husserl, dường như đối phó với tình trạng dở dang của cuộc luận chiến bằng việc quyết định, qua đó hiện tượng luận sẽ lại rơi vào siêu hình học giáo điều, vào "biện chứng", ít nhất, theo nghĩa Husserl luôn tìm cách gán cho nó.

Derrida ra sức củng cố giả thuyết của ông bằng cách xem xét vắn tắt các công trình của Husserl về hiện tượng di truyền, mà đỉnh cao là các tác phẩm cuối cùng của ông về lịch sử (ED 247/165). Theo Derrida, cái buộc Husserl phải xem xét lịch sử chính là vai trò cơ bản cho việc tổng hợp một cách thụ động, ít  nhất là đã được hệ thống hóa trong luận văn Cartesian Meditations (ED 247/165). [2] Tổng hợp thụ động có nghĩa là ý thức không phải là, hoặc không tạo ra đối tượng của nó, mà là đón nhận và khải lộ nó. Tuy nhiên, việc khải lộ một đối tượng "đã thành", ngụ ý rằng một quá trình di truyền trước phải trở thành căn nguyên cho đối tượng đó. Nhưng quá trình di truyền này, đến lượt mình, cũng sẽ phải có một lớp thụ động và một đối tượng "đã thành", v.v. Đối với Husserl - theo Derrida - một tính ph biến tiếp sinh lực cho sự thoái bộ lịch sử vô tận này, để rồi, lại sản sinh ra một tiến bộ lịch sử vô tận; Lý tính mục đích luận tiếp sinh lực cho toàn bộ lịch sử bằng các ý tưởng của một nhiệm vụ vô tận của tri thức. Tiền-hoạt động tiền-khẳng định, cái Logos dự định một ý tưởng theo nghĩa Kantian, mà tự thânlại hậu-lịch sử hoặc hậu-thời gian. Tuy nhiên, như Derrida nhấn mạnh, giờ đây ý thức hiện tượng luận, hiện diện, trong hiện tại sống động. Nếu người ta nói rằng ý tưởng xuất hiện thành ý thức hiện diện với tư cách là một sự hiện đến, thì người ta phải đặt câu hỏi liệu có thể bằng chứng hiện tượng luận cho những gì dường như hiện đến từ bên ngoài hay không. Nếu ai đó khẳng định rằng những biến đổi thông qua đó Lý tính phấn đấu để hoàn thành ý tưởng là "đã luôn luôn được chỉ định'trong hỗn độn và tối tăm',  có nghĩa là, không chỉ trong các hình thức cơ bản nhất của cuộc sống và lịch sử loài người, mà ngày càng gần gũi hơn trong thú tính và t nhiên nói chung "(ED 248/165), thì người ta phải tự hỏi," một xác quyết như vậy có thể được khẳng định là cần thiết [ra sao] thông qua và trong chính hiện tượng luận, để  được hoàn toàn đảm bảo" (ED 248/165)? Dường như sự xác quyết đó, về phương diện hiện tượng luận, là không thể chắc chắn, vì, như Derrida nói, xác quyết ấy "không còn chỉ quan tâm đến các hiện tượng được trải nghiệm và tự chứng tỏ nữa" (ED 248/165). Vì vậy, khi thiếu bằng chứng đầy đủ cho ý tưởng đó, Husserl, theo Derrida, đã quyết định. Trên cơ sở quyết định này đối với Logos và ý tưởng của , toàn bộ căn nguyên, thậm chí cả loại căn nguyên thụ động, đối với Husserl, cũng đều có khởi đầu và kết thúc.

Derrida chỉ hài lòng khi nêu ra "các vấn đề này" và tại đây, trong phần kết của tiểu luận, ông trở lại với khả năng giả thuyết của ông có thể không vững chắc. Derrida đưa ra một mô tả ngắn gọn về những gì Husserl nói về Lý tính và lịch sử, về Logos và hiện hữu (hoặc tính kinh nghiệm): "Lý tính tự khải lộ. Lý tính, Husserl nói, chính là logos tự sản sinh ra bản thân nó trong lịch sử. Nó vượt qua hiện hữu theo quan điểm của chính nó, theo quan điểm của sự xuất hiện đối với chính bản thân nó, có nghĩa là, với tư cách là Logos, bằng cách tự nói và tự nghetự ra khỏi bản thân để tự hiện khởi trong chính bản thân nó, trong hiện tại sống động của sự tự hiện diện của nó" (ED 248/166). Derrida bình luận về đoạn mô tả này bằng cách nói rằng loại ngôn ngữ này không "ngay lập tức" mang tính suy đoán và siêu hình (ED 249/166) [4]. Loại ngôn ngữ này không phải là ngay lập tức mang tính suy đoán bởi vì, như Derrida luôn công nhận, không có tính vô tận thực sự trong Husserl. Logos là sens, và đối với Derrida, sens có nghĩa là “diễn ngôn, tính lan man vô tận” (ED 249/166) [3].  Như Derrida nói, "loại logos này tự gọi tên mình và gọi cho chính mình với tư cách telos [mục đích], và cái dynamis động năng của nó hướng đến xảy ra thành thực tại energia [ενέργεια]* hoặc entelechia [ἐντελής]** - loại logos này không xảy ra trong lịch sử và không vượt qua được hiện hữu như một kinh nghiệm tính từ bên ngoài đem đến mà cả tính siêu vượt siêu hình và thực tại thuộc bản chất vô tận của nó sẽ hiện xuống và hạ cố" (ED 249/166). Tuy nhiên, ngược lại, trong khi logos phụ thuộc vào hiện hữu, Derrida nhấn mạnh, thì hiện hữu lại phụ thuộc vào logos ý nghĩa của nó (ED 249/166). Nếu không có sự khác biệt phi hiện thực này giữa ý nghĩa và hiện hữu, thì sự tồn tại sẽ không có bất kỳ trật tự nào; sẽ chỉ còn hỗn loạn, chỉ đơn thuần là hoang dại. Do đó, hiện tượng luận không tự mình nhường ngôi cho lợi ích của một suy đoán siêu hình cổ điển, "mà ngược lại", Derrida nói, "sẽ phải nhận ra trong hiện tượng luận nguồn năng lượng đã được minh định về các mục đích riêng của mình" (ED 249/166). Nhưng đối với Derrida, đó vẫn là trường hợp mà căn nguyên tràn đầy bằng chứng hiện tượng luận. Sự tràn đầy ấy xuất hiện bằng "sự hiện diện", như Derrida nói, của "Mục đích hoặc tính hướng đích" [Telos or Vorhaben] (ED 250/167). Theo Derrida, mục đích "được chỉ định mỗi khi Husserl nói về một ý niệm theo nghĩa Kantien" (ED 250/167, Derrida nhấn mạnh). Telos, hay ý niệm theo nghĩa Kantien là "hoàn toàn mở, tự thân đang mở ra,i ý tưởng tiên nghiệm cấu trúc mạnh mẽ nhất của sử tính…chính sự ra đời của lịch sử và ý nghĩa đang thành nói chung…bản thân căn nguyên về phương diện cấu trúc" (ED 250/167). Như chúng ta sẽ thấy, thảo luận này, đặc biệt là sự tương phản với Hegel trong khuôn khổ của tính vô tận, vai trò của ý niệm theo nghĩa Kantien, và sự khác biệt giữa Logos và hiện hữu, Voix et Phenomenon tiên đoán.

Trong khi Derrida thừa nhận rằng giả thuyết của ông có thể không được củng cố, ông cũng nói trong Genesis et Structure rằng ít nhất, giả thuyết đó cũng cho  phép ông nhấn mạnh các đặc trưng ban đầu trong các nỗ lực của Husserl (ED 232/157). Đối với Derrida, trong tiểu luận này, có bốn đặc trưng như vậy, tất cả đều tập trung vào một loại khác biệt nhất định. Đầu tiên, đó là sự khác biệt giữa trí tuệ và tri thức mà Husserl phát triển trong các phê phán của ông về tư tưởng của Dilthey. Như mọi người đều biết, và như Derrida kể lại ở đây, Dilthey cố gắng sử dụng các tổng số hữu hạn hoặc thực tế để giải thích cho tất cả các sản phẩm văn hóa, bao gồm cả triết học (ED 237/160). Tuy nhiên, như Husserl nhấn mạnh, các cấu trúc như vậy đã bỏ lỡ chân lý hoặc tri ​​thức trong chính ý nghĩa của nó. Tri thức đòi hỏi "toàn bộ thời gian tính và tính phổ quát tuyệt đối, vô tận, không có bất cứ loại giới hạn nào" (ED 237/160); ngược lại, một cái gì đó giống như trí tuệ thuần túy hữu hạn và khép kín, liên quan đến các cấu trúc thực tế hoặc Zusammenhangen. Trong khi các ý niệm hữu hạn Weltanschauungen lại làm sống động trí tuệ, còn loại ý niệm theo nghĩa Kantien thì làm sống động tri ​​thức. Do đó, chỉ có một ý niệm theo nghĩa Kantien, có thể giải thích cho triết học hoặc chân lý theo nghĩa nghiêm ngặt này. Là không đủ đối với sự khác biệt này, triết học Weltanschauung ý niệm hữu hạn là một tương đối luận; như Husserl thừa nhận, mặc dù tư tương của Dilthey trước hết xuất hiện như là một cấu trúc luận, thì nó vẫn thực sự là một loại duy sử luận.

Thứ hai, khi chuyển sang cấu trúc luận bên trong tư tưởng của Husserl, Derrida tập trung vào sự khác biệt giữa các bản chất chính xác và “không chính xác (như Derrida thích gọi chúng như vậy) của Husserl (ED 240-242 / 162). Liên quan đến việc xử lý các thực chất của ý thức, hiện tượng luận là một khoa học không chính xác, trong khi toán học, chẳng hạn, xử lý các thực chất của các con số, thì lại chính xác. Theo Derrida, cái định nghĩa tính chính xác, đối với Husserl, là khả thể tính khép kín. Sự khép kín có nghĩa là một cấu trúc chính xác bao gồm một lĩnh vực khảo sát có thể được xác định thấu đáo. Mặc dù có thể phát triển lĩnh vực này một cách vô tận - Derrida nói rằng tất cả các thực chất chính xác phát sinh trên cơ sở của một quá trình hay việc lý tưởng hóa hoặc vô hạn hóa, thì bước chuyển thành giới hạn (ED 241/162) - các quá trình phát triển này - không phải là "sáng tạo" (cf. LOG 140/130); chúng chỉ đơn thuần là những biến đổi của đối tượng đã được vạch ra. Ngược lại, không có tổng thể tính hữu hạn như vậy tồn tại trong hiện tượng luận, theo Derrida, vì "sự đứt đoạn của cái vô hạn thành ý thức" (ED 241/162). Mặc dù nó cho phép sự thống nhất hóa của dòng thời gian của ý thức cũng như sự thống nhất của đối tượng và thế giới, thì một ý niệm theo nghĩa Kantien vẫn sản sinh ra một loại tính hạn không thể quy giản thành sự biến đổi vô hạn của một đối tượng; nó sản sinh ra một cửa mở hoặc sự gián đoạn. [5] Trên cơ sở của sự gián đoạn này, một ý niệm theo nghĩa Kantien sẽ làm cho mọi hiện tượng luận cấu trúc trở nên không đầy đủ; như Derrida nói, "những gì chúng ta phải giữ lại ở đây là cái bất khả thể có tính nguyên tắc, cần thiết, và mang tính cấu trúc của việc khép kín một hiện tượng luận cấu" (ED 242/162).
____________________________________

Nguồn: Leonard Lawlor 2002. The Critique of Phenomenology: An Investigation  of “Genesis and Structure’ and Phenomenology”. In Derrida and Husserl The Basic Problem of Phenomenology, Indiana University Press, 2002, pp.24 - 30.

Tác giả: Leonard Lawlor, sinh ngày 02 tháng 11 năm 1954, là giáo sư Triết học tại Đại học bang Pennsylvania. Ông chuyên về triết học Lục địa Châu Âu thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX. Lawlor nhận bằng tiến sĩ từ Suny Stony Brook năm 1988 và giảng dạy tại Đại học Memphis 1989-2008, nơi ông Giáo sư Triết học 2004-2008 trước khi tham gia giảng dạy tại Pennsylvania State. Ông nổi tiếng với các tác phẩm về hiện tượng luận và về các nhà triết học Jacques Derrida, Gilles Deleuze, Michel Foucault, Henri Bergson, Maurice Merleau-Ponty, Edmund Husserl, và Jean Hippolyte .

Chú thích của người dịch:

* ** là hai từ do Aristotle sáng tạo ra.

Tài liệu dẫn

1.Entretiens sur les notions de genèse et de structure,ed. Maurice de Gandillac (Paris: Mouton, 1965), p. 253.
2. Here I have borrowed from Le Problème de la genèsein order to make better 240  Notes to pages 21–26 sense of Derrida’s very brief presentation of the argument in “ ‘Genesis and Structure’.” As we shall see below (Part II, Chapter 4), Derrida cites paragraphs from the Fourth Cartesian Meditation in Le Problème de la genèse;only at the time of “Violence and Metaphysics” (see below, Part III, Chapter 6) will Derrida begin to cite the Fifth Meditation on intersubjectivity.
3. For more on this phrase, “infinite discursivity,” see Introduction, LOG 60n1/69/66; see below, Part II, Chapter 5.
4. Cf. Emmanuel Levinas, The Theory of Intuition in Husserl’s Phenomenology, trans. André Orianne (Evanston: Northwestern University Press, 1973), 117–119.
5. Cf. Derrida, “Violence and Metaphysics,” ED 124/83, where he also speaks of the opening; see especially, “Violence and Metaphysics,” ED 163/110. This latter passage is a 1967 addition, to which, it seems, “ ‘Genesis and Structure’” is supposed to be a response. Cf. also PGH, where Derrida constantly uses the terminology of open and closed, 36, 41, 49, 52, 100, 110, 148, 152, 191, 211, 281.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét