Powered By Blogger

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Về cấu trúc Xã hội (I)



Về cấu trúc Xã hội (I)

A.R. Radcliffe-Brown

Người dịch: Hà Hữu Nga

Một số bạn bè gợi ý rằng tôi nên tận dụng dịp này để đưa ra một số nhận xét về quan điểm riêng của tôi đối với nhân học xã hội; hơn nữa, trong các bài giảng của mình, bắt đầu tại Cambridge và tại Trường Kinh tế London ba mươi năm trước đây, tôi đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu cấu trúc xã hội, vì vậy tôi nên nói một điều gì đó về chủ đề này.

Tôi hy vọng các bạn sẽ bỏ quá cho nếu tôi bắt đầu với một ghi chú liên quan đến cá nhân. Không ít lần người ta đã coi tôi thuộc về một cái gì đó gọi là "Trường phái Chức năng Nhân học xã hội" và thậm chí cònthủ lĩnh, hoặc một trong những thủ lĩnh của nó. Trường phái Chức năng này thực sự không tồn tại; nó là một huyền thoại được phát minh bởi giáo sư Malinowski. Ông đã giải thích nguyên do, qua đoạn dẫn sau, "danh hiệu cao quý Trường phái Chức năng Nhân học đã được dành cho bản thân tôi, theo cách thức của tôi, và đến một mức độ lớn, vượt khỏi cảm giác riêng của tôi về trách nhiệm". Sự thiếu trách nhiệm của giáo sư Malinowski đã gây ra những kết quả đáng tiếc, vì nó đã lan rộng trong nền nhân học một lớp sương mù dày đặc cuộc thảo luận về "chức năng luận". Giáo sư Lowie đã tuyên b rằng nhân vật tiêu biểu hàng đầu, mặc dù không phải là duy nhất, của chức năng luận trong thế kỷ XIX là giáo sư Franz Boas. Tôi không nghĩ rằng lại có bất kỳ ý nghĩa nào, khác với ý nghĩa hoàn toàn theo trật tự thời gian, trong đó tôi cũng có thể được coi là một trong hai người đi theo giáo sư Boas - bậc tiền bối của giáo sư Malinowski. Việc tuyên bố rằng tôi là một nhà 'chức năng luận', đối với tôi, dường như không mang ý nghĩa rõ ràng.

Trong khoa học tự nhiên không có chỗ cho các "trường phái" theo nghĩa này, và tôi coi nhân học xã hội như là một nhánh của khoa học tự nhiên. Mỗi nhà khoa học bắt đầu từ công việc của những người tiền nhiệm của mình, tìm thấy những vấn đề mà ông ta tin là có ý nghĩa, và bằng cách quan sát cùng nỗ lực suy luận để có được một số đóng góp cho một bộ lý thuyết đang trưởng thành. Việc cộng tác giữa các nhà khoa học cho thấy một thực tế họ đang cùng làm việc với các vấn đề tương tự hoặc có liên quan.

Cách cộng tác như vậy sẽ không dẫn đến sự hình thành các trường phái, theo nghĩa những trường phái triết học hay hội họa. Không có chỗ cho tính chính thống phi chính thống trong khoa học. Trong khoa học, không có gì nguy hiểm hơn những nỗ lực thiết lập long trung thành với các giáo lý. Tất cả những gì mà một nhà giáo có thể làm là hỗ trợ sinh viên trong việc học tập để hiểu và sử dụng các phương pháp khoa học. Nghề nghiệp ấy không phải để đào tạo ra các môn đ.

Tôi quan niệm nhân học xã hội là loại khoa học tự nhiên mang tính lý thuyết về xã hội loài người, có nghĩa là, khảo sát các hiện tượng xã hội bằng các phương pháp cơ bản tương tự như được sử dụng trong các ngành khoa học vật lý sinh học. Tôi hoàn toàn sẵn sàng gọi chủ đề này là 'xã hội học so sánh, nếu có ai đó mong muốn như vậy. Đó tự thân chủ đề, chứ không phải là tên gọi, mới là quan trọng. Như các bạn đã biết, có một số nhà dân tộc học hoặc nhân học cho rằng điều đó không thể, hoặc ít nhất cũng không có lợi lộc gì, trong việc áp dụng vào các hiện tượng xã hội những phương pháp lý thuyết của khoa học tự nhiên. Đối với những người này, nhân học xã hội, như tôi đã định nghĩa, là cái gì đó không, sẽ không bao giờ, tồn tại. Đối với họ, tất nhiên, những nhận xét của tôi sẽ không có ý nghĩa, hoặc ít nhất là không phải là cái ý nghĩa tôi dự kiến.

Trong khi tôi định nghĩa nhân học xã hội là việc nghiên cứu xã hội loài người, thì lại có một số người định nghĩa nó là nghiên cứu văn hóa. Có lẽ có thể nghĩ rằng sự khác biệt về định nghĩa này là ít quan trọng. Trên thực tế nó dẫn đến hai loại nghiên cứu khác nhau, khó có thể đạt được thỏa thuận trong việc hình thành các vấn đề.

Đối với một định nghĩa sơ bộ về các hiện tượng xã hội có vẻ như đã đủ rõ ràng để thấy rằng những gì chúng ta phải giải quyết lại chính là các mối quan hệ liên kết giữa những tổ chức cá thể. Trong một tổ ong có những mối quan hệ liên kết của con ong chúa, các ong thợbầy ong thám thính. Có sự liên kết của động vật trong một đàn, của một con mèo mẹ và lũ mèo con của . Đây là những hiện tượng xã hội; tôi không cho rằng ai đó sẽ cho đó những hiện tượng văn hóa. Trong nhân học, tất nhiên, chúng ta chỉ quan tâm đến con người, và trong nhân học xã hội, như tôi định nghĩa, những gì chúng ta phải khảo sát các hình thức liên kết được phát hiện ra giữa những con người.

Chúng ta hãy xem xét những gì là các sự kiện cụ thể, có thể quan sát được mà các nhà nhân học xã hội quan tâm. Nếu chúng ta xác định một chủ đề nghiên cứu, chẳng hạn, các cư dân bản xứ một vùng của châu Úc, thì chúng ta sẽ thấy một số lượng nhất định các cá nhân con người trong một môi trường tự nhiên nào đó. Chúng ta có thể quan sát các hành vi của các cá thể, tất nhiên, bao gồm cả hành vi phát ngôn của họ, và các sản phẩm vật chất của các hoạt động quá khứ. Chúng ta không quan sát một "văn hóa", vì từ đó biểu thị, không phải bất kỳ thực tiễn cụ thể nào, mà là một khái niệm trừu tượng, và vì người ta thường sử dụng một khái niệm trừu tượng mơ hồ. Nhưng quan sát trực tiếp không tiết lộ cho chúng ta biết rằng những con người này được kết nối bởi một mạng lưới các mối quan hệ xã hội phức tạp. Tôi sử dụng từ "cấu trúc xã hội" để biểu thị mạng lưới các mối quan hệ thực sự tồn tại này. Chính vì vậy mà tôi coi nó là nghề nghiệp nghiên cứu của tôi khi tôi đang làm, không phải với tư cách là một nhà dân tộc học hay tâm lý học, là một nhà nhân học xã hội. Tôi không có ý nói rằng các nghiên cứu về cấu trúc xã hội là toàn bộ nhân học xã hội, nhưng tôi thực sự coi nó, theo một ý nghĩa rất quan trọng, là phần cơ bản nhất của khoa học này.

Quan điểm của tôi về khoa học tự nhiên khảo sát một cách hệ thống cấu trúc của vũ trụ như được bộc lộ thông qua các giác quan của chúng ta. Có một số nhánh riêng biệt quan trọng của khoa học, mỗi nhánh lại liên quan đến một lớp hoặc một loại cấu trúc nhất định, mục đích là để khám phá những đặc trưng của tất cả các cấu trúc thuộc loại đó. Vì vậy, vật lý nguyên tử liên quan đến cấu trúc của các nguyên tử, hóa học với cấu trúc của các phân tử, tinh thể học và hóa học chất keo với cấu trúc các tinh thể và chất keo, còn giải phẫu học và sinh lý học thì với các cấu trúc của các cơ thể sinh vật. Do đó, tôi đề nghị, cần có chỗ cho một nhánh của khoa học tự nhiên có nhiệm vụ phát hiện ra các đặc trưng chung của những cấu trúc xã hội với các đơn vị cấu thành của nó là những con người. Các hiện tượng xã hội tạo thành một lớp đặc biệt của các hiện tượng tự nhiên. Bằng cách này hay cách khác, tất cả các hiện tượng đó được kết nối với sự tồn tại của các cấu trúc xã hội, cũng như được hàm ngụ trong chúng hoặc sinh ra từ chúng. Các cấu trúc xã hội cũng hiện thực hệt như những cá thể sinh vật. Một sinh vật phức tạp là một bộ sưu tập của các tế bào sống các chất dịch kẽ được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định; và một tế bào sống là một sự sắp xếp cấu trúc tương tự của các phân tử phức tạp. Các hiện tượng sinh lý và tâm lý mà chúng ta quan sát được trong cuộc sống của các sinh vật không chỉ đơn giản là kết quả của bản chất của các phân tử cấu thành hoặc các nguyên tử tạo nên các sinh vật đó, mà còn là kết quả của cấu trúc hợp nhất chung trong đó. Vì vậy, các hiện tượng xã hội mà chúng ta thấy trong bất kỳ xã hội nào của con người cũng không phải là kết quả trực tiếp của bản chất của con người cá thể, là kết quả của cấu trúc xã hội đã thống nhất chúng lại với nhau.

Cần lưu ý rằng khi nói chúng ta đang nghiên cứu các cấu trúc xã hội không chính xác thì cũng hệt như khi nói rằng chúng ta nghiên cứu các mối quan hệ xã hội, những cách thức mà một số nhà xã hội học xác định chủ đề của họ. Một mối quan hệ xã hội đặc biệt giữa hai cá nhân (trừ khi họ Adam Eve trong Vườn Địa đàng) chỉ tồn tại như một phần của một mạng lưới các mối quan hệ xã hội, liên quan đến nhiều người khác, và nó chính mạng lưới mà tôi coi như là đối tượng khảo sát của chúng ta.

Tất nhiên, tôi ý thức được rằng, thuật ngữ "cấu trúc xã hội" được sử dụng theo một số nghĩa khác nhau, trong đó có những nghĩa rất mơ hồ. Thật không may, nhiều thuật ngữ mơ hồ khác cũng thường được các nhà nhân học sử dụng. Sự lựa chọn các thuật ngữ và các định nghĩa về chúng một vấn đề thuận tiện trong khoa học, nhưng một trong những đặc trưng của một khoa học ngay sau khi nó đã chuyển qua giai đoạn hình thành đầu tiên chính là sự tồn tại của các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng theo cùng một ý nghĩa chính xác bởi tất cả các nhà nghiên cứu thuộc khoa học đó. Bằng thử nghiệm này, tôi rất tiếc phải nói rằng, nhân học xã hội tự bộc lộ bản thân như là một khoa học vẫn chưa được hình thành. Vì vậy người ta phải lựa chọn cho bản thân, các thuật ngữ, các định nghĩa  nhất định dường như thuận tiện nhất cho mục đích phân tích khoa học.

Có một số nhà nhân học sử dụng thuật ngữ cấu trúc xã hội chỉ để nói tới các nhóm xã hội bền vững, chẳng hạn như các quốc gia, các bộ lạc thị tộc, vẫn giữ được tính liên tục của họ, sự đồng nhất của họ như là các nhóm cá thể, bất chấp những thay đổi trong các thành viên của họ. Tiến sĩ Evans-Pritchard, trong cuốn sách đáng ngưỡng mộ gần đây về người Nuer, thích sử dụng thuật ngữ cấu trúc xã hội theo nghĩa này. Chắc chắn sự tồn tại của các nhóm xã hội bền vững như vậy là một khía cạnh cự kỳ quan trọng của cấu trúc. Nhưng tôi lại thấy hữu ích hơn khi bao gồm trong thuật ngữ cấu trúc xã hội một cách xử lý hơn thế.

Ở phần đầu, tôi coi tất cả các mối quan hệ xã hội của người này đối với người khác như một phần của cấu trúc xã hội. Ví dụ, các cấu trúc quan hệ thân tộc của bất kỳ xã hội nào cũng bao gồm một số mối quan hệ cặp đôi như giữa một người cha và con trai, hoặc anh em trai của người mẹ và con trai của chị em gái mình. Trong một bộ lạc Australia cấu trúc xã hội tổng thể dựa trên một mạng các mối quan hệ như vậy giữa người này người khác, được xác lập thông qua các kết nối phả hệ.

Thứ hai, tôi bao gồm trong khái niệm cấu trúc xã hội sự phân biệt các cá nhân và các tầng lớp do vai trò xã hội của họ. Các vị trí xã hội khác biệt giữa nam giới và phụ nữ, giữa thủ lĩnh và dân thường, giữa giới chủ và người làm công, hệt như các yếu tố quyết định quan hệ xã hội là thuộc về các thị tộc hoặc các quốc gia khác nhau vậy.

Trong việc nghiên cứu cấu trúc xã hội thì thực tiễn cụ thể mà chúng tôi quan tâm là tập hợp các mối quan hệ thực sự tồn tại, tại một thời điểm nhất định, liên kết với những con người nhất định. Nhờ đó mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp. Nhưng lại không phải là chúng tôi cố gắng mô tả bằng tính đặc thù của nó. Khoa học (khác với lịch sử hay tiểu sử) là không quan tâm đến cái đặc biệt, độc đáo, chỉ liên quan đến cái chung, với các kiểu loại, với các sự kiện tái diễn. Các mối quan hệ thực tế của Tom, Dick và Harry hoặc hành vi của Jack và Jill có thể được ghi chép trong cuốn sổ thực địa của chúng ta và có thể cung cấp các minh họa cho một mô tả chung. Nhưng cái mà chúng ta cần cho mục đích khoa học là một cách diễn giải về hình thái cấu trúc. Ví dụ, nếu trong một bộ lạc Úc tôi quan sát thấy ở một số trường hợp, hành vi hướng tới một hành vi của người tồn tại trong mối quan hệ của cậu và cháu, cốt là để tôi có thể ghi lại càng chính xác càng tốt cái hình thái chung hoặc hình thái chuẩn thường của mối quan hệ này, được trừu tượng từ các biến thể của các trường hợp đặc biệt, mặc dù có tính đến những biến đổi đó.

Khác biệt quan trọng này, giữa cấu trúc như một thực tại cụ thể hiện tồn, được quan sát trực tiếp, và hình thái cấu trúc, như những gì được mô tả trên thực địa, có thể được thực hiện rõ ràng hơn có lẽ bởi việc xem xét tính liên tục của cấu trúc xã hội qua thời gian, một liên tục tính không phải tĩnh tại, mà là một sự liên tục năng động, tương tự như liên tục tính của các cấu trúc hữu cơ trong một cơ thể sống vậy. Trong suốt cuộc đời của một sinh vật cấu trúc của nó luôn được liên tục đổi mới; và tương tự như vậy, đời sống xã hội cũng không ngừng đổi mới cơ cấu xã hội. Vì vậy, các mối quan hệ thực của những con người và nhóm người luôn thay đổi từ năm này qua năm khác, hoặc thậm chí từ ngày này qua ngày khác. Các thành viên mới gia nhập vào một cộng đồng do sinh ra hoặc nhập cư; những người khác rời khỏi cộng đồng bằng cái chết hoặc di cư. Có những cuộc hôn nhân và những vụ ly hôn. Bạn bè có thể trở thành kẻ thù, hoặc kẻ thù có thể có lúc chung sống hòa bình và trở thành bạn bè. Nhưng trong khi các cấu trúc thực sự thay đổi theo cách này, thì hình thái cấu trúc tổng thể vẫn còn tương đối ổn định trong một thời gian dài ngắn tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, nếu tôi đến thăm một cộng đồng tương đối ổn định và quay trở lại đó sau một khoảng thời gian mười năm, tôi sẽ thấy nhiều thành viên của cộng đồng đó đã chết và những người khác đã được sinh ra; các thành viên vẫn còn sống, nay đã già đi mười tuổi và quan hệ của họ với nhau có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể thấy rằng các loại quan hệ mà tôi có thể quan sát lại rất ít khác biệt với những quan sát mười năm trước. Hình thái cấu trúc ít thay đổi.

Nhưng, mặt khác, hình thái cấu trúc lại có thể thay đổi, đôi khi dần dần, đôi khi tương đối đột ngột, như trong các cuộc cách mạng và các cuộc chinh phục quân sự. Nhưng ngay cả trong những thay đổi mang tính cách mạng nhất thì một liên tục tính nào đó của các cấu trúc vẫn được duy trì.

Tôi phải nói một vài lời về khía cạnh không gian của cấu trúc xã hội. Rất hiếm khi chúng ta tìm thấy một cộng đồng hoàn toàn bị cô lập, không liên lạc với bên ngoài. Tại thời điểm hiện tại của lịch sử, mạng lưới các mối quan hệ xã hội lan truyền trên toàn thế giới, mà không có bất kỳ giải pháp tuyệt đối nào về tính liên tục bất cứ nơi nào. Điều này dẫn đến một khó khăn mà tôi không nghĩ rằng các nhà xã hội học đã thực sự phải đối mặt, đó là khó khăn trong việc xác định ý nghĩa của thuật ngữ "một xã hội". Họ thường nói về các xã hội hệt như chúng là những thực thể riêng rẽ, có thể phân biệt, chẳng hạn như, khi người ta biết rằng một xã hội là một sinh thể. Thế thì Đế quốc Anh một xã hội hay một tập hợp các xã hội? Một ngôi làng Trung Quốc một xã hội, hay chỉ đơn thuần là một mảnh của nước Cộng hòa Trung Quốc?

Nếu chúng ta nói rằng chủ đề của chúng ta là nghiên cứu và so sánh các xã hội loài người, thì chúng ta phải khả năng nói về các thực thể đơn vị mà chúng ta quan tâm là gì.

Nếu tiện lấy bất kỳ một địa phương nào đó có kích cỡ phù hợp, thì chúng ta có thể nghiên cứu cái hệ thống cấu trúc ấy như nó xuất hiện trong khu vực đó và từ khu vực đó, tức là các mạng lưới quan hệ kết nối người dân với nhau và với những con người của các khu vực khác. Do đó chúng ta có thể quan sát, mô tả và so sánh các hệ thống cấu trúc xã hội của nhiều địa phương như chúng ta muốn. Để minh họa cho những gì mình muốn nói, tôi có thể đề cập đến hai cuộc nghiên cứu gần đây của trường Đại học Chicago, một ngôi làng Suye Mura, Nhật Bản, do tiến sĩ John Embree thực hiện, và nghiên cứu thứ hai một cộng đồng người Canada gốc Pháp, Saint Denis, do Tiến sĩ Horace Miner thực hiện.

Gắn chặt với quan niệm cấu trúc xã hội này là quan niệm về "nhân cách xã hội" như vị trí của một con người trong một cấu trúc xã hội, mà cái phức tạp được hình thành bởi tất cả các mối quan hệ xã hội của người đó với những người khác. Mỗi con người sống trong xã hội là hai sự vật: anh ta là một cá thể và cũng là một nhân cách. Là một cá thể, anh ta là một sinh thể sinh học, một tập hợp của một số lượng vô tận các phân tử được tổ chức trong một cấu trúc phức tạp, chừng nào nó vẫn tồn tại, mà ở đó xuất hiện các động lực và phản động lực, các quá trình và các biến đổi sinh lý và tâm lý. Con người với tư cách cá nhân là các đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh lý học và tâm lý học. Con người với tư cách là một nhân cách là một phức tạp của các mối quan hệ xã hội. Anh ta là một công dân của nước Anh, một người chồng và một người cha, một thợ nề, một thành viên của một giáo đoàn Methodist cụ thể, một cử tri trong một khu bầu cử nào đó, một đoàn viên của tổ chức công đoàn của mình, một đảng viên của Đảng Lao động, v.v. Cần lưu ý rằng mỗi đặc tả này đề cập đến một mối quan hệ xã hội, hay đến một vị trí trong một cấu trúc xã hội. Cũng cần lưu ý rằng một nhân cách xã hội là một cái gì đó thay đổi trong suốt quá trình sống của con người đó. Là một nhân cách, con người là đối tượng nghiên cứu của các nhà nhân học xã hội.

Chúng ta không thể nghiên cứu các nhân cách ngoại trừ khuôn khổ cấu trúc xã hội, cũng không thể nghiên cứu cấu trúc xã hội, ngoại trừ khuôn khổ các nhân cách, những đơn vị của cái cấu trúc đã tạo dựng nhân cách đó.

Nếu các bạn nói với tôi rằng một cá nhân và một nhân cách suy cho cùng đều thực sự là một, thì tôi sẽ nhắc bạn nhớ về tín điều Kitô giáo. Thiên Chúa là ba ngôi, nhưng để nói rằng Ngài là ba cá nhân thì sẽ mang tội tà giáo mà nhiều người đã bị tội chết vì điều đó. Tuy nhiên, việc không phân biệt cá nhân và nhân cách lại không chỉ đơn thuần là một tà giáo về phương diện tôn giáo; nó còn tồi tệ hơn thế; nó là cội nguồn gây nhầm lẫn trong khoa học.

Giờ đây, hy vọng rằng tôi đã định nghĩa đầy đủ chủ đề về những gì tôi coi một ngành cực kỳ quan trọng của nhân học xã hội. Phương pháp được chấp nhận trực tiếp sau đây chính là định nghĩa này. Nó phải kết hợp với việc nghiên cứu chuyên sâu về các xã hội duy nhất (tức là các hệ thống cấu trúc có thể quan sát trong các cộng đồng đặc thù) mà việc so sánh hệ thống nhiều xã hội (hoặc các loại hệ thống cấu trúc khác nhau). Việc sử dụng phương pháp so sánh là không thể thiếu được. Các nghiên cứu về một xã hội duy nhất có thể cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu so sánh, hoặc nó có thể đủ khả năng cho các giả thuyết, sau đó cần phải được kiểm nghiệm bằng cách tham chiếu với các xã hội khác; nó không thể chứng minh cho các kết quả.

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta, tất nhiên, là để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các biến thể, hoặc tính đa dạng của các hệ thống cấu trúc. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu thực địa. Nhiều tác giả mô tả dân tộc học không cố gắng cung cấp cho chúng ta bất kỳ giải thích hệ thống nào về  cấu trúc xã hội. Tuy nhiên, một vài nhà nhân học xã hội, ở Anh và ở Mỹ, đã thực sự thừa nhận tầm quan trọng của những dữ liệu đó và công việc của họ là cung cấp cho chúng ta một tập hợp tư liệu đều đặn tăng dần cho công việc nghiên cứu của chúng ta. Hơn nữa, các nghiên cứu của họ không còn bị giới hạn vào những gì được gọi là các xã hội 'nguyên thủy', mở rộng ra cả các cộng đồng trong các vùng như Sicily, Ireland, Nhật Bản, Canada và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, nếu cần có một hình thái học so sánh thực tế của các xã hội, thì chúng ta phải nhm vào việc tạo dựng một số loại hình phân loại các hệ thống cấu trúc. Đó là một nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, mà bản thân tôi đã dành sự chú ý trong vòng ba mươi năm qua. Đây là loại công việc cần đến sự hợp tác của một số sinh viên và tôi nghĩ có thể đếm trên đầu ngón tay những người đang tích cực quan tâm đến nó trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tôi tin rằng đã có một số tiến bộ. Tuy nhiên, công việc như vậy, không tạo ra các kết quả ngoạn mục và loại sách về đề tài này chắc chắn sẽ không phải là một cuốn nhân học best-seller - bán chạy - nào.

Chúng ta nên nhớ rằng hóa học và sinh học đã không trở thành khoa học được hình thành đầy đủ cho đến khi đạt được tiến bộ đáng kể với việc phân loại hệ thống những sự vật mà các nhà khoa học phải xử lý, các chất trong trường hợp hóa học và thực vật cùng động vật trong trường hợp sinh học.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu hình thái học này, bao gồm trong định nghĩa, so sánh và phân loại các hệ thống kết cấu đa dạng, còn khoa nghiên cứu sinh lý học. Vấn đề ở đây là: Các hệ thống cấu trúc đã tiếp tục tồn tại như thế nào? Những cơ chế duy trì một mạng lưới các mối quan hệ xã hội tồn tại là gì, và chúng vận hành như thế nào? Bằng việc sử dụng các thuật ngữ hình thái học và sinh lý học, có lẽ tôi có thể quay trở về với phép loại suy giữa xã hội và sinh thể quá phổ biến với các triết gia thời trung cổ, đã được các nhà xã hội học thế kỷ XIX tiếp quản và thường lạm dụng, và hoàn toàn bị nhiều tác giả hiện đại chối bỏ. Nhưng các loại suy, được sử dụng đúng cách, thì lại hỗ trợ đắc lực cho tư duy khoa học và có một loại suy thực sự và có ý nghĩa giữa cấu trúc hữu cơ và cấu trúc xã hội.

Vì vậy, bằng những gì tôi gọi sinh lý học xã hội, chúng ta không chỉ  quan tâm đến các cấu trúc xã hội, mà còn quan tâm đến mỗi loại hiện tượng xã hội. Đạo đức, luật pháp, tập quán, tôn giáo, nhà nước, và giáo dục là tất cả các bộ phận của cái cơ chế phức tạp bằng cách đó, một cấu trúc xã hội tồn tại và duy trì lâu dài. Nếu chúng ta chấp nhận quan điểm cấu trúc, thì chúng ta nghiên cứu các sự vật này, không phải bằng cách trừu tượng hay biệt lập, mà bằng các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của chúng với cơ cấu xã hội, tức là có tham chiếu đến cách thức mà chúng phụ thuộc, hoặc ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội giữa các nhân cách các nhóm nhân cách. Trong trường hợp này tôi không thể làm hơn cung cấp một vài hình ảnh minh họa ngắn gọn về ý nghĩa của vấn đề đó.

Trước hết chúng ta hãy xem xét các nghiên cứu về ngôn ngữ. Một ngôn ngữ là một bộ kết nối các thói quen nói năng được quan sát trong một cộng đồng ngôn ngữ nhất định. Sự tồn tại của các cộng đồng tiếng nói và kích cỡ của các cộng đồng đó chính là các đặc tính của cấu trúc xã hội. Vì vậy có một mối quan hệ nào đó rất chung giữa cấu trúc xã hội và ngôn ngữ. Nhưng nếu chúng ta xem xét các đặc trưng đặc biệt của một ngôn ngữ cụ thể - âm vị học của nó, hình thái học của nó và thậm chí một mức độ lớn, vốn từ vựng của nó - thì không hề có sự kết nối trực tiếp của việc quyết định một phía hoặc tương liên giữa các đặc trưng này và các đặc trưng đặc biệt của cấu trúc xã hội cộng đồng nói thứ ngôn ngữ đó. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng rằng hai xã hội có thể có các hình thái cấu trúc xã hội rất giống nhau, hoặc ngược lại, các loại ngôn ngữ khác nhau. Sự trùng hợp của một hình thái cấu trúc xã hội đặc biệt và một ngôn ngữ cụ thể trong một cộng đồng nhất định luôn luôn là kết quả của sự cố lịch sử. Tất nhiên, có thể có một số tương tác gián tiếp, từ xa giữa cấu trúc xã hội và ngôn ngữ, nhưng các mối tương tác đó dường như lại có tầm quan trọng thứ yếu. Vì vậy, việc nghiên cứu so sánh chung về các ngôn ngữ có thể được tiến hành thuận lợi với tư cách là một ngành khoa học độc lập tương đối, trong đó ngôn ngữ được xem xét bằng cách trừu tượng từ cấu trúc xã hội của cộng đồng nói ngôn ngữ đó.
________________________________________

Nguồn: A.R. Radcliffe-Brown 1952. Structure and Function in Primitive Society - Essays and Addresses, Chapter X. On social structure, The Free Press Glencoe, Illinois, 1952. (pp.188-204)

Tác giả: Alfred Reginald Radcliffe-Brown (1881 - 1955) là một nhà nhân học xã hội người Anh đã phát triển lý thuyết chức năng luận cấu trúc. Alfred Reginald Radcliffe-Brown sinh ra ở Sparkbrook, Birmingham, Anh, con trai thứ hai của Alfred Brown (d.1886), thư ký của một nhà sản xuất, và vợ của ông Hannah (nhũ danh Radcliffe). Sau này ông đã thay đổi tên họ của mình thành Radcliffe-Brown. Ông được đào tạo tại Trường vua Edward, Birmingham, và Trinity College, Cambridge (BA, 1905; MA, 1909), tốt nghiệp loại ưu về các ngành khoa học đạo đức. Trong khi còn là sinh viên, ông biệt danh "Brown Vô chính phủ" vì rất quan tâm đến các tác phẩm của người cộng sản vô chính phủ và nhà khoa học Peter Kropotkin.

Ông đã nghiên cứu tâm lý học với W.H.R. Rivers, là người đã cùng A.C. Haddon hướng ông đi theo nhân học xã hội. Dưới ảnh hưởng của Haddon, ông đã đến đến quần đảo Andaman (1906-1908) và Western Australia (1910-1912, cùng với nhà sinh vật học và nhà văn E.L. Grant Watson và Daisy Bates) để tiến hành nghiên cứu thực địa các hoạt động của các xã hội đó. Và đó chính là nguồn cảm hứng cho cuốn sách The Andaman Islanders (1922) The Social Organization of Australian Tribes (1930) của ông. Năm 1916, ông trở thành một giám đốc giáo dục ở Tonga, và năm 1920 chuyển đến Cape Town để trở thành giáo sư nhân học xã hội. Ông còn được bổ nhiệm giáo sư tại các đại học khác như Đại học Cape Town (1920-1925), Đại học Sydney (1925-1931) và Đại học Chicago (1931-1937). Trong số các sinh viên nổi bật nhất của ông tại Đại học Chicago Sol Tax và Fred Eggan. Cuối cùng ông trở lại Anh vào năm 1937 để nhận ghế trưởng khoa nhân học xã hội tại Oxford vào năm 1937 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1946.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét