Những chiếc canoe
và các cuộc hải hành (I)
Bronislaw
Malinowski
Người dịch: Hà Hữu Nga
Một chiếc canoe là một hạng
mục văn hóa vật chất, và theo
đúng nghĩa, nó có thể được mô tả, chụp ảnh và thậm chí còn
có thể đưa nguyên chiếc về một viện bảo
tàng. Nhưng sự thật thì người ta lại thường bỏ qua
mà thực tế dân tộc học về
chiếc canoe lại không đưa đến tận nhà cho một
nhà nghiên cứu, cho dù chỉ bằng cách đặt một mẫu hoàn hảo ngay trước mặt ông
ta.
Canoe được làm để dùng cho một công việc nhất định, và với một mục đích nhất định; nó là một
phương tiện cho một mục đích, và chúng ta, những người nghiên cứu cuộc sống bản địa, không phải đảo
ngược mối quan hệ này, và làm cho một vật được tôn thờ quá đáng mà bản thân nó chỉ là một đồ vật. Khi nghiên cứu về các mục đích kinh tế để làm ra một chiếc canoe, nghiên cứu những cách
thức sử dụng khác nhau đối với loại
phương tiện đó, trước hết chúng tôi tìm cách tiếp cận để xử
lý sâu sắc hơn về phương diện dân tộc học. Các
dữ liệu xã hội học
bổ sung, đề cập đến quyền sở hữu nó, các diễn giải về chiếc canoe của chính
người điều khiển chiếc canoe, và cách thức làm ra nó; thông tin liên quan đến các nghi lễ và phong tục đóng
canoe, một loại lịch sử đời sống điển hình của một chiếc canoe bản địa, tất cả đều đưa chúng ta đến gần hơn với
việc nhận thức về ý nghĩa
thực sự của chiếc canoe đối với người bản
xứ.
Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không chạm đến được cái thực tiễn quan trọng nhất của một chiếc canoe bản địa. Vì
một chiếc canoe, cho dù làm bằng vỏ cây, bằng gỗ, hay
bằng sắt, thép, sống cùng cuộc đời của các thủy thủ, và đối với một thủy thủ, còn hơn cả vấn đề hình dáng đơn thuần. Đối với người bản địa, không kém cạnh gì một thủy thủ da trắng, một chiếc canoe được bao quanh bởi một bầu không khí lãng mạn, được
tạo dựng bằng truyền thống và kinh nghiệm cá nhân. Nó là một đối tượng
của sự sùng bái và kính ngưỡng, một sinh vật sống, có cá tính riêng.
Chúng ta, những người châu Âu cho
dù chúng ta biết về chiếc canoe bản xứ bằng
kinh nghiệm hoặc thông qua các mô tả quen thuộc với các phương tiện cực kỳ phát triển của chúng ta về vận tải thủy,
đều có khuynh hướng nhìn bằng
con mắt kẻ cả đối với một chiếc
canoe bản địa và nhìn nó bằng
một quan niệm sai trái, khi coi nó gần như là món đồ chơi của trẻ con, một cố gắng chết yểu, bất toàn để giải
quyết vấn đề đi biển, mà chúng ta
đã giải quyết một cách thỏa đáng*. Nhưng đối với người bản địa thì một chiếc canoe dềnh dàng nằm
ườn ra đó lại là một thành tựu gần như kỳ diệu, và là một vẻ đẹp hiện thân. Người bản địa thêu
dệt một truyền thống xung quanh chiếc
canoe, và anh ta trang hoàng cho nó bằng
những nét chạm khắc tinh xảo nhất, màu sắc đẹp nhất. Đối với anh ta, nó là một trù
liệu mạnh mẽ để làm chủ tự nhiên, cho phép anh ta vượt qua những
vùng biển đầy hiểm họa để
đến những nơi xa xôi. Nó được kết hợp với những
chuyến đi bằng buồm, đầy bất chắc, kết hợp với hy vọng sống
và những nỗi khát khao mà anh
ta thể hiện trong các bài hát và câu chuyện kể. Nói
tóm lại, trong truyền thống của người bản địa, trong
phong tục tập quán của họ, trong
hành vi của họ, và trong những tuyên bố trực tiếp của
họ, có thể tìm được tình yêu sâu sắc, lòng
sùng mộ, sự gắn bó đặc biệt với một cái gì đó sống động và cá tính, đặc trưng cho thái độ của các thủy thủ đối với chiếc canoe của mình.
Và đó chính là thái độ tình cảm của người bản địa đối với những chiếc canoe của họ mà tôi thấy được một thực tiễn dân tộc học sâu sắc nhất, cần phải có để hướng dẫn chúng ta đi đúng hướng thông qua việc nghiên cứu các khía cạnh khác của phong
tục tập quán và các vấn đề kỹ thuật đóng
và sử dụng canoe; các điều kiện kinh tế cũng
như các niềm tin và truyền thống đi
kèm. Dân tộc học hoặc nhân học, khoa học về con người, không được phép lảng tránh người bản địa từ trong sâu thẳm của họ, trong cuộc sống bản năng và cảm xúc của họ.
Những bức ảnh sẽ cung cấp cho chúng ta một số ý tưởng về cấu trúc chung của những
chiếc canoe bản địa: thân dài, khoang sâu, nối với một chiếc
phao móc chèo, trải dài song song với thân canoe
theo gần suốt chiều dài của nó, và với một chiếc
bục chạy ngang thân canoe. Sự nhẹ
nhàng của vật liệu cho phép mức mớm nước
của nó sâu hơn bất kỳ loại thuyền đi biển nào của châu Âu, và giúp cho chiếc canoe nổi hơn. Nó lướt trên mặt nước, trượt lên trượt
xuống theo những con sóng, khi thì ẩn khuất sau những ngọn sóng, khi thì lướt trên đầu ngọn
sóng. Một cảm giác bồng bềnh nhưng thú vị khi ngồi trong chiếc canoe mảnh mai, trong khi chiếc canoe phóng đi với chiếc phao nâng lên, bục xuồng dốc xiên, và liên tục xé nước; hoặc có loại còn tốt hơn, khi đậu trên bục hoặc trên phao: loại đặt trên phao chỉ khả thi đối
với những chiếc canoe lớn hơn và được đặt trên một loại bè treo, lướt trên những con sóng một cách
gần như huyền bí. Thỉnh thoảng một làn sóng lại chồm lên trên chiếc bục, làm cho rất khó điều khiển chiếc canoe, còn
chiếc bè vuông thì ngay từ đầu đã có vẻ như căng
ra theo chiều dọc và chiều ngang, khi cưỡi lên các rãnh
sóng một cách nhanh nhẹn duyên dáng. Khi cánh buồm được kéo lên, các
nếp gấp cứng, nặng của chiếc thảm chiếu màu vàng tung ra với tiếng kêu sột soạt và cả những tiếng lắc cắc đặc trưng, và chiếc canoe bắt đầu lên
đường; khi làn nước sôi réo, xô ra phía mũi canoe, và cánh buồm màu vàng rực sáng trên
nền màu xanh dữ dội của bầu
trời và biển cả thì quả thật cuộc hải hành đầy lãng mạn dường như đã mở ra một viễn cảnh mới.
Phản xạ tự nhiên về đoạn mô tả này là ở
chỗ nó xuất trình những cảm xúc của nhà dân tộc học, chứ
không phải là những cảm
xúc của người bản xứ. Quả thực là rất
khó mà gỡ ra cho được mớ bòng bong cảm giác riêng của chúng ta để làm sao có thể đọc được một cách chính xác cái tâm địa thẳm sâu của người bản
xứ. Nhưng nếu một nhà
điều tra, nói tiếng bản
địa và sống cùng họ một thời gian, đã cố gắng chia sẻ và hiểu được cảm xúc của
họ, thì kẻ đó hẳn sẽ thấy rằng hắn có thể đánh giá họ một cách chính xác. Chẳng mấy chốc anh
ta sẽ học được cách phân biệt khi nào thì hành vi của người bản địa hài hòa với chính anh ta, và khi nào thì, như đôi vẫn xảy ra, hai kẻ trên xuồng lại hoàn toàn tách
biệt nhau.
Vì vậy, trong trường hợp này, không hề
có sự lầm tưởng về
lòng sùng mộ của người bản địa đối với một chiếc canoe tốt; họ rất nhanh nhậy khi nhìn nhận những khác biệt về tốc độ, mức nổi và tính bền chắc, cũng như các phản ứng
tình cảm của họ với những khác biệt như vậy. Khi, vào một
ngày bình lặng, đột nhiên một làn gió tươi mát
nổi lên, những cánh buồm căng
phồng, no gió, và chiếc canoe nâng cặp phao lamina của nó lên khỏi nước, và các cuộc đua lướt về phía trước, vun vút ném nhẹ muôn chùm bụi nước bên phải, bên trái thì không thể nào lầm tưởng được về nỗi phấn khích của người bản xứ. Tất cả đều hướng về các
thuyền trưởng và nhiệt huyết rõi theo sự chuyển động của chiếc canoe; một số bật lên thành lời hát, và đám thanh niên gập người khua chèo đua nước. Họ khen
không biết chán về chiếc canoe của mình, và xét nét kỹ càng những chiếc canoe
của kẻ khác. Trong các làng ven đầm phá Lagoon, từng tốp trai gái thường dong buồm trên những chiếc canoe nhỏ chỉ để đua chơi, mà ít quan tâm khám phá những
ngóc ngách mới lạ của đầm
Lagoon, và nói chung chỉ
đam mê tận hưởng chuyến du
ngoạn, hệt như cách thức chúng ta du hành.
Nhìn từ bên ngoài, sau khi bạn đã nắm được các đóng
canoe và đánh giá cao thông qua kinh nghiệm cá nhân
về mức độ thích hợp của chiếc canoe cho mục đích của mình, thì có thể thấy chiếc canoe cũng không kém hấp dẫn và đầy cá
tính khi nhìn từ bên trong. Trên một chuyến hải hành thương mại hoặc một cuộc thăm thú, một đội canoe bản địa xuất hiện chuẩn bị ra khơi, với những cánh buồm hình tam giác như những
cánh bướm rải rác trên mặt nước, với tiếng
dục giã của chàng tù và vỏ ốc xà cừ trổi dậy cùng một lúc, thì ấn tượng quả là khó quên. ** Sau đó, khi những chiếc canoe đến
gần, và bạn nhìn thấy chúng lắc lư trên làn nước trong xanh với tất cả vẻ huy hoàng của những mảng màu đen, trắng, đỏ,
tươi rói, với những mũi canoe được thiết kế tinh xảo, và những tiếp kêu lách của hàng rãy vỏ ốc tiền cowrie lớn, bạn mới chợt nhận ra lòng sùng mộ thể hiện trong tất cả
các động thái chăm sóc mà
người bản địa dành cho việc trang hoàng chiếc canoe của mình.
Ngay cả khi không sử dụng cho mục đích thực tiễn, khi nằm ườn trên cạn trước cửa làng, thì chiếc canoe vẫn là một yếu tố đặc trưng trong cảnh quan
làng, cùng góp phần chia sẻ với cuộc sống làng biển. Những chiếc canoes lớn nhất, trong một số trường hợp, được đặt trong những nhà kho lớn, cho đến đến nay vẫn là những công trình lớn nhất được người Trobrianders tạo dựng. Trong các làng khác, nơi cuộc hải hành luôn luôn được chuẩn bị, thì chiếc canoe
chỉ đơn giản được phủ bằng những tàu lá cọ, để che nắng mặt trời, và những người bản địa thường ngồi trên bục, vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa trò chuyện, vừa chăm chắm dõi mắt về phía khơi xa. Những chiếc canoe nhỏ, song sóng nằm ườn trên cạn phía cửa làng, vẫn luôn sẵn sàng phóng đi bất cứ lúc nào. Với dáng cong và khung sườn phức tạp gốm những chiếc cột buồn, tay đòn, cây
sào, chúng tạo thành một trong những cảnh
trí đặc trưng nhất của một ngôi làng ven biển.
Đến đây, cũng cần nói đôi lời về các yếu tố công nghệ thiết yếu của chiếc canoe. Ở đây một lần nữa, chúng ta đưa ra một bảng kê đơn giản các bộ phận khác nhau của chiếc canoe, và đôi nét mô tả về chúng, mà việc xé lẻ các mẩu dữ liệu của một vật vô tri vô giác sẽ không thể nào thỏa mãn trí tò mò của chúng ta. Thay vào đó, một mặt, tôi sẽ cố thể hiện các cách thức đạt được mục đích của nó, và mặt khác, thể hiện những hạn chế về phương tiện kỹ thuật và vật liệu, mà
những người thợ bản địa đã phải đương đầu với những khó khăn đặt
ra trước mặt họ.
Một chiếc canoe
có buồm đòi hỏi khoang canoe
phải có một dung tích đáng kể, phải kín nước
và có thể nhận chìm xuống nước. Để
thỏa mãn các điều kiện này, người bản địa của chúng ta đã sử dụng một khúc gỗ được
khoét rỗng ruột. Một khúc gỗ như vậy có thể chuyên chở được những vật khá nặng, vì gỗ nhẹ, và không gian được khoét rỗng làm tăng thêm độ nổi của nó. Tuy nhiên, có thể dễ
dàng nhận thấy một khúc gỗ như vậy không có độ ổn định bên. Nhìn vào phần sơ đồ của một chiếc canoe, có thể thấy trọng lượng
phần lực hấp dẫn trung tâm của
nó là ở giữa, có nghĩa là, nếu
được phân bố cân xứng sẽ không phá vỡ sự cân bằng, nhưng bất kỳ tải
trọng nào đặt để vào với ý định tạo ra một động lực quay (có nghĩa là, một lực đổi
chiều) ở hai bên thì sẽ làm cho canoe quay vòng và bị
lật.
Tuy nhiên, nếu một khúc gỗ đặc khác nhỏ hơn, được
gắn vào phía ngoài khoang canoe, thì
sẽ đạt được độ ổn định lớn hơn, mặc dù không phải là một vật
đối xứng. Nếu chúng ta nhấn một bên canoe xuống, thì sẽ làm cho chiếc canoe quay vòng một trục dọc, sao cho phía bên kia được nâng lên. Khúc
gỗ đặc ấy sẽ được nâng lên khỏi mặt nước, và trọng lượng
của nó sẽ tạo ra một moment
(lực chuyển hướng) tỷ lệ thuận với sự dịch chuyển, và phần còn lại của chiếc
canoe sẽ đạt
được trạng thái cân bằng. Moment chuyển hướng này tạo
ra sự ổn định liên quan đến bất kỳ sức
ép nào ở một phía của canoe. Một lực
ép ở phía kia sẽ làm cho súc gỗ chìm xuống, đối trọng nhẹ với độ nổi của nó.
Nhưng có thể dễ dàng nhận thấy rằng độ ổn định về phía
này lại nhỏ hơn nhiều so với phía kia. Sự ổn định bất đối xứng *** này đóng một vai trò lớn trong kỹ thuật chạy
buồm. Vì vậy, như chúng ta sẽ thấy, canoe luôn được chạy buồm sao cho phao nổi móc
chèo vẫn ở bên cánh gió. Vì
vậy, áp lực của cánh buồm sẽ
nâng chiếc canoe lên, sao cho bên này được
ép xuống mặt nước, còn bên kia lại được nâng lên, tạo thành một thế rất ổn định, và có thể chống chọi với
sức gió rất mạnh. Trong khi đó, cơn
gió hiu hiu cũng làm cho chiếc canoe biến thành con rùa, nếu
nó rơi vào phía bên kia, và vì vậy mà ép bên này xuống nước.
Điều đó sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng sự ổn định của chiếc canoe sẽ phụ thuộc vào (i) dung tích, và đặc biệt là độ sâu của lòng
súc gỗ được khoét rỗng; (ii) khoảng cách giữa súc gỗ được khoét rỗng với súc gỗ
đặc nhỏ; (iii) kích cỡ của súc gỗ đặc. Cả ba độ lớn ấy
càng lớn, thì độ ổn định của canoe càng lớn. Một chiếc canoe nông lòng, phần khoang ít, sẽ dễ dàng bị nhấn xuống nước; Hơn nữa, nếu chạy
buồm trong thời tiết khắc nghiệt, sóng sẽ tràn
lên khoang canoe, và đổ đầy nước vào đó.
(i) Dung tích của súc gỗ được khoét rỗng đương nhiên phụ thuộc vào độ dài và độ dày của súc gỗ. Những chiếc canoe khá ổn định thường được làm bằng những súc gỗ có dáng thường hất lên. Tuy nhiên, có những hạn chế, đối với khả năng của những súc gỗ này. Nhưng bằng cách đóng về một bên, bằng cách ghép thêm một hoặc vài tấm ván, thì dung tích và độ sâu của khoang canoe có thể tăng lên rất nhiều mà trọng lượng lại không tăng đáng kể. Vì vậy mà một chiếc canoe như vậy có tác dụng tốt, ngăn không cho nước tràn vào khoang. Phần thân dọc trên những chiếc canoe Kiriwinian được đóng kín ở hai đầu bởi những tấm mũi ngang của canoe, cũng được chạm khắc khá hoàn hảo.
(ii) Khoảng cách giữa mép B của súc gỗ khoét rỗng của canoe đến C là phao buộc chèo càng lớn thì độ ổn định của chiếc canoe càng lớn. Vì trong moment quay là sản phẩm của khoảng cách BC, và do đó, trọng lượng của súc gỗ C, rõ ràng, khoảng cách càng lớn, thì moment quay sẽ càng lớn. Tuy nhiên, một khoảng cách quá lớn,
có thể can thiệp đến khả năng điều khiển chiếc canoe. Bất kỳ lực
tác động nào lên súc gỗ cũng sẽ dễ dàng làm lật nghiêng chiếc canoe, và khi người bản địa, để cố gắng điều khiển chiếc canoe, thì phải bước lên chiếc phao buộc chèo đó, nên khoảng cách BC phải không quá lớn. Ở
người Trobriands, khoảng cách BC là vào khoảng một phần tư, hoặc dưới một phần tư tổng chiều dài của chiếc canoe. Trong những chiếc canoe lớn đi biển, luôn luôn có
một chiếc bục. Ở một số vùng khác, khoảng cách đó lớn hơn rất nhiều, và những chiếc canoe đó có một loại lực đòn bẩy
khác.
(iii) Kích cỡ của súc gỗ C, được sử dụng làm chiếc phao. Loại phao này, trong những chiếc canoe đi biển, thường có kích cỡ đáng kể. Nhưng, vì một súc gỗ đặc trở nên nặng nếu luôn ngâm nước, nên súc gỗ quá dày thì sẽ không tốt.
Đó là toàn bộ các yếu tố thiết yếu trong việc đóng chiếc canoe theo đúng chức năng, mà phần tiếp theo sẽ mô tả rõ ràng hơn
về việc làm buồm, việc đóng và sử dụng canoe. Vì thực ra, mặc dù tôi
đã nói rằng vấn đề kỹ thuật có tầm quan
trọng thứ yếu, nhưng khi vẫn chưa
nắm chắc, thì chúng ta có thể không hiểu được những
điều liên quan đến việc điều khiển và tạo
lực đòn bẩy cho canoe.
Người Trobrianders sử dụng canoe cho ba mục đích chính, và ba mục đích ấy cũng tương ứng với ba loại canoe khác nhau. Vận tải ven biển, đặc biệt là trong khu Đầm phá, đòi hỏi loại canoe nhỏ, nhẹ, tiện dùng, gọi là kewo'u; để đánh cá, người ta dùng loại canoe lớn hơn và có thể chịu được sóng gió tốt hơn, gọi là kalipoulo; cuối cùng, là loại canoe chạy buồm ra khơi xa, cần loại lớn nhất, với một sức chứa đáng kể, lượng rẽ nước lớn hơn, và được đóng chắc khỏe hơn. Loại này được gọi là masawa. Từ waga là để chỉ chung cho các loại canoe có buồm.
Người Trobrianders sử dụng canoe cho ba mục đích chính, và ba mục đích ấy cũng tương ứng với ba loại canoe khác nhau. Vận tải ven biển, đặc biệt là trong khu Đầm phá, đòi hỏi loại canoe nhỏ, nhẹ, tiện dùng, gọi là kewo'u; để đánh cá, người ta dùng loại canoe lớn hơn và có thể chịu được sóng gió tốt hơn, gọi là kalipoulo; cuối cùng, là loại canoe chạy buồm ra khơi xa, cần loại lớn nhất, với một sức chứa đáng kể, lượng rẽ nước lớn hơn, và được đóng chắc khỏe hơn. Loại này được gọi là masawa. Từ waga là để chỉ chung cho các loại canoe có buồm.
Chỉ có một vài lời cần phải nói về hai loại đầu tiên, sao
cho có thể, bằng cách so sánh, làm rõ hơn loại thứ ba. Việc đóng những chiếc canoe nhỏ nhất đã được minh họa đầy đủ. Từ đó có thể thấy rõ ràng nó là một súc gỗ đơn được khoét rỗng lòng, nối với một chiếc phao. Nó không được làm bằng bất kỳ mảnh ván nào, và cũng không có bảng chạm khắc, cũng không có bất cứ một chiếc bục nào làm trục dọc. Về phương diện kinh tế, nó
luôn luôn thuộc sở hữu của một cá nhân, và phục vụ nhu cầu cá nhân của người
đó. Nó không được gán thêm bất cứ câu
chuyện thần thoại hay ma thuật nào.
Cách đóng loại 2, khác với loại 1, trong chừng mực nó cũng được đóng bằng ván và có
tấm bảng chạm khắc trên mũi
canoe. Một bộ khung gốm sáu cạnh sườn giữ những tấm ván được gắn vững chắc vào khoang canoe và giữ chặt chúng lại với nhau. Loại này được sử dụng ở các làng đánh cá. Những ngôi làng được tổ
chức thành nhiều nhóm đánh cá, mỗi nhóm có một người đứng đầu. Ông ta là chủ chiếc canoe mà ông đã thực hiện các phép thuật liên
quan đến cá, và các ưu quyền khác, để có thể đánh được đủ
số cá cần thiết. Nhưng thực ra toàn bộ thủy thủ đoàn của ông đều có quyền sử dụng chiếc canoe đó và chung nhau số cá đánh được. Ở đây chúng ta lướt qua một thực tế là quyền sở hữu bản địa không phải là một thể
chế đơn giản, vì nó ngụ ý những loại quyền quyết định của một số người đàn ông, kết hợp với quyền tối thượng
và danh vị của một
người. Chiếc canoe được làm phép ma thuật đánh bắt cá, cùng những cấm kỵ và phong tục khác liên quan với việc đóng
và sử dụng những chiếc canoe này, chúng cũng tạo thành chủ đề cho một số huyền thoại nhỏ.
Cho đến nay phức tạp nhất về mặt kỹ thuật, có
khả năng chịu đựng sóng gió cao nhất, và được đóng cẩn thận nhất, là những chiếc canoe thuộc loại thứ ba. Không nghi ngờ gì nữa, đó chính là
thành tựu lớn nhất của nghề thủ công bản địa.
Về mặt kỹ thuật, chúng khác với các loại đã được mô tả trước đó, về khoảng thời gian dành để đóng và các dịch vụ chăm sóc cho đến từng chi tiết, chứ không chỉ là những cái thiết yếu. Khoang
canoe được hình thành bằng việc bưng ván xung
quanh lòng súc gỗ được khoét rỗng và ở
hai đầu đều có cửa đóng được chạm khắc, có tấm biển trên mũi canoe, được
giữ đúng vị trí bằng cách kết nối với những tấm
ván khác, theo chiều dọc và có dạng bầu dục. Toàn bộ số ván còn tại giữ chức năng khung sườn, như trong loại canoe thứ hai, kalipoulo,
loại canoe đánh cá, nhưng tất
cả các bộ phận được hoàn thành và lắp đặt hoàn hảo hơn nhiều, được néo buộc bằng loại dây leo bền chắc hơn, và được xảm nhựa kỹ lưỡng hơn. Việc chạm khắc, đối với những chiếc canoe đánh cá thường khá thờ ơ, nhưng với loại
này thì thật hoàn hảo. Quyền sở hữu của những chiếc canoe
này thậm chí còn phức tạp hơn, và việc
đóng loại canoe này phải được nhuấm đầy
các loại ma thuật, lễ nghi, tập quán của bộ lạc, mà phép thuật đối với nó phải dựa vào huyền thoại. Ma
thuật ấy luôn luôn được thực hiện gắn liền trực tiếp với các cuộc hải hành trao đổi Kula.
_____________________________________
Nguồn: Bronislaw Malinowski 1932.
Chapter IV, Canoes
and Sailing,
In Argonauts
of the Western Pacific,
George Routledge & Sons, Ltd. London. (tr.106 - 123)
Tác giả: Bronisław
Kasper Malinowski 1884-1942,
người Ba Lan, là một trong số những nhà nhân học quan
trọng nhất của thế kỷ XX. Từ năm 1910, Malinowski nghiên cứu kinh tế học tại Trường
Kinh tế London. Dưới sự
hướng dẫn của các giáo sư Seligman và Westermarck, ông đã tiến hành phân tích các
mô hình trao đổi của thổ dân Úc
thông qua các tài liệu dân tộc học. Năm 1914, ông đã nhận được tài trợ đến nghiên cứu tại New Guinea cùng nhà nhân học R.R. Marett,
nhưng khi Thế chiến I bùng nổ, vì là một thần dân Áo, nên Malinowski đương nhiên là kẻ thù của
Khối thịnh vượng
chung thuộc Vương
quốc Anh, nên ông không thể quay trở lại nước
Anh. Tuy nhiên chính phủ Úc
vẫn tài trợ và cho phép ông tiếp tục thực hiện
công việc nghiên cứu dân tộc
học trong lãnh thổ của họ và Malinowski đã chọn quần đảo Trobriand, ở
Melanesia, ông ở đó vài năm, nghiên cứu văn hóa bản địa. Sau khi trở về Anh sau
chiến tranh, ông xuất bản công
trình nổi tiếng Argonauts of the
Western Pacific (1922). Vời tác phẩm này, ông đã trở thành một trong
những nhà nhân chủng học quan trọng nhất ở châu Âu thời đó. Ông trở thành giảng viên và
sau đó được bổ nhiệm
trưởng khoa nhân học tại Đại học Kinh
tế London, thu hút rất
nhiều sinh viên và trở thành nhân vật có ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển của nhân học xã hội Anh. Trong thời
gian này, đã có rất nhiều học trò của ông trở
thành các nhà nhân học nổi tiếng như Raymond
Firth, E.E.
Evans-Pritchard, Hortense Powdermaker, Edmund Leach, Audrey Richards và Meyer
Fortes. Từ năm 1933, ông tới giảng
dạy tại một số trường đại học Mỹ và khi Thế
chiến II nổ ra, ông
quyết định ở lại Mỹ và làm
giáo sư tại đại học Yale.
Công
trình dân tộc học của ông về những
người Trobriands đã mô tả thể
chế phức tạp Vòng Kula, và đã trở thành nền tảng cho các lý thuyết
tiếp theo về hoạt động
trao đổi và nguyên tắc có đi có lại. Ông cũng được coi là một nhà nhân học thực địa lỗi lạc với
các ghi chép nổi tiếng về phương pháp liên
quan đến lĩnh vực nhân học, trở thành
nền tảng phương pháp cho ngành nhân học sớm.
Chính ông là người đã tạo ra thuật ngữ quan sát tham gia. Cách
tiếp cận của ông về lý thuyết xã hội
đã trở thành
cơ sở cho thuyết chức năng luận, nhấn mạnh
cách thức tổ chức xã
hội và văn hóa phục vụ cho các nhu cầu cơ
bản của con
người, một quan điểm trái ngược với chức năng luận cấu trúc của
Radcliffe-Brown nhấn mạnh những cách thức mà các tổ chức xã hội vận hành liên quan đến
xã hội như một tổng thể.
Ghi chú
* Khi so sánh chiếc
canoe bản địa yếu ớt, vụng về với một chiếc du thuyền hoàn
hảo châu Âu, chúng tôi cảm thấy người ta thiên
về việc coi chiếc canoe bản địa gần như một trò đùa. Loại ghi chú này tràn ngập trong rất nhiều diễn giải dân tộc học nghiệp dư về việc đi thuyền, nơi mà trò vui thú rẻ tiền được thực hiện bằng những cuộc tán gẫu về
những chiếc canoe được khoét rỗng thô sơ với các từ ngữ như "tàu chiến" hoặc "Du thuyền Hoàng gia," hệt như cách cách gọi các tù trưởng
hoang dã, thuần phác là các
vị "Vua chúa" theo phong cách cợt nhả. Hài hước
như vậy, không nghi ngờ gì,
là tự nhiên và tươi mới, nhưng khi chúng ta tiếp cận với những vấn đề khoa học, một mặt chúng ta phải từ bỏ mọi lối
xuyên tạc các sự kiện, và mặt khác, thâm
nhập vào các sắc thái tinh
tế hơn trong suy tư và cảm xúc của người bản địa liên quan đến các sáng tạo của riêng họ.
** Những cánh buồm càng-cua, được
sử dụng ở vùng bờ biển phía
Nam, từ Mailu nơi tôi từng nhìn thấy chúng, đến phía tây, nơi chúng được sử dụng
với loại lakatoi cột buồm đôi của Port Moresby, thì vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong thực tế, tôi khó có thể tưởng tượng bất cứ điều
gì lạ lùng ấn tượng hơn so với một đội canoe buồm càng cua. Chúng đã được mô tả trong bộ tem New Guinea thuộc Anh, được thuyền trưởng
Francis Barton, vị thống đốc quá
cố của Thuộc địa này ấn hành. Xem thêm ảnh XII của Seligman trong "Melanesians."
*** Một mẹo đóng thuyền ổn định, cân xứng được minh họa bằng hệ thống đóng
canoe của người Mailu, trong đó có một bệ canoe bắc ngang
hai súc gỗ song song, được khoét rỗng. Xem bài viết của tác giả trong Transactions
of the Royal Society of S. Australia, Vol. XXXIX, 1915, pp. 494-706. Chapter
IV, 612-599. Plates XXXV-XXXVII.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét