Powered By Blogger

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Kỹ năng lẹ hóa của học giả


Kỹ năng lẹ hóa của học giả

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga


Đọc trang blog tiếng Việt Archaeological*Highlights tôi bắt gặp một bài viết ngắn ở đây phê bình một học giả trẻ đã công bố bài viết trên một website học thuật, nhưng ông ấy lại không đề cập gì đến một công trình của một học giả nổi tiếng đã được công bố trước đó về chính đề tài này. Tác giả cũng chỉ trích cả cái website học thuật đã cho công bố bài viết ấy.

Tôi đã đọc những công trình khác của vị học giả trẻ này, và biết được rằng ông là người nghiêm túc, chính vì vậy mà tôi để ý đến bài viết này xem đó là vấn đề gì. Công bằng mà nói, tôi đồ chừng vị học giả trẻ viết bài này có hơi vội vàng và không nghĩ rằng nó đại diện cho loại công trình nghiêm túc nhất của mình. Vì vậy tôi không muốn chỉ trích bản thân vị học giả trẻ này, vì tôi nghĩ rằng ông ấy là một người có năng lực để thực hiện những công trình nghiên cứu tốt, và thực tế thì trước đó ông đã thực hiện những công trình tốt hơn bài viết kia.

Chỉ có điều, khi đọc bài viết ngắn này tôi thấy có dấu hiệu về một hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ thông và cực kỳ nguy hại không chỉ đối với học giới mà nguy hại ngay cả với tri thức phổ thông nữa. Còn hơn thế, đây là một vấn đề không chỉ riêng đối với Việt Nam, mà còn được phát hiện ở mọi nơi trên thế giới.

Tôi gọi hiện tượng này là “Lẹ hóa” (the “Wikipedia-icization (Wikipedia hóa) của học giới.
Điều đó diễn ra thế nào? Là thế này đây. Khi bạn cần viết một cái gì đó mang tính “học thuật”, trước hết bạn vào đọc Wikipedia, và sau đó bạn lần theo mọi đường nối ở đáy trang đến mọi tư liệu có trong các cuốn sách được đưa lên Google. Thế rồi bạn viết ra các kết quả của mình, bạn trích dẫn các nguồn, và voilà!** thế đấy !, thế là đã xong một tác phẩm “học thuật”.

Vì vậy khi tôi đọc bài viết này bằng tiếng Việt, tôi đã nhận ra những dấu hiệu kia. Bài viết đề cập đến các trang trí mang tính lịch sử, có thể thấy trên mái các kiến trúc, chẳng hạn các đền chùa ở Việt Nam, và chúng được thể hiện dưới dạng một tạo vật huyền thoại. Huyền vật này có nguồn gốc Ấn Độ mà tiếng Phạn gọi là “makara”.  

Trong số 7 nguồn tư liệu được trích dẫn trong bài viết về con makara ở Việt Nam, tôi thấy có hai nguồn bằng tiếng Anh. Thế là tôi vào Google tìm cái tên “makara” và tất nhiên trang đầu tiên hiện ra là Wikipedia, mà bài viết đã dẫn đúng hai tư liệu có ở đó (#1 and #6).

Cả hai nguồn này đều có đường dẫn, vì vậy tôi đã lần theo để xem thông tin trong đó có khớp với thông tin trong bài viết không.

Tác giả viết rằng “Loài thú huyền thoại makara trong văn hóa Ấn Độ chuyên sống ở dưới nước. Ban sơ, makara thường có hình đầu thú (đầu voi, đầu cá sấu,…), phần sau là đuôi cá, cũng có khi là đuôi công trống.” [2]

Sau đó tác giả dẫn nguồn này là: Robert Beer (10 September 2003). The handbook of Tibetan Buddhist symbols. Serindia Publications, Inc.. pp. 77.

Đây là cách trích dẫn hơi kỳ cục, vì nhà xuất bản không ghi ngày họ xuất bản cuốn sách (ngày 10 tháng Chín). Thay vào đó họ chỉ thể hiện năm (2003). Vì vậy hóa ra là nguồn này, bằng cách nào đó, đã được dẫn chính xác là từ Wikipedia (xem ở trên).

Giờ đây, khi nhìn vào trang 77 trong The Handbook of Tibetan Buddhist Symbols, chúng ta thấy có nói về con makara ở đó, và có mô tả như trong bài viết. Đó là, “Nó có hàm dưới của cá sấu, vòi của voi, răng nanh và tai của lợn lòi, cặp mắt loang loáng của khỉ, lớp vảy và thân thể uốn lượn của cá và chiếc đuôi xuáy lông vũ của công”. 

Không sao, có lẽ tác giả đã giản lược đoạn này. Nhưng sau đó có vẻ ông đã đơn giản lấy thông tin từ đoạn không được trích dẫn sau đây của trang Wikipedia: Còn về đoạn dẫn khác, tác giả viết rằng “Makara trong tiếng Sanscrit nghĩa là một loài rồng biển, dịch sang tiếng Anh là “sea-dragon”, các tiếng trong nhánh Hán - Tạng gọi là “thủy tinh” [3], người Việt hiện nay thường gọi là “thủy quái”, còn trong tiếng Hindu thì có nghĩa là con cá sấu.”

Không sao, trích dẫn ở giữa đoạn này là từ cuốn từ điển nổi tiếng Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams. Công trình đó không nói thuật ngữ này được quy vào các ngôn ngữ Hán – Tạng như thế nào. Vì vậy mà ghi chú nên đưa xuống cuối câu trước.

Tại sao tác giả lại đặt ghi chú sau lời dẫn về các ngôn ngữ Hán – Tạng? Vì đó chính là nó có ở Wikipedia (vì tài liệu tham khảo là tiếng Hindi mà tác giả không dẫn):

Ngoài ra tôi đã đọc những bài viết nghiêm túc của tác giả này, vì vậy tôi biết rằng ông có năng lực hơn thế nhiều. Thực ra thì nói một cách chính xác là ông có năng lực hơn rất nhiều so với những gì mà tôi thấy cần phải viết trong đoạn ngắn này.

Hơn nữa, bài viết ấy là một minh chứng rõ ràng về một vấn đề lớn hơn rất rất nhiều bản thân bài viết hoặc vị học giả trẻ này. Đó là vấn đề vốn đã tồi tệ, nhưng càng ngày lại càng trở nên tồi tệ, tồi tệ hơn, tồi tệ mãi. “Tri thức” của chúng ta sẽ càng ngày càng bó hẹp vào những gì có sẵn trên Wikipedia, bất chấp nó đúng hay sai.

Nếu các “học giả” công bố các công trình “học thuật” hoặc “nghiêm túc” mà phải lấy lại cái ai cũng có thể lấy ra được trên Wikipedia thì sẽ không còn bất cứ cái gì để cho chúng ta còn có thể được gọi là “học giới” nữa.

Các học giả nghiêm túc càng cần phải nghiêm túc. Nếu một khi các học giả nghiêm túc trở nên lười biếng thì học giới sẽ bị đọa.

Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com/ 14Apr., 2012




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét