Powered By Blogger

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Từ Hạo Tu phê phán vua An Nam



T Hạo Tu phê phán vua An Nam

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Với tư cách là một phần của cuộc đàm phán ngoại giao diễn ra sau khi nhà Thanh bị Tây Sơn đánh bại, Hoàng đế Thanh Càn Long đồng ý công nhận Quang Trung là 安南国 An Nam quốc vương, nhưng ông vẫn đòi hỏi Quang Trung phải đích thân đến chầu tại cung đình nhà Thanh.

Năm 1790 phái bộ Tây Sơn tới thủ đô triều đình Mãn Thanh và sau đó được đưa đến hành cung Nhiệt Hà và được tiếp đãi rất mỹ mãn.

Điều gì đã diễn ra ở đó?

Tôi vẫn thường đọc được rằng nhà Tây Sơn đã cử một người khác cải trang Quang Trung, và lý do để được Hoàng đế Càn Long tiếp đãi mỹ mãn là vì ông thực sự nghĩ rằng vua An Nam đã sang chầu.

Tôi thấy có vài vấn đề với câu truyện này. Trước hết tôi không tìm được nguồn gốc của tích truyện. Tuy không bảo điều đó là không thật, nhưng tôi vẫn không thể tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy có người nào đó ở Việt Nam vào thời ấy biết được bất cứ điều gì về tích truyện. Vậy thì câu truyện ấy bắt đầu được biết đến từ khi nào? Như thế nào? Ai đã kể đầu tiên? Ở đâu?

Một vấn đề nữa làm tôi bối rối là khi phái bộ trở về, có một tập thơ [星差紀行 Tinh sai kỉ hành] của một thành viên phái bộ là Phan Huy Ích đã được công bố. Đây là một sự kiện cực kỳ hiếm hoi, vì những tư liệu kiểu như vậy thường không được công bố.

Trong thi tập của mình, Phan Huy Ích rất phởn chí về cách tiếp đón của Hoàng đế Càn Long. Và ông không nói bất cứ điều gì về việc Quang Trung “giả”.

Vậy thì điều gì đã diễn ra ở đây? Theo tôi có lẽ có thể sự thật thì ai đó đã đóng giả Quang Trung, và điều đó đã được giữ kín đối với người Việt Nam, và khi nhà Thanh đối xử mỹ mãn với phái bộ thì vấn đề này đã được “công khai hóa” thông qua việc công bố thi tập của Phan Huy Ích để cho những thành viên tinh túy của phái bộ chưa ủng hộ nhà Tây Sơn biết rằng Tây Sơn đã được nhà Thanh vừa ý hơn nhiều so với nhà Lê đã từng được hưởng.

Nói cách khác, đúng ra thì đây chính là cách “người Nam” chơi xỏ “người Thanh”, và cũng là ví dụ điển hình cho thấy Tây Sơn chơi người Nam nào không ủng hộ họ.

Còn như lễ tân mỹ mãn mà nhà Tây Sơn được hưởng tại Nhiệt Hà liệu có phải chỉ đơn giản là vì Hoàng đế Càn Long đã bị “chơi xỏ” khi nghĩ rằng Quang Trung đã sang chầu?

Tôi đã đọc được một tư liệu của viên trưởng phái bộ Triều Tiên 徐浩修 T Hạo Tu cũng có mặt thời gian đó và đã viết Yeonhanggi 燕行記 Yên Hành ký. Từ cho rằng thực sự vua An Nam đã đến đó, và Từ cực kỳ phê phán hành vi của ông ta. Từ mô tả cung cách ông này khúm núm quỳ trước viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An 福康安 (1753 - 1796) nhà Thanh, và cung cách 無所不爲 vô s bất vi “không còn gì ông ta không làm” để xum xoe nịnh bợ Thanh triều.

Đây là một đoạn rất hấp dẫn, nhưng thật không may là nó vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo. Ngược lại, như tôi cũng đã chỉ rõ*, một số người ra sức tẩy xóa các bằng chứng về những gì đã diễn ra trong thời gian đó.

Bài ký của Từ Hạo Tu là một văn liệu giá trị mà các sử gia ngày nay, và đặc biệt là các sử gia nghiên cứu tình tiết này nên sử dụng.   
_________________________________________

Nguồn: http://leminhkhai.wordpress.com, 02Nov. 12.

* Ghi chú: Evils of Quốc Ngữ #6, http://leminhkhai.wordpress.com/2012/04/08/ 


2 nhận xét: