Powered By Blogger

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (I)



Phù Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (I)

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

Trong một bài giảng đầu tiên của tôi cho một lớp sinh viên nghiên cứu khảo cổ học năm thứ tư tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia ở Phnom Penh, tôi đề xuất thảo luận về Phù Nam, mà hầu hết đều tin là đã tồn tại ở Nam Cambodia và Việt Nam, phát triển dọc theo Vịnh Thái Lan đến bán đảo Mã Lai và có niên đại từ thế kỷ 1-7, bằng cách hỏi sinh viên xem họ biết gì về những khởi đầu của chính thể đó. Một sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Preah Thong và Neang Neak”1. Câu trả lời đó tất nhiên thuộc địa hạt dã sử, và hai cái tên đó không hề thấy trong bất cứ văn liệu nào liên quan đến Phù Nam, còn thong, một từ tiếng Thái có nghĩa là “vàng”, cho đến thế kỷ 14 vẫn chưa hề xuất hiện trong vốn từ vựng Khmer. Không còn nghi ngờ gì rằng đó là việc người Cambodia đã cải biên huyền thoại lập nước Ayutthaya [Hà Hữu Nga: từ nguyên अयोध्य* Ayodhya, không thể cưỡng chống nổi*; riêng tôi, còn suy nghĩ và liên hệ đến hai từ nguyên khác là आयुधीय Ayudhiya, chiến sỹ, người chiến binh; và अयुध्य Ayudhya, bất khả chinh phục*?] gắn liền với hoàng tử U Thong, “chiếc nôi vàng”; về nhân vật này, ít nhất cũng có tới 6 phiên bản lý giải các nguồn gốc khác nhau, trong đó có một phiên bản nói về cội rễ Cambodia của ông 2.    

Có lẽ những người thực sự tin vào dã sử sẽ trả lời rằng việc quay trở lại vấn đề Phù Nam chỉ là cái tên mới của một tích truyện cũ mà thôi. Đó có lẽ là một ý tưởng ẩn sau một tiết mục múa tại buổi lễ Hành trình Văn hóa Dân tộc ngày 3 tháng Tư năm 1999 tại Phnom Penh, được giới thiệu là “Hôn lễ Khmer truyền thống ...biểu tượng và phản ánh sự thống hợp của Preah Thong và Neang Neak, hoặc Preah Bat Kaundyn và Neang Soma [sic Somâ] [सोम* soma, mặt trăng, nước, không khí, chân không, trời, bầu trời, gió, rượu tiên, rặng núi*], hoặc Preah Bat Hun Tien và Neang Liv Yi". Mớ bòng bong dã sử này đã biến cải trật tự niên đại khởi nguồn các tích truyện. Tên nhân vật của cặp thứ ba thực sự được tìm thấy trong một số văn liệu Trung Quốc viết về Phù Nam; cặp thứ hai được đề cập sớm nhất trong bi ký Champa về Bhavapura [भावपुर* Đô thành Vũ trụ*] tại Cambodia vào thế kỷ thứ 7, và một vài thế kỷ sau đó trong các bi ký giai đoạn Angkor, còn cặp đầu tiên có thể chỉ bắt nguồn từ giai đoạn hậu Angkor. Tất nhiên các tước vị hoàng gia thì hoàn toàn sai niên đại. Các tước vị Preah Bat/brah [ब्र* brah bản thể, thần thánh, linh thiêng, mênh mông, bao la, rộng lớn*] pada [पद* pada, bảo hộ, che chở*] không được biết đến ở Phù Nam. Trong thực tế thì thậm chí nó còn không được sử dụng trong văn khắc giai đoạn Chân Lạp thế kỷ 7-8, và mặc dù thông thường tại Angkor không hề thấy cái tên Kaundinya [Hà Hữu Nga: trong văn liệu Ấn Độ, có một người nổi tiếng, mang tên अज्ञात कौण्डिन्य* Ajnata Kaundinya, đó là một trong 24 vị La Hán đầu tiên trong tăng đoàn của Đức Phật thế kỷ 6 TCN] “từ Ấn Độ hoặc từ bán đảo Mã Lai, hoặc các đảo phương nam [nhấn mạnh thêm]” trong bất kỳ bi ký nào 3. 

Hơn nữa, các tích truyện lại đều khác nhau. Neang Neak, nửa người, nửa rắn naga, là một nhân vật siêu nhiên, Soma là một nữ thần, nhưng Liv Yi, Liu-ye, Liễu Diệp thì hoàn toàn là một nữ thủ lĩnh cộng đồng người của mình. 4 Dã sử có thể vô hại, gây cười, và thậm chí mang tính khai trí, nếu có phương pháp nhiên cứu đúng, nhưng nếu áp đặt nghiên cứu lịch sử một cách khoa học vào các tư liệu gốc thì chí ít cũng là mất thời gian, và sẽ thật tồi tệ nếu áp đặt nghiên cứu khoa học với mục đích làm tăng thêm các định kiến dân tộc, sắc tộc thì thật là nguy hiểm.5

Phù Nam: Một tổng hợp chuẩn mực

Bộ Les États Hindouisés, Các quốc gia Ấn Độ hóa, trong đó có lịch sử đại cương Phù Nam thuộc loại thông sử Đông Nam Á, của George Coedès được người đọc biết đến rộng rãi, là một bộ sách mang tính lý tưởng và chuẩn mực để những công trình đi sau học hỏi 6. Nó không bỏ qua các yếu tố dã sử, ngay cho dù là một bộ sách đậm chất dã sử, như chúng ta sẽ thấy, nhưng loại dã sử đó chắc chắn trở thành một bộ phận trong hành trang tri thức của nhiều nhà Đông phương học cổ điển 7.     

Trong bộ sách này chúng ta biết được rằng Funan/Fou-nan/b’iu nậm, một cái tên có thể có nghĩa là “núi” trong tiếng Khmer (hiện đại là phnom, cổ đại là vnam) được thành lập khi một người Bà La Môn ब्रह्मन्* braman tên là कौण्डिन्य* Kaundinya “từ Ấn Độ hoặc từ bán đảo Mã Lai, hoặc các đảo phương nam [nhấn mạnh thêm]”, căn cứ vào một giấc mơ, đã được trao một cây cung thần thông và dong buồm ra đi, cuối cùng cập bến ở Cambodia, tại đây ông gặp một nữ thủ lĩnh có tên là Liu-ye/Lieou-ye/Ljêu Iap. Đầu tiên bà ta tìm cách kháng cự, nhưng không thể đối địch được với chiếc cung thiêng của người Bà La Môn, nữ thủ lĩnh đã phải quy phục, rồi họ cưới nhau, và thành lập triều đại đầu tiên của các thủ lĩnh Phù Nam 8.    

Tích truyện này thể hiện cái mà Coedès gọi là cuộc “Ấn Độ hóa Đầu tiên” 9. Sau đó Phù Nam của Coedès tiếp tục phát triển như một chính thể ven biển quan trọng, mà các chi tiết về chính thể này được biết tới nhờ các văn liệu Trung Quốc, thông qua một số thủ lĩnh địa phương mà một kẻ tiếm quyền Ấn Độ, một Kaundinya thứ hai, cũng từ Ấn Độ và theo Coedès thì là người đem lại một cuộc “Ấn Độ hóa lần hai”, cho đến cuối thế kỷ thứ 6 hoặc đầu thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam đã bị nước chư hầu của mình là Chân Lạp ở phía bắc đánh bại, và theo một số giải thích, mặc dù không rõ ràng theo cách của Coedès thì cỗ chiến xa của người Khmer đã bắt đầu chống lại nước Phù Nam phi-Khmer 10.  

Tiếp tục với Coedès, thủ đô của Phù Nam mang tên tiếp Phạn là व्याधपुर* Vyâdhapura 獵人城* Liệp nhân thành, Đô thành thợ săn, và một tên gọi khác theo tiếng địa phương mà người Trung Quốc gọi là 特牧城* T’e-mu Đặc Mục thành ở gần Ba Phnom. Khi nước chư hầu Chân Lạp ở phía bắc tấn công, các thủ lĩnh Phù Nam đã bỏ chạy đến một nơi mới mà tiếng Trung Quốc gọi là na-fu-na, được Coedès dịch là नरवरनगर* naravaranagara, 優秀人城 [Ưu tú nhân thành*] thành xa hơn về phía nam, và Coedès cho là ở Angkor Borei.

Các sử liệu Trung Quốc rất mơ hồ trong việc giải thích về tổ chức nội tại Phù Nam, và ngày nay chúng ta không còn bất cử nguồn sử liệu nào khác, vì vậy chắc chắn là nhiều kết quả lịch sử chuẩn mực từ các giả thuyết đều ít nhiều dựa trên chút bằng chứng nhỏ nhoi còn lại. Các thủ lĩnh đầu tiên có các tước vị bắt đầu bằng các từ hun/houen/ yuơn. Vào thế kỷ thứ ba, đã có các thủ lĩnh mang tước vị fan/b’jơm đứng trước những cái tên có một hoặc hai âm tiết bằng ngôn ngữ địa phương. Vào các thế kỷ 5-6 người Trung Quốc ghi được hai cái tên वर्मन्* varman người bảo vệ*, phù hợp với bi ký bằng tiếng Phạn được định niên đại cùng thời. Ở đây, chí ít chúng ta cũng có đôi chút cơ sở, nên dù sao thì chúng cũng rất đáng giá.

Trong một số sử liệu cuối cùng của Trung Quốc đề cập đến Phù Nam vào thời nhà Đường, có nói rằng vào thời Tùy (581-618) các thủ lĩnh Phù Nam được gọi là Koulong, dễ dàng liên hệ với tước vị cao của người Khmer là kuruň, một loại thủ lĩnh địa phương, mặc dù tước vị này không thấy trong bất kỳ bi ký nào cùng thời. Nếu trong trường hợp đó sử liệu Trung Hoa chính xác thì có thể thấy rằng kuruň  có một vị thế cao hơn vào thế kỷ 7, khi các tên vua và các tước vị đã được ghi trong các bi ký. Louis Finot biện luận rằng các vua Phù Nam có tước vị kuruň bnam, vua núi, nhưng như Claude Jacques đã chỉ rõ điều đó là không có cơ sở. Trong thực tế, chúng ta không hề biết gì về các tước vị của các thủ lĩnh Phù Nam ngoài Hun, Fanवर्मन्* varman12.  Sử liệu đời Đường cũng chỉ cho ta biết một cái tên thủ đô Phù Nam 特牧* T’e-mu mà các thủ lĩnh Phù Nam đã rời bỏ khi bị quân của vua Chân Lạp चित्रसेन* Citrasena13 [Người có ngọn lao sáng*] tấn công. Một điều rất quan trọng cần phải ghi nhận là các diễn giải của các sử liệu Trung Quốc sớm về Phù Nam không hề nhắc đến tên kinh đô, mà chỉ nói nó cách biển 500 hải lý (200km) mà thôi 14.

Coedès là một nhà tổng hợp vĩ đại – ông thực sự là một tài năng lớn nhất với tư cách là một tác gia diễn giải lịch sử; và ông phải tìm ra hoặc tưởng tượng, một mối nối giữa mỗi chi tiết với một chi tiết nào đó khác ở mọi lúc mọi nơi 15. Pelliot, chịu trách nhiệm về những nghiên cứu chủ yếu về Phù Nam, cũng là một nhà tổng hợp đầy nghị lực, dù còn thua Coedès nhiều, nhưng ông lại không sợ giật lùi mà tuyên bố rằng một số chi tiết lại không ăn nhập với nhau 16. Trong bài viết kinh điển Le Fou-nan,  mà toàn bộ các công trình khác đều dựa vào đó, thì rõ ràng là người Trung Quốc, hết thế hệ này đến thế hệ khác và từ lịch sử triều đại này đến triều đại khác đều lặp lại cũng vẫn những tích truyện đó, không hề có cách nào để tiếp cận với các nguồn sử liệu mới, và thêm vào hoặc bớt đi các chi tiết theo những ý thích bất chợt của người biên soạn 17. Ông cũng cho thấy rằng các đoạn cóp đi cóp lại này đôi khi dẫn đến sự lẫn lộn cách kết ghép các chữ Hán với nhau theo những nghĩa, những âm hoàn toàn khác, dẫn đến các thông tin sai lạc, vô nghĩa trong các văn bản cuối cùng 18.   

Trong tổng hợp của mình khoảng 40 năm trước công trình đầu tiên của Coedès, Pelliot nhấn mạnh tính chất đáng tin cậy của một số công trình nghiên cứu có quy mô rộng lớn hơn về ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng ngược lại với quan điểm sau này của Coedès, ông cho rằng kinh đô 特牧* Đặc Mục của Phù Nam có lẽ ở Angkor Borei, đối với ông, hàm ý là na-fu-na नरवरनगर* naravaranagara, 優秀人城 * [Ưu tú nhân thành*] phải nằm trong vùng Kampot 19. Cho dù Pelliot là một nhà khoa học giỏi hơn nhà khoa học Coedès, nhưng cả hai đều nhìn Phù Nam và Đông Nam Á thông qua lăng kính Ấn Độ học; và các giả thuyết dựa vào những gì mà những người Ấn Độ đã phải thực hiện, hoặc những gì mà văn hóa Ấn Độ đã làm ở Đông Nam Á, đã đến với họ một cách tự nhiên bất cứ khi nào có một chi tiết lạ cần phải diễn giải 20.      

Những điều mà tôi muốn giải gỡ lại không phải chỉ là Coedès và Pelliot, mà còn là các sử liệu Trung Hoa về Phù Nam, như đã được Pelliot dịch và thảo luận, để tìm kiếm những giải pháp khác cho một số vấn đề có liên quan. Một nhiệm vụ tương tự như vậy đã được Eveline Porée-Maspero thực hiện, nhưng công trình của bà đã bị bỏ qua, rõ ràng là vì các kết luận của bà đôi khi khác với các kết luận của tôi, là một phần của sự ủng hộ cho lý thuyết về xã hội Khmer được chia thành hai nhóm hôn nhân 21.
______________________________

Còn nữa...

Nguồn: Funan Reviewed : Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003. pp. 101-143.

* Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán, và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Chú thích

1. Câu truyện này diễn ra trong thời gian 1999- 2002 khi tôi đang giảng dạy môn Lịch sử Cambodia tại Khoa Khảo cổ của Đại học Hoàng gia Nghệ thuật, Phnom Penh, Cambodia.

2. Xem Charnvit 1976, chapter 4; Vickery 1979, pp. 145-151. Bản tiếng Thái tôi nghiên cứu viết “kamphut”, Charnvit và những người khác hầu hết đều đồng nhất với cái tên “Kamboja”, xuất hiện trong các truyện huyền thoại khác bằng tiếng Thái, và được coi là thuộc miền trung Thái Lan. Tuy nhiên, như tôi đã diễn giải trong Vickery 1977, pp. 369-377, hai cái tên kambujd, 'kamphuť, đều có nghĩa là “bắt nguồn từ kambu/và kamboja”, tên của một quốc gia trong địa lý học huyền thoại thời cổ đại Ấn Độ, sau đó được thay bằng các bộ phận thuộc Mianma và Thái Lan, là hoàn toàn khác nhau, kể cả về nguồn gốc lẫn từ nguyên. Về nghĩa của từ Thong và ảnh hưởng của tiếng Thái trong huyền thoại Cambodia, xem Coedes 1951b, p. 118.  

3. Các bi ký đề cập đến Kaundinya gồm có K. 263, K. 268, K. 483, K. 528, K. 669, K. 806. Kaundinya chỉ xuất hiện trong một bi ký thuộc giai đoạn Phù Nam, K.5 Gunavarman [गुण वर्मन्*người bảo vệ có công lao, tài năng, đức hạnh*]. Bi ký Champa trong công trình của Finot 1904, tr.923. Các tài liệu tham khảo bi ký Cambodia có thể tìm trong mục K công trình Coedès 1966.

4. Sự khác nhau giữa Liv YiSomâ đã được Porée-Maspero 1950, p. 247 chú thích rõ ràng, tuy nhiên bà vẫn cảm thấy rằng mối liên hệ quan trọng giữa toàn bộ các tích truyện là “tầm quan trọng của người phụ nữ” với tư cách là thủ lĩnh, hoặc người sáng lập một triều đại. Bà cũng không nhận ra được nguồn gốc rất muộn của các tích truyện về Preah Thong, mặc dù vẫn ghi chú ở trang 252 rằng cái tên Thoň rất gần gũi với tên Toň trong một huyền thoại tương tự của người Lào, có nghĩa là vàng. Tất nhiên trong thời gian Porée-Maspero viết công trình trên, việc những người nói tiếng Thái xuất hiện muộn tại vùng bây giờ gọi là trung Thái Lan, nơi có thể tác động ảnh hưởng đến Khmer, vẫn chưa được thừa nhận. Porée-Maspero đã có những nhận xét rất hữu ích về thông sử Phù Nam, vốn chưa được chú ý đầy đủ, và còn thiếu độ tin cậy, không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là các nhận xét đó không lẫn với lý thuyết không thể chấp nhận được của bà về hôn nhân hoàng gia liên tộc giữa hai thị tộc với hơi hướng hoàng gia được truyền qua người phụ nữ, cho dù đó là mẹ, vợ hay chị em gái. Coedès 1951b đã phê phán rất hay về vấn đề này.

5. Nhiều nỗi kinh hoàng của các cuộc chiến mới đây tại Yugoslavia cũ là kết quả của những áp đặt hệt như vậy của dã sử như là những diễn giải chính thức về quá khứ. Các hiện tượng tiêu cực như vậy không phải không được biết đến ở Đông Nam Á, kể cả Cambodia.

6. Coedès 1964a, và bản dịch tiếng Anh trong Coedès 1968; Vickery 1999b.

7. Một số học giả châu Á hiện đại, mà cách gọi “các nhà Đông phương học” không còn chính xác về phương diện chính trị vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh như vậy. Có thể xem một ví dụ tiêu biểu trong Reynolds 1995, p. 421.

8. Coedès 1964a, p. 76; Coedès 1968, p. 37. Những cái tên chính xác chỉ người và địa danh trong lịch sử Phù Nam sẽ được dẫn trước theo bản tiếng Anh của Coedès, tiếp theo là bản tiếng Pháp trong công trình về Phù Nam của Pelliot (xem ở dưới), và được nhắc lại trong nguyên bản tiếng Pháp của Coedès, cũng như ở những chỗ hữu dụng bằng các âm tiếng Hán cổ, có nghĩa là theo trật tự Anh/Pháp/âm cổ. Vì vậy, các âm Liu-ye/LieouFunan yd*lidu-iap được ghi cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và âm Hán cổ. Sau trích dẫn đầu tiên đến bản tiếng Anh. Những cố gằng liên hệ các tên cổ với các tên hiện đại phải được tiến hành thông qua ngữ âm cổ, đặc biệt liên quan đến những dấu chấm câu đã bị mất đi trong các văn bản tiếng Trung Quốc hiện đại, nhưng nó lại đặc trưng cho cả tiếng Khmer cổ và hiện đại cũng như các ngôn ngữ khác của Đông Nam Á. Ngữ âm cổ được dẫn từ công trình của Pelliot 1925 và của Wheatley 1983. Đôi khi chữ Hán cổ cũng được gọi là chữ Hán Trung đại, là âm thời đại Đường, từ các năm 618 – 906, do Karlgren 1923 [1974] khôi phục thông qua việc so sánh giữa một vài phương ngữ Trung Hoa, và cho phép khoi phục các phụ âm đầu tiên đã thay đổi và các dấu chấm câu đã biến mất trong tiếng Hán hiện đại. Toàn bộ các phần dịch từ tiếng Pháp, trừ Coedès 1968,  trong bài viết này đều là của tôi.

9. Trong bản dịch tiếng Anh từ hinduization của Coedès đã được thay đổi thành indianization, một loại hiệu chỉnh mang tính chính trị trước chữ viết hoa; nhưng chúng ta không nên quên rằng Coedès viết và suy nghĩ về Hinduization, và các quốc gia Hindu ở Đông Nam Á. 

10. Để biết chi tiết về phê bình các truyện cổ Phù Nam – Chân Lạp, xem Vickery 1994, và Vickery 1998, chương 2.

11. Coedès 1964a, p. 130; Coedès 1968, p. 68; và Coedès 1943-46, pp. 3-4. Để có một cái nhìn khác nhau về việc xác định địa điểm Naravaranagara, dựa nhiều vào bi ký có cái tên này, xem Vickery 1998, tr. 352-353, và thảo luận ở đoạn dưới.

12. Pelliot 1903, pp. 274, 283. Không có bi ký tiền Angkor nói về một vị thủ lĩnh tối cao là kuruň, còn trong thời nhà Tùy thì không có bi ký Khmer nào có tên một vị vua. Các thủ lĩnh tối cao và một số thủ lĩnh cấp thấp hơn, trong thế kỷ thứ 7 mang tước vị Khmer là vrah kamratáň, chỉ thấy trong tiếng Khmer, không thấy trong chữ Phạn; và tước vị thủ lĩnh duy nhất rõ ràng được gọi là kuruňkuruň Malen, có lẽ là một vị trí ở Battambang hoặc Pursat, trong bi ký K. 451/A.D. 680. Xem Vickery 1998, tr. 36, 44, 138, 188-189, 196-197, 249-250, 361. Về kuruň bnam, xem Finot 191 1, tr. 203 và Jacques 1979, tr. 375.

13. Pelliot 1903, tr. 274.

14. Pelliot 1903, tr. 262, 290; và xem thảo luận bên dưới.

15. Để biết được đánh giá thêm về khía cạnh này trong công trình của Coedès, xem Maurel 1998, tr. 235-238.

16. Pelliot 1903, tr. 248-303. Xem thêm Pelliot 1925.

17. Để nắm được các nhận xét rõ ràng về vấn đề này, xin xem Wheatley 1983, p. 120; "Không may là không thể hoàn toàn phân lập được một số lớp thông tin liên quan đến Phù Nam đã bị tan chảy lẫn nhau trong các văn liệu Trung Quốc"; "khó mà đảm bảo chắc chắn về nguồn gốc của bất kỳ hạng mục thông tin nào, vì các nhà phân tích Trung Quốc ... rất dễ kết hợp ... bất kỳ tư liệu nào thích hợp dễ dàng có được, tuy nhiên có thể xác định được niên đại"; và tr. 153, chú thích 12 "một ví dụ cực đoan nhất của thực tiễn thấy trong ... [một công trình] năm 1609, nhưng vẫn duy trì những tư liệu không thay đổi từ ... thế kỷ 3 SCN [trong đó] đến đoạn viết về Đốn Tốn ... [tác giả] đã bổ sung một bức tranh về một cư dân được ấn định bằng cách phù hợp với vùng Trung Quốc hơn là đối với Đông Nam Á".  

18. Các ví dụ ở đây là 4 cái tên khác nhau đã được dùng để gọi người sáng lập huyền thoại Phù Nam, và cái tên Ấn Độ Chan-t'an, được thảo luận ở dưới.

19. Pelliot 1903, p. 295.

20. Ở đoạn cuối, Coedès (1951) đã lúng túng trong việc phê phán lý thuyết của Porée-Maspero bằng cách tuyên rằng “ở Phù Nam giống như ở Cambodia chúng ta đang đề cập đến các quốc gia Ấn Độ hóa”, và “việc truyền ngôi...chỉ là một trong những khía cạnh của vấn đề thâm nhập của nền văn minh Ấn Độ và các nền văn minh bản địa trong các quốc gia Ấn Độ hóa, và sự chú ý trong nghiên cứu của bà đã vượt ra khỏi cái khung lịch sử địa phương”. Như tôi đã chỉ ra trong Vickery 1998, chương 6, chính các tước vị Hoàng gia Cambodia và các đẳng cấp cao khác đã cho thấy các địa vị của họ đã được tạo thành trước khi thấm nhập bất cứ một cái gì từ Ấn Độ. Porée-Maspero đã đúng khi nghiên cứu lý giải bằng “khuôn khổ lịch sử địa phương”, ngay cả khi diễn giải của bà bị hiểu sai.

21. Porée-Maspero 1969, pp. 791-799. Tôi không biết tiếng Trung Quốc, và vì vậy trong lĩnh vực này tôi dựa vào công trình của các học giả khác, mà hầu hết là các công trình trước đây. Đã đến lúc những người thạo tiếng Hán phải xem xét lại toàn bộ các ghi chép của người Trung Quốc về Đông Nam Á thời gian đó, nhạy bén với các vấn đề về sử ký Đông Nam Á, và quen thuộc với các công trình học thuật mới trong vòng 30 năm gần đây. Thực ra đã có người có đủ các điều kiện và đã bắt tay vào công việc này, đó là Tatsuo Hoshino, nhưng mặc dù đã đưa ra một số gợi ý hữu ích, nhưng phương pháp luận của ông làm cho các tổng hợp trở nên khó chấp nhận, thiếu các luận giải cụ thể, cách đó nhiều chuyên gia khác cũng làm được. Tuy nhiên ở một số vấn đề, ông đã chỉ ra các lỗi lầm trong việc đọc, hoặc diễn giải khiên cưỡng của các học giả đi trước. Ở những chỗ thích hợp, tôi sẽ trích dẫn những gì mà tôi cho là hữu ích; cũng xin thông báo trước rằng về tổng thể, tôi không chấp nhận các diễn giải của ông. Xem Appendix I.



Tài liệu dẫn



Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok, Chalemmit Bookshop.

Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.

Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast Asia, vol. I, pp. 55-136.

Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp. 1-56.

Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers from the Second Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe, Arizona, 1994.

Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East Asia, Leiden, Brill.

Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Boisselier, Jean  1965, Nouvelles données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance française/Centre culturel [Bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.

Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.

Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.

Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO 28, pp. 124-40.

Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan, BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.

Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le pays khmer, Tome II, pp. 277-284.

Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.

Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.

Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard

Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.

Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17- 130.

Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard

Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.

Coedès, George  1964a, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.

Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française d'Extrême-Orient.

Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.

Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella, Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.

Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.

Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.

Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien, BEFEO 43, pp. 17-55.

Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études Indochinoises 24/1, pp. 9-25.

Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76

Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge, Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.

Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.

Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.

Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.

Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.

Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.

Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia, Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.

Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed. 1981].

Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu, University of Hawaii Press.

Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement to Sukhothai, Bangkok, River Books.

Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions Duang Kamol.

Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh and Eighth Centuries, typescript, n.p.

Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper presented to the Symposium sur les sources de l'histoire du pays khmer, Paris.

Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign Studies.

Hoshino, Tatsuo  1996a, The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok, May 1996.

Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai Studies, Chiang Mai, October 1996.

Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.

Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.

Jacques, Claude  1986a, Le pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.

Jacques, Claude  1986b, Cours Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section, typescript.

Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à Tokyo, 25 June 1987.

Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande, 3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University, pp. 14-23.

Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham, [Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).

Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York, [Reprint, 1 974].

Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin 29, Stockholm.

Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Loofs, H. H. E.  1979, Problems of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University Press.

Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US A),Blackwell.
 

Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.

Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a Preliminary Survey, in Sewn Plank Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR International Series 276).

Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.

Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.

Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles (eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean, Lyon / New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen / NISTADS), pp. 181-198.

Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie Sirindhorn, 9-10 September.

Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001, Jakarta, 2002, pp. 59-82.

Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest, [reprint. EFEO, 1988].

Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.

Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.

Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.

Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation, Péninsule 38(1), pp. 33-64.

Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46, pp. 267-278.

Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.

Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4, pp. 13 1-385.

Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO Études Asiatiques II, pp. 243-263.

Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal Asiatique, pp. 237-267.

Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens, 3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros

Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol. II & III, Paris, EFEO.

Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang Mai, Silkworm Books.

Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2, pp. 419-446.

Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary Science Reviews 22, pp. 1111-1121.

Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.

Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra, Australian National University / Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, pp. 23-48.

Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia, International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.

Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives 38/1, pp. 7-36.

Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa, et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques de Pékin 2, pp. 1-335.

Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus Press.

Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century" [sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.

Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.

Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor: University of Michigan, University Microfilms].

Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1 23- 1 86.

Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner, Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.

Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.

Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.

Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The Toyo Bunko.

Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999), pp. 47-93.

Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.

Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia", SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July 2001), pp. 17-23.

Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic Society 3 1/2, pp. 1-135.

Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.

Wheatley, Paul  1974,  The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.

Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions, University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).
 

Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H. Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225 -239.

Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.

Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for Bronze", Bangkok, 28 June.

 

3 nhận xét:

  1. Đây là bài viết về Phù Nam rất hay, em cũng có bản tiếng Anh và nhận thấy đây là bản dịch chặt chẽ, nghiêm túc, uyên bác. Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa
  2. Mong rằng cộng đồng độc/ tác giả có thêm nhiều người như Lão Lười.

    Cảm ơn Lão nhiều.

    Hà Hữu Nga

    Trả lờiXóa