Powered By Blogger

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Ngô Sĩ Liên và Khớp nối Bản sắc



Ngô Sĩ Liên và Khớp nối Bản sắc

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga


Lời người dịch: Trên trang mạng leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai liên quan - quan tâm, và mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề mà tác giả Le Minh Khai đặt ra nhằm thúc đẩy học thuật phát triển.



Vài thập kỷ trước, nhà sử học Keith Taylor, trong cuốn Sinh thành Việt Nam (The Birth of Vietnam) đã nhận xét rằng người Việt Nam “đã học cách khớp nối cái bản sắc phi-Hoa của họ bằng khuôn khổ di sản văn hóa Trung Hoa”. (xxi)

Thật là một ý tưởng đáng chú ý, nhưng làm sao lại có thể như vậy được? Làm thế nào để khớp nối được một bản sắc “phi-X” bằng di sản văn hóa “X”?  

Nếu có thể làm được như vậy thì đó là loại bản sắc gì? Một nhóm tộc người có thể có được một bản sắc tự thân khác với một kẻ Khác bằng cách tự thể hiện mình thông qua di sản văn hóa của kẻ Khác ấy được không?

Các câu hỏi này xuất hiện trong tâm trí tôi khi tôi đọc một số nhận định cho rằng trong thế kỷ XV, Ngô Sĩ Liên đã viết một văn liệu khi ông dâng bộ Đại Việt sử ký Toàn thư lên Hoàng đế*, ông đã viết như sau:

大越居五嶺之南,乃天限南北也.其始祖出於神農氏之後,乃天啓真主也.所以能北朝各帝一方焉.[Đại Việt cư Ngũ Lĩnh chi nam, nãi thiên hạn Nam Bắc dã. Kì thủy tổ xuất ư Thần Nông thị chi hậu, nãi thiên khải chân chủ dã. Sở dĩ năng dữ Bắc triều các đế nhất phương yên].

Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.

Đoạn tiếng Việt trên của Đại Việt sử ký Toàn thư được dẫn nguyên văn trong lần tái bản năm 1998 của Nxb. Khoa học Xã hội. Tôi thấy có một số vấn đề với bản in này.  

Trước hết, trong bản gốc, Đại Việt không phải để chỉ một nước. Theo tôi khi chuyển dịch từ chữ Hán cổ, vấn đề quan trọng là không được thêm từ không có trong nguyên bản.

Một từ khác cũng không có trong nguyên bản là ta. Bản dịch tiếng Việt viết “thủy tổ của ta”, trong khi đó nguyên bản chỉ viết là thủy tổ “của nó”, “của nó” rõ ràng để chỉ Đại Việt.

Cuối cùng bản dịch tiếng Việt nói về đường phân chia giới hạn, núi Ngũ Lĩnh, là phân chia Nam – Bắc. Trong bản dịch tiếng Việt, chí ít là từ những năm 1970, hai chữ Nam Bắc viết hoa thường để thể hiện rằng người dịch hiểu là các từ này là để chỉ hai nước “Việt Nam” và “Trung Quốc”, có nghĩa là hai thực thể chính trị.

Tuy nhiên trong vô số văn bản chữ Hán trước thời Ngô Sĩ Liên viết về đường phân chia giới hạn Ngũ Lĩnh ấy vẫn được coi là đường phân chia tự nhiên giữa phần thế giới Hán hóa nhiều hơn ở phương Bắc, và phần thế giới Hán hóa ít hơn ở phía nam Ngũ Lĩnh. Hơn nữa, Ngô Sĩ Liên chưa bao giờ khẳng định rằng đường phân chia giới hạn này lại thể hiện một biên giới chính trị. Chưa bao giờ ông khẳng định lãnh thổ của cái gọi là hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay là một phần của Đại Việt. Vì vậy việc viết hoa Nam – Bắc trong trường hợp trên là vô nghĩa.

Các vấn đề này có vẻ tầm thường, nhưng tôi lại cho rằng chúng thật quỷ quyệt vì chúng xác lập một xu hướng khác với nguyên bản trong các bản dịch. Bằng cách thêm các từ như “đất nước” và “của ta” vào chỗ mà chúng không tồn tại trong nguyên bản, các bản dịch muốn nhấn mạnh cái nghĩa “ta” đã tồn tại từ thời thượng cổ vẫn được cho là một “nước”.

Những khái niệm đó không có trong nguyên bản, nhưng đó lại là những khái niệm rất trung tâm đối với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam hiện đại. Vì vậy mà những tư tưởng này đã được tuồn vào các bản dịch, và vì vậy mà các bản dịch này không bao giờ có thể thay thế được cho các nguyên bản.

Cuối cùng vẫn còn một vấn đề nữa trong bản dịch này mà tôi muốn chỉ ra thêm. Sau khi nói rằng trời đã phân chia nam bắc bằng dãy Ngũ Lĩnh, và sau khi nói rằng trời còn sinh ra thủy tổ của Đại Việt, bản dịch tiếng Việt vẫn giản tiện tiếp tục nói rằng ông ấy cũng có thể làm đế một phương chẳng kém gì Bắc triều vậy.

Ở đây có một cụm từ quan trọng: 所以 s. Đó là bởi vì Trời đã phân chia ranh giới trên thế giới này, và còn bởi vì Trời cũng sinh ra dòng dõi Thần Nông vốn đủ năng lực làm đế một phương.

Cụm từ trên đưa chúng ta quay trở lại với vấn đề mà tôi đã viết ở phần mở đầu. Liệu có “một bản sắc phi – Hoa” được khớp nối “bằng khuôn khổ di sản văn hóa Trung Hoa” không? Bằng chứng về “di sản văn hóa Trung Hoa” thấy ở khắp nơi trong đoạn này. Tuy nhiên, cái gì chính là “bản sắc phi – Hoa” được khớp nối ở đây vậy? Chắc chắn đây là một tuyên ngôn chính trị. Ngô Sĩ Liên đã khẳng định mạnh mẽ về các khác biệt chính trị, và rõ ràng ông đã khai thác “di sản văn hóa Trung Hoa” để làm điều đó.   

Vậy thì, có phải Ngô Sĩ Liên coi di sản văn hóa này là “của Trung Hoa”? Đối với tôi, dường như ông đã tin tưởng một cách giản đơn rằng những thứ mà ông viết đều rất phải lẽ.

Vậy thì loại bản sắc nào đã được khớp nối ở đây?
_________________________________________

Nguồn: leminhkhai.wordpress.com, 23Oct. 12.

* Ghi chú của người dịch: Rất đáng chú ý, dù hầu hết, nếu không nói toàn bộ các bài viết ngắn trong leminhkhai.wordpress.com là để bắt bẻ các nhà nghiên cứu Đông Nam Á - cả Tây, Tàu (giả định là có, nhưng chưa thấy trường hợp nào?), Ta (nhiều nhất) - nhưng chính Liam Christopher Kelley - Le Minh Khai lại luôn sai, nhầm lẫn, hoặc không đọc kỹ các nguồn sử liệu liên quan. Đoạn mà Le Minh Khai trích ở trên không phải là Biểu dâng sách Đại Việt Sử ký Toàn thư () “lên Hoàng đế” (Lê Thánh Tông), mà là một đoạn trong Bài tựa sách Đại Việt Sử ký Toàn thư [?], nên không thể có cái gọi là trình bày với Hoàng đế, dù từ "represented" này Le Minh Khai dùng hơi "dân chủ quá trớn" vì tính chất phi lịch sử và khó chấp nhận đối với một người Việt Nam, trong khi đó chắc chắn Le Minh Khai biết rõ từ  tiếng Anh khác là "submitted" thích hợp hơn.



4 nhận xét:

  1. Dear Hà Hữu Nga,

    First of all, thank you very very much for taking the time to do all of this translation work (not just of the pieces from my blog but all the other writings as well). I don't know that my writings will help anyone, but surely these other works you are translating will.

    As for the writings of mine that you translate, rather than criticizing the details in the writings, I think it would be much more interesting if you engaged the ideas that I put out there.

    Blog entries are not published works of scholarship. In the case of the things I write, I write them quickly (sometimes while drinking beer. . .). I don't care if some details are not accurate, it's the ideas that are more important to me. And as far as I can see, the details you find fault with do not change the overall ideas.

    I think I surely must have been drinking beer when I wrote this one, as it rambles around, but I still think the point I made is a valid one. Keith Taylor wrote that người Việt Nam “đã học cách khớp nối cái bản sắc phi-Hoa của họ bằng khuôn khổ di sản văn hóa Trung Hoa”.

    I think that is a problematic statement. So I ask the question: Liệu có “một bản sắc phi – X” được khớp nối “bằng khuôn khổ di sản văn hóa X” không? If something is “bằng khuôn khổ di sản văn hóa X” then how can we possibly tell that it có “một bản sắc phi – X”?

    Personally I think the term Trung Hoa causes us trouble here (but that is the term that Taylor used), because it is anachronistic and it carries too many modern connotations with it.

    What is more interesting to me is trying to see how it can possibly be the case that one group can articulate its identity by means of the cultural heritage of another group. And if this is possible, how do we demonstrate that? Do we just put ideas in the heads of people who lived 1,000 years ago and say "well they didn't record this information, but this is what they meant"?

    Taylor just throws that sentence out there. He doesn't actually show us how we can see that.

    So I'm asking, how can we see that?

    That question "survives" no matter what details in this hastily written piece one might find fault with. So like I said, I would love to see you (or anyone) engage with the ideas. It doesn't bother me that I get details wrong.

    And once again, thank you very much for all of the hard work that you have been doing over the past year or so. It's remarkable how much you have done!!

    Regards,

    lmk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dear Le Minh Khai

      It is really generous of you with the message you sent me in your responsive comment. I like the way you get inconvenient detailed things several notes I made cause for you. And I am pleased to inform you that the entries I translated and reposted from yours always at the top among those the readers visit in my blog, that is, the readers (and me also) come not for the wrong detailed things I find from your entries, but for the ideas made by you in spite of you wrote while drinking beer or breathing the air.

      Finally, my philosophy is that I only post what I think of and engage with.

      So, many thanks for you and those entries.

      Best Regards

      Ha Huu Nga

      Xóa
    2. Wonderful!!

      By the way, I'm very impressed that you translated Vickery's "Funan Reviewed." I don't know much about that topic, but one thing that frustrates me is that Vickery often "reviews" or "deconstructs" or "rewrites" various things, but in doing so, I don't see him going to the actual primary sources. Instead, he "reviews" things by going back to French translations from the early 20th century. . .

      So I think that it is great that you translated that work. But I would love to see you (or anyone else who is knowledgeable) to critically engage with Vickery. I'm just skeptical that it is possible to "review" something by going back to Pelliot, etc. I think we need to "review" by going to the original sources (be they in Chinese or Sanskrit or Khmer, etc.). And since Vickery doesn't do that, I have my doubts about whatever he says. But I don't know enough about the topic to say for sure.

      Regards,

      lk

      Xóa
    3. Dear LK,

      I absolutely fall in with you about that reading and especially translating of those and without primary sources and without own ideas like things done by Vickery bore me so that it could not inspire me with lifting hand to make a comment on. The reason why I translate him is only simple that he spent time in doing something in the neighboring Cambodia of ours, therefore his work might provide us with some suggestion for going on with our study of a dilemma like Champa and/or Phu Nam. For years I’ve been collecting data and ideas on those ancient lands, and hope of writing something new and different. So, I agree with you we need going to the original sources, and need also reviewing his "reviews" or "deconstructs".

      Best Regards

      Ha Huu Nga

      Xóa