Trần Ngọc Thêm và điều kiện tệ hại
của học giới Việt Nam
Le
Minh Khai*
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Lời
người dịch: Trên trang mạng
leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan
trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn
hóa hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai
liên quan - quan tâm, và mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề
mà tác giả Le Minh Khai đặt ra, nhằm thúc đẩy học thuật phát triển.
Tôi đã đọc
cuốn Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam (TPHCM: Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành
Phố Hồ Chí Minh, 2004) của Trần Ngọc Thêm, trong đó có một mục nói về ba giai
đoạn hình thành các dân tộc Việt Nam như sau:
1) Vào thời
đại đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid
từ vùng Tây Tạng thiên di về phía Đông Nam, tới vùng nay là Đông Dương thì dừng
lại. Tại đây đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanésien bản địa
(thuộc đại chủng Úc), dẫn đến kết quả là sự hình thành chủng Indonésien (còn
gọi là cổ Mã Lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp...Từ
đây lan tỏa ra, người Indonésiens cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ
đại. Đó là một vùng rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang
Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Phillipines và phía Nam tới các
hải đảo Indonesia [Nguyễn Đình Khoa 1976. Các
dân tộc ở miền Bắc Việt Nam (dẫn liệu nhân chủng học). HN: NXB KHXH, tr.
160].
2) Từ cuối
thời đại đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng gần 5000 năm về trước), tại khu
vực mà hiện nay là Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương (từ phía Nam sông Dương Tử
đến lưu vực sông Hồng Hà), trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hình Indonésien
bản địa dưới tác động của việc tiếp xúc thường xuyên với đại chủng Mongoloid từ
phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (Austro-asiatique).
3) Thời kỳ
sau đó chủng Nam Á được chia tách thành một loạt các chủng tộc mà trong cổ thư
Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ “Bách Việt”. Tuy “một trăm” (bách)
chỉ là một cách nói biểu trưng, nhưng đó thực sự là một cộng đồng cư dân hùng
hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông
Việt, Nam Việt, Lạc Việt [Nguyễn Đình Khoa, sách đã dẫn, tr. 171].
Thảo luận
Trước hết,
ngôn ngữ chủng tộc mà ông sử dụng ở đây là rất có vấn đề, nhưng tôi sẽ gác vấn
đề đó lại để xem xét các vấn đề khác.
1) Người
Indonesians và người Malays là các bộ phận của những nhóm người lớn hơn được
gọi là Austronesians – Nam Đảo. Các học giả vẫn tranh cãi về nguồn gốc của nhóm
người này. Nhiều học giả lâu nay vẫn cho rằng người Nam Đảo có nguồn gốc từ nam
Trung Quốc, sau đó di cư đến Đài Loan rồi tiếp tục đi về phương nam đến
Philippines trước khi tản mát khắp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Những
người khác thì lại cho rằng người Nam Đảo xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á.
Nhưng dù sao thì, KHÔNG AI trong số những học giả tôi được biết, cho rằng “người Mongoloids từ Tây Tạng” có bất cứ mối liên quan nào với
người Nam Đảo.
Trần Ngọc
Thêm lấy đâu ra ý tưởng này? Ông dẫn một công trình xuất bản năm 1976 của
Nguyễn Đình Khoa. Tri thức học thuật về nguồn gốc và ngôn ngữ học nhân loại
luôn luôn thay đổi. Hơn nữa tri thức học thuật Việt Nam thập niên 1970 tuyệt
đối không phải là đỉnh cao. Vậy thì tại sao trên đời này lại còn một học giả
vào năm 2004 vẫn dựa vào một công trình của Việt Nam từ năm 1976 để viết về chủ
đề này?.
2) “Austro-Asiatic” – Nam Á là một thuật ngữ thông dụng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ hiện nay vẫn đang được sử dụng từ Ấn Độ đến Việt Nam, mà KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng thuộc bắc bán đảo Đông Dương. Hơn nữa theo tôi được biết thì không học giả nào lại cho rằng các ngôn ngữ này và những người nói các ngôn ngữ ấy lại xuất hiện ở khu vực nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.
2) “Austro-Asiatic” – Nam Á là một thuật ngữ thông dụng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ hiện nay vẫn đang được sử dụng từ Ấn Độ đến Việt Nam, mà KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng thuộc bắc bán đảo Đông Dương. Hơn nữa theo tôi được biết thì không học giả nào lại cho rằng các ngôn ngữ này và những người nói các ngôn ngữ ấy lại xuất hiện ở khu vực nam Trung Quốc và bắc Đông Dương.
Có một số học
giả nghiên cứu về di truyền học và cố gắng kết nối những người nói các ngôn ngữ
Nam Á với nhau. Tuy nhiên các học giả này nói về một khu vực trải từ Ấn Độ đến
Việt Nam, chứ KHÔNG PHẢI là nam Trung Quốc và các vùng bắc bán đảo Đông Dương.
Về vấn đề này, có thể xem sơ đồ mô tả sự triển khai của người nói các ngôn ngữ
Nam Á từ Ấn Độ đến Đông Nam Á trong bài viết gần đây: [Nguồn: Vikrant Kumar,
et. al., Asian and Non-Asian Origins of
Mon-Khmer- and Mundari-Speaking Austro-Asiatic Populations of India,
published in American Journal of Human Biology 18 (2006): 467].
3) Môn-Khmer,
Tày-Thái, và Mèo-Dao là các thuật ngữ để chỉ các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác
nhau. Các ngôn ngữ Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á, Tày-Thái thuộc ngữ hệ Tai, còn
Mèo-Dao thuộc ngữ hệ H’Mông-Miến. Không một nhà ngôn ngữ học phương Tây nào lại
cho rằng các ngữ hệ riêng biệt này đã phát triển từ ngữ hệ “Nam Á” (hoặc từ
người Nam Á) trong 5000 năm qua (hoặc từ bất từ một nhóm riêng lẻ nào trong
vòng 5000 năm qua).
Các ý tưởng
của Trần Ngọc Thêm trong công trình trên cho thấy ông hoàn toàn không chạm được đến tri thức học thuật về chủ đề này. Giờ đây đã là thế kỷ 21. Việt Nam đã “mở
cửa ra thế giới” từ năm 1986. Không có bất cứ lý do gì để công bố bất cứ một
cái gì như thế này. Cho đến bây giờ mà vẫn còn có học giả đặt vấn đề nghiên cứu
và công bố với các ý tưởng như thế này thì
rõ ràng hình ảnh về học giới Việt Nam thật là kinh hoàng. Tại sao lại có
tình cảnh đó? Đơn giản là vào Google gõ “Austronesian origins” (Nguồn gốc người
Nam Đảo) thì sẽ thấy ngay rằng người Mongoloids Tây Tạng không liên quan gì đến
vấn đề đang được thảo luận. Không đọc được tiếng Anh à? Thế thì hãy học đi.
Vậy thì theo
tôi rất dễ hiểu tại sao Trần Ngọc Thêm lại viết như vậy. Đó chính là chủ nghĩa
dân tộc. Ông ấy muốn chứng minh rằng các dân tộc Việt Nam có cùng một nguồn gốc
và đã được hình thành qua một quá trình lịch sử chung. Để làm được điều đó ông
cần phải lờ đi tri thức học thuật của các nhà ngôn ngữ phương Tây từ nửa thế kỷ
qua.
Mục đích của
học thuật là giúp cho người đọc mở mang tri thức để ngày càng trở nên hiểu
biết. Ngược lại, bất kỳ ai đọc và tin vào những điều Trần Ngọc Thêm viết trong
công trình trên đều sẽ trở nên ngu dốt đi.
______________________________
* Ghi chú: Lê Minh Khải 黎明愷 tên
thật là Liam Christopher Kelley, Phó Giáo sư, Khoa Lịch sử, Đại học Hawaii
at Manoa, Hoa Kỳ.
Nguồn: Trần Ngọc Thêm and
the Dire Condition of Vietnamese Scholarship, http://leminhkhai.files.wordpress.com/26Feb.11/
Rất cám ơn bản dịch và tác giả bài viết này. Ngay từ lần đầu tiên đọc "tác phẩm" của Trần Ngọc Thêm, tôi đã cảm thấy có "vấn đề". Nhưng vì trình độ hạn hẹp nên không biết phản bác thế nào.
Trả lờiXóachúng mày chửi bới Trần Ngọc Thêm mà có để ý đến những nghiên cứu về sinh học, khảo cổ học... hoặc là chúng mày bỏ ít tiền đi du lịch sang miền nam trung quốc để thấy ngoại hình người miền nam và miền bắc trung quốc khác nhau đến thế nào chưa?. chúng mày cứ nói về học thuật thế có biết nếu không có chủ nghĩa dân tộc thì một dân tộc sẽ suy vong chưa?. chúng mày là Người hay là chó?.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Xóa