Các Dân tộc Thiểu số
và Nhà nước Trung Quốc
Erin Elizabeth
Williams
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu
Từ nhiều năm nay các nhà nghiên cứu
phương Tây đã dự báo rằng động lực hiện đại hoá của Trung Quốc sẽ làm sắc nét
hơn chứ không phải là làm giảm bớt đi ý thức tộc thuộc của hơn 100 triệu người
DTTS (dân tộc thiểu số) tại Trung Quốc [Dreyer, June Teufel 2005; Gladney, Dru 1995; Harrell,
Stevan 1995; Mackerras, Colin 1994]. Sự bùng nổ bạo lực mới đây tại các vùng
Tây Tạng thuộc Trung Quốc đã có vẻ củng cố cho quan điểm này. Đảng Cộng sản
Trung Quốc thống trị có thể không bất đồng nhiều hơn nữa. Trong khi các quan chức
đã rất mất bình tĩnh bởi những tình tiết này thì họ lại chỉ bàn qua loa về
chúng như là những ngoại lệ thứ yếu so với khuynh hướng tổng thể về “hài hoà”
tộc thuộc, và khuynh hướng các dân tộc đang cố gắng để đồng nhất hơn nữa với
“dân tộc Trung Hoa”.
Cốt lõi xác quyết của Đảng Cộng sản
Trung Quốc là một niềm tin kiên định vào sức mạnh chuyển hoá của hiện đại hoá
kinh tế. Trong thực tế thì chính sách dân tộc của Trung Quốc chủ yếu đặt tiền
đề vào khả năng tạo tác các bản sắc dân tộc của nhà nước thông qua quá trình
hiện đại hoá bằng cách đáp ứng các nhu cầu về lợi ích riêng của nó [Potter,
Pitman B. 2005]. Chẳng hạn nhà nước xoá
bỏ một cách tương đối hệ thống các mô thức sống và các phương thức tư duy
truyền thống (kể cả tôn giáo) được coi là “lạc hậu” và vì vậy mà cản trở Trung
Quốc trở thành một dân tộc hiện đại. Đồng thời nhà nước hỗ trợ to lớn cho các
loại hình thể hiện bản sắc dân tộc về thực chất là phi chính trị, chẳng hạn như
các nghi lễ, văn học, ca múa nhạc truyền thống. Theo quan điểm của nhà nước,
việc thúc đẩy các thuộc tính dân tộc dân gian này sẽ phục vụ cho hai mục đích
sống còn: nó tạo ra các lối thoát cho việc thể hiện bản sắc dân tộc không thách
thức quyền kiểm soát của nhà nước đối với các vấn đề dân tộc thiểu số, và nó
lại cũng giúp làm nổi bật hình ảnh một xã hội Trung Hoa đa văn hoá, bao dung,
và “hài hoà” [Gladney Dru 1995]. Nói tóm lại, chủ nghĩa đa văn hoá ở Trung Quốc
về cơ bản không cho phép có khác biệt văn hoá vì nó kiểm soát bằng cách chỉ cho
phép nó một không gian có thể dự liệu và được vạch giới hạn rõ ràng [Wade, Peter 1999].
Cả quan điểm của các học giả phương
Tây lẫn quan điểm chính thống của Trung Quốc đều không quan tâm nhiều lắm đến
một khả năng là quá trình hiện đại hoá kinh tế có thể đưa đến một kết quả không
phải là xung đột hoặc đồng hoá sắc tộc. Trong công trình này, tác giả đặt cơ sở
cho kết quả khả dĩ thứ ba: sự chấp nhận, mặc dù hạn chế và có lựa chọn, các
thực tiễn và chuẩn mực quốc tế có thể làm cho chính sách DTTS của Trung Quốc
mang tính tham gia và tạo điều kiện hơn cho sự khác biệt. Tôi cho rằng cỗ xe
chuyên chở sự thay đổi chính là sự tuyển chọn có tính chất ngược đời các tác
nhân phát triển quốc tế vào nhiệm vụ hiện đại hoá các lĩnh vực thiểu số của nó.
Các tác nhân phát triển này ngày càng chấp nhận các chuẩn mực quốc tế nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của sự đồng thuận và tham gia của “địa phương” và việc hoạch
định và thông qua các dự án, nói cách khác là các chuẩn mực mâu thuẫn với cách
tiếp cận phát triển đồng loạt từ trên xuống mà nhà nước Trung Quốc vẫn theo
đuổi.
Việc khảo sát xem các chuẩn mực này
được chuyển dịch như thế nào sang bối cảnh Trung Quốc không thể được minh hoạ
các văn liệu truyền bá chuẩn mực đang tồn tại. Chẳng hạn hầu hết các văn liệu
này đều giả định rằng cấu trúc cơ hội chính trị quốc nội cho phép chuẩn mực địa
phương chủ trương huy động và theo đuổi các chiến lược quốc tế khác nhau để gây
sức ép đối với các chính phủ của họ. Nó cũng giả định rằng các nhóm tinh hoa có
thể đưa các tiêu chuẩn này vào diễn ngôn quốc nội ở một mức độ nào đó được
“giải tập trung hoá” về tư duy của họ và vì vậy mà mở ra các tư tưởng mới về
phương diện nhận thức. Về phương diện chính sách DTTS của Trung Quốc, những giả
định này đều không đứng vững được. Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì một xung
lực Leninist khá mạnh nhằm ngăn cản bất cứ hình thức đa nguyên hoặc tổ chức bên
ngoài nhà nước nào khác [Saich T. 2000: 127]. Điều đó tước đoạt hết khả năng
tiếp nhận các chuẩn mực quốc tế thông qua sức ép xã hội. Tuy nhiên cách tiếp
cận của chính phủ trung ương đối với việc hoạch định chính sách đối với các
DTTS mang tính tập trung cao. Vì vậy phạm vi cho một nhúm tinh hoa sử dụng tính
minh bạch quốc tế để đưa các hệ quy chiếu định chuẩn mới vào diễn ngôn quốc gia
là rất hẹp.
Tuy nhiên đơn giản là các văn liệu
lý thuyết hiện có không đủ để tạo điều kiện cho trường hợp Trung Quốc, điều đó
không có nghĩa là chúng ta cần phải cho rằng Trung Quốc là một “ngõ cụt” cho
các chuẩn mực thống trị tộc thuộc quốc tế. Thay vào đó khảo sát của chúng ta
cần phải được hướng dẫn bởi một sự tìm hiểu mang tính quy nạp về cách thức thay
đổi ở cơ sở xảy ra như thế nào. Việc nghiên cứu hệ thống chính sách DTTS ở
Trung Quốc là một lãnh địa tương đối khó khăn đối với các nhà khoa học xã hội;
hầu hết những gì mà chúng ta biết được đều dựa trên những chứng cớ rất vụn vặt
và trung tâm điểm lại chỉ thiên về một hai dân tộc trong quốc gia này [1]. Vì vậy luận chứng được
đưa ra ở đây chỉ mang tính sơ bộ. Tuy nhiên mục đích của bài viết này là xây
dựng một khuôn khổ có thể hướng dẫn cho các quan sát của chúng ta hướng đến hai
điểm tiếp cận đối với các loại chuẩn mực quốc tế được xem xét ở đây. Trước hết
là các chuẩn mực cai trị sắc tộc có thể đèo bòng theo các chuẩn mực có thể chấp
nhận được về phương diện chính trị, mà các chuẩn mực này lại liên quan đến việc
quản lý về môi trường. Thứ hai là các chuẩn mực này có thể được thực hiện dựa
trên cơ sở thực nghiệm hạn chế, mang tính địa phương hoá. Nếu điều đó thành
công đối với các mô hình mới cho việc quản lý quá trình hiện đại hoá các vùng
DTTS thì chúng có thể được nhân rộng ra các địa phương khác của Trung Quốc.
Bài viết này sẽ bắt đầu bằng việc
giới thiệu vắn tắt chính sách DTTS của Trung Quốc bao gồm cả logic của nhà nước
về các tác nhân quốc tế liên quan trong động lực hiện đại hoá của nó. Sau đó
tôi sẽ đưa ra một cái nhìn chung về một tập hợp các chuẩn mực quốc tế mà các
tác nhân quốc tế này ngày càng khai thác nhiều trong các dự án phát triển ngoại
quốc. Tôi đặc biệt tập trung vào chuẩn mực đảm bảo “đồng thuận trước, tự do, và
hiểu thấu vấn đề” (FPIC - free, prior, and informed consent) của cộng đồng chịu
tác động của dự án phát triển. Như sẽ được thảo luận dưới đây, trong khi việc
chấp nhận và thực hiện chuẩn mực này mâu thuẫn và chồng chéo với các ngữ cảnh
quốc gia thì chúng sẽ trở thành một ấn định thường trực về các thực tiễn phát
triển quốc tế. Cần tóm lược khung lý thuyết cho cách thức mà các chuẩn mực quốc
tế tác động đến cấp độ quốc nội để nhấn mạnh rằng các chuẩn mực này sẽ được đưa
vào chính sách Trung Quốc theo cùng một cách mà chúng đã được đưa vào các ngữ
cảnh quốc gia khác. Bài viết sẽ kết thúc bằng một việc thảo luận tóm tắt về hai
phương thức xây dưng chính sách DTTS như vậy.
Chính sách DTTS và Chiến dịch Đại khai phá miền Tây
Sự bao trùm của hệ mẫu hiện đại hoá
của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư cách là trung tâm điểm trong chính sách
DTTS bắt đầu vào đầu năm 2000 khi họ phát động Chiến dịch Đại khai phá miền Tây
(xibu ta kaifa). Chiến dịch này là
một dự án phát triển và xây dựng quốc gia đầy tham vọng nhằm “hiện đại hoá” các
tỉnh nằm sâu trong nội địa nơi tập trung phần lớn các DTTS [2]. Kể cả những lời hùng biện
về Chiến dịch Khai phá Miền Tây lẫn các chính sách cụ thể do chiến dịch đó sinh
ra đều bộc lộ mối quan hệ xoắn xuýt giữa các mục tiêu hiện đại hoá và đồng hoá.
Một số người ủng hộ chiến dịch to tiếng nhất đã ra sức hoan nghênh việc sử dụng
chiến dịch như một sức mạnh cho quá trình “đồng nhất hoá xã hội” ở Trung Quốc
[Goodman D.S.D. 2004: 326-327]. Những lời hô hào “đồng hoá” mạnh mẽ hơn nữa
chính là sự ám chỉ được che đậy sơ sài đối với một niềm tin chắc rằng các DTTS
sẽ tranh đua với người Hán đa số thường nổi bật là người mang tiêu chuẩn hiện
đại hoá. Chứng cớ cho động lực đồng hoá cũng được thể hiện trong các
chính sách của chính phủ trung ương về việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và
truyền thông nhằm đưa các DTTS đến gần hơn với cái cốt lõi Hán, hán hoá giáo dục và thực hành ngôn ngữ, và đưa rất nhiều người Hán đến sống
tại các vùng DTTS.
Mặc dù dự án Đại khai phá miền Tây
do chính phủ Trung ương khởi xướng nhưng trước hết ở cấp địa phương những căng
thẳng sắc tộc liên quan đến các chính sách này đã xuất hiện. Chẳng hạn những
người du mục Tây Tạng và Mông Cổ đã kêu lên một cách cay đắng rằng nhà nước đã
buộc họ phải tái định cư khỏi các vùng đất chăn thả và tịch thu gia súc của họ
mà không có đền bù tương xứng. Các nhóm DTTS nhỏ khác cho rằng ngôn ngữ của họ
đã bị thay thế bởi tiếng Hán (putonghua
- phổ thông hoa) vì các quan chức địa phương khẳng định rằng các ngôn ngữ DTTS
ít có giá trị trong nước Trung Hoa hiện đại. Và một trong những bất đồng lớn
nhất là hiện đại hoá được quan niệm là một kích thích tố cho quá trình tạo ra
việc làm tại các khu vực DTTS. Nhưng các nhà thầu người Hán lại chỉ thuê các
công nhân người Hán dựa vào trình độ học vấn cao của họ và đạo đức lao động
mạnh mẽ hơn. Thế mà không hề có bất cứ một sự phản đối nào về một sự thật là
các DTTS từ chối và kháng cự hiện đại hoá; nhiều DTTS coi dự án Đại khai phá
miền Tây là một cơ hội mà họ đã mong đợi từ lâu để thoát khỏi tình trạng đói
nghèo. Điều mà họ phản đối là cách thức thực hiện dự án này mang tính cưỡng bức
và phân biệt [Dreyer 2005].
Như đã lưu ý ở trên, một trong
những của chiến dịch Đại khai phá miền Tây là việc tuyển chọn các tác nhân
chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc (UN), và các NGOs ngoại quốc [3]. Căn cứ vào tất cả những
dáng vẻ bề ngoài thì các dự án được thực hiện tại các vùng DTTS về thực chất là
không mang tính chính trị - giáo dục nông thôn, chăn sóc y tế, bảo vệ môi
trường và thúc đẩy du lịch. Tuy nhiên sự khởi đầu và quá trình thực hiện lại
trùng khớp sự xuất hiện của hàng loạt chuẩn mực quốc tế không còn nghi ngờ gì
nữa, thực chất là chính trị nhằm thu hút và hợp nhất các đầu vào của cộng đồng
địa phương thông qua việc thực hiện chuẩn mực đồng thuận FPIC. Trong bối cảnh ở
tầm quốc gia khác, các chuẩn mực này đã hợp nhất với mục tiêu rõ ràng về “các
quyền của người bản địa”. Nhưng như sẽ
được thảo luận ở dưới đây, khái niệm các quyền của người bản địa này lại hoàn
toàn xa lạ đối với hệ thống chính trị Trung Quốc.
Không nghi ngờ gì nữa, chính phủ
Trung Quốc đã có những e ngại về việc can dự của các yếu tố nước ngoài là những
tác nhân có thể đưa vào các ý tưởng và các thực tiễn hoàn toàn khác với các ý
tưởng và thực tiễn Trung Quốc [Wang Shuping 2004: 167]. Nhưng sức hấp dẫn của
các tác nhân phát triển quốc tế này là ở chỗ họ cung cấp nhiều nguồn vốn cần
thiết cho hầu hết các vùng đã bị bần cùng hoá của Trung Quốc. Đó còn là một
nguồn chuyên môn kỹ thuật được đánh giá là một trong những trụ cột trung tâm
cho Chiến dịch Đại khai phá miền Tây nhằm phát triển vùng này theo hướng thân
thiện với môi trường sinh thái [Lai 2002]. Vì vậy mà bằng phép tính lợi ích rủi
ro của nó nhà nước Trung Quốc đã đánh cược khả năng của nó vào việc khai thác
các hoạt động của các tác nhân quốc tế này để hướng đến các mục tiêu đầy tham
vọng của nó, và để ngăn cản các tác nhân này khỏi việc tạo ra những thách thức
đối với mục tiêu dài hạn trong việc thống nhất các DTTS vào khối dân tộc Trung
Quốc do người Hán thống trị.
Việc làm sáng tỏ những khác biệt
giữa chính sách DTTS của Trung Quốc và các chuẩn mực quốc tế đang xuất hiện
này, đặc biệt là các chuẩn mức FPIC cần có một cái nhìn khái quát về các nguyên
tắc cốt lõi của các chuẩn mực này. Chúng ta cũng cần phải làm sáng tỏ những
cách thức mà các nhóm quốc nội trong các quốc gia khác đã thúc đẩy một cách
thành công để có được các chuẩn mực được các chính phủ quốc gia chấp nhận.
Nguyên tắc và thực tiễn của chuẩn FPIC
Chuẩn FPIC đã xuất hiện như một
phần của diễn ngôn cộng đồng quốc tế về Phát triển Bền vững (SD - Sustainable Development) [Cowell et
al., 1999: 277]. Để bổ sung thêm vào việc nhấn mạnh đến các hoạt động thực tiễn
môi trường bền vững và hợp lý hơn, Phát triển Bền vững còn phản ánh một nhận
thức đang phát triển cho rằng các nhóm cư dân bên lề và dễ bị tổn thương trong
các vùng chịu tác động đã phải trả một cái giá quá nặng nề cho phát triển cả về
phương diện văn hoá lẫn sinh thái. Việc khai thác các nguồn tự nhiên và việc
xây dựng các dự án hạ tầng lớn hơn chẳng hạn như các đập thuỷ điện đã được xác
định là đặc biệt có hại. Vì vậy các nhóm hoạt động môi trường đã bắt đầu gây
sức ép lên những người đỡ đầu về tài chính cho các dự án này như Liên hợp quốc,
Ngân hàng Thế giới, các ngân hàng phát triển vùng và các nhà tài trợ song
phương - để đảm bảo rằng những nhóm bị gạt ra ngoài lề vẫn có thể “tham gia
đáng kể” vào toàn bộ các quy trình của dự án [Mehta, Lyla and Maria Stankovitch
2000]. Các nhà phê bình cho rằng nếu không có sự tham gia này thì những người
xây dựng và thực hiện dự án sẽ thiếu đi cái “giấy phép xã hội” cần thiết để vận
hành. Quy trình chuẩn mực FPIC được coi là yếu tố quyết định chính xem liệu cái
giấy phép xã hội ấy có tồn tại hay không [MacKay 2004].
Chuẩn FPIC được đặc trưng là có 4
yêu cầu chính: sự đồng thuận của cộng đồng chịu ảnh hưởng phải là (1) được hình
thành một cách tự do; (2) được cung cấp thông tin đầy đủ; (3) có quyền ưu tiên
đối với việc khởi đầu dự án; và (4) liên ứng. Về cơ bản thì quy trình FPIC về cơ
bản phải đảm bảo rằng cộng đồng “được cung cấp toàn bộ các thông tin cần thiết
sẵn có để thương thảo một cách bình đẳng với những người chịu trách nhiệm về dự
án”. Goodland cho rằng ở những nơi cần thiết thì cộng đồng phải có “các chủ
trương, những người hỗ trợ, và sự trợ giúp kỹ thuật” cho phép các cộng đồng bất
lợi về phương diện tổ chức hoạt động một cách bình đẳng với các bên liên quan
khác của dự án [Goodland 2004]. Chuẩn FPIC không có nghĩa là một tham vấn một
lần duy nhất, mà là một quá trình tương tác thường xuyên, liên tục trước hết
bắt đầu bằng việc lý giải về các hoạt động của dự án và sau đó tiếp tục với
những vấn đề khác xuất hiện gắn liền với việc thực thi dự án [Berlin B. and
Elois Ann Berlin 2003].
Trong khi FPIC và các chuẩn khác
liên quan đến “tri thức địa phương” và đầu vào địa phương trong quá trình phát
triển đã ngày càng được chấp nhận rộng rãi cùng một số tác nhân kinh tế và phát
triển có ảnh hưởng mạnh mẽ khác [Tamang P. 2005] thì việc thực hiện của các tác
nhân đó bên trong và giữa các bối cảnh quốc gia khác nhau sẽ vẫn không giống
nhau. Một phần là vì không có sự đồng thuận rộng rãi về ý nghĩa chính xác của
FPIC cũng như cách thức áp dụng chuẩn này. Vì vậy các bên liên quan đến dự án
khai thác những yếu tố mập mờ này và thao tác, lý giải nhầm lẫn hoặc thậm chí
lờ đi các nguyên tắc cốt lõi của chuẩn mực này. Chẳng hạn sự đồng thuận được
hình thành “một cách tự do” có nghĩa là hoàn toàn tự nguyện, không hề có bất cứ
một sự cưỡng bách hoặc lừa gạt nào. Nhưng việc tạo ra các điều kiện cho sự đồng
thuận tự nguyện thực sự trong một môi trường chính trị độc đoán khác thì rõ
ràng là nói thì dễ nhưng thực hiện thì lại khó. Trong thực tế thì người ta có
thể thấy rằng ngay trong những môi trường chính trị dân chủ và tương đối cởi mở
thì các nhóm lợi ích khác nhau vẫn ra sức tác động ảnh hưởng đến nhận thức của
cộng đồng mục tiêu về chi phí và lợi ích của dự án [Rosenthal P. 2006].
Đồng thuận “được cung cấp thông tin
đầy đủ” có nghĩa là các cá nhân chịu tác động của dự án ý thức được một cách hoàn
toàn đầy đủ về tác động tiềm tàng của dự án và về các quyền của họ có quan hệ
đến các bên liên quan khác. Khả năng “được thông tin đầy đủ” tối thiểu dựa trên
hai giả định: i) môi trường chính trị cho phép minh bạch hoá một cách đầy đủ về
thông tin; ii) các thành viên cộng đồng có đủ kiến thức khoa học và kỹ thuật
cần thiết để hiểu rõ tác động của dự án. Trong các cộng đồng nghèo, biệt lập và
bị chèn ép thì khó lòng mà có được các tiền đề này.
Cuối cùng trong thực tế thì điều đó
tỏ ra là hoàn toàn khó cho các bên liên quan trong việc đạt được sự đồng thuận
về việc ai có đủ tư cách để là thành viên của cộng đồng có liên quan”. Giải
pháp là xác định một cách đơn giản và thương thảo với các nhóm đại diện
của làng xã, nhưng các chuyên gia thì
lại cho rằng phương pháp này thực sự không thoả đáng vì các nhóm đại diện của
làng xã có thể chỉ đại diện cho lợi ích của chính nhóm đó mà lại không đại diện
đầy đủ cho lợi ích và các mối quan tâm của các thành viên cộng đồng khác
[Goodland 2004].
Mặc dù có những thiếu sót trên
nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, quy trình FPIC không chỉ ngày càng được chấp
nhận, mà còn là một yếu tố được kỳ vọng trong các dự án phát triển quốc tế.
Việc thực hiện quy trình này đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp mà các
nhóm bản địa và các nhóm DTTS hình thành nên các tổ chức dân chúng địa phương
và liên kết với các mạng lưới tác nhân chủ trương xuyên quốc gia giống nhau.
Bằng cách sử dụng “kiến trúc toàn cầu” bao gồm các khái niệm và ngôn ngữ của SD
và FPIC, các nhóm này cho đến nay đã bị gạt ra ngoài lề về phương diện chính
trị và bị tước quyền nhưng đã vẫn cố gắng “phóng đại” các nhu cầu của họ và sử
dụng các vũ đài quốc tế để gây sức ép lên các chính phủ quốc gia [Keck E.
Margarete and Kathryn Sikkink 2007; Kirsch S. 2007].
Một chiến lược hiệu quả như vậy thì
thuộc loại bối cảnh tư tưởng và cấu trúc nào? Dưới đây chúng ta sẽ xem xét
khung lý thuyết cho việc tìm hiểu xem các chuẩn mực quốc tế được truyền bá và
tác động ảnh hưởng như thế nào đến các bối cảnh quốc nội. Sau đó tri thức lý
thuyết này sẽ được sử dụng cho trường hợp Trung Quốc.
Tác động của các Chuẩn mực Quốc tế ở cấp Quốc nội
Chuẩn mực “truyền bá” là một quy
trình nhờ đó các tư tưởng phổ biến ở cấp độ quốc tế được truyền đi và chuyển
dịch vào các bối cảnh quốc nội [Checkel J.T. 1999]. Cortel và Davis đã xác định
hai biến can thiệp quy định điều kiện tác động quốc nội là: cấu trúc chính trị
quốc nội, và “điểm nổi bật” của các chuẩn mực quốc tế đối với các cử toạ quốc
nội [Cortel A.P. and James W. Davis Jr. 2000].
Truyền bá từ dưới lên
Checkel đã phân biệt giữa các cơ chế truyền bá từ dưới lên tạo ra sức ép xã hội, và các cơ chế truyền bá từ trên xuống tạo ra việc học hỏi tinh hoa. Các quá trình từ dưới lên xuất hiện khi các tác nhân phi nhà nước – các tổ chức quần chúng địa phương và các NGOs quốc nội thống nhất với các mạng lưới chính sách quốc tế để gây sức ép lên chính phủ quốc gia nhằm thay đổi chính sách của nhà nước trong một lĩnh vực có liên quan nào đó. Trong nhiều trường hợp chính sách đó liên quan đến việc thực hiện các quyền con người quốc tế đặc biệt [Checkel J.T. 1999]. “Hiệu ứng boomerang” của Keck và Sikkink là một trong những ví dụ hợp lý nhất và thường được dẫn ra cho loại chiến lược này [Keck, Margaret E. and Kathryn Sikkink 1998].
Những việc truyền bá từ dưới lên
đòi hỏi một cấu trúc cơ hội chính trị cho phép hình thành các tổ chức quần
chúng và các NGOs hoạt động trong lĩnh vực xã hội. Ở Trung Quốc cấu trúc chính
trị này thực sự không tồn tại tối thiểu là đối với các nhóm định hướng sắc tộc.
Một cái nhìn tóm tắt vào khuôn khổ pháp luật thông qua nó Đảng Cộng sản Trung
Quốc cai quản các sự vụ liên quan đến sắc tộc đã minh hoạ cho quan điểm đó.
Điều 4 trong Luật Tự trị Thiểu số của Hiến pháp năm 1982 đảm bảo “quyền bình
đẳng của tất cả các dân tộc, dành quyền ưu tiên cho các dân tộc thiểu số đẩy
nhanh phát triển văn hoá và kinh tế, người dân tộc thiểu số có quyền tự do sử
dụng và phát triển ngôn ngữ riêng và giữ gìn hay cải tiến các “phong tục tập
quán”, và tự trị vùng nơi mà các dân tộc thiểu số sinh sống thành các “cộng
đồng tập trung” [Ghai Y. 2000]. Tuy nhiên các nhà quan sá cho rằng Điều 4 đã
không hề tham khảo nguyên tắc về quyền tự quyết. Họ còn nhấn mạnh rằng Luật tự
trị của Trung Quốc trong thực tế được ứng dụng cực kỳ hạn chế. Khái niệm tự trị
như được định nghĩa khái quát hàm nghĩa “các quyền lực to lớn trong việc ra
quyết định ở các cấp lập pháp và hành pháp, và các nguồn lực độc lập, đặc biệt
là về tài chính và dịch vụ công để thực hiện”. Nhưng như Ghai đã chỉ rõ:
“Các chính sách và các hoạt động
DTTS của Trung Quốc phải được thực hiện theo một khuôn khổ chung của luật pháp
quốc gia (và không có sự biểu thị rằng “các quy chế tự trị” lại có thể mâu
thuẫn với luật pháp nhà nước). Về cơ bản một khuôn khổ rộng lớn cho hệ thống
vận hành lại khước từ sự lựa chọn thực sự về chính sách vì các tổ chức chính
quyền tự quản bị chói buộc bởi các nguyên tắc chủ chốt của hệ thống nhà nước
Trung Quốc: chủ nghĩa xã hội, độc tài và tập trung dân chủ, sự lệ thuộc vào thể
chế cấp trên trong sự thống trị toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).
Hầu hết các qui chế và các chính sách này đều đòi hỏi sự nhất trí của các cơ
quan nhà nước cấp trên...Cuối cùng chúng phải vận hành dưới sự lãnh đạo thống
nhất của Hội đồng Nhà nước (điều 15 của bộ Luật). Các nguồn tài chính và các
nguồn khác đều phụ thuộc vào sự trợ cấp của trung ương. Không có cơ chế để
kháng cự lại các vi phạm hoặc lạm quyền của trung ương đối với quyền lực của
họ. Bất cứ “quyền tự trị” nào được luật pháp cho phép cũng có thể bị phủ nhận
bằng các chỉ thị hoặc tác động của Đảng Cộng sản - chẳng hạn các vị trí chủ
chốt trong các khu tự trị đều được bao trùm bởi thuật danh pháp học (và đảng
cũng không quy định rằng các bí thư Khu uỷ khu tự trị phải là người DTTS, và
trong thực tế thì họ hầu hết là người Hán)” [Ghai Y. 2000].
Potter lặp lại tuyên bố này khi nói
rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc tự nó đã chỉ ra vai trò là người lính gác, người
bảo vệ duy nhất cho các quyền và lợi ích của các DTTS, một thực tiễn trái ngược
hoàn toàn với khái niệm quyền tự trị chân chính. Sự độc quyền của Đảng trong
việc ra quyết định bao gồm cả quyền không thể bác bỏ về việc giải thích và viết
lại Hiến pháp vì vậy mà nó có thể tước đoạt quyền tự trị DTTS kể cả từ các
phương diện thủ tục lẫn thực chất [Potter 2005: 303]. Hơn nữa hệ thống luật
pháp yếu kém của Trung Quốc lại làm cho nó gần như không thể che chở được quyền
tự trị cho các thần dân - những người DTTS trong vịêc thực thi đầy đủ mọi chính
sách liên quan [Wang 2004].
Bất kỳ khả năng nào của nhà nước
Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với quyền tự trị đều bị cắt gọt một cách
không thương tiếc bởi hai khuynh hướng xuất hiện vào cuối những năm 1980 đầu
1990. Khuynh hướng thứ nhất là sự bùng nổ của các phong trào ly khai sắc tộc
trong đó nhiều phong trào đã thành công trong việc giành được độc lập ở Liên
bang Xô viết cũ và ở Tây Âu. Cuộc xung đột ở Kosovo năm 1999 làm cho người ta
tin tưởng một cách phổ biến là nó đã có tác động làm cho Đảng Cộng sản Trung
Quốc thấy ớn lạnh. Khuynh hướng thứ hai, có tính trực tiếp hơn, đó là căng
thẳng sắc tộc ngày càng tăng trong chính đất nước Trung Quốc. Bắt đầu vào cuối
những năm 1980, Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông đã có những làn sóng ngầm ủng
hộ tự trị và ly khai. Như một phản ứng đối với hoạt động chống đối này, Chiến
dịch “Thẳng tay Trừng trị” đã diễn ra trong những năm 1990 để nhổ bật gốc rễ
bất cứ một hành động nào dựa vào sắc tộc mà không được nhà nước phê chuẩn và
kiểm soát [Dreyer 2005: 76].
Khả năng các nhóm DTTS Trung Quốc liên
kết với các tác nhân chủ trương liên dân tộc để thách thức sự thống trị sắc tộc
của nhà nước đều khó có thể thành công. Ngay cho dù chính phủ trung ương có cho
phép một vài NGOs quốc tế định hướng phát triển và các cơ quan tài trợ hoạt
động tại các vùng DTTS thì nó vẫn rất e ngại việc cho phép các ý tưởng nước
ngoài “tiêm nhiễm” vào các giá trị Trung Hoa [Yuen, Renee, Jan Hsia and Lynne
T. White III 2002]. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng vẫn có mức tăng đáng kể
số các NGOs quốc nội (từ xuất phát điểm bằng không) hoạt động trong các lĩnh
vực liên quan đến môi trường [Economy E.C. 2004; Morton K. 2005]. Cũng có một
số trường hợp các NGOs quốc nội đào tạo một cách công khai các đối tác và tìm
kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các NGOs nước ngoài. Tuy nhiên thực tế vẫn là chính
phủ Trung Quốc vẫn coi quyền tự do và quyền tự trị của các nhóm ấy như là một
thể diện được thể chế hoá của trật tự chính trị của họ [White, Gordon, Jude Howell,
and Hsiao-yuen Shang 1996: 25]. Thay vào đó nhà nước vẫn coi các tổ chức
này là một “nhịp cầu” hoặc một “đới trung chuyển” cho các chính sách của nhà
nước “chứ không phải là các tác nhân xã hội tự trị có thể giám sát chính phủ và
đảm bảo rằng các nhóm chịu thiệt thòi không bị bỏ quên” [Hsia, Renee Yuen-Jan and Lynne T. White III. 1997:
331-332].
Truyền bá Từ trên xuống
Trong các chế độ “nhà nước - đứng
trên - xã hội” như Trung Quốc thì các chuẩn mực quốc tế rất có khả năng tiếp
cận sân khấu quốc nội thông qua cơ chế truyền bá từ trên xuống bằng con đường
học tập xã hội của nhóm tinh hoa. Về cơ bản các nhóm tinh hoa được đặt vào tình
huống của các tư tưởng và chuẩn mực quốc tế mới. Sau đó họ trở thành các tác
nhân “dẫn đường” trong việc chấp nhận các tư tưởng và chuẩn mực này trong các
diễn ngôn và thực tiễn quốc gia của họ [Hsia,
Renee Yuen-Jan and Lynne T. White III. 1997: 331-332]. Chẳng hạn Checkel
đã cho thấy rất rõ các tổ chức vùng của châu Âu như Hội đồng Châu Âu cũng như
Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu đã tạo ra các môi trường bên trong cho các
giới tinh hoa thể hiện các chuẩn mực của các thành viên khác về các nhu cầu
quyền công dân như thế nào [Checkel J.T. 2001].
Về mặt lý thuyết, việc truyền bá từ
trên xuống là một phương tiện khả dĩ thông qua đó các chuẩn mực quốc tế có thể
tác động đến chính sách DTTS của Trung Quốc. Trong thực tế thì nhiều định đề lý
thuyết gốc và các đặc điểm thể chế trong chính sách DTTS của Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã được vay mượn trực tiếp từ các đối tác Xô Viết. Nhưng hiện nay có
hai trở ngại làm cho loại học tập xã hội tinh hoa này
không thể thành công. Trước hết đó là môi trường chính trị không thoả đáng đối
với các chuẩn mực quốc tế được coi là xuất phát và truyền bá từ các chính phủ
phương Tây. Checkel cho rằng việc áp đặt các chuẩn mực này có thể được coi là
một loại chủ nghĩa đế quốc về văn hoá phương Tây. Và vì châu Á không có các tổ
chức tương đương với các tổ chức vùng ở châu Âu nên các giới tinh hoa chịu
trách nhiệm về chính sách DTTS dường như không được “xã hội hoá” về lĩnh vực
này và vẫn khá biệt lập với các đối tác của họ tại các quốc gia khác. Thực ra
thì nếu có bất kỳ chuẩn mực vùng nào của châu Á liên quan đến các mối liên hệ
tộc thuộc thì đó là một vấn đề hạn chế trong phạm vi quốc nội, không liên quan
đến các tác nhân bên ngoài.
Trở ngại thứ hai đối với việc học
tập xã hội tinh hoa tại Trung Quốc là cái mà Cortell và Davis coi là sự “nổi
bật” của các chuẩn mực quốc tế tại quốc nội [Cortell
P.A. and James W. Davis Jr. 2000]. Nói cách khác, các chuẩn mực quốc tế
thường được coi là có thể áp dụng và mang tính chính thống nếu có mức độ phù
hợp cao giữa tư tưởng và niềm tin làm cơ sở cho chuẩn mực đó, và mặt khác nó
rất phù hợp với các tư tưởng và niềm tin đã có sẵn trong diễn ngôn quốc nội.
Vị thế tại Quốc nội
Kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã,
Trung Quốc ngày càng nhìn hiện trạng DTTS là một vấn đề riêng sui generis đặc biệt. Một mặt điều đó
tránh cho họ phải cam kết với các diễn ngôn nhân quyền quốc tế, mặt khác còn vì
Trung Quốc chính thức coi tình thế hiện thời của DTTS Trung Quốc về cơ bản có
nguồn gốc lịch sử khác với các quốc gia khác. Chẳng hạn chính phủ Trung Quốc
đồng ý về nguyên tắc với các khái
niệm “các quyền của người bản địa” và “quyền tự quyết”, nhưng lại khăng khăng
cho rằng họ chỉ áp dụng được vào các trường hợp xâm lược và thực dân địa (chủ
yếu bởi các cường quốc phương Tây). Về phương diện này, quyền tự quyết của
Trung Quốc đã là một việc đã rồi – fait
accompli, vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã “giải phóng” toàn bộ các nhóm DTTS Trung Quốc khỏi bọn xâm lược ngoại bang vào
năm 1949 [Wang 2004: 175-179]. Tuy nhiên trong các diễn ngôn quan phương và hàn
lâm về “dân tộc Trung Hoa” toàn bộ các nhóm DTTS về phương diện lịch sử đều
được coi là đồng tồn trong ranh giới lãnh thổ của nhà nước Trung Quốc đương
đại. Vì vậy không nhóm nào được coi là “bản địa” hoặc có các quyền riêng biệt
hoặc các quyền lãnh thổ về phương diện lịch sử.
Việc tự khẳng định không đủ tư cách
áp dụng các khái niệm về quyền tự quyết và các quyền bản địa đương nhiên bị
thách thức bởi những người chống đối trong chính đất nước Trung Quốc, những
người đã kết tội người Hán là “những kẻ xâm lược”, “những tên thực dân” trong
các lãnh thổ lịch sử của họ. Các chính sách Đại Khai phá miền Tây cũng như quá
trình “hợp lý hoá” ngôn ngữ và tái định cư người Hán đến các vùng DTTS đã như
lửa đỏ thêm dầu vào các lập luận này. Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc tự coi mình
như là “người giải phóng” của tất cả những người bị áp bức ở Trung Quốc nên mức
độ nhạy cảm đối với những lời buộc tội như vậy không thể là điều phóng đại.
Chắc chắn có sự mâu thuẫn rõ ràng giữa tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc
trong việc khẳng định đã giải phóng các DTTS với thực tiễn cưỡng ép họ theo các
mô hình phát triển làm mất đi sự khác biệt tộc thuộc của họ. Lý lẽ chủ yếu bắc
cầu cho hai mâu thuẫn này là khẳng định của nhà nước cho rằng “việc giải phóng”
các DTTS này đòi hỏi phải “khai hoá văn minh” cho họ thông qua hiện đại hoá.
Harrell đã coi đó là “sứ mệnh khai hóa”. Sứ mệnh này là: “một
loại tương tác giữa các dân tộc trong đó một nhóm, trung tâm văn minh hoá,
tương tác với các nhóm khác (những dân tộc ngoại vi) một cách đặc biệt bất bình
đẳng. Trong tương tác này, mức độ bất bình đẳng giữa trung tâm văn minh và các
dân tộc ngoại vi có cơ sở ý thức hệ ở quyền đòi hỏi của trung tâm về một mức độ
văn minh hoá cao hơn so với cấp độ trung tâm, cùng với việc cam kết gây dựng
văn minh cho các dân tộc thuộc vùng ngoại vi lên ngang bằng với cấp độ văn minh
của trung tâm, hoặc chí ít cũng gần với cấp độ đó...trung tâm văn minh hoá gây
dựng các luận lý của mình từ một niềm tin là quá trình thống trị là một trong
những quá trình giúp cho người bị trị đạt tới được hoặc chí ít thì cũng tiến
sát tới được các chất lượng văn hoá, đạo đức, tôn giáo cao cấp đặc trưng cho
nhóm trung tâm” [Harrell, Stevan 1995: 4].
Những
tuyên bố trung thực đến đáng kinh ngạc của các cán bộ cao cấp của Uỷ ban các
vấn đề Dân tộc của Nhà nước Trung Quốc đã cho thấy rất rõ ràng rằng Chiến dịch
Đại khai phá miền Tây chính là phiên bản đương đại của sứ mệnh khai hoá văn
minh Đại Hán trung tâm của Nhà nước Trung Quốc. Chẳng hạn một quan chức đã công
khai “nhấn mạnh tình trạng lạc hậu của các dân tộc thiểu số và nhu cầu của họ
là cần phải học hỏi từ nền văn hoá tiên tiến của người Hán” [Goodman David S.
G. 2004: 326-327; Li Dezhu 2000; Goodman, David S. G. 2002: 137]. Trong thực tế thì hố sâu ngăn cách sự áp đặt văn
hoá khỏi các cố gắng rõ ràng là đầy thiện chí của nhà nước nhằm đưa các DTTS ra
khỏi tình trạng lạc hậu về công nghệ và văn hoá đã trở thành một dấu vết khó
gột rửa.
Còn
một cách gián tiếp hơn, trong đó việc Trung Quốc không thừa nhận các quyền của
người bản địa và các nguyên tắc tự quyết cần phải được xem xét tới. Chẳng hạn
các DTTS ở Philippines, Indonesia, và Ấn Độ đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ và các
khái niệm mang tính bản địa để tạo dựng khuôn khổ cho các quyền đặc biệt và các
đòi hỏi của người bản địa đối với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp này,
chỉ có loại tình trạng “thực dân” mới mang tính chất nội tại. Như đã chỉ ra ở
trên, khả năng là các tư tưởng và chuẩn mực có thể được truyền từ các giới tinh
hoa trong các quốc gia này đến các giới tinh hoa Trung Quốc là không thể, vì
nhà nước Trung Quốc đã thực hiện những chặng đường dài trong việc bảo vệ các
chính sách DTTS của họ khỏi những tác động từ bên ngoài. Nhưng các chuẩn mực
liên quan đến các quyền của người bản địa, đặc biệt là FPIC và các chuẩn mực
liên quan lại có thể được truyền đi thông qua các kênh đã địa phương hoá và
gián tiếp hơn. Đặc biệt với tư cách là các tác nhân quốc tế chẳng hạn như UN,
WB, và các NGOs quốc tế càng ngày càng đưa các chuẩn mực này vào các thực tiễn
hoạt động phát triển của các bối cảnh khác thì chắc chắn là các chuẩn mực này
sẽ được thể chế hoá đến mức mà chính phủ Trung Quốc khó mà ngăn cản được việc
đưa các chuẩn mực này vào bối cảnh Trung Quốc chừng nào nó còn tiếp tục cho
phép chúng vận hành trong các vùng DTTS của chính Trung Quốc. Nhưng những câu
thúc nhất định về tư tưởng và cấu trúc vừa phác ra ở trên có thể tác động như
thế nào đối với các thực tiễn mang tính định chuẩn ở Trung Quốc?
Kết luận
Tồn
tại hai khả năng cho việc truyền bá các chuẩn mực vào các vùng DTTS Trung Quốc.
Theo các khung lý thuyết do Checkel, Cortell và Davis xây dựng thì chuẩn mực
FPIC có một số cơ hội sống còn tại Trung Quốc. So với các loại chế độ chính trị
khác thì chính sách DTTS Trung Quốc tồn tại trong một hệ thống không thân thiện
về cả cấu trúc lẫn hệ tư tưởng đối với việc hấp thụ các tư tưởng mới, đặc biệt
là các tư tưởng này lại mâu thuẫn với các thực tiễn và tư tưởng hiện tồn. Nhưng
nếu chúng ta đặt vấn đề bằng một nhận thức dựa trên cơ sở quy nạp về sự thay
đổi đã diễn ra như thế nào thì đôi khi bất ngờ - trong kỷ nguyên Trung Quốc cải
cách lại nổi lên thêm hai khả năng.
Trước
hết là các chuẩn mực quản trị sắc tộc mới có thể “lọt vào” theo chuẩn mực bảo
vệ môi trường. Một trong những lý do mà FPIC kết hợp với các quyền của người
bản địa tập trung vào các bối cảnh quốc gia khác là ở chỗ các dự án phát triển
và đầu tư càng ngày càng xuất hiện nhiều tại các vùng sâu vùng xa là nơi cư trú
của các cộng đồng bản địa bị gạt ra ngoài lề quá trình phát triển. Đây không
chỉ là trường hợp của các quốc gia đang phát triển mà còn là cả các quốc gia đã
phát triển chẳng hạn như Canada và Australia nơi mà những người bản địa sống
tại các lãnh thổ có chứa các nguồn khoáng sản đáng thèm muốn. Tại các quốc gia
đang phát triển khác chẳng hạn như Brazil và Peru riêng việc khai thác các
nguồn tài nguyên gỗ và đồng cũng đã xảy ra tại các khu vực của người bản địa. Đây
cũng là trường hợp của Trung Quốc là quốc gia đã trải qua sự bùng nổ của các
hoạt động khai thác mỏ đa quốc gia tại Tây Tạng, sản xuất dầu lửa tại Tân
Cương, và xây dựng các đập thuỷ điện lớn tại Vân Nam. Vì thực chất của các dự
án này là huỷ hoại các nguồn môi trường bản địa địa phương nên FPIC đã rất chú
ý đến việc bảo vệ môi trường. Vì vậy hai tập chuẩn mực này - bảo vệ môi trường
và các quyền của người bản địa - đều có khuynh hướng cùng xuất hiện.
Mặc
dù chính phủ Trung Quốc kiên quyết không thừa nhận áp dụng “các quyền bản địa”
cho trường hợp Trung Quốc, nhưng nước này vẫn hăng hái bổ sung các chuẩn mực
quốc tế liên quan đến môi trường và việc bảo vệ môi trường. Có lẽ những người
thúc ép hiệu quả nhất về các tiêu chuẩn môi trường là các NGOs với lý lẽ là
giám sát các dự án có quy mô lớn. Ở Trung Quốc các NGOs quốc nội tập trung vào
môi trường với vai trò là người đi tiên phong trong số các tổ chức xã hội khác
[Morton K. 2005: 522]. Nhiều NGOs quốc nội đã thành công trong việc kết nối với
các NGOs nước ngoài, chẳng hạn như Greenpeace, The Nature Conservancy, và the
World Wildlife Fund for Nature. Các đối tác quốc tế này không chỉ là một nguồn
tài trợ quyết định cho các đối tác quốc nội của họ mà còn là người cung cấp các
thực tiễn định chuẩn mới. Vì các NGOs nước ngoài này hoạt động trong phạm vi
quốc tế nên chúng ta có thể hy vọng rằng họ đã kết hợp được các FPIC và các
quyền DTTS vào các nguyên tắc hoạt động chung của họ.
Khả
năng hiện thực thứ hai mà các chuẩn mực quốc tế có thể xâm nhập vào chính sách
Trung Quốc là ở chỗ chúng có thể được các giới tinh hoa địa phương chấp nhận
trên cơ sở trải nghiệm và chọn lọc cao như là một điều kiện để được tiếp nhận
các khoản tài trợ phát triển quốc tế. Ngay cả khi các giới tinh hoa ở cấp địa
phương này lúc đầu hoài nghi với mục đích của các chuẩn mực này thì các chuẩn
mực đó vẫn có thể gây áp lực đối với các giới tinh hoa đó một cách toàn diện
hơn nếu như các thực tiễn đi kèm chứng tỏ là thành công trong việc tối đa hoá
một điều tốt đẹp đáng mong đợi nào đó. Trong trường hợp Trung Quốc thì điều tốt
đẹp đó là tăng thêm tính bền vững về phương diện xã hội. Thực ra thì một số
sáng kiến táo bạo nhất trong kỷ nguyên cải cách Trung Quốc bắt đầu với tư các
là các kinh nghiệm rất đặc biệt của các lãnh đạo địa phương là những người cố
gắng tìm cách giảm bớt đến tối thiểu tình trạng căng thẳng xã hội xuất hiện từ
các cải cách. Quá trình thị trường hoá nông nghiệp nông thôn và thể chế bàu cử
cấp thôn đã bắt đầu như vậy. Khi sự thành công của các kinh nghiệm này ngày
càng trở nên rõ ràng thì các quan chức cấp cao hơn lưu ý và bổ sung các kinh
nghiệm này vào các địa phương của họ. Mặc dù nhà nước Trung Quốc kể cả cấp địa
phương và trung ương không nghi ngờ gì nữa, đều rất dị ứng với việc mời các tác
nhân quốc tế vào để làm “công tác phát triển” trong các vùng DTTS, nhưng ở một
mức độ nào đó nó vẫn muốn cho phép áp dụng các thực tiễn định chuẩn quốc tế
chẳng hạn như FPIC nếu các cấp chính quyền này tin rằng nó có hiệu quả làm giảm thiểu nỗi bất bình về phương diện xã hội của các nhóm DTTS [Morton K.
2005: 527]. Sau cơn lũ phản kháng mang tính bạo lực tại các vùng Tây Tạng thuộc
Trung Quốc, có thể nảy sinh một thiện chí nào đó nhằm thử các cách tiếp cận
quản lý sắc tộc mới cho quá trình hiện đại hoá.
Chúng
ta cũng không đơn giản nghĩ rằng các tác nhân phát triển quốc tế sẽ là những
chất xúc tác cho sự thay đổi mang tính quyết định trong chính sách DTTS của
Trung Quốc. Dựa vào những trường hợp thay đổi từ bên dưới ở chính Trung Quốc,
các tư tưởng và thực tiễn mới vẫn phải kiên trì đấu tranh với cấu trúc chính
trị rất nặng đầu có khuynh hướng kìm hãm tăng trưởng vượt khỏi một điểm nhất
định. Điều cần suy nghĩ là các văn liệu lý thuyết có thể chỉ rõ chính sách DTTS
không nhất thiết phải là một vật bất động.
_______________________________________
Nguồn: Erin Elizabeth Williams 2008. Ethnic Minorities and the State in China:
Conflict, Assimilation, or a ‘Third Way’?. Canadian Political Science Association - CPSA.
Tài liệu tham khảo
Andrew
P. Cortell and James W. Davis, Jr., 2000. Understanding
the Domestic Impact of International Norms: A Research Agenda. In International
Studies Review, Vol. 2, No. 1 (Spring 2000), 65-87.
Berlin, Brent and Elois Ann Berlin 2003. NGOs and the
Process of Prior Informed Consent in Bioprospecting Research: the Maya ICBG
Project in Chiapas, Mexico. In International
Social Science Journal 55, Issue 178 (December 2003), 629-38.
Checkel,
Jeffrey T. 1999. Norms, Institutions, and
National Identity in Contemporary Europe. In International Studies
Quarterly 43 (1999), 85.
Checkel,
Jeffrey T. 2001. Why Comply? Social
Learning and European Identity Change. In International Organization 55,
No. 3 (Summer 2001).
Cortell
P.A. and James W. Davis Jr. 2000. Understanding
the Domestic Impact of International Norms: A Research Agenda. In International Studies Review, Vol.2,
No.1. (Spring 2000).
Cowell,
Sarah J. et al, 1999. Sustainability and
the Primary Extraction Industries: Theories and Practice. In Resources
Policy 25 (1999), 277.
Dreyer,
June Teufel 1999. China, the Monocultural
Paradigm. In Orbis 43, Issue 4 (Fall 1999), 591.
Dreyer June Teufel 2005. China’s Vulnerability to Minority Separatism,
In Asian Affairs: An American Review 32, Issue 2 (Summer 2005);
Economy,
Elizabeth C. 2004. The River Runs Black: The Environmental Challenge to
China’s Future (Ithaca, NY: Cornell University Press, 2004).
Ghai,
Yash 2000. Autonomy Regimes in China:
Coping with Ethnic and Economic Diversity. In Autonomy and Ethnicity:
Negotiating Competing Claims in Multi-ethnic States, ed. Ghai (Cambridge:
Cambridge University Press, 2000), 83.
Gladney, Dru C. 1994. Representing
Nationality in China: Refiguring Majority/Minority Identities. In Journal of Asian Studies 53, No. 1
(February 1994), 94, 96.
Gladney Dru [1995]. Economy and Ethnicity: The Revitalization of
a Muslim Minority in Southeastern China, In The Waning of the Communist
State: Economic Origins of Political Decline in China and Hungary, ed.
Andrew Walder (Berkeley: University of California Press, 1995), 242-66.
Goodland Robert 2004. Free, Prior and Informed Consent and the
World Bank Group. In Sustainable Development Law & Policy 66
(Summer 2004).
Goodman, David S. G. 2002. The Politics of the West: Equality,
Nation-building, and Colonisation. In Provincial China 7, No. 2
(October 2002);
Goodman
David S. G. 2004. The Campaign to ‘Open Up
the West’: National, Provincial-level and Local Perspectives. In China
Quarterly 178 (June 2004), 326-27.
Haarstad,
Harvad and Arnt Floysand 2007. Globalization and the Power of Rescaled
Narratives: A Case of Opposition to Mining in Tambogrande, Peru. In Political
Geography 26, No. 3 (March 2007), 289-308.
Harrell, Stevan 1995. Introduction. In Cultural Encounters
on China’s Ethnic Frontiers, ed. Harrell (Seattle: University of Washington
Press, 1995);
Hsia,
Renee Yuen-Jan and Lynne T. White III. 2002. Working Amid Corporatism and Confusion. In Nonprofit and
Voluntary Sector Quarterly 31, No. 3 (September 2002).
Hsia
and White 1997. China: Social Groups Seek
Independence in Regulatory Cage. New York, September 1997, cited in ,
“Working Amid Corporatism and Confusion: Foreign NGOs in China,” 331-32.
Keck,
Margaret E. and Kathryn Sikkink 1998. Activists
Beyond Borders: Advocacy Networks in International Politics (Ithaca, NY:
Cornell University Press, 1998).
Kirsch,
Stuart 2007. Indigenous Movements and the
Risks of Counterglobalization: Tracking the Campaign against Papua New Guinea’s
Ok Tedi Mine. In American Ethnologist 34, No. 2 (2007), 303-321.
Lai
Hongyi Harry 2002. China’s Western
Development Program: Its Rationale, Implementation, and Prospects. In Modern
China 28, No. 4 (October 2002).
Li
Dezhu 2000. Large-scale development of
western China and China’s nationality problems. In Qiushi (Seeking
Truth), 1 June 2000, in FBIS, 15 June 2000;
MacKay, Fergus 2004. Indigenous
Peoples’ Right to Free, Prior and Informed Consent and the World Bank’s
Extractive Industries Review, Forest Peoples Programme, 28 June 2004, 6.
Mackerras Colin [1994]. China’s
Minorities: Integration and Modernization in the Twentieth Century (Oxford:
Oxford University Press, 1994);
Mehta, Lyla and Maria Stankovitch
2000. Operationalization of Free, Prior
and Informed Consent. Prepared for Thematic Review 1.2: Dams, Indigenous People and vulnerable
ethnic minorities, World Commission
on Dams. Institute of Development Studies
(UK).
Morton,
Katherine 2005. The Emergence of NGOs in
China and Their Transnational Linkages: Implications for Domestic Reform.
In Australian Journal of International Affairs 59, No. 4 (December
2005), 521;
Potter, Pitman B. 2003. Belief in Control: Regulation of Religion in
China, In China Quarterly 174 (June 2003), 317-337.
Potter, Pitman B. 2005. Governance
of China’s Periphery: Balancing Local Autonomy and National Unity. In Columbia
Journal of Asian Law 19, No. 1 (Fall 2005), especially 315.
Rosenthal,
Joshua P. 2006. Politics, Culture, and
Governance in the Development of Prior Informed Consent in Indigenous
Communities. In Current Anthropology 47, No. 1 (February 2006).
Saich,
Tony 2000. Negotiating the State: The Development
of Social Organizations in China. In China Quarterly 161 (March
2000), 127.
Tamang
Parshuram 2005. An Overview of the
Principle of Free, Prior and Informed Consent and Indigenous Peoples in
International and Domestic Law and Practices. Paper Presented at the
Workshop on Free, Prior and Informed Consent and Indigenous Peoples, New York,
19 January 2005.
Wade
Peter 1999. The Guardians of Power:
Biodiversity and Multiculturality in Colombia. In The Anthropology of
Power: Empowerment and Disempowerment in Changing Structures, ed. Angela
Cheater (London: Routledge, 1999), 84;
Wang
Shuping 2004. The People’s Republic of
China on Minorities and International Approaches to Ethnic Groups: A
Comparative Study. In International Journal on Minority and Group Rights
11 (2004), 167.
White,
Gordon, Jude Howell, and Hsiao-yuen
Shang 1996. In Search of Civil Society: Market Reform and Social Change in
Contemporary China, Oxford: Clarendon Press, 1996, 25.
Williams, Dee Mack 2002. Beyond
Great Walls: Environment, Identity, and Development on the Chinese Grasslands
of Inner Mongolia (Stanford, CA: Stanford University Press, 2002),
especially Chapter 1.
Yuen, Renee, Jan Hsia and Lynne T.
White III 2002. Working amid Corporatism
and Confusion. In Nonprofit and
Voluntary Sector Quarterly 31, No. 3 (September 2002).
_______________________________________
[1]. Đăc biệt có nhiều văn liệu nói về người Tây Tạng đang sống tại Khu Tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region TAR). Trong khi đó TAR có mật độ tập trung người Tây Tạng cao nhất (xấp xỉ 93%) nhưng vẫn còn nhiều người Tây Tạng khác sống tại các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên và Vân Nam. Động loạn vẫn thường xảy ra tại các vùng này. Cũng có một số văn liệu đang ngày càng đầy đặn hơn về người Duy Ngô Nhĩ (Uyghyr), một trong số các nhóm sắc tộc lớn nhất tại Trung Quốc tập trung ở miền viễn Tây tỉnh Tân Cương.
_______________________________________
[1]. Đăc biệt có nhiều văn liệu nói về người Tây Tạng đang sống tại Khu Tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region TAR). Trong khi đó TAR có mật độ tập trung người Tây Tạng cao nhất (xấp xỉ 93%) nhưng vẫn còn nhiều người Tây Tạng khác sống tại các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên và Vân Nam. Động loạn vẫn thường xảy ra tại các vùng này. Cũng có một số văn liệu đang ngày càng đầy đặn hơn về người Duy Ngô Nhĩ (Uyghyr), một trong số các nhóm sắc tộc lớn nhất tại Trung Quốc tập trung ở miền viễn Tây tỉnh Tân Cương.
[2]. Trung Quốc có 55 DTTS được chính thức công nhận với khoảng trên 100 triệu
người. Vì vậy các nhóm này chiếm khoảng 8.4% toàn bộ dân số TQ. Số còn lại
91.6% là người đa số, người Hán. Quy mô của các nhóm DTTS đó rất khác nhau.
Nhóm lớn nhất là người Choang (Zhuang), khoảng 20 triệu. Tiếp theo là người Hồi
(Hui), người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs), người Tây Tạng (Tibetans) và người Mông Cổ
(Mongolians). Ngược lại, các nhóm nhỏ nhất chỉ có vài nghìn người. Hầu hết các
nhóm thiểu số cư trú tại các vùng rộng lớn ở phía Tây Nam, Tây Bắc,
và phía Bắc. Mặc dù hầu hết các vùng đất này là núi non và sa mạc nhưng lại có
các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa to lớn về phương diện kinh tế và
chiến lược chẳng hạn như gỗ, dầu lửa, khí đốt tự nhiên, than đá, và các khoáng
sản.
[3]. Liên minh các NGOs và Tổ chức Quyền của người Bản địa đã xem xét kỹ lưỡng nhóm Ngân hàng Thế giới và chủ trương ủng hộ cho 1) lập luận cho rằng nó sẽ không thực hiện quá
trình này vì không có được đồng thuận quốc tế về ý nghĩa của nó, và 2) ủng hộ
cho việc sử dụng loại chuẩn mực FPIC (free, prior, and informed consent) đã bị
pha loãng đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét