Javier Lezaun
Người dịch: Hà Hữu Nga
Bốn chiếc đinh trên Nắp quan tài
Trong một bài giảng năm 1997, Bruno Latour đã xác định “những thứ không phù hợp với Lý thuyết Mạng-Tác nhân” [ANT: Actor-Network Theory]. Đó là bốn thứ sau: từ “tác nhân”, từ “mạng”, từ “lý thuyết”, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là dấu gạch nối tưởng chừng như kín đáo kia. Latour lập luận rằng bốn khiếm khuyết này đại diện cho “bốn chiếc đinh đóng trên nắp quan tài” của Lý thuyết Mạng-Tác nhân (ANT) và phơi bày những sai sót về thiết kế đã được xây dựng trong cuộc “thí nghiệm bất cẩn” này của siêu hình học thực nghiệm (Latour 1999). Chẩn đoán của Latour rất sâu sắc, vì đó nếu không phải là điểm yếu về mặt khái niệm, thì cũng là những khái niệm cố tình được lý thuyết hóa yếu kém trong ANT. Tuy nhiên, chính cái tử thi kia (nếu thực sự có một cơ thể trong chiếc hộp đó) đã chứng tỏ là sống động hơn hình ảnh gợi ra. Trong hai thập kỷ qua, ANT đã lang thang khắp nơi, len lỏi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong khoa học xã hội và hơn thế nữa, trở thành một đối trọng mạnh mẽ với những hiểu biết chính thống về bản chất và mục đích của lý thuyết xã hội.1 Trên thực tế, đây chính là điều Latour hy vọng sẽ xảy ra. Năm 1997, ông đề xuất rằng đã quá muộn để khôi phục ANT và sửa chữa những thiếu sót rõ ràng của nó. “Giải pháp duy nhất”, ông lập luận, “là làm điều mà Victor Frankenstein đã không làm, tức là không bỏ mặc sinh vật này cho số phận của nó mà tiếp tục phát triển tiềm năng kỳ lạ của nó” (Latour 1999, 24).
Tiềm năng kỳ lạ này đã được phát triển đến mức ngày nay ANT không còn xuất hiện với chúng ta như một con quái vật dị dạng cần bị cấm đoán ở bên ngoài phạm vi của các quy tắc xã hội học. Hoàn toàn ngược lại, ANT đã bắt đầu trông giống như một loại bạn đồng hành dễ mến, một dự án trí tuệ dễ nhận biết, chia sẻ nhiều đặc điểm của việc xây dựng lý thuyết xã hội thông thường. Điều này thật nghịch lý, hoặc ít nhất là cũng mang tính mỉa mai, bởi vì ANT bắt đầu như một nỗ lực xóa bỏ bất kỳ quan niệm nào về “cái xã hội” như một phạm vi hoặc chiều kích riêng biệt của hành động con người. Ngay từ khi ra đời, ANT đã tiếp thu, phải thừa nhận là một cách nói đùa, khẩu hiệu của Thatcher, “Xã hội tính không tồn tại”. Tuy nhiên, theo thời gian, [tr.2] nó đã rút ra hàm ý tích cực của tuyên bố tiêu cực này: nếu xã hội tính không tồn tại, thì chúng ta cần trang bị cho mình những phương tiện để tạo ra nó. Lý thuyết xã hội là một trong những phương tiện đó.
Chương này sẽ theo dõi sự xuất hiện của ANT ngày càng rõ ràng với tư cách là một lý thuyết xã hội, mặc dù vẫn kiên quyết không chính thống. Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của diễn tiến này là ANT không đạt được vị thế và năng lực của một lý thuyết xã hội bằng cách tăng cường trừu tượng hóa các chi tiết cụ thể của vô số nghiên cứu trường hợp thực nghiệm. Thay vào đó, ANT đã tìm thấy con đường đến với lý thuyết xã hội thông qua một loạt các cuộc đắm chìm sâu sắc và mang tính chuyển hóa vào những đặc thù của các “cách thức của chân lý” hay “phương thức tồn tại” khác nhau — bắt đầu từ hành trình ban đầu của nó vào thực chất của đổi mới khoa học và công nghệ. Nói cách khác, việc ANT phát triển thành một lý thuyết xã hội hoàn chỉnh đòi hỏi một nỗ lực đa chiều nhằm lý giải những gì độc đáo, cụ thể và nổi bật về mặt thực nghiệm trong các trật tự hành động khác nhau, mà không hình dung các trật tự đó là những “lĩnh vực” hay “khu vực” riêng biệt của một thực tại tổng thể rộng lớn hơn. Mỗi cam kết thực nghiệm của nó đã biến đổi ANT—hay đã mang đến cho ANT cơ hội để đột biến và tái tạo chính nó, điều này phù hợp với lý thuyết cho rằng mọi hành động dịch, mọi dịch chuyển đều bao gồm sự thay đổi, bóp méo, và cuối cùng là sự phản bội.
Chương này bắt đầu bằng việc thảo luận về nguồn gốc của ANT trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội về khoa học (nay thường được gọi là nghiên cứu khoa học), việc sử dụng ký hiệu học để xóa bỏ các phạm trù tác nhân đã tồn tại từ trước, và quan điểm [khét] tiếng của nó về thứ tác tố của các thực thể phi nhân—vấn đề đã phân biệt ANT với xã hội học về tri thức khoa học. Sau đó, chương này sẽ mô tả các cuộc đột nhập của ANT vào lĩnh vực kinh tế và luật pháp. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu cách ANT thoát khỏi các hình thức nghiên cứu xã hội học truyền thống về thị trường và các thể chế pháp lý như những “phạm vi” hay “lĩnh vực” riêng biệt của đời sống xã hội. Quan trọng hơn, nó sẽ mang đến cho chúng ta cơ hội quan sát cách thức mà ANT giải quyết hai câu hỏi kinh điển của lý thuyết xã hội: vấn đề cân nhắc và nền tảng của tính chuẩn mực. Sau đó, tôi sẽ chuyển sang hình thái có chủ đích nhất của ANT với tư cách là lý thuyết xã hội, điều mà Latour mô tả là “xã hội học về các hợp quần” hoàn toàn là phản đề của “xã hội học về cái xã hội” thông lệ. Tôi sẽ kết luận bằng cách thảo luận về tầm quan trọng mang tính định chuẩn ngày càng tăng của ANT và quá trình chuyển đổi nhanh chóng của nó thành một lý thuyết chính trị rõ ràng. Bởi vì thành công và sự mở rộng của ANT đã đưa lý thuyết này vào một vị trí dường như không hợp lý khi sáng tạo quái dị này thực hiện những bước đầu tiên: đó là [tr.3] đưa ra những phán đoán giá trị phân biệt về các đường viền của tính xã hội tốt đẹp. Cách ANT giải quyết và xây dựng sứ mệnh quan trọng của mình sẽ quyết định sự phát triển trong tương lai của cuộc thử nghiệm đang diễn ra này.
Các bản dịch
Trước khi trở thành ANT, các công trình của Michel Callon, Bruno Latour, John Law và một số ít đồng đạo thuộc về một dòng nghiên cứu rộng lớn, bắt đầu chuyển đổi nghiên cứu cái xã hội của khoa học và công nghệ vào cuối những năm 1970. Việc xem xét gốc gác và nguồn cội của những gì ngày nay được gọi là nghiên cứu khoa học nằm ngoài phạm vi của chương này, nhưng chìa khóa để mở vào sự xuất hiện của lĩnh vực này là một ước lượng hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, thường là dân tộc học hoặc xã hội học vi mô đối với các hoạt động của các nhà khoa học và kỹ sư, đặc biệt là trong các tình huống xung đột hoặc tranh cãi. Cuốn sách Thí nghiệm Sống - Laboratory Life (1979) của Bruno Latour và Steve Woolgar, một nghiên cứu sâu sắc về quá trình tạo dựng sự kiện tại Viện Salk ở La Jolla, California, là một trong những tác phẩm tiêu biểu của truyền thống này và cho thấy các phạm trù giải thích và bối cảnh hóa xã hội học thông thường không sánh được với mức độ phong phú, tính tình huống và kết cấu kỹ thuật mà khoa học thể hiện bằng hành động. Theo mọi tính toán, việc giám sát chặt chẽ các nhà khoa học trong công việc - cho dù họ tham gia vào công việc chuẩn bị thường lệ, viết và viết lại các bài báo khoa học, tranh luận về ý nghĩa của kết quả thực nghiệm hay đấu tranh cho ngân sách của họ - đã khiến cho nhóm các nhà khoa học xã hội này thoát khỏi những hiểu biết nhận thức luận đã được chấp nhận và dẫn họ đến việc tái khái niệm hóa triệt để về bản chất của tính khách quan khoa học. Từ thời điểm này ANT sẽ nổi lên như một trong những cách diễn giải sâu rộng và thành công nhất về tình trạng vướng víu giữa các thực hành kỹ thuật và việc tạo ra tri thức khoa học - điều mà Latour mô tả là thế giới của khoa học-công nghệ (Latour 1987). Thí nghiệm Sống của Latour và Woolgar ban đầu có phụ đề là The Social Construction of Scientific Facts - Cấu trúc Xã hội của Sự thật Khoa học. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách (1986), tính từ “xã hội” đã bị bỏ rơi, một vết rạch sắc cạnh chia cắt khỏi vốn từ vựng và các phạm trù được coi là hiển nhiên của khoa học xã hội. “Bằng cách biểu dương tính ứng dụng rộng rãi của nó,” Latour và Woolgar viết trong bản sửa đổi, “việc nghiên cứu xã hội về khoa học đã làm cho ‘xã hội’ trở nên rỗng nghĩa” (Latour và Woolgar 1986: 281). Việc nhanh chóng bác bỏ cái đặc ngữ “kiến tạo luận xã hội” không chỉ dành riêng cho ANT, mà còn là một động thái kiên quyết chống lại các phương thức giải thích mang tính khoa học-xã hội [tr.4] và một tái diễn giải đặc biệt của từ bổ nghĩa “xã hội” sẽ trở thành thương hiệu của các phương pháp tiếp cận mạng-tác nhân.2
Tính triệt để của thay đổi này được Michel Callon thể hiện rõ nhất trong bài viết nổi tiếng của ông về Domestication of Scallops and the Fishermen of St. Brieuc Bay - Thuần hóa Sò điệp và Ngư dân Vịnh St. Brieuc, công thức kinh điển của chương trình ANT những năm 1980 (Callon 1986; Callon 1975, 1981, và Callon và Latour 1981). Trong bài tường thuật về việc một nhóm nhỏ các nhà sinh vật học biển đã có hoạt động khai thác sò điệp dọc theo bờ biển Brittany như thế nào, Callon đã giới thiệu một từ điển xóa bỏ mọi sự phân biệt tiên nghiệm giữa các thực thể xã hội và tự nhiên. Theo lời kể lại của Callon, thành công của các nhà nghiên cứu phụ thuộc vào khả năng thiết lập liên minh với sò điệp, điều này lại đòi hỏi phải đàm phán với vô số thực thể can thiệp và xen vào - dòng hải lưu, các vị khách ký sinh, ấu trùng sò điệp có hành vi linh hoạt, các đồng nghiệp khoa học bất đồng quan điểm, v.v. Thông qua một loạt các quá trình quan tâm và kết nạp, cuối cùng các nhà khoa học đã thành công trong việc trở thành “người phát ngôn” cho một loạt tác nhân và lợi ích khác - các tác nhân và lợi ích mà, cùng với chính các nhà khoa học, đã hoàn toàn được tái định hình trong quá trình tranh luận. Kết quả là một tường thuật thể hiện “việc sản xuất tri thức đồng thời và việc kiến tạo một mạng các mối quan hệ, trong đó các thực thể xã hội và tự nhiên cùng kiểm soát lẫn nhau để biết rõ nhau và biết rõ mỗi bên muốn gì” (Callon 1986, 59). Callon mô tả những sự dịch chuyển mà các tác nhân khác nhau trải qua trong quá trình tranh luận như là các bản dịch, một thuật ngữ ông mượn từ Michel Serres (1974). Thuật ngữ này được cho là mơ hồ và hết sức chung chung—ở một công trình khác, Callon (1981, 211) định nghĩa bản dịch là quá trình “tạo ra các hội tụ và tương đồng bằng cách liên hệ những thứ trước đây vốn khác biệt”. Nói cách khác, bản dịch là một hành động sáng tạo vốn vận hành bằng cách kết nối các yếu tố trước đó đã khác biệt. Bước sáng tạo được ngụ ý bởi mỗi hành động kết nối là điểm mấu chốt cơ bản trong phân tích ANT, và nó hàm ý chuyển động, bóp méo và biến thái.
Serres đã dựa vào lý thuyết thông tin để mô tả bản dịch như một hành động giao tiếp vừa truyền tải vừa bóp méo tín hiệu, một sự trung gian chắc chắn sẽ làm thay đổi thông điệp được truyền đạt và do đó tạo ra một mối quan hệ mới, khác biệt giữa kẻ gửi và kẻ nhận (Serres 1980; Brown 2002). Callon diễn giải lại khái niệm này để mô tả việc tái định vị liên tục, qua đó một thực thể nhất định nổi lên như một đại diện hoặc kẻ phát ngôn cho những thực thể khác. Latour và Callon viết: “Bằng bản dịch, chúng ta hiểu tất cả mọi đàm phán, âm mưu, tính toán, hành động [tr.5] thuyết phục và bạo lực, nhờ đó mà một tác nhân hoặc thế lực có được, hoặc khiến được trao cho chính nó cái thẩm quyền để nói hoặc hành động thay mặt cho một tác nhân hoặc thế lực khác” (Latour và Callon 1981, 279).3 Đàm phán, âm mưu, tính toán, thuyết phục, v.v. - những phương thức hành động này phải được hiểu là không hề có bất kỳ hàm ý nhân trung tâm luận nào. Giá trị của một loại xã hội học phiên dịch, cụm từ được Callon và Latour sử dụng để mô tả cách tiếp cận này trước khi nhãn hiệu ANT xuất hiện, nằm ở khả năng nhân rộng phạm vi các thực thể có thể được chứng minh là tác động một lực chủ động, trung gian trong quá trình chuyển đổi một trạng thái sự vật nhất định. Theo cách hiểu cụ thể này, agency tác tố là một thuộc tính của các hợp quần mới nổi - những hợp quần gắn kết các thực thể con người và không phải người vào các tập thể lai ghép và trong những điều kiện nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể, mà có được thuộc tính của các tác nhân (Law 1987).
Để tránh hàm ý nhân trung tâm luận của thuật ngữ actor tác nhân, Latour và Callon thường sử dụng thuật ngữ actant kẻ hành động, mà họ mượn từ lý thuyết ký hiệu học của A. J. Greimas (Greimas 1973). Theo cách hiểu của ANT, actant là “[bất cứ] cái gì hành động hoặc thay đổi hành động, bản thân hành động được định nghĩa bởi một danh sách các lần thực hiện thông qua các thử nghiệm” (Akrich và Latour 1992, 259). Do đó, một actant không phải là một loại agent tác nhân hay một phạm trù tồn tại mà là kết quả của một quá trình tiếp thu và kiểm tra năng lực, sự tập hợp và cô đọng các năng lực xuất phát từ việc tập hợp vô số thực thể và đưa chúng vào một bài kiểm tra hoặc thử thách sức mạnh. Trong tay của ANT, ký hiệu học Greimas sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ để xóa bỏ sự phân đôi tự nhiên/xã hội, và thực sự là bất kỳ sự phân loại tiên nghiệm nào về actors các tác nhân tham gia vào một cuộc tranh luận. Tất cả actors các tác nhân đều tự động được đặt trên cùng một mặt phẳng biểu đạt nghĩa, và đồng nhất tính/bản sắc của chúng/họ có thể được mô tả bằng cách truy vết sự thiết lập các mối quan hệ ngữ nghĩa trong bối cảnh diễn ngôn hoặc tường thuật - điều mà Greimas định nghĩa là một quá trình định nghĩa lẫn nhau. Tiềm năng cũng như những hạn chế của cách tiếp cận này đã trở nên rõ ràng trong nghiên cứu nổi tiếng của Latour về sự trỗi dậy của ngành vi sinh vật học của Pasteur ở Pháp vào thế kỷ 19. Công trình Les Microbes: Guerre et Paix Vi khuẩn: Chiến tranh và Hòa bình xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1984, lấy đối tượng thực nghiệm là một tập hợp các văn bản được xuất bản trên ba tạp chí khoa học trong khoảng thời gian năm mươi năm (1870–1919). Sau đó, Latour tiến hành lên danh sách các thực thể được đề cập trong các văn bản này và lần theo các mối liên hệ được đặt ra giữa chúng. Latour (1988a, 10) viết, nhà phân tích “chỉ cần bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào, bằng cách ghi lại những gì mỗi actor tác nhân nói về những tác nhân khác. Anh ta không nên [tr.6] cố gắng tỏ ra hợp lý và áp đặt một loại xã hội học được xác định trước lên những liên-định nghĩa đôi khi kỳ lạ do các tác giả nghiên cứu đưa ra. Nhiệm vụ duy nhất của nhà phân tích là theo dõi những biến đổi mà các tác nhân được tập hợp trong các câu chuyện đang trải qua.”
Kết quả là một bản tường thuật mô tả cách Pasteur và phòng thí nghiệm của ông trở thành trung tâm của một liên minh mới nổi lên giữa các loại vi khuẩn, nông dân, chuyên gia vệ sinh và chính trị gia. Cuối cùng, vô số tác nhân này tập hợp lại xung quanh nhân vật trung tâm là “Pasteur”—không phải là một bộ óc lỗi lạc được tôn sùng trong các câu chuyện thần thánh về khám phá khoa học, mà là một mạng tác nhân phức hợp, liên kết và chuyển hóa lợi ích của một loạt các tác nhân là con người và phi nhân. Tuy nhiên, việc Latour sử dụng phân tích ký hiệu học để mô tả lại một quá trình lịch sử đã gây ra một số sự mơ hồ. Sử dụng ký hiệu học để mô tả lại mối quan hệ giữa các actants kẻ hành động trong một lĩnh vực diễn ngôn nhất định—mục đích mà Greimas triển khai phương pháp định nghĩa lẫn nhau—là một chuyện. Nhưng việc triển khai phân tích ký hiệu học để cung cấp một bản tường thuật về sự trỗi dậy và quyền lực của một tác nhân lịch sử cụ thể—ngay cả khi bản tường thuật được đề cập chỉ đơn giản xuất hiện từ việc truy vết cẩn thận các tài liệu tham khảo văn bản. Latour (1988a, 12) phủ nhận bất kỳ tuyên bố nào về tính chính xác của môn sử ký, nhấn mạnh rằng “việc trình bày các văn kiện tư liệu không đi theo con đường lịch sử mà đúng hơn là network of associations mạng hợp quần đang dần hình thành nên thế giới Pasteur.” Tuy nhiên, đến cuối cuốn sách, chúng ta có được một bản tường thuật vừa tỉ mỉ ghi lại quá trình vật chất hóa của “Pasteur”, semiotic actant kẻ hành động ký hiệu, vừa có vẻ như cung cấp một mô tả đầy đủ về các quá trình mà Pasteur, historical actor tác nhân lịch sử, đã đạt được vị thế khoa học và chính trị nổi bật của mình ở Pháp vào thế kỷ 19 (xem Lynch 1997, 109–10).
Sự kết hợp giữa giải cấu trúc ký hiệu học và tái cấu trúc lịch sử xã hội này nằm ở gốc rễ của một số chỉ trích sâu sắc nhất về ANT thời kỳ đầu (Lee và Brown 1994; Pickering 1995; Schaffer 1991; Shapin 1988). Tuy nhiên, điều mà cách tiếp cận ký hiệu học cho phép ANT làm được, và đây cũng chính là lợi thế cốt lõi của nó so với các lý giải dựa trên các phạm trù xã hội học truyền thống, là nhân lên phạm vi các thực thể có thể được chứng tỏ là hoạt động trong một cuộc tranh luận khoa học cụ thể, mở rộng kho tàng các nhân vật có liên quan trong quá trình bộc lộ và kết thúc của các tranh chấp khoa học công nghệ. Tính rỗng tuếch của các thuật ngữ chính của nó—những gì Latour (1999, 20) thường mô tả là “sự nghèo nàn lố bịch của vốn từ vựng ANT”—đã mang lại cho lý thuyết này quyền tự do để ghi lại vô số các tác tố và các kết nối không phải cái gánh nặng phải chất đống vào các phạm trù có sẵn, và đặc biệt là không tuân theo [tr.7] các phân đôi của chuẩn mực khoa học xã hội: con người so với không phải con người, tự nhiên so với xã hội, ý hướng so với vật chất, thực tế so với hư cấu, biểu nghĩa so với phi biểu nghĩa. Kết quả là một lý giải, khi thành công, có thể đại diện cho sự ổn định của những mặt đối lập này, và cụ thể là sự xuất hiện của “tự nhiên” và “tính xã hội” như là kết quả của các quá trình thanh lọc làm chuyển hóa mọi vướng víu của các thực thể con người và không phải con người thành các lĩnh vực riêng biệt và tách biệt. Tuy nhiên, việc mô tả cách thức mà “tính xã hội” xuất hiện như là kết quả của những tranh cãi và như là tác động của các hành động thanh lọc đòi hỏi rằng lĩnh vực xã hội phải được làm cho “không chắc chắn và có thể tranh cãi” giống như thế giới tự nhiên vậy (Callon 1986). Việc ANT từ chối dựa trên nền tảng vững chắc của “tính xã hội” đã nhanh chóng phân biệt ANT không chỉ với dòng xã hội học chính thống mà còn với loại xã hội học tri thức khoa học có liên quan chặt chẽ, xuất hiện cùng với nó vào những năm 1980.
Tính đối xứng và Tác tố phi nhân
Đối với những người chủ trương phân tích xã hội học về quá trình sản xuất và ổn định tri thức khoa học, thì việc ANT gán tác tố cho các tác nhân “phi nhân” là một bước lùi về chủ nghĩa hiện thực khoa học ngây thơ hay quyết định luận kỹ thuật. Như Harry Collins và Steve Yearly đã lập luận trong phê phán của họ về ANT, vấn đề đối với một bản mô tả trao full agency “tác tố đầy đủ” cho những tạo vật phi nhân liên quan đến một cuộc tranh cãi—những con sò điệp trong truyện ngụ ngôn Brittany của Callon hay những vi khuẩn trong việc Latour tái cấu trúc sự trỗi dậy của “Pasteur”—là “nó phải dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học thông thường cho phần bằng chứng liên quan đến các actants phi nhân của nó” (Collins và Yearley 1992, 317). Nói cách khác, các phương thức của các tác tố phi nhân loại được bộc lộ trong các lý giải của ANT thường là những phương thức được các nhà khoa học đã thắng trong cuộc tranh luận xác định và mô tả. Kết quả, như Collins và Yearley (1992, 323) đã nói, là “một cái nhìn tẻ nhạt về khoa học và công nghệ”, một cái nhìn thiếu tính phong phú bối cảnh được các nghiên cứu xã hội học về thực hành khoa học khám phá.
Cuộc tranh luận giữa ANT và xã hội học về tri thức khoa học (SSK - Sociology of Scientific Knowledge) chung qui lại là những hiểu biết khác nhau về nguyên tắc “đối xứng”. Đối với SSK, tính đối xứng thể hiện cam kết đưa các tuyên bố và phản tuyên bố khác nhau của một cuộc tranh cãi vào cùng một loại giải thích nhân quả. Theo công thức kinh điển của David Bloor (1973, 173), tính đối xứng là “sự tinh chỉnh của yêu cầu về tính công bằng” và đòi hỏi nhà khoa học xã hội phải sử dụng cùng một cách diễn giải để giải thích [tr.8] cho cả hai mặt của một cuộc tranh luận. “Không phải chỉ giải thích niềm tin chân và giả, mà cùng một loại nguyên nhân phải tạo ra cả hai loại niềm tin” (Bloor 1973, 173–74). Trong tay các nhà xã hội học (và sử học), nguyên tắc này đã dẫn đến một “Chương trình Mạnh” về giải thích khoa học xã hội, theo đó sự bộc lộ và đặc biệt là kết thúc của một cuộc tranh luận khoa học được chứng minh là do sự vận hành của “những hiểu biết chung”, “tập tục xã hội” hoặc “các hình thức sống” (ví dụ: Collins 1985). Đối với ANT, “tính đối xứng” mô tả một cam kết phương pháp luận khá khác biệt, cụ thể là, sự từ chối triển khai bất kỳ phân biệt tiên nghiệm nào giữa các thực thể con người và phi con người, hoặc giữa các yếu tố thuộc về Xã hội tính và các yếu tố thuộc về Tự nhiên. Thay vào đó, “các loại tự nhiên” [natures] và “các xã hội” [societies] được hiểu là sản phẩm phụ của một hình thức hoạt động cơ bản hơn: việc xây dựng các mạng, sự lưu thông của các quasiobject cận-đối tượng, việc thực hiện các thử nghiệm về sức mạnh. Đây đều là những phạm trù hành động chung chung được thiết kế một cách có chủ đích nhằm ngăn chặn bất kỳ sự xác định trước nào về loại thực thể nào có thể có được tác tố.
Do đó, trong phản ứng trước thách thức do những người chủ trương Chương trình Mạnh đặt ra, Callon và Latour đã nhấn mạnh việc họ từ chối viện dẫn các nhân tố xã hội để giải quyết các tranh cãi khoa học-công nghệ. “Chúng tôi chưa bao giờ quan tâm đến việc đưa ra lời giải thích xã hội cho bất cứ điều gì,” họ viết, “nhưng chúng tôi muốn giải thích tính xã hội, mà trong đó sự vật, sự kiện và tác vật là những cấu thành chính” (Callon và Latour 1992, 348). Sự bác bỏ “chính trị giải thích” của xã hội học (Latour 1988b) này xuất phát từ một tập hợp các nguồn phức tạp. Về tinh thần, lập trường của ANT có lẽ gần nhất với huấn lệnh phương pháp luận dân tộc học là không bối cảnh hóa hành động mà là khám phá cách thức mà hành động tạo ra tập hợp bối cảnh riêng của nó. Trong môi trường đặc thù của xã hội học Pháp—và điều cần thiết phải nhớ là ANT được nuôi dưỡng trong một trường kỹ nghệ gần về mặt địa lý nhưng lại nằm ngoài các nền tảng thiêng liêng của xã hội học hàn lâm Paris về mặt trí tuệ và thể chế—việc từ chối quay trở lại với một siêu ngôn ngữ về các nguyên nhân xã hội đã mang đến một thách thức trực tiếp đối với các sơ đồ diễn giải thống trị lúc bấy giờ, và đặc biệt là đối với xã hội học phê phán của Pierre Bourdieu.4
Trên thực tế, các phiên bản ANT và SSK về “tính đối xứng” không tương thích, nhưng phải mất một thời gian để tính không tương thích này tự hiện thân đầy đủ. Như Collins và Yearley (1992, 311) đã lập luận trong bài phê bình ANT của họ, “[tính] đối xứng trong cách xử lý giữa chân và giả đòi hỏi một vũ trụ lấy con người làm trung tâm”. Ngược lại, chỉ bằng cách không xử lý các phe phái khác nhau của con người trong một cuộc tranh luận một cách đối xứng thì các lý giải ban đầu về ANT mới có thể làm nổi bật đầy đủ cái tác tố của các tác nhân phi nhân. Đây là một điểm mà Simon Schaffer đã nêu ra trong bài phê bình của ông về cuốn Les Microbes: Guerre et Paix Vi khuẩn: Chiến tranh và Hòa bình (“The Eighteenth Brumaire of Bruno Latour” Ngày Mười tám tháng Sương mù của Bruno Latour). Schaffer lập luận rằng hylozoism vật hoạt luận của Latour – việc quy sự sống và tác tố cho mọi yếu tố của vũ trụ – đã thực sự biến đổi “Pasteur” (actants ký hiệu học) và theo đó là Pasteur (tác nhân lịch sử) thành một loại bậc thầy siêu nhiên. “Mặc dù Latour cho rằng ông đã sử dụng mánh khóe phân tích ‘Pasteur’ thành những cấu phần làm cho ông trở nên khả thể (các nhà vệ sinh, nông dân, bác sĩ quân đội, chế độ Đế quốc, nhà thống kê và vi sinh vật), nhưng trên thực tế, ông đã khôi phục vị thế của nhà vi sinh vật học vĩ đại này thành một người làm-phép lạ” (Schaffer 1991, 182).
Theo quan điểm của Schaffer, một yếu tố then chốt và đáng chú ý trong việc nâng tầm “Pasteur” này là việc Latour đánh giá thấp một cách có hệ thống các công trình thực nghiệm. Trong cuốn Les Microbes: Guerre et Paix Vi khuẩn: Chiến tranh và Hòa bình, các thí nghiệm về cơ bản là những thử thách về sức mạnh mà qua đó nhà khoa học cố gắng thu hút các thực thể phi nhân vào nỗ lực của mình; phòng thí nghiệm trở thành một “điểm Archimedean” cho phép Pasteur thay đổi thang đo và trở thành điểm chuyển tiếp bắt buộc cho một chùm các tác nhân và lợi ích mới (xem Latour 1983a). Trong cuốn sách này và các tài liệu ANT kinh điển khác, người ta ít quan tâm đến tính ngẫu nhiên và chất lượng đa nghĩa của các kết quả thí nghiệm—ví dụ, trong sự mơ hồ cơ bản của việc sao chép thí nghiệm được xác định bằng xã hội học tri thức khoa học (Collins 1985). ANT đã xem nhẹ những tình huống khó xử này để làm sắc nét hơn sức mạnh tạo điều kiện, tạo sinh tác tố của các thí nghiệm. Một phần của vấn đề với cách tiếp cận này là tính thô thiển và hàm ý nhân trung tâm luậntrong sự phân biệt giữa con người và phi người, và việc san phẳng được ngụ ý bởi một khái niệm “tác tố” bao trùm tất cả (Lee và Brown 1994). ANT đã làm nổi bật sự đa dạng hơn nhiều của các tác nhân tích cực tham gia vào quá trình khai mở các tranh cãi khoa học-công nghệ, nhưng nó đã làm như vậy bằng cách đánh đổi việc bộc lộ tất cả các tác nhân này “là giống nhau” (Hennion 2012, 592), tức là thể hiện một phương thức của tác tố khá chung chung, đơn điệu (xem Sayes [2014] để biết phân loại gần đây về các tác tố phi nhân trong ANT).
Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất của phép quy giản luận này là cách xử lý các tác tố sinh vật và động vật phi nhân bị cuốn vào công việc khoa học. Hãy nhớ rằng tiêu đề bài báo kinh điển năm 1986 của Callon đề cập đến “sự thuần hóa” sò điệp, và Latour, khi ông mô tả vai trò của sự sống vi khuẩn trong uy thế của Pasteur, thường dùng đến ngôn ngữ của sự làm chủ và thống trị. Tuy nhiên, theo thời gian, ANT [tr.10] đã mở ra những cách diễn giải có sắc thái hơn về khả năng của các sinh vật sống.5 Sự tiến hóa ấy chứng minh rằng lý thuyết này có chỗ cho những hiểu biết sâu sắc hơn về hành động. Trên thực tế, bất kỳ cuộc điều tra thực nghiệm nào dù chỉ chú ý tối thiểu cũng sẽ nhanh chóng cho thấy rằng phương thức hoạt động của bất kỳ actant kẻ hành động nào - loại sức mạnh hoặc sức ép do bất kỳ hợp quần nào tạo ra - thực chất sui generis riêng biệt và một mô tả ANT tốt sẽ cho phép đặc tính riêng biệt này có đủ không gian để hiện thân. Sự đánh giá cao này đối với tính đặc thù của các phương thức tồn tại và hành động cụ thể sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn khi ANT vượt ra ngoài trọng tâm ban đầu của nó là khoa học-công nghệ và bắt đầu khám phá các trật tự hành động khác.6
______________________________________
Nguồn: Javier Lezaun (2017). Actor-Network Theory, Forthcoming in C. Benzecry, M. Krause and I. Reed (eds.) Social Theory Now. The University of Chicago Press, 2017.
Notes
1 Một dấu hiệu giai thoại về sự mở rộng này: ấn bản năm 1987 của Lý thuyết Xã hội Ngày nay chỉ đề cập đến công việc trong truyền thống mạng-tác nhân. Một chú thích trong chương về phương pháp luận dân tộc học của John Heritage (1987, 265) đã đề cập đến cuốn sách Cuộc sống Thí nghiệm của Latour và Woolgar (1979) như một ví dụ về một nghiên cứu “hội tụ về bầu không khí, mặc dù không theo định hướng cụ thể, với chương trình ‘nghiên cứu về công việc’ [phương pháp luận dân tộc học].”
2 Để thảo luận về các biến thể đa dạng và đôi khi loại trừ lẫn nhau của “chủ nghĩa kiến tạo xã hội” đã phát triển mạnh trong các nghiên cứu khoa học, xem Golinski (2008), Hacking (1999) và Sismondo (1993).
3 Định nghĩa này gợi nhớ đến một đoạn trong tác phẩm Nguồn gốc Xã hội của nền Dân chủ và Chế độ Độc tài của Barrington Moore: “Để duy trì và truyền tải một hệ thống giá trị”, Moore (1966, 468) viết, “con người bị đấm đá, bắt nạt, bị bỏ tù, bị ném vào trại tập trung, bị dụ dỗ, bị mua chuộc, bị biến thành anh hùng, bị khuyến khích đọc báo, bị dồn vào chân tường và bị bắn, và đôi khi thậm chí còn bị dạy về xã hội học”. ANT có thể được coi là một nỗ lực nhằm giải quyết tất cả các phương thức hành động đó (bao gồm cả việc giảng dạy xã hội học) thông qua một bộ máy đại diện đầy đủ cho nhiều yếu tố trung gian phi nhân có liên quan đến các hoạt động đó
4 Trung tâm của ANT trong những năm 1980 và 1990, Trung tâm Xã hội học Đổi mới, là một phần của École Nationale Supérieure des Mines de Paris, một Học viện Giáo dục Đại học Kỹ thuật ưu tú. Nhiều người chủ trương hàng đầu của ANT—đặc biệt là Michel Callon, Madeleine Akrich và Antoine Hennion—là cựu sinh viên của Grande École này và đã phát triển phương pháp tiếp cận đặc trưng của họ trong quá trình tương tác với sinh viên kỹ thuật. Như Fabian Muniesa lưu ý, điều này đã ảnh hưởng đến loại “chủ nghĩa kiến tạo” đặc trưng của ANT thời kỳ đầu. “Đối với ANT,” ông viết, “thực tại được kiến tạo, nhưng được kiến tạo theo nghĩa kỹ sư (thực tại vững chắc là kết quả của một quá trình kết nối vật chất có tổ chức, mong manh và tốn công sức) chứ không phải theo nghĩa thường được đưa ra trong khoa học xã hội tiêu chuẩn (kiến tạo xã hội được xem xét dưới góc độ các quy ước xã hội, hệ thống niềm tin, trạng thái tinh thần hoặc biểu đạt tập thể)” (Muniesa 2015, 62; xem thêm Hennion 2016). Trong khi đó, và ngược lại, xã hội học tri thức khoa học xuất hiện ở Vương quốc Anh vào cuối những năm 1970 đã nỗ lực khẳng định mình là một ngành xã hội học hoàn chỉnh, ngang hàng với các nhánh khác của ngành và chỉ khác biệt ở đối tượng nghiên cứu.
5 Sự hợp tác của Latour với nhà nghiên cứu linh trưởng học Shirley Strum đánh dấu một bước chuyển tiếp về mặt này (Strum và Latour 1987). Thậm chí còn quan trọng hơn là ảnh hưởng của một số người đối thoại quan trọng nhất của ANT, đặc biệt là Donna Haraway, Vinciane Despret và Isabelle Stengers.
6 Công trình của Antoine Hennion về những người yêu âm nhạc và các hình thức nghiệp dư khác đã minh họa ngay từ đầu khả năng của ANT trong việc cung cấp một bản tường thuật sắc thái và đa dạng hơn về tác tố (Hennion 2015; xem thêm Gomart và Hennion 1999). Việc Hennion khám phá trình tự hoạt động và thụ động đối với các đối tượng kỹ thuật gợi nhớ đến ý tưởng về “vũ điệu tác tố” được Andrew Pickering (1995) phát triển trong các nghiên cứu của ông về công trình khoa học trong vật lý hạt và toán học. Điều gắn kết Hennion và Pickering, bất chấp các đối tượng thực nghiệm khác biệt của họ, là sự đồng điệu chung với chiều kích thời gian trong sự xuất hiện của tác tố.
References
Akrich, M., and B. Latour. 1992. “A Summary of a Convenient Vocabulary for the Semiotics of Human and Nonhuman Assemblies.” In Shaping Technology/Building Society Studies in Sociotechnical Change, 259–64. Cambridge, MA: MIT Press.
Barry, A. 2013. “The Translation Zone: Between Actor-Network Theory and International Relations.” Millennium-Journal of International Studies 41 (3): 413–29.
Barthe, Y., M. Callon, and P. Lascoumes. 2001. Agir dans un monde incertain. Essai sur la démocratie technique. Paris: Seuil.
Blok, A., and T. E. Jensen. 2011. Bruno Latour: Hybrid Thoughts in a Hybrid World. London: Routledge.
Bloor, D. 1973. “Wittgenstein and Mannheim on the Sociology of Mathematics.” Studies in History and Philosophy of Science Part A 4 (2): 173–91.
Boltanski, L. 2011. On Critique: A Sociology of Emancipation. London: Polity.
Bordeleau, E. 2015. “Bruno Latour and the Miraculous Present of Enunciation.” In Breaking the Spell: Contemporary Realism Under Discussion, edited by A. Longo and S. de Sanctis, 155-167. Milano: Mimesis International.
Brown, S. D. 2002. “Michel Serres.” Theory, Culture and Society 19 (3): 1–27.
Bryan, D., R. Martin, J. Montgomerie, and K. Williams. 2012. “An Important Failure: Knowledge Limits and the Financial Crisis.” Economy and Society 41 (3): 299–315.
Çalişkan, K. 2010. Market Threads: How Cotton Farmers and Traders Create a Global Commodity. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Çalışkan, K., and M. Callon. 2009. “Economization, Part 1: Shifting Attention from the Economy towards Processes of Economization.” Economy and Society 38 (3): 369–98.
———. 2010. “Economization, Part 2: A Research Programme for the Study of Markets.” Economy and Society 39 (1): 1–32.
Callon, M. 1975. “L’opération de traduction comme relation symbolique.” Les incidences des rapports sociaux sur la science. Paris: Cordes.
———. 1981. “Struggles and Negotiations to Define What Is Problematic and What Is Not: The Socio-Logic of Translation.” In The Social Process of Scientific Investigation, 197–219. New York: Springer.
———. 1986. “Some Elements of a Sociology of Translation: Domestication of the Scallops and the Fishermen of St. Brieuc Bay.” Power, Action, and Belief: A New Sociology of Knowledge 32: 196–223.
———. 1998a.” Introduction: The Embeddedness of Economic Markets in Economics.” The Sociological Review 46 (1): 1–57.
———. 1998b.” An Essay on Framing and Overflowing: Economic Externalities Revisited by Sociology.” The Sociological Review 46 (1): 244–S69.
———. 1999. “Actor-Network Theory—the Market Test.” The Sociological Review 47 (S1): 181–S95.
———. 2007a. “What Does It Mean to Say That Economics Is Performative?” In Do Economists Make Markets? On the Performativity of Economic, edited by D.
MacKenzie, F. Muniesa, and L. Siu, 311–57. Princeton, NJ: Princeton University Press.
———. 2007b. “An essay on the growing contribution of economic markets to the proliferation of the social.” Theory, Culture & Society 24(7-8): 139-163.
———. 2009. “Civilizing markets: Carbon trading between in vitro and in vivo experiments.” Accounting, Organizations and Society 34(3): 535-548.
———. 2013. “Qu’est-ce qu’un agencement marchand.” In Sociologie des agencements marchands: Textes choisis, edited by M. Callon et al, 325–440. Paris: Presses des Mines.
———. 2016. “Revisiting Marketization: From Interface-Markets to Market- Agencements.” Consumption Markets and Culture 19 (1): 17–37.
Callon, M., and B. Latour. 1981. “Unscrewing the big Leviathan: how actors macro-structure reality and how sociologists help them to do so.” In Advances in Social Theory and Methodology: Toward an Integration of Micro- and
Macro-Sociologies, edited by K. Knorr-Cetina and A.V. Cicourel, 277-303. London: Routledge & Kegan Paul.
———. 1992. “Don’t Throw the Baby Out with the Bath School! A Reply to Collins and Yearley.” In Science as Practice and Culture, edited by Andrew Pickering, 343–68. Chicago: University of Chicago Press.
Callon, M., Y. Millo, and F. Muniesa. 2007. Market Devices. Special issue of the Sociological Review 55 (1).
Callon, M., and F. Muniesa. 2005. “Peripheral Vision Economic Markets as Calculative Collective Devices.” Organization Studies 26 (8): 1229–50.
Chakrabarty, D. 2000. Provincializing Europe: Postcolonial Thought and Historical Difference. Princeton, NJ: Princeton University Press.
———. 2009. “The Climate of History: Four Theses.” Critical Inquiry 35 (2): 197–222.
Cochoy, F. 2008. “Calculation, Qualculation, Calqulation: Shopping Cart Arithmetic, Equipped Cognition and the Clustered Consumer.” Marketing Theory 8 (1): 15–44.
———. 2014. “A Theory of ‘Agencing’: On Michel Callon’s Contribution to Organizational Knowledge and Practice.” The Oxford Handbook of Sociology, Social Theory, and Organization Studies, 106–24. New York: Oxford University Press.
Collins, H. 1985. Changing Order: Replication and Induction in Scientific Practice. Chicago: University of Chicago Press.
Collins, H. M., and S. Yearley. 1992. “Epistemological Chicken.” In Science as Practice and Culture, edited by Andrew Pickering, Chicago: University of Chicago Press.
Deleuze, Giles. 1989. Qu’est-ce qu’un dispositif? In Michel Foucault philosophe. Rencontre international, Paris, 9, 10, 11 janvier 1988. Paris: Le Seuil., DiSalvo, C. 2012. Adversarial design. The MIT Press.
Fischer, M. M. 2014. “The Lightness of Existence and the Origami of ‘French’ Anthropology: Latour, Descola, Viveiros de Castro, Meillassoux, and Their So-Called Ontological Turn.” HAU: Journal of Ethnographic Theory 4 (1): 331–55.
Fourcade, M. 2011. “Cents and Sensibility: Economic Valuation and the Nature of ‘Nature.”’ American Journal of Sociology 116 (6): 1721–77.
Gad, C., and C. B. Jensen. 2010. “On the Consequences of Post-ANT.” Science, Technology and Human Values 35 (1): 55–80.
Geiger, S., Harrison, D., Kjellberg, H., and Mallard, A. 2014. Concerned Markets: Economic Ordering for Multiple Values. Cheltenham: Edward Elgar Publishing.
Golinski, J. 2008. Making Natural Knowledge: Constructivism and the History of Science. Chicago: University of Chicago Press.
Golinski, J. 2010. “Science and Religion in Postmodern Perspective: The Case of Bruno Latour.” In Science and Religion: New Historical Perspectives, edited by T. Dixon, G. Cantor and S. Pumfrey 50-68. Cambridge: Cambridge University Press.
Gomart, E., and Hennion, A. (1999). “A sociology of attachment: music amateurs, drug users.” The Sociological Review 47(S1): 220-247.
Granovetter, M. 1983. “The Strength of Weak Ties: A Network Theory Revisited.” Sociological Theory 1 (1): 201–33.
———. 1985. “Economic Action and Social Structure: The Problem of Embeddedness.” American Journal of Sociology 91 (3): 481–510.
Greimas, A. J. 1973. “Les actants, les acteurs et les figures.” In Sémiotique narrative et textuelle. Paris: Larousse. Pp. 161–176.
Guggenheim, M., and J. Potthast. 2012. “Symmetrical twins: On the relationship between Actor-Network theory and the sociology of critical capacities.” European Journal of Social Theory 15(2): 157-178.
Hacking, I. 1999. The Social Construction of What? Cambridge, MA: Harvard University Press.
Harman, G. 2014. Bruno Latour: Reassembling the Political. London: Pluto.
Hennion, A. 2007. “Those things that hold us together: Taste and sociology.” Cultural sociology, 1(1), 97-114.
———. 2013. “Review Essay: 2012. Enquête sur les modes d’existence.” Science, Technology & Human Values 38(4): 588-594.
———. 2015. The Passion for Music: A Sociology of Mediation. Farnham: Ashgate.
———. 2016. “From ANT to Pragmatism: A Journey with Bruno Latour at the CSI.” New Literary History 47(2): 289-308.
Heritage, J. 1987. “Ethnomethodology.” In Social Theory Today, edited by Anthony Giddens and Jonathan Turner, 224–72. Stanford, CA: Stanford University Press.
Latour, B. 1983. “Give Me a Laboratory and I Will Raise the World.” In Science Observed: Perspectives on the Social Study of Science, edited by K. D. Knorr-Cetina and M. Mulkay, 141-170. London: Sage.
———. 1987. Science in Action: How to Follow Scientists and Engineers through Society. Cambridge, MA: Harvard University Press.
———. 1988a. The Pasteurization of France. Cambridge, MA: Harvard University Press.
———. 1988b. “The Politics of Explanation: An Alternative.” In Knowledge and Reflexivity: New Frontiers in the Sociology of Knowledge, edited by Steve Woolgar, 155–76. London: Sage.
———. 1993. We Have Never Been Modern. Cambridge, MA: Harvard University Press.
———. 1999. “On Recalling ANT.” The Sociological Review 47 (S1): 15–25.
———. 2002. “Gabriel Tarde and the End of the Social.” In The Social in Question: New Bearings in History and the Social Sciences, edited by Patrick Joyce, 117–32. London: Routledge.
———. 2003. “What If We Talked Politics a Little?” Contemporary Political Theory 2 (2): 143–64.
———. 2004a. “Why Has Critique Run Out of Steam? From Matters of Fact to Matters of Concern.” Critical Inquiry 30 (2): 225–48.
———. 2004b. Politics of Nature: How to Bring the Sciences into Democracy. Cambridge, MA: Harvard University Press.
———. 2005. Reassembling the Social—An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford, UK: Oxford University Press.
———. 2010a. The Making of Law: An Ethnography of the Conseil d’État. London: Polity.
———. 2010b. “An Attempt at a ‘Compositionist Manifesto.’” New Literary History 41 (3): 471–90.
———. 2013a. An Inquiry into Modes of Existence: An Anthropology of the Moderns. Cambridge, MA: Harvard University Press.
———. 2013b. “Facing Gaia: Six Lectures on the Political Theology of Nature.” Gifford Lectures, Edinburgh University.
———. 2013c. “Biography of an inquiry: On a book about modes of existence.” Social Studies of Science 43(2): 287-301.
———. 2014a. “Anthropology at the Time of the Anthropocene—A Personal View of What Is To Be Studied.” Distinguished lecture delivered at the American Anthropological Association annual meeting, Washington, DC, December.
———. 2014b. “Another Way to Compose the Common World.” HAU: Journal of Ethnographic Theory 4 (1): 301–7.
Latour, B., and Woolgar, S. 1979. Laboratory Life: The Social Construction of Scientific Facts. Beverly Hills, CA: Sage.
———. 1986. Laboratory Life: The Construction of Scientific Facts. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Law, John. 1987. “Technology and Heterogeneous Engineering: The Case of Portuguese Expansion.” In The Social Construction of Technological Systems: New Directions in the Sociology and History of Technology, edited by Wiebe E. Bijker, Thomas P. Hughes, and Trevor Pinch, 13–34. Cambridge, MA: MIT Press.
———. 1994. Organizing Modernity. Oxford, UK: Blackwell.
———. 2004. After Method: Mess in Social Science Research. London: Routledge.
Law, J., and Lien, M. 2012. “Slippery: Field notes on empirical ontology.” Social Studies of Science 43(3): 363-378.
Lee, N., and S. Brown. 1994. “Otherness and the Actor Network.” American Behavioral Scientist 37 (6): 772–90.
Lépinay, V. A. 2011. Codes of Finance: Engineering Derivatives in a Global Bank. Princeton, NJ: Princeton University Press.
López Gómez, D., and F. J. Tirado. 2012. “Teoría del Actor-Red: Un pragmatism contemporáneo.” In Teoría del Actor-Red: Más allá de los estudios de ciencia y tecnología, edited by D. López Gómez and F. J. Tirado, 1-16. Barcelona, Spain: Armentia Editorial.
Lynch, M. 1997. Scientific Practice and Ordinary Action: Ethnomethodology and Social Studies of Science. Cambridge, UK: Cambridge University Press.
MacKenzie, D. 2004. “The Big, Bad Wolf and the Rational Market: Portfolio Insurance, the 1987 Crash and the Performativity of Economics.” Economy and Society 33 (3): 303–34.
———. 2006. An Engine, Not a Camera: How Financial Models Shape Markets. Cambridge, MA: MIT Press.
———. 2007. “Is Economics Performative? Option Theory and the Construction of Derivative Markets.” In Do Economists Make Markets? On the Performativity of Economics, edited by D. MacKenzie, F. Muniesa, and L. Siu, 54–86. Princeton, NJ: Princeton University Press.
———. 2009. Material Markets: How Economic Agents Are Constructed. Oxford, UK: Oxford University Press.
MacKenzie, D. A., and Y. Millo. 2003. “Constructing a Market, Performing Theory: The Historical Sociology of a Financial Derivatives Exchange.” American Journal of Sociology 109 (1): 107–45.
MacKenzie, D. A., F. Muniesa, and L. Siu, eds. 2007. Do Economists Make Markets? On the Performativity of Economics. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Marres, N. 2012. Material Participation: Technology, the Environment and Everyday Publics. New York: Palgrave Macmillan.
McGee, K. 2014. Bruno Latour: The Normativity of Networks. London: Routledge.
Mirowski, P., and E. Nik-Khah. 2007. “Performativity, and a Problem in Science Studies, Augmented with Consideration of the FCC Auctions.” In Do Economists Make Markets? On the Performativity of Economics, edited by D. MacKenzie, F. Muniesa, and L. Siu, Princeton, NJ: Princeton University Press.
Mol, A. 2013. “Mind Your Plate! The Ontonorms of Dutch Dieting.” Social Studies of Science 43 (3): 379–96.
Muniesa, F. 2000. “Un robot walrasien. Cotation électronique et justesse de la découverte des prix.” Politix 13 (52): 121–54.
———. 2007. “Market Technologies and the Pragmatics of Prices.” Economy and Society 36 (3): 377–95.
———. 2014. The Provoked Economy: Economic Reality and the Performative Turn. London: Routledge.
Muniesa, F., and M. Callon. 2007. “Economic Experiments and the Construction of Markets.” In Do Economists Make Markets? On the Performativity of Economics, edited by D. MacKenzie, F. Muniesa, and L. Siu, 163–89. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Muniesa, F., Y. Millo, and M. Callon. 2007. “An Introduction to Market Devices.” The Sociological Review 55 (S2): 1–12.
Pellandini-Simányi, L. 206. “Non-marketizing agents in the study of markets: competing legacies of performativity and actor-network-theory in the marketization research program.” Journal of Cultural Economy.
Pickering, A. 1995. The Mangle of Practice: Time, Agency & Science. Chicago: University of Chicago Press.
Pottage, A. 2012. “The Materiality of What?” Journal of Law and Society 39 (1): 167–83.
Preda, A. 2009. Framing Finance: The Boundaries of Markets and Modern Capitalism. Chicago: University of Chicago Press.
Riles, A. 2011. Collateral Knowledge: Legal Reasoning in the Global Financial Markets. Chicago: University of Chicago Press.
Sayes, E. 2014. “Actor-Network Theory and Methodology: Just What Does It Mean To Say That Nonhumans Have Agency?” Social Studies of Science 44 (1): 134–49.
Schaffer, S. 1991. “The Eighteenth Brumaire of Bruno Latour.” Studies in History and Philosophy of Science Part A 22 (1): 174–92.
Schmidgen, H. 2013. “The materiality of things? Bruno Latour, Charles Péguy, and the history of science.” History of the Human Sciences 26(1), 3-28.
Serres, M. 1974. La traduction. Paris: Editions de minuit.
———. 1980. Le parasite. Paris: Grasset.
———. 1995. The Natural Contract. Ann Arbor: University of Michigan Press.
———. 1988. “Following Scientists Around.” Social Studies of Science 18(3): 533–50.
Shapin, S. 1988. “Following scientists around.” Social Studies of Science 18(3): 533-550.
Sismondo, S. 1993. “Some Social Constructions.” Social Studies of Science 23(3):515–53.
Smith, B. H. 2016. “Anthropotheology: Latour Speaking Religiously.” New Literary History 47(2): 331-351.
Strum, S. S., and B. Latour. 1987. “Redefining the Social Link: From Baboons to Humans.” Social Science Information 26 (4): 783–802.
Tresch, J. 2013. “Another Turn after ANT: An Interview with Bruno Latour.” SocialStudies of Science 43 (2): 302–13.
Viveiros de Castro, E. 2016. “Sur les modes d’existence extramodernes.”
Williamson, O. E. 1993. “Calculativeness, Trust, and Economic Organization. Journal of Law and Economics 36 (1): 453–86.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét