Powered By Blogger

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Vượt qua các Ranh giới Tường giải: Một lời bạt



Vượt qua các Ranh giới Tường giải: Một lời bạt

Alan Sokal

Người dịch: Hà Hữu Nga


Bài viết này được gửi đến để công bố ở tờ Social Text, nhưng không may đã bị tờ báo này từ chối. Sau đó nó được công bố trên tờ Dissent 43 (4), trang 93-99 (Thu 1996) và, có khác đôi chút khi được công bố trên tờ Philosophy and Literature 20(2), tr. 338-346 (Tháng 10, 1996).

Không phải tôi viết bài này chỉ với mục đích đính chính về sự hiểu lầm cách diễn giải trong bài của tôi đăng trên tờ Social Text. Đích ngắm rộng lớn hơn của tôi chính là những người đồng thời, mà những người này bằng các hành động thực hiện ước muốn lặp đi lặp lại, đã tái dụng các kết luận của triết học khoa học, và với sự trợ lực của hàng loạt nguyên do chính trị xã hội, cho những gì mà các kết luận này khó mà thích ứng được. Các nhà nữ quyền luận, các nhà tông phái pháp tôn giáo (bao gồm cả “các khoa học gia sáng tạo”), các nhà phản văn hóa luận, các nhà tân bảo thủ, và một đám đông các bạn đồng hành tò mò khác đã yêu sách quyết tìm cho bằng đủ số thóc để đổ đầy bồ nhà mình, đó là cái món thóc tri thức chẳng hạn như tính vô ước và sự kém xác định của các lý thuyết khoa học đã được công khai thừa nhận. Sự thay thế ý tưởng cho rằng các sự kiện và bằng chứng thì có ý nghĩa to lớn, bằng ý tưởng cho rằng mọi thứ đều rút lại thành các lợi ích và viễn cảnh chủ thể tính chính là – trong đó ý tưởng thứ hai chỉ quy vào các chiến dịch chính trị Mỹ -  hiện thân độc hại nhất và lồ lộ nhất của thứ chủ nghĩa phản tri thức trong thời đại chúng ta. Science and Relativism [Larry Laudan 1990, p. X]. Les grandes personnes sont décidément bien bizarres, se dit le petit prince. Những kẻ lớn chắc chắn là rất kỳ cục, ông Hoàng bé nói - Antoine de Saint Exupéry, Le Petit Prince.

Ái chà, các nhà biên tập của tờ Social Text đã phát hiện ra rằng bài viết Vượt qua các gianh giới: Hướng tới một Chuyển đổi Tường giải về Lý thuyết Hấp dẫn Lượng tử của tôi đã xuất hiện trên tờ Social Text #46/47, là một trò chế nhạo. Bằng cái nhìn về những vấn đề chính trị và tri thức quan trọng xuất hiện trong tình tiết này, họ đã hào phóng chấp thuận công bố Lời bạt (không chế nhạo) này, trong đó tôi giải thích các động cơ và quan điểm thực sự của tôi 1. Một trong những mục đích của tôi là muốn có một đóng góp nhỏ cho cuộc đối thoại về Cánh tả giữa các nhà nhân văn và các nhà khoa học tự nhiên – “hai văn hóa”, trái ngược với một số tuyên bố lạc quan (hầu hết là của nhóm nhân văn), có lẽ là tách biệt xa hơn về mặt tinh thần với bất cứ thời gian nào trong vòng 50 năm qua.

Giống hệt như cái thể loại nhằm chế nhạo, vô số ví dụ tương tự của chúng có thể được tìm thấy trong danh mục tham khảo của tôi – bài viết của tôi là một mélange [pha trộn] giữa những cái thật, nửa thật, một phần tư thật, những cái giả, non sequiturs [những thứ phi logic], và những câu đúng về mặt cú pháp, nhưng lại không hề có bất cứ một ý nghĩa gì. (Đáng buồn là lại chỉ có một nhúm câu như vậy: tôi đã cố tạo ra chúng, nhưng tôi lại thấy rằng mình đã giành dụm cho sự bùng nổ hiếm hoi của cảm hứng, tôi chỉ không dùng mánh lới mà thôi. Tôi cũng khai thác một vài chiến lược khác được suy nghĩ kỹ càng (mặc dù đôi khi không cố ý) thuộc loại: thể hiện quyền uy trong môi trường logic; những lý thuyết tư biện đã biến mất với tư cách là một khoa học đã thành; những ngoại suy khiên cưỡng, và thậm chí ngớ ngẩn; phép tu từ có vẻ thiện chí nhưng ý nghĩa của nó lại mù mờ; và sự lẫn lộn giữa những ý nghĩa kỹ thuật và lời ngụ ý thường ngày của các từ tiếng Anh 2. Xin lưu ý, toàn bộ các công trình được trích dẫn trong bài viết của tôi đều là thật, và toàn bộ các đoạn dẫn đều tuyệt đối chính xác; không có gì được bịa ra hết).

Nhưng tại sao tôi lại làm như vậy? Tôi thú nhận rằng tôi là một Cựu Cánh tả đùa dai, hoàn toàn không hiểu làm thế nào mà giải cấu trúc lại được cho là trợ giúp cho giai cấp lao động. Và tôi là một nhà khoa học cổ lỗ ù lì, tin tưởng một cách ngây thơ rằng có tồn tại một thế giới ngoại tại, có tồn tại những chân lý khách quan về cái thế giới đó, và công việc của tôi là phát hiện ra một chân lý nào đó trong số chúng. (Nếu khoa học chỉ là một cuộc thương lượng của các qui ước xã hội về cái mà người ta thỏa thuận với nhau là “chân lý” thì tại sao tôi lại phải dâng hiến một phần lớn cuộc đời quá ngắn ngủi của tôi cho nó?). Tôi không mong ước trở thành Emily Post của lý thuyết trường lượng tử 3.

Nhưng mối bận tâm chính yếu của tôi lại không phải là bảo vệ khoa học khỏi bầy man rợ lit crit [không thấy Sokal ghi chú, nhưng chắc là nhại kiểu viết hậu hiện đại êình ănọc phê bình văn học - ND*] (chúng ta sẽ qua khỏi thôi, cám ơn). Hơn nữa, mối bận tâm của tôi, nói một cách rõ ràng là chính trị: chiến đấu chống lại một diễn ngôn kết cấu luận – xã hội/hậu cấu trúc luận/hậu hiện đại luận hiện đang thời thượng – và nói chung là chiến đấu chống lại thiên hướng chủ thể luận – thứ mà tôi tin là thù địch với các giá trị và tương lai của Cánh tả 4. Alan Ryan đã nói rất đúng về điều đó:

Việc các nhóm thiểu số được dàn trận để đi theo Michel Foucault và bỏ Jacques Derrida ở lại một mình, chẳng khác nào như muốn tự sát vậy. Quan điểm thiểu số luôn luôn cho rằng chân lý có thể làm sói mòn quyền lực…Một khi bạn đã đọc thấy Foucault nói rằng chân lý đơn giản là hiệu ứng của quyền lực thì chính bạn đã có nó rồi…Nhưng các khoa văn học, lịch sử và xã hội học Mỹ chứa một số lớn những người cánh tả tự nhận, những người luôn bối rối vì những nghi ngờ về tính khách quan đối với chủ nghĩa cấp tiến chính trị và luôn ở trong tình trạng hỗn độn 5. Cũng như Eric Hobsbawm đã chỉ trích sự nổi lên của các mốt thời thượng trí thức “hậu hiện đại” ở các đại học phương Tây, đặc biệt là ở các khoa văn và nhân học, là thứ ám chỉ rằng toàn bộ các “sự kiện” xác quyết sự tồn tại khách quan đều chỉ đơn giản là những kết cấu tri thức. Nói tóm lại đó là việc không phân biệt rõ ràng giữa sự thật và tưởng tượng. Nhưng đối với các sử gia, thậm chí đối với cả những người phản thực chứng luận hiếu chiến nhất trong chúng ta thì cái khả năng phân biệt giữa hai tính chất đó vẫn tuyệt đối mang tính nguyên tắc cơ bản 6. (Hobsbawm tiếp tục chỉ rõ công trình lịch sử có thể bác bẻ một cách nghiêm túc đến mức nào những tưởng tượng do các nhà dân tộc chủ nghĩa phản động ở Ân Độ, Israel, những người Balkans và các nơi khác nữa) đề xuất. Và cuối cùng Stanislav Andreski nói: Chừng nào quyền uy còn gợi lên sự kinh hãi, sự lẫn lộn, thì sự ngớ ngẩn còn làm tăng cường khuynh hướng bảo thủ trong xã hội. Trước hết, vì tư duy rõ ràng và logic dẫn tới sự tích lũy tri thức (sự tiến bộ của khoa học tự nhiên cho ta những ví dụ minh bạch nhất) và sự tiến bộ của tri thức sớm hay muộn thì cũng làm sói mòn trật tự truyền thống. Mặt khác, tư duy lộn xộn không dẫn người ta đến đâu cả đặc biệt là cuối cùng có thể tự vuốt ve mình mà không tạo ra được bất cứ một ảnh hưởng nào đối với thế giới cả 7. 

Với tư cách là một ví dụ về “tư duy lộn xộn”, tôi muốn coi một chương của Harding (1991) có tựa đề “Tại sao vật lý lại là một mô hình tồi đối với vật lý”. Tôi chọn ví dụ này vừa vì uy tín của Harding trong các lĩnh vực nhất định (nhưng lại không một chút nào) là nữ quyền, và vì tiểu luận của bà (không hề tương tự với loại này) được viết rất rõ ràng. Harding muốn trả lời câu hỏi “Có phải các tư tưởng phê phán nữ quyền phương Tây phù hợp với khoa học tự nhiên?”. Bà đã làm như vậy bằng cách đưa ra và sau đó bác bỏ 6 “niềm tin giả” về bản chất của khoa học tự nhiên. Một số bác bỏ của bà đã được thực hiện một cách hoàn hảo; nhưng chúng lại không chứng tỏ bất cứ điều gì giống cái mà bà đã yêu cầu chúng phải làm. Đó là vì bà đã đúc năm vấn đề khác biệt nhau thành một khối:

1)  Hữu thể luận. Những khách thể nào tồn tại trong thế giới? Những phán đoán nào về các khách thể này là chân?

2) Tri thức luận. Làm thế nào mà con người có được tri thức về các chân lý về thế giới? Làm thế nào mà họ đánh giá được tính chất đáng tin cậy của tri thức đó?

3) Xã hội học tri thức. Trong một xã hội nhất định, chịu tác động (hoặc quyết định) bởi các nhân tố ý thức hệ, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội, con người nhận thức được (hoặc có thể nhận thức được) các chân lý đến mức độ nào? Cũng câu hỏi đó được đặt ra cho các phán đoán giả được người ta tin tưởng một cách sai lầm là chân.

4) Đạo đức cá nhân. Nhà khoa học (hoặc kỹ thuật học) phải cam kết thực hiện (hoặc từ chối không thực hiện) những loại nghiên cứu nào?

5) Đạo đức xã hội. Xã hội phải khuyến khích, bảo trợ hoặc cấp kinh phí công khai (hoặc thay vào đó là ngăn chặn, đánh thuế hoặc cấm đoán) những loại nghiên cứu nào? Những câu hỏi này rõ ràng là có liên quan – tức là nếu không có các chân lý khách quan về thế giới thì cũng không có vấn đề gì để đặt câu hỏi người ta có thể biết những chân lý (không tồn tại) đó như thế nào – nhưng chúng là khác biệt về phương diện khái niệm.

Chẳng hạn, Harding (trích từ Forman 1987) đã chỉ ra rằng việc nghiên cứu ở Mỹ trong những năm 1940 về điện tử lượng tử phần lớn đã được kích động bởi những ứng dụng tiềm tàng về quân sự. Đúng là vậy. Giờ đây cơ học lượng tử đã làm cho vật lý chất rắn là có thể, mà đến lượt mình, nó làm cho điện tử lượng tử là có thể (chẳng hạn như bán dẫn), nó làm cho toàn bộ công nghệ hiện đại gần như có thể (chẳng hạn computer) 8. Và computer có những ứng dụng sinh lợi cho xã hội (chẳng hạn như nó cho phép nhà phê bình văn hóa hậu hiện đại tạo ra những bài viết của bà ta một cách hiệu quả hơn) cũng như những ứng dụng có hại (chẳng hạn như cho phép quân đội Mỹ giết người hiệu quả hơn). Điều đó làm nảy sinh một loạt vấn đề đạo đức cá nhân và xã hội: Xã hội phải cấm (hoặc ngăn cản) bất cứ ứng dụng nào của computer? Thực chất là cấm (hoặc ngăn cản) việc nghiên cứu về computer? Cấm (hoặc ngăn cản) nghiên cứu về điện tử lượng tử?  Về vật lý chất rắn? Về cơ học lượng tử? Và tương tự như vậy đối với cá nhân các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật học. (Rõ ràng là một câu trả lời khẳng định đối với những câu hỏi đó trở nên khó minh định hơn khi người ta tiếp tục lần theo cái danh mục đó; nhưng tôi không muốn tuyên bố bất cứ điều gì về những vấn đề này một cách tiên thiên không chính đáng). Cũng vẫn, đã xuất hiện những câu hỏi về phương diện xã hội, chẳng hạn: tri thức của chúng ta về khoa học computer, về điện tử lượng tử, về vật lý chất rắn và cơ học lượng tử đã đạt đến mức độ nào? – và sự thiếu hụt tri thức của chúng ta về những chủ đề khoa học khác, chẳng hạn như khí hậu toàn cầu – một kết quả lựa chọn chính sách công thiên về chủ nghĩa quân phiệt đã đến mức độ nào? Các (hoặc bất kỳ) lý thuyết sai lầm về khoa học computer, về điện tử lượng tử, về vật lý chất rắn và về cơ học lượng tử là kết quả (bộ phận hay tổng thể) của các sự kiện hệ tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế, và xã hội, đặc biệt là văn hóa về chủ nghĩa quân phiệt đã đến mức độ nào?9

Đây là toàn bộ những vấn đề nghiêm túc xứng đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc bằng cách bám chặt vào các tiêu chuẩn cao nhất của chứng cớ lịch sử và khoa học. Nhưng chúng lại không hề có bất cứ tác động nào đến những câu hỏi khoa học cơ bản: phải chăng các nguyên tử (và các tinh thể silicon, các bán dẫn và computer) thực sự hành xử theo các qui luật của cơ học lượng tử (và vật lý chất rắn, điện tử lượng tử và khoa học computer). Định hướng quân phiệt của khoa học Mỹ hoàn toàn đơn giản là không có bất cứ cái gì liên quan đến vấn đề hữu thể luận, và chỉ có trong một kịch bản hoàn toàn phi lý nó mới có thể có bất cứ một tác động nào đó đến vấn đề tri thức luận. (Chẳng hạn nếu cộng đồng các nhà vật lý chất rắn trên toàn thế giới khi đi theo cái mà họ tin là những tiêu chuẩn truyền thống của chứng cứ khoa học đều vội vàng chấp nhận một lý thuyết sai lầm về hành vi của chất bán dẫn vì nhiệt tình của họ đối với việc đột phá vào công nghệ quân sự là cái mà lý thuyết này sẽ làm cho trở nên có khả năng). Andrew Ross đã rút ra một tương đồng giữa các văn hóa thiên về phân cấp (tri thức cao, tri thức vừa phải, và tri thức phổ thông) quen thuộc với việc phê bình văn hóa, và việc phân ranh giới giữa khoa học và giả khoa học 10. Ở cấp độ xã hội học đây là một quan sát sâu sắc; nhưng ở cấp độ tri thức luận và hữu thể luận thì đó chỉ đơn thuần là điên rồ. Ross dường như đã thừa nhận điều này, vì ông đã trực tiếp nói rằng:

Tôi không muốn khăng khăng lý giải theo nghĩa đen của sự tương đồng này…Việc sử lý một cách thấu đáo sẽ tính đến những khác biệt khả năng, có tính cục bộ giữa vương quốc thị hiếu văn hóa và vương quốc thị hiếu khoa học [!], nhưng cuối cùng nó sẽ họat động dựa trên sự cân bằng giữa xác quyết của nhà kinh nghiệm chủ nghĩa là có tồn tại những niềm tin phụ thuộc-phi ngữ cảnh và cái mà họ có thể xác quyết là chân và là xác quyết của nhà văn hóa học rằng niềm tin chỉ được chấp nhận là chân về phương diện xã hội 11. Nhưng cái bất khả tri tri thức luận ấy chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng, tối thiểu là không phải cho những người khao khát thay đổi xã hội. Việc không thừa nhận rằng những xác quyết tùy thuộc – phi ngữ cảnh có thể là chân, và bạn thực sự không phủ nhận cơ học lượng tử và sinh học phân tử: bạn cũng phủ nhận luôn phòng hơi ngạt của bọn Quốc xã, phủ nhận chế độ nô lệ người da đen ở Mỹ, và phủ nhận luôn một sự thật là chính hôm nay New York đang mưa. Hobsbawm đã đúng: sự thật tạo ra ý nghĩa, và một số sự thật nào đó (giống như hai đoạn trích  đầu tiên ở trên) có một ý nghĩa thật là to lớn.

Ross cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng ở cấp độ xã hội học, việc duy trì tuyến ngăn cách giữa khoa học và giả khoa học được dùng – trong nhiều vấn đề khác nữa - để duy trì quyền lực xã hội của những kẻ dù muốn dù không vẫn có phẩm chất khoa học hình thức, dựa vào khoa học. Nó cũng đã được sử dụng để làm tăng hy vọng về một cuộc sống tầm thường ở Mỹ từ 47 đến 76 năm ít hơn một thế kỷ 12). Ross lưu ý rằng:

Vào một thời điểm nào đó, phê bình văn hóa đã phải đối mặt với nhiệm vụ bộc lộ những mối quan tâm thể chế tương tự, được ban tặng đối với các cuộc tranh cãi về giai cấp, giới, chủng tộc, và sự ưu tiên về giới tính là cái chạm đến những cái hố ngăn cách giữa các nền văn hóa có thị hiếu và tôi không nhận thấy bất cứ lý do tối hậu nào để chúng ta từ bỏ cái chủ nghĩa hoài nghi khó nhằn khi chúng ta phải đối mặt với khoa học 13.

Khá đủ: trong thực tế các nhà khoa học là những người đầu tiên khuyến cáo chủ nghĩa hoài nghi đối mặt với những xác quyết chân lý của những người khác (và của riêng mình). Nhưng một thứ chủ nghĩa hoài nghi tự cao tự đại, một thứ bất khả tri nhạt nhẽo (hoặc mù lòa) sẽ không thể đưa bạn đi đến đâu cả. Các nhà phê bình văn hóa như các nhà lịch sử hoặc các nhà khoa học cần một chủ nghĩa hoài nghi có thông tin: một thứ chủ nghĩa có thể đánh giá bằng chứng và logic, và xuất hiện những phán quyết có lý (mặc dù chỉ là thử nghiệm) dựa trên cái bằng chứng và logic đó.

Trong vấn đề này Ross có thể bắt bẻ rằng tôi đang gá lắp trò chơi quyền lực theo thiên hướng của riêng mình: Làm thế nào mà ông ta, một giáo sư nghiên cứu Mỹ cạnh tranh được với tôi, một nhà vật lý, trong một cuộc thảo luận về cơ học lượng tử 14? (Hoặc thậm chí giáo sư về năng lượng hạt nhân – một chủ đề về cái mà tôi không có bất cứ một tí kỹ năng nào). Nhưng sự thật lại là ở chỗ chắc là tôi sẽ không thể thắng được trong trận tranh luận với một nhà sử học chuyên nghiệp về những nguyên do của cuộc Thế chiến I. Tuy nhiên, là một trí thức thế tục với một ít tri thức khiêm tốn về lịch sử, tôi chỉ có thể đánh giá về bằng chứng và logic được các nhà sử học đua nhau đưa ra , và có thể đi tới một loại phán đoán nào đó có lý (dù thử nghiệm). Không có khả năng đó thì làm thế nào mà bất kỳ một người có suy nghĩ nào có thể minh định được là năng động về phương diện chính trị?).

Vấn đề rắc rối là ở chỗ một số ít nhà khoa học trong xã hội chúng ta cảm thấy sự tự tin này khi giải quyết các vấn đề khoa học. Như C.P. Snow đã nhận thấy trong tập bài giảng “Hai văn hóa” nổi tiếng của ông 35 năm trước: Thật may mắn cho tôi được có mặt tại nơi tập trung những con người theo tiêu chuẩn văn hóa truyền thống vẫn được coi là có giáo dục cao và là những con người rất có gu, vẫn đang thể hiện sự ngờ vực của họ đối với sự thất học của các nhà khoa học. Một hoặc hai lần tôi đã gợi lên và đã hỏi bạn bè rằng tại sao nhiều người trong số họ lại có thể mô tả qui luật nhiệt động học thứ hai. Câu trả lời thật lạnh: đó cũng là tiêu cực. Nhưng tôi lại đang hỏi một cái gì đó về cái tương đương với khoa học về việc: Bạn đã đọc bất cứ tác phẩm nào của Shakespeare chưa? Giờ đây tôi tin tưởng rằng nếu tôi đã hỏi một câu hỏi thậm chí đơn giản hơn – chẳng hạn như, bạn muốn nói gì với khối lượng, hoặc gia tốc, là cái tương đương  khoa học khi nói, Bạn có biết đọc không? – không nhiều hơn một trong số mười người có giáo dục cao có lẽ đã có cảm giác rằng tôi đang nói cùng một thứ ngôn ngữ. Vì vậy đại dinh lũy của vật lý hiện đại vẫn mọc lên, và đa số những con người thông minh nhất trong thế giới phương Tây đã có một sự hiểu biết đáng kể về nó chẳng khác nào các tổ tiên thời đại đá mới của họ cũng có 15.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều lời buộc tội đối với tình trạng như vậy trong các vụ việc tùy thuộc vào các nhà khoa học. Việc giảng dạy toán và khoa học thường mang tính độc đoán 16; và đây là một phản đề không phải chỉ đối với các nguyên lý của khoa sư phạm, mà còn cả với chính những nguyên tắc của bản thân khoa học nữa. Xin đừng băn khoăn là hầu hết người Mỹ không thể phân biệt được khoa học và giả khoa học: các giáo viên khoa học của họ chưa bao giờ cung cấp cho họ bất cứ nền tảng duy lý nào để làm như vậy. (Xin hãy hỏi một sinh viên học lực trung bình: Có phải vật chất cấu tạo nên nguyên tử không? Vâng. Tại sao anh lại nghĩ như vậy? Người đọc có thể tự điền câu trả lời vào đây). Vậy thì có bất cứ một ngạc nhiên nào về chuyện là 36% người Mỹ tin tưởng vào thần giao cách cảm, và 47% tin vào việc lý giải tôn giáo về Sáng thế 17? 

Như Ross đã lưu ý 18, nhiều vấn đề chính trị trung tâm của các thập kỷ đang đến – từ chăm sóc sức khỏe, sự ấm lên toàn cầu đến việc phát triển Thế giới Thứ ba - đều phụ thuộc một phần vào những câu hỏi mơ hồ (và đã được tranh cãi nảy lửa) về sự thật khoa học. Nhưng chúng lại không chỉ phụ thuộc vào sự thật khoa học: chúng còn phụ thuộc vào các giá trị đạo đức và - trong tạp chí này rất cần phải bổ sung – sự phụ thuộc vào những lợi ích kinh tế trần trụi nữa. Không một đảng Cánh tả nào hiệu quả trừ khi nó đưa ra được những câu hỏi nghiêm túc về sự thật khoa học và về các giá trị đạo đức cũng như các lợi ích kinh tế. Vấn đề đang bị đe dọa ở đây là quá quan trọng để thiên tả về phía các nhà tư bản chủ nghĩa hoặc các nhà khoa học – hoặc về phía những người hậu hiện đại luận.

Một phần tư thế kỷ trước, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc xâm lược Mỹ tại Việt Nam, Noam Chomsky đã nhận ra rằng: George Orwell đã từng nhận xét rằng tư tưởng chính trị, đặc biệt là phía những người cánh tả, là một loại tưởng tượng thủ dâm, trong đó thế giới của sự kiện khó mà có được ý nghĩa. Thật không may là điều đó lại đúng, và đó là một phần của lý do là xã hội chúng ta thiếu một phong trào cánh tả nghiêm túc, chân chính và có trách nhiệm 19. Có lẽ nói thế thì quá tàn nhẫn, nhưng thật không may là lại có một cốt lõi sự thật to lớn trong đó. Giờ đây cái văn bản gợi tình kiểu ấy có khuynh hướng được viết bằng một thứ tiếng Pháp (đã bị đập vỡ) chứ không phải bằng tiếng Trung Quốc, nhưng những hậu quả của cuộc sống thực thì vẫn hệt như vậy. Đây là Alan Ryan vào năm 1992, bao gồm cả một phân tích tởm lợm của ông ta về các mốt thời thượng trí thức với một lời rên rỉ rằng một số người đã kết hợp tính cố chấp trí thức ngay cả với một thứ chủ nghĩa cấp tiến chính trị khiêm tốn là quá nhỏ bé. Cái điều mà trong một quốc gia có George Bush làm tổng thống và Danforth Quayle xắp hàng theo vào năm 1996, thì không có gì đáng buồn cười cả 20. Bốn năm sau với Bill Clinton được cài vào như một tổng thống được cho là “tiến bộ” của chúng ta và Newt Gingrich đã chuẩn bị cho một thiên niên kỷ mới, thì đó cũng vẫn chưa phải là một trò cười.
______________________________________________

Nguồn: Sokal Alan, 1996. Transgressing the Boundaries: An Afterword. Dissent Vol. 43. September 1996. No. 4....1993...

...11 Ross (1991, 26...
...In 1995 it is 76.3 years (77.0 years for whites, 70.3 years for blacks...
...I also employed some other strategies that are well established (albeit sometimes inadvertently) in the genre: appeals to authority in lieu of logic, speculative theories passed off as established science, strained and even absurd analogies, rhetoric that sounds good but whose meaning is ambiguous, and confusion between the technical and everyday senses of English words.' (N.B...
...Ithaca: Cornell University Press...
...invasion of Vietnam, Noam Chomsky observed that George Orwell once remarked that political thought, especially on the left, is a sort of masturbation fantasy in which the world of fact hardly matters...
...Still, Ross is correct that, at a sociological level, maintaining the demarcation line between science and pseudoscience serves—among other things—to maintain the social power of those who, whether or not they have formal scientific credentials, stand on science's side of the line...
...Snow, C.P...
...2° Four years later, with Bill Clinton installed as our supposedly "progressive" president and Newt Gingrich already preparing for the new millennium, it still isn't funny...
...1994, 87...
...What types of research ought society to encourage, subsidize, or publicly fund (or alternatively to discourage, tax, or forbid...
...EDS...
...A History of Computing Technology...
...The trouble is that few non-scientists in our society feel this self-confidence when dealing with scientific matters...
...Ryan, Alan...
...1991...
...And the computer has had applications that are beneficial to society (such as allowing the postmodern cultural critic to produce her articles more efficiently) as well as applications that are harmful (such as allowing the U.S...
...Princeton diary...
...Harding, Sandra...
...Whose Science...
...Williams 1985...
...As Ross has noted,' 8 many of the central political issues of the coming decades—from health care to global warming to third world development—depend in part on subtle (and hotly debated) questions of scientific fact...
...Sociology of knowledge...
...13 Ross (1991, 26...
...The Gallup Poll: Public Opinion 1993...
...Strange Weather: Culture, Science, and Technology in the Age of Limits...
...And I'm a stodgy old scientist who believes, naïvely, that there exists an external world, that there exist objective truths about that world, and that my job is to discover FALL • 1996 • 93 Boundaries some of them...
...Is it then any surprise that 36 percent of Americans believe in telepathy, and that 47 percent believe in the creation account of Genesis...
...But it is equally true that I would be unlikely to win a debate with a professional historian on the causes of World War I. Nevertheless, as an intelligent lay person with a modest knowledge of history, I am capable of evaluating the evidence and logic offered by competing historians and of coming to some sort of reasoned (albeit tentative) judgment...
...Bureau of the Census (1975, 47, 55...
...The new threat to history...
...Gallup, George H. 1982...
...Social Sciences as Sorcery...
...Oxford Textbook of Public Health, 3 vols...
...So the great edifice of modern physics goes up, and the majority of the cleverest people in the western world have about as much insight into it as their neolithic ancestors would have had.'s A lot of the blame for this state of affairs rests, I think, with the scientists...
...Gallup, George Jr...
...3-12, edited by Verena Andermatt Conley on behalf of the Miami Theory Collective...
...The teaching of mathematics and science is often authoritariae and this is antithetical not only to the principles of radical/democratic pedagogy but to the principles of science itself...
...A poll from July 1982 (Gallup 1982, 208-214) found almost identical figures, but gave breakdowns by sex, race, education, region, age, income, religion, and community size...
...At this point Ross may object that I am rigging the power game in my own favor: how is he, a professor of American studies, to compete with me, a physicist, in a discussion of quantum mechanics...
...The same evidentiary standards of course apply to past erroneous theories...
...This raises a host of social and individual ethical questions: Ought society to forbid (or discourage) certain applications of computers...
...But critics wishing to make such a case would have to provide not only historical evidence ofthe claimed cultural influence, but also scientific evidence that the theory in question is in fact erroneous...
...The politicization of the university...
...By far the largest difference was by education: only 24 percent of college graduates supported creationism, compared to 49 percent of high-school graduates and 52 percent of those with a grade-school education...
...The militaristic orientation ofAmerican science has quite simply no bearing whatsoever on the ontological question, and only under a wildly implausible scenario could it have any bearing on the epistemological question...
...So maybe the worst science teaching is at the elementary and secondary levels...
...none are invented...
...I select this example both because of Harding's prestige in certain (but by no means all) feminist circles, and because her essay is (unlike much of this genre) very clearly written...
...But they don't depend only on scientific fact: they depend also on ethical values and—in this journal it hardly needs to be added—on naked economic interests...
...1991).] But—without discounting the role of social struggles in these improvements, particularly as concerns the narrowing of the racial gap—the underlying and overwhelming cause of these improvements is quite obviously the vast increase in the material standard of living over the past century, by more than a factor of five (U.S...
...1975...
...New York: Routledge...
...12 U.S...
...Harding wishes to answer the question, "Are feminist criticisms of Western thought relevant to the natural sciences...
...Bureau of the Census...
...7 Andreski (1972, 90...
...also in Ross (1992, 535...
...Whose Knowledge...
...We print it here because we think that the political issues are both engrossing and important...
...1972...
...For "people on this earth are sometimes possessed by the devil," it is 49-16-35...
...If you think about ecological questions in this light, however, then you are talking about "real" physical, or material, limits to our resources for encouraging social growth...
...What statements about these objects are true...
...How can they assess the reliability of that knowledge...
...The piece was accepted as a serious contribution to the debate about reason, objectivity, realism, and perspectivism, and published in the Spring/Summer 1996 issue of Social Text, devoted to the "Science Wars...
...Without that ability, how could any thoughtful person justify being politically active...
...One significant change has taken place since C.P...
...Or even of nuclear power— a subject on which I have no expertise whatsoever...
...Cultural critics, like historians or scientists, need an informed skepticism, one that can evaluate evidence and logic and come to reasoned (albeit tentative) judgments based on that evidence and logic...
...Forbid (or discourage) research on computers per se...
...All works cited in my article are real, and all quotations are rigorously accurate...
...No wonder most Americans can't distinguish between science and pseudoscience: their science teachers have never given them any rational grounds for doing so...
...20 Ryan (1992...
...In short, that there is no clear difference between fact and fiction...
...The issues at stake are too important to be left to the capitalists or to the scientists—or to the postmodernists...
...Informe sobre el plan de estudios de las carreras de Matemática, Estadistica y Computación...
...Ask an average undergraduate: Is matter composed of atoms...
 
Tác giả: Alan Sokal là một giáo sư vật lý tại Đại học New York. Ông đã giảng dạy tại nhiều nơi ở Châu Âu và Châu Mỹ Latin, trong đó có các đại học Università di Roma ``La Sapienza'', và trong thời kỳ chính phủ Sandinista, tại đại học Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua. Ông là đồng tác giả với Roberto Fernández và Jürg Fröhlich của cuốn sách Random Walks, Critical Phenomena, and Triviality in Quantum Field Theory (Springer, 1992).

ND*: ghi chú của người dịch.

Tài liệu dẫn

Albert, David Z. 1992. Quantum Mechanics and Experience. Cambridge: Harvard University Press.

Andreski, Stanislav. 1972. Social Sciences as Sorcery. London: André Deutsch.

Chomsky, Noam. 1984. The politicization of the university. In Radical Priorities, 2nd ed, pp. 189-206, edited by Carlos P. Otero. Montreal: Black Rose Books.

Forman, Paul. 1987. Behind quantum electronics: National security as basis for physical research in the United States, 1940-1960. Historical Studies in the Physical and Biological Sciences 18: 149-229.

Gallup, George H. 1982. The Gallup Poll: Public Opinion 1982. Wilmington, Del.: Scholarly Resources.

Gallup, George Jr. 1993. The Gallup Poll: Public Opinion 1993. Wilmington, Del.: Scholarly Resources.

Gross, Paul R. and Norman Levitt. 1994. The natural sciences: Trouble ahead? Yes. Academic Questions 7(2): 13-29.

Harding, Sandra. 1991. Whose Science? Whose Knowledge? Thinking from Women's Lives. Ithaca: Cornell University Press.

Hastings, Elizabeth Hann and Philip K. Hastings, eds. 1992. Index to International Public Opinion, 1990-1991. New York: Greenwood Press.

Hobsbawm, Eric. 1993. The new threat to history. New York Review of Books (16 December): 62-64.

Holland, Walter W. et al., eds. 1991. Oxford Textbook of Public Health, 3 vols. Oxford: Oxford University Press.

Laudan, Larry. 1990. Science and Relativism. Chicago: University of Chicago Press.

Ross, Andrew. 1991. Strange Weather: Culture, Science, and Technology in the Age of Limits. London: Verso.

Ross, Andrew. 1992. New Age technocultures. In Cultural Studies, pp. 531-555, edited by Lawrence Grossberg, Cary Nelson and Paula A. Treichler. New York: Routledge.

Ryan, Alan. 1992. Princeton diary. London Review of Books (26 March): 21.
Snow, C.P. 1963. The Two Cultures: And A Second Look. New York: Cambridge University Press.

Sokal, Alan. 1987. Informe sobre el plan de estudios de las carreras de Matemática, Estadística y Computación. Report to the Universidad Nacional Autónoma de Nicaragua, Managua, unpublished.

U.S. Bureau of the Census. 1975. Historical Statistics of the United States: Colonial Times to 1970. Washington: Government Printing Office.

U.S. Bureau of the Census. 1994. Statistical Abstract of the United States: 1994. Washington: Government Printing Office.

Virilio, Paul. 1993. The third interval: A critical transition. In Rethinking Technologies, pp. 3-12, edited by Verena Andermatt Conley on behalf of the Miami Theory Collective. Minneapolis: University of Minnesota Press.

Williams, Michael R. 1985. A History of Computing Technology. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall.

Ghi chú

1...quan điểm.

Độc giả cẩn trọng không suy luận các quan điểm của tôi về bất cứ một chủ đề nào ngoại trừ chúng được đưa ra trong lời bạt này. Cái thực tế mà tôi đã giễu nhại là một phiên bản cực đoan hoặc được ấn định một cách mù mờ về một ý tưởng không ngoại trừ cái mà tôi có thể đồng ý với cùng một phiên bản ý tưởng có nhiều sắc thái hơn hoặc được ấn định một cách chính xác hơn ấy.  

2...các từ.
Chẳng hạn: “tuyến tính”, phi tuyến”, “địa phương”, “toàn cầu”, “đa chiều”, “tương đối”, “khung quy chiếu”, “trường”, “bất bình thường”, “hỗ độn”, “tai biến”, “logic”, “phi lý”, “hình ảnh”, “phức hợp”, “hiện thực”, “bình đẳng”, “lựa chọn”.

3...lý thuyết.
Dù sao thì bất cứ ai tin rằng các quy luật vật lý thuần tuý là những quy ước xã hội thì đều được mời gọi để thử vượt qua các thoả thuận ngầm đó từ cửa sổ căn hộ nhà tôi. Tôi sống trên tầng 21 (Tái bút, tôi nhận thức được rằng cái lém ngôn này khó mà lọt tai các xảo triết gia khoa học tương đối luận, những người sẽ thừa nhận rằng các phán đoán kinh nghiệm chủ nghĩa có thể là chân về phương diện khách thể tính – chẳng hạn cú ngã từ cửa sổ nhà tôi xuống hè đường sẽ xảy ra trong 2.5 giây – nhưng lại khẳng định rằng các bạch giải lý thuyết về các phán đoán kinh nghiệm chủ nghĩa đó là những cấu trúc xã hội ít nhiều võ đoán. Tôi cũng nghĩ rằng quan điểm này nói chung là nhầm lẫn, nhưng đó lại là một thảo luận dài hơn nhiều).

4...Cánh tả.
Các khoa học tự nhiên ít có cái gì để mà phải sợ, tối thiểu là trong cuộc chạy ngắn, khỏi căn bệnh ngớ ngẩn hậu hiện đại; điều quan trọng nhất là, chính lịch sử và các khoa học xã hội – và quan điểm chính trị cánh tả - phải gánh chịu khi cuộc chơi ngôn từ thế chỗ sự phân tích nghiêm nhặt về các  hiện thực xã hội. Tuy nhiên, vì những giới hạn chuyên môn của mình, phân tích của tôi ở đây sẽ được khuôn vào các khoa học tự nhiên (và thực ra thì chủ yếu là và các khoa học vật lý). Trong khi tri thức học cơ bản về sự truy vấn đại để cũng phải như vậy đối với các khoa học xã hội và tự nhiên, thì tất nhiên tôi cũng hoàn toàn nhận thức được rằng nhiều vấn đề phương pháp luận đặc biệt (và rất khó) luôn nổi lên trong các khoa học xã hội từ một sự thật là các đối tượng truy vấn là con người (kể cả các trạng thái tư duy chủ quan của họ); tôi biết rằng các đối tượng truy vấn này có những chủ đích (trong một số trường hợp, bao gồm cả sự che giấu bằng chứng hoặc sắp đặt bằng chứng tư lợi một cách chủ tâm); tôi biết rằng bằng chứng được thể hiện (luôn luôn) bằng ngôn ngữ con người nhưng nghĩa của nó có thể lại mù mờ; tôi biết rằng nghĩa của các phạm trù khái niệm (chẳng hạn ấu thời, đực tính, cái tính, gia đình, kinh tế học, v.v...) đều thay đổi theo thời gian; và tôi cũng biết rằng mục đích của truy vấn lịch sử không chỉ là các sự kiện mà còn là diễn giải sự kiện, v.v...Vậy thì không có cách nào để tôi phải khẳng định rằng các nhận xét của tôi về vật lý học lại cần phải ứng dụng trực tiếp vào lịch sử và các khoa học xã hội – thế thì quá ngớ ngẩn. Việc nói rằng “hiện thực vật chất là một cấu trúc ngôn ngữ và xã hội” thì thuần tuý là ngờ nghệch, nhưng việc nói rằng “hiện thực xã hội là một cấu trúc ngôn ngữ và xã hội” thì lại thực sự là một lặp thừa.   

5...lộn xộn.
Ryan (1992).

6...cơ bản.
Hobsbawm (1993, 63).

7...thế giới.
Andreski (1972, 90).

8...máy tính.
Máy tính có trước công nghệ chất rắn, nhưng nó lại cồng kềnh, khó dùng và tốc độ chậm. Loại máy tính cá nhân 486 ngày nay [1996] đặt trên bàn của lý thuyết gia văn học đã mạnh hơn khoảng 1000 lần so với chiếc máy tính đèn chân không IBM 704 to bằng cả một căn phòng vào năm 1954 [xem chẳng hạn Williams 1985].  

9...chủ nghĩa quân phiệt?
Thực ra tôi không loại trừ khả năng là các lý thuyết hiện thời thuộc bất cứ chủ đề nào trong số các chủ đề này đều có thể sai lầm. Nhưng các nhà phê bình muốn tạo ra một trường hợp như vậy sẽ phải cung cấp không chỉ bằng chứng lịch sử về sự ảnh hưởng văn hoá đã xác quyết, mà còn cả bằng chứng khoa học nói rằng cái lý thuyết đang được bàn đến thực sự là sai lầm. (Cùng các tiêu chuẩn rõ ràng áp dụng cho các lý thuyết sai lầm trong quá khứ; nhưng trong trường hợp này các nhà khoa học có thể đã thực hiện nhiệm vụ thứ hai, bằng cách làm yên lòng nhà phê bình văn hoávề nhu cầu phải làm như vậy từ đầu.
Ross (1991, 25-26); cũng có trong Ross (1992, 535-536).

11...chân.
Ross (1991, 26); cũng có trong Ross (1992, 535). Trong thảo luận sau bài viết này, Ross (1992, 549) đã thể hiện thêm (và hoàn toàn có thể chứng minh) các e ngại: Tôi hoàn toàn hoài nghi về cái tinh thần “mọi thứ đều qua đi” thường là khí hậu thịnh hành của tương đối lụân xung quanh hậu hiện đại luận...Hầu hết các cuộc tranh biện hậu hiện đại đều giành để vật lộn với việc giới hạn văn hoá hoặc triết học vào các đại tự sự của Kỷ nguyên Ánh sáng. Nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề sinh thái theo quan điểm này thì có nghĩa là bạn đang nói về vấn đề vật lý “hiện thực”, hoặc vấn đề vật chất giới hạn vào các nguồn lực của chúng ta để cổ vũ cho tăng trưởng xã hội. Và hậu hiện đại luận, như chúng ta biết, đã miễn cưỡng nhắm đến cái “hiện thực” ngoại trừ để thông báo về tình trạng bị trục xuất của nó.   

12...thế kỷ.
Văn phòng Điều tra Dân số Mỹ [1975, 47, 55; 1994, 87]. Trong năm 1900, tuổi thọ trung bình từ lúc sinh là 47.3 năm [47.6 năm đối với người da trắng, và mức tuổi thọ trung bình gây sốc là 33 năm cho người “da đen và các sắc dân khác”). Năm 1995 tuổi thọ trung bình là 76.3 năm (77 năm năm đối với người da trắng, và 70.3 năm cho người da đen). Tôi biết rằng xác quyết này có vẻ là giải thích sai, vì vậy cho phép tôi thực hiện một sự minh định ưu tiên trước. Tôi không khẳng định rằng toàn bộ mức tăng tuổi thọ đều là do những tiến bộ về y khoa. Một phần lớn (có thể là phần ưu thống) của mức tăng đó – đặc biệt là trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 20 – là do mức độ cải thiện chung về tiêu chuẩn nhà ở, dinh dưỡng và vệ sinh công cộng [hai lĩnh vực sau là do mức độ cải thiện khả năng nghiên cứu và hiểu biết khoa học về nguyên nhân bệnh truyền nhiễm và bệnh do thiếu dinh dưỡng], [xem Holland et al. (1991)]  Nhưng không có việc coi thường vai trò của các cuộc đấu tranh xã hội trong các thực tiễn cải thiện này, đặc biệt là liên quan đến việc thu hẹp khoảng cách phân biệt chủng tộc – mà nguyên nhân cơ bản và vượt trội của các cải thiện này hoàn toàn rõ ràng là mức tăng lớn về mức sinh hoạt vật chất trong thế kỷ qua bởi nhiều hơn một trong năm nhân tố [U.S. Bureau of the Census 1975, 224-225; 1994, 451]. Và mức tăng này rõ ràng là kết quả trực tiếp của khoa học mà hiện thân là công nghệ.

13...khoa học.
Ross (1991, 26); cũng có trong Ross (1992, 536).

14...cơ học?
Nhân tiện, các nhà không-khoa học sáng dạ quan tâm nghiêm túc đến các vấn đề khái niệm do cơ học lượng tử đưa ra không còn cần phải dựa vào việc tầm thường hoá (theo cả hai nghĩa) do Heisenberg, Bohr và các nhà vật lý tạp nham cũng như các tác giả Kỷ nguyên Mới công bố. Cuốn sách nhỏ của Albert [1992] cung cấp một giải thích cực kỳ nghiêm túc và lương thiện trí thức về cơ học lượng tử và các vấn đề triết học mà nó đưa ra – nhưng nó lại không đòi hỏi phải có cơ sở kiến thức toán học hơn tí chút so với môn đại số phổ thông trung học, và cũng không đòi hỏi bất cứ một tri thức tiên thiên nào về vạt lý học. Yêu cầu cơ bản là một thiện chí để tư duy chậmrõ ràng.

15...đã có.
Snow (1963, 20-21). Một thay đổi có ý nghĩa trọng đại đã xảy ra từ thời Snow: trong khi sự ngu dốt của trí thức nhân văn về (chẳng hạn) khối lượng và gia tốc cơ bản vẫn không thay đổi thì ngày nay một thiếu số đáng kể của các trí thức nhân văn cảm thấy có quyền lên mặt phán về các chủ đề này bất chấp sự ngu dốt của họ (có lẽ việc tin rằng các độc giả của họ sẽ cũng ngu dốt hệt như họ vậy). Hãy xem, chẳng hạn, đoạn trích sau đây từ một cuốn sách mới đây về Tái tư duy về các công nghệ, được biên tập bởi Miami Theory Collective và  đại học Minnesota Press xuất bản: “Giờ đây dường như nó tái dụng để xem xét lại các quan niệm về gia tốc và giảm tốc (là cái mà các nhà vật lý gọi là các vận tốc dương và âm)” (Virilio 1993, 5). Độc giả nào không phát hiện ra điều quá tức cười (cũng như thật đáng thất vọng) này thì xin mời ngồi ở hàng đầu để học lại hai tuần về vật lý học I.

16...quyền uy
Tôi không đùa về điều này. Đối với bất kỳ ai quan tâm đến quan điểm của tôi, tôi sẽ vui mừng cung cấp một phiên bản của Sokal [1987]. Để có thêm một phê phán sắc sảo nữa về sự giảng dạy nghèo nàn về toán học và khoa học, xem (trớ trêu của những trớ trêu) Gross and Levitt (1994, 23-28).

17...Sáng thế?
Ngoại cảm: Hastings and Hastings (1992, 518), Viện dư luận công cộng Mỹ thăm dò từ tháng 6, 1990. Liên quan đến “viễn cảm hoặc sự giao tiếp giữa các ý thức mà không sử dụng 5 giác quan truyền thống”, 36% “tin”, 25% “không chắc chắn”, và 39% “không tin”. Với nhận định “con người trên trái đất này là do quỷ điều khiển” thì tỷ lệ tương ứng là 49-16-35 (!). Với nhận định “thiên văn học hoặc vị trí của các ngôi sao và các hành tinh có thể tác động đến cuộc sống con người” thì tỷ lệ là 25-22-53. Rất may là chỉ có 11% tin vào chức năng truyền năng lượng (22% không chắc chắn) và 7% tin vào năng lực chữa bệnh của các kim tự tháp (26% không chắc chắn).

Chúa tạo ra linh hồn: Gallup (1993, 157-159), Viện Gallup thăm dò từ tháng 6 năm 1993. Câu hỏi chính xác là: Phán đoán nào sau đây gần nhất với quan điểm của bạn về nguồn gốc và sự phát triển của con người: 1) con người đã phát triển trong vòng hàng triệu năm từ các dạng sống ít tiên tiến, nhưng Chúa đã hướng dẫn quá trình này; 2) con người đã phát triển trong vòng hàng triệu năm từ các dạng sống ít tiên tiến, nhưng Chúa đã không tham gia vào quá trình này; 3) Chúa đã làm cho con người đẹp hơn nhiều bằng hình dáng hiện tại một lấn trong 10.000 năm trước hoặc như vậy? Kết quả là 35% phát triển bởi Chúa, 11% phát triển không có Chúa, 47% Chúa tạo ra hình dạng ngày nay, và 7% không có ý kiến. Một cuộc điều tra từ tháng 7 1982 [Gallup 1982, 208-214] đã phát hiện ra hầu hết các con số giống hệt, nhưng lại là các số liệu thống kê về giới, chủng tộc, giáo dục, vùng, lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, và quy mô cộng đồng. Các phân biệt về giới, chủng tộc, vùng, thu nhập và (đáng ngạc nhiên) tôn giáo lại khá nhỏ. Bỏ xa các con số trên, các khác biệt lớn nhất là giáo dục: chỉ 24% sinh viên tốt nghiệp đại học đồng ý là Chúa tạo ra linh hồn, so với 49% học sinh tốt nghiệp phổ thông, và 52% có trình độ giáo dục bậc tiểu học. Vì vậy có thể là việc dạy khoa học tệ nhất là ở các cấp tiểu học và trung học cơ sở.

18...ghi chú
Xem Ghi chú 11 ở trên.

19...vận động.
Chomsky (1984, 200), bài giảng năm 1969.

20...buồn cười.
Ryan (1992).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét