Sử dụng Khái niệm mạng* trong Lý thuyết Phát triển Chính
trị Xã hội
Trường hợp Đông Nam Á(I)
Joyce C. White
Người dịch: Hà Hữu Nga
…Một khung khái niệm quyết định cách hiểu các mối quan hệ xã hội … một sự
thay đổi trong khuôn khổ đó có thể xảy ra bằng một dấu hiệu rất khác biệt (Kemp
và Husken 1991:8).
I. Sử dụng khái niệm mạng cho xã hội ĐNA
Các đặc trưng chung của sự phát triển kinh tế xã hội đang
ngày càng trở nên rõ ràng trong khu vực Trung tâm Đông Nam Á (ĐNA) lục địa, bao
gồm các dải thung lũng sông Chao Phraya, Irrawaddy, các nhánh hạ lưu sông
Mekong, vùng miền Trung và ven biển Việt Nam. Trong các nhà nước tại khu vực
này người ta thường gặp hai vấn đề:
1. Các nhà nước phát triển muộn (Winzeler 1976) liên
quan đến các nhà nước có nguồn gốc bản địa của Cựu Lục địa. Tính chất muộn màng
này (không đến giữa Thiên niên kỷ I sau công nguyên (SCN) dường như đưa lại ấn
tượng là khảo cố học tiền sử đã mô tả sự hiện diện lâu dài của hai nhân tố kinh
tế và công nghệ, đôi khi vẫn được coi là quan trọng đối với sự ra đời của một
quốc gia tại một nơi nào đó: i) việc canh tác lúa nước từ thiên niên kỷ IV trước
công nguyên (TCN) có lẽ đã xuất hiện tại các khu vực đất ngập nước quanh năm (White
1995); và ii) các sản phẩm chuyên biệt về đồ đồng được định niên đại ít nhất là
từ nửa đầu thiên niên kỷ II TCN (White 1986, 1988; Muhly 1988: 16).
2. Đầy dẫy bằng chứng
cho thấy rằng các nhân vật đóng vai trò xây dựng các nhà nước dường như lại chính
là các cư dân bản địa, trong khi đó các mô hình tư duy khái niệm Ấn Độ vẫn được
đại chúng chấp nhận có chọn lọc và được thích nghi hóa như là một kiến trúc thượng
tầng ý thức hệ (Wheatley 1983). Nếu như các lực lượng địa phương trở nên quá
quan trọng đối với quá trình phát triển của các nhà nước thì tại sao các mô
hình chính thống hóa lại không phát triển theo cung cách bản địa? Tại sao người
ta lại phải vay mượn quá nhiều từ ý thức hệ của một nền văn hóa hoàn toàn xa lạ?
Wheatley (1979:295) đã khới lên rằng sự vay mượn ấy cho thấy các xã hội tiền
nhà nước chắc chắn đã thiếu những mô hình chính thống làm cơ sở cho quá trình
thể chế hóa bền vững hệ thống quản trị siêu làng. Tuy nhiền bằng chứng khảo cổ
học từ giai đoạn tiền nhà nước tiền sử cũng cần phải được xem xét cùng với vấn
đề này.
Các quan sát về bước tiến, nền tảng kinh tế-công nghệ và
chiến lược chính thống hóa đối với quá trình hình thành nhà nước ĐNA bản địa cho
thấy rằng việc xem xét quỹ đạo văn hóa xã hội trong vùng chứa đựng những viễn cảnh
quan tâm đến một lý thuyết tổng quát về quá trình phát triển của tính phức hợp
chính trị xã hội nơi đây. Tuy nhiên sự trùng khớp giữa quá trình hình thành nhà
nước với sự khởi đầu giai đoạn lịch sử có nghĩa là bằng chứng khảo cổ học về giai
đoạn tiền sử sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề nảy
sinh.
Các hạn chế của Hệ mẫu Thủ lĩnh địa
Lâu nay người ta vẫn đặc biệt quan tâm tới việc nghiên
cứu phức hợp xã hội thuộc các xã hội tiền nhà nước trong một vùng có thể được coi
là các thủ lĩnh địa nếu như mô hình nhóm – bộ lạc – thủ lĩnh địa – nhà nước cho
quá trình phát triển xã hội được chấp nhận. Đoạn mở đầu của một hợp tuyển mới
đây dành riêng cho vấn đề thủ lĩnh địa (Earle 1991a:xii) đã ghi nhận rằng Châu
Á không được trình bày trong bản tóm tắt đó một phần là vì “khái niệm thủ lĩnh
địa ít được sử dụng” trong vùng này. Tình trạng thiếu vắng những văn liệu mạch
lạc và có ảnh hưởng trong việc sử dụng khái niệm thủ lĩnh địa vào các xã hội tiền
nhà nước tại ĐNA chí ít cũng có thể quy vào 4 lý do sau đây:
1. Các hệ mẫu
chuyên ngành – Đa phần mang tính học thuật về các nhà nước sớm ở ĐNA được thực
hiện trong các bộ môn không phải là khảo cổ học nhân học Mỹ. Các sử gia, các
nhà lịch sử nghệ thuật và các nhà bi ký học được dạy dỗ theo truyền thống Châu
Âu đã tiến hành hầu hết các nghiên cứu, các lý giải dữ liệu để có được những tổng
hợp đầu tiên. Hầu hết các học giả này ít cảm thấy bị bắt buộc phải tiến hành
các cuộc thảo luận trong khuôn khổ của một hệ mẫu lý thuyết tiến hóa văn hóa
(Taylor 1992:181).
2. Thiếu các dữ kiện
khảo cổ học – Chỉ có một số lượng ít ỏi các dữ kiện khảo cổ học cho chính giai
đoạn tiền nhà nước (200 TCN- 800 SCN), mà chủ yếu là tiền sử.
3. Các dữ kiện bất
thường – Các dữ kiện này tồn tại để chứng tỏ cho sự phát triển xã hội trước khi
hình thành nhà nước, thường là thưa thớt, không dễ dàng thích hợp với việc thảo
luận dựa trên cơ sở các dữ kiện từ những vùng khác trên thế giới (Bentley
1986).
4. Những ứng dụng
không thành công các mô hình tiến hóa – Các nỗ lực đề xuất thảo luận về các xã
hội tiền nhà nước trong khuôn khổ các thủ lĩnh địa và các mô hình tiến hóa đã bị
coi là không đầy đủ vì cả bằng chứng về các mối tương liên vẫn được chấp nhận
phổ biến cũng không được xác định theo trình tự, sự kết hợp hoặc một bối cảnh
thỏa đáng; và còn vì các mô hình đã không thể giải quyết được nhiều khía cạnh nổi
bật từ những bằng chứng mới (Christie 1992; Bayard 1992).
Khi khẳng định rằng
“các thủ lĩnh địa là những xã hội trực tiếp chứ không phải là nhà nước, cũng
không phải là các xã hội theo chế độ bình quân” Earle (1991a:xi) đã muốn nói đến
một phạm trù hết sức tổng hợp bao gồm gần như mọi xã hội sơ kỳ đá mới và các
nhà nước. Tuy nhiên ngoại trừ cố gắng to lớn của Earle trong việc phân biệt
khái niệm thì thủ lĩnh địa đã trở thành một hệ mẫu giả định về tính tập trung của
việc “kiểm soát kinh tế, khả năng quân sự và tính chất chính thống về phương diện
nghi thức” trong các xã hội “trực tiếp” (Earle 1991b: 14). Tính tập trung của tất
cả ba biến số này thật khó mà thể hiện trong các xã hội tiền nhà nước ở ĐNA, kể
cả việc kiểm soát kinh tế lẫn khả năng quân sự đều thực sự không phải là trung
tâm đối với các xã hội nhà nước sớm nhất trong vùng.
Cuộc tranh đấu để áp dụng quá trình phát triển từ nhóm
– bộ lạc – thủ lĩnh địa – nhà nước của các chuyên gia khu vực thực sự thiếu một
sự đồng thuận rõ ràng về việc các xã hội sớm có thể được xác định dứt khoát là
các thủ lĩnh địa hay thậm chí đã thực sự trở thành nhà nước. Nhiều thực thể vẫn
được dán nhãn “nhà nước sớm” chẳng hạn như Angkor có những đặc điểm giống một
thực thể vùng, thậm chí giống như mạng thủ lĩnh địa, đặc biệt là trong việc thừa
kế không theo quy tắc, và việc nhấn mạnh vào cương vị thủ lĩnh nhờ ở thần uy của
người cầm đầu (Wolters 1982; Hagesteijn 1986). Mặt khác các bằng chứng về phẩm chất thủ lĩnh
thể hiện rõ ràng ở di chỉ khảo cố học sớm tại Khok Phanom Di (2000-1500 TCN). Các
bằng chứng ấy cho thấy một “trật tự phân cấp rõ ràng”, trong đó người ta cho rằng
các “thủ lĩnh” ngày càng có nhiều quyền kiểm soát đối với việc phân phối hàng hóa
uy tín trong khu vực đến các “cộng đồng phụ thuộc” vào nó (Higham 1989a:251),
ngay cả khi tình trạng kinh tế của khu di chỉ được mô tả trong khuôn khổ của một
cộng đồng săn bắn - hái lượm phôi thai một quá trình thuần dưỡng cây trồng, vật
nuôi (Higham 1989b:84).
Các chuyên gia
khu vực có lẽ đều rất nhất trí rằng một loại thực thể vùng nào đó đã phát triển
từ giữa đến cuối thiên niên kỷ I TCN dựa trên sự xuất hiện của các mô hình phân
cấp cư trú trong các vùng chẳng hạn như thung lũng Mun – Chi (Higham and
Kijngam 1982; Moore 1988, 1990; Welch and McNeill 1991). Tuy nhiên bằng chứng cụ
thể cho các mối tương liên vùng này, chẳng hạn như công việc chiến tranh, đẳng
cấp xã hội cha truyền con nối bền vững, sự thống nhất hệ tư tưởng, hoặc quyền
kiểm soát kinh tế của các nhóm tinh hoa đều còn lâu mới được công khai. Việc chứng
minh về quyền lực chính trị tập trung hoặc bước quá độ sang xã hội phân tầng có
đặc quyền tiếp cận với các nguồn lực chiến lược lâu nay vẫn khó nắm bắt. Các ví
dụ này ngụ ý rằng các đặc trưng phát triển phức hợp chính trị và xã hội khu vực
có thể khác biệt đáng kể với sự mong đợi từ các lĩnh vực khác.
Đưa khái niệm Mạng vào lý thuyết phát triển xã hội ĐNA
Phần này chứng minh rằng giá trị của diễn trình văn
hóa ĐNA đối với các vấn đề lý thuyết rộng lớn hơn nằm trong chính sự thách thức
của nó đối với trí tuệ khảo cổ học truyền thống vẫn nhấn mạnh các mô hình tiên
báo có tính quyết định luận về sự biến đổi văn hóa. Các dữ liệu ĐNA tạo thuận lợi
cho việc đánh giá các khái niệm và các mô hình được phát triển từ các vùng khác
trên thế giới: một cơ hội để phát triển các khung khái niệm mới hơn là việc tạo
hình sự phát triển vùng cho phù hợp với các mô hình có trước (Morrison 1994). Với
tư cách là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá, phần này đề xuất ý tưởng cho
rằng một khái niệm trọng tâm đã trượt khỏi công cuộc thảo luận về sự phát triển
của xã hội ĐNA, và đến lượt mình nó lại trượt khỏi chính cuộc thảo luận về lý
thuyết phức hợp xã hội: đó chính là khái niệm mạng (Crumley 1995).
Crumley (1979, 1987) đã chỉ ra rằng cuộc thảo luận về
sự phát triển tính phức hợp xã hội hầu như chỉ tập trung vào việc xây dựng các
cấu trúc đẳng cấp: bằng chứng về sự khác thường và sự lệ thuộc. Lướt qua các
trang đầu tập công trình của Earle (1991b:1) về các vùng có thể thấy rất rõ những
khuynh hướng phê phán liên quan đến việc hiểu về “quá trình tiến hóa của các xã
hội phức hợp chưa phải là nhà nước”. “Ngôn ngữ vùng” được bộc lộ trong mệnh đề kết
hợp các từ chẳng hạn như quyền lực, sự thống trị, sự phân tầng, sự kiểm soát (đối
với các nguồn lực, các thung lũng sông, thương mại hàng hóa uy tín), chiến
tranh, lệ thuộc, trung tâm, tinh hoa, và uy tín. Các động thái được xem xét tập
trung vào các mối quan hệ hàng dọc. Tính chất phức hợp ngày càng tăng được cân
bằng với cấp độ cấu trúc tôn ty hình tháp lồng nhau ngày càng tăng (Peebles and
Kus 1977). Trong khi các động thái này chắc chắn tồn tại và thực sự quan trọng,
thì cách tiếp cận ấy được thừa nhận là một lối nhìn đơn phương về tính chất phức
hợp trong quá trình phát triển nhà nước của khu vực (Crumley 1987; Cocoran
1992).
Một số nhà lý thuyết đã thừa nhận rằng tính chất phức
hợp cũng có thể được xem xét bằng các khuôn khổ khác (Kauffman 1993), chẳng hạn
như tính chất đa chiều, các tương tác tiềm tàng, hoặc tính chất phức tạp của
các mối liên hệ. Các quan hệ có thể được phân cấp hoặc không phân cấp, hoặc
cũng có thể được phân cấp theo tình huống, chẳng hạn như trong bối cảnh hoặc
quan điểm này thì mang tính thứ bậc, nhưng lại không thích hợp với một quan điểm
hoặc một bối cảnh khác. Một khái niệm về tính phức hợp vượt khỏi quyết định luận
và tích hợp các lựa chọn và bối cảnh có thể mở rộng cuộc thảo luận của chúng ta
theo những cung cách sao cho thực sự hữu ích.
Hai thành tố chủ yếu của cấu trúc mạng là một hệ thống
thứ bậc mềm và sự phân biệt bên, hay bình tuyến, là những động thái phê phán đã
bị bỏ qua hoặc bị đánh giá thấp trong việc phân tích quá trình tiến hóa của ĐNA
và có lẽ của cả các xã hội khác nữa. Mặc dù Johnson (1982) đã sớm đề xuất một
khái niệm liên quan tới hệ thống thứ bậc, là “hệ thống thứ bậc dãy”, nhưng ý tưởng
của ông đã không gây được ảnh hưởng mà nó đáng có. Ảnh hưởng ấy mang tính bộ phận,
bởi vì mệnh đề của ông bao gồm từ “thứ bậc”, không phân biệt rõ ràng quan niệm
của ông với hệ thống thứ bậc chính thường, “hệ thống thứ bậc đồng thời” theo từ
dùng của Johnson. Dẫu sao thì cuộc thảo luận của ông cũng đã bổ sung đáng kể
cho lập luận của Crumley. Đặc biệt thảo luận của Johnson (1982:396) về bối cảnh
và các vấn đề liên quan đến việc thiết lập một bình tuyến tổ chức xã hội phản hồi
“sức ép giao tiếp vô hướng”, từ đây gọi tắt là “sức ép vô hướng” trực tiếp liên
quan đến tiến hóa xã hội ĐNA.
Bằng việc xem xét các dữ kiện của họ thông qua lăng
kính thứ bậc về mô hình vùng, các nhà khảo cổ học ĐNA nói chung đã đánh mất ý
nghĩa của động thái cấu trúc mạng của sự phân cấp mềm và của sự phân biệt bình
tuyến trong bằng chứng của họ, không chỉ giúp xác định quỹ đạo xã hội riêng biệt
của vùng, mà còn giúp xây dựng sự phát triển khu vực theo cung cách hợp nhất với
việc thảo luận sâu rộng hơn về sự phát triển tính phức hợp xã hội. Theo tôi, tối thiểu cũng có đến 4 mô thức hoặc chủ đề
lớn có thể được coi là có đặc trưng mạng trong số các đặc trưng nổi trội một
cách bền vững đối với quá trình phát triển xã hội tại vùng hạch ĐNA lục địa, tối
thiểu là từ thiên niên kỷ II TCN: 1) Phương thức đa nguyên văn hóa; 2) Các nền
kinh tế bản địa có khuynh hướng được đặc trưng bởi: i) đơn vị sản xuất dựa trên
cơ sở hộ; ii) chuyên môn hóa kinh tế dựa trên cơ sở cộng đồng; và iii) cơ chế xếp
lớp đa trung tâm cạnh tranh trong việc phân phối hàng hóa chứ không phải là các
độc quyền được kiểm soát bởi một trung tâm duy nhất; 3) Hệ thống vị thế xã hội
có khuynh hướng linh động trong thực tiễn và bao gồm sự thành đạt cá nhân, ngay
cả ở nơi mà các hệ thống thừa kế chỉ tồn tại trong lý thuyết; và 4) Giải pháp
cho xung đột và các chiến lược tập trung hóa chính trị có khuynh hướng tạo
thành liên minh với các động cơ cạnh tranh – hợp tác ở trung tâm và có thể tái
thỏa thuận định kỳ (chiến tranh, kiểm soát, chinh phục, hoặc các động cơ bạo lực
khác bị làm lu mờ đi hoặc chỉ trở thành phái sinh).
Trong khi không tự thể hiện mình một cách đồng nhất
trong mọi bối cảnh, các mô thức mạng mà tôi đề xuất có thể được xác định trong
các bối cảnh tiền sử, lịch sử, dân tộc học lịch sử, và dân tộc học tại ĐNA. Sau
đây tôi sẽ tập trung vào việc thảo luận về các bằng chứng từ giai đoạn tiền sử
khi các căn nguyên của quỹ đạo này hướng tới các nhà nước trong vùng phải được
xác lập. Tất nhiên khảo cố học tiền sử là quá mới đối với một vùng mà các dữ liệu
còn quá thưa thớt như vùng ĐNA lục địa này. Công việc nghiên cứu mới có thể đòi
hỏi phải xem xét lại các quan điểm được đề xuất trong phần này. Tuy nhiên tôi vẫn
cho rằng việc lý giải các mô thức của tôi bằng các chứng cớ tiền sử là phù hợp
với các bằng chứng về các động thái chính trị xã hội trong vùng ở các giai đoạn
muộn hơn.
Mô hình mạng trong nền cảnh tiền sử của các nhà nước ĐNA
Trong điều kiện các dữ liệu khảo cổ học thưa thớt đối
với vấn đề các nhà nước sớm ĐNA trong nhiều thế kỷ (200 TCN – 800 SCN) thì lại
có điều kiện thuận lợi để có thể tập hợp được đầy đủ dữ liệu từ các cuộc khai
quật các di chỉ có niên đại từ 2000 năm – 200 năm TCN, đặc biệt là ở Thái Lan,
giúp tái tạo dựng các mô thức phát triển văn hóa xã hội nơi đây. Nền nông nghiệp
trồng lúa đã phát triển rực rỡ; việc sản xuất đồng và sắt cũng đều xuất hiện
trong giai đoạn này; các di chỉ có những quy mô khác nhau, một số khu cư trú tại
khu vực thung lũng sông Mun Chi có hào vây quanh, có lẽ thuộc thiên niên kỷ I
TCN. Nếu các dữ kiện thuộc giai đoạn này được xem xét nhưng lại không thông qua
lăng kính hình mẫu thủ lĩnh địa thì sẽ xuất hiện các mô thức đáng chú ý sau
đây: i) quá trình địa phương hóa rõ ràng về văn hóa vật chất; ii) sự phát triển
của các cộng đồng thủ công chuyên môn hóa; iii) tính chất cá thể trong việc xử
lý các ngôi mộ bằng việc nhấn mạnh vào các ngôi mộ bất thường, thể hiện vai trò
xã hội hoặc/và vai trò nghi lễ, kinh tế; iv) tình trạng khan hiếm bằng chứng về
bạo lực có tổ chức hoặc chiến tranh. Tôi cho rằng các mô thức này thể hiện rõ
ràng tính chất cấu trúc mạng bằng cách nhấn mạnh vào tính linh hoạt trong việc
xác định vị thế, các mối quan hệ chính trị, và những phân biệt bên về các lĩnh
vực kinh tế và xã hội.
Địa phương hóa văn hóa vật chất: bằng chứng về đa nguyên văn hóa?
Các cuộc khai quật ở Thái Lan đang sản sinh ra tính chất
đa dạng không ngờ được về văn hóa vật chất thể hiện các nền văn hóa địa phương
hóa trên quy mô nhỏ (White 1986:337, Ho Chui-mei 1992). Trong khi đang cần các
cuộc khai quật thêm để khẳng định các quan sát này và tăng cường việc kiểm soát
dữ liệu trật tự thời gian và không gian chặt chẽ hơn thì đã có một số cơ sở để
khẳng định rằng các đặc trưng địa phương lâu bền thể hiện rất rõ trong văn hóa
vật chất, các thực tiễn nghi lễ, xã hội trong khoảng từ 2000 đến 200 năm TCN.
Những khác biệt bất ngờ trong các di chỉ liền kề trước
hết trở nên rõ ràng khi trật tự gốm của di chỉ tiền sử Ban Chieng được so sánh
một cách chi tiết với trật tự gốm của Ban Na Di cách đó chỉ 20km (White
1986:234). Dựa vào các niên đại C14, trầm tích nghĩa địa chủ yếu ở Ban Na Di trước
hết phủ trên lớp nghĩa địa Ban Chiang giai đoạn giữa có niên đại từ sơ đến
trung kỳ thiên niên kỷ I TCN. Một giả định khảo cổ học thông thường cho rằng hai
di chỉ khảo cổ học gần nhau như vậy có thể có chung một truyền thống văn hóa (Higham
and Kijngam 1984) có vẻ rất khó mà tách bạch được về gốm. Các trầm tích đương đại
ở cả hai di chỉ có rất ít gốm có chung phong cách nên khó mà liên hệ niên đại
giữa hai di chỉ ấy. Người ta có thể đặt câu hỏi đầu tiên rằng liệu các di chỉ
này có tồn tại các lớp văn hóa đồng đại không. Tuy nhiên hai di chỉ đều có
chung một loại hình đồ đựng đặc biệt, dù là hiếm, và điều này đã níu chặt hai trật
tự niên đại lại với nhau. Một khi phong cách riêng của gốm hai di chỉ được nhận
biết thì những đặc điểm phân biệt khác cũng đã trở nên rõ ràng.
Việc quan sát những khác biệt đáng kể về phong cách và
hình thái đã được hỗ trợ bởi các phân tích kỹ thuật. Các phương pháp chế tạo vật
dụng ở cả hai di chỉ cũng được phân biệt dựa vào việc nghiên cứu cấu trúc gốm (Vincent
1984, 1988; Glanzman and Fleming 1985; McGovern et al. 1985; White et al.
1991). Mặc dù các nghiên cứu về Ban Chiang mới chỉ ở giai đoạn sơ bộ, nhưng loạt
nồi gốm giai đoạn Ban Chiang giữa đã sử dụng thịnh hành loại xương gốm có trộn
trấu, trong khi Ban Na Di lại trộn bằng vụn mica hoặc bằng chính vụn gốm. Gốm
Ban Chiang đều được làm bằng kỹ thuật bàn đập và hòn kê, trong khi hơn 90% nồi
gốm Ban Na Di lại được làm bằng kỹ thuật khuôn-dải cuộn (Vincent 1984:661;
White et al. 1991). Tóm lại các so sánh kỹ thuật, phong cách, hình thái đều khẳng
định rằng Ban Chiang và Ban Na Di đã có những truyền thống chế tạo gốm khác
nhau vào giữa thiên niên kỷ I TCN.
Gốm không phải là lĩnh vực duy nhất của văn hóa vật chất
mà những khác biệt quan trọng giữa hai di chỉ đã thể hiện rõ ràng. Chẳng hạn
như những chiếc vòng tay được làm bằng sò biển Chotrus thường gặp ở Ban Na Di, nhưng lại không thấy ở Ban Chiang –
chí ít là từ cuộc khai quật do Cục Nghệ thuật và Bảo tàng Đại học Pennsylvania thực
hiện. Những tượng nhỏ được tìm thấy trong mộ ở cả hai di chỉ đều khác biệt rõ rệt
về kích thước, phong cách và ý nghĩa. Các mẫu Ban Chiang thường nhỏ, dài khoảng
3-4cm, và hình thù không rõ nét; còn các mẫu Ban Na Di thì lớn hơn nhiều, thường
trên 15cm, được tạo dáng một cách tinh xảo hơn, và có thể dễ dàng nhận ra đó là
trâu, bò, người, cá, voi.
Không chỉ là văn hóa vật chất, mà cả những khía cạnh xã
hội cũng cho thấy những khác biệt đáng chú ý như đã thấy rõ trong táng tục ở cả
hai di chỉ. Cách tổ chức mộ cùng với các đồ tùy táng thể hiện rõ sự khác biệt về
hàng loạt loại hình và cách xử lý những chiếc nồi gốm đặt trong mộ cũng như hàng
loạt mẫu vật và việc xử lý các di tích động vật giữa hai di chỉ. Mộ giai đoạn
Ban Chiang giữa được đặc trưng bởi các bộ hài cốt được phủ bằng những vỉa gốm từ
những chiếc nồi bị đập vỡ có chủ đích, mà khi phục dựng lại thấy có một số mẫu
giống hệt như các mẫu gốm được đặt trên mộ. Chẳng hạn mộ số 40 trong mùa khai
quật lần thứ hai có 7 chiếc nồi tô các vạch trắng và hai chiếc kết hợp tô màu và
khắc vạch. Vincent (1984: 667) đã phát hiện ra một sự trái ngược tại Ban Na Di:
mỗi mộ gồm có một vài chiếc nồi, trong đó một số thì vỡ, một số thì còn nguyên,
và “…khuynh hướng chung là sử dụng những loại hình khác nhau chứ không phải chỉ
một loại hình nhưng được sử dụng với số lượng nhiều”.
Xương động vật trong mộ cũng cho thấy những khác biệt
về táng thức và hành vi nghi lễ. Mộ Ban Na Di thường có các chi nguyên vẹn của
loài móng guốc, gồm có trâu, bò, lợn. Ở Ban Chiang lại thấy nhiều gà và hàm động
vật, nhưng không có các chi nguyên vẹn của loài móng guốc với tư cách là một bộ
phận của đồ tùy táng (Kijngam 1979:73).
Những khác biệt đã được lưu ý trong văn hóa vật chất và
trong nghi lễ có vẻ không thể hiện một sự biệt lập về văn hóa. Không có sự biệt
lập văn hóa thể hiện qua các bằng chứng về thương mại đường dài chẳng hạn như
sò biển, đá, kim loại trong mạng lưới trao đổi vùng phát triển từ sông Mekong ra
phía biển (khoảng cách giữa cao nguyên Khorat và vịnh Siem ít nhất cũng 500km).
Các mối quan hệ văn hóa đường dài cũng thể hiện rõ ràng qua công nghệ và loại
hình đồ kim loại trên một vùng rộng lớn từ Miến Điện đến Việt Nam vào thiên
niên kỷ II TCN. Điều đó cũng chỉ rõ một khu vực kỹ nghệ rộng rãi độc đáo, được
gọi là Tỉnh Luyện kim ĐNA (White 1988).
Trong khi luyện kim thể hiện một sự giao tiếp rộng rãi
thì các loại hàng hóa đặc biệt của thương mại đường dài lại không được phân bố một
cách đồng nhất như vậy. Nếu không vì lấy mẫu nhầm thì sự kiện khai quật tại Ban
Na Di phát hiện ra một số vòng tay Trochus có nguồn gốc biển trong khi không cuộc
khai quật nào tại Ban Chiang cho thấy mỗi cộng đồng đều tham gia một cách riêng
rẽ vào thương mại hàng ngoại và có lẽ hàng hóa còn được sản xuất ở nơi khác nữa,
mặc dù hai di chỉ này về cơ bản đều có cách thức giống nhau trong việc tham gia
vào các mạng thương mại liên khu vực về phương diện vật chất (khoảng thời
gian). Vì vậy các cộng đồng riêng rẽ có thể ấn định những giá trị khác nhau cho
các mặt hàng ngoại đặc biệt: một mạng giá trị.
Ví dụ đặc biệt này về tính biến đổi địa phương bất ngờ
trong văn hóa nghi lễ và văn hóa vật chất đã được thảo luận ở một số chi tiết vì
có đủ các thông tin được công bố từ hai cuộc khai quật chủ yếu với các trật tự
xếp lớp để phân biệt một vài khía cạnh khác biệt bên trong di chỉ và để đề xuất
một ý tưởng nào đó về các chiều kích biến đổi địa phương hóa. Những ví dụ khác
thuộc các vùng liền kề với những khác biệt rất rõ ràng về văn hóa vật chất được
xác định ở miền Trung Thái Lan (Ho Chui-mei 1992; Natapintu 1992), đã cho thấy đông
bắc Thái Lan dù xa xôi, hẻo lánh, nhưng không hề bị cô lập.
Một khía cạnh khác của đặc trưng tiểu vùng trong giai
đoạn tiền sử Thái Lan được thể hiện bằng sự tham gia vào thời đại đồ đồng như một
giai đoạn đã được xác định là khác biệt và đi trước thời đại đồ sắt. Vì vậy
Glover (1991a, 1991b) cho rằng tây Thái Lan, đặc biệt là vùng thung lũng sông
Kwai Noi và Kwai Yai đã không có bằng chứng về bất cứ sự liên can nào với kỹ
nghệ đồng thau được khai thác tại các công trường thời đó ở đông bắc và trung
Thái Lan vào thiên niên kỷ I TCN. Vì các khoảng cách trong ý nghĩa tuyệt đối của
nó không vượt khỏi một loạt mạng thương mại đã biết nên ông kết luận rằng:
“chúng ta đã bắt đầu nhận ra nhiều phạm vi tương tác” trong tiền sử Thái Lan,
nơi các trở lực về xã hội cũng nhiều chẳng kém gì các trở lực về tự nhiên”. Mặc
dù Bắc Việt Nam nằm ngoài phạm vi của phần này, nhưng vẫn rất xứng đáng để nhắc
lại rằng Hà Văn Tấn cũng đã quan sát được quá trình biến đổi địa phương hóa trong
các văn hóa và các nhà nước đương thời mà quá trình địa phương hóa thể hiện rất
rõ trong giai đoạn tiền Đông Sơn (Trước thời đại đồ sắt: 2000-700 năm TCN). Ông
cũng lưu ý rằng tính chất đa dạng văn hóa địa phương hóa thể hiện rõ ràng trong
các phong cách gốm, tạo hình công cụ đá và kỹ nghệ, cũng như trong sự hiện diện
khác biệt của hoạt động chế tạo đồ đồng.
Một điều rất đáng chú ý về việc xác định thời điểm của
quá trình địa phương hóa này bản thân tôi đã nhận thấy rất rõ ở đông bắc Thái
Lan, và Hà Văn Tấn ở Việt Nam, đó chính là thời điểm trùng khớp với thời điểm
xuất hiện thời đại đồ đồng. Tại cả hai nơi đều thấy có sự tương đồng lớn trong
văn hóa vật chất vùng (những tương đồng về phong cách phát triển trên những
vùng rộng lớn hơn) trước khi xuất hiện đồ đồng. Ngay khi đồng thau trở thành một
công nghệ thì các mảnh văn hóa vật chất cũng gia nhập vào các nhóm nhỏ, địa
phương hóa cao. Vì vậy trong khi nuôi dưỡng mối quan hệ ngày càng tăng (tức là
sự giao tiếp) giữa các cộng đồng thì sự xuất hiện của đồng thau cũng đi cùng với
sự khác biệt bình tuyến mang tính tượng trưng và tính vật chất ngày càng tăng.
Căn cứ vào những nhận xét của Johnson (1982) thì sự xuất
hiện rộng rãi của đồ đồng thau trong tiền sử ĐNA có thể tạo ra một bối cảnh sức
ép giao tiếp vô hướng. Phản ứng lại với sức ép này là sự khác biệt bình tuyến của
những đơn vị cộng đồng có thể nhận thấy trong các bối cảnh khảo cổ học như tính
chất biến đổi địa phương hóa trong văn hóa vật chất và trong táng thức. Việc
sáng tạo hành vi nghi lễ liên quan đến những biểu hiện về tính chất biến đổi
phong cách có thể đánh dấu sự xác định nguồn gốc của các phụ nhóm được Johnson lưu
ý như là những cơ chế tích hợp có thể làm giảm đi những sức ép giao tiếp vô hướng
trong các nhóm mà ông gọi là “phương thức bình quân”. Vấn đề tại sao sự khác biệt
lại xảy ra theo bình tuyến mà không phải là trực tuyến sẽ trở nên rõ ràng hơn
khi chúng ta nhìn vào những khía cạnh khác của các bằng chứng tiền sử ở phía dưới.
Biến đổi văn hóa địa phương hóa tiếp tục ở Thái Lan cho đến giai đoạn đồ sắt (nửa
sau thiên niên kỷ I TCN) tối thiểu là ở thung lũng Khorat thuộc đông bắc Thái
Lan. Tuy nhiên ở Việt Nam giai đoạn Đông Sơn thuộc thời đại đồ sắt đã chứng kiến
một sự cố kết của các văn hóa tiểu vùng (Hà Văn Tấn 1991).
Khác biệt bình tuyến trong tổ chức kinh tế tiền sử
Giới tinh hoa kiểm soát việc sản xuất và phân phối các
sản phẩm thủ công chuyên môn hóa thường được coi là một thể tương liên phức hợp
xã hội ngày càng tăng và một phương tiện cho các cá nhân hoặc các nhóm (thân tộc)
tích lũy của cải và nắm được quyền lực. Vẫn chưa tìm được bằng chứng ở vùng hạch
của ĐNA lục địa để gợi ý rằng việc kiểm soát sản xuất và phân phối hàng hóa là
một phương tiện chủ yếu mà các nhóm tinh hoa vùng sử dụng để tập trung quyền lực
chính trị. Hơn nữa các bằng chứng hiện thời cũng chỉ ra rằng chuyên môn hóa thủ
công và trao đổi đường dài phát triển và tăng cường theo cách giải tập trung và
đa trung tâm không có lợi cho việc duy trì sự kiểm soát theo thứ bậc.
Một ví dụ tốt nhất để bộc lộ rõ vấn đề này trong giai
đoạn tiền sử Thái Lan là việc sản xuất và phân phối các hàng hóa kim loại chủ yếu
là đồ đồng. Bằng đặc tính tự nhiên, luyện kim đồng đòi hỏi một trình độ chuyên
môn hóa nhất định vì tính chất phức hợp và sự cố gắng sản xuất và phân phối
mang tính tập trung các nguồn nguyên liệu buộc số lượng người sản xuất phải ít
hơn người tiêu thụ.
Bằng chứng từ Thái Lan trong khoảng từ 2000 – 300 năm
TCN đã chỉ ra rằng những người sản xuất kim loại trong suốt giai đoạn này là những
chuyên gia độc lập. Trong khi sự hiện diện thông thường của các mảnh nồi nấu
kim loại tại các di chỉ làng cách xa nguồn quặng đã chỉ rõ rằng các làng bình
thường có những người thợ đúc và các nhà chuyên môn cư trú đôi khi cũng tập hợp
nhau lại thành các cộng đồng (chẳng hạn như Non Nok Tha, Non Pa Wai, Nil Kham
Haeng lại chấp nhận chuyên môn hóa cộng đồng riêng sản xuất cho một phạm vi
tiêu thụ vùng). Từ quan niệm chung này, các bằng chứng ở Thái Lan đã chỉ rõ
tính chất tăng cường của sản xuất và khối lượng sản phẩm từ các cộng đồng sản
xuất kim loại chuyên môn hóa có thể khác biệt bằng cách tăng cường sản xuất một
khối lượng lớn sản phẩm, có thể được gọi là “công nghiệp cộng đồng”. Mức độ
công nghiệp của sản lượng sản phẩm dựa trên cộng đồng thể hiện rõ trong các di
chỉ sản xuất đồng có niên đại từ 1500 – 300 năm TCN ở thung lũng sông Khao Wong
Prachan thuộc miền trung Thái Lan.
Không có sự phân biệt chức năng ngoài di chỉ nào phù hợp
với việc tổ chức sản xuất công xưởng lại được xác định trong các cộng đồng sản
xuất đồng ở trung Thái Lan với khối lượng sản phẩm ở mức độ công nghiệp. Thay
vào đó phương tiện sản xuất quy mô nhỏ, các sản phẩm đúc nhỏ bé, phân bố rải
rác các đồ phế thải trong sản xuất, và việc trộn lẫn với các chất liệu có sẵn tại
nơi cư trú đã cho thấy công việc sản xuất được tổ chức theo quy mô hộ. Mỗi hộ
đã tiến hành những bước cần thiết để đưa nguyên liệu (tức là quặng đồng từ những
khu mỏ gần kề) qua những công đoạn sản xuất khác nhau để có được sản phẩm cuối
cùng. Không bằng chứng nào cho thấy một đầu vào hạn chế, việc tổ chức lao động theo
thứ bậc, các công việc bị chia tách theo không gian, hoặc bất cứ một chứng cớ
nào khác cho thấy những cung cách kiểm soát độc tài. Pigott et al. (1995) đã xuất
trình một mô hình công nghệ đề cập đến cách sản xuất đồng theo những đơn vị sản
xuất nhỏ đã được quản lý như thế nào.
Bằng chứng nghĩa địa đi liền với các cộng đồng sản xuất
đồng cho thấy rằng vai trò kinh tế của những người sản xuất đồng đã được chấp
nhận rộng rãi. Các mộ táng ở Nil Kham Haeng đều thuộc những người khá giả vì có
nhiều đồ tùy táng với nhiều loại hình khác nhau, trong đó thường thấy các dụng
cụ sản xuất đồng như búa chim, khuôn đúc, quặng, và các hiện vật bằng đồng thường
bị làm hỏng. Sự phân bố của các mộ trong di chỉ cho thấy rằng đầu vào đối với vị
thế xã hội qua công việc sản xuất đồng không bị hạn chế đối với bất kỳ bộ phận xã
hội nào (Pigott et al. 1995). Không có gì cho thấy những người sản xuất này nhất
thiết phải tích lũy các tài sản thông thường hoặc sử dụng địa vị kinh tế chuyên
môn hóa của họ để tích lũy quyền lực kinh tế hoặc quyền lực chính trị vượt khỏi
cộng đồng vùng của họ. Quy mô di chỉ thường khiêm tốn và nói chung điển hình
cho các di chỉ làng tiền sử (chẳng hạn như Nil Kham Haeng chỉ rộng 3 - 5ha). Hơn
nữa ở những vùng có các di chỉ khá rộng phát triển vào giữa thiên niên kỷ I TCN
(chẳng hạn như vùng Phi Mai dọc theo hệ thống sông Mun) không quá xa so với các
nguồn đồng và là những cộng đồng chính sản xuất đồng chuyên môn hóa.
Tại Thái Lan, bằng chứng về sự phát triển sản xuất đồng
thể hiện ở các mô thức tăng cường và chuyên sâu, nhưng không phân hóa theo trật
tự thứ bậc, mà là phân hóa bên. Phân hóa bên có thể có những loại hình khác
nhau, các bằng chứng từ thiên niên kỷ II TCN ở đông bắc Thái Lan rất phù hợp với
một hệ thống sản xuất phân tán mà các công đoạn sản xuất khác nhau có thể được
thực hiện tại những di chỉ khác nhau, bởi các cộng đồng khác nhau (White and
Pigott 1995). Ngược lại ở miền trung Thái Lan đã có những bằng chứng rõ ràng về
quá trình phân hóa sản xuất ở thung lũng Khao Wong Prachan, với các cộng đồng
riêng thực hiện hầu hết các công đoạn sản xuất. Hơn nữa các bằng chứng hiện thời
cho thấy các cộng đồng liền kề nhau cùng sản xuất đồng, nhưng có thể đã khai
thác các công nghệ tương đối khác nhau và đã sản xuất ra những loại sản phẩm khác
nhau. Nhận xét này là kết quả của các quan sát tại Nil Kham Haeng, thể hiện rõ
trong việc sản xuất các vật dụng hình dây thừng, có đế lắp ghép mà người ta vẫn
chưa biết rõ chức năng của nó. Tuy nhiên ở gần Non Pa Vai, trầm tích lớp trên
trồng lên lớp Nil Kham Haeng ở dưới, những người sản xuất đồ kim khí tập trung
vào việc sản xuất các thỏi kim loại và hàng loạt vật dụng khác nhau. Vì vậy bằng
chứng vùng trung Thái Lan cho thấy một phương tiện mà việc tổ chức kinh tế dựa
trên cơ sở sản xuất cộng đồng chuyên môn hóa có thể được tăng cường không phải bằng
quá trình hình thành hệ thống thứ bậc mà bằng chính các cộng đồng riêng rẽ chuyên
môn hóa sâu hơn vào các thị phần riêng biệt của thị trường. Loại phân hóa bên thông
qua việc nhấn mạnh vào một cụm thị trường có thể tránh được nhu cầu kiểm soát
hành chính hoặc một nền kinh tế chỉ huy. Như Johnson đã nói “…việc tạo lập một
tổ chức xã hội bên thiết yếu…làm giảm đi tính phức hợp điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội…”
Các cơ chế phân phối hàng hóa trong giai đoạn tiền nhà
nước ở vùng hạch ĐNA vẫn còn chưa được biết rõ. Việc tổ chức sản xuất độc lập
linh hoạt và giải tập trung cũng như việc thiếu bằng chứng kiểm soát chặt chẽ mức
độ tiêu thụ của tầng lớp tinh hoa chóp bu lại tỏ ra là sự phân phối giải tập
trung và đa mô hình. Các chiến lược này có thể giống với các chiến lược đã được
thảo luận trong các công trình của Bowie (1992). Stark (1992) cũng đã mô tả sự
phân phối hàng dệt ở bắc Thái Lan và gốm ở Luzon một cách riêng rẽ theo những bối
cảnh dân tộc học lịch sử mà ở đó có nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau trong các
cộng đồng đã chuyên môn hóa. Việc phân phối hàng hóa qua các liên hệ bên, phức
hợp với nhiều dạng thức có thể là một chức năng tích hợp theo bình tuyến vùng
đa nguyên văn hóa rộng lớn hơn.
Khung cảnh linh hoạt trong phân hóa xã hội tiền sử
Giống hệt như các khu vực khảo cổ học khác trên thế giới,
việc xác định các nhóm tinh hoa xã hội là một chủ đề chính trong nghiên cứu khảo
cổ học ĐNA trong vòng trên một thế kỷ qua. Một số nghĩa địa tiền sử là đối tượng
của các cuộc khai quật và thường được nhận thức thông qua mô hình tiến hóa. Các
nhà khảo cổ học ĐNA đã thử đề xuất những chiến lược khác nhau để nhận thức các
bằng chứng về những vị thế khác nhau trong số chủ nhân của các ngôi mộ. Được gợi
hứng từ Peeples và Kus (1977), Tainer (1978) và những người khác nữa, một số
nhà khảo cổ học đã đi tìm bằng chứng về các bước phân hóa thứ bậc thừa kế - sự
phân cấp được coi là không theo ý muốn – như là một thứ chìa khóa để phát triển
phức hợp xã hội (Peeples và Kus 1977). Cho đến nay, các kết quả đạt được không
đủ sức thuyết phục, thậm chí đôi khi còn mâu thuẫn với nhau. Tình trạng lộn xộn
trong việc tìm hiểu các đặc trưng cấu trúc của xã hội tiền sử phần nào tùy thuộc
vào các mẫu nghiên cứu sẵn có thì vẫn còn nhỏ nhoi; các nghĩa địa được khai quật
còn rất khiêm tốn. Hơn nữa các công cụ lý thuyết được sử dụng để phân tích cũng
không đầy đủ. Bốn di chỉ đã được khai quật công phu ở Thái Lan cho thấy tầm
quan trọng của các trầm tích văn hóa nghĩa địa tiền sử cùng với một số phân
tích chi tiết đã được công bố đủ đề bình luận về các bằng chứng phân cấp xã hội,
đó là Ban Kao, Non Nok Tha, Ban Na Di, và Khok Phanon Di.
Nghĩa địa Ban Kao ở trung tây Thái Lan có niên đại vào
nửa đầu thiên niên kỷ II TCN và đã được khai quật trước khi phân biệt được sự
phân cấp các hệ thống xã hội mà khảo cổ học lý thuyết của Mỹ rất chú trọng. Sorensen
(1967) đã nhận thấy rằng các mộ được phân biệt bởi đồ tùy táng có từ một đến
hai mươi di vật, và ông cũng đã thảo luận về việc lựa chọn, xếp đặt và xử lý
các đồ tùy táng đó. Sự khác biệt về tài sản và việc xử lý đồ tùy táng đã cắt
qua tuổi tác, giới tính, trong đó một số mộ trẻ em lại có số lượng đồ tùy táng
phong phú hơn một số mộ người lớn. Một số mộ cũng có vẻ rất khác thường. Mộ số
10 là một người đàn ông 50 tuổi có một tập hợp đồ tùy táng khiến cho Sorensen
nghĩ rằng đây là mộ của một pháp sư. Điều gây ấn tượng cho Sorensen hơn bất kỳ một
bằng chứng nào khác về những khả năng khác biệt vị thế chính là “mức độ tùy tiện
khác thường và tính chất không tuân theo nghi thức” của các ngôi mộ “được bày
biện có vẻ cá nhân của chúng” Sorensen (1967: 74) và “sự vắng mặt của những luật
tắc chặt chẽ trong táng thức” (ibid, 141).
Nghĩa địa Non Nok Tha được định niên đại sơ bộ vào các
thiên niên kỷ I – II TCN. Người khai quật (Bayard 1984) đã kết luận có hai nhóm
liên quan trong nghĩa địa này căn cứ vào sự khác biệt về phân bố của các loại
hình đồ gốm nhất định. Sau đó Bayard đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các ngôi mộ
theo mức độ giàu nghèo tương đối căn cứ vào số lượng hiện vật từ 0 đến 32. Đáng
lưu ý là Bayard đã sử dụng một ranh giới võ đoán là 14/15 hạng mục cho một mộ để
phân biệt giữa giàu và nghèo bằng cái mà ông thừa nhận là tính liên tục từ
“giàu” đến “nghèo”. Cả hai nhóm liên quan này đều có mộ giàu và mộ nghèo, nhưng
một nhóm có tỷ lệ mộ giàu lớn hơn. Bayard cho rằng mô thức phân chia đồ tùy
táng khác nhau như vậy chính là bằng chứng thể hiện “sự phân cấp khác thường”. Nhóm giàu rõ ràng có nhiều đồ ngoại nhập, bao
gồm cả đồ kim loại, mặc dù tập hợp này thực sự không có giá trị cao. Dựa vào sự
xuất hiện một số mộ trẻ em giàu có nên ông đã gộp hiện tượng này vào tập bằng
chứng về một vị thế được thừa kế, chứ không phải là một vị thế do cá nhân đạt
được. Có một khuynh hướng rõ ràng là ở một số vị trí của nghĩa địa có tỷ lệ
nhóm liên quan cao hơn.
Những người khai quật Ban Na Di (Higham and Kijngam
1984) đã tập trung vào chiến lược nghiên cứu mức độ phân cấp xã hội khác nhau. Họ
so sánh từ hai bộ phận mộ cách nhau khoảng 25 m đã được khai quật, trước hết theo
tiêu chí có sự hiện diện của các hạng mục nhập khẩu, chẳng hạn như sò ốc biển,
kim loại. Các hiện vật này được coi là “bảo bối nguyên thủy” ngoại nhập, và chứng
tỏ về sự “tiêu phí năng lượng cao hơn” của chủ nhân của các ngôi mộ có các đồ
tùy táng ấy. Và chủ nhân của các ngôi mộ có chứa các loại đồ tùy táng ấy được
coi là “khá giàu có” và đầu tiên được phát hiện tại một vị trí của khu nghĩa địa
đã được khai quật... Mô thức đó kéo dài suốt quá trình sử dụng nghĩa địa mà Higham
và Kijngam cho là vào khoảng 800 – 1000 năm. Họ kết luận rằng: “bằng chứng này
hoàn toàn ủng hộ cho sự hiện diện của tình trạng bất bình đẳng cha truyền con nối…một
trình độ phân cấp vừa phải theo huyết thống…” (Higham and Kijngam 1984). Báo
cáo của họ đã không so sánh những khác biệt về số lượng đồ tùy táng giữa hai mẫu
nghĩa địa đã được khai quật, có thể là do việc thực hiện các táng thức đã không
được hoàn thiện.
Nghĩa địa Khok Phanom Di (2000 – 1500 TCN) là một di
chỉ ven biển rộng khoảng 5 ha ở trung Thái Lan đồng thời với di chỉ Ban Kao. Những
người khai quật đã lý giải về hiện tượng đa số các mộ đều có huyệt mộ từ 10 x
10m là thuộc về những tập hợp đại diện cho những khu vực mai táng tách biệt của
những nhóm họ hàng khác nhau. Họ còn đề nghị phân lập thêm một loạt thế hệ mộ cắt
qua các tập hợp này. Rất đáng lưu ý là các bằng chứng đã cho thấy rõ vật tùy
táng giữa các tập hợp đó là khác nhau theo thời gian, bằng một tập hợp riêng biệt,
các mộ giàu có lại được tiếp nối bởi các mộ bình thường hoặc nghèo. Một số thảo
luận trước đây về diễn tiến của táng thức đã ám chỉ bước chuyển tiếp tới một thời
đại xuất hiện các vị thế được thừa kế vào giai đoạn muộn của trật tự này. Điều
đó đã cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức của các chủ nhân khu nghĩa địa. Các
mộ giai đoạn muộn bao gồm các trẻ em giàu có và một mộ phụ nữ ở độ tuổi 30 đặc
biệt giàu có (mộ 15). Higham cho rằng sự thay đổi trong việc bài trí mộ như vậy
gợi ý về một “khu vực nghĩa địa giành riêng” cho người giàu. Bằng chứng khác
cho thấy những tương liên “kiểu thủ lĩnh địa”, bao gồm quá trình chuyên môn hóa
về nghề nghiệp, các loại hàng hóa uy tín có thể tượng trưng cho vị thế, mức
tiêu thụ năng lượng khác nhau, sự tập trung hóa và quy mô di chỉ khác nhau. Tuy
nhiên tiếp theo mộ giàu số 15, các mộ kế tiếp không quá giàu có đến mức như vậy.
Vì thế không có bằng chứng cho thấy sự duy trì các khác biệt rõ ràng về vị thế
trong các thế hệ tương lai.
Các cách xử lý tắt, quá đơn giản này không thể đánh
giá đúng được các chi tiết của các dữ liệu của từng di chỉ, mức độ phong phú của
các cách tiếp cận và sự phân tích của mỗi học giả, các vấn đề về khả năng áp dụng
các mô hình đã được sử dụng, hoặc các vấn đề lấy mẫu và xây dựng trật tự niên đại.
Tuy nhiên từ các tóm tắt kiểu tổ kén được sử dụng để gây ấn tượng với các mô thức
phân tích táng thức quá khứ mà tôi muốn có một số xem xét và đề xuất một tâm điểm
chú ý mới.
Rõ ràng là mỗi nghĩa địa đều phản ánh một truyền thống
táng tục liên quan rộng rãi đến cách hung táng nằm ngửa kèm theo các đồ tùy
táng thường bao gồm cả các hiện vật gốm. Tuy nhiên mỗi nghĩa địa đều khác nhau
về nhiều khía cạnh nổi bật, và các khác biệt về cách tiếp cận phân tích cũng phản
ánh những khác biệt này ở một mức độ nào đó. Dữ kiện thu được đã không phù hợp
với các mô hình được đề xuất để xem xét những mức độ phân cấp xã hội khác nhau,
và vẫn tồn tại một vấn đề không rõ ràng là có thể sử dụng bất cứ một cách tiếp
cận nào để phân tích các nghĩa địa đó cũng đều ổn cả. Rõ ràng đây không phải là
những xã hội có lối sống bình quân vì các ngôi mộ đã không được xử lý giống như
nhau, hơn nữa các mộ đơn lại rất khác biệt về số lượng và kiểu loại đồ tùy
táng, trong khi đó mức độ khác biệt xã hội trong các nghĩa địa lại thường mơ hồ,
không rõ ràng, và mỗi nghĩa địa lại có cách thể hiện khác nhau.
Sự khác biệt giữa các nghĩa địa cho thấy các mô hình
đã có và việc áp dụng vào nguồn dữ liệu ĐNA cần phải được xem xét lại. Việc nỗ
lực tập trung phân tích đánh giá sơ bộ sự hiện diện và mức độ phân cấp (chẳng hạn
như vị thế xã hội bình đẳng, tự đạt được hay được thừa kế) đều không đánh giá
đúng tính chất phức hợp của dữ kiện. Vẫn còn một vấn đề khác chưa được biết rõ
là liệu mức độ giàu có khác nhau có phải được phân biệt dựa vào số lượng các đồ
tùy táng hoặc sự có mặt hay vắng mặt của những hiện vật không phải của địa
phương có thực sự nói lên sự thay đổi trong một hệ thống phân cấp chính thức
hóa hay không. Theo tôi, tất cả các di chỉ được thảo luận ở trên đều phù hợp với
các phán đoán của Bayard (1984: 108) khi ông bàn về sự phân nhỏ khác thường tại
Non Nok Tha): “tầng lớp cực giàu được Peebles và Kus xác định, chủ yếu bao gồm
những người đàn ông đã trưởng thành có vẻ như không tồn tại. Hơn nữa cũng không
có bằng chứng về sự phân cấp theo nghĩa chặt chẽ được Peebles và Kus sử dụng trong
nghiên cứu của họ…các ranh giới phân định giữa các đẳng cấp là không rõ ràng,
cũng không hề có các phân biệt về biểu tượng, gia huy của các đẳng cấp khác
nhau”. Các cách tiếp cận nhằm nhận thức rõ ràng sự phân biệt xã hội có vẻ không
thích hợp với các dữ liệu thu được. Nhưng như vậy không có nghĩa là không hề có
sự tồn tại của một loại phân cấp vị thế xã hội nào đó; vấn đề là ở chỗ liệu có
tồn tại hay không tồn tại một cách tiếp cận phân tích xã hội tạo dựng được một
khung khái niệm thích hợp cho việc nhận diện các xã hội vận hành như thế nào.
Điều gì được coi là nổi bật về các nghĩa địa tiền sử
Thái Lan nếu chúng ta tạm gác một loại lập trường lý thuyết nào đó sang một bên?
Vượt khỏi một thực tế là mỗi nghĩa địa dường như đều là một phần của truyền thống
táng thức thông dụng đã được đề cập ở trên, tôi cho là có bốn đặc trưng nổi bật
sau:
1) Đặc trưng nổi
bật đầu tiên là đồ tùy táng của các mộ ở mỗi vị trí thì đều khác nhau theo cung
cách hoàn toàn nhất quán với sự phát triển liên tục chứ không phải theo từng bước
một. Các mộ giàu thì thực sự là giàu vì chúng ở một đầu của chuỗi liên tục đó. Mức
độ giàu có tăng tiến toàn diện theo thời gian ở chỗ các mộ ở cuối phổ giàu có
thể có nhiều hiện vật hơn với nhiều kiểu loại hiện vật hơn, đặc biệt là sau
1000 năm TCN, nhưng lại không nhất thiết có sự khác biệt rõ rệt về của cải giữa
các nhóm tăng theo thời gian. Trên phương diện đó, tính liên tục được tiếp nối
đến giai đoạn Ban Chiang muộn, một trầm tích văn hóa nghĩa địa duy nhất được
khai quật tại Thái Lan đã kéo dài đến đầu thiên niên kỷ I SCN, và gắn liền với
bằng chứng lịch sử sớm nhất về khu vực và về các nhà nước sớm nhất. Nói cách
khác, không có những bằng chứng cho thấy có sự xuất hiện của một điều gì đó chẳng
hạn như một nhóm lớn hơn, rõ ràng là nghèo hơn, trái ngược với một nhóm nhỏ hơn,
rõ ràng là giàu có hơn bằng một hố ngăn cách dứt khoát ở giữa, mà đó lại chính
là tiêu chí đã được Peebles và Kus (1977) đề xuất cho việc phân cấp nhất quán với
một thủ lĩnh địa.
2) Đặc trưng nổi
bật thứ hai của các nghĩa địa là ở chỗ các tiêu chuẩn thể hiện sự phân hóa xã hội
khác nhau ở mỗi nghĩa địa. Ví dụ như tôi cho rằng những khác biệt trong sự xuất
hiện của các hiện vật ngoại nhập ở Ban Na Di và Non Nok Tha có thể phản ánh rất
rõ những khác biệt văn hóa và vì vậy mà tập hợp các biến cố hoặc các tiêu chuẩn
được sử dụng để so sánh các mộ ở một di chỉ sẽ không nhất thiết phải phù hợp với
tất cả những di chỉ khác trong vùng. Quan sát này phù hợp với quan sát ở phần
trước về một khuynh hướng rõ ràng hướng đến các văn hóa địa phương hóa cao tại
ĐNA được biểu hiện trong các văn hóa vật chất địa phương hóa và quá trình địa
phương hóa văn hóa vật chất này được phản ánh trong các hệ thống giá trị địa
phương hóa liên quan đến táng tục và vị thế xã hội. Một hệ luận khác của quan
sát này thể hiện ở chiều góc vị thế xã hội riêng, chẳng hạn như đầu vào của các
sản phẩm nhập khẩu, có thể chỉ phù hợp trong từng tình huống, chứ không phải
cho mọi trường hợp.
3) Đặc trưng nổi
bật thứ ba của các nghĩa địa tiền sử này là các mộ trẻ em thường giàu hơn các mộ
người lớn. Chúng ta không thể cho rằng điều đó ngụ ý “vị thế cha truyền con nối
không theo ý muốn” (Peebles and Kus 1977). Mô thức này cũng có thể đại diện cho
một thứ tình cảm phụ mẫu hoặc thể hiện vị thế bắt buộc của cha mẹ trong một
khung cảnh mà vị thế là một điều kiện để thương thảo cộng đồng. Một mẫu mộ của
các cá nhân ở độ tuổi niên thiếu có lẽ cũng giúp cho việc xem xét vấn đề này một
cách chi tiết hơn.
4) Đặc trưng nổi
bật thứ tư là các táng thức thông thường nổi lên như là một biệt lệ không phải
là nhất thiết liên quan đến sự giàu có, hoặc có thế lực chính trị rõ ràng, mà còn
liên quan đến quá trình cá thể hóa được Sorensen lưu ý trong trường hợp Ban Kao.
Các mộ độc đáo này thường cho thấy cung cách xử lý rất khác biệt: Mộ BC B20 với
một tập hợp các hiện vật độc nhất bằng xương, và BC B23 với tập hợp những viên đạn
bi, bôn, vòng tay và một chiếc nồi. Di chỉ Ban Tong liền kề có một mộ đàn ông với
một tập hợp hơn 17 bộ xương hàm hươu. Các mộ có các hiện vật sản xuất bằng kim
loại, vì vậy có thể là mộ của những người chế tạo kim loại, đã được phát hiện tại
Non Nok Tha (Bayard 1980) và các di chỉ thuộc thung lũng Khao Wong Prachan miền
trung Thái Lan (Pigott and Natapintu 1988; Pigott et al. 1995) cũng như ở Việt
Nam (Hà Văn Tấn 1991). Những mộ táng này đã chỉ ra rằng hành động của một cá
nhân có thể đã góp phần mình vào quá trình phân hóa vai trò của họ liên quan đến
những người khác trong xã hội. Thực tế phân hóa mộ ở Ban Chiang, Ban Kao, Ban
Na Di và Non Nok Tha đã không được xác định bằng khuôn khổ của sự bài trí độc
đáo gắn liền với mức độ giàu có khác thường (tức là một mộ rất giàu trong một địa
phương riêng biệt thể hiện địa vị của một thủ lĩnh hoặc là người thân cận với
thủ lĩnh).
Nói cách khác,
Khok Phanon Di đã đưa ra được những bằng chứng rõ rang nhất được biết ở Thái
Lan liên quan đến một mộ táng tiền sử được phân biệt bởi một số lượng lớn đồ
tùy táng và các bài trí đặc biệt của ngôi mộ. Mộ 15 của một phụ nữ được táng
trong một huyệt mộ có kích cỡ khác thường (sâu 1m, dài 3m) được đặt theo một tư
thế và một hướng khác với các mộ sớm hơn. Ngôi mộ này còn được bày biện thêm bằng
8 – 10 đồ vật bằng gốm, hàng chục nghìn hạt chuỗi có lẽ được khâu thành một chiếc
áo khoác. Tuy nhiên rất đáng lưu ý là trong số các đồ tùy táng còn có rất nhiều
vật dụng để làm gốm, bao gồm hòn kê, các viên đá đánh bóng áo gốm, và những
phôi gốm chưa nung. Vì vậy, và vì nhiều nguyên do khác nữa mà bà được diễn giải
là một thợ gốm có đẳng cấp cao (Higham 1989b: 87). Dường như ngôi mộ này đã bổ
sung vào số đồ tùy táng phong phú được đo bằng số lượng, loại hình và chất lượng
của đồ tùy táng lại càng khuyếch đại mô thức phân hóa chức năng kinh tế và xã hội
như đã được gợi ý từ các di chỉ khác. Bằng chứng xã hội từ Khok Phanom Di và di
chỉ liền kề có niên đại muộn hơn là Non Nor đã chỉ ra một khuynh hướng không bền
vững hoặc xả ra sau, hướng đến sự cố kết của giới tinh hoa trong xã hội tiền sử
đó. Điều này cho thấy sức ép giao tiếp vô hướng có thể đã sản sinh ra những
phát triển độc đáo sau đó của Khok Pha Nom Di lại không thuộc về một trình độ hoặc
một bản chất thúc đẩy xã hội tiến tới một sự thay đổi cơ bản, đó là một hệ thống
thứ bậc thống nhất, có kiểm soát. Điều đó dường như đã sản sinh ra một thứ chớp
lóe thành công, không bền, một tuyên ngôn xã hội trong một giai đoạn ngắn ngủi của
cả một tiến trình táng thức Khok Phanom Di.
Ngoại trừ những
đòi hỏi về một trật tự “thứ bậc cha truyền con nối” trước đó trong các nghĩa địa
này, hiện giờ các dữ liệu dường như đã đưa ra một bằng chứng về những cơ sở cho
quá trình phân hóa xã hội trong các nghĩa địa tiền sử Thái Lan này. Tuy nhiên
theo tôi, nếu chỉ kết luận rằng phương thức đạt được vị thế xã hội trong các cộng
đồng tiền sử này không do thừa kế thì chúng ta đã không đánh giá được đúng tính
chất phức tạp của hệ thống dữ liệu thu được. Thay vào đó, tôi cho rằng các
nghĩa địa tiền sử Thái Lan rất phù hợp với sự tồn tại của một hệ thống vị thế
và quá trình phân hóa xã hội đa phương, đa diện, phức hợp và linh động. Các
thành quả kinh tế cá nhân và các chức năng xã hội cũng như sự khác biệt về mức
độ giàu có của từng gia đình và có lẽ cả thứ hạng của thị tộc, tất cả đều vận
hành đồng thời, vì vậy mà đều kết hợp với các yếu tố kế thừa cũng như sự thành
đạt do các nỗ lực cá nhân. Hơn nữa tôi cũng cho rằng những phương cách để đạt
được vị thế xã hội là đa chiều và có thể khác nhau ở các tiểu văn hóa mà của cải
chỉ là một thành tố của sự phân hóa xã hội. Các phương cách này cũng có thể được
thỏa thuận và được ấn định giữa các cá nhân. Tôi đề xuất hệ thống đa diện này một
phần vì nó có thể phù hợp với các bằng chứng dân tộc học và lịch sử ĐNA sẽ được
tóm tắt dưới đây.
Mức độ xung đột bạo lực liên cộng đồng thấp
Một vấn đề khác liên quan đến giai đoạn tiền sử là có
rất ít bằng chứng về nguồn xung lực xã hội lớn định hướng vào xung đột bạo lực
liên nhóm. Đâu đó tôi đã cho rằng thời đại đồ đồng ĐNA lục địa tương đối hòa
bình so với các vùng khác như Lường Hà hoặc triều đại nhà Thương bên Trung Quốc,
nơi khởi nguồn của khái niệm truyền thống “thời đại đồ đồng” (White 1982,
1988). Quan sát của tôi được thực hiện từng phần vì hầu hết đồ đồng tiền sử dường
như đều là các đồ trang sức cá nhân và là các vật dụng thiết yếu trong phạm vi
làng, và chỉ có một ít đồ đồng có thể được phân loại một cách rõ ràng là các vũ
khí (riêng miền bắc Việt Nam dường như phát triển hơi khác với nhiều bằng chứng
hơn về các vũ khí đồng sau 1000 năm TCN). Quan điểm này đã bị phê phán (Higham 1984),
nhưng người phê phán lại đặt định vấn đề từ một khung bất phân và nhận thức một
cách hẹp hòi. Vấn đề không phải là liệu có tồn tại một vài loại vũ khí hoặc các
cuộc xung đột nào đó hay không. Vấn đề là ở chỗ chiến tranh là một trung tâm điểm
tổ chức đối với các động thái của xã hội đã thúc đẩy việc sản xuất kim loại và
sự tiến hóa của kỹ nghệ cùng với việc tiêu thụ một năng lượng xã hội to lớn vào
các chiến lược tấn công và phòng thủ trong cả lĩnh vực xã hội (chẳng hạn như việc
xây dựng một quân đội thường trực), và lĩnh vực vật chất (xây dựng những hệ thống
phòng thủ bền vững). Tất cả các xã hội đều phải giải quyết các cuộc xung đột và
thù địch liên nhóm. Thù hận và tục săn đầu người có lẽ vẫn là các phương cách
mô tả người Nagas (Jacobs et al. 1990:138), chắc chắn có thể đặc trưng hóa cho
các xã hội tiến sử được thảo luận ở phần này. Việc đánh giá toàn bộ các bằng chứng
khảo cổ học, bao gồm cả tính chất khan hiếm của các loại vũ khí được xác định
rõ ràng là sử dụng để chống lại con người, các hình thức chấn thương xương do
những tai nạ hàng ngày (Douglas 1995), và tình trạng thiếu vắng bất cứ bằng chứng
nào về các công trình phòng vệ như các thành đất chẳng hạn, cho đến giai đoạn
sau khi xuất hiện đồ sắt – đã cho thấy các xã hội tiền sử ở vùng hạch ĐNA rất
it quan tâm đến việc phát triển khả năng quân sự của mình.
Tại sao lại có thể như vậy được? Việc kiểm soát các
nguồn lực đã được coi là hợp lý đối với sự phát triển các khả năng phòng thủ và
tấn công. Trong khi một số nguồn lực kinh tế như đồng, muối (nhưng đất nông
nghiệp thì ít hơn) tạo thành hạt nhân trong các vùng riêng biệt, nói chung
không quá tập trung đến mức bất cứ làng nào cũng có thể bị cắt rời ra khỏi một
loại sản phẩm thiết yếu hoặc đáng thèm muốn nếu như người ta thù địch với các
làng khác. Chúng ta đều biết rằng ở trung Thái Lan một số cộng đồng thời đó đều
sản xuất đồ đồng. Trong khi có thể có sự cạnh tranh giữa các cộng đồng trong việc
sản xuất và phân phối kim loại, nhưng vẫn chưa có bằng chứng để kết luận về sự xung
đột liên cộng đồng. Thực tế tôi cho rằng các trao đổi dài hạn liên vùng mà
không có bằng chứng về tập trung hóa chính trị đi kèm hoặc sự kiểm soát hàm ý một
bối cảnh ít chiến tranh. Giải pháp tranh chấp có thể nhấn vào các cơ chế chẳng
hạn như quá trình ra quyết định có tính chất nghi lễ và liên tục đã được
Johnson (1982) thảo luận.
Sự phát triển xã hội trong giai đoạn Tiền sử muộn
Các bằng chứng vừa được xem xét ở trên đã cho thấy một
hệ thống xã hội tích hợp, nhưng lại phân hóa theo chiều ngang với những động
thái kinh tế và xã hội linh hoạt được phát triển ở Thái Lan trong nhiều thiên
niên kỷ trước trung kỳ thiên niên kỷ I TCN. Một cơ sở khả dĩ đảm bảo thành công
dài hạn của hệ thống này chính là chiến lược kiếm sống địa phương hóa xác thực
và có cơ sở rộng rãi (Higham and Kijngam 1979; White 1995). Việc canh tác lúa
nước ở những vùng trung gian dọc theo các hệ thống sông ngòi đã tạo dựng cơ sở
cho việc sản xuất nguyên vật liệu vì đông bắc Thái Lan trước hết do những người
trồng lúa tới định cư vào thiên niên kỷ IV TCN (White 1995). Tôi cũng đã từng
cho rằng hoạt động canh tác lúa nước ở ĐNA được tiến hành thuận lợi nhất trong
những đơn vị sở hữu đất nhỏ mà hộ gia đình là một đơn vị tự nhiên vì thao tác
trên một môi trường vĩ mô thân thuộc trong vòng nhiều năm liên tiếp trên những
mảnh đất riêng là cần thiết để sản xuất ra những loại hoa màu tốt nhất (Geertz
1963). Tích hợp xã hội theo chiều ngang và việc sản xuất thực phẩm bền vững, giải
tập trung hóa song hành với nhau đã được Johnson hết sức cổ vũ. Ông cho rằng “tính
phức hợp quyết định trong phạm vi tổ chức kiếm sống, ngược lại, luôn gắn liền với
tính chất có thể tiên đoán về các nguồn…và tiềm năng của hệ thống thứ bậc kèm
theo [tức là hệ thống xã hội cấu trúc mạng] (White 1995) trực tiếp liên quan đến
khả năng dự báo các nguồn. Đặc biệt Johnson (1982: 403) đã ngụ ý rằng ông trông
chờ bước ra quyết định (có thể liên quan đến nhịp độ biến đổi chính trị?) trong
các hệ thống xã hội với việc ra quyết định liên tiếp (tức là tích hợp ngang) sẽ
bị chậm.
Như đã lưu ý ở trên, bằng chứng khảo cố học từ giai đoạn
tiền sử muộn tuy thưa thớt, nhưng vẫn gợi lên rằng các mô thức cư trú trong hệ
thống sông Mun và sông Chi thuộc đông bắc Thái Lan vào giữa thiên niên kỷ I TCN
đã trải qua những biến đổi để tiến tới xuất hiện các khu cư trú có hào lũy khác
nhau. Bằng chứng này được lý giải sơ bộ là một phản ứng đối với sự khai thác các
khu vực có những thay đổi bất thường ngày càng tăng trong việc tiên liệu các
nguồn vì sự thay đổi của lượng mưa (Welch and McNeill 1991). Vì vậy, theo
Johnson điều này có thể gợi ý rằng các yếu tố thứ bậc tối thiểu là trong lĩnh vực
qui mô cư trú và có lẽ cả trong tổ chức lao động nữa, đều được đưa vào vùng
này, trong giai đoạn này như là một phản ứng lại với những sức ép giao tiếp vô
hướng bị thúc đẩy bởi tính chất không thể dự liệu ngày càng tăng trong việc tìm
được các nguồn sinh kế. Tuy nhiên các yếu tố thứ bậc đã không biến mất khỏi hệ
thống xã hội ĐNA, mà vẫn là một hệ thống cơ bản đối với các quỹ đạo phát triển vùng
như chúng ta sẽ xem xét dưới đây.
Còn nữa...
______________________________________Còn nữa...
Nguồn: White, Joyce C. 1995. Incorporating
Heterarchy into Theory on Socio-political Development: The Case from Southeast
Asia. In Heterarchy and
the analysis of complex societies/ Robert M.
Ehrenreich, Carole L. Crumley, and Janet E. Levy, editors; contributions by
Elizabeth M. Brumfiel ... [et al.], 1995.
Tác giả: Dr. Joyce C White là nhà nghiên cứu khoa học cấp cao tại Bảo
tàng Nhân học và Khảo cổ học thuộc Đại học Pennsylvania.
Lời cảm ơn của Tác giả: Tôi thành thực biết ơn
Eleanor King, Heather McGrath, William Henderson, Julia Wiland, và những người
khác đã giúp nhận xét bài viết này; cảm ơn Ardeth Anderson đã thiết kế giúp các
hình minh họa. Bất cứ lỗi nào khác đều thuộc về trách nhiệm của tác giả.
* Ghi chú của người dịch: Đối với tôi, việc
dịch bài viết này của Joyce White là một kỷ niệm khó quên. Trước cuộc họp của Hội
Tiền sử Châu Á – Thái Bình Dương năm 1999 tại Penang, Malaysia, tôi không hề biết
gì về cái tên Joyce White, chỉ đến khi tình cờ nghe nhắc đến khái niệm network model (mô hình mạng) tôi mới để
ý và hỏi chuyện người đó. Thật may mắn, đó lại chính là Joyce White, thế là tôi
liền hỏi xin White một bản copy bài viết bất kỳ nào về mô hình mạng. Hai tuần
sau khi kết thúc hội nghị, tôi nhận được bản copy bài viết Incorporating Heterarchy into Theory on Socio-political Development:
The Case from Southeast Asia của White. Nhưng khi nhận được bài viết tôi
nghĩ rằng cô ấy đã gửi nhầm bài khác cho mình, vì không thấy đề cập gì đến network model cả. Nhưng vì thấy đây là một bài viết rất hay, tôi đã bỏ ra cả
tháng trời (tháng 11 năm 1999) để dịch, nhưng chỉ có một từ duy nhất và quan trọng
nhất là heterarchy tôi không biết dịch
thế nào. Tôi tìm đến học giả, dịch giả Nguyễn Kiên Giang để hỏi nghĩa của từ tiếng
Pháp tương đương, và bác Giang nói nó có nghĩa là một lối cai trị khác với lối
cai trị thông thường. Tôi không biết chắc nghĩa đó có phản ánh đúng nghĩa của từ
mà White sử dụng hay không, và tôi đem phân vân đó bày tỏ với Giáo sư Trần Quốc
Vượng. Thầy Vượng nói: theo mình cậu có thể dùng từ hỗn trị để dịch heterarchy,
nhưng tốt nhất là mình và cậu sang hỏi Dương Tường (dịch giả, nhà thơ Dương Tường).
Nhà thơ Dương Tường nói nên dịch là dị trị.
Nghe
theo ba bậc thầy, tôi đã dịch heterarchy
là dị trị hoặc hỗn trị, nhưng thú thật là tôi vẫn băn khoăn, nên không muốn công bố
bài dịch, cho dù Giáo sư Trần vẫn động viên tôi nên công bố. Một năm sau (năm
2000), khi gặp lại Joyce White tại Hội thảo Một
thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam, tôi bảo White là tôi không biết nghĩa của từ heterarchy là gì, vì không tìm thấy nó ở
bất cứ từ điển nào. White nói đó chính là từ mà Warren McCulloch đã sử dụng lần
đầu tiên trong bài viết ngắn A heterarchy
of values determined by the topology of nervous nets (Bulletin of
Mathematical Biophysics, 1945, pp. 89-93), muốn biết nghĩa của từ đó thì nên đọc
McCulloch. Tuy nhiên cho đến lúc đó, tôi chưa bao giờ biết đến McCulloch và bài
viết của ông, vì đơn giản là ông thuộc về một chuyên ngành hoàn toàn khác với
khảo cổ học, vả lại lúc đó tôi cũng không biết phải tìm công trình của Mc
Culloch ở đâu. Đọc kỹ lại bài của White, tôi quyết định dịch heterarchy là mạng, hoặc cấu trúc mạng. Tuy
nhiên tôi chỉ yên tâm công bố bài dịch này sau 10 năm suy nghĩ thêm về nghĩa của
từ heterarchy với tư cách là mạng/cấu
trúc mạng.
Lý
do tôi dịch heterarchy là mạng/cấu
trúc mạng cũng có đôi chút cá nhân. Cách đây đã nhiều năm, vào năm 1982, nhân dịp
chuẩn bị kỷ niệm năm mươi năm văn hóa Hòa Bình, tôi đã đề xuất Mô hình tổng quát phi tuyến cho thời đại
đá mới Việt Nam. Bài viết đó tôi lấy cảm hứng từ một công trình nghiên cứu hoàn
hảo của Giáo sư Hà Văn Tấn Văn hóa Quỳnh
Văn với một Truyền thống và một Bình tuyến. Tuy nhiên, khác với GS. Hà Văn Tấn,
ý tưởng xuyên suốt của tôi là không có truyền thống văn hóa đá gốc từ Núi Đọ đến
Quỳnh Văn tách biệt khỏi văn hóa đá cuội từ Sơn Vi lên Hòa Bình, rồi đến Bắc
Sơn. Diễn trình lịch sử là phi tuyến tính, không hề giống với cách hình dung về
hai truyền thống như trên, vì vậy tôi mong muốn đề xuất một mô hình thật đẹp đẽ
để minh họa cho ý tưởng của mình. Hai năm sau, trong Hội nghị thông báo Khảo cổ
học thường niên năm 1984, tôi đã công bố bài viết ngắn Thời đại đá mới Việt Nam và một Mô hình Tổng quát. Vậy là mô hình cấu
trúc mạng - phi tuyến của tôi đã
chính thức được ra mắt độc giả trong Những
phát hiện mới về Khảo cổ học Việt Nam năm 1984 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1985). Mười năm sau (1995) Giáo sư Carole Crumley, Joyce White và những
người khác đã sử dụng loại mô hình này trong lý giải khảo cổ học, nhưng tất
nhiên là từ một nguồn khác, nguồn Mc Culloch. Và giờ đây, khi quyết định công bố
bản dịch này, tôi hoàn toàn yên tâm rằng heterarchy
chính là mạng/cấu trúc mạng.
Từ
đáy lòng mình, tôi muốn dành tặng bản dịch này cho những nhà nghiên cứu trẻ ham
tìm tòi. Tôi đặc biệt cảm ơn Joyce White về bài viết tuyệt vời và thịnh tình của
cô khi gửi cho tôi bản copy bài viết. Với bản dịch 10 năm này tôi xin được
giành những tình cảm chân thành và kính trọng nhất đến hai người thầy lớn của
nhiều thế hệ các nhà sử học Việt Nam, cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà
Văn Tấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adams, Richard Newbold 1988. The Eighth Day: Social Evolution as the Self-Organization of Energy.
Austin: University of Texas Press.
Aung-Thwin, Michael 1985. Pagan: The Origins of Modern Burma. Honolulu: University of Hawaii
Press.
Bayard, Donn T. 1980. An early indigenous bronze technology in northeast Thailand: its
implications for the prehistory of east Asia. Pp. 191-214 in The Diffusion
of Material Culture.
Bayard, D.T. ed. 1992. Models, scenarios, variables and supposition: approaches to the rise of
social complexity in mainland Southeast Asia, 700 BC-AD 500. Pp. 13-38 in
Early Metallurgy, Trade and Urban Centres in Thailand and Southeast Asia. I.
Glover, P. Suchitta, and J. Villiers, eds. Bangkok: White Lotus. Dunedin:
University of Otago Studies in Prehistoric Anthropology.
Bentley, G. Carter 1986. Indigenous states of Southeast Asia. Annual Review of Anthropology
15:275-305.
Bowie, Katherine A. 1992. Unravelling the myth of the subsistence economy, textile production in
nineteenth-century northern Thailand. Journal of Asian Studies
51(4):797-823.
Bray, Francesca 1986. The Rice Economies. New York: Basil Blackwell.
Branson, Bennet, and Pisit Charoenwongsa 1986. Eyewitness Accounts of the Early Mining and
Smelting of Metals in Mainland South East Asia. Bangkok: Thailand Academic
Publishing Co.
Brumfiel, E.M., and T.K. Earle 1987. Specialization, exchange and complex
societies: an introduction. Pp. 1-9 in Specialization, Exchange and Complex
Societies. E.M. Bnimfiel and T.K. Earle, eds. Cambridge: Cambridge University
Press.
Christie, Jan Wisseman 1985. Theater States and Oriental Despotisms: Early Southeast Asia in the
Eyes of the West. Hull: University of Hull Centre for South-East Asian Studies
Occasional Paper no. 10. 1992 Trade and settlement in early Java: integrating
the epigraphic and archaeological data. Pp. 181-197 in Early Metallurgy, Trade
and Urban Centers in Thailand and Southeast Asia. I. Glover, P. Suchitta, and
J. Villiers, eds. Bangkok: White Lotus.
Cocoran, Elizabeth 1992. The edge of chaos: complexity is a metaphor at the Santa Fe Institute.
Scientific American October: 17-20.
Costin, Lynne 1991. Craft specialization: issues in defining, documenting, and explaining
the organization of production. In Archaeological Method and Theory, vol.
3. M.B. Schiffer, ed. Tucson: University of Arizona Press.
Crumley, Carole L. 1979. Three locational models: an epistemological assessment for anthropology
and archaeology. Pp. 141-173 in Advances in Archaeological Method and
Theory, vol. 2. M.B. Schiffer, ed. Tucson: University of Arizona Press.
Crumley,
Carole L. 1987. A
dialectical critique of hierarchy. Pp. 155-169 in Power Relations and State
Formation. T.C. Patterson and C.W. Gailey, eds. Washington, D.C.: American
Anthropological Association.
Crumley,
Carole L. 1995. Heterarchy and the Analysis of Complex Societies. Archeological
Papers of the American Anthropological Association 7 (1): 1–5.
Douglas, Michele 1995. A Preliminary Discussion of Trauma in the Human Skeletons from Ban
Chiang, Northeast Thailand. Papers from the 15th IPPA Congress, Chiangmai,
Thailand. Indo-Pacific Prehistory Bulletin 14-15.
Earle, Timothy, ed. 1991a. Chiefdoms: Power, Economy and Ideology. New York: Cambridge
University Press.
Earle, Timothy 1991b. The evolution of chiefdoms. Pp. 1-15 in Chiefdoms: Power, Economy,
and Ideology. T. Earle, ed. New York: Cambridge University Press.
Embree, John F. 1969. Thailand, a loosely structured social system. Pp. 3-15 in Loosely
Structured Social Systems. H.D. Evers, ed. New Haven: Yale University Southeast
Asian Studies.
Geertz, Clifford 1963. Agricultural Involution: The Process of Ecological Change in Indonesia.
Association of Asian Studies Monographs and Papers 11. Berkeley: University of
California Press.
Glanzman, William D., and Stuart J. Fleming 1985. Ceramic technology at prehistoric Ban
Chiang, Thailand: fabrication methods. MASCA Journal 3:114-121.
Glover, Ian C. 1991a. The Late Prehistoric period in west-central Thailand. Pp. 349-356
in Indo-Pacific Prehistory 1990, Proceedings of the 14th Congress of the
Indo-Pacific Prehistory Association, Yogyakarta, Indonesia, vol. 1. Bulletin of
the Indo-Pacific Prehistory Association 10.
Glover, Ian C. 1991b. The Bronze-Iron Age in western Thailand. Paper presented at the
conference The High Bronze Age of Southeast Asia and South China, Hua Hin,
Thailand.
Graves, Michael W. 1994. Kalinga social and material culture boundaries. Pp. 13-49 in
Kalinga Ethnoarchaeology. W.A. Longacre and J.M. Skibo, eds. Washington D.C.:
Smithsonian Institution Press.
Ha Van Tan 1991. From
Pre-Dong Son to Dong Son: Sociocultural Changes. Paper presented at the
conference The High Bronze Age of Southeast Asia and South China, Hua Hin,
Thailand.
Hagesteijn, Renee R. 1986. Trading places: political leadership in Southeast Asian early states.
Pp. 105-116 in Private Politics: A Multi-disciplinary Approach to Big-Man
Systems. M.A. Van Bakel, R.R. Hagesteijn, and P. Van de Velde, eds. Studies in
Human Society, vol. 1. Leiden: E. J. Brill.
Hall, Kenneth R. 1985. Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia.
Honolulu: University of Hawaii Press.
Hall, Kenneth R. 1992. Economic history of early Southeast Asia. Pp. 183-275 in The
Cambridge History of Southeast Asia: From Early Times toe. 1800, vol. 1. N.
Tarling, ed. Cambridge: Cambridge University Press.
Hedges, R.E.M., R.A. Housley, C. Bronk Ramsey, and
G.J. van KJinken 1993. Radiocarbon dates from
the Oxford AMS system: archaeometry datelist 17. Archaeometry 35(2)350-326.
Higham, Charles F.W. 1984. Review of Ban Chiang: Discovery of a Lost Bronze Age, by Joyce
White. Antiquity 53:64-66.
Higham, Charles F.W. 1989a. The later prehistory of mainland Southeast Asia. Journal of World
Prehistory 3:235-282.
Higham, Charles F.W. 1989b. The Archaeology of Mainland Southeast Asia. Cambridge: Cambridge
University Press.
Higham, Charles F.W., and Rachanie Bannanurag 1990. The Excavation of Khok Phanom Di, a
Prehistoric Site in Central Thailand: The Excavation, Chronology and Human Burials,
vol. 1. Reports of the Research Committee of the Society of Antiquaries of
London 47. London: Society of Antiquaries.
Higham, Charles F.W., and Rachanie Bannanurag 1992. Prehistoric ritual and exchange along a
tropical coast in Thailand. Research & Exploration 6(2): 180-195.
Higham, Charles F.W., and Amphan Kijngam 1979. Ban Chiang and northeast Thailand: the
palaeoenvironment and economy. Journal of Archaeological Science 6: 211-233.
Higham, Charles F.W., and Amphan Kijngam 1982. Irregular earthworks in northeast Thailand:
new insight. Antiquity 56:102-110.
Higham, Charles F.W., and Amphan Kijngam 1984. Prehistoric Investigations in Northeast
Thailand. Oxford: BAR International Series 231 (i-iii).
Higham C. and A. Kijngam, eds. 1988. Prehistoric Ceramics of Northeastern
Thailand, with Special Reference to Ban Na Di, part xiii. Oxford: BAR
International Series 461. Oxford: BAR International Series 231.
Higham, Charles F.W.. R. Bannanurag. M. Graeme, and N. Tayles 1992. Human biology, environment, and ritual at Khok Phanom Di. World Archaeology 24:35-54.
Higham, Charles F.W.. R. Bannanurag. M. Graeme, and N. Tayles 1992. Human biology, environment, and ritual at Khok Phanom Di. World Archaeology 24:35-54.
Ho Chui-mei 1992. An analysis of settlement patterns in the Lopburi area. Pp. 39-45 in Early Metallurgy. Trade and Urban Centres in Thailand and Southeast Asia. I. Glover, P. Suchitta, and J. Villiers, eds. Bangkok: White Lotus.
Husken, Frans, and Jeremy Kemp. eds. 1991. Cognation and Social Organization in Southeast Asia. Verhandelingen Van Het Koninklijk Instituut Voor Taal Land, en Volkenkunde 145. Leiden: KITLV Press.
Jacobs, Julian; Alan MacFarlane; Sarah Harrison, and
Anita Herle 1990. The Nagas: Hill Peoples
of Northeast India. Society, Culture and the Colonial Encounter. London:
Thames and Hudson.122 Joyce C. White
Jacques, Claude 1979. Funan, Zhenla: the reality concealed by these Chinese views of
Indochina. Pp. 371-377 in Early South East Asia: Essays in Archaeology,
History, and Historical Geography. R.B. Smith and W. Watson, eds. New York:
Oxford University Press.
Johnson, Gregory A. 1982. Organizational structure and scalar stress. Pp. 389-421 in Theory
and Explanation in Archaeology. C. Renfrew, ed. New York: Academic Press.
Kauffman, Stuart A. 1993. The Origins of Order: Self-organization and Selection in Evolution. New York: Oxford University Press.
Kemp, Jeremy, and Frans Husken 1991. Cognatic kinship in Southeast Asia. Pp.
1-11 in Cognation and Social Organization in Southeast Asia. F. Husken and J.
Kemp, eds. Verhandelingen Van Het Koninklijk Instituut VoorTaal, Land, en
Volkenkunde 145. Leiden: KITLV Press.
Kijngam, Amphan 1979. The Faunal Spectrum of Ban Chiang and Its Implications for Thai Culture
History. M.A. thesis, Department of Anthropology, University of Otago.
King, Victor T. 1991. Cognation and rank in Borneo. Pp. 15-31 in Cognation and Social
Organization on Southeast Asia. F. Husken and J. Kemp, eds. Verhandelingen Van
Het Koninklijk Instituut Voor Taal-. Land-, en Volkenkunde 145. Leiden: KITLV Press.
Kirsch, AT . 1973.
Feasting and Social Oscillation: Religion and Society in Upland Southeast Asia.
Ithaca: Cornell University.
Kobkua Suwanna that-Dian 1993. Thrones, claimants, ruler and rules: problems of succession in the
Malay sultanates. Journal of the Malasian Branch of the Royal Asiatic
Society 66(2): 1-27.
Kristiansen, Kristian 1991. Chiefdoms, states, and systems of social evolution. Pp. 16-43 in
Chiefdoms: Power, Economy, and Ideology. T. Earle, ed. New York: Cambridge
University Press.
Kunstadter, Peter, ed. 1967. Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations, vols. 1 and 2. Princeton: Princeton University Press.
Leach, E.R. 1954.
Political Systems of Highland Burma. Boston: Beacon Press.
Lehman, F.K. 1967. Ethnic
categories in Burma and the theory of social systems. Pp. 93-124 in
Southeast Asian Tribes, Minorities and Nations, vol. 1. P. Kunstadter, ed. Princeton:
Princeton University Press.
Loofs-Wissowa, H.H.E. ed. 1984. Rank and wealth at Non Nok Tha: the mortuary evidence. Pp. 87-122
in Southeast Asian Archaeology at the XV Pacific Science Congress: The Origins
of Agriculture, Metallurgy, and the State in Mainland Southeast Asia. Asian and
Pacific Archaeology Series 9. Honolulu: Social Science Research Institute,
University of Hawaii.
McCulloch, Warren S. 1945. A heterarchy of values determined by the topology of nervous nets.
Bulletin of Mathematical Biophysics 7:89-93.
McGovern, Patrick E. , William W. Vernon, and Joyce
Carol White 1985. Ceramic technology at
prehistoric Ban Chiang, Thailand: physiochemical analyses. MASCA Journal
3(4): 104-113.
McKinnon, Susan 1991. From a Shattered Sun: Hierarchy, Gender and Alliance in the Tanimbar
Islands. Madison: University of Wisconsin Press.
McNeill, Judith R., and David J. Welch 1991. Regional and interregional interaction on
the Khorat plateau. Pp. 327-340 in Indo-Pacific Prehistory 1990, Proceedings
of the 14th Congress of the Indo-Pacific Prehistory Association, Yogyakarta,
Indonesia, vol. 1. Bulletin of the Indo-Pacific Prehistory Association 10.
Moore, Elizabeth H. 1988. Moated Sites in Early North East Thailand. Oxford: BAR International
Series 400. 1990 Moated settlement in the Mun Basin, northeast Thailand. Pp. 201-212
in Southeast Asian Archaeology 1986: Proceedings of the First Conference of the
Association of Southeast Asian Archaeologists in Western Europe. I.C. Glover
and E. Glover, eds. Oxford: BAR International Series 561.
Morrison, Kathleen D. 1994. States of theory and states of Asia: regional perspectives on states in
Asia. Asian Perspectives 33(2): 183-196.
Muhly, James D. 1988. The beginnings of metallurgy in the Old World. Pp. 2-20 in The Beginning of the Use of Metals and Alloys. R. Maddin,
ed. Cambridge: M.I.T. Press.
Natapintu, Surapol 1992. Current Archeological Research in Central Thailand with Special
Reference to the Site of Phu Noi, Lopburi Province. Paper presented at the
4th International Congress of the European Association of South East Asian
Archaeologists, Rome.
Osborne, Milton 1975. River Road to China: The Mekong River Expedition, 1866-73. London:
George Allen & Unwin.
Peebles, Christopher S., and Susan M. Kus 1977. Some archaeological correlates of ranked
societies. American Antiquity 42:421-448.
Pigott, Vincent C , and Surapol Natapintu 1988. Investigating the origins of metal use in
prehistoric Thailand. In the Proceedings of the Conference on Ancient Chinese
and Southeast Asian Bronze Age Cultures, Kioloa, New South Wales. N. Barnard,
ed. Canberra: Australian National University.
Pigott, Vincent C , Andrew D. Weiss, and U.
Theetiparivatra 1995. The archaeology of
copper production: excavations in the Khao Wong Prachan Valley, central
Thailand. In the Proceedings of the Fifth Conference of the European
Association of Southeast Asian Archaeologists, Rome, Italy.
Scott, George P.1991. Introduction: self-organization science and the interdisciplinary tower
of Babel syndrome. Pp. 3-20 in Time, Rhythms, and Chaos in the New Dialogue
with Nature. G.P. Scott, ed. Ames: Iowa State University Press.
Sedov, Leonid A. 1978. Angkor: society and state. Pp. 111-130 in The Early State. H.J.M.
Claessen and P. Skalnik, eds. New York: Mouton.
Serensen, Per 1967. Archaeological Excavations in Thailand: The Thai-Danish Prehistoric
Expedition 1960-62, vol. 2, part 1. Copenhagen: Munksgaard.
Stargardt, Janice 1990. The Ancient Pyu of Burma: Early Pyu Cities in a Man-made Landscape,
vol. 1. Cambridge: Publications on Ancient Civilization in South East Asia.
Stark, Miriam T. 1992. From Sibling to Suki: social and spatial relations in Kalinga pottery
exchange. Journal of Anthropological Archaeology 2(10:137-151.
Suchitta, Pornchai 1983. The History and Development of Iron Smelting Technology in Thailand.
Ph.D. dissertation, Department of Anthropology, Brown University.
Tainter. Joseph A. 1978. Mortuary Practices and the Study of Prehistoric Social Systems. In
Advances in Archaeological Method and Theory, Volume I, edited by Michael B. Schiffer,
pp. 105-141. Academic Press, New York.
Taylor, Keith W. 1992. The early kingdoms. Pp. 137-182 in The Cambridge History of
Southeast Asia. N. Tarling, ed. Cambridge: Cambridge University Press.
Vallibhotama, Srisakra 1991. Bronze-Iron Age Foundation for the Origin of the State of Chenla.
Paper presented at the Conference on the High Bronze Age of Southeast Asia and
South China, Hua Hin, Thailand,
Van Liere, W.J. 1980. Traditional water management in the Lower Mekong Basin. World Archaeology 11(3):265-280.
Van Liere, W.J. 1980. Traditional water management in the Lower Mekong Basin. World Archaeology 11(3):265-280.
Vincent, Brian 1984. The petrographic analysis of prehistoric pottery from Ban Na Di and related sites. Pp.
644-697 in Prehistoric Investigations in Northeast Thailand, part 3.
Welch, David J., and Judith R. McNeill 1991. Settlement, agriculture and population
changes in the Phimai region, Thailand. Pp. 210-228 in Indo-Paciftc Prehistory
1990: Proceedings of the 14th Congress of the Indo-Pacific Prehistory
Association, Yogyakarta, Indonesia, vol. 2. Bulletin of the Indo-Pacific
Prehistory Association 11.
Wheatley, Paul 1979. Urban genesis in mainland South East Asia. Pp. 288-303 in Early
South East Asia: Essays in Archaeology, History and Historical Geography. R.B.
Smith and W. Watson, eds. New York: Oxford University Press. 1983 Nagara and
Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions. Chicago:
University of Chicago, Department of Geography, Research Paper 207-208.
White, Joyce Carol 1982. Ban Chiang: Discovery of a Lost Bronze Age. Philadelphia: The
University Museum, University of Pennsylvania and the Smithsonian Institution
Traveling Exhibition Service.
White, Joyce Carol 1986. A Revision of the Chronology of Ban Chiang and Its Implications for the
Prehistory of Northeast Thailand. Ph.D. dissertation. University of
Pennsylvania, Department of Anthropology. Ann Arbor: University Microfilms
International.
White, Joyce Carol 1988. Early east Asian metallurgy: the southern tradition. Pp. 175-181 in
The Beginning of the Use of Metals and Alloys. Robert Maddin, ed. Cambridge:
MIT Press.
White, Joyce Carol 1990. Rice Cultivation and Social Development in Thailand. Paper
presented at the Annual Meeting, American Anthropological Association, New
Orleans.
White, Joyce Carol 1995. Modeling the development of early rice agriculture: ethnoecological
perspectives from northeast Thailand. Asian Perspectives 34(l):37-68.
White, Joyce Carol, and Vincent C. Pigott 1995. From community craft to regional
specialization: intensification of copper production in pre-state Thailand.
In Craft Specialization and Social Evolution. B. Wailes, ed. Philadelphia:
University of Pennsylvania Museum Monographs.
White, Joyce Carol, William Vernon; Stuart Fleming,
William Glanzman, Ron Hancock, and Andrew Pelcin 1991. Preliminary cultural implications from initial studies of the ceramic technology
at Ban Chiang. Pp. 188-203 in Indo-Pacific Prehistory 1990. Bulletin of the
Indo-Pacific Prehistory Association 11.
Wicks, Robert S. 1992. Money, Markets and Trade in Early Southeast Asia: The Development of
Indigenous Monetary Systems to AD 1400. Ithaca: Cornell University
Southeast Asia Program.
Winichakul, Thongchai 1994. Siam Mapped: A History of the Geo-body of a Nation. Honolulu:
University of Hawaii Press.
Winzeler, Robert L, 1976. Ecology, culture, social organization, and state formation in Southeast
Asia. Current Anthropology 17(4): 623-640.
Wolters, O.W. 1982. History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives.
Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét