Powered By Blogger

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Giải phẫu một cú chơi sỏ


Giải phẫu một cú chơi sỏ

Bruce Robbins

Người dịch: Hà Hữu Nga

 Cho đến nay nhiều người đọc cuốn tạp chí có đăng tiểu luận của Alan Sokal trong số Xuân/Hè 1996, số “Các cuộc chiến Khoa học” của Social Text vẫn không biết rằng Tiểu luận đó là một trò chơi sỏ. Ban biên tập tạp chí nghĩ rằng bản thảo tiểu luận  bàn về vật lý lượng tử, hiểu một cách chính xác là phù hợp với triết học hậu hiện đại. Sự thật thì Sokal đã đặt bẫy treo một đoạn với những nhầm lẫn cố ý như sau này chính ông ta đã để lộ; ông tìm cách công bố bài tiểu luận để thể hiện những yếu kém chính trị và tri thức trong ban biên tập Social Text và những người mà nó đại diện. Nhưng đó là những yếu kém nào? Ngay cả những người theo dõi câu truyện với một sự chăm chú nhất định và thích thú cũng vẫn có thể tự hỏi chính xác thì trò chơi sỏ ấy đã chứng minh cái gì. Với tư cách là một trong những biên tập viên của Social Text, tôi thú nhận một cách thoải mái điều mà tôi nghĩ là nó chứng tỏ về chúng tôi: một sự ngu dốt nào đó về khoa học, và một sự đãng trí nào đó có thể kết hợp với lòng nhiệt tình cho một liên minh chính trị giả định để tạo ra một trường hợp mù lòa tạm thời. Tuy nhiên người ta vẫn thấy dù thất bại trong công việc biên tập của chúng tôi thực sự là triệu chứng của một thất bại lớn hơn trong các niềm tin mà chúng tôi ấp ủ, hoặc những phong trào mà từ đó chúng tôi xuất hiện, và nếu vậy thì triệu chứng đó là gì.

Một kết luận không được rút ra là nếu các nhà phi-khoa học như chúng tôi bất tài trong công việc phán quyết cái mà các nhà khoa học làm thì chỉ có các nhà khoa học mới có thể được phép phán quyết nó. Bất luận thất bại của chúng tôi, khoa học vẫn không được bảo vệ khỏi trách nhiệm giải trình trước công chúng. Chúng tôi không thể để nó chỉ có trách nhiệm giải trình với những người cấp vốn (càng ngày càng nhiều công ty tư nhân) là những người thanh toán cho chính cái quyền của mình. Việc ngụy tạo rằng các phê bình khoa học là không có hiệu lực bởi chủ thuyết hậu cấu trúc và hậu hiện đại của nhà phê bình là cách tiện nhất cho Sokal và những người ủng hộ ông ta để làm ra vẻ là họ đang không bảo vệ những thứ độc quyền của riêng họ đối với lãnh địa của họ – một lãnh địa mà công chúng có lý do chính đáng để giám sát một cách sát sao nhất. Một kết luận khác không được đưa ra là sự lập lờ sung sướng trên mặt nước của đặc ngữ và cách nói năng không mạch lạc, cái gọi là các nhà hậu hiện đại không thể nhận ra một lập luận khó hiểu thậm chí nếu nó lập lờ và chia năm sẻ bảy trước mắt chúng ta. Khi Sokal nói rằng cái tiểu luận của ông ta là vô nghĩa, hầu hết các phóng viên đã ngay lập tức theo sự hướng đạo của ông ta. Sau rốt, ông ta sẽ biết, phải chăng?

Nhưng chúng tôi đã nghĩ rằng Sokal có một lập luận thật sự và chúng tôi vẫn nghĩ như vậy. Cho phép tôi trích Paul [sic-đúng nguyên văn] Horgan, cây bút lão luyện của tờ Scientific American, vào ngày 16/6 đã tóm tắt cho tờ New York Times: Sokal - Horgan nói, “cho rằng lý thuyết siêu chuỗi có thể giúp giải phóng khoa học khỏi “tình trạng phụ thuộc vào khái niệm chân lý khách quan”. Sau đó giáo sư Sokal tuyên bố rằng bài viết là một cú chơi sỏ, nhằm bộc lộ sự trống rỗng của chủ thuyết hậu hiện đại. Tuy nhiên thực tế thì lý thuyết siêu chuỗi chính xác là loại khoa học phá hoại các quan niệm truyền thống về chân lý”. Cái bài học làm tôi phải bận tâm nhất ấy đã phải can dự đến chính trị. Liệu có phải sự phá hoại những quan niệm truyền thống về chân lý có thực sự có bất cứ cái gì liên quan đến tiến bộ chính trị không? Nhiều người quan sát có cảm giác nghi ngờ rằng cú chơi sỏ này đã thực hiện một đòn trừng phạt đích đáng vào một phong cách chính trị văn hóa, là thứ mặc dù được gợi hứng bởi chủ thuyết hậu hiện đại, hậu cấu trúc hoặc chủ thuyết đa văn hóa vẫn tiêu quá nhiều thời giờ vào sự phá hoại chân lý một cách dại dột và không đủ để làm nổi tiếng cái chân lý về sự bất công xã hội.

Đây là một vấn đề phức tạp. Hậu cấu trúc luận và hậu hiện đại luận xuất hiện gần như đồng thời (những năm 1960s - 1970s) như là những phong trào về quyền công dân và nữ quyền quốc nội và những phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhiều người sẽ cho rằng thử thách khái niệm của chúng đối với các quan niệm chẳng hạn như chân lý khách quan phản ánh và phát triển sự thử thách chính trị của những phong trào đó. Chủ thuyết đa văn hóa, một khái niệm khác cho những khuynh hướng mà Sokal đang tấn công, là cái “-ism” nhấn mạnh mối liên hệ lịch sử giữa các khái niệm và các cử tri. Có phải bằng những mối quan tâm đến phụ nữ, người Mỹ gốc Phi, và những người bị bóc lột thậm tệ khác để khăng khăng rằng chân lý và bản sắc là những kết cấu xã hội? Đúng và không. Không, bạn không thể nói về bóc lột mà không quan tâm đến bằng chứng kinh nghiệm và một tiêu chuẩn phổ quát của công lý. Nhưng lại đúng, chân lý có thể là một nguồn áp bức khác. Cách đây chưa bao lâu, các nhà khoa học đã đem đầy quyền uy của họ ra để lý giải tại sao phụ nữ và người Mỹ gốc Phi (không nói đến những người đồng tính nam, đồng tính nữ) rõ ràng vừa có địa vị thấp kém lại vừa bệnh hoạn. Những lý giải tương tự như vậy tiếp tục xuất hiện trong những hình thức mới hơn và tinh tế hơn. Vì vậy có một nhu cầu thực tế để phê phán cấu trúc xã hội về phương diện tri thức.

Tất nhiên sự cân bằng mong manh giữa việc thể hiện các sự kiện của bất công xã hội và thể hiện quá trình mà các sự kiện xã hội được cấu trúc có thể dễ dàng bị bẻ quẹo quá xa khỏi con đường của nó. Bất kể những ai trong chúng ta không làm chính trị về phương diện văn hóa thì đôi khi vẫn hành động cứ như là đặt ra vấn đề về hiện thực là thuộc về những giá trị chính trị và đạo đức tối cao, có tính phổ quát và tự thân sáng tỏ; cứ như là chân lý luôn luôn và bất cứ nơi đâu cũng là vũ khí của Các quyền. Trong thực tế hầu như không thể để thuộc về Cánh tả, hoặc thuộc vào một bộ môn hàn lâm, mà không có ý nghĩa chức năng nào đó của chân lý.

Nhưng bất kể vấn đề của nó, chính trị về phương diện văn hóa không đơn giản là một trò tiêu khiển từ những hiện thực nặng nề hơn của bất công kinh tế hoặc những nỗ lực tổ chức hoặc thông qua các đạo luật. Các cuộc tranh đấu để phân phối các nguồn của chúng ta một cách khác biệt nhau bị lúng túng không gỡ ra được bằng những cuộc đấu tranh cho sự thừa nhận. Như Ellen Willis đã gợi ý với một sự châm biếm hùng hồn trong Village Voice (25/6), rằng sự không biết gì của cánh tả đã lừa dối chính bản thân họ: “Chủ nghĩa tư bản đang siết chặt mọi người! Có thịnh ắt có suy! Chúng ta còn cần biết gì thêm nữa?” Chúng ta cần biết nhiều, và nhiều cái mà chúng ta cần biết chính là văn hóa. Sokal khẳng định rằng loại công trình mà Social Text công bố “sẽ không giúp gì cho chúng ta tìm ra được cách xử lý hiệu quả với căn bệnh AIDS hoặc xây dựng những chiến lược ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu cả”. Nhưng có phải ai cũng tin rằng homophobia, chứng kỵ đồng giới, chẳng hạn lại không có chút gì liên quan đến lịch sử nghiên cứu AIDS, hoặc việc thể hiện ảnh hưởng của nó là không thích hợp về phương diện chính trị. 

Vì một số người tin rằng những kiểu tóc đuôi ngựa và việc cắt rạch thân thể chính là một cách thông báo rằng vẫn có người đang đi về phía ấy để tiếp tục đối đầu với các vấn đề chẳng hạn như đóng cửa nhà máy, chăm sóc sức khỏe chung, thì có vẻ thực sự được thể hiện bằng những tràng đả kích giận dữ chống lại phép chính trị học về phương diện văn hóa, mà cái gắn liền với vụ Sokal lại chính là một sự thèm khát về những ngày mà phụ nữ trở về nhà rồi chui vào bếp và có lẽ thái độ cười nhạo những người đồng tính và những đối tượng tự nhiên hài hước khác đều đáng kính như nhau. Đây không phải là những giá trị gia đình mà tôi muốn các con tôi phải học. Cũng không phải chúng là những giá trị quốc gia nói chung. Như Garry Wills vừa mới bình luận, “Phụ nữ sẽ không quay trở lại vị thế của họ từ ba thập kỷ trước nữa. Những người da đen cũng như vậy. 

Những người đồng tính cũng không quay trở lại với căn buồng kín để im miệng nữa. Văn hóa da trắng phương Tây sẽ không còn lấy lại được độc quyền của nó trong các trường học, bảo tàng, các tạp chí nữa”. Quan điểm lớn hơn của Wills là ngay cả những mục đích của cuộc bàu cử hiện thời, đó không chỉ là kinh tế, ngớ ngẩn!. “Sự buông thả mới”, ông nói, không “chỉ là một vấn đề của chủ nghĩa khoái lạc tinh hoa, đối địch với “những người Mỹ thực sự”, “những con người”. Hãy hỏi ở cửa hàng cho thuê băng video xem chỉ có những người thuê phim con heo là những giáo sư pinko [Pinko là thuật ngữ để chỉ một người đực coi là có cảm tình với chủnghĩa cộng sản, mặc dù không nhất thiết phải là cộng sản. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng pink là màu phớt đỏ hồng, màu của chủ nghĩa cộng sản - ND*] (hoặc Tòa án Tối cao)”. Trong sự nỗ lực của ông để mở rộng tính hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội đến những con người đứng đắn bình thường, George Orwell đã liệt kê những loại người nhiệt tình (ông gọi họ là những người lập dị) mới đây đã gán cho chủ nghĩa xã hội một cái tên xấu. Không may là, ông nói, chủ nghĩa xã hội đã đưa ra “mỗi người uống nước cam, người theo chủ nghĩa khỏa thân, người đi dép, người điên tính dục, người Quaker, “hạt quack Chữa bệnh Tự nhiên”, người theo chủ nghĩa hòa bình, và nhà nữ quyền ở Anh”. Nhiều nỗi vui mừng được thông tin tốt hơn trong vụ chơi sỏ của Sokal đối với tôi hình như là một tiếng vọng của sự đánh cược của Orwell để phục hồi cái trung tâm bằng cách tống khứ các nhà nữ quyền luận và sinh thái luận. Tương lai của cánh tả giờ đây luôn luôn được lặp lại là thuộc về phía những người dân bình thường đứng đắn, những người này tin vào thực tại khách quan và dễ trở nên thờ ơ bởi bất kỳ ai là những người xác quyết là khác biệt. Nếu bạn là một người ăn kiêng, người theo chủ nghĩa hòa bình, một nhà nữ quyền, một thành viên của một nhà thờ thiểu số, một ai đó thích nước cam hơn rượu – bản liệt kê hôm nay sẽ còn dài hơn – bạn không cần sử dụng. Việc tin rằng đây là việc gây ra một lỗi lầm có giá trị tiềm tàng về chính những con người thực sự là bình thường.

Các phê phán văn hóa cũng đã gây ra những lỗi lầm. Tình cờ tôi dường như đã chỉ nói về những ai bị loại khỏi [sic – nguyên văn] một bảng liệt kê giống như bảng liệt kê của Orwell. Hoặc hình như chúng ta đã gợi ý rằng sẽ không hề có việc xây dựng bảng liệt kê. Nhưng cũng không có một chính trị học theo một ý nghĩa đáng kể, còn-hơn-cả ý nghĩa hàn lâm mà không hề có việc tìm kiếm nào đó về một trung tâm thay thế, tuy nhiên đó lại chính là hình tượng của cái trung tâm đó. Thực ra thì tôi sẽ lập luận rằng Cánh tả hậu hiện đại hoặc đa văn hóa đã là một phần của cuộc kiếm tìm đó. Chúng ta đã đối mặt với một tạp âm của những chủ nghĩa biệt phái hiếu chiến như các nhà phê bình để lộ, nhưng lại là một đặc tính nhấn vào khía cạnh tương liên, một đánh giá tự ý thức của cách thức mà toàn bộ tri thức được tạo hình bởi viễn cảnh – bao gồm cái riêng có của chúng ta – và một sự cống hiến cho một nhiệm vụ khó khăn nhưng cần thiết trong việc đàm phán giữa các bản sắc cạnh tranh và chồng xếp lên nhau. Tuy nhiên những phương tiện mà chúng ta đã giữ cho câu truyện của mình sống động một cách mỉa mai, thì có lẽ lại đang thừa nhận theo cách thức gián tiếp là nền dân chủ Mỹ có một nguyên tắc thực sự trong kết quả của nó.
_____________________________________

Nguồn: Anatomy of a Hoax. Published in Tikkun, Sept./Oct. 1996, pp. 58-59.

Tác giả: Bruce Robbins dạy tiếng Anh và văn học so sánh ở đại học Rutgers. Ông là tác giả của Nghề thế tục (Verso 1993). 

ND*: Người dịch


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét