Powered By Blogger

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Dòng Ister




DÒNG ISTER

Friedrich Holderlin [1770-1843]

Nào hãy bùng lên, hời Thần Lửa!
Ta háo hức
Đốt đợi rạng ngày
Thách thức
Gục gối quy hàng
Nghe dậy lời than trong củi nỏ.

Nhưng kìa ta hát từ dòng Indus
Ngàn trùng xa, kìa
Từ dòng huyền giang Alpheus, ta
Mắt dõi bời bời
Đôi cánh
Chạm tới cận kề
Tắp tắp
Bờ bên kia
Ao ước đắp bồi
Những vạt rừng màu mỡ
Đất. Kìa, những triền cỏ thơm ngất ngất
Dưới hè
Bầy thú hoang vục uống
Cùng người.

Ister một lần tên đã gọi
Mái ấm. Những diềm cột xưa thiêu rụi.
Khuấy hồn. Trơ trụi
Đứng nương nhau; Kìa, ngẩng
Khung xương gác mái,
Đá vươn gầy. Chan chan
Hời thần Hercules,
Loang loáng xõa đỉnh trời Olympus
Mắt dõi vời bóng núi
Hôi hổi xoãi vờn bờ eo
Can trường nhịp thở thần linh tụ hội anh hùng
Nơi suối nguồn, những vạt hoa ngan ngát rực vàng
U huyền rừng linh sam thăm thẳm
Kẻ thợ săn nhón gót
Dưới đỉnh trời
Phân phất hương dòng Ister. 

Kìa, như thể
Đây dòng nước ngược
Ta ngờ, Ngọn nguồn
Đông.
Ta ngỡ
Không thể khác. Cơn cớ nào nước treo
Xõa trắng đỉnh Thiên sơn?
Bên cạnh xoãi dài
Kẻ đó - Sông Rhine. Đâu vô cớ những dòng nước ngọt
Cần lao chăm bẵm dải đất cằn. Nào biết? 
Nhưng kìa ta cần gì hơn
Một chứng nhân trung thực, đó
Trời-Trăng trong thâm tâm ta không chia tách
Đêm-ngày cuồn cuộn trôi qua
Dù ở Cõi trời, vẫn bên nhau ấm áp
Há chẳng phải, đây 
Trò vui Tối thượng. Khi Đấng kia hiện
Xuống? Còn Mẹ Đất mướt xanh,
Bên lũ trẻ thiên thần. Kìa tất thảy 
Ngỡ còn gì tự do hơn, ngỡ như diễu cợt. Tức thì 

Kìa, Ngày đã rạng
Thuở thanh xuân,
Nơi trần gian hiển hiện
Một dáng vẻ huy hoàng, xõa vai chở nặng
Rung nghiến rì rầm
Biền biệt trôi mãn ý
Kìa, đá kia ời ời gọi gọt
Mặt đất kia ơi ới hời cày
Xua hoang tàn vụt biến
Một tay ấy dày công, Dòng Ister,
Nào kẻ hay.

Người dịch: Hà Lập Nhân


DER ISTER

Friedrich Holderlin [1770-1843] 

Jezt komme, Feuer!
Begierig sind wir
Zu schauen den Tag,
Und wenn die Prüfung
Ist durch die Knie gegangen,
Mag einer spüren das Waldgeschrei.

Wir singen aber vom Indus her
Fernangekommen und
Vom Alpheus, lange haben
Das Schikliche wir gesucht,
Nicht ohne Schwingen mag
Zum Nächsten einer greifen
Geradezu
Und kommen auf die andere Seite.
Hier aber wollen wir bauen.
Denn Ströme machen urbar
Das Land. Wenn nemlich Kräuter wachsen
Und an denselben gehn
Im Sommer zu trinken die Thiere,
So gehn auch Menschen daran.

Man nennet aber diesen den Ister.
Schön wohnt er. Es brennet der Säulen Laub,
Und reget sich. Wild stehn
Sie aufgerichtet, untereinander; darob
Ein zweites Maas, springt vor
Von Felsen das Dach. So wundert
Mich nicht, daß er
Den Herkules zu Gaste geladen,
Fernglänzend, am Olympos drunten,
Da der, sich Schatten zu suchen
Vom heißen Isthmos kam,
Denn voll des Muthes waren
Daselbst sie, es bedarf aber, der Geister wegen,
Der Kühlung auch. Darum zog jener lieber
An die Wasserquellen hieher und gelben Ufer,
Hoch duftend oben, und schwarz
Vom Fichtenwald, wo in den Tiefen
Ein Jäger gern lustwandelt
Mittags, und Wachstum hörbar ist
An harzigen Bäumen des Isters.

Der scheinet aber fast
Rükwärts zu gehen und
Ich mein, er müsse kommen
Von Osten. 
Vieles wäre
Zu sagen davon. Und warum hängt er
An den Bergen gerad? Der andre
Der Rhein ist seitwärts
Hinweggegangen.
Umsonst nicht gehn Im Troknen die Ströme. Aber wie? Ein Zeichen braucht es
Nichts anderes, schlecht und recht, damit es Sonn
Und Mond trag im Gemüth, untrennbar,
Und fortgeh, Tag und Nacht auch, und
Die Himmlischen warm sich fühlen aneinander.
Darum sind jene auch
Die Freude des Höchsten. Denn wie kam er
Herunter? Und wie Hertha grün,
Sind sie die Kinder des Himmels. Aber allzugedultig
Scheint der mir, nicht
Freier, und fast zu spotten. Nemlich wenn 

Angehen soll der Tag 
In der Jugend, wo er zu wachsen
Anfängt, es treibet ein anderer da 
Hoch schon die Fracht, und Füllen gleich
In den Zaum knirscht er, und weithin hören
Das Treiben die Lüfte,
Ist der zufrieden;
Es brauchet aber Stiche der Fels
Und Furchen die Erd
Unwirthbar war es, ohne Weile;
Was aber jener thuet der Strom,
Weis niemand.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét