Powered By Blogger

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Khảo cổ học Lý thuyết (đề cương)*

Hà Hữu Nga

Trình bày tại Viện Khảo cổ học 25 Nov., 2021

Powerpoint 1

I. Các Trường phái/ Loại hình KCH (Khảo cổ học) chủ yếu 

1. KCH Marxist & Duy vật

2. KCH Lịch sử Văn hóa (KCH Mô tả)
3. KCH Phân tích
4. KCH Mới (KCH Quá trình; KCH Nhân học)
5. KCH Hậu Quá trình
5.1. KCH Tường giải/ Diễn giải
5.2. KCH Ngữ cảnh
5.3. KCH Nữ quyền
6. KCH Ký hiệu học
7. KCH Đối xứng

Powerpoint 2

II. Sự ra đời Khoa học KCH

-Tiền sử loài người được nhà cổ học Đan Mạch Christian Jürgensen Thomsen (1788-1865) chia thành các thời đại Đồ đá, Đồ đồng và Đồ sắt.

- Di tích người cùng với các loài động vật được tập hợp từ những năm 1800; năm 1857, hộp sọ người Neanderthal đã được phát hiện.

- Năm 1859, Darwin xuất bản Nguồn gốc của các loài, xác lập nền tảng vững chắc cho tiến hóa luận sinh học.

- Sir Flinders Petrie (1853-1942), nhà Ai Cập học người Anh đi tiên phong trong các phương pháp khai quật và phân tích địa tầng.

Powerpoint 3

III. Phương pháp và Lý thuyết sớm

- Truyền bá luận, chức năng luận, và chủ nghĩa Mác là nền tảng lý thuyết của hầu hết các nhà khảo cổ học Tây Âu và Hoa Kỳ vào nửa đầu TK XX.

- Sự phát triển của tiến hóa luận, lý thuyết nhân học xã hội, nhân học văn hóa, nhân học cấu trúc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của KCH Nhân học.

- Các nhà KCH Mỹ đã phát triển lý thuyết lịch sử văn hóa thông qua các lược đồ hình thức phân loại các địa điểm khảo cổ học thành các nhóm văn hóa

Powerpoint 4

1. Khảo cổ học Marxist

- G. Childe (1892-1957): Cách mạng Đá mới thay đổi căn bản con người từ săn bắn hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, kiểm soát tốt hơn nguồn lương thực và gia tăng dân số (Childe, 1949).

- Cách mạng Đô thị thời Đồ đồng với 10 đặc điểm: i) các khu định cư lớn; ii) ra đời chuyên gia thủ công; iii) thặng dư tài sản; iv) kiến ​​trúc hoành tráng; v) phân chia thặng dư; vi) chữ viết; vii) khoa học; viii) nghệ thuật; ix) giao thương ngoại quốc; và x) tổ chức xã hội, nhà nước theo địa vực (Childe, 1950).

Powerpoint 5

2. Khảo cổ học Lịch sử Văn hóa

- Tiêu biểu: Gustaf Kossinna, Gordon Childe Châu Âu; Alfred Louis Kroeber, Alfred Vincent Kidder Bắc Mỹ, coi THL (tiến hóa luận) nền tảng lý thuyết.

- Phương pháp: i) N/c sinh thái & thích nghi của con người; ii) N/c hiện vật, giải thích các thay đổi theo THL của Charles Darwin (1809-1882).

- Mục đích: mô tả các truyền thống (TT) VH, phạm vi không gian, những thay đổi theo thời gian, TT của nhóm người, việc thay thế TT này bằng TT khác, nhóm này bằng nhóm khác.

Powerpoint 6

Cơ sở: Tiến hóa luận (THL)

- THL chọn lọc tự nhiên được A. R. WallaceCh. Darwin xây dựng giữa thế kỷ 19 cho thấy thế hệ con cái khả năng sống sót cao hơn;

- Cá thể sống có ba đặc tính: i) hình thái, sinh lý và hành vi; ii) tỷ lệ sống sót và sinh sản khác nhau; iii) được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Thế hệ sau có đặc tính trội, giúp chúng tồn tại, sinh sản trong môi trường tương ứng.

- Thế kỷ 20, dung hòa với di truyền học thành THL Thích nghi do chọn lọc tự nhiên tác động lên biến thể di truyền Mendel. (Trigger B. 1980; Green S., 1981)

Powerpoint 7

3. Khảo cổ học Phân tích (I)

- David Clarke: VH là một hệ thống thông tin xuyên thời gian và không gian; các thực thể VH là đa hợp (ít nhất có những thuộc tính giao nhau).

- KCH là KCH là KCH với ba mục tiêu chính: i) Định nghĩa các thực thể cơ bản; ii) Tìm kiếm các quy luật lặp đi lặp lại bên trong và giữa chúng; và iii) Phát triển tri thức thể loại cao hơn.

- Tập hợp phân cấp của các thực thể cơ bản, từ thuộc tính (cấp độ “nguyên tử”), thông qua tác vật, tập hợp và VH, cho đến phức hợp công nghệ, thích ứng với các điều kiện môi trường và / hoặc công nghệ cụ thể.

Powerpoint 8

Khảo cổ học Phân tích (II)

- Tập hợp quá trình phát minh, truyền bá & lựa chọn VH vận hành trên các thực thể khác nhau, ở các cấp độ khác nhau của hệ thống phân cấp. Hoạt động tổng hợp của các quá trình này, với nhiều cách kết hợp khác nhau, dẫn đến các quá trình khác, như tăng trưởng, suy tàn và tan rã VH (Clarke 1968: 22).

- Các cấp độ khác nhau của các thực thể VH là các hệ thống động đặc trưng bởi các quá trình hệ thống như phản hồi tiêu cực và tích cực; ngoài cấp độ ‘‘nguyên tử’’, thì các thuộc tính chủ chốt có tính đồng biến chung liên tục, thể hiện sự sống còn của một mô thức hoặc cấu trúc cụ thể (Clarke 1968: 71). 

Powerpoint 9

Cơ sở: Triết học Phân tích (THPT)

- THPT phổ biến ở thế giới nói tiếng Anh, khoảng đầu thế kỷ 20 cho đến nay; tiểu biểu là Gottlob Frege, Bertrand Russell, G. E. Moore, Ludwig Wittgenstein, và các nhà thực chứng logic Rudolf Carnap, W. V. O. Quine, Saul Kripke và Karl Popper.

- THPT nhấn vào tính rõ ràng, chặt chẽ của ngôn ngữ trong lập luận, sử dụng logic hình thức, toán học, và cả khoa học tự nhiên (Glock, H.J., 2004).

- THPT thường được hiểu trái ngược với các truyền thống triết học khác, đáng chú ý nhất là các triết học lục địa như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận và Phép biện chứng Hegel (Schwartz, S. P.,  2012).

Powerpoint 10

4. KCH QT hay KCH Mới

- KCH QT (Quá trình) của Lewis Binford, coi VH là phương tiện thích nghi ngoại thể của một XH (L. White 1959) trong QT tích hợp với môi trường và XH khác (Binford 1965). Binford coi KCH là Nhân học.

- VH là một hệ thống với các phụ hệ thống; các tương đồng, khác biệt giữa các lớp di vật KCH, thay đổi độc lập với nhau trong QT thay đổi hệ thống.

- Phân loại tương đồng và khác biệt giữa các tập hợp là phương pháp tiếp cận đa biến về biến đổi VH, đó chính là nghiên cứu các QTVH.

Powerpoint 11

Cơ sở1: Triết học Quá trình (THQT)

- THQT, hay hữu thể luận trở thành, QT luận, định nghĩa các QT trong thế giới thực hàng ngày là những tồn tại cơ sở hoặc cơ bản duy nhất của nó.

- Thời Platon và Aristotle, hữu thể luận cổ điển đã coi thực tại thế giới bình thường như được cấu thành từ các chất bền vững, mà các QT nhất thời phụ thuộc về hữu thể luận. (Whitehead, A. N., 1929)

- THQT gần với triết học Lục địa hơn THPT, và THQT được đặt ở giữa hai cực của phương pháp phân tích và triết học Lục địa đương đại. (Rescher N., 1996)

Powerpoint 12

Cơ sở 2: Lý thuyết các Hệ thống

- Lý thuyết các Hệ thống Tổng quát (General Systems Theory) được Ludwig von Bertalanffy đặt ra vào những năm 1940, cách tiếp cận mới để nghiên cứu các hệ thống sống.

- Các nhà KCH Mới áp dụng lý thuyết hệ thống với tư cách là một mạng các yếu tố liên kết tạo thành một tổng thể để nghiên cứu các xã hội trong quá khứ.

- Lý thuyết hệ thống cho phép các nhà KCH hiểu được sự thay đổi trong hồ sơ KCH với tư cách là kết quả của những thay đổi trong các khía cạnh VH liên quan đến nhau.

Powerpoint 13

Cơ sở 3: Lý thuyết Tầm trung

- MRT (Middle Range Theory) của Robert K. Merton, kết nối lý thuyết XH cấp cao với các mẫu có thể quan sát thực nghiệm.

- Trong KCH Quá trình, nó được dùng để xác định và đo lường các thuộc tính cụ thể của các quá trình trong hệ thống VH quá khứ trên cơ sở khảo sát liệu KCH.

- Nó nằm giữa các lý thuyết lớn, (như Tường giải học) và các quy luật cấp thấp (ví dụ: địa tầng); bắc cầu giữa những gì quan sát được trong hồ sơ KCH với những diễn giải hợp lý về các quá trình trong quá khứ trên cơ sở khảo sát liệu KCH.

Powerpoint 14

5. Khảo cổ học Hậu Quá trình (KCH HQT)

- KCH HQT bắt nguồn từ Anh cuối 1970s - đầu 1980s, bởi Ian Hodder, Daniel Miller, Christopher Tilley, Peter Ucko, v.v… trên cơ sở tư tưởng và triết học Hậu hiện đại, như một phản ứng với KCH Quá trình.

- KCH HQT chỉ trích nặng nề nguyên lý chủ chốt của KCH QT cho rằng các giải thích KCH phải bằng phương pháp khoa học hoàn toàn khách quan.     

- Với KCH HQT không có diễn giải khách quan dù nhà KCH luôn diễn giải về quá khứ; do đó, KCH HQT được gọi là KCH diễn giải, ngụ ý phủ định mọi khái quát hóa.

Powerpoint 15

5.1.KCH Tường giải (KCH TG)

- TGH (Hermeneutics) là lý thuyết và PPLuận diễn giải văn bản kinh thánh, văn chương, triết học, nghệ thuật, nhận thức, các hành động có ý nghĩa của con người và sản phẩm của các hành động đó.

- TGH là khái niệm trọng tâm của KCH Hậu quá trình; mọi diễn giải trong KCH luôn mang tính tường giải.

- KCH TG luôn giả định suy nghĩ của con người trong quá khứ và gắn liền với nguyên lý siêu việt, phán đoán, ý nghĩa.

Powerpoint 16

5.2. Khảo cổ học Ngữ cảnh

- Ian Hodder xây dựng ý tưởng về vai trò của văn hóa vật chất, trong đó các tác vật có vai trò quan trọng trong một xã hội và được sử dụng dưới dạng biểu tượng hoặc hiệu.

- Một hiện vật có thể có ý nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh KCH: Rìu trong mộ có thể có những ý nghĩa khác nhau, tùy theo ngôi mộ đó là mộ đàn ông hay mộ phụ nữ, biệt lập hay kết hợp với các đồ dùng khác.

 - Vấn đề là, việc "đọc" chiếc rìu trong ngôi m hay ở một vị trí nào đó khác là tùy thuộc vào ngữ cảnh chuyển tải nghĩa. (Johnson M., 1999)

Powerpoint 17

5.3. Khảo cổ học Nữ quyền

- Các công trình nghiên cứu giới bằng công cụ KCH xem xét hàng loạt chủ đề  KCH liên quan đến giới nói chung.

- Các quan niệm phổ biến về giới trong xã hội cổ đại đã được hình thành bằng văn bản và cách thức thể hiện các vấn đề liên quan đến giới của các nhà KCH.

- Thành kiến coi nam giới là tác nhân tích cực của thay đổi còn phụ nữ thì thụ động theo sau; nó cũng quan tâm đến các bất bình đẳng giới trong việc thực hành KCH.

Powerpoint 18

Cơ sở 1: Chủ nghĩa Hậu hiện đại (CNHHĐ)

- CNHHĐ xuất hiện nửa sau TK 20 gắn liền với giải cấu trúc, hậu cấu trúc, phê bình thể chế, với các triết gia J. Derrida, J-F. Lyotard, F. Jameson.

- Mục tiêu của phê bình HHĐ là các tư tưởng về thực tại khách quan, đạo đức, chân lý, bản chất, lý trí, khoa học, tiến bộ xã hội (Lyotard, J.-F.,1979).

- Hoài nghi, bác bỏ đại tự sự và các hệ tư tưởng lớn; cổ vũ tự ý thức, tự quy chiếu, tương đối luận nhận thức, đa nguyên luận, và đánh dấu sự rời bỏ CNHĐ (Leitch, V.B., 1996).

Powerpoint 19

Cơ sở 2: Hiện tượng luận (HTL)

- HTL do E.Husserl xác lập đầu thế kỷ 20, bác bỏ duy lý từ thời Hy Lạp cổ đại để bộc lộ kinh nghiệm sống của cá nhân.

- Đối tượng N/C của HTL là cấu trúc của ý thức và các hiện tượng của ý thức; khác với các triết học khác lấy thế giới khách quan làm đối tượng N/c.

- HTL bác bỏ cái khách quan và quy giản luận; tập trung vào i chủ quan gồm kinh nghiệm, phán đoán, nhận thức, biểu hiện, siêu việt và ý nghĩa; là nền tảng lý thuyết của KCH HQT.

Powerpoint 20

6. Khảo cổ học Ký hiệu học (I)

- Lý thuyết văn bản ký hiệu học (Semiotics) lấy việc chuyển tải thông điệp thông qua cái biểu đạt và cái được biểu đạt của văn bản làm đối tượng N/C.

- Nhận thức luận: R. Barthes J. Kristeva phân tích ngữ nghĩa văn bản là phân tích các thực hành biểu nghĩa, năng suất, ý nghĩa, văn bản-hiện tượng (Pheno-texte), văn bản-tạo sinh (Geno-texte), và liên văn bản (Inter-texte).

- Ký hiệu học (KHH) Chức năng luận của Iu. Lotman: chức năng sáng tạo, chức năng tạo nghĩa, chức năng ký ức, và chức năng giao tiếp - xã hội.

Powerpoint 21

Khảo cổ học Ký hiệu học (II)

- Posner: “Một văn hóa gồm i) Thể chế & nghi lễ (Văn hóa Xã hội - VHXH); ii) Tác vật (Artifakte) & kỹ năng (Văn hóa Vật chất - VHVC); iii) Tâm thể (Mentefakte) & quy ước (Văn hóa Tinh thần - VHTT).

- Bất cứ thứ gì là kết quả của hành vi có chủ đích thì đều là tác vật”; làm cho Định nghĩa văn hóa bị mắc lỗi logic các lớp con đồng hạng với lớp mẹ “tác vật”.

- Định nghĩa lại: Một Văn hóa bao gồm những tập tác vật (văn bản) khác nhau như: i) Thể chế và nghi lễ (VH XH); ii) Sản phẩm (Produkte) và kỹ năng (VH VC); iii) Tâm thể (Mentefakte) và niềm tin (VH TT).

Powerpoint 22

Ứng dụng Khảo cổ học Ký hiệu học

- Trong nghiên cứu các sưu tập hiện vật KCH, đặc biệt là các sưu tập liên quan đến các ký hiệu, biểu tượng hoặc mang tính nghệ thuật như: đồ gốm, hoa văn, điêu khắc, kiến trúc, v.v…

- Trong nghiên cứu mọi loại hình Văn bản KCH (mọi loại tác vật (Artifacts) và tâm thể (Mentifacts).

- Trong nghiên cứu KCH tôn giáo, đặc biệt là các tín ngưỡng dân gian, Shamanisn, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo v.v…

- Trong nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Giá trị Di sản KCH nói riêng và Di sản VH nói chung.

Powerpoint 23

7. Khảo cổ học Đối xứng - KCHĐX (I)

- “Nguyên tắc đối xứng bắt đầu bằng mệnh đề: không nên coi người và không người khác biệt về hữu thể luận, như các thực thể riêng biệt và tách rời, một cách tiên nghiệm (Witmore C. 2006).

- Do đó, cả những phân tích, giải thích cũng như diễn giải của chúng ta không bao giờ nên bắt đầu bằng những nhị nguyên luận bất đối xứng.

- KCH ĐX là một “hệ sinh thái mới chứa đầy sự vật, hòa trộn với con người và các loài đồng hành, và ưu tiên các phẩm chất đa thời gian và đa cảm giác, đa bội tính của thế giới vật chất (Olsen, B., M. Shanks, T. Webmoor and C. Witmore 2012).

Powerpoint 24

Khảo cổ học Đối xứng (II)

- KCH ĐX dựa trên các truyền thống Leibnizian, Whiteheadian và thừa nhận những đóng góp của các triết học khác liên quan đến sự vật.

- Luôn luôn có một loạt các tác tố cho dù đó là con người hay không phải con người; vì vậy có nhiều thứ để nhận thức mà không chỉ là ý nghĩa.

- Biến đổi được sinh ra từ các mối quan hệ biến động giữa các thực thể, không phải là các cuộc cách mạng sự kiện trong thời gian tuyến tính.

- Nhân loại bắt đầu bằng sự vật; Khảo cổ học bắt đầu bằng các hỗn hợp, không phải các phân nhánh; quá khứ không chỉ là quá khứ (Witmore, C. 2006).

Powerpoint 25

Lý thuyết Mạng Tác nhân ANT (I)

- ANT (Actor-Netwwork-Theory) phản đối tách biệt VH (XH) /TN (Văn hóa/ Xã hội/ Tự nhiên), và việc phủ nhận ‘bản chất’ vướng víu của cuộc sống vật chất hàng ngày (Latour B. 2005).

- Cần bỏ hoàn toàn các nhị nguyên luận cũ mà tập trung vào thế giới thực tại – các mạng hoặc tập hợp chứa các quần thể người, sinh vật, sự vật, chất, các quá trình độc đáo, phức tạp và luôn thay đổi.

- ANT phát triển “đối xứng” luận từ nhị nguyên TN/VH/công nghệ, rã hủy nhị nguyên luận TN/VH, và phá tung nhị nguyên chủ thể / khách thể và tác tố / cấu trúc (Law J. & J. Hassard (eds), 1999).

Powerpoint 26

Lý thuyết Mạng Tác nhân ANT (II)

Bốn đặc trưng của ANT:

- Thứ nhất: ANT dự kiến ​tạo nên toàn bộ cấu trúc mở của cuộc sống nhiều dạng, nhiều quy mô, không ổn định, dễ hỏng, cần nỗ lực để ổn định và sửa chữa; nhiều mạng không thành công hoặc tan vỡ, liên tục xuất hiện mạng mới.

- Thứ hai: Các mạng tạo ra không gian thay vì lần theo “không gian trống” đang chờ sự sống lấp đầy; các khái niệm không gian Euclideen được hiển thị theo kiểu topologie - không gian bị vò nát, gồ ghề, gấp khúc.

Powerpoint 27

Lý thuyết Mạng Tác nhân ANT (III)

Bốn đặc trưng của ANT:

- Thứ ba, tất cả các phần tử của mạng là các tác nhân (actors) hoặc hoạt tác nhân (actants), có tác tố (agency) hoặc hoạt tác tố (actancy) (các thuật ngữ giải trung tâm chủ thể người) có tính quan hệ - xuất hiện trong mạng.

- Thứ tư, năng lực phân bố trong toàn mạng thay vì các trung tâm; cần thiết bị kết nối, truyền tác tố / năng lực (power); các phương thức để các hoạt tác nhân (actants) tham gia, được tổ chức; phương thức dịch; thiết bị dịch giúp giao tiếp, duy trì ổn định mạng (Law J., J. Hassard,1999; Latour 2005).

_________________________________________

* Ghi chú: Đề cương này được viết từ 2010-2012 theo đề nghị của Trưởng Bộ môn KCH, ĐH KHXH&NV ĐHQG HN, nhưng vì vướng bận Dự án Trồng rừng Thương mại 6 tỉnh Miền Trung, và sau đó là Dự án Thủy Điện Trung Sơn nên không tham gia với lớp Nghiên cứu sinh của Bộ môn được, và bỏ đ[x]ó cho đến 25 Nov., 2021 đem trình bày ở Viện KCH theo lời mời của TS. (Q.)Viện trưởng Nguyễn Gia Đối. (Dự tính nếu nhờ Giời mà đỡ phải lo cơm áo và đủ sức thì viết khoảng 500 trang cho đề tài này). 

Powerpoint 28

Tài liệu dẫn (I)

Binford L. (1965). Archaeological Systematics and the Study of Culture Process, American Antiquity, Vol. 31, No.2.

Childe, V. G. (1949). Prehistory and Marxism. Antiquity. 53 (208).

Childe. G. (1950). The Urban Revolution. The Town Planning Review. 21 (1).

Clarke D. (1968). Analytical Archaeology. London Methuen.

Glock, H.J. (2004). Was Wittgenstein an Analytic Philosopher?. Metaphilosophy. 35 (4): 419–444.

Green S. (1981). Prehistorian: A Biography of V. Gordon Childe. Bradford-on-Avon, Wiltshire: Moonraker Press.

Powerpoint 29

Tài liệu dẫn (II)

Latour B. (2005). Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory (Oxford: Oxford University Press).

Law J. and J. Hassard (eds) (1999). Actor Network Theory and After (Oxford & Keele: Blackwell & the Socio-Review).

Leitch V.B. (1996). Postmodernism - Local Effects, Global Flows. Albany, NY: SUNY Press.

Lyotard, J.-F. (1979). The Postmodern Condition: A Report on Knowledge. Minneapolis: University of Minnesota Press.

Olsen, B., M. Shanks, T. Webmoor and C. Witmore (2012). Archaeology. The discipline of things, Berkeley, CA.

Posner, R. (1994). Texte und Kultur. In: Andreas Boehm, Andreas Mengel und Thomas Muhr (eds.), Texte verstehen. Konzepte, Methoden, Werkzeuge. Konstanz: Universitätsverlag Konstanz.

Powerpoint 30

Tài liệu dẫn (III)

Rescher N. (1996). Process Metaphysics: Introduction to Process Philosophy, SUNY Press.

Schwartz, S. P. (2012). A Brief History of Analytic Philosophy: From Russell to Rawls. John Wiley & Sons.

Trigger B. (1980). Gordon Childe: Revolutions in Archaeology. London: Thames & Hudson.

White L. A. (1959). The Evolution of Culture. New York.

Whitehead A. N. (1929). Process & Reality, New York.

Witmore, C. L. (2006). Vision, media, noise and the percolation of time: symmetrical approaches to the mediation of the material world. Journal of Material Culture, 11(3): 267–92.

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét