Người dịch: Hà Hữu Nga
Có một cách để đạt tới phương thức này được Tim Ingold gợi ý về việc con người và động vật bị vướng víu trong một thế giới sống động liên tục thay đổi, và trong đó mọi vật chất và các chất cũng như các sinh vật sống mãi mãi chuyển động (Ingold 2011: 71). Tuy nhiên, Ingold dường như thừa nhận sự khác biệt giữa các vật chất chỉ đơn giản là bị thu hút bởi chuyển động của chính chúng, còn các sinh vật có năng lực định hướng chuyển động của chúng/họ và hướng vào sự phát triển của những kẻ khác thông qua kỹ năng và kỹ xảo. Tuy nhiên, điều quan trọng là ông không coi hành động trong thế giới này là kết quả bên ngoài của những suy nghĩ được tạo ra trong lĩnh vực tinh thần được nội tại hóa. Thay vào đó, ông cho rằng suy nghĩ là một sự kiện thế giới: nó là dòng chảy của vật chất như một tổng thể tư duy (Ingold 2012: 438). Ở đây, ông đang đẩy quan niệm về ‘tư duy mở rộng’ hơn nhiều so với trường hợp của tiến hóa luận nhận thức, để cho rằng sinh vật và bộ não của nó chỉ là một thành phần (thiết yếu) trong hoạt động của tư duy. Quan điểm này có thể so sánh với lập trường được Heidegger phát triển, khi ông cho rằng các thực thể trần thế được bộc lộ cho con người, không phải vì hoạt động tinh thần bên trong của họ mà là kết quả của vị trí của họ trong chính thế giới (Rae 2013: 6).
Thêm các song đề tiềm tàng được nêu ra bởi ‘chủ nghĩa duy vật mới’ cũng nằm sẵn trong kho chờ các nhà khảo cổ học. Khi đề xuất một chủ nghĩa hiện thực suy lý, Quentin Meillassoux lập luận rằng vì tư tưởng hiện đại của Kant đã gắn bó với khái niệm tương quan, mối quan hệ giữa các sự vật với tư cách vật tự thân và với tư cách sự vật được trí óc của con người nắm bắt. Trong lược đồ sự vật này, tư duy và tồn tại không thể tách rời nhau, mà chỉ được đề cập đến như một thể thống nhất, và không thể tiếp cận bất kỳ đối tượng nào một cách tách biệt với chủ thể tư duy về nó (2008: 5). Do đó, nhận thức luận luôn có đặc quyền hơn hữu thể luận. Meillassoux chủ trường một bước ngoặt hữu thể luận, quay trở lại siêu hình học, trong đó chúng ta lấy lại được sự tự tin để suy đoán về cách thức mà sự vật thực sự tồn tại, hơn là cách thức mà chúng được thể hiện bằng tư duy. Ở đây có một vấn đề trực tiếp là các đối tượng của Meillassoux thực sự là vật-tự thân, các thực thể biệt lập chứ không phải là vật chất đang chuyển động, tham gia vào một quá trình-thế giới (theo cách hiểu của Ingold 2012: 436). Vấn đề tương tự cũng xuất hiện trong triết học định hướng-đối tượng của Graham Harman, tập hợp các chủ đề từ Heidegger và Whitehead. Giống như Heidegger, Harman lập luận rằng những sự vật vật chất dao động giữa trạng thái ‘vô hình’, trong đó chúng chỉ đơn giản là chìm trong hoạt động hàng ngày và những khoảnh khắc mà chúng tự thông báo và trở nên dễ thấy (Harman 2010: 46).
Vì vậy, khi chúng ta sử dụng búa để đóng đinh vào gỗ, nó rút lui khỏi thông báo, ẩn trong dự án của búa, nhưng khi gãy và hỏng nó sẽ trở nên hữu hình như một loại sự vật nào đó: một cái búa bị gãy hỏng. Harman đặt vấn đề Whiteheadian vào phân tích này, bằng cách luận rằng các tương tác giữa con người và sự vật chỉ nên được xem như một tập hợp con của các tương tác giữa các sự vật nói chung. Do đó, mọi cuộc gặp gỡ giữa hai thực thể được đặc trưng bởi sự khải lộ về một số phẩm chất hoặc năng lượng của mỗi thực thể, trong khi ‘thực tại ngầm’ của mỗi đối tượng lại được che giấu. Khi một chiếc lá rơi chạm vào một bức tường, nó làm như vậy theo cách cụ thể, gợi ra từ đó một ‘bề mặt hiện tượng’ cụ thể (Harman 2010: 58). Điều đó có nghĩa là trong khi đặt tất cả các thực thể (con người, động vật và vật chất) vào một cơ sở quan hệ hữu thể luận bình đẳng, Harman hình dung chúng về cơ bản luôn tách biệt và xa nhau (Shaviro 2011: 282). Mặc dù vạn vật tiết lộ điều gì đó của bản thân trong tương tác, nhưng hiện thực thân mật của chúng được khép kín trong chính nó.
Vì vậy, mặc dù viễn kiến của Harman coi trọng các đối tượng, nhưng lại khác xa với tầm nhìn về các sự vật như là những thu gom hoặc mở vào tính quan hệ liền mạch của thế giới (Webmoor và Witmore 2008: 64). Thật vậy, Harman dứt khoát chủ trương tập trung vào các sự vật thực sự, cá nhân hơn là ưu tiên cho các mối quan hệ. Đối với ông, các đối tượng trước hết là các thực thể biệt lập, và chỉ sau đó mới có mối quan hệ với nhau (Harman 2011: 295). Điều này có nghĩa là thay vì cố gắng siêu việt phân đôi đối tượng-chủ thể, các nhà hiện thực luận suy lý lại tưởng tượng ra các vật thể tự trị, phi chủ thể (Bryant 2011: 14). Theo quan sát của Fowles (2010: 25), có tiềm tàng phản ứng chống lại việc kiến tạo xã hội dẫn chúng ta đến một quá trình khách thể hóa mới về vạn vật như những thực thể tồn tại độc lập. Trớ trêu thay, các nhà khảo cổ học thường bị thu hút vào lĩnh vực tư tưởng rộng lớn này bởi mối quan tâm đến các mạng và các mối quan hệ, có lẽ chỉ để phát hiện ra một yếu tố nào đó của nó phản-quan hệ sâu sắc.
Người ta đã khẳng định rằng sự gặp gỡ giữa khảo cổ học và các loại chủ nghĩa duy vật mới đang dần dẫn đến một 'cuộc cách mạng' mới về cơ bản giống như những loại chủ nghĩa duy vật của giai đoạn 1960 - 1980 (Olsen 2012: 15). Điều này có vẻ đáng ngờ, nguyên do là các lập trường mới có liên quan đang ngày càng gia tăng, như là sự mở rộng của hậu quá trình luận vậy. Nhưng theo một cách khác, những phát triển này còn có ý nghĩa hơn một ‘cuộc cách mạng khác’. Đó là vì các lập luận xung quanh chủ nghĩa hiện thực suy lý, các loại hữu thể luận phẳng và việc bác bỏ nhân trung tâm luận vẫn chưa được giải quyết và đang diễn ra liên tục. Chúng đã không được đưa vào khảo cổ học sau sự kiện này, như một bộ lý thuyết được xây dựng hoàn chỉnh. Thay vào đó, các nhà khảo cổ học đã cam kết với những ý tưởng này khi chúng đã phát triển, trong ‘thời gian thực’ chứ không phải ở dạng quy giản. Do đó, bản thân khảo cổ học trở thành loại địa hình cho các cuộc tranh luận này được tiến hành, thay vì chỉ đơn giản là một tập hợp tư liệu để áp dụng các bộ máy khái niệm đã có sẵn. Đây là những điều kiện tiềm tàng mà khảo cổ học có thể bắt đầu đóng góp một cách chính đáng vào các cuộc tranh luận liên ngành. Hơn nữa, người ta dự đoán rằng cái quá trình được đo lường nhiều hơn mà dựa vào đó các ý tưởng được đánh giá và sử dụng như chúng phát triển trong lĩnh vực liên ngành, và được sửa đổi dựa trên sự đương đầu của chúng với các vấn đề và tư liệu khảo cổ học, lại có thể là đặc trưng của sự tiến bộ của lý thuyết khảo cổ học trong tương lai gần.
Kết luận: từ giải cấu trúc đến các điều kiện khả thể
Sự xuất hiện của các luận cứ mới về khảo cổ học trong thập kỷ qua chứng tỏ rằng lý thuyết khảo cổ học vẫn chưa dừng lại, hoặc đã hết hơi. Các luận cứ đó có thể được kích thích bởi sự phát triển của triết học và lý thuyết văn hóa, nhưng chúng lại đại diện nhiều hơn cho một quá trình thích nghi mang tính nô lệ của những ý tưởng thời thượng đối với các mối quan tâm khảo cổ học. Như tôi đã cố gắng chứng minh, những ý tưởng này mang trong mình những câu hỏi chưa được giải đáp mà các nhà khảo cổ học sẽ phải tự giải quyết. Hơn nữa, nếu tư duy khảo cổ học hiện đang tiến lên cùng với các ngành học khác, thay vì bằng những bộc phát ào ạt của giai đoạn 1960 - 1980, thì cách thức mà lý thuyết được sử dụng trong lĩnh vực này hy vọng có thể thay đổi một cách tinh tế. Chúng tôi đã lưu ý rằng ở những nơi có sẵn các nguồn khái niệm mới, chúng có thể được rút tỉa để cung cấp các tái mô tả một cách hiệu quả về các vấn đề khảo cổ học hiện tồn. Nhưng như Bruno Latour (2004: 246) đã nhận xét, các cách tiếp cận phê phán được thúc đẩy bởi các cách tiếp cận khái niệm mới đôi khi lại tự bó mình vào giải cấu trúc các phân tích hiện có. Đây là lý do tại sao Latour kêu gọi đổi mới chủ nghĩa kinh nghiệm, bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận phê phán để tập hợp các kết nối khiến vạn vật trở nên quan trọng, thay vì loại bỏ các điều kiện khả thể của chúng. Nhưng cũng như khái niệm ‘cái chết của lý thuyết’ trở nên có vấn đề khi nó được chuyển dịch từ nghiên cứu văn chương sang khảo cổ học, thì y hệt, cái ‘chủ nghĩa kinh nghiệm mới’ này cũng làm nảy sinh khó khăn trong việc tái bối cảnh hóa các khái niệm rút ra từ các ngành học khác. Như chúng ta đã thấy, các triết gia và các lý thuyết gia văn hóa đã ủng hộ việc ‘quay về với kinh nghiệm’ như là một sự đổi mới lời huấn thị của Husserl ‘trở về với bản thân sự vật’ [HHN chen ngang: Der Ausgangspunkt einer Erkenntnisgewinnung kann demnach nicht in einer kausal erklärenden Psychologie liegen, vielmehr muss man sich an den „Sachen selbst“ (Hua. 3, Einleitung zu Bd. 2.) orientieren und diese ins Licht bringen: „das Wesen der Erkenntnis kann ich nur zur Klarheit bringen, wenn ich sie mir selbst ansehe, und wenn sie mir im Schauen, so wie sie ist, selbst gegeben ist. Ich muß sie immanent und rein schauend im reinen Phänomen, im 'reinen Bewußtsein studieren[...]' (Husserlana 2, S.46)]. Do đó, khởi điểm để có được tri thức không thể thuộc về một thứ tâm lý học giải thích nhân quả, mà cần phải tự định hướng mình đến “bản thân sự vật” (Husserlana. 3, Mở đầu, Quyển 2) và đưa chúng ra ánh sáng: “bản chất của tri thức, tôi chỉ có thể đưa nó ra ánh sáng khi tôi nhìn vào nó vì bản thân tôi, và khi nó được trao cho tôi như nó vốn có bằng cách nhìn vào nó. Tôi phải nghiên cứu chúng một cách nội tại và nhìn hoàn toàn bằng hiện tượng thuần túy, bằng ‘ý thức thuần túy’...” (Husserl Toàn tập 2, tr.46)]. Trong quá trình này, nó tìm cách xóa bỏ sự khác biệt mà chúng ta thường xác lập giữa cái thế giới mà chúng ta đang sống và cái lãnh địa mà tri thức của chúng ta về thế giới đó cư ngụ, và chuyển trọng tâm của chúng ta từ nhận thức luận sang hữu thể luận (Henare, Holbraad và Wastell 2007: 8 ). Đây rõ ràng là một cái gì đó rất khác với chủ nghĩa khoa học phản-lý thuyết được mô tả ở phần đầu của bài viết này, và sẽ rất có hại nếu cố bỏ qua/ hợp nhất hai lĩnh vực đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiên lượng với sức kham nhẫn tuyệt vọng về một phiên họp tương lai, trong đó việc bác bỏ lý thuyết được gắn kết với sự trỗi dậy của một chủ nghĩa kinh nghiệm mới….
Tôi đã cho rằng lịch sử tư tưởng khảo cổ học gần đây đã làm dấy lên các kỳ vọng căng phồng về cách thức phát triển lý thuyết, và cách thức nó làm tăng động ngành học. Chúng tôi tin rằng các cuộc tranh luận lý thuyết nên diễn ra liên tục, liên tục sáng tạo cái mới và xem xét lại những phiên bản lỗi. Bởi vì tình trạng hỗn loạn kia dường như đã lắng xuống kể từ những năm 1990, chúng ta thấm thía cảm giác thất vọng, dẫn đến chẩn đoán bi quan rằng lý thuyết khảo cổ đã chết, hoặc chí ít cũng đang ngắc ngoải. Cùng với Bức tường Berlin và chủ nghĩa cấp tiến của sinh viên, nó đại diện cho một cách biểu hiện của một kỷ nguyên phân cực ý thức hệ đã tan biến. Nhưng trên thực tế, chúng ta đã được đặc ân trải nghiệm cái quá trình không thể lặp lại, trong đó khảo cổ học đã tự tích hợp vào các cuộc giao hoan chính thống của khoa học tự nhiên và các khoa học nhân văn. Đêm pháo hoa trí tuệ đi kèm với bước phát triển này chỉ là màn độc diễn một lần, giờ đây chúng ta có thể bước vào một giai đoạn giải say của lịch sử ngành học. Lý thuyết khảo cổ học vẫn chưa chết, nhưng nó cần phải khiêm tốn hơn và ít kích động hơn để lắng lại tuổi trung niên, gắn bó với lòng kiên nhẫn và tỉ mỉ hơn với những dấu vết của quá khứ. Những gì tiếp theo có thể sẽ chẳng ngoạn mục bằng, nhưng nào chắc đã kém phần hứng khởi.
___________________________________________
Nguồn: Thomas J. (2015). Why ‘The Death of Archaeological Theory’? In Book Debating Archaeological Empiricism, Edition 1st Edition, First Published 2015, Imprint Routledge.
Tác giả: Julian Stewart Thomas sinh năm 1959, là GS. Khảo cổ học người Anh, tại Đại học Manchester. Từ năm 1987 đến năm 2000, Thomas là giảng viên khảo cổ học tại Đại học Wales, Lampeter (1987–1993) và tại Đại học Southampton (1994–2000). Thomas đảm nhận vị trí Chủ nhiệm Khoa Khảo cổ học tại Đại học Manchester vào tháng 4 năm 2000, là đồng giám đốc của Dự án Stonehenge Riverside. Ông cũng là Phó Chủ tịch Viện Nhân học Hoàng gia kể từ khi được bầu vào năm 2007 và là thành viên của Hiệp hội Cổ vật London.
References
Barry, P. 2009 Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory. Manchester: Manchester University Press.
Barthes, R. 1973 Mythologies. St. Albans: Paladin.
Benjamin, W. 1970 Theses on the philosophy of history. In: Illuminations, 245-55. London: Pimlico.
Bennett, C. 2010 Vibrant Matter: A Political Ecology of Things. London: Duke University.
Bertens, H. 2014 Literary Theory: The Basics. London: Routledge.
Binford, L.R. 1972 Comments on evolution. In: L.R. Binford, An Archaeological Perspective, 105-13. New York: Seminar Press.
Binford, L.R. 1977 General introduction. In: L.R. Binford (ed.) For Theory Building in Archaeology, 1-10. New York: Academic Press.
Binford, L.R. 1983 In Pursuit of the Past: Decoding the Archaeological Record. London: Thames and Hudson.
Binford, L.R. 2001 Where do research problems come from? American Antiquity 66, 669-78.
Bintliff, J.L. 2011 The death of archaeological theory? In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 7-22. Oxford: Oxbow.
Bintliff, J.L. and Pearce, M. 2011 Introduction. In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 1-6. Oxford: Oxbow.
Boyd, B. 2006 Theory is dead – like a zombie. Philosophy and Literature 30, 289-98.
Braithwaite, M. 1984 Ritual and prestige in the prehistory of Wessex c. 2000-1400 BC: a new dimension to the archaeological evidence. In: D. Miller and C. Tilley (eds.) Ideology, Power and Prehistory, 93-110. Cambridge: Cambridge University Press.
Bryant, L.R. 2011 The Democracy of Objects. Ann Arbor: Open Humanities Press.
Bryant, L. Srnicek, N. and Harman, G. (eds.) 2011 The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism. Melbourne: re.press.
Butler, J. 1997 Excitable Speech: A Politics of the Performative. London: Routledge.
Chapman, J. 2009 Plenary session: the death of theory? Theoretical Archaeology Group Conference, University of Durham.
Chorley, R.J. and Haggett, P. 1967 Models in Geography. London: Methuen.
Clarke, D.L. 1968 Analytical Archaeology. London: Methuen.
Clarke, D.L. 1972a A provisional model of an Iron Age society and its settlement system. In: D.L. Clarke (ed.) Models in Archaeology, 801-69. London: Methuen.
Clarke, D.L. 1972b Models and paradigms in contemporary archaeology. In: D.L. Clarke (ed.) Models in Archaeology, 1-60. London: Methuen.
Clarke, D.L. 1973 Archaeology: the loss of innocence. Antiquity 47, 6-18. Clarke, Cowie and Foxon 1985
Culler, J. 1980 On Deconstruction: Theory and Criticism After Structuralism. London: Routledge and Kegan Paul.
Deetz, J. 1968 The inference of residence and descent rules from archaeological data. In: L. Binford and S. Binford (eds.) New Perspectives in Archaeology, 41-8. Aldine: New Mexico University.
DeLanda, M. 2002 Intensive Science and Virtual Philosophy. London: Continuum.
Dillon, M. 2014 Introduction to Sociological Theory: Theorists, Concepts, and Their Applicability to the Twenty-First Century. Oxford: Wiley Blackwell.
Eagleton, T. 1983 Literary Theory: An Introduction. Oxford: Blackwell.
Eagleton, T. 2003 After Theory. Harmondsworth: Penguin.
Easthope, A. 1988 British Post-Structuralism Since 1968. London: Routledge.
Flannery, K.V. 1967 Culture history vs. culture process: a debate in American archaeology. Scientific American 217, 119-122.
Flannery, K.V. and Marcus, J. 2011 A New World perspective on the ‘death’ of archaeological theory. In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 23-30. Oxford: Oxbow.
Fowler, C. 2004 The Archaeology of Personhood. London: Routledge.
Fowles, S. 2010 People without things. In: M. Bille, F. Hastrup and T.K. Sørenson (eds.) An Anthropology of Absence: Materialities of Transcendence and Loss, 23-41. London: Springer.
Giddens, A. 1971 Capitalism and Modern Social Theory: An Analysis of the Writings of Marx, Durkheim and Weber. Cambridge: Cambridge University Press.
Gouldner, A. 1970 The Coming Crisis of Western Sociology. London: Heinemann.
Harman, G. 2010 Towards Speculative Realism: Essays and Lectures. Winchester: Zero Books.
Harman, G. 2011 Response to Shaviro. In: L. Bryant, N. Srnicek and G. Harman (eds.) The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism, 291-303. Melbourne: re.press.
Hawking, S. and Mlodinow, L. 2010 The Grand Design: New Answers to the Ultimate Questions of Life. New York: Random House.
Hebdige, D. 1979 Subculture: The Meaning of Style. London: Methuen.
Hegmon, M. 2003 Setting theoretical egos aside: issues and theory in North American archaeology. American Antiquity 68, 213–43.
Heidegger, M. 1977 The age of the world-picture. In: M. Heidegger, The Question Concerning Technology and Other Essays, 115-54. New York: Harper and Row.
Heidegger, M. 1993 Letter on humanism. In: D.F. Krell (ed.) Martin Heidegger: Basic Writings (Second edition), 213-65. London: Routledge.
Henare, A., Holbraad, M. and Wastell, S. 2007 Thinking through things. In: A. Henare, M. Holbraad and S. Wastell (eds.) Thinking Through Things. London: Routledge.
Hill, J.N. 1970 Prehistoric social organisation in the American southwest: theory and method. In: W.A. Longacre (ed.) Reconstructing Prehistoric Pueblo Societies, 11-58. Albuquerque: New Mexico University.
Hodder, I.R. (ed.) 1982a Symbolic and Structural Archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
Hodder, I.R. 1982b Theoretical archaeology: a reactionary view. In: I.R. Hodder (ed.) Symbolic and Structural Archaeology, 1-16. Cambridge: Cambridge University Press.
Ingold, T. 2011 Being Alive: Essays on Movement, Knowledge and Description. London: Routledge.
Ingold, T. 2012 Toward an ecology of materials. Annual Reviews of Anthropology 41, 427-42.
Jameson, F. 2008 How not to historicise theory. Critical Inquiry 34, 563-82.
Johnson, M. 2006 On the nature of archaeology and archaeological theory. Archaeological Dialogues 13, 117-32.
Kristiansen, K. 2011 Theory does not die, it changes direction. In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 72-9. Oxford: Oxbow.
Kuhn, T.S. 1970 The Structure of Scientific Revolutions. Chicago: University of Chicago Press.
Latour, B. 2004 Why has critique run out of steam? Matters of fact and matters of interest. Critical Inquiry 30, 225-48.
Latour, B. 2005 Reassembling the Social: An Introduction to Actor Network Theory. Oxford: Oxford University Press.
Layton, R. 1997 An Introduction to Theory in Anthropology. Cambridge: Cambridge University Press.
Lentriccia, F. 1980 After the New Criticism. London: Methuen.
Lloyd, C. 1986 Explanation in Social History. Oxford: Blackwell.
Meillassoux, Q. 2008 After Finitude: An Essay on the Necessity of Contingency. London: Bloomsbury.
Norris, C. 1982 Deconstruction: Theory and Practice. London: Methuen.
Olsen, B. 2003 Material culture after text: re-membering things. Norwegian Archaeological Review 36, 87-104.
Olsen, B. 2012 After interpretation: remembering archaeology. Current Swedish Archaeology 20, 11-34.
Olsen, B., Shanks, M., Webmoor, T. and Witmore, C. 2012 Archaeology: The Discipline of Things. Berkeley: University of California.
Pearce, M. 2011 Have rumours of the ‘death of theory’ been exaggerated? In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 80-9. Oxford: Oxbow.
Pluciennik, M. 2011 Theory, fashion, culture. In: J.L. Bintliff and M. Pearce (eds.) The Death of Archaeological Theory?, 31-47. Oxford: Oxbow.
Rae, G. 2013 Heidegger’s influence on posthumanism: the destruction of metaphysics, technology and the overcoming of anthropocentrism. History of the Human Sciences 26, 1-19.
Renfrew, C. and Bahn, P. 2004 Archaeology: Theories, Methods and Practice. London: Thames and Hudson.
Rorty, R. 1989 Contingency, Irony and Solidarity. Cambridge: Cambridge University Press.
Shaviro, S. 2011 The actual volcano: Whitehead, Harman, and the problem of relations. In: L. Bryant, N. Srnicek and G. Harman (eds.) The Speculative Turn: Continental Materialism and Realism, 279-90. Melbourne: re.press.
Shennan, S. 2002 Genes, Memes and Human History: Darwinian Archaeology and Cultural Evolution. London: Thames and Hudson.
Skinner, Q. 1985 Introduction: the return of grand theory. In: Q. Skinner (ed.) The Return of Grand Theory in the Human Sciences, 1-20. Cambridge: Cambridge University Press.
Sokal, A. and Bricmont, Y. 1993 Intellectual Impostures: Postmodern Philosophers' Abuse of Science. London: Profile Books.
Sørenson, T.F. 2013 We have never been Latourian: archaeological ethics and the posthuman condition. Norwegian Archaeological Review 46, 1-18.
Taylor, W.W. 1948 A Study of Archaeology. Carbondale: Southern Illinois University Press.
Tilley, C. 1991 Material Culture and Text: The Art of Ambiguity. London: Routledge.
Ucko, P.J. 1987 Academic Freedom and Apartheid: The Story of the World Archaeological Congress. London: Duckworth.
Watts, C. 2013 Relational archaeologies: roots and routes. In: C. Watts (ed.) Relational Archaeologies: Humans, Animals, Things, 1-20. London: Routledge.
Webmoor, T. 2007 What about ‘one more turn after the social’ in archaeological reasoning? Taking things seriously. World Archaeology 39, 563-78.
Webmoor, T. and Witmore, C. 2008 Things are us! A commentary on human/thing relations under a banner of ‘social’ archaeology. Norwegian Archaeological Review 41, 53-70.
Williams, J. 1996 The death of deconstruction, the end of theory, and other ominous rumours. Narrative 4, 17-35.
Williamson, J. 1978 Decoding Advertisements: Ideology and Meaning in Advertising. London: Marion Boyars.
Yoffee, N. and Sherratt, A. 1993 Introduction: the sources of archaeological theory. In: N. Yoffee and A. Sherratt (eds.) Archaeological theory: Who Sets the Agenda?, 1-10. Cambridge: Cambridge University Press.
Zimmerman, L. 1989 Made radical by my own: an archaeologist learns to accept reburial. In: R. Layton (ed.) Conflict in the Archaeology of Living Traditions, 60-7. London: Unwin Hyman.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét