Powered By Blogger

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

Khái lược về Thủy lợi và Sinh kế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (II)

Hà Hữu Nga

II. Các nghiên cứu ở trong nước

2.1. Ứng dụng khung phân tích sinh kế

2.1.1. Ứng dụng khung phân tích sinh kế cho trường hợp Cà Mau

2.1.1.1. Phân tích sinh kế theo các nhân tố xu hướng, rủi ro, thời vụ

Một trong những nghiên cứu trường hợp tiêu biểu, ứng dụng khung phân tích sinh kế bền vững liên quan đến thủy lợi và biến đổi khỉ hậu đã được thực hiện tại 6 điểm của 3 huyện Thới Bình, Cái Nước và Đầm Dơi tỉnh Cà Mau ngay từ những năm đầu thế kỷ 21. Tác giả đặt sinh kế bền vững trong bối cảnh dễ bị tổn thương liên quan đến biến đổi khí hậu và tình trạng khan hiếm tài nguyên nước ngọt do và các rủi ro và yếu tố thời vụ để phân tích 3 nhân tố: Phân tích xu hướng; Phân tích yếu tố rủi ro, và Phân tích thời vụ. 1) Phân tích xu hướng được thực hiện với các tập biến số sau: i) Nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu liên quan đến các biến động về tài nguyên đất và tài nguyên nước; ii) Kinh tế, bao gồm: Các đầu vào/ đầu ra; thị trường mở rộng/ thu hẹp; giá nông sản tăng/ giảm; mức đầu tư/ lợi nhuận; iii) Kỹ thuật: hạ tầng thủy lợi; khuyến nông; hỗ trợ kỹ thuật; chữa trị bệnh tật lúa, màu, tôm cá; và iv). Chính sách: các chủ trương, chính sách vĩ mô tầm quốc gia; các chính sách vùng và địa phương. 2) Phân tích các yếu tố rủi ro hay các cú sốc, bao gồm: i) Hạn hán do khan hiếm nước; ii) Đất nhiễm phèn; iii) Bệnh hại tôm cá; iv) Bệnh hại lúa; v) Bệnh hại các hoa màu khác. 3) Phân tích yếu tố thời vụ: i) Phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên; ii) Phụ thuộc vào các yếu tố thị trường; iii) Phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, văn hóa; iii) Mức độ tăng/ giảm việc làm cho người nghèo phụ thuộc vào thời vụ (Nguyễn Duy Cần, 2005).   

2.1.1.2. Phân tích sinh kế theo Khung sinh kế bền vững 

Khung Sinh kế bền vững của người dân ĐBSCL được xác định bằng 5 loại tài sản vốn, hay hình thức vốn như dưới đây: 

- Vốn tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ mà nông dân sử dụng cho hoạt động sống của họ. Qua điều tra, 80% nông dân nuôi tôm kết hợp với lúa hay quảng canh cải tiến, trồng củ năng/bồn bồn. Mô hình tôm + cá + cua cũng được nông dân áp dụng và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi tôm, đưa nước mặn vào cũng làm thiệt hại các vườn. Vườn dừa bị nhiễm mặn, bọ cánh cứng gây thiệt hại và không thu hoạch. Đưa nước mặn vào nuôi tôm còn phá huỷ sinh thái ngọt, vườn không trồng được rau củ, không có thức ăn cho gia súc và hạn chế chăn nuôi.  

- Vốn nhân lực: Vốn nhân lực thể hiện các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khỏe mà sự kết hợp các yếu tố này có thể giúp nông hộ theo đuổi các chiến lược và đạt được các mục tiêu sinh kế khác nhau. Hầu hết có số thành viên trong gia đình từ 4-8 người, trong đó thường chỉ 2 lao động chính. Kinh nghiệm nuôi tôm từ 2-3 năm trở lại, nông dân gặp khó khăn về việc xử lý đất phèn, cách phát hiện và phòng trừ bệnh tôm. 

- Vốn xã hội: thể hiện mạng lưới giao tiếp, thành viên của các tổ chức hội/ đoàn, các quan hệ tin cậy. Phần lớn các hộ nông dân đều là thành viên của Hội nông dân, Hội cựu chiến binh hay hội phụ nữ. Những nông dân là cán bộ (ấp/xã) hay thành viên tích cực của các Hội đoàn thường sản xuất thành công hơn vì họ tiếp nhận được nhiều thông tin và kinh nghiệm, cũng như các hoạt động khuyến nông, các dịch vụ hỗ trợ khác đều nhằm vào đối tượng này.  

- Vốn vật chất: bao gồm các cơ sở hạ tầng và các phương tiện sản xuất nông hộ sử dụng để đạt được mục tiêu sản xuất của họ. Phương tiện sản xuất của nông dân phần lớn thiếu, chỉ 29% có phương tiện máy bơm, 21% có ghe chèo và 39% có xuồng máy đi lại, 88% có TV tiếp cận thông tin, hầu hết các thôn ấp đã có đường bộ lưu thông. Tuy nhiên một số ấp chủ yếu vẫn dùng giao thông thủy trên kênh rạch.  

- Vốn tài chính: các hộ nông dân rất ít có tiền mặt, thu nhập từ bán tôm dù có khá, nhưng phải đầu tư cao, họ phải trang trải tiêu xài trong gia đình nên tiền mặt thường hiếm. Phần lớn  (hơn 80%) tổng số nông dân được hỏi phải vay vốn sản xuất, số nợ dao động từ 3-45 triệu/hộ (Nguyễn Duy Cần, 2005). 

2.1.1.3. Phân tích chiến lược và thành quả sinh kế

Các chiến lược sinh kế của nông hộ là sự kết hợp các hoạt động và những lựa chọn mà nông hộ thực hiện để nhằm đạt đến mục tiêu sinh kế của họ. Phần lớn nông dân vùng chuyển đổi dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà trung tâm là nước-thủy lợi kết hợp đa dạng trong nuôi tôm (tôm + cá + cua) và trồng lúa. Một số nông dân khá có có khuynh hướng nuôi tôm thâm canh. Trong khung sinh kế bền vững, các thành quả sinh kế nông hộ là sự đạt được hay kết quả của các chiến lược nông hộ, bao gồm: tăng thu nhập, mức sống tăng, giảm các tác động ngoại cảnh, cải thiện an ninh lương thực và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững hơn. Tuy nhiên, khi phân tích về tần suất rủi ro, có đến 40% trường hợp nuôi tôm bị lỗ vốn và chỉ có 60% hộ nuôi tôm có lời (Nguyễn Duy Cần, 2005).

2.1.2. Ứng dụng khung phân tích sinh kế cho trường hợp An Giang và Sóc Trăng

2.1.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn sinh kế

Khung phân tích dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID, ứng dụng cho trường hợp An Giang và Sóc Trăng, nằm trong khuôn khổ Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) dựa vào cộng đồng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long của nhóm ICAM (Integrated Community-based Adaptation in the Mekong), với sự hỗ trợ của Chính phủ Australia (Rossing T. et al., 2015). Để xác định điểm xuất phát cho việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn tổng quát, từ đó nhận diện loại hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, nhóm nghiên cứu xác đinh các tiêu chí sau: i) Bền vững; ii) Thích ứng BĐKH; iii) Đáp ứng về Giới; và iv) Tạo ra ích lợi cho các nhóm đối tượng mục tiêu (hộ nghèo không đất, và hộ có ít đất, đặc biệt quan tâm tới phụ nữ và các nhóm DTTS (dân tộc thiểu số) ở An giang và Sóc Trăng.

Các tiêu chí đề xut đxác đnh và lựa chọn loi hình sinh kế thích ứng BĐKH được xây dựng gồm có: (1). Sự tương thích về kinh tế: (1).1. Nhu cầu thị trường & Tiếp cận; (1).2. Đầu tư tài chính & Rủi ro; (1).3. Kỹ năng và Công nghệ. (2). Sự tương thích về thể chế: (2).1. Các qui định; (2).2. Chính sách tài chính; (2).3. Chương trình hỗ trợ. (3). Sự tương thích về văn hóa-xã hội: (3).1. Tri thức bản địa; (3).2. Thích hợp với người nghèo; (3).3. Thích hợp với phụ nữ; (3).4. Thích hợp với các nhóm DTTS; (3).5. Thích hợp với người thiệt thòi; (3).6. Thích hợp với điều kiện địa phương. (4). Tương thích khí hậu: (4).1. Thích ứng biến đổi khí hậu ngắn hạn & Tác động; (4).2. Thích ứng biến đổi khí hậu dài hạn & Tác động; (4).3. Tác động của chất thải công nghiệp và sinh hoạt. (5). Tương thích môi trường: (5).1. Tác động hệ sinh thái; (5).2. Sử dụng tài nguyên bền vững; (5).3. Thích hợp với quá trình chuyển đổi hệ sinh thái.

2.1.2.2. Phân tích hiện trạng:

Thay đổi dòng chảy, chất lượng nước, nguồn lợi thuỷ sản do phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi ở thượng nguồn: Các nước thượng nguồn khu vực sông Mê Công đã và đang có kế hoạch xây dựng nhiều đập thủy điện trên dòng chính của sông Mê Công. Điều này tác động tới lượng phù sa, bùn cát xuống đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến thay đổi hoàn toàn chế độ thuỷ văn của vùng hạ lưu và làm giảm khả năng thích ứng với BĐKH của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. (World Wide Fund for Nature et al., 2018).

Sụt lún đồng bằng và xói lở ven sông ven biển do khai thác cát, sỏi, và nước ngầm quá mức: Theo các nghiên cứu của WWF từ năm 2013 đến 2015, phân tích từ hơn 2.000 ảnh vệ tinh từ năm 2003 đến năm 2011 ở khu vực ĐBSCL cho thấy ở ven biển Đông (khu vực tỉnh Bến Tre, Trà Vinh) có đến 48% khu vực bờ biển có biểu hiện thoái lui, trong khi chỉ có 22% có biểu hiện lấn ra biển. Trong đó, ở khu vực biển Tây (vùng bán đảo Cà Mau) nơi trước đây có tỷ lệ lấn ra biển cao thì nay đến 70% diện tích có diễn biến thoái lui. Mặc dù khó có thể đo lường chính xác nhưng toàn bộ vùng đồng bằng đang bị sụt lún dần với tốc độ từ 0.5-2.5cm/năm, các khu vực lún nhanh và nhiều nhất là T.p Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, và Trà Vinh. (World Wide Fund for Nature et al., 2018).

Ô nhiễm nguồn nước do thâm canh canh tác nông nghiệp, thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị ven sông: Việc sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học, gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật hằng năm có thể gây các rủi ro sự cố môi trường do sự tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường nước. Nhiều mô hình canh tác thủy sản khác nhau với quy lớn dẫn tới lượng chất thải đổ ra sông Tiền và sông Hậu nhiều, khiến mức độ nguy hại cho môi trường nước ngày càng trầm trọng, gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước và dịch bệnh phát sinh. Lượng nước thải của 12.700 doanh nghiệp đang hoạt động chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra nguồn tiếp nhận là sông, kênh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân. (World Wide Fund for Nature et al., 2018)

Xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Hiện nay, hầu hết các cửa sông tại BĐSCL bị xâm mặn từ 50 km đến 70 km, đặc biệt, sông Vàm Cỏ bị xâm mặn hơn 90km. Hàng loạt hậu quả nặng nề đã và đang ảnh hưởng trực tiếp với người dân. Năm 2016, mức thiệt hại khoảng 17.000 tỷ đồng. Trong năm tháng đầu năm 2017, hạn mặn đã gây thiệt hại gần 8.000 tỷ đồng, cụ thể: 11/13 tỉnh thành buộc phải công bố tình trạng thiên tai; gần 500.000 ha tổng diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại; trên 82.000 ha đất tôm nuôi bị ảnh hưởng thậm chí mất trắng; và xâm nhập mặn còn khiến 390.000 hộ thiếu nước sinh hoạt. (World Wide Fund for Nature et al., 2018)

Lụt lội và hạn hán, bão lốc: Lụt lội bất thường và không tiên đoán được đã trở thành tai họa phổ biến nhất trong vòng 15 năm qua, cả về mức độ và thời điểm. Đôi khi lụt lên cao và nhanh, lúc khác thì thấp và bắt đầu chậm. Về thời điểm thì có lúc xảy ra khá muộn, nhưng có lúc lại xảy ra rất sớm so với mùa lụt lội thông thường trước đây. Gió lốc rất bất thường, xảy ra thường xuyện hơn và dữ dội hơn. Tác động chủ yếu của bão là sự tàn phá của gió, lụt lội trong nội đồng và các cơn sóng lớn gây tác hại đến vùng bờ biển Sóc Trăng. Mực nước biển dâng cao ở gần bờ sẽ gây hại đến vùng đồng bằng sông Cửu Long do địa hình thấp của vùng. Sự suy kiệt của rừng phòng hộ bờ biển, bao gồm rừng ngập mặn, làm tồi tệ thêm những tác động này, làm cho khu vực dễ bị tổn thương này phải chịu tác động tàn phá ghê gớm. (GTZ/AusAID 2010).

Tài nguyên nước: Các điều kiện về mực nước biển dâng, mưa to, lụt lội và nhiệt độ tăng/ khô hạn gây tác động tiêu cực đáng kể lên nguồn tài nguyên nước ngầm và nước sông. An ninh tài nguyên nước ở vùng ĐBSCL không được đảm bảo nhất là trong bối cảnh xâm nhập mặn. Hạn mặn kỷ lục diễn ra vào năm 2015/2016 khiến nhiều địa phương ở ĐBSCL gặp khó khăn trong việc tưới tiêu trong nông nghiệp và thiếu nước sạch trầm trọng trong sinh hoạt (World Bank, 2017).

2.1.2.3. Các loại hình sinh kế hiện có

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt nam là một môi trường rất năng động về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sinh kế và đời sống trong vùng hiện vẫn gắn chặt với hoạt động nông nghiệp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Sóc Trăng, nằm ở vùng hạ nguồn của khu vực bờ biển bị tác hại của nước mặn, nên nhìn chung đất có chất lượng thấp do sự xâm mặn và độ phèn cao hơn. Vùng này có sự gia tăng đáng kể nghề thủy sản nước lợ, nuôi tôm phát triển rộng khắp như là loại hình có giá trị gia tăng cao hơn. Trong thập niên vừa qua, vùng trồng lúa của An Giang tăng 15%, trong khi Sóc Trăng thì bị giảm 9%. Phần lớn đất ở Sóc Trăng được chuyển sang nuôi tôm (GTZ/AusAID 2010). Từ những điều kiện đó, sinh kế nông thôn ở huyện An Phú (tỉnh An Giang) khác biệt rất lớn với thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng). Các hoạt động sinh kế chủ yếu ở An Phú bao gồm nuôi cá nước ngọt, sản xuất lúa và rau màu. Trong khi đó, ở Vĩnh Châu sinh kế chủ lực là nuôi tôm nước mặn và sản xuất hành tím và củ cải. Nghề cá nước ngọt cũng góp phần quan trọng trong sinh kế của cả An Giang và Sóc Trăng nhất là dọc theo sông cái hay các nhánh sông chính của sông Cửu Long. Loại hình sinh kế này đặc biệt quan trọng cho người Chăm của An Giang và người ít đất ở Sóc Trăng (USAID/ ICEM 2013). Tổng quan về sinh kế của hộ nghèo và ít đt ở tỉnh An Giang và Sóc Trăng hiện nay như sau:

1). Nông nghiệp: 1).1.Trng lúa (diện tch nhỏ) xen canh với các vụ mùa khác. Mô hình này được thực hiện trong đất liền và đang chiếm ưu thế tại An Giang: i) Người nghèo không đất: Vụ chính là trồng lúa xen canh với trồng bắp, đậu bắp, ớt, đậu phọng, nấm, dưa leo, khoai môn, khổ qua, v.v Nói chung, lúa xen canh với rau màu, 2 vụ lúa và 1 vụ rau màu / năm. Về trồng rau vườn, 3 vụ rau/ năm, đặc biệt ở Vĩnh Châu, nơi mà hành tím là chính vụ;; Vụ chính là trồng rau xen canh với trồng hành tím (chính vụ) và các vụ mùa phụ (ớt, cà chua, v.v...); ii) Người nghèo ít đất: Một số người dân ít đất có thể thuê đất trong vùng để trồng lúa và hoa màu, thường dưới 1 hecta đất; iii) Phụ nữ: Tham gia vào công việc cần ít sức lao động, chủ yếu trồng trọt, cấy, nhổ cỏ, và cắt gặt khi thu hoạch. 1).2. Lao động tại đa phương – trong nông nghiệp qui mô lớn. Những lao động thường là lao động thời vụ với phần lớn công việc kéo dài 2- 3 tháng / năm trong thời gian trồng và thu hoạch: i) Người nghèo không đất: Tham gia vào sản xuất qui mô lớn hành tím, củ cải hay các loại rau quả khác (diện tích đất rộng); Tham gia vào sản xuất lúa hay rau màu với qui mô lớn (bắp, v.v…); ii) Người nghèo ít đất: Tham gia vào sản xuất qui mô lớn hành tím, củ cải hay các loại rau quả khác (diện tích đất rộng); Tham gia vào sản xuất lúa hay rau màu với qui mô lớn (bắp, v.v…); iii) Phụ nữ: Lao động thời vụ không cần dùng quá nhiều sức lao động, chủ yếu trồng, cấy hay nhổ cỏ, hoặc bán sản phẩm trồng trọt (Rossing T. et al., 2015); iv) DTTS: Do tình trạng không có đất, trên 80% thu nhập của người hộ Khmer nghèo là từ lao động làm thuê. Nhiều người làm thuê tại các tỉnh lân cận, và các hộ Khmer cùng làng thường lập thành 1 nhóm lao động nông nghiệp di cư. Người Khmer nằm trong số đông không có đất và lệ thuộc vào lao động làm thuê như là nguồn thu nhập chính của họ trong những năm vừa qua, hơn 75% hộ người Khmer là không có đất. Người Khmer mất đất trước hết do thất bại trong canh tác lúa, do nợ nần và các chi phí y tế, giáo dục con cái, cùng các chi phí khác (Lê Ngọc Thắng et al. 2006). Người Khmer nghèo thường xuyên tham gia làm lao động không tay nghề để có thu nhập (cả hai trong và ngoài nông trại). Tuy nhiên, sự tham gia của họ ở thị trường thì vô cùng hạn chế vì bởi trình độ giáo dục kém, hàng rào ngôn ngữ và thiếu sự liên kết xã hội (GIZ/AusAID 2009).

2). Chăn nuôi: 2).1. Chăn nuôi qui mô nhỏ, bao gồm heo, bò và gia cầm. Phần lớn hộ nông thôn chăn nuôi qui mô nhỏ và mức độ có thể thay đổi. Ở An Giang, vì ở gần biên giới, nhiều người mua bê hoặc con từ Cambodia giá rẻ và vỗ béo chúng để bán lại. Đặc biệt hộ dân ở An Giang cũng nuôi vịt, nhưng phần lớn để lấy trứng. Ruộng lúa kết hợp với ao hồ nhỏ được dùng nhiều hơn trong chăn nuôi vịt theo bầy đàn và di chuyển đây đó liên tục để tận dụng lúa còn sót và cá nhỏ tìm thấy trong ruộng lúa để nuôi chúng. Đó là một cách tích cực để giảm bớt chi phí thức ăn. Đó là một cách nuôi vịt, tận dụng các đồng lúa. Có nhiều cách nuôi vịt khác từ nuôi thương mại cho đến nuôi chuồng, nuôi dưới ao hồ; được đề xuất như là một mô hình sinh kế thay vì chỉ nuôi bằng đồng ruộng: i) Người nghèo không đất: Gà, vịt, (cả nuôi thịt và lấy trứng), bò và heo. ở An Phú, An Giang nuôi nhiều Vịt lấy trứng hơn ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng, ruộng lúa cũng thu được lợi ích khi dùng để chăn thả vịt. Ở Vĩnh Châu vịt cũng được nuôi, nhưng nuôi heo thì phổ biến hơn với trung bình mỗi hộ nuôi 2-4 con; ii) Người nghèo ít đất: Giống như người nghèo có đất nhưng ít gia súc hơn. Vịt nuôi phần lớn lấy thịt, vì rất tốn kém để nuôi một đàn vịt thật lớn thả đồng để nuôi lấy trứng; iii) Phụ nữ: Chăn nuôi tại nhà với qui mô nhỏ. Phụ nữ có xu hướng chịu trách nhiệm chăm sóc thú nuôi ngoại trừ bò, vì bò thường do đàn ông chăm sóc vì cần đi xa để tìm cỏ để làm cỏ khô. (Rossing T. et al, 2015)

3). Nghề nuôi trng thủy sản: 3).1. Lao động làm thuê đa phương – Nông trại nuôi tôm và cá công nghiệp. Tiến trình thương mại này yêu cầu kỹ thuật cao và nói chung cần sử dụng một lượng cao các hóa chất để kiểm soát độ pH của nước và dịch bệnh. Nó đòi hỏi mức đầu tư cao về cả đất và con giống. Đất dùng cho nông trại tôm công nghiệp phần lớn được chuyển từ đất trồng lúa trong hai thập niên qua do chính sách khuyến khích và các chương trình của chính phủ do tiềm năng thu lợi cao: i) Người nghèo không đất: Tham gia trại sản xuất tôm nước mặn qui mô lớn; Tham gia trại sản xuất cá nước ngọt ba sa và cá khác (cá Tra, cá Trê, Diêu Hồng) thường bằng bè nổi; ii) Người nghèo ít đất: Tham gia trại sản xuất tôm nước mặn qui mô lớn; Tham gia trại sản xuất cá nước ngọt basa và cá khác (cá Tra, cá Trê, Diêu Hồng) thường bằng bè nổi; iii) Phụ nữ: Trại tôm công nghiệp thường được cách ly và đàn ông thường nắm nhiều quyền ở đó; iv) DTTS: Người Khmer thường dựa vào nhu cầu lao động lớn, những lao động làm thuê bằng tay chân, không cần tay nghề (cả trong và ngoài nông trại).12 Trong các cuộc họp nhóm trọng điểm cộng đồng cho thấy vài hộ người Khmer bắt đầu lập trại nuôi tôm nhỏ mà không cósự hướng dẫn kỹ thuật nào về cách lập và vận hành, họ chỉ đơn giản sao chép cách làm của người hàng xóm. Điều này đã làm cho việc thu hoạch bị thất bại đáng kể. Nông dân nuôi tôm người Khmer thường có nông trại tôm diện tích 1 hecta. 3).2. Nuôi trồng thủy sản qui mô nhỏ: i) Người nghèo không đất: Tra, cá trê, cá Diêu Hồng, lươn, rắn, ếch được nuôi trong ao hồ nhỏ; Nông trại tôm, nuôi cá (Kèo), artemia, cua nhỏ; ii) Người nghèo ít đất: Tham gia hàng ngày hay lao động thời vụ; iii) Phụ nữ: đàn ông cũng tham gia cùng phụ nữ, vì qui mô nhỏ có xu hướng đòi hỏi ít kiến thức kỹ thuật (dùng hóa chất, v.v…) và máy móc. Thu hoạch phần lớn do phụ nữ làm và công nhân lao động nữ được thuê để làm công việc này. (Rossing T. et al, 2015)

4). Ngư nghiệp đánh bắt /thu lượm tài nguyên thiên nhiên đbán và tiêu dùng trong gia đình: 4).1. Thu lượm tài nguyên thiên nhiên đbán và tiêu dùng trong gia đình. Bao gồm ngư nghiệp đánh bắt cá, sản phẩm ở gần bờ, sản phẩm gỗ, gỗ làm củi, cá và sản phẩm phụ khác của từ vụ trồng lúa. Thu lượm tài nguyên thiên nhiên dọc theo bờ biển diễn ra suốt năm: nghêu được bắt vào tháng Bảy và Tám; vào các tháng khác, bờ biển bị bùn lầy nên khó bắt nghêu. Bắt cá cũng theo thời vụ và mùa cao điểm để đánh bắt cá là mùa lụt hàng năm: i) Người nghèo không đất: Cũng như lao động làm công ăn lương trong nông trại, công việc này được các hộ rất ít đất hoặc không có đất làm. Đánh bắt cá trên sông thường do đàn ông làm; ii) Người nghèo ít đất: Cũng như lao động làm công ăn lương trong nông trại, công việc này được các hộ rất ít đất hoặc không có đất làm. Đánh bắt cá trên sông thường do đàn ông làm; ngoài ra còn có bắt nghêu, cua và cá; iii) Phụ nữ: có thể giúp việc sửa chữa và chuẩn bị lưới cá. Nhiều phụ nữ không đất và trẻ em bắt nghêu, cua hay cá, kể cả đàn ông cũng có tham gia vào hoạt động này; iv) DTTS: Hộ người không đất người Khmer hay Chăm chủ yếu dựa đánh bắt cá trên sông để có thu nhập. (Rossing T. et al, 2015)

5). Phi nông nghiệp qui mô nhỏ: 5).1. Tiu thủ công và buôn bán nh(như cửa hàng tại nhà, quày bán thức ăn lưu động hay bếp/xe bán thức ăn lưu động: Ở An Phú, An Giang nghề thủ công rất phổ biến, đặc biệt trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Chăm: i) Người nghèo không đât: Buôn bán nhỏ là nguồn thu nhập chủ yếu cho cả hộ nghèo và hộ ít đất. Chiếu và hàng dệt thủ công (từ cây lác) hiện có nhưng hạn chế, kinh doanh nhỏ - như xe bán hàng rong) hay làm củ cải muối (việc này làm ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng); ii) Người nghèo ít đất: Buôn bán nhỏ, thêu, thủ công, dệt lụa truyền thống của người Chăm, làm nón lá. Công việc buôn bán nhỏ là nguồn thu nhập chủ yếu cho cả hộ nghèo và hộ ít đất. Chiếu và hàng dệt thủ công (từ cây lác) hiện có nhưng hạn chế, kinh doanh nhỏ- như xe bán hàng rong) hay làm củ cải muối (việc này làm ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng); iii) Phụ nữ: nắm phần lớn các kỹ thuật thủ công qui mô nhỏ tại nhà; iv) DTTS: Phụ nữ Chăm có nghề thêu truyền thống, thêu trên vải, ví dụ khăn quàng cổ (Rossing T. et al, 2015).

6) Phi nông nghiệp qui mô lớn: 6).1. Lao động làm thuê - di cư lao động: Tạm thời và thường xuyên di cư là xu hướng chung của cả hai tỉnh. Nơi đến chủ yếu của người lao động là những thành phố của đồng bằng công Cửu Long và Đông Nam Bộ như Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Một số nhỏ thanh niên đi xuất khẩu lao động, phần lớn là ở Malaysia: i) Người nghèo không đât: Cùng với lao động làm công ăn lương ở nông trại, những hộ ít đất hoặc không đất thường di cư kiếm sống như đã nói trên. Ngoài ra còn có những công việc thời vụ trong xây dựng, nghề mộc/ vật dụng trong nhà, vận tải hay xí nghiệp may mặc ở các đô thị lớn. Một số người tham gia vào việc sản xuất muối, chủ yếu là làm công nhân; ii) Người nghèo ít đất: Cùng với lao động làm công ăn lương ở nông trại, những hộ ít đất hoặc không đất thường di cư lao động như trên. Ngoài ra còn có những công việc thời vụ trong xây dựng, nghề mộc/ vật dụng trong nhà, vận tải hay xí nghiệp may mặc ở các đô thị lớn. Một số người tham gia vào việc sản xuất muối, chủ yếu là làm công nhân; iii) Phụ nữ: Công việc thời vụ của ngành may mặc, làm đồ dùng trong nhà hay làm công việc như phụ bếp hay quét dọn. Phụ nữ có gia đình có thể ít di cư hơn đàn ông có gia đình bởi vì trách nhiệm của họ trong gia đình; iv) DTTS: Người Khmer thường dựa vào nhu cầu lớn từ những lao động làm thuê bằng tay chân, không tay nghề (cả trong và ngoài nông trại). Theo truyền thống, người Khmer có di cư đến TP HCM và nơi đó họ có người quen có thể nhờ cậy được.  Những loại sinh kế khác nhau này được thực hiện với nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc sự tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên và kiến thức của hộ gia đình. Những người nghèo nhất thường là những không có đất, thường gặp nhất là hộ người Khmer hay Chăm. Sinh kế của họ tùy thuộc phần lớn vào tiền công lao động và thu nhặt tài nguyên thiên nhiên; chiến lược sinh kế của các hộ gia đình khá giả có khuynh hướng đa dạng. Đàn ông có khuynh hướng đi làm thuê ăn lương nhiều hơn phụ nữ; đàn ông có khuynh hướng tham gia những công việc đòi hỏi tay nghề kỹ thuật và sức mạnh của thân thể, trong khi phụ nữ thường xuyên đảm trách các trách nhiệm nhẹ nhàng hơn (GIZ/AusAID 2009).

2.2. Cần bổ sung vốn văn hóa vào khung sinh kế bền vững vùng ĐBSCL

2.2.1. Khái niệm vốn văn hóa

Lần đầu tiên Bourdieu và Jean-Claude Passeron (1970) đã sử dụng thuật ngữ vốn văn hoá trong tác phẩm “Tái sản xuất. Các yếu tố cho một lý thuyết xã hội về hệ thống giáo dục” (La réproduction. Eléments pour une théorie du système d’enseignement). Vốn văn hoá tác động như một mối quan hệ xã hội trong một hệ thống trao đổi bao gồm cả những tri thức văn hoá được tích luỹ với một quyền lực và vị thế xã hội to lớn. Trong công trình “The Forms of Capital’ (1986) Bourdieu đã định nghĩa vốn văn hoá là các loại hình tri thức, kỹ năng, giáo dục, hoặc bất cứ lợi thế nào khiến cho vị thế xã hội của người sở hữu nó cao hơn, và tương lai hứa hẹn hơn; cha mẹ cấp vốn văn hoá cho con cái bằng tri thức, thái độ, phong cách sống làm cho hệ thống giáo dục trở thành một vị trí thân thuộc, thuận tiện giúp chúng có thể dễ dàng thành công.

Bourdieu chia vốn văn hoá thành ba hình thức, tồn tại dưới ba trạng thái: 1) Trạng thái Vốn hiện thân trong đó vốn văn hoá tự thể hiện trong cá nhân. Nó vừa là thứ thuộc sản thừa kế, lại vừa do bản thân mỗi người tìm kiếm được. Nó gắn liền với thói quen (habitus) của người ta – chẳng hạn như tính nết, phong cách hoặc lối suy nghĩ, hành xử (Bourdieu, 1986, tr. 243). 2) Trạng thái Vốn vật thể hoá, là những gì mà một cá nhân sở hữu, chẳng hạn như các kỹ năng sống, hoặc sản phẩm văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật. Các loại hàng hoá văn hoá này có thể được trao truyền về phương diện vật chất, kể cả mua bán, như một cách thức thực hiện vốn kinh tế, và được trao truyền “một cách tượng trưng” như một loại vốn văn hoá. 3) Trạng thái Vốn thể chế hoá là sự thừa nhận mang tính thể chế của vốn văn hoá của một cá nhân, thường được hiểu là những phẩm chất hoặc trình độ chuyên môn học thuật, gắn liền với thị trường lao động, cho phép chuyển đổi vốn văn hoá thành vốn kinh tế một cách dễ dàng hơn (Bourdieu, 1986:243-244). Đối với Bourdieu, vốn văn  hóa thuộc về cá nhân, tuy nhiên đối với các nền văn hóa phương Đông giàu tính cộng đồng thì dứt khoát khái niệm “vốn văn hóa” phải được nhìn nhận và thích nghi hóa với bối cảnh phổ quát này. Vì vậy, bên cạnh vốn văn hóa cá nhân phương Tây, dưới đây chúng ta sẽ bổ sung và tìm cách tiếp cận thêm di sản “vốn văn hóa” gắn liền với cộng đồng.   

Về phương diện lịch sử, khái niệm vốn văn hóa “cộng đồng” có nguồn gốc từ các xã hội nông thôn truyền thống, gắn kết trong phạm vi một địa bàn nhất định, và mang ý nghĩa là tinh thần chung, có chung các chuẩn mực về quê hương bản quán, phong tục, tôn giáo, các giá trị bản sắc. Ngày nay nội hàm khái niệm vốn văn hóa cộng đồng đã có những biến đổi, mở rộng, vừa kế thừa các yếu tố truyền thống trên, nhưng lại chuyển tải các đặc trưng thời đại và bao gồm các biến số sau: Đặc trưng Địa điểm của vốn văn hóa cộng đồng: là nơi mọi người có những điểm chung, và yếu tố chung này được hiểu về phương diện địa lý, còn có một cách gọi khác là “tính địa phương”. Đặc trưng Cộng cảm của vốn văn hóa cộng đồng: là cảm giác gắn bó với một địa điểm, nhóm hay ý tưởng; “cộng cảm” không chỉ với người khác mà còn với các ý niệm siêu việt như Thần Phật, Thượng đế, Thiên Chúa, Tạo hóa, v.v... Đặc trưng Sở thích của vốn văn hóa cộng đồng: còn gọi là cộng đồng “tự chọn”, mọi người có chung một số đặc điểm nào đó không nhất thiết phải là đặc điểm địa phương. Các cộng đồng tự chọn và các cộng đồng có chung sở thích là một đặc điểm chính của cuộc sống đương đại (Hoggett 1997). Và chúng ta có thể bổ sung thêm biến số thứ tư: Đặc trưng Lợi ích của vốn văn hóa cộng đồng: có thể coi đây là một biến số trung tâm của khái niệm cộng đồng hiện đại với vô số biến thể khác nhau của các nhóm lợi ích gắn liền với các lĩnh vực/ khía cạnh môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, an ninh…v.v.

2.2.2. Vốn văn hóa sông nước, du lịch sinh thái văn hóa và sinh kế       

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ảnh hưởng nhiều mặt đển sinh kế người dân, đặc biệt là nông dân, bao gồm: i) Ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế; ii) Ảnh hưởng đến cơ cấu/ cấu trúc và quy trình/ thể chế; iii) Ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế; iv) Ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế; v) Ảnh hưởng đến kết quả của sinh kế (Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song 2020). Các ảnh hưởng này thấy rất rõ trong các loại hình sinh kế mới tại vùng danh thắng sông nước Tràng An, Ninh Bình: bên cạnh những nghề nghiệp truyền thống (nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ…) đã xuất hiện nhiều nghề mới như lễ tân, buồng bàn bar (nhà hàng, khách sạn), bán hàng, chèo thuyền cho khách du lịch, đóng thuyền, sửa thuyền; hướng dẫn viên du lịch và dịch vụ biểu diễn nghệ thuật truyền thống: i) Hoạt động chèo đò đưa đón khách du lịch:Hiện có khoảng 4.580 người chèo đò, trong đó xã Trường Yên 1.000, Ninh Xuân 480 và Ninh Hải 3.100 người; ii) Hướng dẫn du lịch là một nghề mới được nhiều bạn trẻ ở các địa phương lựa chọn, hiện nay có khoảng 70 người, có trình độ từ trung cấp và cao đẳng, được Sở Du lịch bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp thẻ hướng dẫn viên; iii) Kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàng: khoảng 12 cơ sở; đến đầu năm 2020 đã có 293 cơ sở lưu trú du lịch đi vào hoạt động với khoảng 1.500 lao động; iv) Kinh doanh đồ lưu niệm, đồ uống và cho thuê xe đạp, xe máy: Hiện có 57 cơ sở kinh doanh, không đòi hỏi vốn lớn, chỉ cần có mặt bằng tốt, nhiều hộ dân đã giàu lên nhờ ngành nghề kinh doanh mới này; v) Nghề bảo vệ: Chỉ tính riêng những người làm bảo vệ tại 06 khu du lịch chính hiện có khoảng 220 người, thu nhập bình quân từ 4-6 triệu đồng/tháng; vi) Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống: hát chầu văn, hát chèo hiện có 5 nhóm nhạc, mỗi nhóm hơn 5-7 người đi hát phục vụ khách du lịch tại các nhà hàng, cơ sở lưu trú, homestays, chi phí cho một buổi biểu diễn có giá từ 700 nghìn đồng đến 3,5 triệu đồng/buổi; vii) Loại hình du lịch trải nghiệm làm nông nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao đã phát triển đưa vào khai thác; khách du lịch tham gia tour du lịch này sẽ được tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động nông nghiệp từ cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, đánh bắt cá, sau đó về tự chế biến món ăn dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương (Bùi Văn Mạnh, 2020: tr.97-100; Bùi Quang Ninh, 2021).

 

2.2.3. Vốn văn hóa sông nước, du lịch sinh thái văn hóa và sinh kế vùng ĐBSCL  

Đối với vùng ĐBSCL, có thể coi sông nước là một yếu tố chi phối cả 4 đặc trưng địa điểm, cộng cảm, sở thích, và lợi ích của các cư dân nơi đây để tạo thành bản sắc, tạo thành những loại hình vốn văn hóa cộng đồng không thể trộn lẫn với bất cứ vùng nào khác trên đất nước ta. Và đương nhiên các loại hình vốn văn hóa ấy có thể sử dụng như bất cứ loại hình vốn sinh kế nào khác cho cư dân ĐBSCL, như được gợi ý dưới đây. 

Du lịch sinh thái gắn liền với nước và các công trình thủy lợi là một trong những loại hình ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch. ĐBSCL là khu vực có hệ sinh thái đa dạng và đặc thù gắn liền với nước và thủy lợi. Luật Du lịch do Quốc hội thông qua năm 2005 nêu rõ: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch “dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ sản phẩm đặc trưng của ĐBSCL là: “Du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước, miệt vườn, nghỉ dưỡng, sinh thái…”. Theo đó, Đề án Phát triển du lịch khu vực ĐBSCL đến năm 2020 đã chia thành 4 cụm du lịch, trong đó, cụm trung tâm gồm TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội là du lịch tham quan vùng sông nước, du lịch lễ hội, du lịch với mục đích thương mại, nghỉ dưỡng. Cụm bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, Du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa sông nước của dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. Cụm duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo như du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử. Cụm Đồng Tháp Mười gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với các sản phẩm du lịch đặc trưng tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2015). 

Năm 2018, ĐBSCL đã đón 40.745.296 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Trong đó, có 3.420.109 lượt khách quốc tế, tăng 19,8% so với cùng kỳ, đạt doanh thu 23.782,7 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số các địa phương trong vùng, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang là các địa phương tiêu biểu có tỷ lệ tăng ấn tượng về lượt khách. Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là An Giang với 8,5 triệu lượt khách chủ yếu là khách tham quan lễ hội. Địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với 811.249 lượt và địa phương có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với 6.195 tỷ đồng. Du lịch sinh thái cộng đồng đang trở thành hướng đi mới của nhiều vùng nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế tích cực, góp phần nâng cao đời sống của người dân, giúp nhiều vùng nông thôn nghèo cải thiện sinh kế, rút ngắn khoảng cách với thành thị. Khi kết hợp sản xuất với điểm tham quan, du lịch, trải nghiệm, chủ các nhà vườn có thể tăng lợi nhuận lên gấp 2 đến 3 lần so với chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong tổng thu nhập của người nông dân hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73% (Lưu Phước Vẹn, Trần Công Dũ, 2019).

2.3. Thể chế chính sách thủy lợi có sự tham gia đối với sinh kế vùng ĐBSCL

2.3.1. Các thách thức

1) Các cơ chế, chính sách trong quản lý tài nguyên nước hiện tại chưa hiệu quả: Chức năng quản lý tài nguyên nước ở cấp Trung ương có sự chồng chéo giữa các Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, và Bộ Y tế. Bộ TNMT chịu trách nhiệm về quản lý tổng thể tài nguyên nước, ban hành các quy chuẩn về quản lý nước thải, chất lượng nước mặt, nước ngầm; Cấp nước nông thôn, quản lý hệ thống thuỷ lợi và các sự cố thiên tai về nước (ngập lụt và hạn hán) lại thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT; Cấp nước đô thị do Bộ Xây dựng quản lý; Vận hành và quản lý các hồ thuỷ điện do Bộ Công thương quản lý; Liên quan đến các tiêu chuẩn nước uống và nước sinh hoạt thì do Bộ Y tế quy định  (World Wide Fund for Nature et al., 2018); 2) Việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước ở địa phương cũng chưa hiệu quả: Trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý các cấp tạo ra những thách thức trong công tác cấp phép, quản lý việc khai thác nước mặt, nước ngầm hay đấu nối, xả thải vào nguồn nước chung, cũng như công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ, các đơn vị tưới tiêu ở các tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống thủy lợi nhưng họ không có khả năng giám sát chất lượng nước tại điểm phát thải. Thêm vào đó, một số địa phương vẫn ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước. Do đó, ở ĐBSCL có nhiều khu công nghiệp, nhà máy chế biến đã có hệ thống xử lý nước thải riêng nhưng không hoạt động, hoặc hoạt động mang tính đối phó khi có kiểm tra  (World Wide Fund for Nature et al., 2018); 3) Công tác quản lý, giám sát và kiểm soát ô nhiễm nước: thiếu nguồn lực, công nghệ lạc hậu và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương, dẫn đến ô nhiễm nước trên các con sông, kênh ngày càng gia tăng. Người dân đã phản ánh về các sự cố môi trường thông qua nhiều kênh khác nhau cho thấy những điểm yếu trong công tác thực thi pháp luật hiện nay  (World Wide Fund for Nature et al., 2018); 4) Thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong quản trị tài nguyên nước: Hiện nay, mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng cơ sở pháp lý cho sự tham gia của các tổ chức xã hội nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong quản trị tài nguyên nước; đồng thời thiếu các cơ chế khuyến khích động viên nên việc thực hiện các sáng kiến, hoạt động bảo vệ nguồn nước của các tổ chức xã hội và cộng đồng vẫn gặp nhiều trở ngại. (World Wide Fund for Nature et al., 2018) 5). Vai trò của phụ nữ và các nhóm yếu thế trong quản trị tài nguyên nước không rõ ràng: Phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long thường “hỗ trợ” nam giới trong gia đình và thường phụ thuộc vào quyết định của nam giới, cả các công việc ở trong nhà và xã hội. Ước tính rằng phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 30% khối lượng công việc vào nông nghiệp và 70% trong chăn nuôi. Họ thường chịu trách nhiệm về hầu hết các hoạt động trong nhà (dọn dẹp, nấu ăn, chăm sóc trẻ em…) nên họ ít có cơ hội tiếp cận đào tạo nghề và tham gia các hoạt động cộng đồng/xã hội. Phụ nữ ở các dân tộc thiểu số dường như có nhiều quyền lực hơn trong các vấn đề trong nhà do tính mẫu hệ của cộng đồng người Khmer (6% dân số) và cộng đồng Chăm (2% dân số). Tuy nhiên, họ vẫn phụ thuộc vào nam giới về các vấn đề liên quan đến phát triển cộng đồng. Họ phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước tự nhiên hoặc đất màu mỡ do họ thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và vốn đầu tư cho sản xuất (World Wide Fund for Nature et al., 2018).

2.3.2. Các đề xuất thể chế chính sách thủy lợi có sự tham gia đối với vùng ĐBSCL

Việc tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL bắt đầu từ khá sớm. Năm 2005, Bộ NN&PTNT đã có các quyết định số 3333, 3334, 3335/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/11/2005 về thành lập 3 Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ (2012), đề xuất “Nghiên cứu đề án thành lập các tổ chức quản lý khai thác các công trình thủy lợi lớn, liên tỉnh trong vùng gồm Ô Môn - Xà No, Quản lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít, Trà Sư - Tha La, hệ thống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng tháp Mười...” với tư cách là sứ mệnh của tổ chức quản lý khai thác CTTL lớn ở vùng ĐBSCL. Sau đó đã có các đề xuất thể chế sau: i): Thành lập tổ chức quản lý dịch vụ thủy lợi theo cơ chế đặt hàng ở các tỉnh vùng ĐBSCL; ii) Củng cố, thành lập mới tổ chức quản lý khai thác các công trình thủy lợi trong các tỉnh vùng ĐBSCL; iii) Đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác các công trình thủy lợi cấp liên tỉnh vùng ĐBSCL (Đặng Ngọc Hạnh, 2014).

Gần đây đã có những mô hình cập nhật về tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng ĐBSCL có sự tham gia của người dân, với các hình thức cơ bản: i) Trung tâm Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi -Trạm thủy nông huyện – HTX/ tổ dùng nước: các tỉnh thực hiện theo mô hình này gồm có Long An, Bạc Liêu; ii) Công ty TNHH Nông nghiệp Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi-Xí nghiệp/ trạm thủy nông cấp huyện-cụm/ tổ quản lý công trình: gồm các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang; iii) Công ty cổ phần thủy lợi- Trạm Quản lý thủy nông cấp huyện- nhân viên quản lý công trình: Cần Thơ, Sóc Trăng; iv) Chi cục thủy lợi và phòng chống lụt bão- Phòng nông nghiệp/kinh tế huyện – Ban Nông nghiêp/ thủy lợi xã: hình thức này được thực hiện ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau; v) Chi cục thủy lợi- trạm Quản lý đê điều-HTX nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. (Đặng Minh Tuyến, 2019)

Ở cấp cơ sở, đến tháng 11/2012 vùng ĐBSCL có tổng cộng 3.769 tổ chức hợp tác dùng nước, trong đó chủ yếu là loại hình “tổ chức hợp tác” chiếm đến 87,4%, loại hình HTX có dịch vụ thủy nông chiếm 12%, còn lại là 28 Ban quản lý thủy nông. Các “tổ chức hợp tác” chủ yếu do người dân tự lập ra, hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn, không được đảm bảo về tài chính, hoạt động hiệu quả thấp. Đặc biệt mô hình hợp tác công tư trong đầu tư, quản lý trạm bơm điện tại ĐBSCL đang phát triển mạnh và đạt nhiều kết quả khả quan, giải quyết nhu cầu tưới tiêu nước cho hàng trăm nghìn ha đất canh tác, điển hình như tỉnh An Giang. Hiện ĐBSCL có 3 mô hình đầu tư và quản lý trạm bơm điện theo hình thức này, đó là: i) Mô hình Hợp tác xã /Tổ hợp tác; ii) Mô hình Doanh nghiệp tư nhân; và iii) Mô hình Cá nhân/ Cá thể. Các mô hình có đặc điểm chung là phí dịch vụ thủy lợi nội đồng (dịch vụ bơm nước) xác định thông qua “Hiệp thương” với nông dân; thời gian thu hồi vốn từ 3-5 năm hoặc lâu hơn, nhưng thường không quá 10 năm. Những kết quả bước đầu về thành lập các tổ chức dùng nước thông qua dự án ODA, chương trình phát triển bơm điện và mô hình xã hội hóa, hợp tác công tư ở ĐBSCL là hướng đi đúng cần được tổng kết, ban hành thành chính sách để phổ biến trên diện rộng. Một số giải pháp về cơ chế chính sách và mô hình quản lý thủy nông cơ sở được đề xuất để các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương vùng ĐBSCL tham khảo, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển tổ chức dùng nước phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi (Đặng Minh Tuyến, 2019).

______________________________________

(Còn nữa…)

Tài liệu dẫn

Ahmed, S. and N. H. Krishna (1998). Changing Gender Roles in Irrigation Management: the Case of Sadguru Life-Irrigation Co-operatives. Anand, Gujurat, Institute of Rural Management: 39.

AU/DREA - African Union Commission and Department of Rural Economy and Agriculture (2014). Fostering the African Agenda on Agricultural Growth and Transformation and Sound Environmental Management. Strategic and Operational Plan, 2014-2017

Backeberg, G. (2006). Reform of user charges, market pricing and management of water: problem or opportunity for irrigated agriculture? In Irrigation and Drainage, 55, pp. 1-12, 2006.

Balarane A.  & O. I. Oladele (2014). The impact of irrigation farming on livelihood strategies among smallholder farmers in the North West Province, South Africa, WIT Transactions on Ecology and Environment  Vol. 185, 2014, WIT Press

Barker, R. and Molle, F. (2004). Evolution of Irrigation in South and Southeast Asia,
Comprehensive Assessment
Research Report 5, Comprehensive Assessment Secretariat,
Colombo, Sri Lanka.

Berkes, F. (2009). Evolution of co-management: Role of knowledge generation, bridging organizations and social learning. J. Environ. Manag. 2009, 90, 1692–1702.

Bourdieu, P., J.-C. Passeron (1970): La réproduction. Eléments pour une théorie du système d’enseignement, Paris, Minuit.

Bourdieu, Pierre (1986). The Forms of Capital. in Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, edited by J. G. Richardson. New York: Greenwood Press, Pp. 241-258.

Brown, L., H. Feldstein, et al. (1995). Generating Food Security in the Year 2020: Women as Producers, Gatekeepers and Shock Absorbers. Washington, D.C., IFPRI.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015). Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án ''Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long''. Hà Nội ngày 23/01/2015.

Bùi Quang Ninh (2021) Biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương sinh sống trong vùng di sản quần thể danh thắng Tràng An trong bối cảnh phát triển du lịch. http://dulichninhbinh.com.vn/item/1441

Bùi Văn Mạnh (2020). Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. Luận án Tiến sĩ ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2020.

Castrén, Tuukka (2000). Timber and wood flow-study, 2000, In Regional Environmental Technical Assistance, Obtained 7.1.2016 from http://www.mekonginfo.org/

Chambers, R. and G.R. Conway (1991). Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century. Institute of Development Studies DP 296, 1991. University of Sussex: Brighton.

Charlien van Zyl, Christelle and Peet van der Merwe (2021). The motives of South African farmers for offering agri-tourism, In Journal Open Agriculture, published by De Gruyter Open Access, September 4, 2021.

Chu Thái Hoành, Thierry Facon, Try Thuon, Ram C. Bastakoti, François Molle and Fongsamuth Phengphaengsy (2009). In book Irrigation in the Lower Mekong Basin Countries: The Beginning of a New Era?In Contested Waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, Livelihoods and Governance, Edited by François Molle, Tira Foran and Mira Käkönen, Earthscan in the UK and USA in 2009.

Dasgupta, P. (1998). The Economics of Poverty in Poor Countries. In Scandinavian Journal of Economics 100 (1): 41-68.

Delgado, C. and J. Hopkins (1998). Agricultural Growth Linkages in Sub-Saharan Africa. Washington, D.C., International Food Policy Research Institute, 139.

DFID (1999). Sustainable livelihoods guidance sheets, https://www.ennonline.net.

Đặng Minh Tuyến (2019). Mô hình quản lý tưới hiệu quả cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL. https://pim.vn/mo-hinh-quan-ly-tuoi-hieu-qua-cho-vung-dong-bang-song-cuu-long/

Đặng Ngọc Hạnh (2014). Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng ĐBSCL. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 24-2014.

Eastham, J., F. Mpelasoka, M. Mainuddin, C.Ticehurst, P. Dyce, G. Hodgson, R. Ali and M.
Kirby, 2008. Mekong River Basin Water Resources Assessment: Impacts of Climate Change.
CSIRO: Water for a Healthy Country National Research Flagship, mekongwaterresources.pdf?

FAO (2011). Greater Mekong Subregion report, 014/i2093e/i2093e00.pdf

Global Water Partnership (2015). China's water resources management challenge: The 'three red lines. Printed by Elanders, Sweden.

Greater Mekong Subregion Atlas (2010). Development in greater Mekong Subregion Programme, Greater Mekong Subregion Atlas of the environment, 2010, http://www.gms-
eoc.org/uploads/resources/149/.Development-in-the-Greater-Mekong-Subregion.pdf

GTZ/AusAID (2010). Climate Change and Coastal Ecosystems Programme. Gender Analysis. UEA International Development.

Hasnip N., S. Mandal, J. Morrison, and P. Pradhan (2001). Contribution of Irrigation to Sustaining Rural Livelihoods. KAR Project R 7879, Literature Review (L. Smith Report OD/TN 109, September 2001).

Higham, C. (2001). The Civilization of Angkor, Phoenix, London, UK.

Hoggett, P. (1997). Contested communities, in P. Hoggett (ed.) Contested Communities. Experiences, struggles, policies, Bristol: Policy Press.

Inocencio A., and al. (2005) Lessons from irrigation investment experiences in Sub Saharan Africa. IWMI, 2005.

Lambini, C. K., Nguyen Trung Thanh (2014). A comparative analysis of the effects of
institutional property rights on forest livelihoods and forest conditions: Evidence from Ghana and  Vietnam
, In Forest Policy and Economics, Volume 38, January 2014, Pages 178-190,

Lebdi, Fethi (2016). Irrigation for Agricultural Transformation, In African Transformation Report 2016: Transforming Africa’s Agriculture, joint research between: African Center for Economic Transformation (ACET) and Japan International Cooperation Agency Research institute (JICA-RI)

Lê Ngọc Thắng et al. (2006). Final Report: Living Standard Analysis for Socioeconomic Development Of The Ethnic Khmer in the Mekong Delta 2006–2010. Hanoi: Institute for Ethnic Minority Affairs and the World Bank.

Li, Z.C. (2010). Participatory Irrigation Management by Farmers-Local Incentives for Self-Financing Irrigation and Drainage Districts in China. World Bank Working Paper. 2010.

Lijuan Du, Li Xu, Yanping Li, Changshun Liu, Zhenhua Li, Jeerson S. Wong and Bo Lei (2019). China’s Agricultural Irrigation andWater Conservancy Projects: A Policy Synthesis and Discussion of Emerging Issues. Published in Sustainability 2019, 11, 7027.

Lưu Phước Vẹn, Trần Công Dũ (2019). Du lịch sinh thái thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019.

MRC (Mekong River Commission) (2003a). State of the Basin Report: 2003, Executive
Summary
, Mekong River Commission, Phnom Penh.

MRC (2014). Irrigation for Food Security, Poverty Alleviation and Rural Development in the LM, Obtained 11.1.2016 from http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/basin-reports/AIP211- DFV1907CEdNSTLpj260914.pdf

MRC (2015). Catch & Culture, Vol. 21, No. 3, December 2016, Obtained 7.1.2016 from
http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Catch-and-Culture/CatchCultureVol-21.3.pdf
Nguyễn Duy Cần (2005). Đánh giá thực trạng và phân tích các hệ thống canh tác trong vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất tỉnh Cà Mau: Phân tích khung sinh kế bền vững. Trong Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:4 173-182, Đại học Cần Thơ.

Orr S., Jamie Pittock, Ashok Chapagain, David Dumaresq (2012). Dams on the Mekong River: Lost fish protein and the implications for land and water resources, Global Environmental Change,  Volume 22, Issue 4, October 2012, Pages 925-932.

Pinstrup-Andersen, P. and R. Pandya-Lorch (1994). Alleviating Poverty, Intensifying Agriculture and Effectively Managing Natural Resources. Washington, D.C., IFPRI.

Reardon, T., J. E. Taylor, et al. (2000). Effects of Nonfarm Employment on Rural Income Inequality in Developing Countries: An Investment Perspective. Journal of Agricultural Economics 51(2): 266-288.

Plummer, J.; Taylor, J.G. (2013). Community Participation in China: Issues and Processes for Capacity Building, Routledge: Abingdon, UK, 2013.

Quốc hội (2017). Luật Thủy lợi, Luật số: 08/2017/QH14, Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2017.

Rossing T. et al (2015). Nghiên cứu kỹ thuật loại hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu dành cho Người nghèo, Ít đất & Không đất. Bản tiếng Việt dịch từ Action Research on Climate-resilient Livelihoods for Land-poor and Land-less people. CARE International in Vietnam.

Satgé De R. (2002). Learning about livelihoods: Insights from Southern Africa. Cape Town: Periperi, 2002.

Seljak, Anže (2016). Environmental resources and livelihoods in Mekong river basin, Seminar Asian Economies, Hannover, Germany.

Start, D. (2001). Rural Diversification: What Hope for the Poor? ODI Meeting on Rural Development Food Security: Towards a New Agenda, 16 May 2001, London, ODI.

Surarerks, V. and Chulasai, L. (1982) Water Management and Development in Northern Thai Irrigation Systems, Chiang Mai University, Chiang Mai.

Thirtle, C., I. Xavier, et al. (2001). Relationship Between Changes in Agricultural Productivity and the Incidence of Poverty in Developing Countries. London, DFID.

Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1397QĐTTg. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hà Nội 25/9/2012.

Trần Bá Uẩn, Nguyễn Văn Song (2020). Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân: Lý luận và Bài học cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18(8): tr. 659-667.

Tran Thi Thu Ha, Han van Dijk, Simon R. Bush (2012). Mangrove conservation or shrimp farmer's livelihood? The devolution of forest management and benefit sharing in the Mekong Delta, In Vietnam, Ocean & Coastal Management, Volume 69, Dec., 2012, Pages 185-193,

Trung hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Quốc vụ viện (2016). Nông điền thủy lợi điều lệ. Lệnh đệ 669 hào công bố tự 2016 niên 7 nguyệt 1 nhật khởi thi hành. (中华人民共和国国务 (2016). 农田水利条例. 令第669号公布 自201671日起施行.)

USAID/ICEM (2013). Mekong Adaptation and Resilience to Climate Change (Mekong ARCC). Synthesis Report.

World Bank (2017). Toward Integrated Disaster Risk Management in Vietnam: Recommendations Based on the Drought and Saltwater Intrusion Crisis and the Case for Investing in Longer-Term Resilience, Washington DC.

World Wide Fund for Nature et al. (2018). Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quản trị tài nguyên nước ở ĐBSCL. Chương trình Nước và Biến đổi Khí hậu. 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét