Powered By Blogger

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Ghi chú về hai tấm bia Champa



Ghi chú về hai tấm bia Champa

George Coedès

Người dịch: Hà Hữu Nga

Bia Mỹ Sơn

Bia lớn niên đại saka 579, vẫn còn ở khu di tích Mỹ Sơn E1, và nội dung của tấm bia được M. Finot công bố năm 1904 (BEFEO, IV, 918), có một số chỗ mòn rõ rệt với những vết nứt trùng nhau hai lần (đoạn III và XI) có tên của các vị vua. Hành vi dán nhãn “thuộc về Trung Quốc” hiện được sử dụng trong trường học, có thể phân biệt trong bài viết ở một số chi tiết không xuất hiện rõ ràng trên bia, và tôi cho rằng có thể xem xét một cái nhãn mà tôi lấy được ở Mỹ Sơn tháng Ba năm 1912, để đưa ra hai cách đọc nằm giải quyết các vấn đề này.       

Đoạn III. Ông Louis Finot đọc ... rathavarmma(nah), thực sự rất rõ ràng. Chữ đầu tiên của dòng đó chắc chắn là Çrï, còn chữ thứ ba đứng ngay trước chữ rano: hai thành tố nguyên âm 0 là rất rõ, và tập hợp cùng nhóm có thể nhận biết khi xem xét cẩn thận. Chữ thứ hai thì không rõ, nhưng phần còn lại của cái tên cũng thừa sức chứng tỏ rằng đó là chữ ma, bởi vì tôi không thấy có bất cứ cách nào khác để viết chữ Çrï... norathavarman; và thực ra thì nếu vẫn những đặc điểm của chữ đó mà không thể nhận ra thì diện tích mà nó chiếm trên tấm bia phải tương đương với diện tích của một ma. Cái tên Manorathavarman [मनोरथवर्मन्*], không hề đơn độc trong hàng loạt cái tên hoàng gia Champa: một hậu duệ của Manorathavarman trị vì vào giữa thế kỷ VI, kỷ saka, mang tước vị Kandarpadharma [कन्दर्पधर्म*] có ý nghĩa tương đồng.  

Đoạn XI. Mở đầu dòng 19, ông Finot để trống một khoảng có dấu vết của 8 chữ. 6 chữ cuối cùng rõ ràng là sava (hoặc dha) rmmanṛpates. Vẫn còn lại hai chữ đầu. Chữ đầu tiên chắc chắn có một chữ cái r, và bản thân chữ còn lại không thể chỉ là chữ p hoặc ç. Chữ thứ hai không hề rõ, nhưng bằng phép loại trừ chúng tôi phát hiện ra rằng chữ bh mà các dấu tích của nó có thể tương ứng với các dấu tích trên tấm bia đá; thứ hai là ở giữa chữ này có một một khoảng nhỏ và chữ tiếp theo có một khoảng trống nhỏ có thể chứa được một chữ, vì vậy sẽ là hợp lý khi cho rằng trong khoảng trống đó đã từng có một ký hiệu một âm dài và nhóm đó đọc là bhā. Chúng tôi có sự lựa chọn giữa Prabhāsadharma (hoặc °varman, không thành vấn đề) và Çrïbhāsadharma. Cách đọc đầu tiên có được lợi thế từ sự tương hợp với cái tên liñga Prabhāseçvara mà việc tạo dựng nó cũng chính là mục đích của tấm bia. Thật không may là cách đọc này lại gây ra cho người ta cái cảm giác khập khiễng về āryā [आर्या*] vần luật: sadharmmanṛpates tạo ra một cụm âm tiết hai ngắn kẹp một dài và hai ngắn một dài, trong khi đó lại dứt khoát cần hai âm tiết đầu phải tạo ra một cụm hai âm tiết dài, còn Prabhā thì lại không phải là cụm âm tiết một ngắn một dài. Cách đọc thành Çrïbha thì đúng về vần luật, và chắc chắn là thích hợp hơn.

Dù sao thì tước vị Bhāsadharma [भासधर्म*], Prabhāsadharma [प्रभासधर्म*] (hoặc varman), có nghĩa là “người xuất chúng, rực rỡ hộ pháp” thì lại đáng chú ý gấp đôi: nó biện minh cho giọng văn thống thiết giả tạo của đoạn X ở trên trong việc ca ngợi vị vua đang lạm dụng cái tên của mình, và ông chứng tỏ rằng Prakàçadharma [प्रकाशधर्म*] làm nền tảng cho linga Prabhāseçvara [प्रभाससेश्वर*] để vinh danh bậc tiền nhiệm ngay trước ông. 

Bia Phú Quí (Tỉnh Phan Rang)

Theo cha Durand, người mà chúng ta phải mang ơn vì đã phát hiện được tấm bia này, thì tấm lanh tô cửa có chạm khắc của một di tích gồm ba công trình xây dựng đã hoàn toàn đổ nát vẫn còn lại trên một gò đất nhỏ ở giữa cái tam giác tạo bởi ba thôn Mã Chu (Phú Quí), Tây Quí và Đông Quí (xem bản đồ Phan Rang tỷ lệ 1/25.000, xuất bản 12/1910). Tấm bia có bốn dòng chữ Chăm, được bảo lưu rất tốt, và sau đây là nội dung bia: (1) di çakarāja 811 nan kāla içvaramurtti sidaḥ yāṅ po ku Çrï Parameçvaravarmmadeva santā (2) na Uroja ya cakravarttirāja di nagara campa něi ra pratiṣṭhā vān vihāra Rājakula niy mulaṅ (3) tra ra paralap kalañ ya sāṅ nan jeṅ avista ga sāv (?) ra vuḥ urāṅ maddan lumvauv kravāv hu (4) mā ṅan samasta upakaraṇa tuy devārccaṇa panūjā devātā něi sadā kāla nau ||

Vào năm çaka 811, vào lúc (được đánh dấu bởi) (11) các vị chúa tể [Īçvaras = Rudras] và hợp thân Shiva, đức vua Çrï Parameçvaravarmadeva, thuộc dòng dõi Uroja, vua čakravartin tại xứ Champa này, học sỹ Rājakula. Tô điểm ... ngôi nhà này ... Làm ra con người, gia súc, lúa gạo, và toàn bộ vật dụng, của lễ dâng lên thần linh (đó chính là những lễ vật này) mãi mãi”.    

Chúng ta đã biết Parameçvaravarman, chúa tể Pāndurañga: cái tên được dẫn trong các bi ký Pô Klaun Garai do M. Finot công bố (BEFEO, III, 643 ; IX, 205). Niên đại của tư liệu này, lần đầu tiên được ông Finot đọc là năm 872 saka, nhưng thực ra lại là năm 972 saka, chí ít là theo Phạn bản; vì những chữ số được thể hiện thành từng phần bằng ngôn ngữ Chăm rõ ràng là 7, 9 và 2, chính là năm 792 saka.           

Nhưng ở đây, tấm bia Phú Qúi lại đem đến cho chúng ta cả những con số và những cái tên, còn việc đọc niên đại năm 811 là tuyệt đối chắc chắn. Khung niên đại này cũng hoàn toàn trùng với niên đại trong bi ký, có khuynh hướng cùng thời với Parameçvaravarman, rõ ràng là một chư hầu hoặc thậm chí một người bà con của (Java) Indravarman II, vị vua ở Đồng Dương mà chúng ta đã dành cả một chương về chính cái niên đại năm 811 saka đó (bia Bo Mưng do Huber công bố BEFEO, XI, 269): Parameçvaravarman thực sự đã nói là hậu duệ của Uroja, là (Java) Indravarman II ('); giống như vậy, dường như thiên về Phật giáo kể từ khi lập được một tu viện [विहार*] gọi là Rājakula [राजकुल*Hoàng cung] một cái tên do vợ vua Đồng Dương (2) đặt ra. Vấn đề này được đưa liên quan đến nhân vật Parameçvaravarman vào năm 811 saka. Liệu có thể giải quyết vấn đề này bằng hai cách sau: cái tên đó đã được đặt cho cả hai vị vua cùng trong khoảng một thế kỷ rưỡi; hoặc các chữ số Chăm trên bia Pô Klaun Garai lại khác với các chữ số trong văn bản Phạn, còn Parameçvaravarman năm 792 saka lại vẫn thịnh hành vào năm 811 saka, là điều không thể. Có lẽ các phát hiện mới sẽ nhanh chóng giải quyết được những vấn đề trên.        
_____________________________________

Nguồn: Coedès Georges 1912. Note sur deux inscriptions du Champa, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 12, 1912. pp. 15-17.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Chú thích

(1) Finot, Première stèle de Bông-duong, BEFEO, IV, 96 et

(2) Ibid., 111.

1 nhận xét:

  1. Thưa bác Nga,

    Bác cho cháu hỏi về đoạn dịch này:

    Niên đại của tư liệu này, lần đầu tiên được ông Finot đọc là năm 872 saka, nhưng thực ra lại là năm 972 saka, chí ít là theo Phạn bản; vì những chữ số được thể hiện thành từng phần bằng ngôn ngữ Chăm rõ ràng là 7, 9 và 2, chính là năm 792 saka.

    Tại sao Coedes nói "thực ra lại là năm 972 saka" nhưng lại kết luận niên đại "chính là 792 saka" ?
    Coedes kết luận con số chính xác là 792 saka, phải không ạ ?

    (Majumdar 1927 nêu niên đại là 972 saka)

    Kính,
    Nguyễn Quang Toản.

    Trả lờiXóa