Powered By Blogger

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Bi ký K1006 ở Phnom Kulên



 Bi ký K1006 ở Phnom Kulên

Michael Vickery1

Người dịch: Hà Hữu Nga

Bi ký K 1006 được công bố dưới đây đã được Jean Boulbet phát hiện tại Phnom Kulên năm 1967, trong một đống đá do một vị sư gom lại ở phía Nam Práh Thorn trong thời gian xây dựng bậc thang “Đại Phật”; tấm bi ký chắc là ở trên đỉnh bức tường và có lẽ có nguồn gốc từ chính ngôi đền bên cạnh Krôl Româs, nằm ở đỉnh thác nước2. Người ta có thể tự hỏi tự hỏi tại sao lại chọn một nơi bất tiện như vậy để chạm khắc một bi ký...Mặt khác người ta đã bỏ qua một vấn đề là vào thế kỷ XVI tấm bi ký ấy đã được đặt ở đâu.

Kích thước hiện tại của viên đá này dài 0,75m, cao 0,47m, và dày 0,17m; nhưng văn bản này không còn đầy đủ ở phía bên phải lẫn bên trái, và vì vậy mà chắc chắn là nó có một nguồn gốc lâu đời hơn thế. Ngoài ra hai chỏm góc còn lại cũng bị sứt mẻ, có vẻ như sau khi chạm khắc xong nó đã bị va đập.

Bi ký được khắc thành ba phần kề bên nhau, tạo thành ba văn bản khác nhau. Phần giữa là quan trọng nhất vì nó là phần nguyên vẹn duy nhất còn lại, nhỏ hơn 2/3 con tem một chút và chỉ có 11 dòng. Phía trái có 5 dòng có thể đọc được và có các vết vạch tạo thành ba dòng nhỏ khác.

Cuối cùng ở bên phải có 11 vệt đầu dòng, hầu hết còn có thể đọc được. Tấm bi ký này có tầm quan trọng đặc biệt về lịch sử ngôn ngữ cụ thể, đó là phần giữa và phần bên phải là ngôn ngữ Thái được viết bằng chữ Khmer điển hình thời trung cổ, trong khi phần bên trái lại được viết bằng cả ngôn ngữ Thái. Thực tế được minh họa bằng hai phần đầu khá phổ biến ở Ayuthya vào thế kỷ XV và XVI; có lẽ đó là một văn bản ngôn ngữ Khmer hoàn hảo của vương quốc, trước khi bị triều đại Sukhotai chinh phục sau cuộc xâm chiếm của người Mianma năm 15693. Tài liệu cuối cùng thời đó viết theo phong cách này và được phát hiện trên lãnh thổ Thái là bi ký Dansai, năm 15634; còn tấm bi ký K1006 của chúng ta tỏ ra là thú vị hơn nhiều thì có lẽ có niên đại muộn hơn khoảng 20 năm. Phát hiện về bi ký này được thực hiện bằng cách so sánh với ba bi ký khác đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của bi ký K1006 đối với thông sử Cambodia. Đó là các bi ký K715, có niên đại 1508 saka (1586 SCN), cũng được phát hiện ở Phnom Kulên5 – còn được gọi là K 1006, brah khbuň (kabaň ở bi ký К1006) – và cặp bi ký К465 và К285 từ Phnom Bàkhèn, được tạo lập năm 1505 saka (1583 SCN)6.  Cả ba bi ký này đều cần phải được phục hồi vì tình trạng vỡ mẻ.

Thực ra thì đặc trưng chủ yếu của bi ký K465/K285 Samtec Brah Ràjamuni Pabitra, có thể có nhiều khả năng là Brah Ràjamuni của bi ký К 1006, có nghĩa là có cùng niên đại và có thể xác định là một phần các văn bản kia. Thêm vào đó, bi ký K1006 còn giúp chúng ta xác định rõ nghĩa hơn đối với hai bi ký còn lại. Ở phần sau, một nhân vật, rõ ràng là Brah Samtec Ràjamuni “sẽ đến xứ Cambodge này”7, trong khi bi ký К1006 lại nói rằng Brah Ràjamuni “đã đến từ Sri Yuddhanà”, ý muốn nói là từ Ayuthya, kinh đô Thái Lan. Chính tình tiết này đã lý giải các văn bản ngôn ngữ Thái của bi ký K1006. Brah Ràjamuni là một tăng lữ cao cấp của Ayuthya, đã hành hương đến các đền chùa nổi tiếng ở Cambodge và đã có công lớn trong việc phục hồi lại các tượng đã bị hỏng. Trong khi các bi ký Phnom Bàkhèn được viết bằng ngôn ngữ Khmer có vẻ cho thấy bằng chứng về cuộc viếng thăm của Ràjamuni, thì bi ký К1006 lại phần nào thể hiện đặc trưng tưởng niệm do đoàn tùy tùng của ông để lại, và chính cái đặc trưng hầu như riêng tư ấy lại giúp giải thích cái đặc trưng cực kỳ cẩu thả của việc chạm khắc bi ký.

Có vẻ như các mối quan hệ giữa hai nước - một vài năm trước cuộc tấn công đầu tiên thất bại của Hoàng tử Naresvara/Naresuon - là thân thiện8, và các chùa chiền Angkor, hoặc đối với người Thái thì “Nagara Hlvaň”, đô thành tuyệt hảo luôn luôn bày tỏ mối quan tâm tôn giáo đối với người láng giềng phía tây Cambodge.

Cả ba văn bản trong bi ký K1006 cần tu chỉnh đều đã được Brah Râjamuni và các tùy tùng của ông thực hiện trên một số linh tượng ở các vùng thuộc Cambodge. Cách diễn đạt thì mộc mạc, đơn điệu và thấy nhiều câu lặp lại nói về các bức tượng bị vỡ và được phục dựng.   

Như trong các bi ký khác cùng thời do ông Khin Sok dịch, đều có sự pha trộn  giữa ngôn ngữ Khmer và ngôn ngữ Thái9. Cũng cần phải lưu ý đến những cách viết lạ thể hiện lối làm việc cẩu thả của người chạm khắc đá.

Việc phiên âm phần giữa và phần bên phải được thực hiện theo hệ thống thông dụng đối với ngôn ngữ Khmer10, ngoại trừ một chút thay đổi cho thấy phong cách của một hệ thống Thái không thể từ bỏ được.  Việc phiên âm nguyên âm [a] độc lập với cách viết Thái thường được sử dụng kết hợp để chỉ nguyên âm [ïoe] hoặc sau một phụ âm để chỉ nguyên âm [*] đặc hữu đối với một loạt phụ âm Khmer đầu tiên. Để phiên âm được chính xác tôi sử dụng dấu hiệu – để làm rõ âm a tiếp theo một ký hiệu nguyên âm khác hoặc nguyên âm là [*]. Một bản phiên âm bằng các chữ tiếng Thái cho cả hai văn bản giống nhau để xem xét là không cần thiết. Để đơn giản hóa vốn từ, dường như người ta ít chú ý đến những chữ bất quy tắc, mà chỉ các từ khó hoặc các từ đặc biệt được chú ý mới được chú giải. Trong các trường hợp có từ brah “bậc thánh”, “tôn kính” là danh từ chung cho mọi thứ linh thiêng hoặc thuộc về hoàng gia, để thể hiện ý nghĩa lớn lao như “vua”, “thượng đế”, “tượng Phật”, thì những từ đó không được dịch.  

Văn bản (Phần giữa)

Theo Tôn đức... người mang danh hiệu Brah Râjamuni Sri Ayudhya đến chiêm bái tượng Phật ở Ràjadravya. Cổ và tay tượng bị gãy vỡ, nhưng đã được sửa lại nguyên vẹn, Tôn đức đã sơn mài, tô lại hoàn toàn màu son và màu nâu. Sau đó Tôn đức leo lên bày tỏ lòng tôn kính đức vua Brah Nagara Hlvaù, và đến chiêm bái tượng Phật ở Bàkhèn, thì thấy tay và cổ bức tượng đã bị gãy vỡ, nhưng đã được sửa lại nguyên vẹn, Tôn đức đã sơn mài, tô lại hoàn toàn màu son và màu nâu. Rồi Tôn đức đến chiêm bái tượng Phật ở Jetavana, thì thấy tay và cổ bức tượng đã bị gãy vỡ, rồi lại được Tôn đức sửa sang nguyên vẹn, đã sơn mài, tô lại hoàn toàn màu son và màu nâu. Sau đó Tôn đức đi tiếp để dựng tượng Phật và bắt đầu sơn bức tượng ... tiếp tục sơn mài, tô lại hoàn toàn màu son và màu nâu. Rồi lại đến Y aram.
_____________________________________


Nguồn: Michael Vickery 1982. L'inscription K 1006 du Phnom Kulên, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 71, 1982. pp. 77-86.

Ghi chú của người dịch:

* Tác giả sử dụng ký hiệu toán right propto symbol cho âm này.

Chú thích

1. Claude Jacques, «Supplément au tome VIII des Inscriptions du Cambodge», BEFEO LVIII (1971), p. 180. Je voudrais remercier sincèrement M. Jacques pour m'avoir signalé cette inscription et pour m'avoir offert l'occasion de la présenter ici. Il est l'auteur des deux premiers paragraphes de cet article.

2. Appelé aujourd'hui Pràsàt Tu'k Thlák (Dik Dhlàk'), «temple de la cascade». Cf. J. Boulbet et B. Dagens, «Les sites archéologiques de la région du Bhnam Gûlen», Arts Asiatiques, t. XXVII, 1973, p. 38 et 49, ainsi que photos 99 et 100. Sur la photo 100, on voit la crête de la muraille.

3. Au sujet de l'usage traditionnel de la langue ou de l'écriture khmère sur le territoire du royaume d'Ayuth'ya, voir M. Vickery, «The Khmer Inscriptions of Tenasserim: a Reinterpretation», Journal of the Siam Society, 61, 1 (January 1973), p. 51-70; et compte rendu de Robert B. Jones, Thai titles and Banks dans JSS 62, 1 (January 1974), p. 165, n. 8. D'autres inscriptions en langue thaïe et écriture khmère sont les numéros (du corpus thaï) 9 (A.D. 1406), 48 (1408), 52, 54 (1548), 55, 86 (1528), 108 (1480). Voir G. Coedès, Recueil des inscriptions du Siam I ; Bangkok, Bureau du Premier ministre, Prahjum éilâcdroek III-IV.

4. L. Finot, «Notes d'épigraphie XIV, les inscriptions du Musée de Hanoï», BEFEO XV (2) (1915), p. 28-36 ; A. B. Griswold and Prasert na Nagara, «Epigraphical and Historical Studies n° 24 : An Inscription of 1563 A.D. recording a Treaty between Laos and Ayudhya in 1560», JSS 67, 2 (July 1979), p. 54-69.

5. Khin Sok, «L'inscription de Prah Thom du Kulên К 715 », BEFEO LXVII (1980), p. 133-134.

6. Khin Sok, «Deux inscriptions tardives du Phnom Bàkhèn К 465 et К 285», BEFEO LXV, 1 (1978), p. 271-280.

7. Du moins les mots mok luh tal sthàn kâmbuja ne... (Khin Sok, p. 278), «venir jusqu'à ce lieu Kambujà», se laissent lire clairement sur l'estampage. Quant au groupe de mots ge ram des, M. Khin Sok a eu pleinement raison d'hésiter à le traduire. A mon avis, ge ram des est une lecture impossible et en tout cas ne pourrait se traduire «on fait errer». Le préfixe causatif ram- ne se joint qu'aux verbes et aux adjectifs (ou, si l'on préfère, aux verbes à sens adjectival, «être avare», être ambitieux», etc.), jamais aux substantifcsom me des, «direction». Donc le groupe ge ram des, à supposer même qu'il fût possible dans la langue, voudrait dire autre chose. D'ailleurs l'estampage de l'inscription montre-sa comme élément final du mot que M. Khin Sok a transcrit des.

8. Khin Sok, «L'inscription de Vatta Romlok К 27», BEFEO LXVII (1980), 125-132. Il est à rappeler que Naresuon ne devint roi qu'en 1590. Cette attaque est également enregistrée dans la chronique thaïe de Hlvaň Prahsroet, à voir dans Prahjum banèavalâr, édition de Guru Sabhà, tome I, p. 155, mais ne se trouve mentionnée dans aucune des chroniques cambodgiennes, même pas dans celle de Vaň Thiounn, l'officielle, qui de maint point de vue est la pire. Les événements qui se trouvent enregistrés aux environs de la date de 1587 ont été déplacés par des procédés que j'ai expliqués dans mon Cambodia after Angkor: the Chronicular Evidence for the Fourteenth to Sixteenth centuries, Thèse de doctorat, Yale University, 1977.

9. Voir surtout «L'inscription de Vatta Romlok К 27».

10. Saveros Lewitz, «Note sur la translittération du cambodgien», BEFEO LV (1968), 163-169.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét