Powered By Blogger

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Champa Nhìn lại (IV)



Champa Nhìn lại (IV)

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

Các mối quan hệ với Giao Chỉ và Việt Nam

Quan điểm thông thường về các mối quan hệ giữa Champa và những người láng giềng phía bắc của nó (gồm cả Lâm Ấp) đều cho rằng phương bắc thường xuyên gây chiến. Như Nayan Chanda dẫn Paul Mus, người Việt tràn khắp Đông Dương giống như một cơn lũ cuốn theo những dân tộc khác ở bất cứ nơi đâu họ khai thác các cánh đồng lúa nước hoặc bất cứ nơi nào có thể cắm được cây lúa”. Trong nhiều năm trời, Michael Cotter đã nghiên cứu cuộc Nam tiến và coi đó như một chuẩn mực 51. Cho đến rất gần đây, khi có sự tiến triển trong số các nhà nghiên cứu Việt Nam, vẫn không có một sử gia nào có cái nhìn phê phán về मान्त्र* mantra câu thần chú kinh tế chính trị Việt Nam cổ này 52. Ngược lại, chỉ có các ghi chép gốc của người Trung Quốc về Lâm Ấp mới luôn luôn than phiền về tình trạng Lâm Ấp gây hấn chống lại Giao Chỉ, một cuộc Bắc tiến thực sự, hơn là cuộc Nam tiến bị quy cho người Việt như là chính sách hằng xuyên của họ. Như sẽ thấy dưới đây, tình hình đó tiếp diễn cho đến khi có cuộc nổi dậy giành độc lập đầu tiên của Lý Bí, và cuộc chiến đầu tiên giữa một Việt Nam hoàn toàn độc lập vào thế kỷ X và Champa bắt đầu với sự can thiệp của Champa vào chính trị nội bộ của Việt Nam.     

Sau các cuộc xung đột giữa hai phe hầu như ngang sức nhau, và trong phần tư cuối cùng của thế kỷ XIV (1360-90) người Chăm gần như đã chinh phục được toàn bộ Việt Nam. Chỉ sau thất bại của cuộc phiêu lưu mà Đại Việt rõ ràng là ưu trội; vì vậy mà thuật ngữ Nam tiến, nếu có gì đó chính xác, mới có thể được áp dụng từ đầu thế kỷ XV. Thực ra thì một thế hệ học giả mới nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn phản đối khái niệm Nam tiến. Như Li Tana đã đưa ra, đó là “một loạt những tình tiết khác nhau phản ứng lại với các sự kiện hoặc các cơ hội”; và Keith Taylor, một sử gia hàng đầu về Việt Nam đã viết “Tôi không tin rằng một sự kiện như vậy [Nam tiến] đã xảy ra”. Giống như Li Tana, ông viết một cách chi tiết hơn về hàng loạt tình tiết 53.   

Lịch sử Tự sự Champa

Phần này liên quan đến một phê phán về lịch sử các sự kiện như đã được Maspéro mô tả, một loại lịch sử được hầu hết những người đi sau chấp nhận. Người đưa ra cảnh báo sớm về Maspéro là Rolf Stein, ông đã nói: “Các sử gia không phải là các nhà Hán học và chỉ có lối tiếp cận duy nhất với công trình của Maspéro có thể dễ dàng bị dẫn đến lầm lạc, không chỉ bởi một số sai lầm trong các bản dịch của ông, mà quan trọng nhất là bởi vì các mô tả của Maspéro luôn luôn là những sản phẩm tái dựng: các văn bản sử liệu Trung Quốc luôn luôn không hoàn thiện và luôn mâu thuẫn. Maspéro đã lấy các phần khác nhau [của các văn bản này] và không có bất cứ sự đối sánh mang tính phê phán nào, rồi kết hợp vào một tích truyện liên tục dường như được ủng hộ bởi văn bản khi trong thực tế [chính là trường hợp này] lại chỉ ủng hộ cho những yếu tố khác nhau xuất phát từ các nguồn khác nhau của những niên đại khác nhau mà thôi” 54. Và điều đó có nghĩa là lịch sử tự sự của Maspéro về Champa đôi khi lại là lịch sử hư cấu.       

Mặc dù sau đó Stein chỉ nghiên cứu về vấn đề Lâm Ấp, nhưng phê bình Maspéro của ông rất giá trị đối với toàn bộ công trình Le royaume de Champa Vương quốc Champa, không chỉ về khía cạnh Maspéro sử dụng các nguồn chữ Hán, mà còn cả cách thức xử lý các bi ký của ông; một trong những mục tiêu ở đây là lọc ra các bằng chứng đằng sau tổng hợp quá nhiệt huyết của Maspéro. Tuy nhiên ngoại trừ vấn đề Lâm Ấp tôi sẽ chỉ quan tâm đến các giai đoạn lịch sử Champa nào có đủ bằng chứng từ các bi ký Champa để so sánh với các tổng hợp của Maspéro căn cứ vào việc sử dụng các nguồn sử liệu Trung Quốc và Việt Nam. Có những giai đoạn dài, ví dụ như chương 8 Cuộc chiến đấu với quân Mông trong công trình của Maspéro và phần lớn trong chương 9 Thiên đỉnh, chẳng hạn cuộc xâm lấn Việt Nam của người Chăm vào cuối thế kỷ XIV và các sự kiện dẫn đến trận đánh chiếm Vijaya năm 1471 không hề có trong bi ký và lịch sử để định niên đại đã được biên soạn hoàn toàn dựa vào các bộ sử Trung Quốc và Việt Nam, kể cả việc phải dựa vào các công trình biên soạn mới đây. Cũng không có gì phải nghi ngờ về những sai lầm ở đó, nhưng việc hiệu chỉnh sẽ tùy thuộc vào đội ngũ chuyên gia có năng lực xem xét lại một cách triệt để các nguồn tư liệu ấy.      

Đặc biệt tôi muốn chỉ ra rằng không có một vương quốc hoặc một quốc gia Champa duy nhất, và các vùng được phân biệt bởi khoa nghiên cứu bi ký (đã được thảo luận ở trên) và tương hợp với phạm vi địa lý của chúng, thường là nhưng chính thể hoàn toàn riêng biệt, thậm chí thù địch. Như đã được thảo luận ở trên, tôi coi việc Lâm Ấp không phải Champa là đương nhiên – ngoại trừ khả năng từ đầu thế kỷ thứ VII, khi một chính thể Champa mở rộng đã chiếm được lãnh thổ Lâm Ấp cũ và nó đã được cho là tên mà sử liệu Trung Quốc nói về vùng này. Phản đối đầu tiên đối với cách giải thích này trong một công trình lịch sử đáng tin cậy mà tôi đã đọc của Keith W. Taylor: “Champa là một thuật ngữ chung để chỉ ác chính thể được các cư dân nói tiếng Nam Đảo tổ chức dọc theo ven biển miền trung Việt Nam...một không gian chính trị - văn hóa biển đảo”. Khẳng định của Taylor là dựa vào việc nghiên cứu và viết lách của Nora Taylor, với “lập luận cơ bản cho rằng Champa chưa bao giờ là một vương quốc thống nhất, mà đúng ra là những nhóm quyền lực riêng biệt cạnh tranh với nhau” – quan điểm ấy được chấp nhận ở đây. Trong số các chuyên gia về Champa năng động hiên nay, William Southworth cũng đã tuyên bố một cách không hề e dè rằng “Champa” bao gồm các thực thể độc lập 55.       

Như đã lưu ý ở trên, hai bi ký đầu tiên – Võ Cạnh gần Nha Trang và Đông Yên Châu – là những hồ sơ biệt lập, không thể gộp vào lịch sử Champa được, và Champa đầu tiên trong đó sự phát triển liên tục đã được thể trong các bi ký được phát hiện tại lưu vực sông Thu Bồn tập trung ở Mỹ Sơn, trong tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Các vua đầu tiên có tên trong các bi ký

Ngoại trừ việc đồng nhất một cách sai lầm với các thủ lĩnh Lâm Ấp và các diễn giải thêm, sau đó thì vẫn có một chút gây tranh cãi về cách xử lý của Maspéro đối với các thủ lĩnh Champa sớm nhất. Ba bi ký tiếp theo được định niên đại dựa vào cổ tự dạng trong thế kỷ thứ V dâng lên thần भद्रस्वरस्वामिन्* Bhadreśvarasvāmin; tác giả của hai trong ba bi ký đó là một भद्रवर्मन्* Bhadravarman, cũng được cho là tác giả của cả bi ký thứ ba. Mặc dù hai bi ký đầu được viết bằng tiếng Phạn và không đặt tên là “Champa”, nhưng các vị trí phát hiện được bia theo bằng chứng bi ký Đông Yên Châu, cho phép đồng nhất chúng với Champa. Một bi ký được phát hiện tại Mỹ Sơn, cái thứ hai ở gần đó, còn cái thứ ba ở cửa sông Đà Rằng, gần Tuy Hòa, cách Mỹ Sơn khá xa về phương Nam. Sự phân bố ấy rất phù hợp với việc xác định Champa là một xã hội chuyên đi biển, tuy nhiên cho dù không đúng với kết luận của Finot cho rằng “cả ba bi ký có tên của Bhadravarman đã chứng tỏ thêm rằng người Chăm đã tạo dựng một nhà nước thống nhất chứ không phải là một loạt tiểu quốc độc lập” 56. Finot đã chắc chắn sai lầm về sự thống nhất của Champa.   

Một hồ sơ quan trọng tiếp theo của hoàng tộc Champa sớm được coi là bi ký C96 bằng tiếng Phạn, được xác định niên đại là năm 658; điều đáng chú ý không chỉ đối với lịch sử Champa, mà còn đối với cả sự lưu trú tạm thời của một hoàng tử Champa tại đô thành chính của Cambodia vào thế kỷ VII, ở đó ông đã cưới con gái của nhà vua Īśānavarman, một trường hợp hiếm hoi của mối quan hệ thân tình giữa các vùng sau đó thường xuyên gây chiến với nhau. Đây là ghi chép đầu tiên của địa phương cái tên Champa (chữ Phạn ghi là Campāpura [चम्पापुर* và Campānagara चम्पानगर*) và nó tương đối đồng đại với bi ký chữ Phạn K.54 của Cambodia ghi lại sự kiện vào năm 667 đã gửi một sứ bộ đến người trị vì Campa (चम्पास्वर* Campeśvara). Bi ký C96 bắt đầu với một vị vua गंगाराज* Gaïgārāja, là người đã thoái vị để hành hương sông Hằng. Sau đó có những vị vua có tên là Manorathavarman (मनोरथवर्मन्*?, một cái tên được Coedès phục dựng giả định), Rudravarman, सम्भुर्मन्* Śambhuvarman, कन्दर्पधर्म* Kandharpadharma và những cái tên khác nữa, mà cuối cùng là प्रकाशधर्म* Prakāśadharma 諸葛地* Chư Cát Địa - विक्रान्तवर्मन्* Vikrāntavarman, tiếp theo là tích truyện chen ngang liên quan đến Cambodia 57.

Một phần của chính phả hệ hoàng tộc Champa ấy dường như được phát hiện trên bi ký Mỹ Sơn C73A, bị vỡ nát và không dịch có kê tên गङ्गासा* Gaïgeśa, Rudravarman, Śambhuvarman, Kandharpadharma, và Prakāśadharma, cùng với dẫn chiếu rõ ràng là hồi tưởng về Bhadravarman (không có tên trong bi ký C96) 58. Những ánh xạ của cùng một tích truyện còn thấy trong chính bi ký vỡ vụn C81 ở Mỹ Sơn, trong đó một vua Champa có tên là Prakāśadharma, có lẽ còn có tên là Vikrāntavarman, có vẻ được gọi là dòng dõi गङ्गास्वर* Gaïgeśvara’ (Gaïgeśvaravaïśajaþ). Ngoài ra cũng còn có hai cái tên Bhadravarman và Rudravarman 59.       

Điều này tất nhiên mâu thuẫn với đề xuất đáng chú ý của Southworth, đã lưu ý ở trên cho rằng tích truyện Trung Quốc về một Địch Chân nào đó đã từ bỏ ngai vàng và hành hương đến Hàng Hà tại Ấn Độ đã đồng nhất ông với Gaïgārāja trong bi ký C96 Mỹ Sơn, và là sự trùng hợp đầu tiên của một cá nhân được sử liệu Trung Quốc ghi lại với một vị vua trong một bi ký Champa. Maspéro cũng đã đồng nhất như vậy, nhưng đối với ông, điều đó không có ý nghĩa đặc biệt đối với giả thuyết đồng nhất Champa-Lâm Ấp của ông. Đối với Maspéro thì Bhadravarman là thủ lĩnh Lâm Ấp Phạm Hồ Đạt còn Địch Chân – Gaïgārāja là con trai của ông 60. Tuy nhiên tôi lại thấy rằng sự trùng hợp ấy cũng quan trọng như cách nhìn của Southworth, nhưng những gì mà sử liệu Trung Quốc ghi lại về truyền thống Champa trong con mắt họ - thì có lẽ lại là huyền thoại và không nhất thiết đã là những sự kiện có thật trong đời sống của một vị vua.    

Ngược lại với Maspéro, đồng nhất Bhadravarman với Phạm Hồ Đạt của Lâm Ấp, khi đặt Gaïgārāja lên trước, Southworth cho rằng “nội dung tôn giáo, tước vị hoàng gia, và khoa nghiên cứu cổ tự các bi ký về Bhadravarman đã không ủng hộ cho cách định niên đại sớm như vậy” và “triều đại của ông có thể đã bị đặt sai mốc thời gian giữa Manorathavarman và … Rudravarman”. Điều đó không thống nhất với các cách đọc rõ ràng các bi ký bị vỡ C73A và C81, đã không được cả Maspéro hoặc Southworth lưu ý, và bi ký (nhất là C73A) dường như lại thuộc về Bhadravarman với tư cách là tổ tiên và người đã xây dựng khu đền miếu श्रीसनभद्रास्वर Śrīśānabhadreśvara ở Mỹ Sơn 61.

Một số công trình kiến trúc và điêu khắc quan trọng đã được xác định niên đại trong giai đoạn này; về phương diện này, Trà Kiệu mà tầm quan trong của nó đã được khảo cổ học chỉ ra có lẽ còn ấn tượng hơn cả Mỹ Sơn, mặc dù không còn công trình xây dựng nào tồn tại đến bây giờ, và mặc dù nơi đây chưa phát hiện được bi ký. Tiếp theo giai đoạn dài nổi trội của lưu vực Thu Bồn, mà đối với người Trung Quốc vẫn thuộc Lâm Ấp, thì bối cảnh lịch sử thay đổi đột ngột phải chuyển về phương Nam, Phan Rang (Pāõóuraïga ) và Nha Trang mà Maspéro đã sử dụng thuật ngữ không chính xác, như tôi sẽ nói rõ – “Hoàn Vương và Bá chủ Pāõóuraïga 62.   

Hoàn Vương

Hoàn Vương [環王國*] xuất hiện trong các bộ sử Trung Quốc vào giữ thế kỷ VIII, ngay sau khi cái tên Lâm Ấp không còn được sử dụng nữa; trong thực tế, một số bộ sử chính thống đã cho thấy rõ ràng là cái tên “Hoàn Vương” được dùng thay cho cái tên “Lâm Ấp”. Cái tên này chưa bao giờ được diễn giải cho thấu đáo, nhưng nghĩa đen của nó thì rõ ràng là “vòng tròn”, “phạm vi” cuả “nhà Vua” 63. Vì 環王國 Hoàn Vương chỉ xuất hiện khi khoa nghiên cứu bi ký kết thúc ở phía bắc Champa và tiếp tục trong vòng 100 năm ở phương Nam (Phan Rang và Nha Trang), các nhà nghiên cứu vùng này trước đây (đặc biệt là Maspéro), vẫn tiếp tục tin rằng Lâm Ấp và Champa là một và duy nhất, đã đồng nhất Hoàn Vương với Champa, và đặc biệt là với “Bá chủ Pāõóuraïga”, mặc dù khoảng cách lớn giữa Pāõóuraïga và cái tỏ ra là khu vực Hoàn Vương trong các sử liệu Trung Quốc.       

Pelliot nhìn vào việc xác định vị trí của環王國 Hoàn Vương trong nghiên cứu của ông về tuyến đường Jiadan đã đi, và suy luận rằng ranh giới của nó là ở Đồng Hới, với cuộc hành trình hơn sáu ngày thì đến kinh đô. Tuy nhiên Stein vẫn cho rằng cái ranh giới mà Pelliot đặt ở Đồng Hới là xa hơn về phía bắc trên bờ sông Gianh. Họ cũng không thống nhất với nhau về kinh đô Hoàn Vương, đi một vài ngày về phương Nam thì đến. Pelliot tin rằng Hoàn Vương là Champa, nên muốn đặt nó ở Quảng Nam trên cơ sở những cái tên kinh đô Chăm mà Aymonier đã phát hiện được trong biên niên sử của hai chính thể đó. Stein cũng thận trọng – khi có vẻ như thiên về định vị nó giữa Quảng Trị và Huế. Tuy nhiên cả hai đều quá quan tâm đến việc đồng nhất giả định Hoàn Vương với Lâm Ấp và việc liệu kinh đô của chính thể này cũng là của chính thể kia, và là của Champa hay không 64. Việc chấp nhận rằng Hoàn Vương là một vùng ở phía Bắc, hoàn toàn riêng biệt với Pāõóuraïga Chăm, có nghĩa là có rất ít thứ để có thể nói về điều đó, vì những ghi chép của người Trung Quốc về nó rất thưa thớt và quá vắn tắt, không có tên thủ lĩnh, nhưng lại xác định rằng Hoàn Vương là một nguồn gây rắc rối, giống như Lâm Ấp sớm và các vùng bắc Champa vậy. Cả trong trường hợp đó thì điều này cũng có thể làm cho 環王國 Hoàn Vương phù hợp với vùng “triều đại thứ sáu” sau này của Maspéro, đó là Đồng Dương/Indrapura, nơi vẫn còn các công trình đền tháp quan trọng cho đến tận Quảng Bình (xem ở dưới).

Các bộ sử chính thống của Trung Quốc không sử dụng cái tên Hoàn Vương vào năm 877, khi cho rằng nó được thay thế bằng Chiêm Thành (thành của người Chăm), không phải cách dịch âm Chiêm Bà có từ thế kỷ bảy; tuy nhiên theo một nguồn sử liệu Trung Quốc việc thay thế đó đã được thực hiện vào năm 809. Khi lưu ý về ghi chú của Tống Hội yếu lưu ý đã dẫn ở trên về sự tiếp xúc ít ỏi giữa Trung Quốc và Champa trong những thế kỷ đầu, có thể phỏng đoán rằng Hoàn Vương, mặc dù có thể là Chăm về phương diện ngôn ngữ lại không đồng nhất với cái chính thể mà người Trung Quốc gọi là “Chiêm Bà” ngay từ thế kỷ VII 65.

Như Boisselier đã đề xuất một cách thuyết phục: “Maspéro đã kết nối khá giả tạo cái “triều đại” mới [Panduranga] với “thị tộc Cau” ... bằng cách đối lập nó với “thị tộc Dừa”, mà các triều đại phía Bắc đã được cho là xuất thân từ đó “một cách trực tiếp hơn”, ông tin rằng giai đoạn 環王國 Hoàn Vương này trùng hợp với “Bá chủ Panduranga” ... Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng không có bất cứ cho thấy rằng Panduranga…thực thi bất cứ loại bá chủ nào trong giai đoạn Hoàn Vương” 66.

Ở đây Boisselier đã quy chiếu vào một niềm tin vững chắc của Maspéro cho rằng các gia tộc thống trị Champa được chia thành hai, thị tộc Cau và thị tộc Dừa; “hai thị tộc này”, Maspéro gợi ý “tranh giành địa vị tối cao qua nhiều thế kỷ ... Thị tộc Cau cai trị nhà nước Panduranga trong khi thị tộc Dừa cai trị phía Bắc”. Ông triệu vời họ trong vài bối cảnh lịch sử Champa – khi tuyên bố, chẳng hạn “các bi ký ám chỉ các truyền thống huyền thoại ... có hai truyền thống, mà một trong hai truyền thống đó dường như thuộc về đất nước của “thị tộc Cau”, còn truyền thống kia thì thuộc về đất nước của “thị tộc Dừa”. Uroja, Maspéro thêm, là “tổ tiên huyền thoại” của thị tộc Dừa 67. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có một bi ký đề cập đến các thị tộc này, bi ký C90A Mỹ Sơn, có niên đại năm 1080, trong đó có nói rằng một vị vua Harivarman, là Hoàng tử Thãï, hậu duệ của cả hai thị tộc, thị tộc Dừa phía cha và thị tộc Cau phía mẹ. Trong các bi ký này không hề có bằng chứng nào về vị trí địa lý của cả hai thị tộc này. Như Huber đã lưu ý “các bi ký ấy không cung cấp cho chúng ta thông tin về thị tộc Cau và thị tộc Dừa ấy; và như Boisselier đã nhấn mạnh lại rằng “các tham chiếu vào các thị tộc “Cau” ... và “Dừa”... chỉ xuất hiện khá muộn trong bi ký Chăm và hầu như là tình cờ” 68. Vì vậy, cùng với giả định rằng 環王國 Hoàn Vương đại diện cho bá chủ Pāõóuraïga, thì toàn bộ ghi chú  của Maspéro về tầm quan trọng của các thị tộc này trong các mối liên hệ nội tại của Champa phải bị từ bỏ.

Panduranga

Trái ngược với việc diễn giải theo thông lệ, chúng ta đã thấy rằng có lẽ Hoàn Vương đã không đại diện cho toàn thể Champa, và và việc cung ứng nhất định trong thời gian đó, sẽ là sai lầm khi cho rằng Hoàn Vương, rõ ràng là ở phía Bắc theo các ghi chép của Trung Quốc, không thể đồng nhất với Pāõóuraïga [पाण्डुराग**] ở tận phía Nam. Hoàn Vương có thể được người Trung Quốc nhìn nhận là thay thế cái tên Lâm Ấp. Tuy nhiên, mục đích chính trong trường hợp ở đây là để thể hiện rằng Lâm Ấp không phải là Champa và vì vậy mà cũng không phải là Hoàn Vương nếu đó chỉ là một sự thay thế cho Lâm Ấp.     

Toàn bộ số bi ký Champa thuộc giai đoạn này (có niên đại từ năm 774 – 854) đều ở phía Nam, (hầu hết) thuộc vùng Phan Rang hoặc ở đền Po Nagar tại Nha Trang. Mặc dù ba vị thủ lĩnh có tên được khẳng định là họ trị vì toàn bộ Champa (Pçthivīndravarman và Indravarman ở Phan Rang) hoặc Campa-pura (Harivarman tại Nha Trang), mà sự vắng bóng của toàn bộ các di tích thời này ở phía Bắc, đã cho thấy không cần phải tin rằng họ đã kiểm soát một cách hiệu quả đối với vùng lãnh thổ vượt xa khỏi Nha Trang, người ta cũng không còn cần phải tin vào khẳng định về các vị vua Angkor cho rằng họ đã cai trị cho đến tận Trung Quốc. Tất cả những gì mà chúng ta có thể chấp nhận về những khẳng định về những người cai trị Pāõóuraïga là họ coi khu vực của họ là một bộ phận của Champa, như đã thấy trong bi ký của Harivarman trong Campa-pura của ông ở Nha Trang, bằng cách giao phó Pāõóuraïga –pura (có lẽ là vùng Phan Rang) cho con trai ông là Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*].

Maspéro bắt đầu chương này, sau khi liệt kê tên các vị vua với một phần viết thêm bổ sung cho phần hư cấu lịch sử, trong thời kỳ thay đổi trung tâm quan trọng của Champa từ Mỹ Sơn về phía Nam. Ông viết rằng “về cái chết của Rudravarman”, vào khoảng năm 757, các thủ lĩnh đã trao vương miện cho một người của họ”. Tuy nhiên trước hết cái tên  Rudravarman không hề thấy có trong bất cứ bi ký nào. Những bi ký cuối cùng ở Mỹ Sơn là thuộc về mọt vị vua có tên Vikrāntavarman (C77, C80, C97, C99 toàn bộ đều được định niêm đại chỉ trong thế kỷ śaka [शक***] thứ VII [AD 678-778], and C74/741. Bi ký đầu tiên ở phía Nam là C38/774, 784, thuộc về सत्यर्मन्* Satyavarman và một Vikrāntavarman – được cho là có phả hệ không phải là Vikrāntavarman [विक्रान्तवर्मन्*] Mỹ Sơn. Khoảng năm 749, người Trung Quốc xác định một Luduoluo or Luduo [रुद्रवर्मन्* Rudravarman, 庐陀罗跋摩* Lư Đà La Bạt Ma*], có thể có lý khi diễn giải là Rudra, trị vì Lâm Ấp, rõ ràng là người cuối cùng được họ ghi nhận 69. Niên đại 757 trong công trình của Maspéro chỉ là một phỏng đoán, rõ ràng dựa vào sự kiện là sau năm 758 thì người Trung Quốc không còn sử dụng cái tên Lâm Ấp nữa.  

Vị Thủ lĩnh sau đó được trao vương miện và là người mà Maspéro cho là có nguồn gốc từ phương Bắc, là Pçthivīndravarman [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] cái tên của một vị tổ tiên mà các bi ký Pāõóuraïga lấy làm mở đầu phả hệ của họ. Maspéro đã viết rằng “đó có lẽ [sic] sau cái chết của [रुद्रवर्मन्* Rudravarman] khiến cho [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman chuyển hoàng tộc về phương Nam. Thủ lĩnh mới, Maspéro tin rằng “có lẽ [sic] thuộc về gia đình thái tử [पाण्डुराग*] Pāõóuraïga, “thị tộc Cau”, và ông tiếp tục sống ở phương Nam” 70. Tất nhiên không có ghi chép gì về việc [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman thuộc thị tộc Cau, cũng không có bất cứ dẫn chiếu nào về các thị tộc như vậy trong giai đoạn đó; và trước đó cũng không hề có thông tin gì về một “gia đình thái tử Pāõóuraïga” cả. Toàn bộ văn bản tưởng tượng của Maspéro theo giả định của ông là có một sự thống nhất của Lâm Ấp và Champa cho đến tận Phan Rang; vì vậy mà người kế vị của vị vua Lâm Ấp cuối cùng được người Trung Quốc ghi lại phải bao gồm cả quyền lực ở phương Bắc; và đó phải là quê gốc của người kế vị đó [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, được ghi ở đó là bác (Bergaigne) hoặc cha (Maspéro) của vị vua thứ hai đã để lại một bi ký, đó là [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman.   

Maspéro tiếp tục về vị thế của [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, bằng một lối biện minh kỳ dị giả định rằng ông không thừa kế ngai vàng, nhưng lại được các thủ lĩnh ghi danh – bằng cách trích dẫn bi ký triều đại đầu tiên sau triều đại Đồng Dương được định niên đại là năm 875. Tuy nhiên ở đây có thể ông đã bỏ qua một giải thích của Finot. Bi ký này là để vinh danh một [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman khác muộn hơn một thế kỷ, nhưng ở một chỗ đã quy cho ông là [प्रीतिइन्द्रवर्मन्*] Pçthivīndravarman, hệt như một [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman khác nữa được ghi tên ở một nơi là राजइन्द्रवर्मन्*] Rājendravarman, Rāja-Indravarman 71.    

Vấn đề này cần phải được xử lý tỷ mỷ. Bi ký C66 này – “tấm bia đầu tiên của Đồng Dương” theo Finot được vua [इन्द्रवर्मन्*] Indravarman dựng lên để tự vinh danh bản thân và vinh danh tổ tiên ông. Giống như các hồ sơ về triều đại này nói chung và các di tích kiến trúc của di chỉ, nó cho thấy một nghi lễ cúng dường một loại Phật giáo Đại thừa, không giống với các hồ sơ của Mỹ Sơn sớm hoặc Pāõóuraïga. Cũng có một bản kê các tổ tiên bắt đầu với   Bhrigu, khác với truyền thống của các tiền bối và tối thiểu có hại vị hoàn toàn là huyền thoại là Parameśvara (Śiva) và उरोज* Uroja (bầu vú), sau đó là धर्मराज* Dharmarāja, रुद्रवर्मन्* Rudravarman, भद्रार्मन्* Bhadravarman (con của Rudravarman) và इन्द्रवर्मन्* Indravarman (con của Bhadravarman). Finot nhận xét rằng cái tên उरोज* Uroja mặc dù là Phạn ngữ, nhưng lại xa lạ đối với huyền thoại Champa và không được biết ở Ấn Độ, còn धर्मराज* Dharmarāja thì lại có vẻ kỳ cục đối với tên riêng của một vua Champa. Ông cho rằng cả hai đều là hư cấu và triều đại इन्द्रवर्मन्* Indravarman chỉ bắt đầu với người cháu của ông là रुद्रवर्मन्* Rudravarman. Chắc chắn उरोज* Uroja là huyền thoại, nhưng धर्मराज* Dharmarāja thì lại không hề xa lạ trong một chính thể tôn sùng Đạo Phật.

Dù là một Phật tử, nhưng इन्द्रवर्मन्* Indravarman lại không tán dương लिङ्ग lingam truyền thống ở Mỹ Sơn của Śaübhubhadreśvara. Finot ngạc nhiên là ông đã không nhắc lại cái “tích truyện thực” của ngôi đền đó và thay vào đó bằng một dòng dõi huyền thoại mới, và vì vậy mà ông đã mô tả इन्द्रवर्मन्* Indravarman là một “kẻ tiếm quyền”. Đó là vì Finot, giống như Maspéro sau này, cho rằng một nước Champa duy nhất thống nhất từ Lâm Ấp trở đi, cho nên các vị vua nào không gắn bó với các nhà cai trị trước đó sẽ phải bị mất ngai vàng. Cái mà chúng ta thấy trong bi ký C66 là một huyền thoại mới của một gia đình gán cho một vị trí đã trở thành truyền thống. Nếu chúng ta thay vì chấp nhận rằng Champa không bao giờ là một chính thể thống nhất nên không có vấn đề gì với các thủ lĩnh ở Đồng Dương – mà tôn giáo và các huyền thoại tiền sử của họ khác nhau – trở nên quan trọng tách biệt khỏi các vị vua khác ở phương Nam. Không cần phải tiếp tục với ý tưởng của Finot cho rằng “ở đây có lẽ chúng ta thấy lại sự giao động của một kẻ tiếm ngôi khi tuyên bố cấm các công trình của một triều đại mà ông ta đã tiếm ngôi” (ở đây muốn nói đến triều đại Mỹ Sơn sớm), hoặc ông ngạc nhiên khi thấy rằng इन्द्रवर्मन्* Indravarman “đề cập đến tên của प्रीतिइन्द्रवर्मन्* Pçthivīndravarman ở đây như là thuộc về इन्द्रवर्मन्* Indravarman của Đồng Dương vào khoảng năm 875, chứ không phải là प्रीतिइन्द्रवर्मन्* Pçthivīndravarman của पाण्डुराग** Pāõóuraïga.            

Quay trở lại với vấn đề của पाण्डुराग** Pāõóuraïga, Maspéro rõ ràng đã dấn sâu vào việc hư cấu lịch sử trong việc đồng nhất Hoàn Vương với पाण्डुराग** Pāõóuraïga và trong việc cắt dán các báo cáo về Hoàn Vương của Trung Quốc với các bi ký Champa xa về phía Nam (Phan Rang và Nha Trang). “Việc giành giật quyền lực vừa mới xảy ra”, ông bắt đầu, हरिवर्मन्*  Harivarman (người kế vị của Indravarman theo các bi ký) năm 803 đã xâm lấn các châu Hoan,  Ái hiện nay là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đó là vì các nguồn sử liệu Trung Quốc ghi rằng Hoàn Vương đã tấn công, nhưng lại không đề cập đến bất kỳ cái tên người trị vì nào. Thực sự thì bi ký Phạn ngữ của हरिवर्मन्*  Harivarman nói rằng ông “đã thiêu người Trung Quốc”, nhưng trong bối cảnh đó, lời ấy phải được coi là phép ngoa dụ như đã thấy trong các tuyên bố cường điệu của các vị vua Angkor về việc mở rộng biên giới và các quốc gia thần thuộc của họ (trong một bi ký của Jayavarman VII có cả Việt Nam và Java). Các khả năng cung cấp hậu cần trong thời gian đó có lẽ đều không cho phép Pāõóuraïga mở cuộc tấn công vào châu Hoan, châu Ái, trừ khi đó là một cuộc thám hiểm bằng đường biển. Bên cạnh vấn đề về khoảng cách không gian, Pāõóuraïga còn tách biệt khỏi các tỉnh đó bởi ba rào cản vật lý dọc theo đường biển Việt Nam là Mũi Đại Lãnh; Ðèo Hải Vân bắc Đà Nẵng; và Ðèo Ngang giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy nhiên các sử liệu Trung Quốc về các cuộc xâm lấn của Hoàn Vương đều được Maspéro trích dẫn đều ngụ ý là các cuộc tấn công bằng đường bộ 73.      

Vậy thì sau đó chúng ta có thể nói gì về Pāõóuraïga thế kỷ VIII – IX dựa trên cơ sở các bi ký của nó? Rất ít, ngoại trừ một danh mục những người trị vì, và sự nổi lên của một tổ tiên dòng dõi huyền thoại mới विचित्रसागर* Vicitrasagara. Boisselier nhận xét rằng các bi ký Phan Rang của giới quan lại, trong khi các bi ký Pô Nagar là thuộc Hoàng tộc 74. Điều này có vẻ không chính xác. Các bi ký C38/774, 784 thực sự là của Hoàng tộc, còn các bi ký C25/799, C24/801 cũng vậy, còn bi ký C14/854 thì thuộc vùng Phan Rang. Các bi ký đặc biệt quan trọng đối với một quan chức - C19/ thế kỷ VII saka*** (Phan Rang), C37/813 (Pô Nagar), C31/817 (Pô Nagar) – liên quan đến các chiến công của một chiến binh nổi tiếng, सेनापति* Senāpati Pār (Tướng Pār*), đã có nhiều trận thắng quân Cambodia, nhưng về thể thức thì đó cũng là các bi ký Hoàng tộc.       

Tên các thần, các vị vua và các tổ tiên dòng dõi huyền thoại cho thấy rõ ràng là Pāõóuraïga không thể hiện một cuộc di cư của Hoàng tộc từ Bắc vào Nam. Các hồ sơ cho thấy sự xuất hiện của một giới tinh hoa địa phương – có thể, như Southworth đã mô tả, vì sự sụp đổ của thương mại đời sơ Đường và việc thụt lùi của Quảng Châu vào giữa thế kỷ VII cũng đã phá hủy địa vị thống trị thương mại của hệ thống lưu vực Thu Bồn, và khi thương mại Nam Trung Quốc được chuyển giao cho hệ thống cảng châu thổ sông Hồng vào cuối thế kỷ VIII, thì đã xuất hiện một mô thức thương mại hoàn toàn mới...[Có một] sự chuyển đổi chủ yếu trong sự thay thế của sự phồn thịnh thương mại về phía nam Trung Bộ Việt Nam, đặc biệt là đến các cảng Nha Trang và Phan Rang, trên tuyến đường biển từ Java đến bắc Việt Nam”...[và] các quốc gia độc lập Kauñhāra và Pāõóuraïga...ở đây đã trở nên hưng thịnh vào cuối thế kỷ thứ VIII, đầu thế kỷ IX 75.     
___________________________________

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*,**,***] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** पाण्डुराग panduraïga = Artemesia Indica 艾子 = ngải tử = rau ngải; sắc trắng, màu bạc; xanh mướt.  

*** शक lịch Saka bắt đầu bằng năm 0 vào năm 78 SCN, năm nhuận được tính bằng cách thêm 78 vào năm Saka, nếu kết quả là một năm nhuận theo Dương lịch thì năm Saka cũng là một năm nhuận.

TT
Tháng Saka
Độ dài
Ngày tháng
bắt đầu
Ngày tháng
Dương lịch
1
चैत्र Caitra
30/31
22/3
22/3-20/4
2
वैशाख Vaishakha 
31
21/4
21/4-21/5
3
ज्येष्ठामूल Jyaishthamula
31
22/5
22/5-22/6
4
आषाढक Āshādhaka
31
22/6
22/6-22/7
5
श्रावण Shrāvana
31
23/7
23/7-22/8
6
भाद्रपद Bhādrapada
31
23/8
23/8-22/9
7
आश्वयुज् Āshvayuj
30
23/9
23/9-22/10
8
कार्त्तिक Kārtika
30
23/10
23/10-21/11
9
अग्रहायण Agrahayana
30
22/11
22/11-21/12
10
पौष Pausha
30
22/12
22/12-20/1
11
माघ Māgha
30
21/1
21/1 -19/2
12
फाल्गुन Phālguna
30
20/2
20/2-21/3


Tài liệu dẫn

51. Nayan Chanda, Brother enemy (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1986), p. 49, quoting Paul Mus, Viêt-nam: sociologie d’une guerre (Paris: Éditions du Seuil, 1952), p. 17; Michael G. Cotter, ‘Towards a social history of the Vietnamese Southward Movement’, Journal of Southeast Asian History, 9, 1 (1968): 12–24.

52. Để có thêm thông tin về cuộc thảo luận mở rộng về vấn đề này và các vấn đề khác, chẳng hạn như thần chú, xem Michael Vickery, ‘Two historical records of the Kingdom of Vientiane’, in Contesting visions of the Lao past: Lao historiography at the crossroads, ed. Christopher E. Goscha and Søren Ivarsson (Richmond: Curzon Press, 2004), pp.3-35.

53. Li Tana, Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the seventeenth and eighteenth centuries (Ithaca: Cornell Southeast Asia Program, 1998), pp. 19, 21, 28; Keith W. Taylor, ‘Surface orientations in Vietnam: Beyond histories of nation and region’, Journal of Asian Studies, 57, 4 (1998): 951, 960. 

54. Stein, Linyi, p. 72. Further critiques of Maspéro are found throughout Stein’s study, and, where relevant, will be noted below. 

55. See Keith W. Taylor,‘The early kingdoms’, in Tarling ed., Cambridge History of Southeast Asia, p. 153 and Southworth, ‘Notes on the political geography’; the quotation on Nora Taylor’s argument is from a personal communication with her.

56. Louis Finot, ‘Deux nouvelles inscriptions de Bhadravarman Ier’, BEFEO, 2 (1902): 185-91. 

57. Coedès’ reconstruction is in his ‘Note sur deux inscriptions du Champa’, BEFEO, 12, 8 (1908): 15-7.

58. The correspondence is improved by Finot’s redating of the inscription from fifth century to sixth century śaka; Finot, ‘Stèle de Śambhuvarman’, p. 207 and Finot, ‘Inscriptions du Musée’, p. 5.

59. For Inscription C81, see Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 110-1, where it is numbered “VI’.

60. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 64-5. 

61. Finot, ‘Stèle de Śambhuvarman’, pp. 206-11; Finot, ‘Notes d’épigraphie XI’, pp. 928-9.

62. Maspéro, Royaume de Champa, ch. IV.

63. See ibid., p. 95, n. 1 for some of the sources. The literal translation of ‘Huanwang’ is from Geoff Wade, personal communication. 

64. Pelliot, ‘Deux itinéraires’, pp. 184-6; Stein, Linyi, pp. 79-81. Pelliot, of course, did not know of the inscriptions which give importance to Pāõóuraïga (Nha Trang and Phan Rang) in the eighth century.

65. Về niên đại 809, xem Stein, Linyi, p. 234 and Pelliot, ‘Deux itinéraires’, p. 196. Chi tiết này thu hút sự chú ý của tôi nhờ Népote, ‘Champa, propositions’, part 2, p. 87. Cùng với các trích dẫn về “Chiêm Bà” thế kỷ VII của Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh, Stein bổ sung thêm ‘Tôi đã thôi không cố giải thích cái tên quá độ nhưng chỉ tồn tại ngắn ngủi Hoàn Vương”.

66. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 61-2.

67. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 18, 43, 154.

68. Về bi ký này, xem Finot, ‘Notes d’épigraphie XI’, pp. 933-40; Jacques ed., Études épigraphiques, pp. 115-22. Các trích dẫn này từ Édouard Huber, ‘Le clan de l’aréquier’, BEFEO, 5 (1905): 170-5; and Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 61-2. 

69. Maspéro, Royaume de Champa, p. 93 and note 3 and p. 246, table. Về các bi ký này, xem Bergaigne, ‘Ancien royaume’, pp. 242-60. Maspéro quy về Vikrāntavarman II và III.

70. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 96-7 and note 7. Xem các thị tộc Cau và thị tộc Dừa ở trên. 

71. Xem bi ký C25 trong Bergaigne, ‘Ancien royaume’, number XXII, A, ii: ‘Srīmān Rājendra(va)rmmā’, do Bergaigne dịch là ‘Vua Śrī Indravarman này’. Loại tên kép này được Schweyer thừa nhận là metri causa dùng làm chuẩn (‘Dynastie d’Indrapura’, p. 207). 

72. For inscription C66 see Finot, ‘Notes d’épigraphie VI’, pp. 84-99.

73.  Maspéro, Royaume de Champa, p. 105.

74. Boisselier, Statuaire du Champa, p. 62.  

1 nhận xét: