Powered By Blogger

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Ghi chú về Bi ký học



Ghi chú về Bi ký học

Louis Finot

Người dịch: Hà Hữu Nga


Bia Võ Cạnh

Inv. n°40. Est. BN. 416(59). Est. EF. 27. Ed./JSCC. n°XX, p. 191. Parmentier, I, 111.

Là một khối đá granite. Số đo các chiều cạnh như sau: xấp xỉ 1.53 x 0.72 x 0.67. Chiều cao tổng cộng trên 2.50m. Một phần gồm xấp xỉ 1.40. Cao, 0.040 – Chữ Phạn.

Toàn bộ phần đầu của văn bản không thể đọc được; chỉ có 8 dòng cuối cùng có thể đọc được từng phần.

Đối tượng. Cơ sở tôn giáo của một vị vua dòng dõi Çrï Māra.

Nguồn gốc. Tấm bia này phát hiện được ở làng Võ Cạnh, hoặc chính xác hơn, làng kề với Phổ Vân hoặc Phú Vinh, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương (Khánh Hòa). Tấm bia có lẽ được đặt ở ngay cạnh ngôi tháp gạch vẫn còn lại các dấu tích cho đến năm 1901. Văn bản được chạm khắc trên cả hai mặt, mỗi dòng trải từ mặt này sang mặt kia: vì vậy mà không cần phải tách biệt tấm bia này thành mặt A và B, mà người ta tin rằng phần thứ nhất của văn bản là ở mặt A, còn mặt thứ hai là B: thực ra các dòng này lại được viết theo một cột.  

Về phần niên đại và cách viết của văn bản này, chúng tôi theo Bergaigne, ISCC.i p. 191 et suiv., chỉ xin bổ sung thêm một quan sát mà chúng tôi tin là chưa được nhận ra. Văn bản tiếng Phạn của bia Võ Cạnh, ngoại trừ dòng cuối cùng, còn lại đều là vận luật vasantatilakā [वसन्ततिलक*]. Dưới đây là cung cách thể hiện loại vận luật này (xem bản sao đính kèm):

(6)... prajānāṅ karuṇa (7) prathamavijaya (8)..... rṇṇamasyām | (1) ājñāpitaṃ sadasi rājavareṇa (9) rājagaṇa-vāgamṛtaṃ pibantu || (2) Çrï-Māra-rājakula-va - (10) .... na (3) Çrï-Māra –lo ~ n  ~ — (4) kulanandanena| ājnapitaṃ svajana-sa ~ ( 11) ~ maddhye .vakyaṃ prajāhilakaraṃ kariror wareṇa ||

Lokasyāsya gatāgati vi (12)...na siñhāsanāddhyāsīnena putre bhrātari nantyak(e) svasamīkaraṇachandena (13) (tṛ) pteṣu yat kiñcid rajataṃ suvarṇṇaṃ api vā saslhāvarañ jañgamaṃ koṣṭhāgāraka... (14) naṃ (5) priyahite sarwaṃ viṣṛṣtaṃ maya tad evaṃ mayānujñātaṃ bhaviṣyair api rā (15) jabhir anumantavyaṃ viditaṃ astu ca me bhṛttyasya vïrasya..,

“Lòng từ bi dành cho chúng sinh ... chiến thắng đầu tiên ...Ngày Vọng – Trăng rằm đấng Quân vương vĩ đại trong các vị vương tuyên chỉ trong hội chúng rằng: “Hỡi [thần dân?] đã tưởng thưởng những lời vàng ngọc của đấng quân vương! Người ... thuộc về dòng tộc vua Çrï-Māra, đấng tôn quý của dòng tộc [vua] Çrï-Māra đã tuyên thuyết giữa chúng hội những lời vàng ngọc này cho chúng sinh, vì người, karih [करि** bàn tay mạnh trong hai bàn tay**?] (?) trong khi ngự trên ngai vàng, người [đã thấy rõ] cái thế gian vô thường này”:   

“Khi con trai và em trai ta, ngoài ra không còn ai khác6, thỏa mãn khát vọng sở hữu tài sản của họ...toàn bộ vàng bạc, châu báu, động sản và bất động sản, tất cả ta đã cung hiến vì sinh kế và phúc lạc của chúng sinh. Đây là chiếu chỉ của ta. Các vị vua sau này phải theo đó mà làm. Khá ngẫm lời ta, khanh Vira...”.

Tư tưởng về tính vô thường “đến và đi, sinh tử luân hồi” [गतागति* gatāgati] của trần thế, lòng từ bi đối với sinh linh [प्रजन करुणा* prajānām karuna – khởi từ bi tâm*], cung hiến tài sản vì lợi lạc sinh linh, toàn bộ những phẩm chất được kế thừa từ Çrï-Māra thể hiện quả vị giải thoát ấy chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với một Phật tử chúng ta thoát được cái kết luận cho rằng vị vua này đã tuyên giảng học thuyết Đại Khoan dung [Thiên chúa]. Các vị vua, các tăng lữ Bà La Môn đã cúng dường vô số cho các đền chùa: họ không bao giờ có ý nghĩ cho rằng: chỉ sau khi đã cung ứng đủ cho gia đình rồi mới hiến phần của thừa cho mọi sinh linh. Tinh thần của Asoka Đại đế thể hiện sống động trong chỉ dụ trên. Không phải cho đến tận khi tuyên chỉ, trong ngày Vọng - Trăng rằm của Phật giáo thì giả thuyết này mới chắc chắn.
________________________________  

Nguồn: Louis Finot 1915, Notes d'épigraphie, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 15, 1915. pp. 1-135.

Ghi chú của người dịch:

* Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Louis Finot không dịch mà đánh dấu hỏi chữ karih trong đoạn này: “le meilleur des deux karih (?)”; tôi thử giả định đó là chữ करि bàn tay), và dịch là "bàn tay mạnh hơn trong hai bàn tay" của một con người (đó có thể là lòng từ bi và quyền lực).

Chú thích

(l) Bergaigne a lu; rṇṇam aṇyām; mais la lecture que nous donnons est parfaitement nette. Il faut sans doute restituer pūrṇimasyām.

(2) La fin de la stance est marquée par un intervalle après pibantu, comme celle de la stance suivante après vareṇa.

(3) Suppléer: vaṃçavibhūṣaṇena (?j. -

(4) Suppléer: lokanṛpateḥ (?)..

(5) Kalpanaṃ (?).

(6) Si tel est le sens, il faut admettre que tṛpleṣu est un pluriel employé irrégulièrement  pour un duel.'

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét