Ghi chú về Bi ký học: Bia Mĩ Sơn
(I)
M.
L. Finot
Người dịch: Hà Hữu Nga
Bia
Mĩ Sơn
Chúng ta đã được biết ba tấm bia khu đền tháp Mĩ
Sơn, thu hút mối quan tâm to lớn về lịch sử chính trị và tôn giáo Champa. Ngày
nay các cuộc khai quật với sự hướng dẫn khéo léo của ông Parmentier cùng với sự
trợ giúp của người đồng nghiệp quá cố là ông Carpeaux mà toàn bộ khối tư liệu
có thể có từ đống đổ nát này đã được thu thập, nay đã đến lúc xem xét tổng thể bộ
sưu tập bi ký phong phú đã được đưa ra ánh sáng này.
Vì các công trình xây dựng đã được tiến hành ở
khu vực Mĩ Sơn được trải ra trong cả một giai đoạn từ thế kỷ VI đến thế kỷ VII,
nên vị trí chính xác của các bi ký có tầm quan trọng to lớn trong việc xác định
niên đại của các công trình đã được phát hiện. Nhờ có các bình đồ khu di tích do
ông Parmentier vẽ lại, mà các vị trí này hiện ra rất rõ ràng.
Chỉ cần liếc mắt chúng ta đã thấy năm nhóm
công trình chủ yếu, gọi tên theo vị trí tương đối của chúng là: nhóm đông nam,
nhóm đông, nhóm đông bắc, và nhóm tây nam. Nhóm đông nam (A) là ở trung tâm đền
lớn Bhadreçvara (A1) được vây quanh bởi các công trình xây dựng phục vụ cho các
nghi lễ tôn giáo. Phía nam của vòng tường bao là một hàng tháp (A’). Nhóm đông
(G) không có đền, có niên đại xây dựng cuối cùng. Nhóm đông bắc (EF) thì khá cổ,
gồm hai ngôi đền xây cạnh nhau bên trong các bức tường bao sát nhau. Nhóm tây bắc
(H) gồm có một khu điện thờ phía trước có một căn phòng có tường bao mới được
xây.
Cuối cùng, nhóm tây nam gồm có hai điện thờ
(B, G) kề sát với các bức tường bao và xung quanh mỗi điện thờ có các ngôi đền
phụ vào, với một gian phòng hình chữ nhật ở phía trước. Kề sát hai căn phòng là
một phức hợp các công trình xây dựng được xác định bởi D, có các mối quan hệ với
các nhóm chủ yếu chưa được xác định rõ.
Niên đại của các công trình xây dựng này không
dễ xác định. Tuy nhiên dường như các kết quả quan sát của ông Parmentier được kết
hợp với các dữ liệu bi ký trong tiến trình phát triển của nghệ thuật Mĩ Sơn có
thể phân biệt được ba thời kỳ, trong đó thời kỳ sau bao gồm hai giai đoạn riêng
biệt, thì tổng cộng bốn giai đoạn được đặc trưng bởi các phong cách khác nhau
như sau:
1. Phong cách Çambhuvarman (thế kỷ V-Vl saka).
Đại đền tháp A1, A27, B2,B3, B7-13, C1, C5, phòng D1, E1.
2. Phong cách Prakāçadharma - Vikrāntavarman (cuối
thế kỷ VI - IX saka). Hai nhóm được đại diện bằng A10 và
G7, nhóm thứ hai địa diện cho một mức độ hủy hoại nhiều hơn nhóm đầu:
— a) A10, A8-13, A1’, B4, F1; — b) C7, A'2, C6, E7, F3.
3. Phong cách cổ Harivarman II (cuối thế kỷ X
– đầu Xl saka). D2, E4, Е8.
4. Phong cách Jaya Harivarman I (cuối thế kỷ X,
đầu XII saka). Bl5 B2, phòng D5, G, H, K, phòng L.
Giờ đây chúng ta quay trở lại với các tấm bia.
Các danh mục phát hiện được trong phế tích Mĩ
Sơn (bia, cột, phiến đá, bệ đá) gồm 25 loại (được đánh số từ i – xxv), không kể
các từ biệt lập và các mảnh mà chúng tôi thu thập được trong danh mục số xxvi.
Trong số này có 7 hạng mục đã được M.C. Paris (1) báo cáo trước đó và ông đã rập toàn bộ 2 hạng mục: xii (bia
bốn mặt) và viii (cột một mặt), và 5 được phát hiện từng phần; mặt B của mảnh lớn
số ii; mặt B của mảnh x (bia hai mặt); mặt B của mảnh xiv (cột hai mặt); mặt A
của mảnh xv (cột hai mặt), và mặt B của mảnh xxi (bia ba mặt).
Đến thăm Mĩ Sơn tháng 12 năm 1899, có ông de Lajonquière
và tôi, thật may là đã phát hiện được tấm bia về sự sáng lập ngôi đền chính của
Bhadravarman I (số 1) và mảnh thứ hai của tấm bia Çambhuvarman. Hai mảnh này,
cũng như tấm bia lớn giờ đây được lưu giữ tại Viện Bảo tàng. Chúng tôi cũng đã rập toàn bộ tấm bia xxii và hai chiếc cột trong đó một mặt có minh văn cũng đã được rập.
Vậy là cho đến bây giờ chúng ta đã biết 8 bi
ký trên đá: i, ii, x, xii-xv, xxi. Các cuộc khai quật cũng đã phát hiện thêm 17
bi ký nữa: iii-iх, xi, xvi-xx, xxii-xxv.
Nhóm đông nam niên đại các bi ký được xác định
thuộc Bhadravarman I (i), Çambhuvarman (ii) và một tấm bia không thể đọc được với
các chữ viết nghiêng của Prakāçadharma (x), chỉ có thể đưa ra hai tấm bi ký đã
được viết: một thuộc về Prakāçadharma (v), còn tấm bi ký kia thuộc về Vikrāntavarman
I (vii).
Cuộc khai quật nhóm tây nam, ngược lại đã đem
đến rất nhiều hạng mục khác nhau. Trên một tấm bia duy nhất của Jaya Harivarman
I (xxi) được phát hiện tại địa điểm này trước đây đã bổ sung thêm: một bia của
Prakāçadharma (iv) và một bia của Vikrāntavarman I (vi); một bia lớn của Harivarman II (хii); và
một bia khác có ghi về hai kẻ tiếm ngôi năm 1070 – 1115 saka là: Jaya Indravarman và Sūryavarman ixxiv); một
nhóm có viết hai dòng, của một hoàng tử thế kỷ XI (xix). Đền thờ B1
phát hiện được hai tảng đá trụ vòm hình bát giác (xviii và xxii) và hai tảng đá
trụ vòm hình chữ nhật (xxiii và xxv) là sản phẩm của thế kỷ XI và XII saka. Trong
đống gạch đá ở phía nam của căn phòng có hai mảnh bi ký (xvii)
Harivarman III. Cuối cùng, khi xây dựng căn phòng, người ta đã dùng tấm bia là
vật liệu, trong đó có niên đại (sai) 713. (Xem B.E.F.E.O, t.iv, tr.113).
Nhóm đông bắc phát hiện được ba chiếc cột trụ của Harivarman II (viii, xiv, xv) (2): chúng ta đã xác định được một tấm bia của Prakāçadharma (iii), một bệ tròn có một dòng chữ của Vikrāntavarman I (viii), và một tấm bia (ix) viết về hai triều đại.
Nhóm đông bắc phát hiện được ba chiếc cột trụ của Harivarman II (viii, xiv, xv) (2): chúng ta đã xác định được một tấm bia của Prakāçadharma (iii), một bệ tròn có một dòng chữ của Vikrāntavarman I (viii), và một tấm bia (ix) viết về hai triều đại.
Trong nhóm này có tấm bia của Jaya Harivarman I (xxi); ngoài ra còn một tấm bia khác cũng của chính vị vua này (xx). Số lượng các bi ký này chắc chắn lớn hơn vì một số tấm bia tự vỡ và một số khác thì bị người đập. Chúng ta đã tìm ra phần cốt lõi của 5 tấm bia, 4 thuộc nhóm tây nam, 1 thuộc nhóm đông nam. Các cuộc khai quật đã phát hiện ra một vị trí bị vùi lấp các mảnh của những tấm bia này, còn những mảnh rời rạc khác thì được tập hợp trong nhóm đông nam. Số mảnh này lên tới 700, và chúng giao động từ 1/10 mq., đến mảnh có một số chữ, có vẻ không đại diện cho toàn bộ các phần bị vỡ. Có vẻ một hoặc nhiều nhóm chưa được nghiên cứu và không hy vọng khôi phục lại được phần minh văn đã bị hủy hoại. Ước tính có 8 đến 10 mảnh bi ký bị vỡ hoặc sứt mẻ thấy trên bề mặt các di tích (4 tảng đá chân cột của B2; mảnh xxvi, 337, hình như là một phần của tảng đá chân cột phía bên ngoài ngôi đền lớn A1, có chạm khắc minh văn của Jaya Harivarman I).
Hành vi cố ý hủy hoại di tích hoàn toàn là của
người An Nam trong thời gian gần đây: vì các bi ký này bị vùi lấp nên đã thoát
được sự phá hoại, trong khi đó toàn bộ các bi ký này rõ ràng là bị đập vỡ hoặc
bị cố ý cào xước (3); việc bảo lưu được các tảng trụ vòm B1
có vẻ chứng tỏ rằng tình trạng hủy hoại các bi ký xảy ra sau khi ngôi đền bị sụp
đổ, và không thể trước thế kỷ XIII.
Trước khi ghi lại và chuyển dịch các bi ký này
cần phải tóm tắt các sự kiện nhằm củng cố sự hiểu biết của chúng ta về Champa cổ.
Mãi cho đến gần đây thì những vị vua cổ nhất
được đề cập đến trong các bi ký là Çri
Mara (năm thứ II kỷ saka), Bhadravarman
l (năm thứ IV kỷ saka?) và Prthivïndravarman (khoảng năm 700 kỷ saka). Không có gì để lấp đầy khoảng trống hai thế kỷ trước Bhadravarman, ngược lại, đối với giai đoạn từ triều
đại của các vị vua từ thế kỷ VIII saka, bi ký Mỹ Sơn đã cho ta biết cả sự tồn tại
của một triều đại cho đến tận bây giờ vẫn chưa được biết đến. Các vị vua đó được
tính theo phả hệ từ dữ liệu các bi ký là như sau:
1. Gaňgáraja hoặc Gaňgeçvara. Vị hoàng tử này
có lẽ là một vaṃçakara [वंशकर*
vị tổ], vì một trong những người kế vị ông (VI, B, 1.7) được biết rõ là Çrï-Gaṅgeçvaravaṃçajaḥ. Nếu theo nghĩa đen của minh văn iii, A, st,
1 thì ông đã rời bỏ ngai vàng “không hề tiếc nuối” để hành hương đến Sông Hằng.
Đây là lần đầu tiên một tư liệu cho chúng ta biết về một vị vua Đông Dương đã tẩy
rửa mình bằng suối nguồn văn minh Bà La Môn.
2. Rathavarman. Phần đầu của cái tên này trên
bia đã bị mất đi, còn văn bản thì lại không nói với chúng ta bất cứ điều gì về
ông, ngoại trừ quyền năng của ông lớn như biển cả.
3. Rudravarman. Ông vua này, người kế vị và
người cháu trưởng (con gái đầu của con gái) của người tiền nhiệm đã được biết
nhờ bi ký ii (B.E.F.E.O., iii, 206-211) thuộc triều đại của ông, thế kỷ IV
saka, thuộc ngôi đền Bhadreçvara đã bị phá hủy do hỏa hoạn.
4. Cambhuvarman, con ông đã xây ngôi đền Çarpbhubhadreçvara,
có lẽ là ngôi đền lớn nhất còn lại cho đến ngày nay.
5. Kandarpadharma, con của Cambhuvarman.
6. Con của Kandarpadharma, không còn được biết
tên.
7. Bhadreçvaravarmàn, cháu họ của người tiền
nhiệm; là con của em gái hoàng tử và một người Bà La Môn là Satya Kauçika Svāmin.
8. Prakāçadharma-Vikhântavarman, con của Jagaddharma
và công chúa Çarvānï, con gái của vua Cambodge Īçānavarman.
Tích truyện về các hoàn cảnh xảy ra trước Prakāçadharma
là chính xác và rất rõ ràng; chúng ta có thể yên tâm để bổ sung các dữ liệu này
và nó còn được làm sáng tỏ bằng cả sử liệu Trung Quốc và các bi ký Cambodge.
Theo tư liệu bi ký ấy, một Jagaddharma nào đó,
không rõ nguồn gốc, đã kenāpi vidhinā [केनापि विडीन*] vì một lý do nào đó đã tạt vào thành Bhavapura [भावपुर*]. Thành này do một người Bà La Môn
tên là Kaundinya xác định vị trí xây dựng bằng cách ném cây lao nhận từ Açvatthāman
[अश्वत्थाम*
Nhanh mạnh như ngựa], con của Droṇa [द्रोण*
Bọ cạp], một người anh hùng của
Mahābhārata [महाभारत*
Sử thi về cuộc chiến của người dân Bhārata]. Nhân vật huyền thoại ấy lại
chính là vợ ông, con gái của vua rắn Nāgas [नाग*], là người đã chấp nhận cuộc sống con người (4).
Kaundinya là người sáng lập triều đại Somavaṃça [सोमवंश*]
Mặt trăng (5) đã sản sinh ra ba vị vua Bhavavarman, một người anh em trai ông, Mahendravarman
và người con của người kia, Īçānavarman. Con gái của Īçānavarman, Çrï Çarvānï,
đã cưới Jagaddharma và là mẹ của Prakāçadharma.
Trong tích truyện này chúng ta dễ dàng nhận ra
tên của một vài nhân vật trong lịch sử Cambodge: Kauṇḍinyasoma, người sáng lập
ra vương triều Mặt trăng Somavaṃça [सोमवंश*]
(cuối thế kỷ IV); Bhavavarman, vị vua độc lập đầu
tiên của Cambodge, em trai ông, Citrasena [चित्रसेन* Người có ngọn lao sáng] hoặc Mahendravarman [महेन्द्रवर्मन्*], cả hai đều làm vua trong nửa đầu
thế kỷ VI saka, còn con trai của Mahendravarman là Īçānavarman [ईशानर्मन्*] là quãng thời gian 538, 549 saka. Không nghi
ngờ gì rằng vùng đất mà Jagaddharma lấy lại được và là nơi ông cưới con gái của
vua đó chính là Cambodge. Thực ra thì thủ đô của Cambodge dưới thời Īçānavarman
được gọi là Īçānapura [ईशानपुर*], trong khi đó cái vùng đất mà Jagaddharma
đã xây dựng nên "puram
Bhavâbvayam” -
Bhavapura [भावपुर*], thủ đô Bhavavarman, nhưng nó cũng có thể được gộp
thành Cambodge, dưới thời của vị vua cuối cùng nó được hưởng đặc quyền là thủ
đô cổ.
Nếu giờ đây chúng ta hỏi các sử gia Trung Quốc
rằng vậy thì họ nói được gì về lịch sử Champa trong thế kỷ VII (6).
Vào năm 630, 631 SCN và những năm sau đó, vua Kandharpardharma [建達婆達摩* Kiến
Đạt Bà Đạt Ma 范頭黎* Phạm Đầu Lê - Fan T'eou-li] xác lập chế độ triều cống thường
xuyên. Sau khi ông chết, con trai ông là Phạm Trấn Long đã thừa kế vương vị. Năm
645, Prabhasadharma, 范鎮龍* Phạm Trấn Long bị kẻ thần thuộc Mo-ho-man-to-kia-tou giết chết cùng toàn bộ gia đình. Người dân đã
đưa một người Bà La Môn, con rể của Phạm Đầu Lê lên ngôi. Nhưng giới quyền lực
lại lật đổ người này và đưa con gái của Phạm Đầu Lê lên ngôi. Nhưng bà này
không thể ổn định được đất nước, nên lại phải viện đến [जगदधर्म*] Jagaddharma 拔陀羅首羅跋摩* Bạt Đà La Thủ Ma Bạt Ma, 諸葛地* Chư Cát Địa, con trai của người bà
cô của Phạm Đầu Lê. Chư Cát Địa quay về Cambodge, nơi mà người cha của ông đã tị
nạn sau khi mắc sai lầm; ở đó Chư Cát Đại cưới con gái của Phạm Đầu Lê và được
đưa lên ngôi. Các sứ bộ đã được 諸葛地* Chư Cát Địa Jagaddharma [जगदधर्म*] Tchou Ko-ti năm 653, Po-kia-cho-pa-mo (Prakāçavarman) năm 669,
Kien-to-ta-mo (Vikràntavarman?) năm 713, và Lou-to-lo (Rudravarman) năm 749 gửi đến triều đình Trung Quốc.
Tích truyện trên nhất quán về các đường nét
chính với dữ liệu bi ký của chúng ta. Trong thực tế, trong danh mục phả hệ đã
kê ở trên, dòng phụ hệ đã chấm dứt sau con trai Phạm Đầu Lê, và ngai vàng được
chuyển cho một người Bà La Môn là Bhadrecvaravarman,
con trai của người Bà La Môn Satya Kauçika Svāmin. Tuy nhiên hình như ở đây,
các sử gia Trung Quốc đã nhầm lẫn: không phải là con của vị vua Bà La Môn đã được
đưa lên ngôi, mà con trai ông có lẽ đã chấp nhận toàn bộ sự việc Bhadreçvaravarman
đã cưới con gái của vị vua bị truất ngôi là Phạm Trấn Long.
Hoàn toàn nhất quán với các sử gia Trung Quốc, dữ liệu bi ký của
chúng ta cũng cho thấy rằng ngai vàng không được truyền cho các hậu duệ Bà La
Môn, mà đã được chuyển cho một vị hoàng tử từ Cambodge trở về; nơi đó cha ông
đã thoái lui khỏi quyền lực “do một lỗi lầm” như các sử gia Trung Quốc cho biết,
còn những người tụng ca quan phương của vương quốc thì bình thản gọi đó là kenāpi vidhinā [केनापि विडीन*] vì một lý do nào đó. Vị thế của mối
quan hệ họ hàng cho rằng Prakāçadharma
gắn liền với hoàng tộc Champa, thì bi ký không hề nói: chúng ta chỉ biết rằng ông
có người mẹ là công chúa Çrï
Çarvānï, con gái của Īçānavarman.
Sử liệu Trung Quốc còn cho biết thêm rằng mẹ của ông là bà cô bên nội của Phạm Đầu Lê; điều đó là không thể, vì Çarvānï là một công chúa Cambodge, thì may ra có thể bà là cô bên mẹ của nhà vua, nếu một người chị em của bà đã cưới Çambhuvarman.
Sử liệu Trung Quốc còn cho biết thêm rằng mẹ của ông là bà cô bên nội của Phạm Đầu Lê; điều đó là không thể, vì Çarvānï là một công chúa Cambodge, thì may ra có thể bà là cô bên mẹ của nhà vua, nếu một người chị em của bà đã cưới Çambhuvarman.
__________________________________
Nguồn:
M. L. Finot 1904. Notes d'épigraphie : XI. Les inscriptions de Mi-Sơn, Bulletin
de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 4, 1904. pp. 897-977.
Ghi
chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng
Phạn, tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định
nghĩa của từ mà thôi.
Chú
thích
(1). Bulletin
de géographie historique et descriptive. 102, pp. 69 ss. Báo cáo của ông Paris
sớm hơn xuất bản phẩm này năm hoặc sáu năm.
(2). Chúng tôi đã phát hiện được đế và các đầu
cột của những chiếc cột này, và chiếc cột thứ tư không có khắc chữ. Một chiếc trụ vòm có nửa dòng chữ kết thúc đoạn minh văn, mới nhìn qua thì không có dấu chạm
nổi.
(3). Trên trụ vòm B2, chúng tôi không
còn phân biệt được số dòng chữ; không chữ nào còn có thể đọc được. Mảnh trụ vòm
phát hiện gần ngôi đền lớn có một số chữ, kể cả tên của Jaya Harivarman (voir
n° xxvi).
(4). Truyền thống này có lẽ không liên hệ gì đến
cái mà Châu Đạt Quan thu thập trong thế kỷ XIII, theo đó đêm đêm vua Cambodge phải
hợp nhất với một Nāgī (B. E. F. E.-O., il, 145). Điều đó có thể giúp phổ biến
hình tượng Nāga với tư cách là một yếu tố trang trí trong các công trình xây dựng
ở Cambodge.
(5). Bi
ký viết: «Someti sā vaṅçakarī pṛthivyām». Đoạn này luôn được dịch là “Người này
được gọi là Somā, đã tạo lập một chủng tộc hoàng gia trên mặt đất”. Nhưng không
thể có chuyện là âm vận lại bị biến đổi chút ít bởi cấu trúc và cái đoạn đó cần
phải được hiểu là: Việc tạo lập chủng hoàng gia ấy được gọi là Somā, tức là Somavaṃça. La st. 23, Somānvayaprasūtāyām, không giải
quyết được vấn đề, vì chúng ta có thể hiểu là Soma hoặc Somā. Đó cũng chính là
tấm bi ký của Han Chei, B, 3
(ISCC, p. 15). Còn bi ký của Ang Chumnik,I] 7 (ibid., p. 57) được gọi là Somāvaṃça. Cuối cùng một bi ký Champa (ibid.,
p. 223, I. 10) được xác định là Indravarman I của çaçirājavaṅçaṣaṃbhutena. Vì vậy nó cũng thuộc về chủng Mặt trăng.
(6).
Pelliot, Deux itinéraires de Chine en Inde, B. E. F. E.O. iv. 195-196 et
384-385.
Cám ơn anh - người cầm đuốc dẫn đường.
Trả lờiXóaNhững bài viết của anh rất bổ ích
Mình tự dẫn mình và anh em hiếu học dẫn nhau
Trả lờiXóaCảm ơn Lão Lười nhiều