Hai
tuyến đường từ Trung Quốc đến Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ VIII (I)
Paul
Pelliot
Người dịch: Hà Hữu Nga
Khoa học địa lý Trung Quốc đã có bước tiến bộ
lớn dưới thời nhà Đường (618 – 906). Nhưng không may là nhiều công trình rất
quan trọng không còn tồn tại cho đến ngày nay. Các chuyên luận địa lý đại cương
xưa nhất đã được biên soạn trong thời gian này, 括地志 Quát
địa chí hoàn thành năm 642, cho đến nay chỉ còn lại những phần rời rạc (1). Chuyên
luận lớn của 賈耽
Giả Đam (730-805) (2), 十道志 Thập
Đạo chí, Ghi chép về mười Đạo, thì khó mà biết được gì nhiều qua các đoạn trích
của sách太平寰宇記 Thái Bình Hoàn Vũ Ký (3) vào cuối thế kỷ X.
Ngoài ra, sách 十道圖 Thập
Đạo đồ của李林甫 Lý Lâm Phủ hoàn thành vào đầu thế kỷ IX; chúng ta biết được đầu đề cuốn
sách là nhờ 新唐書 Tân Đường thư cung cấp, nhưng phải sử dụng đến khoa bi ký học
thì mới có thể đọc được một đoạn của cuốn sách (4). Chỉ có công trình địa lý đại
cương thứ hai của Lý Lâm Phủ là 元和郡縣圖志 Nguyên
Hòa quận huyện đồ chí, ở chương 40, được xác định niên đại năm 806 – 820, là
thoát được sự hủy hoại của thời gian; nhưng trải qua nhiều thế kỷ, nó cũng đã
bị mất thêm 6 chương và toàn bộ các bản đồ (5).
Rất may là nhờ có sách 新唐書 Tân
Đường thư (6) mà chúng ta còn được đọc một số đoạn tóm lược hồi ức địa lý do Giả
Đam ghi lại trong thời 貞元 Trinh Nguyên (785-805) (7) và đó
là những đoạn rất hay về lịch sử địa lý châu Á với tư cách một chỉnh thể. Trong
đó mô tả hàng loạt tuyến đường từ Trung Quốc đi Triều Tiên, Trung Á, Ấn Độ và đến
tận Baghdag. Trong đoạn dịch về cuộc hành trình của 宋雲 Tống
Vân, năm 518-522 (8), ông Chavannes đã
trích dẫn một phần đoạn đường đến Khotan. Ông đã công bố trong đó đoạn Harachar
đến Koutcha và đoạn đường Koutcha đến Aoulié-ata trong bài viết Documents sur les Tou-kiue occidentaux
(pp. 7-10). Hiện tôi đang nghiên cứu tuyến Bắc Bộ (9) đi Ấn Độ theo đường Vân
Nam và Quảng Đông đi Ấn Độ theo đường biển phương Nam.
Tôi lần theo những tuyến khác trong 蠻書 Man thư (10) và 新唐書
Tân Đường Thư bổ sung cho một số vấn
đề của Giả Đam. Tuyến đầu tiên là Bắc Kỳ. Trong thực tế, sau này, Bắc Kỳ trong
nhiều thế kỷ đã trở thành một bộ phận của đế chế Trung Quốc. Lần đầu tiên bị
chinh phục vào thế kỷ thứ III TCN trong thời Tần Thủy Hoàng đế, Bắc Kỳ và Việt
Nam phần phía bắc đã hình thành nên nhà tiền Hán (206 TCN) và hậu Hán (25-220
SCN) từ ba đạo 交阯* Giao Chỉ (vùng Hà Nội), 九眞 Cửu Chân (vùng Thanh Hóa?) và 日南 Nhật
Nam (vùng Quảng Bình?) (11). Vào đầu công nguyên các mối quan hệ thương mại hoặc
chính trị đã được thiết lập đều đặn giữa Trung Quốc và các quốc gia vùng biển
phương Nam, trong đó Giao Chỉ, Bắc Kỳ là điểm đến cuối cùng của các thương thuyền;
và đó chính là nơi mà Marcus Aurelius đã cử sứ bộ tới vào năm 166 SCN (12). Trong
khi những rắc rối do phong trào Mũ Vàng [黃巾之亂 Hoàng
Cân chi loạn của ba anh em Trương Giác, Trương Bảo, Trương Lương] gây ra vào
cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III làm cho Trung Quốc tan hoang thì Bắc Kỳ lại
tương đối yên tĩnh; sách 安南志畧 An Nam chí lược (13) của Lê Tắc vẫn
còn lưu lại một số cái tên Trung Quốc đã đến đó lánh nạn. Dưới thời Tam Quốc, Bắc
Kỳ thuộc về nhà Ngô, thủ đô là Nam Kinh: vào quãng năm 226 một thương nhân là Tần
Luận người Đông Địa Trung hải đã đến Bắc Kỳ, lúc đó được gọi là quận [交州 Giao Châu] Giao Chỉ (14). Sau đó Lữ Đại được cử làm thái
thú “để khai hóa vùng phía nam của vương quốc” [安南志畧 An Nam
chí lược], và Lâm Ấp, Phù Nam trở thành các chư hầu (15). Theo Cựu Đường thư (k.
41, p. 33 v°), thì toàn bộ các vương quốc thuộc vùng biển nam từ thời nhà Hán đều
đến triều cống “nhất thiết phải tìm đường đến Giao Chỉ” [theo sách 資治通鑑補正 Tư Trị
thông giám bổ chính]
(16).
Tuy nhiên các nhà hàng hải đã dần dần
sử dụng tuyến đường trực tiếp nhất để đến Trung Quốc, và cuối cùng Quảng Đông đã
thay thế địa vị của Bắc Kỳ. Chính nhà sư 義淨 Nghĩa Tịnh vào thế kỷ thứ VII đã hành
hương đến Ấn Độ từ Quảng Đông. Nhưng vận động sẽ không diễn ra nếu không có đấu
tranh. Tỉnh Quảng Đông thực sự nằm trong biên giới Trung Quốc, thay vì Bắc Kỳ là
một loại đất bảo hộ. Và người Quảng Đông đòi hỏi phải được độc quyền các lợi
ích của họ trong các hoạt động ngoại thương. Năm 792, Kinh lược sứ 嶺南 Lĩnh Nam (tức là Lưỡng Quảng) đã gửi lên triều
đình một tấu biểu [theo sách 資治通鑑補正 Tư Trị thông giám bổ chính] (17) thỉnh nguyện cho thuyền buôn nước ngoài thỉnh
thoảng sử dụng 安南
An Nam (Bắc Kỳ ngày nay) và yêu cầu
có một đại diện là một quan chức cấp đạo được cử đến Bắc Kỳ để cấm thương mại.
Hoàng đế đã ân chuẩn lời tấu, nhưng 陸贄 Lục
Chí (18) cho biết “Các thương thuyền đến các nước xa xôi chỉ duy nhất để tìm kiếm
mối lợi. Đối xử với họ tốt thì họ sẽ đến; phiền nhiễu họ thì họ sẽ bỏ đi. Quảng
Châu lâu nay vẫn là nơi tụ hội của các thương thuyền ngoại quốc. Nay bỗng dưng
tất cả đổi thay và họ sẽ đến An Nam; nếu chẳng phải là nạn nhân của tệ nhũng lạm
thì lẽ nào họ lại không đến [Quảng Châu] nữa. Nhưng người ta lại không tìm đến
hỏi triều đình, lại không làm bận tâm Hoàng đế thêm nữa. Vả lại, cả Lĩnh Nam (Lưỡng
Quảng) và An Nam vùng đất nào mà không thuộc quốc chủ; các nội quan và các ngoại
quan thảy đều là công bộc của Hoàng đế. Vậy thì tại sao chúng ta lại tin vào Lĩnh
Nam để đóng cửa An Nam? Tại sao lại coi trọng các nội quan mà lại coi nhẹ các ngoại
quan? Thần kính sợ dâng tấu”. Thực ra ông không tiếp tục xem xét cái ý đồ trên,
hơn nữa vai trò của Quảng Đông là do vị trí địa lý của nó đem lại, chứ không phải
là do các đạo luật ban ra. Tuyến đường của Giả Đam từ Quảng Đông theo đường biển
phía nam chính là tuyến đường mà các thương gia Ả Rập đã đến vào thế kỷ thứ IX.
Cuộc giành lại độc lập của An Nam vào năm 968 cuối cùng đã gạt bỏ vấn đề này,
và vận hội của Quảng Châu một thời được người Zaytoun (tiếng Ả Rập là [người làm ra] Ô Liu) bồi đắp,
nay thực sự đã bị sói mòn bởi người châu Âu vào giữa thế kỷ cuối cùng.
Chế độ An Nam đô hộ phủ do nhà Đường lập ra
năm 679 và đồng thời nó cũng tạo hình cái tên gọi của An Nam theo âm Trung Quốc
và Annamite trong tiếng Pháp. Xứ này lần đầu tiên được tạo lập dưới thời Hán là
quận Giao Chỉ. Tôi chỉ có thể biết vào khoảng cuối thế kỷ VIII An Nam Đô hộ phủ
được lập chính là thời điểm bắt đầu tuyến đường của chúng ta. Năm 866 hoặc đầu
867, viên tướng Trung Quốc 髙騈 Cao Biền đánh bại Nam Chiếu, chinh
phục Giao Chỉ và xây dựng thành 大羅 Đại La. Nhưng đây chính là ngôi
thành mà 李元嘉 Lý Nguyên Gia đã xây dựng năm 824 bên bờ 蘇歷江 Tô Lịch
Giang. Sau đó, vì lý do phong thủy, 李元嘉 Lý
Nguyên Gia đã rời đi, và dường như tường thành大羅 Đại
La là do 張舟 Trương Châu xây năm 808 và thành của Trương
Châu cũng được xây lại trên chính ngôi thành được 趙昌 Triệu
Xương mở rộng năm 791 trên cơ sở La Thành do 張佰儀 Trương
Bách Nghi xây năm 767. Vì vậy có thể là vị trí của An Nam Đô hộ phủ vào cuối thế
kỷ thứ VIII cũng chính là vị trí mà 髙騈 Cao Biền
đã xây thành.
Ngày nay vị trí của ngôi thành do 髙騈 Cao Biền
xây đã được xác định một cách chắc chắn, đó là ở góc tây bắc của Hà Nội bây giờ, cạnh trường đua mới chúng
ta vẫn còn thấy di tích những đoạn thành đất cũ. Dọc theo các đoạn thành này đến
tận sông Tô Lịch, và cái tên này vẫn được sử dụng từ thời đó đến nay. Vì vậy
trên thực tế chúng ta có thể xác định được vị trí An Nam Đô hộ phủ tại Hà Nội (19).
Thực sự thì đây là giải pháp khả thể, nhưng không được quên rằng còn một vấn đề
chưa được biết đó chính là tầm quan trọng của việc dời chuyển vị trí của thành
vào năm 824. Sách 新唐書 Tân Đường thư (k.43 下, tr.8
) viết rằng năm 825 Phủ thành đã được chuyển đến huyện 宋平 Tống
Bình; ngày nay, mặc dù sách Cương mục của An Nam (phần mở đầu, chương 4, tr.32)
không khẳng định bất cứ mối liên hệ nào giữa việc 李元嘉 Lý
Nguyên Gia dời thành và việc chuyển thành vào năm 825, có vẻ như đó có thể là
cùng một sự kiện, và chúng tôi cho rằng vì vào năm 824 hoặc 825 vị trí của Phủ
thành được chuyển đến huyện Tống Bình, điều đó phù hợp với các di tích còn lại
cho đến bây giờ, đó chính là các di tích trước khi xây dựng phủ thành ở một huyện
khác, mà trong thực tế theo Tân Đường thư (k.43 下, tr.7)
thì đó chính là huyện 交趾**Giao Chỉ.
Danh mục của 舊唐書 Cựu Đường thư (k.41, tr.33) và 新唐書 Tân Đường thư (k.43 下, tr.8
) lại kê đích danh huyện Tống Bình lên đầu tất cả các huyện khác của châu
thủ phủ thuộc An Nam, điều đó ẩn ý rằng mặc dù Đại La năm 824 vẫn còn là
thủ phủ của An Nam, nhưng về mặt hành chính thì thủ phủ lại là huyện Tống Bình. Điều đó
cũng cho thấy tại sao 舊唐書 Cựu Đường
thư (k.41, tr.33) lại không đặt Phủ thành vào huyện Giao Chỉ, là nơi chỉ cách Phủ thành 10 dặm về phía đông bắc là đến được lãnh thổ của huyện Giao Chỉ.
Nhưng sau đó chúng ta lại phải đối đầu với các vấn đề mới. Trong thời 貞元 Trinh
Nguyên (785-805), có nghĩa là trước khi chuyển thủ phủ năm 824, Phủ thành vẫn
thuộc huyện Giao Chỉ thì phải giải thích như thế nào về việc để đi tới 峯州 Phong Châu vẫn phải đi qua huyện Giao Chỉ? Còn
các vị trí do 舊唐書 Cựu Đường
thư chỉ ra dường như lại có vấn đề***: cũng văn bản đó cho thấy lần lượt huyện 朱鳶 Châu
Diên cách phủ thành 500 dặm về phía
đông, còn đạo 朱鳶 Châu Diên thứ hai lại cách phủ thành 549 dặm
về phía bắc; xin bổ sung thêm là người An Nam (Cương mục, phần mở đầu, chương
2, tr.10) lại đặt Châu Diên ở huyện 永祥 Vĩnh Tường thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay, có
nghĩa là cách phủ thành 100 dặm về phía tây bắc.
Cuối cùng, chính vị trí của huyện Giao Chỉ hình
như cũng đã thay đổi. Có lẽ chỉ có một chương trình nghiên cứu chi tiết và hệ
thống về tổ chức hành chính cổ này của Trung Quốc tại Bắc Kỳ thì mới giải quyết
được các mâu thuẫn trên. Trong lúc này, nhân chuyện nhầm lẫn 30 hoặc 40 km, tôi
coi Hà Nội là điểm xuất phát của tuyến đường do Giả Đam đề xuất.
_______________________________________
Nguồn:
Paul Pelliot 1904. Deux itinéraires de Chine en Inde
à la fin du VIIIe siècle, Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient.
Tome 4, 1904. pp. 131-413. (Paul
Pelliot, Professeur à l'Ecole française ď 'Extrême-Orient).
Ghi
chú của người dịch:
*,** Trong công trình của mình Pelliot đã sử dụng
hai chữ “chỉ” khác nhau cho cụm từ Giao Chỉ, đó là交阯* và 交趾**,
trong khi chữ 阯* “chỉ” này có nghĩa là: nền móng, cơ sở, nơi, chỗ,
địa điểm; thì chữ 趾** “chỉ” này lại có nghĩa là: chân, ngón chân, dấu
vết, tung tích. Ngoài ra tôi cũng hơi lúng túng với các từ chỉ đơn vị hành
chính được Pelliot sử dụng trong công trình này, cụ thể là: commanderie, prefecture, sous- prefecture, district được dùng với các danh từ
riêng 交阯 Giao Chỉ, 朱鳶 Châu
Diên, 峯州 Phong Châu, 永祥 Vĩnh Tường, 宋平 Tống
Bình, v.v.
*** Chính cách sử dụng tư liệu của Pelliot cũng có vấn đề khi ông dẫn 舊唐書 Cựu Đường
thư kiểu này, bởi vì nó dễ làm cho người đọc lúng túng, nhầm lẫn nếu hình dung những
địa điểm cách xa An Nam Đô hộ phủ hàng vài trăm dặm theo đường chim bay chứ
không phải là theo hệ thống thủy lộ đôi khi rất quanh co, vòng vèo do sông ngòi
uốn lượn. Trong khi đó 舊唐書 sách Cựu Đường thư, quyển tứ thập nhất, Chí đệ nhị
thập nhất, Địa lý tứ, viết như sau:
安南都督府隋交趾郡...調露元年八月,改交州都督府為安南都護府.大足元年四月,置武安州,南登州,並隸安南府.至德二年九月,改為鎮南都護府,後為安南府...西至愛州界小黃江口,水路四百一十六里,西南至長州界文陽縣靖江鎮一百五十里,西北至峯州嘉寧縣論江口水路一百五十里,東至朱鳶縣界小黃江口水路五百里,北至朱鳶州阿勞江口水路五百四十九里,北至武平縣界武定江二百五十二里,東北至交趾縣界福生去十里也.[舊唐書卷四十一,
誌第二十一, 地理四 Cựu Đường thư, quyển tứ thập nhất, Chí đệ nhị thập nhất, Địa lý tứ].
An Nam đô đốc phủ thời nhà Tùy thuộc quận Giao Chỉ...Năm Điều Lộ nguyên
niên [năm 679, nhà Đường], tháng tám đổi Giao Châu đô đốc phủ thành An Nam đô hộ
phủ. Năm Đại Túc nguyên niên [năm 701, nhà Đường] tháng tư, lập Vũ An
châu, Nam Đăng châu, đều thuộc vào An Nam phủ. Năm Chí Đức thứ hai [năm 757,
nhà Đường], tháng chín, đổi làm Trấn Nam đô hộ phủ, sau thành An Nam phủ...[Tính
từ Phủ thành] Phía tây đến Ái Châu, mốc giới cửa sông Tiểu Hoàng, theo đường thủy [Hà Hữu Nga lưu
ý] là 416 dặm (khoảng 208km); phía nam đến Trường Châu, mốc giới huyện Văn
Dương, trấn Tĩnh Giang là 150 dặm (khoảng 75km); tây bắc đến Phong Châu, huyện
Gia Ninh, cửa sông Luân Giang theo đường
thủy cũng là 150 dặm (khoảng 75km); phía đông đến huyện Chu Diên, mốc
giới cửa sông Tiểu Hoàng theo đường
thủy là 100 dặm (khoảng 50km); phía bắc đến châu Chu Diên, cửa sông A
Lao theo đường thủy là 540 dặm
(khoảng 270km); phía bắc đến huyện Vũ Bình, mốc giới sông Vũ Định là 252 dặm (khoảng
126km); đông bắc đến huyện Giao Chỉ, mốc giới Phúc Sinh khoảng 10 dặm.
Chú thích
1. Cf. Chavannes, Le défilé de
Long-men, dans /. A., juillet-août 1902, p. I44. Les fragments subsistants du 括地志 Quát địa chí ont été réunis par 孫生衍 Tôn
Sinh Diễn et publiés par lui en 1797 dans son excellent 岱南閣叢書 Đại
Nam Các Tùng Thư.
2. Sur Kia Tan, voir le très important mémoire
de M. Chavannes, Les deux plus anciens spécimens de la cartographie chinoise,
dans B. E. F. E.-O., iii, 244. — Cet ouvrage de Kia Tan est celui qui est cité
dans le Sin t'ang chou, k. 176, p. 1 v°, sous le titre de 貞元十道錄 Trinh
Nguyên Thập Đạo Lục, « Description des dix régions dans la période Lcheng-yuan
(785-805) ». Le太平寰宇記 Thái
Bình Hoàn Vũ Ký là donne aussi le titre de 十道述 Thập
đạo thuật. Sous les T'ang, la Chine était divisée en dix régions appelées 道 tao,
đạo.
3. Le 太平寰宇記 Thái
Bình Hoàn Vũ Ký của 樂史 Nhạc Sử a été publié en 970-988 ;
sur cet ouvrage, cf. Wylie, Notes, p. 35, et B. E. F. E.-O., n, 338-339.
4. Cf. B.E.F.E.O., m, 717, et le 孫淵如文集 Tôn
Uyên Như Văn tập, section try 岱南閣文集 Đại Nam Các văn tập ii, 11.
5. Ci. В E. F. E.-O., m, 716-718.
6. Auk. 43 下, p.
13 ro-16vo.
7. La fin de l'année 805 est occupée par la 1e
année 永貞 yong-tcheng Vĩnh Trinh.
8. B. E. F. E.-O., ni, p. 390, n. 9.
9. Le Tonkin fut une province chinoise depuis
la chute du royaume de 南越 Nan yue Nam Việt), en 111 av.
J.-C, jusqu'en 968 de notre ère, à l'exception du temps des 李 Li
antérieurs (544-602) et des 吳 Wou (Ngo) (939-965).
10. Le Man chou 蠻書 Man
chou Man Thư en 10 k. est l'oeuvre de 樊綽 Fan
Tch'o Phàn Xước, qui est mentionné dans la Nouvelle histoire (les Tang (к. 222 中, р.
2 г°) comme un secrétaire de 蔡襲 Ts'ai Si Sái Tập, gouverneur chinois au
Tonkin. Lors des troubles de 862, qui amenèrent la mort de Ts'ai Si, Fan Tch'o
put s'enfuir en emportant les sceaux de son chef. Il publia son livre au début
de la période 咸通
hien-ťong Hàm Thông (860-873) (cf.
Sseu h' ou ts'iuanclwu tsong mou, k. 66, p. 11).
Le Man chou fut perdu comme livre indépendant
au début des Ming, postérieurement cependant à la compilation du 永樂大典 Yong lo ta tien Vĩnh Lạc Đại Điển, ("est
dans le Yong lo ta tien que les érudits du xvnie siècle allèrent chercher les longs extraits classés sous
diverses rubriques, et divisèrent arbitrairement ces fragments en dix
chapitres, sous prétexte de se conformer au nombre original. Le Man chou fut
édité en caractères mobiles au Wou-ying-tien en 1774; c'est de cette édition
princeps que je me suis servi. Il y a bon nombre de réimpressions, tant dans
les réimpressions collectives d'ouvrages édités au Wou-ying-tien que dans des
collections comme le très précieux 雲南備徴志 Yun
nanpei tcheng tche Vân Nam Bị Trưng chí. Une édition marquant les noms propres
a été récemment donnée dans le 漸西村舎叢刻 Tsien si ts'ouen chô t’song ko - Tiệm
Tây Thôn Xá Tùng Khắc (cf.
B. E. F. E.-O., ni, 518). Le Man chou mériterait d'être intégralement traduit
et commenté.
11. Ces identifications sont traditionnelles,
mais, pour la commanderie du Je-nan tout au moins, il est assez difficile de déterminer
exactement quelles régions étaient soumises à sa juridiction. La solution doit varier sans
doute suivant les époques. Cf. infra, dernière partie du premier itinéraire.
12. M. Parker (China Review, l. xx, p. 339) a
eu l'idée extraordinaire de faire débarquer les envoyés de Marc-Aurèle à Mergui
au Tennasserini, pour les faire passer ensuite par Mandalay sur l'Iraouaddy,
Xieng-hong dans les Sipsong-panna du Yunnan et Vinh sur la côte d'Annamite. Cette hypothèse, qui va d'ailleurs
contre les textes, ne résiste pas à l'examen d'une carte.
13. 安南志畧 An Nam
Chí Lược. Réédition japonaise de 1884, ch. 10, p. 1 ; trad. Sainson, pp.
389-390.
14. Cf. Hirth, China and the Roman Orient, pp.
47-48.
15. Cf. Mémoires sur Г Annam, ch. 7, p. 5 vfj
; trad. Sainson, p. 330 ; 6. E. F. E.-O., m, 251, 303.
16. Ce n'est pas à dire qu'on n'allât pas déjà
à Canton. Mais l'exemple de Fa-hien, qui, parti des Détroits pour Canton, fut
entrainé par la tempête jusque sur les côtes du Ghan-tong, explique qu'on ait
longtemps préféré le cabotage le long de la côte annamite.
17. Cf. 資治通鑑補正 Tseu tche t'ong kien pou tcheng Tư Trị Thông Giám
Bổ Chính (ou « Tseu tche ťong kien revu et corrigé »), éd. lithogr. de
Changhai, 1902, k. 234, p. 2 v°.
18. Lou Tche est une des belles ligures de
l'époque des Tang. il véout de 754 à 805. Cf. Giles, Biogr. Diet., n° 1406 ; 舊唐書 Kieou
t'ang chou Cựu Đường Thư, k. 139 ; Sin t'ang chou, к . 157.
19. Cf. Cương Mục, s. a. 767, 791, 808, 824,
867 (où la date cyclique est fausse d'an
an); G. Dumoutier, Etude historique et archéologique sur Hoa-lu-, dans
Bullet, de géogr. histor. et descript., 1893, p. 38.