Knapp, A.B. and van Dommelen
Người dịch: Hà Hữu Nga
Các nhà khảo cổ học tìm cách khảo
sát vai
trò của con người trong
các xã hội quá khứ từ lâu
đã giả định, có ý thức hoặc vô thức, về
sự tồn tại của các cá
nhân. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khám phá các khái niệm và chiều
kích khác nhau của ‘cái
cá nhân’, cả về dân tộc học và khảo cổ học. Chúng tôi chỉ
ra rằng nhiều nhân vật chính
trong cuộc luận chiến về sự tồn tại của các
‘cá nhân’ trong thời tiền sử sử dụng các ví dụ dân tộc học tương tự
để bàn luận về lập trường của họ. Các lập
trường này bao gồm từ việc
khẳng định rằng bất kỳ gợi
ý nào chỉ
đơn giản về các dự án của các cá nhân từ 500 năm về trước là một cấu trúc của tính hiện đại của phương Tây đối với quá khứ, đến quan
điểm cho rằng các bản sắc cá nhân là các cấu trúc xã hội cụ thể về phương
diện văn hóa, kể
cả quá khứ lẫn
hiện tại.
Giống như hầu hết những ai tham gia vào cuộc tranh luận, chúng tôi cũng hoài nghi về một nhân loại tính
không thay đổi trong quá
khứ, nhưng chúng tôi lại cảm thấy rằng việc
suy nghĩ về chủ đề này đã
bắt đầu có đôi chút khó nhân nhượng. Do đó, để phản bác lại cuộc tranh luận này, chúng tôi
thảo luận về khái niệm habitus
(thói quen) của Bourdieu, liên quan
đến khái niệm quyền lực của Foucault. Chúng tôi kết luận rằng tự
trải nghiệm bản thân như
một cá thể sống là một phần của bản chất con người, và các nhà khảo cổ nên xem
xét lại tầm quan trọng xã hội, không gian và ý thức hệ của cái
cá nhân, cũng như sự tồn
tại của cá nhân, bao gồm cả các cuộc đời trong thời tiền sử cũng như các
bối cảnh lịch sử.
“Kết quả [của các công trình gần đây về tác tố (agency)]…đã phải gộp làm một với tác nhân (the actor)…và do đó cho rằng bằng chứng của tác tố cũng hệt như bằng chứng đối với các cá nhân, các chủ thể hoặc tự ngã. Nhầm lẫn này là một điều dễ hiểu, và trong khảo cổ học, nguồn gốc của nó dường như ẩn trong những nỗ lực hoàn toàn cần thiết và đáng khen ngợi để suy tư về các thuộc tính cụ thể của các cá nhân trong quá khứ và vai trò của họ đối với sự thay đổi văn hóa và xã hội.” (Moore 2000, 260).
Vẻ ngoài của phương pháp
và lý thuyết khảo cổ ngày nay, và sự say mê hiện thời của nhiều nhà khảo cổ học với khái niệm ‘tác tố’, dường như có rất
ít lý do để thách thức với
tuyên bố thẳng thắn này của Henrietta Moore. Từ việc xử lý khảo cổ chiều sâu, sớm nhất của công trình The Personal in Prehistory (Hill & Gunn
1977), đến lần gặp
mặt gần đây trong một phiên họp quá đông tại cuộc họp thường niên lần thứ 100 của
Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ (Hai mươi lăm
năm sau cái Cá nhân trong Tiền sử, New Orleans,
ngày 21 tháng 11 năm 2002), thông qua một loạt các tác phẩm cả 'quá trình' (ví
dụ Renfrew 1972, 503–4; Hayden 2001, 254–8; Snow
2002) lẫn 'hậu quá trình' (ví dụ Shanks
& Tilley 1987, 61–78; Meskell 1999, 8–36; Hodder 2000; 2003; Tarlow 2002,
26–7; Gosden 2004, 33–9; Kristiansen 2004, 83–5), các nhà khảo cổ
học muốn mở tung những
cánh cửa về vai trò của con người trong các xã hội quá khứ thường thừa nhận, có ý thức hoặc
vô thức, sự tồn tại của các cá nhân.
Tuy nhiên, Thomas (2004a, 147-8) đã thách thức những giả định kém chất lượng về sự tồn tại của các cá nhân, ít nhất là ở châu Âu từ khoảng 500 về trước: “… để áp đặt khái niệm cái cá nhân vào quá khứ xa xôi là một lối thật hành nguy hiểm và có khả năng là quá tự yêu mình... Nếu thân phận (personhood [1] – trạng thái, vị thế là một cá nhân) mang tính quan hệ, thì chúng ta nên khám phá các mối quan hệ nào cho phép nhân tính tự sáng tạo và bền bỉ trong quá khứ, và cố gắng phân biệt được nhân tính là thế nào, thay vì cho rằng cái cá nhân siêu việt luôn ngự tại trung tâm vạn vật.”
Theo quan điểm của ông, khái niệm về cái cá nhân hiện đại
đã bám chặt trong ‘trí tưởng tượng khảo cổ học’ (Thomas 1996, 63-4). Từ lâu ông đã cho rằng cái cá nhân 'hợp lý' hoặc 'tự trị' hay 'siêu việt' này là một cấu trúc văn hóa
độc đáo cho tính hiện đại phương Tây và triết lý chính trị đặc trưng nhất của nó – chủ nghĩa tự do nhân văn luận, và việc phóng chiếu cái
'bóng ma cá nhân' này về quá khứ không chỉ là lỗi thời mà thực sự là một biến thể của tộc người trung tâm luận của quá khứ (Thomas 2002a, 30; 2004a, 136-7). Ngay cả các nhà khảo
cổ học lịch sử, như Martin Hall (2000, 9-10), cũng cảm thấy rằng
bằng cách giả định một nhân loại không thay đổi trong quá khứ, chúng ta đã tự mở ra cho mình
những diễn giải vòng quanh và làm cho các khảo
sát mang tính lịch sử của chúng ta
trở nên tự kỷ.
Ở
phạm vi rộng, Fowler (2004, 3-6) theo sự dẫn dắt của
Thomas, cho rằng con người trong quá khứ không nhất thiết phải là 'cá nhân hóa' như người hiện
đại, và những quan niệm ngày
xưa về thân phận và bản sắc có
lẽ gắn chặt với bối cảnh ( giống như ngày nay) và liên quan mật thiết đến
các tương tác xã hội và các
mối quan thiết
của cộng đồng. Kirk (2006, 333-5) ít lạc quan hơn và,
trong khi thảo luận về các ý
thức ngẫu nhiên (tức là không pha trộn, không ổn định theo thời gian) của thân phận có thể được tạo
thành thông qua các thật
hành vật chất khác nhau diễn ra tại một số di tích thời kỳ đồ đá mới ở miền Nam
nước Anh, thì không phủ nhận khả năng có
một số hình thức 'đặc thù lịch sử' của cái cá nhân có thể đã tồn tại
trong quá khứ. Khi xem xét thời kỳ đồ đá mới ở đông nam châu Âu, Chapman (2000)
đã phát triển một mô hình nhân học ‘thân phận’ để xem xét các
quá trình phân mảnh và tích lũy gắn liền giữa người và vật như thế nào. Theo quan điểm
của ông, những người - không phải các ‘cá nhân’ (individuals) mà là các ‘phân nhân’ (‘dividuals’) - được tạo thành
từ tổng các mối quan hệ của họ. Jones (2005) đã tạo ra mạng lưới của mình rộng
rãi hơn, bằng cách xem xét
thời kỳ đồ đá mới ở châu Âu rộng hơn và xem xét nhân vật đó được cấu
thành ra sao trong giai đoạn chuyển đổi này. Ông gợi ý rằng thân phận là một khái niệm liên quan đóng vai trò trung tâm để
hiểu tổng thể về thời kỳ đồ đá mới ở châu Âu, và chúng ta phải cẩn thận để không tổng gộp cả cái cá nhân hay cái ‘phân nhân’. Jones lao vào nghiên cứu các thật tiễn xã hội,
cách thức mà những cá thể người (persons) được tạo ra và được thật hiện thông qua các
mạng quan hệ - khác nhau trong từng bối cảnh lịch sử và liên quan đến cả
con người và tính vật chất.
Về nhiều khía cạnh, cơ quan nghiên cứu về Thời kỳ Đá mới châu Âu và Anh đã có xu hướng chuyển trọng tâm của cuộc tranh luận từ các cá nhân sang những con người riêng lẻ, hoặc thân phận, các khái niệm mà chúng tôi sẽ thảo luận chi tiết dưới đây. Trong nghiên cứu này, mục tiêu của chúng tôi là khám phá và tìm cách tối thiểu hóa các lập trường vẫn còn phân cực về sự tồn tại của các cá nhân trong quá khứ. Chúng tôi thảo luận về những khái niệm khác nhau đầu tiên và các chiều kích của ‘cái cá nhân’ (bao gồm cả thân phận), bằng cách trích dẫn một số vấn đề khoa học xã hội và dân tộc học đã ảnh hưởng đến tư duy khảo cổ về chủ đề này. Sau đó, chúng tôi xem xét những cách thức mà các nhà khảo cổ học, và đặc biệt là các nhà tiền sử học đã sử dụng khái niệm cái cá nhân và những khác biệt xảy ra sau đó. Giống như Thomas, chúng tôi không sử dụng một nghiên cứu trường hợp cụ thể hoặc các nghiên cứu để minh họa các quan điểm của mình, nhưng chúng tôi sẽ trích dẫn một số ấn phẩm có liên quan.
Khi khảo
sát kỹ hơn, cuộc tranh
luận thường gay gắt được thật
hiện trong công trình của Lynn Meskell và Julian Thomas nói riêng, cho thấy những dòng mạch chung về sự hiểu lầm, mà một số vấn đề trong đó thật chất có tính liên
ngành (dân tộc học so
với khảo cổ học) và một số vấn
đề liên lĩnh vực (khảo
cổ học quá trình so với khảo cổ học hậu quá trình, khảo cổ học ‘châu Âu’ so với khảo cổ học ‘Địa Trung Hải’). Ở đây, chúng tôi chỉ ra
rằng các nhân vật chủ
chốt của cuộc luận chiến sử dụng các ví dụ dân tộc
học tương tự để bàn
về lập trường của họ và cho rằng các phân chia thành quả có phần hời
hợt. Như là một phản biện, cái
mà chúng tôi thấy có liên quan đến cuộc tranh luận này, chúng tôi sẽ
thảo luận về các
mối liên hệ giữa tác
tố và quyền lực và, bắt
đầu từ khái niệm thói quen
- habitus của Bourdieu,
cùng với khái niệm quyền lực của Foucault, chúng tôi đề xuất một giải pháp thay
thế cho toàn bộ cuộc tranh luận. Để kết luận, chúng tôi cho rằng trải nghiệm
bản thân như một cá thể sống là một phần của bản chất con người, và các nhà khảo cổ nên xem xét
lại tầm quan trọng về mặt xã hội, không gian và ý thức hệ của cái cá nhân và của những đời người hiện thân cá nhân trong quá khứ. Chúng tôi cho rằng điều này không đủ để chấp nhận
khái niệm hiện đại
về cái cá nhân, hay chủ nghĩa cá nhân, chừng nào chúng ta còn tạo cho các bối cảnh lịch sử
và tiền sử có liên quan trở
thành một phần của cái phương trình đó.
Các cá nhân: khái niệm và chiều kích
Bởi vì khoa học xã hội phương tây thường thật hành từ xã hội (cái lớn hơn) đến cá thể hoặc cá nhân (cái nhỏ hơn), nên hầu hết các nhà khảo cổ học cũng đã làm theo cách thức đó, và từ lâu đã bỏ qua mối quan hệ của cái cá nhân với xã hội, hoặc vị trí và các mối quan hệ của những con người riêng lẻ (persons) trong xã hội. Thay vào đó, họ có xu hướng coi các cá nhân hoặc những con người riêng lẻ theo thuật ngữ lý thuyết hệ thống chỉ là những bộ phận cấu thành nhỏ nhất của một hệ thống lớn hơn có động lực riêng và tuân theo logic riêng của nó, mà một cá nhân không thể tác động đến. Trong số ít các nhà khảo cổ học quá trình cố gắng tạo ra nhiều 'cá nhân' hơn nữa ấy chính là Hill & Gunn (1977), nhưng đức kiên ngoan của họ về bản chất hệ thống của hành vi cá nhân trong các bối cảnh xã hội, kinh tế và các bối cảnh khác rộng lớn hơn đã biến những con người riêng lẻ thành các hệ thống thu nhỏ (Thomas 2004a , 116-17 & 120-21). Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ cho xu hướng này trong các khoa học xã hội: một số nhà khảo cổ học Darwinian, nhà sinh thái học tiến hóa và nhà sinh học hành vi, và những người khác nữa, coi mỗi cá nhân - thường theo nghĩa ít lý thuyết hóa - như là từng viên gạch của lý thuyết xã hội (ví dụ Nettle 1997).
Schortman (1989), một nhà khảo cổ học nỗ lực bơi ngược dòng triều quá trình luận, đã phát triển khái niệm ‘các bản sắc nổi bật’ trong một bài viết sớm, sâu sắc đồng cảm với quan niệm về các cá nhân nhưng cuối cùng lại xử lý các phạm trù xã hội rộng lớn hơn – tính dân tộc và giai cấp. Các bản sắc nổi bật quy về các mối liên hệ xã hội hướng dẫn hành vi văn hóa, liên cá nhân và có vô số cái biểu đạt mang tính vật chất (Schortman 1989, 54-5). Một hàm ý quan trọng là các bản sắc như vậy thường là vô số, được viện dẫn trong các trường hợp khác nhau và vì nhiều lý do khác nhau trong suốt đời người. Trên thật tế, hầu hết mọi người phải thương lượng vô số bản sắc khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau qua ròng rã kinh nghiệm cuộc đời họ (Fisher & Di Paolo Loren 2003, 226).
Khi xem xét một loạt phương tiện vật chất - từ tượng đài, tượng nhỏ và bích họa đến biểu tượng, các họa tiết trang trí đến đồ châu báu và trang sức - các nhà khảo cổ thường xuyên xử lý các vấn đề liên quan đến tư thế, cử chỉ, trang phục, bản năng giới tính, tính đại diện và kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, họ đã cố gắng (tái) tạo dựng các cá nhân, các bản sắc cá nhân và thân phận, hoặc gắn đắp các cơ thể cá nhân và kinh nghiệm cơ thể thật tế dựa vào các bằng chứng vật chất liên quan (ví dụ Meskell 1999; 2001; Gillespie 2001; Joyce 2003; Meskell & Joyce 2003). Các loại hình khảo cổ học hậu quá trình nói chung đều nhấn mạnh đến tính ý hướng của con người và đầu môi chót lưỡi (paid lip service to) về việc nghiên cứu cái cá nhân, nhưng trong thật tế, ‘người thật’ (Johnson 1989, 189-90) vẫn thường mất dạng. Việc xuất trình ‘các cá nhân’ trong khảo cổ học, và đặc biệt là thời tiền sử, thường ngầm ẩn hơn là tường minh. Nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng bi quan khiến ít nhất một nhà khảo cổ học phải luận rằng: 'Mặc dù tất cả các tư liệu chúng ta xử lý đều đã được hoàn thành, sử dụng và loại bỏ bởi những con người cá nhân, nhưng chúng ta chỉ xem chúng như một phần của một tập thể, thường là một tập thể vượt lấn thời gian một khoảng đáng kể' (Frankel 2005, 24).
Việc tiếp cận cái cá nhân trong văn hóa vật chất rõ
ràng đặt ra những thách thức thực sự đối với các nhà khảo cổ, không chỉ bởi vì
khái niệm cái cá nhân là một thuật ngữ nặng ký, mang tính tình huống về phương diện lịch sử (Shanks &
Tilley 1987, 62). Hồ sơ vật chất không thể 'chứng minh' rằng người thời tiền sử
đã có
quan niệm về bản thân họ với tư cách cá nhân, ngay cả khi
các cảnh
huống vật chất của các con người cá nhân được thể hiện trên các phương tiện như kiến trúc, nghệ thuật trên đá, tượng đá, tượng đất sét, bích họa và gốm,
hoặc được phản ánh trong tất cả mọi thứ từ công cụ đá (Dobres 2000), các di tích tưởng niệm (Brück 2001; Kirk 2006) đến di vật xương cốt (Robb 2002). Mặc dù các vấn đề thật tiễn và lý thuyết làm cho bất kỳ định nghĩa nào về
các cá nhân phân tích hoặc các cá nhân thật tế trong bối cảnh tiền sử cũng trở nên phức tạp, nhưng chúng tôi vẫn tin rằng cần phải vượt qua các nỗ lực chỉ đơn giản để xác định các nhóm hoặc phạm trù xã hội hoặc chia tách chúng thành các phân loại
đối lập
nhị phân, hoặc để luận rằng chúng chỉ là những tái cấu trúc hiện đại được đúc theo hình ảnh của chính chúng ta (xem Latour 1993). Thay vào đó, chúng ta cần
tìm cách giải quyết tốt hơn về các cá nhân cụ thể hoặc những con người riêng lẻ, là
hiện thân của các đời người và là sự thể hiện của các tự ngã liên quan, không
chỉ vì các cá nhân đã và vẫn
liên quan mật thiết đến việc duy trì và biến đổi các cấu trúc, giá trị và thật tiễn xã hội. Hơn nữa, như sẽ lập luận dưới đây, khái
niệm thói quen - habitus không chỉ tạo ra một lực đòn bẩy để thừa nhận các khái niệm phi Tây phương về thân
phận, mà nó còn giúp chúng ta hiểu rằng thân phận ‘phương Tây’ bản thân nó là đa nguyên: kết quả là, phân chia các khái niệm phương Tây và phi phương Tây về thân phận, hoặc về các cá nhân, về mặt khái niệm
không thật
hữu ích lắm.
Khi các nhà khảo cổ thảo luận về các khái niệm liên quan
đến cái cá nhân hoặc con người
riêng lẻ, thông thường họ sử dụng bốn thuật ngữ - nhân vật (person), cá nhân (individual), bản sắc (identity) và tự thân (self) (hoặc rõ hơn, bản thân - selfhood). Bởi vì Meskell (1999, 32-3) và những người khác (ví dụ: La Fontaine 1985; Tarlow 2002, 26; Fowler
2004, 7-9) đã định nghĩa và mở rộng dựa trên các thuật ngữ này theo văn liệu nhân học, ở đây chúng tôi chỉ đơn
giản tóm tắt lại.
Cá nhân, với tư cách là trọng tâm chính của nghiên cứu, là con người vật chất, hữu tử, và đó chính là một khía cạnh mà các nhà khảo cổ học có bằng chứng trực tiếp. Nhân vật (the person) là một người đã được gán cho vị thế xã hội hay ‘bản thân’, tức là bất kỳ con người nào có thể được khái niệm hóa và đối xử như một con người riêng lẻ (Fowler 2004, 7). Trong thật tế, cá nhân tính - dựa trên quan niệm độc đáo, hiện tại của phương Tây - biến con người xã hội này thành một tác nhân xã hội hợp lý. Mỗi con người riêng lẻ, đến lượt mình, lại có một bản sắc, hay đúng hơn là một số bản sắc có thể hoặc không thể hội tụ và tạo thành nhân vật trong bối cảnh của cái xã hội tổng thể (the society) hoặc các nhóm mà cá nhân đó là một bộ phận. Bản (thân), cuối cùng, đại diện cho các thuộc tính được thu thập của một cá nhân riêng lẻ, ‘vị thế’ hay quan điểm mà từ đó một cá nhân riêng lẻ nhận thức được thế giới xung quanh, hành động theo nó và hành động bên trong nó (Mauss 1985 [1938]). Fowler (2004, 7), phần lớn được Jones (2005) và Kirk (2006) đi theo, đã sử dụng thuật ngữ ‘thân phận’ thay vì bản thân, định nghĩa nó là một trạng thái của một người trong bất kỳ bối cảnh cụ thể nào. Ông cũng bổ sung thêm với tư cách là các đặc điểm chủ chốt của thân phận là ‘phân nhân tính’ (‘dividuality’) và ‘khả phân tính’ (partibility), bắt nguồn từ nghiên cứu của Strathern Way (1988) về những con người riêng lẻ (persons) đa hợp (composite), đa tạo (multiply-authored), khả phân (divisible) trong xã hội Cao Nguyên New Guinea (Fowler 2004, 8-9). Rõ ràng không có thuật ngữ nào trong số này là cố định, đặc biệt là trong những cách mà các nhà khảo cổ học đã sử dụng chúng. Hơn nữa, và trong mọi trường hợp, tất cả chúng đều được liên kết với nhau trong trải nghiệm sống, về phương diện cơ thể (Meskell 1999, 32).
Các nhà khảo cổ học cũng đã xử lý không dưới năm
chiều kích hoặc khái niệm về
‘con người riêng lẻ’, hay cái ‘cá nhân’ (Meskell 1999, 34-6). Nói ngắn gọn về
những điều này là: i) khái niệm mang tính văn hóa, tự khắc ghi của cái ‘cá nhân’, liên quan hiệu
quả đến những cách thức
mà những con người trong quá khứ có thể tự cảm thụ về bản thân; ii) các cơ thể cá nhân hoặc cá
nhân ẩn danh, ví dụ như gặp trong tình trạng đã chết, và đặc biệt là
bằng chứng về xương cốt
hoặc được thể
hiện bởi các bức tượng tiền sử; iii) các cá nhân được phân biệt thông qua
các hành động của họ như các nghệ sĩ, nghệ nhân, hoặc thông
qua việc sử dụng các phong cách công nghệ, trong thật tế nhận thức ban đầu về cái ‘cá nhân trong
thời tiền sử’ theo đề xuất của Hill & Gunn (1977; xem Conkey & Hastorf 1990); iv) đại diện cho các cá nhân trong ảnh tượng học, kiến trúc
hoặc bằng chứng tư liệu, như tượng nhỏ, đài
tưởng niệm, bích họa, danh sách thợ dệt hoặc thợ kim loại gắn liền với một cung điện,
các nữ tu thời trung cổ; v) các cá nhân được biết đến trong lịch sử như các vị
vua Sumer, dân làng Deir el Medina Ai Cập, các triết gia Hy Lạp hoặc các
nhà châm biếm La Mã.
Hai phạm trù cá nhân cuối cùng, từ các xã hội tiền sử hoặc tài liệu lịch sử, có vẻ như prima facie - thoạt nhìn thì dễ tiếp cận hơn và dễ kiểm chứng hơn, nhưng điều đó không loại trừ nghiên cứu về con người với tư cách cá nhân thông qua việc sử dụng các dữ liệu vật chất duy nhất. Hơn nữa, và có tầm quan trọng quyết định đối với cuộc thảo luận tiếp theo, ngoại trừ có thể có phạm trù cuối cùng (thứ năm), đối với chúng tôi, những con người như vậy - và thân phận, hoặc cá nhân tính của họ - không liên quan gì đến các định nghĩa đương đại về chủ nghĩa cá nhân (quyền riêng tư, các quan hệ và cảm xúc cá nhân) (Fowler 2004, 17), ít quyết định hơn với ‘các cá nhân tự trị’ tân tự do, Thatcherite, rất ám ảnh Thomas (2002a, 34-8) và tiêu biểu cho truyền thống ‘nhân văn luận’ mà ông quan tâm.
Cá nhân trong khảo cổ học
Việc định nghĩa và nhận thức về các cá nhân luôn được coi là một thách thức trong thời tiền sử, và có lẽ rõ ràng nhất là trong các giai đoạn sớm nhất, ví dụ, việc tinh chỉnh các công cụ mảnh đá lửa thường cho phép các nhà khảo cổ học tái tạo các hành vi cụ thể của một hoặc nhiều người ghè đẽo công cụ. Tuy nhiên, từ các nền tảng và nhiều lĩnh vực địa lý hoặc thời gian tập trung khác nhau, nên các nhà tiền sử học ngày càng thảo luận về các chiều kích khác nhau của các cá nhân, những con người riêng lẻ và các bản sắc như có thể nhìn thấy họ trong hồ sơ vật chất. McDermott (1996), chẳng hạn, đã lập luận rằng các bức tượng nữ Thượng kỳ Đá cũ châu Âu là những nỗ lực tự đại diện, trong khi Duhard (1990; 1993) lại cho rằng mỗi bức tượng có thể đại diện cho một cá nhân hoặc nhân vật thật thụ. Sinclair (2000) liên kết công nghệ đá Solutrean (Thượng kỳ Đá cũ) ở miền nam nước Pháp và Iberia với một tinh nghệ và ‘tính sắc xảo’ bộc lộ hành động mang tính công cụ của các cá nhân riêng rẽ trong việc sáng tạo và duy trì các bản sắc xã hội. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu cảnh quan với một cách tiếp cận biểu cảm, Last (1998) đã xuất trình tiểu sử của các thi thể cá nhân được khai quật trong một nghĩa trang thời đại đồ đồng ở Camopedgeshire. Việc sử dụng các biểu tượng con người trong nghệ thuật Moche để xem xét các thi thể nam và nữ được xử lý theo nghi lễ khác nhau ra sao, Hill (2000) cho rằng nam giới (như các tù nhân) được thể hiện ẩn danh trong các nhóm, trong khi tất cả phụ nữ (là vật hiến tế) được thể hiện đơn lẻ, như là các cá nhân có thể đã đóng vai trò cụ thể trong các lễ thức văn hóa Moche. Jones (2005, 196-9) tóm tắt một cách hữu ích các giải thích thêm về những con người riêng lẻ và thân phận người tiền sử Trung Mỹ và vùng Ande.
Trong nghiên cứu của cô về mộ táng và các bức tượng
người thời Đá mới Hy Lạp, Talalay (1993; 2000, 4-5) cho rằng việc sản
xuất và trao đổi trong xã hội chủ yếu theo chủ nghĩa bình quân này bao gồm cả các cá thể nam và nữ, dù là thợ
gốm, người bán hàng rong hay chăn gia súc. Trong những di tích còn lại của hơn
400 bộ xương từ thời Đá mới Italia, Robb (2002, 162-5) đã xác lập một hồ sơ ‘cốt sinh học’ (osteobiography) chi tiết về một cá thể nữ, từ khi sinh
ra cho đến khi chết và tất cả những chấn thương mà cô phải chịu trong suốt cuộc đời. Renfrew (1994, 167-70; 2001, 135) đã
liên kết những bước
khởi đầu của kỹ
nghệ luyện kim Thời đại đồ đồng Châu Âu và người Aegean với sự xuất hiện
của các cá nhân riêng lẻ về phương diện xã hội, có thể xác định bằng
hành động của họ là hiển nhiên trong các bài trí bộ vũ khí tượng trưng cho người chết (Châu Âu), hoặc
bằng các loại hàng hóa uy tín cao (người
Aegean). Trong một nghiên cứu liên quan, Treherne (1995) cho rằng các phẩm phục và vũ khí (nam giới) xuất hiện tại
một thời điểm đặc biệt ở thời tiền sử châu Âu có liên quan đến ý thức cá nhân tính ngày càng tăng gắn liền với sự hưng thịnh và biến đổi của
một nhóm chiến binh tinh
hoa nam giới. Broodbank (2000, 170-74) cho rằng tỷ lệ cao
của các mộ táng đơn, cùng với tần suất ngày càng tăng của các bức tượng được
vẽ công phu cho thấy các hình dạng hoặc thuộc tính khác thường, báo hiệu mức độ rõ ràng ngày càng tăng
của các cá nhân
về phương diện khảo cổ học trong Thời sơ
kỳ Đồ đồng của vùng văn hóa Cyclade. Frankel (1991, 247-9) và Cherry (1992) đã
thảo luận về các nghệ sĩ cá nhân, tương tự trên đảo Síp thời tiền
sử và ở thời đại Đồ đồng Aegean, trong khi việc tái tạo các hộp sọ từ một 'đền thờ' thuộc văn minh Minos Trung kỳ tại
Archanes-Anemospilia trên đảo Crete cho
thấy ‘… những cá nhân quan trọng và nổi bật, được đánh dấu bằng
cả dáng vóc và tài sản của họ’
(Musgrave et al. 1994, 89) - một ví dụ tiêu biểu về các cơ thể cá
nhân ẩn danh.
Từ góc độ lý thuyết hơn, Shanks & Tilley (1987, 62-3) đã suy luận rằng ‘[c]ó lẽ chưa bao giờ có một xã hội nào lại không thừa nhận chủ thể cá nhân bằng cách đặt
tên hoặc có thể phân biệt và nhận thức các cơ thể vật chất’, và các nghiên
cứu trường hợp về
dân tộc học được đề cập bởi tất cả những người viết bài cho cuộc tranh
luận đều ủng hộ quan điểm này.
Tuy nhiên, Shanks & Tilley vẫn luôn thận trọng cho rằng các khái
niệm thật sự về các cá nhân
(nhân vật quan trọng) sẽ thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác, còn khái niệm phương
Tây hiện đại của chúng ta về kiểu
nhân vật đó thì lại là ‘một ý tưởng khá dị
thường’. Trong phiên bản mới nhất của một cuốn sách giáo khoa kinh điển–bây giờ về lý thuyết và diễn giải trong khảo
cổ học, Hodder & Hutson (2003, 121-4) cũng thừa nhận rằng khái
niệm cái cá nhân là phức tạp, và
chỉ thảo luận về nó
trong khuôn khổ biểu cảm và cái tự ngã mang tính quan hệ (xem thêm
Hodder 2000, 25). Meskell (1999, 8-36), phát triển các lập
luận được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó (Meskell 1996; 1998; Knapp &
Meskell 1997), và
bàn dài về khái niệm cái cá nhân, cả trong các khoa học xã hội
nói chung và trong khảo cổ học nói riêng. Cô phác thảo những quỹ đạo lịch sử và sự cần thiết mang tính hữu thể trong nghiên
cứu về tự ngã và vì chúng liên quan đến sự xuất hiện của các cá nhân, các tác nhân xã hội và các bản sắc xã hội
trong các hồ sơ tài liệu và hồ
sơ vật chất (Meskell 2001, 188-95). Wilkie & Bartoy
(2000, 755, 771) một
mặt đã vạch ra ranh giới rõ ràng giữa cái cá nhân và ‘chủ nghĩa cá nhân’, mặt khác cũng thừa nhận rằng mối
quan hệ biện chứng giữa xã hội tổng
thể và cái cá nhân là rất quan trọng giúp nhận thức rõ hơn về những phức tạp của đời
sống xã hội.
Thomas (2002a; 2004a, b) đã kiên trì phê phán tất cả những nỗ lực loại này trong việc sử dụng khái niệm cá nhân đối với khảo cổ học, và không hài lòng với những phân biệt giữa ‘quan niệm phương Tây về cái cá nhân có ưu quyền tự trị’ và chủ nghĩa cá nhân mà nhiều học giả đưa ra, bởi vì ông thấy cả hai đều là những quan niệm phương Tây cụ thể, cho dù được tạo ra ở những thời điểm khác nhau (2004a, 139). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong đoạn văn được trích dẫn ở đoạn mở đầu của nghiên cứu này, Thomas (2004a, 147-8) đã tự chuyển từ ‘khái niệm cái cá nhân’ sang ‘thân phận’ sang cái ‘cá nhân siêu việt’, mà không phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm đó. Ông cảm thấy rằng một số nghiên cứu tập trung vào khái niệm cái cá nhân trong xã hội, hoặc về mối quan hệ giữa cái cá nhân và xã hội tổng thể, đã thống nhất các cấu trúc này như là các thật thể đặc biệt và tự trị trong đó các cá nhân được nhìn nhận dựa trên cấu trúc xã hội hoặc còn có một mối quan hệ với xã hội, thay vì xem cả cá nhân và xã hội là không thể tách rời (Thomas 2004b, 121).
Thomas đã đào sâu hơn hầu hết các nhà khảo cổ khác vào nền
tảng triết học và khoa học xã hội về khái niệm cái cá nhân, và chúng tôi
không tranh cãi về nỗ lực của ông nhằm thách thức khái niệm về bản chất phổ
quát, cố định của con người. Thật vậy, với sự phổ biến của ‘chủ nghĩa cá nhân
phương pháp luận’[2] trong một số lĩnh vực xã hội học, lý thuyết kinh tế cổ điển hoặc tân tự
do, và khảo cổ học Darwin, chúng tôi chấp nhận lập trường của
ông chống lại nhân văn
luận tự do. Chúng tôi cũng không có bất kỳ vấn đề nào trong việc tán thành quan điểm của ông cho rằng các nhà khảo
cổ học không thể và không nên coi tất cả những người sống trong quá khứ đều là những cá nhân ‘giống hệt như chúng ta’ (Thomas 2004a,
144). Tuy nhiên, dường như Thomas liên tục và thường xuyên tìm cách hỗ trợ cho lập trường của mình và sẽ không chịu bị phản bác (chẳng hạn, trong các đánh
giá và nhận xét như: Thomas 2000b; 2002b). Và, trong khi chúng tôi quá ghê tởm loại
chủ nghĩa tự do cánh hữu làm nền tảng cho các hệ tư tưởng tân bảo thủ và các loại ‘tương lai học' (Fukuyama
2006), chúng ta cảm thấy Thomas không muốn nhìn xa hơn các cơ sở lập trường triết học và
chính trị của mình, và thẳng
thừng loại bỏ sự tồn tại của các cá nhân trong một loạt bối
cảnh xã hội trên toàn thế giới, từ thời tiền sử sớm nhất đến các thời đại dựa
trên cơ sở lịch sử. Kết quả là, ông đã khiển trách khá hời hợt một cơ sở tăng cường công trình ngoài Anh và
châu Âu thời tiền sử, và đã không nắm bắt được hệ thuật ngữ và các định nghĩa mà các
nhà khảo cổ học và nhân học đã sử dụng và phát triển trong các cuộc tranh luận
liên quan đến cái
cá nhân (xem phần
trước). Mặc dù nhiều lần phủ nhận, nhưng dường như đối với chúng tôi cũng như với Wilkie & Bartoy (2000, 771), Thomas vẫn kiên trì đọc những người khác
sử dụng thuật ngữ ‘cá nhân’
là ‘chủ nghĩa cá nhân’. Đổi lại, nó đã khiến cả Thomas và những người khác (đặc biệt là Meskell) chấp nhận
những quan điểm có phần cứng
nhắc trong cuộc tranh luận về các cá nhân trong khảo cổ học và đánh mất cái nhìn tinh tế và nhiều sắc thái mà tất
cả họ đều ủng hộ.
Với đức kiên ngoan cho rằng cả hai khái niệm – các cá nhân và chủ nghĩa cá nhân - cấu thành cụ thể và thật sự các cấu trúc phương Tây, mặc dù có các giai đoạn và bối cảnh khác nhau, Thomas không thể phủ nhận sự bất đồng này. Do đó, chúng tôi gợi ý về yêu sách của ông, kiên định rằng bất kỳ sự đánh giá cao nào về ‘các cá nhân’ thì đều là một lập trường riêng của phương Tây, là tâm điểm của cuộc tranh cãi này. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đào sâu hơn vào các căn nguyên lý thuyết và ý nghĩa trong lập trường của ông, thì trước tiên chúng tôi muốn phác thảo những phác thảo về cuộc tranh luận này trong khảo cổ học.
____________________________________________
Còn
nữa….
Nguồn:
Knapp, A.B. and van Dommelen, P. (2008) Past practices: rethinking
individuals and agents in archaeology. Cambridge Archaeological Journal, 18
(1). pp. 15-34. ISSN 0959-7743
Tác
giả:
A. Bernard Knapp là Giáo sư danh dự về
Khảo cổ học Địa Trung Hải thuộc Khoa Khảo cổ học, Đại học Glasgow và Nghiên cứu
viên danh dự, Viện nghiên cứu Khảo cổ học Cyprus
American, Nicosia. Ông là đồng biên tập Tạp chí
Khảo cổ Địa Trung Hải với John F. Cherry và Peter van Dommelen và là Tổng biên tập của
loạt sách chuyên khảo về Khảo cổ Địa Trung Hải. Ông là tác giả và biên tập viên
của một số cuốn sách, bao gồm, gần đây nhất là Đi biển và Người đi biển
trong Thời đại Đồ đồng Đông Địa Trung Hải (Leiden: Sidestone Press, 2018).
Peter van Dommelen, sinh năm 1966, là một nhà khảo
cổ học và học giả người Hà Lan, chuyên nghiên cứu về khảo cổ học của Tây Địa
Trung Hải và khảo cổ học Phoenician-Punic.
Kể từ tháng 7 năm 2015, ông là Giám đốc của Viện Khảo cổ học Joukowsky
và Thế giới Cổ đại tại Đại học Brown. Ông học cổ văn và khảo cổ học
tại Đại học Leiden ở Hà Lan. Ông đạt được bằng Tiến sĩ năm 1998, và được bổ nhiệm
làm giáo sư khảo cổ Địa Trung Hải vào năm 2008. Năm 2012, van Dommelen
chuyển đến Đại học Brown ở Hoa Kỳ, là Giáo sư Khảo cổ học và Giáo sư Nhân học.
Vào tháng 7 năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc của Viện Khảo cổ học và
Thế giới cổ đại Joukowsky tại Brown.
Ghi
chú của người dịch:
[1]
Personhood: là thân phận (vị thế, tình trạng) làm người, là một chủ đề gây tranh cãi
trong triết học và pháp luật và gắn chặt với các khái niệm pháp lý và chính trị
về quyền công dân, quyền bình đẳng và tự do. Theo
luật, chỉ có một thể nhân hoặc nhân cách pháp lý có quyền, được bảo hộ, có các đặc quyền, các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. Thân phận tiếp tục là một chủ đề
tranh luận quốc tế và đã bị đặt vấn đề phê phán trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ con người và không phải người, trong thần học, trong các cuộc tranh luận về phá thai và quyền của thai
nhi, và/hoặc quyền sinh sản, trong hoạt động bảo vệ quyền động vật, trong hữu thể học, trong lý thuyết đạo đức, và trong các cuộc tranh luận về thân phận tập thể và sự khởi đầu của thân phận loài người.
[2] Methodological Individualism: Chủ nghĩa cá nhân phương
pháp luận
thực sự được Joseph Schumpeter, sinh viên của Max Weber tạo ra trong tác phẩm Das Wesen und der Hauptinhalt der theoryetischen
Nationalökonomie, (Bản chất của Lý thuyết Kinh tế Quốc gia) Leipzig, Duncker & Humblot, 1908. Tuy nhiên, việc xây dựng lý thuyết cho học thuyết này là do Weber và Schumpeter
sử dụng thuật ngữ này như một cách để đề cập đến quan điểm Weberian. Trong tác phẩm Kinh tế và Xã hội, Weber thiết lập quy tắc trung tâm của chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận theo cách sau: “Khi thảo luận về các hiện
tượng xã hội, chúng ta thường nói về nhiều tập thể xã hội khác nhau, như nhà nước,
hiệp hội, tập đoàn kinh doanh, các tổ chức, như thể họ là những con người cá nhân”. Học thuyết về chủ nghĩa cá nhân
phương pháp luận quy định rằng, “trong công tác xã hội học, các tập thể đó phải được coi là
kết quả và phương thức tổ chức các hành vi cụ thể của các cá nhân, vì những con người này có thể được coi là các tác nhân trong một quá trình hành động có thể hiểu được một cách chủ quan”. Đối với Weber, việc cam kết với chủ nghĩa cá
nhân phương pháp luận liên quan chặt chẽ với cam kết đối với các mô thức diễn giải trong xã hội học. Lý do cho hành động cá nhân đặc quyền trong giải
thích xã hội học là chỉ có hành động mới “có thể
hiểu được một cách chủ quan.” (Weber 1922, 1968: 13)
References
Anderson,
P., (1984). Modernity and revolution.
In New Left Review I/144, 96–113.
Bachand,
H., R.A. Joyce & J.A. Hendon, (2003). Bodies
moving in space: ancient Mesoamerican human sculpture and embodiment. In Cambridge
Archaeological Journal 13(2), 238–47.
Bakhtin,
M.M., (1981). The Dialogic Imagination: Four Essays. Austin (TX):
University of Texas Press.
Barrett,
J.C., (2001). Agency, the duality of
structure, and the problem of the archaeological record, in Archaeological
Theory Today, ed. I. Hodder. Cambridge: Polity Press, 141–64.
Bentley,
G.C., (1987). Ethnicity and practice.
Comparative Studies in Society
and History 29, 24–55.
Berman,
M., (1982). All that is Solid Melts into Air: the Experience of Modernity.
New York (NY): Simon & Schuster.
Bourdieu,
P., (1977). Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge
University Press.
Bourdieu,
P., (1990). The Logic of Practice. Cambridge: Polity Press.
Broodbank,
C., (2000). An Island Archaeology of the Early Cyclades. Cambridge:
Cambridge University Press.
Brück,
J., (2001). Monuments, power and
personhood in the British Neolithic. In Journal of the Royal Anthropological Institute 7, 649–67.
Busby,
C., (1997). Permeable and partible
persons: a comparative analysis of gender and body in south India and Melanesia.
Journal of the Royal Anthropological
Institute 3, 261–78.
Butler,
J., (1997). Excitable Speech: a Politics of the Performative. London:
Routledge.
Chapman,
J., 2000. Fragmentation in Archaeology. London: Routledge.
Cheater,
A., 1999. Power in the postmodern era,
in The Anthropology of Power,
ed. A. Cheater. London: Routledge, 1–12.
Cherry,
J.F., (1992). Beazley in the Bronze Age?
Reflections on attribution studies in Aegean prehistory, in EIKON, Aegean
Bronze Age Iconography: Shaping a Methodology, eds. R. Laffineur & J.L.
Crowley. (Aegaeum 8.) Liège: Université de Liège, 123–44.
Comaroff,
J.L. & J. Comaroff, (1992). Ethnography and the Historical Imagination.
Boulder (CO): Westview Press.
Conkey,
M.W. & C.A. Hastorf (eds.), (1990). The Uses of Style in Archaeology.
Cambridge: Cambridge University Press.
Cooper,
J.S., (1981). Gilgamesh and Agga: a
review article. Journal of
Cuneiform Studies 33, 224–41.
David,
B., (2005). Review of J. Thomas, Archaeology and Modernity. European Journal of Archaeology 8,
193–4.
Dietler,
M. & I. Herbich, (1998). Habitus, techniques, style: an integrated approach to the social understanding
of material culture and boundaries, in The Archaeology of Social Boundaries, ed. M.T. Stark. Washington
(DC): Smithsonian Institution Press, 232–63.
Dobres,
M. A., (2000). Technology and Social Agency: Outlining a Practice Framework
for Archaeology. Oxford: Blackwell.
Dobres,
M. A. & J. Robb (eds.), (2000). Agency in Archaeology. London:
Routledge.
Duhard,
J. P., (1990). Le corps féminin et son
langage in dans l’art paléolithique. Oxford
Journal of Archaeology 9, 241–53.
Duhard,
J. P., (1993). Upper Paleolithic figures
as a reflection of human morphology and social organisation. Antiquity 67, 83–91.
Fabian,
J., (1994). Ethnographic objectivity
revisited: from rigor to vigor, in Rethinking Objectivity, ed. A.
Megill. Durham (NC): Duke University Press, 81–108.
Fisher,
G. & D. Di Paolo Loren, (2003). Embodying
identity in archaeology: introduction. Cambridge Archaeological Journal 13(2), 225–30.
Foucault,
M., (1978). The History of Sexuality: an Introduction. London:
Peregrine.
Foucault,
M., (1979). Governmentality. Ideology and Consciousness 6,
5–21.
Foucault,
M., (1982). The subject and power, in
Michel Foucault: Beyond Structuralism and Hermeneutics, eds. H. Dreyfus &
P. Rabinow. Brighton: Harvester, 208–26.
Foucault,
M., (1988). Social security, in Michel
Foucault: Politics, Philosophy, Culture, ed. L.D. Kritzman. London: Routledge,
159–77.
Fowler,
C., (2004). The Archaeology of Personhood. London: Routledge.
Frankel,
D., (1991). Ceramic variability:
measurement and meaning, in Cypriot Ceramics: Reading the Prehistoric Record,
eds. J.A. Barlow, D. Bolger & B. Kling. (University Museum Monograph 74.)
Philadelphia (PA): University of Pennsylvania Museum, 241–52.
Frankel,
D., (2005). Becoming Bronze Age:
acculturation and enculturation in third millennium bc Cyprus, in Archaeological
Perspectives on the Transmission and Transformation of Culture in the Eastern
Mediterranean, ed. J. Clarke. Oxford: Oxbow, 18–24.
Fukuyama,
F., (2006). After the Neocons: America at the Crossroads. New Haven
(CT): Yale University Press.
Gardner
A., (2004a). Introduction: social agency,
power and being human, in Agency Uncovered: Archaeological Perspectives
on Social Agency, Power and Being Human, ed. A. Gardner. London: UCL Press,
1–15.
Gardner
A., (2004b). Agency and community in 4th
century Britain: developing the structurationist project, in Agency
Uncovered: Archaeological Perspectives on Social Agency, Power and Being Human,
ed. A. Gardner. London: UCL Press, 33–49.
Gerratana,
V., (1975). Antonio Gramsci: quaderni del carcere. Turin: Einaudi.
Gillespie,
S.D., (2001). Personhood, agency, and
mortuary ritual: a case study from the ancient Maya. In Journal of Anthropological
Archaeology 20, 73–112.
Gosden,
C., (2004). Archaeology and Colonialism: Culture Contact from 5000 bc to the
Present. Cambridge: Cambridge University Press.
Hall,
M., (2000). Archaeology and the Modern World: Colonial Transcripts in South
Africa and Chesapeake. London: Routledge.
Hamilakis,
Y., M. Pluciennik & S. Tarlow (eds.), (2002). Thinking through the Body:
Archaeologies of Corporeality. New York (NY): Kluwer/Plenum.
Harvey,
D., (1973). Social Justice and the City. London: Arnold.
Harvey,
D., (2000). Spaces of Hope. Berkeley (CA): University of California
Press.
Hayden,
B., (2001). Richman, poorman, beggarman,
chief: the dynamics of social inequality, in Archaeology at the
Millennium: a Sourcebook, eds. G. Feinman & T.D. Price. Dordrecht:
Kluwer/Plenum, 231–72.
Heidegger,
M., (1993). Letter on humanism, in Martin
Heidegger: Basic Writings, ed. D.F. Krell. 2nd edition. London: Routledge,
213–65.
Hill,
E., (2000). The embodied sacrifice.In
Cambridge Archaeological Journal 10(2), 317–26.
Hill,
J.N. & J. Gunn (eds.), (1977). The Individual in Prehistory: Studies of
Variability in Style in Prehistoric Technologies. New York (NY): Academic
Press.
Hoare,
Q. & G. Nowell Smith, (1971). Selection from the Prison Notebooks of
Antonio Gramsci. London: Lawrence & Wishart.
Hodder,
I., (1999). The Archaeological Process. Oxford: Blackwell.
Hodder,
I., (2000). Agency and individuals in
long-term process, in Agency in Archaeology, eds. M.-A. Dobres &
J. Robb. London: Routledge, 21–33.
Hodder,
I., (2003). Agency and individuals in
long-term processes, in Archaeology Beyond Dialogue, by I. Hodder. Salt
Lake City (UT): University of Utah Press, 83–92.
Hodder,
I., (2004). The ‘social’ in
archaeological theory: an historical and contemporary perspective, in A Companion
to Social Archaeology, eds. L. Meskell & R. Preucel. Oxford: Blackwell,
23–42.
Hodder,
I. & S. Hutson, (2003). Reading the Past: Current Approaches to Interpretation
in Archaeology. 3rd edition. Cambridge: Cambridge University Press.
Johnson,
M.H., (1989). Conceptions of agency in
archaeological interpretation. In Journal of Anthropological Archaeology
8, 189–211.
Jones,
A., (2005). Lives in fragments? Personhood
and the European Neolithic. In Journal of Social Archaeology 5, 193–224.
Joyce,
R.A., (2000). Gender and Power in Prehispanic Mesoamerica. Austin (TX):
University of Texas Press.
Joyce,
R.A., (2003). Making something of
herself: embodiment in life and death at Playa de los Muertos, Honduras. In
Cambridge Archaeological Journal 13(2), 248–61.
Kirk,
T., (2006). Materiality, personhood and
monumentality in Early Neolithic Britain. In Cambridge Archaeological Journal
16(3), 333–47.
Knapp,
A.B., (1998). Who’s come a long way baby?
Masculinist approaches to a gendered archaeology. In Archaeological Dialogues
5, 91–125.
Knapp,
A.B. & L.M. Meskell, (1997). Bodies
of evidence on prehistoric Cyprus. In Cambridge Archaeological Journal 7(2),
183–204.
Kristiansen,
K., (2004). Genes versus agents: a
discussion of the widening theoretical gap in archaeology. In Archaeological
Dialogues 11, 77–132.
La
Fontaine, J.S., (1985). Person and individual:
some anthropological reflections, in The Category of the Person, eds.
M. Carrithers, S. Collins & S. Lukes. Cambridge: Cambridge University
Press, 123–40.
Last,
J., (1998). Books of life: biography and
memory in a Bronze Age barrow. In Oxford Journal of Archaeology 17, 43–53.
Latour,
B., (1993). We Have Never Been Modern. Cambridge (MA): Harvard
University Press.
Li
Puma, E., (1998). Modernity and forms of
personhood in Melanesia, in Bodies and Persons: Comparative Perspectives
from Africa and Melanesia, eds. M. Lambek & A. Strathern. Cambridge:
Cambridge University Press, 53–79.
Lukes,
S., (1973). Individualism. Oxford: Blackwell.
Mauss,
M., (1985 [1938]). A category of the
human mind: the notion of person; the notion of self, in The Category of
the Person, eds. M. Carrithers, S. Collins & S. Lukes. Cambridge:
Cambridge University Press, 1–25.
McDermott,
L., (1996). Self-representation in Upper Paleolithic
female figurines. In Current Anthropology 37, 227–75.
McGuire,
R. & L. Wurst, (2002). Struggling
with the past. In International Journal of Historical Archaeology 6,
85–94.
McNay,
L., (1994). Foucault: a Critical Introduction. New York (NY): Continuum.
Meskell,
L., (1996). The somatization of
archaeology: institutions, discourses, corporeality. In Norwegian
Archaeological Review 29, 1–16.
Meskell,
L., (1998). An archaeology of social
relations in an Egyptian village. In Journal of Archaeological Method
and Theory 5, 209–43.
Meskell,
L., (1999). Archaeologies of Social Life: Age, Sex, Class Et Cetera in
Ancient Egypt. Oxford: Blackwell.
Meskell,
L., (2001). Archaeologies of identity,
in Archaeological Theory Today, ed. I. Hodder. Cambridge: Polity Press, 187–213.
Meskell,
L. & R.A. Joyce, (2003). Embodied Lives: Figuring Ancient Maya and
Egyptian Experience. London: Routledge.
Mignolo,
W., (2000). Local Histories/Global Designs: Coloniality, Subaltern
Knowledges, and Border Thinking. Princeton (NJ): Princeton University
Press.
Miller,
D., (1994). Modernity, an Ethnographic Approach: Dualism and Mass
Consumption in Trinidad. Oxford: Berg.
Mitchell,
T., (1990). Everyday metaphors of power.
In Theory and Society 19, 545–77.
Moore,
H., (1990). Paul Ricoeur: action, meaning
and text, in Reading Material Culture, ed. C. Tilley. Oxford: Blackwell,
85–120.
Moore,
H., (1994). A Passion for Difference. Cambridge: Polity Press.
Moore,
H., (1999). Anthropological theory at the
turn of the century, in Anthropological Theory Today, ed. H. Moore. Cambridge:
Polity Press, 1–23.
Moore,
H., (2000). Ethics and ontology: why
agents and agency matter, in Agency in Archaeology, eds. M.-A. Dobres
& J. Robb. London: Routledge, 259–63.
Musgrave,
J., R.A.H. Neave, A.J.N.W. Prag, E. Sakellarakis & J.A. Sakellarakis, (1994).
The priest and priestess from Archanes-Anemospilia:
reconstructing Minoan faces. In Annual of the British School at Athens 89,
89–100.
Nettle,
D., (1997). On the status of
methodological individualism. In Current Anthropology 38, 283–6.
Ong,
A., (1996). Anthropology, China and
modernities: the geopolitics of cultural knowledge, in The Future of Anthropological
Knowledge, ed. H. Moore. London: Routledge, 60–92.
Orser,
C., (2003). The archaeology of high
culture and its discontents. In Reviews in Anthropology 32, 125–39.
Ortner,
S., (2001). Specifying agency: the
Comaroffs and their critics. In Interventions: International Journal of
Postcolonial Studies 3, 76–84.
Ortner
S., (2006). Anthropology and Social Theory: Culture, Power and the Acting
Subject. Durham (NC): Duke University Press.
Pluciennik,
M., (2007). Review of Thomas 2004a. In
Cambridge Archaeological Journal 17(2), 238–40.
Renfrew,
C., (1972). The Emergence of Civilization: the Cyclades and the Aegean in
the Third Millennium bc. London: Methuen.
Renfrew,
C., (1994). The identity of Europe in
prehistoric archaeology. In Journal of European Archaeology 2, 153–73.
Renfrew,
C., (2001). Symbol before concept:
material engagement and the early development of society, in Archaeological
Theory Today, ed. I. Hodder. Cambridge: Polity Press, 122–40.
Robb,
J., (2002). Time and biography:
osteobiography of the Italian Neolithic lifespan, in Thinking through
the Body: Archaeologies of Corporeality, eds. Y. Hamilakis, M. Pluciennik
& S. Tarlow. New York (NY): Kluwer/ Plenum, 137–52.
Rowlands,
M., (1995). Inconsistent temporalities in
a nationspace, in Worlds Apart: Modernity through the Prism of the Local,
ed. D. Miller. London: Routledge, 23–42.
Sahlins,
M., (1993). Goodbye to tristes tropes:
ethnography in the context of modern world history. In Journal of Modern
History 65, 1–25.
Schmidt,
P. & T. Patterson, (1995). Introduction:
from constructing to making alternative histories, in Making Alternative
Histories: the Practice of Archaeology and History in non-Western Settings,
eds. P. Schmidt & T. Patterson. Santa Fe (NM): School of American Research
Press, 1–24.
Schortman,
E.M., (1989). Interregional interactions
in prehistory: the need for a new perspective. In American Antiquity 54,
52–65.
Shanks,
M. & C. Tilley, (1982). Ideology,
symbolic power and ritual communication: a reinterpretation of Neolithic morturary
practices, in Symbolic and Structural Archaeology, ed. I. Hodder.
Cambridge: Cambridge University Press, 129–54.
Shanks,
M. & C. Tilley, (1987). Social Theory and Archaeology. Cambridge:
Polity Press.
Silliman,
S., (2001). Agency, practical politics
and the archaeology of culture contact. In Journal of Social Archaeology
1, 190–209.
Sinclair,
A., (2000). Constellations of knowledge:
human agency and material affordance in lithic technology, in Agency in
Archaeology, eds. M.-A. Dobres & J. Robb. London: Routledge, 196–212.
Snow,
D.R., (2002). Individuals, in Darwin
and Archaeology: a Handbook of Key Concepts, eds. J.P. Hart & J.E.
Terrell. Westport (CT): Bergin & Garvey, 161–81.
Strathern,
M., (1988). The Gender of the Gift: Problems with Women and Problems with
Society in Melanesia. Berkeley (CA): University of California Press.
Sweely,
T.L. (ed.), (1999). Manifesting Power: Gender and the Interpretation of
Power in Archaeology. Routledge: London.
Talalay,
L.E., (1993). Deities, Dolls, and Devices: Neolithic Figurines from
Franchthi Cave, Greece. (Excavations at Franchthi Cave 9.) Bloomington
(IN): Indiana University Press.
Talalay,
L.E., (2000). Archaeological
Ms.conceptions: contemplating gender and the Greek Neolithic, in Representations
of Gender from Prehistory to the Present, eds. M. Donald & L. Hurcombe.
London: Macmillan, 3–16.
Tarlow,
S., (1999). Bereavement and Commemoration: an Archaeology of Mortality.
Oxford: Blackwell.
Tarlow,
S., (2002). Bodies, selves and
individuals: introduction, in Thinking through the Body: Archaeologies
of Corporeality, eds. Y. Hamilakis, M. Pluciennik & S. Tarlow. New York
(NY): Kluwer/Plenum, 23–7.
Thomas,
J., (1996). Time, Culture and Identity. London: Routledge.
Thomas,
J., (2000a). Reconfiguring the social,
reconfiguring the material, in Social Theory in Archaeology, ed. M.
Schiffer. Salt Lake City (UT): University of Utah Press, 143–55.
Thomas,
J., (2000b). Response to Wilkie &
Bartoy. In Current Anthropology 41, 770.
Thomas,
J., (2002a). Archaeology’s humanism and
the materiality of the body, in Thinking through the Body: Archaeologies
of Corporeality, eds. Y. Hamilakis, M. Pluciennik & S. Tarlow. New York
(NY): Kluwer/Plenum, 29–45.
Thomas,J.,
(2002b). Materialism and power. Cambridge
Archaeological Journal 12(1), 140–42.
Thomas,
J., (2004a). Archaeology and Modernity. London: Routledge.
Thomas,
J., (2004b). The Great Dark Book:
archaeology, experience, and interpretation, in A Companion to
Archaeology, ed. J. Bintliff. Oxford: Blackwell, 21–36.
Treherne,
P., (1995). The warrior’s beauty: the
masculine body and self-identity in Bronze Age Europe. In Journal of European
Archaeology 3, 105–44.
Walker,
C.B.F., (1987). Cuneiform. London: British Museum.
Weber, Max, (1922, 1968). Economy and Society, Guenther Roth and Claus Wittich (eds.), Berkeley: University of California Press, 1968.
Wilkie,
L.A. & K.M. Bartoy, (2000). A
critical archaeology revisited. In Current Anthropology 41, 747–77.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét