Powered By Blogger

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Bên kia Tác tố (I)


John Robb

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Lý thuyết tác tố đã được sử dụng trong khảo cổ học trong hơn hai mươi năm nay. Trong thời gian đó, ý nghĩa của tác tố và những vấn đề được sử dụng để nghiên cứu đã thay đổi đáng kể. Trong bài viết này, tôi xem xét quá trình tiến hóa của khái niệm ấy qua ba cách diễn giải khác nhau và thảo luận về ý nghĩa hiện tại của ‘tác tố’khả năng nó sẽ diễn biến ra sao. Khái niệm tác tố đã được xếp vào một cái nhìn linh hoạt hơn về các xã hội trong quá khứ khi được tạo dựng xung quanh các mối quan hệ (về phận người, về tính vật chất và các lĩnh vực hành động). Cách sử dụng một khái niệm như vậy được thể hiện thông qua một nghiên cứu trường hợp ngắn gọn về thông lệ và thói quen trong thời Đá mới ở miền Nam nước Ý. Như nghiên cứu trường hợp này ngụ ý, ‘tác tố’ là một loại năng lực hành động phải được lịch sử hóa trong các bối cảnh cụ thể chứ không phải chỉ được sử dụng chung chung.

Quá khứ với các khuôn mặt?

Tác tố trong khảo cổ học thường được cho là nói về việc đưa người ta trở lại quá khứ. Người đọc dày dạn sẽ ngay lập tức nhận ra tuyên bố này là vu khống chính trị hơn là một chương trình nghị sự lý thuyết thực sự: nó tự động tạo ra một quan điểm trái ngược mà trong thâm tâm mọi người, không ai tán thành, và thật mơ hồ khi không khiến cho người ta cam kết với bất kỳ lập trường thực sự nào. Trong thực tế, có những lý do chính đáng tại sao các nhà khảo cổ học nên sử dụng lý thuyết tác tố để giải quyết các vấn đề lý thuyết cụ thể. Nhưng để làm như vậy, chúng ta cần xem xét lại các nền tảng lý thuyết tác tố, một khái niệm khét tiếng mơ hồ. Bất kỳ tầm nhìn nào về quá khứ cũng đều ngụ ý các tác nhân con người. Chúng ta không thể hình dung ra quá khứ mà không có ý tưởng nào đó về những gì mọi người đã và đang làm thì như thế nào. Nhưng khái niệm tác tố lại ít được các nhà khảo cổ học phân tích, vì vậy nó rất cần phải được xem xét cẩn thận, nếu chúng ta muốn phát triển một khái niệm thực sự hữu ích thay vì chỉ đơn giản chọn ra một tủ bộ đồ mới từ cửa hàng thời trang nhân học.

Trong bài viết này, sau khi xem xét ngắn gọn về bối cảnh lịch sử cho lý thuyết tác tố, tôi xác định một số chủ đề nắm bắt những phẩm chất quan trọng của các diễn viên xã hội và tạo ra những chiếc cầu nối cho việc diễn giải khảo cổ học. Để lường trước các kết luận, truyền thống trong khảo cổ học vẫn là nhận thức về con người bằng cách tách biệt họ khỏi các hoạt động, các môi trường và bối cảnh của họ. Tôi cho rằng tác tố vốn mang tính ngữ cảnh và tình huống. Do đó, tác tố không phải là một đặc trưng của các cá nhân mà là đặc trưng của các mối quan hệ; đó là chất lượng sinh sản về phương diện xã hội của hành động trong các mối quan hệ xã hội. Vì tính chất quan hệ này, nên tác tố về cơ bản là vật chất, vì hai lý do: bởi vì các sự vật vật chất làm trung gian và hình thành bối cảnh cho mối quan hệ của con người, và vì con người hình thành các mối quan hệ quan trọng với các sự vật vật chất. Tính vật chất của tác tố tạo cơ sở cho việc hệ thống hóa một loạt chiến lược diễn giải mà chúng ta có thể sử dụng để xử lý các di tích vật chất của quá khứ.

Nền cảnh của Tác tố trong Lý thuyết xã hội

Tác tố là gì? Làm thế nào để chúng ta, một mặt, liên hệ các hành động cá nhân với các tác động của chúng, mặt khác, với bối cảnh của chúng? Không cần phải khảo cứu quá nhiều văn liệu về tác tố (Dobres 2000; Dobres và Robb 2000a; Dornan 2002; Gardner 2004b; Johnson 1989), tối thiểu cũng đã có hànglời đáp cho câu hỏi này. Tuy nhiên, xuất phát điểm chủ chốt lại nằm trong khái niệm của chúng ta về bản chất con người.

Trước Marx và Engels, các lý thuyết gia xã hội cũng đã xác định bản chất con người. Họ cho rằng con người chỉ đơn giản hành động phù hợp với bản chất phổ quát của họ với tư cách con người (ví dụ như Rousseau, Hobbes, và quan điểm thần học về loài người) hoặc với bản chất cố định đặc thù của họ (ví dụ, 'người mọi rợ' hoặc các thể của một cá tính đặc thù). Đương nhiên, những quan điểm như vậy không biến mất ngay lập tức với việc xuất bản tác phẩm Hệ tư tưởng Đức; thực ra thì, lịch sử văn hóa và tiến hóa xã hội thời Victoria vẫn tiếp tục là những lực lượng quan trọng hơn nhiều so với chủ nghĩa Mác, tối thiểu là cho đến năm 1900. Nhưng những gì Marx và Engels đã làm là đặt hành động và ý thức của con người một cách hệ thống vào mối quan hệ với bối cảnh xã hội. Trong lời nói đầu cho tác phẩm ‘Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859), Marx tóm tắt chuỗi ý tưởng của mình như sau:

Trong sản xuất xã hội cuộc sống của mình, con người tham gia vào các mối quan hệ nhất định không thể thiếu và độc lập với ý chí của họ, các mối quan hệ sản xuất tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Tổng số các quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, nền tảng thực sự, xây dựng nên một kiến ​​trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và các hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quy định quá trình đời sống xã hội, chính trị và trí tuệ nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ, mà trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của con người.” (Marx 1978, trang 4)

Đối với mục đích của chúng tôi, cái nhìn sâu sắc
chủ đạo ở đây là bản chất con ngườimang tính quan hệ: mọi người phát triển năng lực hành động thông qua việc tham gia vào các mối quan hệ xã hội. các quan hệ xã hội khác nhau, nên ý thức của họ cũng khác nhau. Do đó, hoạt động của con người tạo ra hai sản phẩm riêng biệt: bên ngoài, nó tạo ra loại sản phẩm kinh tế, còn bên trong, nó định hình ý thức của người lao động như một loại người cụ thể có khả năng hành động trong hệ thống các mối quan hệ xã hội và kinh tế.

Các nhà nhân học đã
đóng góp rất ít ỏi cho cái nhìn sâu sắc táo bạo này trong phần lớn của thế kỷ XX. Thay vào đó, trong trạng thái thừa mứa các cách tiếp cận (Kuper 1983), thì những cách tiếp cận thống lĩnh là nhân học chức năng luận cấu trúc, cấu trúc luận và nhân học biểu tượng. Trong cách tiếp cận nhân học chức năng luận cấu trúc (Evans-Pritchard 1940; Evans-Pritchard và Fortes 1940; Radcliffe-Brown 1952), cái cá nhân được coi là một mẫu vai trò hoặc vị thế đặc thù,người ta nhấn mạnh vào việc bộc lộ các quy tắc làm cơ sở cho các mối quan hệ của các vai trò và vị thế kia. Tương tự như vậy, Levi-Strauss (1968) và Chomsky (1968) đã phát triển cấu trúc luận chủ yếu tập trung vào cách thức mà các quy tắc tạo sinh chủ đạo liên quan đến hành vi được quan sát; người ta rất ít chú ý đến bối cảnh, tác tố và các tác nhân con người được mô tả về cơ bản là thực hiện các kịch bản nền móng. Nhân học biểu tượng, ​​được Turner (1967, 1974, 1988) và Geertz (1973) phát triển, là một khuôn mẫu rất hiệu lực và nhạy cảm để đọc thế giới ý nghĩa cấu thành một nền văn hóa, và nhiều hiểu biết sâu sắc của nó song hành rất thú vị với lý thuyết hậu cấu trúc. (1)

Tác tố hoặc lý thuyết thực hành có từ đầu những năm 1980, khi nó hình thành một phần của phản ứng chống lại các mô hình hệ thống (Johnson 1989). Ngay từ đầu, nó chủ yếu tập trung vào các công trình của Bourdieu (1977, 1990) và Giddens (1979, 1984), bằng việc phê phán của họ đối với cấu trúc luận (xem Ortner 1984, Sahlins 1985). Giddens bắt đầu với một bài phê bình về xã hội học cổ điển tập trung vào vai trò, quy tắc và thể chế. Nếu đúng là mọi người hành động theo các cấu trúc này, thì các cấu trúc đó xuất phát từ đâu? Làm thế nào để mọi người thay đổi chúng? Chúng thay đổi như thế nào? Trung tâm của cách tiếp cận cấu trúc hóa’ [1] của ông là phép biện chứng giữa cấu trúc và hành động, trong đó hành động là kết quả của các quy tắc mà nó tổ chức đệ quy [2]. Đây là ‘tính nhị nguyên của cấu trúc. Công trình của Bourdieu dựa trên việc phê phán song hành cấu trúc luận. Con người hành động theo các cấu trúc văn hóa đã học được (thói quen), một hệ thống thiên hướng thâm căn cố đế, tạo cơ sở cho việc điều chỉnh sự ứng biến. Thói quen giúp tạo ra các phản xạ mà mọi người thực hiện khi họ sống và phải đối phó với các tình huống mới, thường là theo cách tự mâu thuẫn hoặc không mạch lạc. Theo cách tương hỗ, thói quen không bao giờ được trình bày thành hệ thống truyền dạy như một học thuyết rõ ràng; thay vào đó, mọi người suy luận các nguyên tắc cơ bản của nó từ vô số các hành vi li ti, cụ thể mà nó diễn rathể hiện bằng những ví dụ. Do đó, những thay đổi trong hành vi thực tế, theo thời gian, có thể dẫn đến sự thay đổi thói quen. Cần lưu ý rằng, trong khi cách đọc ngây thơ đánh đồng các cấu trúc với câu thúc, quyết định và hành động xã hội với ý định và tự do cá nhân, thì đối với Bourdieu và Giddens, các cấu trúc không chỉ hạn chế mà còn hữu ích, làm tăng khả năng hành động của con người. Nói cách khác, đối với cả hai nhà tư tưởng, thì con người không thể tồn tại như một cá thể tinh chất, vô định hình, mà thật ra chỉ là một kiểu người cụ thể trong một tình huống xã hội cụ thể (McCall 1999).

Công thức cơ bản này của
tác tố liên quan đến phép biện chứng giữa cấu trúc và hành động không khỏi vướng các vấn đề và những tính chất mơ hồ. Chẳng hạn, mặc dù Bourdieu tuyên bố rằng thói quen tạo cơ sở cho sự ứng biến và thay đổi, nhưng trong các  phân tích của ông, nó có xu hướng giống với một tập hợp các cấu trúc áp đảo và mang tính quyết định luận, không quá khác biệt với các tầm nhìn cấu trúc luận mà ông phê phán rất kịch liệt: ông để lại một chút không gian cho sự kháng cự và cho nhận thức, phê bình hoặc mỉa mai của các tác nhân cá nhân (de Certeau 2002). Cảm giác về tính hệ thống logic mà chúng ta trải nghiệm trong hành động xã hội có thể được áp đặt có hiệu lực trở về trước là mang tính nội tại (Berger và Luckmann 1967). Một câu hỏi mở khác, một mặt, là mối quan hệ giữa tác tố với tư cách là một hệ thống văn hóa và xã hội, mặt khác là nền kinh tế và chính trị. Công trình của Giddens tập trung chủ yếu vào các môi trường phương Tây hiện đại mà ít quan tâm đến khả năng áp dụng vào các tình huống khác. Kết nối Marxist của Bourdieu giữa thói quen và giai cấp, rất thuyết phục trong công trình của ông về sự nếm trải và loại trừ xã ​​hội ở Pháp (Bourdieu 1984), lại rất ít thuyết phục trong công trình dân tộc học của ông về nông dân Kabyle ở Algeria (Bourdieu 1977). Những hạn chế như vậy được sử dụng để cảnh báo chúng ta rằng, trong khi cả hai tác giả đều cung cấp các thành tố cho phân tích xã hội, thì họ lại không cung cấp cho chúng ta một phương pháp để thực hiện.

Tác tố trong lý thuyết khảo cổ học

Tác tố trong khảo cổ học, vòng 1: Tác tố là hành động có chủ đích (chính trị)

Vòng đầu tiên
đưa người ta trở lại quá khứ đã diễn ra vào những năm 1970 và 1980 trong quá trình luận, mặc dù thuật ngữ ‘tác tố’ không được sử dụng trong nó cho đến sau này. Khảo cổ học mới giai đoạn sớm đã nhắm đến việc nghiên cứu các hệ thống hơn là con người, đặc biệt là trong thích ứng luận sinh thái và trong lý thuyết hệ thống (trong phân định của Clarke (1968) về đời sống xã hội như một hệ thống các quyển xen cài vào nhau và trong công trình của Flannery (năm 1973). Tuy nhiên, một khuynh hướng quá trình luận khác bắt nguồn từ cấu trúc xã hội khi xuất hiện từ các chiến lược chính trị. Điều này thực sự xuất hiện trong cuộc thảo luận về ‘các nguồn gốc của sự bất bình đẳng, một trong những nhà sản xuất tiêu đề khảo cổ lớn và những người tạo ra tiền của những năm 1980.

Lập luận cơ bản là, trong tất cả các xã hội, có những tác nhân đầy tham vọng theo đuổi uy tín cá nhân và quyền lực
đối với những kẻ khác; các chiến lược mà những cá nhân này sử dụng để theo đuổi tham vọng của họ đã tạo động lực cho sự thay đổi xã hội, chủ yếu là tạo ra các hệ thống phân cấp được thể chế hóa (Blanton et al. 1996; Earle 1997, 2002; Feinman 1995; Flannery 1999; Hayden 1995). Để đưa ra một ví dụ có ảnh hưởng, Hayden (1995) đã cho rằng trong các xã hội "siêu-bình đẳng" (các xã hội phi nhà nước với một số yếu tố bất bình đẳng) các thủ lĩnh tham vọng tích lũy lương thảobổn phận từ những kẻ khác để tạo ra một nền tảng cho công cuộc lãnh đạo xã hội (uy tín, bắt kẻ khác mang ơn nợ, tính trung tâm xã hội).

Tác tố theo quan điểm này là khả năng của cá nhân trong việc thực hiện ý chí hoặc ý định của mình. Nó xuất trình một số giả định về bản chất con người. Đầu tiên, các động lực của người ta được cho là bắt nguồn từ văn hóa bên ngoài, trong một cái gì đó phổ quát đối với tất cả mọi người và các hành động cũng như bối cảnh xã hội có từ trước. Quyền lực được xác định theo nghĩa công cụ, khi một người có khả năng phát huy ý chí của mình, và hành động được nhìn nhận hoàn toàn theo ý định của vai diễn (Mann 1986). Thứ hai, các biểu tượng được xác định là ‘dấu hiệu’ tương đối ngoại tại đối với vai diễn (Robb 1998); chẳng hạn, các thủ lĩnh tham vọng trưng đầy những biểu tượng của quyền uy tôn giáo không phải vì họ tin vào các biểu tượng đó, mà là để thuyết phục người khác. Điều này gắn liền với một trọng tâm quy trình luận truyền thống về văn hóa vật chất như là công cụ để truyền đạt thông tin xã hội. Cuối cùng, trong bất kỳ xã hội nào, một số kẻ vốn năng động chính trị và có động lực để theo đuổi thực thi quyền lực đối với những kẻ khác, trong khi những kẻ khác thì không. Điều này thường được thừa nhận một cách đơn giản, mặc dù đôi khi được tuyên bố rõ ràng (Clark và Blake 1994; Hayden 1995). Tại sao điều đó là như vậy thì vẫn còn là một lời đáp mơ hồ.

Sức mạnh to lớn của cách tiếp cận với
tác tố là khả năng của nó trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể, động lực chính trị trong các xã hội phân cấp. Hơn nữa, nó đã dẫn đến các cuộc thảo luận quan trọng về quá trình vật chất hóa, thông qua đó, các ý thức hệ chính trị được thể hiện và lưu hành cụ thể (DeMarrais et al. 1996). Như DeMarrais et al. chỉ ra, những sự vật vật chất không phải là mạch trung tính chuyển tải nghĩa; thay vào đó, phẩm chất nội tại của chúng quy định cách thức thực hiện hoặc có được, sử dụng, trao đổi, kiểm soát và xử lý được chúng. Earle (2004) đã mở rộng lập luận này để thảo luận về cách thức mà ý nghĩa của các truyền thống văn hóa tạo hình nền kinh tế và chính trị. Lập luận về quá trình cụ thể hóa hội tụ một cách thú vị với công trình gần đây của Barth (1987, 2002) về cách thức tái sản xuất tri ​​thức một cách thiết yếu. Barth cho rằng các thực tiễn xã hội thông qua đó tri ​​thức được tạo ra và chuyển tải tạo hình nên quá trình phát triển lâu dài của nó. Về mặt tác tố, dòng tư tưởng này có cách tiếp cận đơn giản với các biểu tượng mang tính thực tiễn hơn là triết học (chẳng hạn, giả sử các biểu tượng văn hóa có thể trước biểu hiện của chúng dưới dạng vật chất). Về mặt hiệu quả, nó bổ sung cho lập luận ở trên: coi thế giới được cấu thành về mặt vật chất như đã tồn tại, nó khám phá các khả thể tính của hành động thực tế, định hướng mục tiêu trong đó.

Điểm yếu của mô hình tác tố này là không phải lúc nào cũng chuyển từ thế giới chính trị phân cấp của nhóm tinh hoa thành một bức tranh xã hội rộng lớn hơn. Giả định nền tảng của nó là đời sống xã hội về cơ bản là một trò chơi cạnh tranh đối kháng có tổng bằng không [3] trong giới tinh hoa. Do đó (chẳng hạn) nó không trả lời các câu hỏi như động lực của những kẻ tham vọng xuất phát từ đâu (giới hạn của họ là gì? Làm thế nào để họ nhận thức được theo cách tượng trưng?), những kẻ có thứ bậc liên quan ra sao đến phần còn lại của nhóm, và thứ bậc với tư cách là một quá trình liên quan như thế nào đến các quá trình khác. Chẳng hạn, nếu chúng ta coi vũ khí tượng trưng cho sức mạnh nam giới trong Thời đại đồ đồng Đan Mạch (Earle 1997), thì chúng ta có thể xây dựng một thứ lý thuyết về cách thức mà những người tham chính cạnh tranh để kiểm soát chúng, nhưng điều đó lại không nói cho chúng ta bất cứ điều gì về cách thức mà nền văn hóa này phát triển từ tình huống trước kia, trong đó vũ khí lại không tượng trưng cho sức mạnh chính trị của nam giới. Nó không liên quan rõ ràng với các bối cảnh xã hội bên ngoài các lĩnh vực chính trị hiển minh, ví dụ thế giới của các cộng đồng thảo dân và cuộc sống hàng ngày, các giới, các lớp tuổi khác nhau, và các hình thức hành động không thuộc lĩnh vực chính trị. Điều này đặc biệt mở với các bổn phận dựa trên các mô hình hành động xã hội mang tính chất giới cao (Gero 2000). Cuối cùng, vì nó thu hẹp vào các nhân vật chính của hành động hơn là các bối cảnh hành động, không liên quan đến cách thức mọi sự vật được thực hiện theo cách cụ thể mà chúng đang thực hiện, chứ không phải là tại sao chúng được thực hiện. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, tác tố của cái xã hội và vật chất thường hoạt động thông qua các cách thức nhiều hơn là thông qua các lý do.

Tác tố trong khảo cổ học, vòng 2: tác tố là biện chứng

Một trong những khám phá chính của
hậu quá trình luận vào đầu những năm 1980 là hậu cấu trúc luận của Bourdieu và Giddens; lý thuyết tác tố trong khảo cổ học, như một phản ứng rõ ràng đối với các mô hình tổng thể hoặc hệ thống, thực sự có niên đại này (Johnson 1989). Mặc dù cả Bourdieu và Giddens đều bị chỉ trích, nhưng nền tảng chung này vừa bảo lãnh cho hậu quá trình luận, vừa bắt đầu được hấp thụ trong truyền thống quá trình (Dobres 2000; Dobres và Robb 2000a, 2005 và các bài báo ở đó; Dornan 2002; Gardner 2004b; Hegmon 2003) .

Tác tố theo quan điểm này không phải là khả năng cá nhân tác động ảnh hưởng đến người khác; đó là chất lượng kép, sinh sản về phương diện xã hội của hành động. Nền tảng trí tuệ của vấn đề này đã được thảo luận ở trên. Mô hình biện chứng tạo ra một số giả định chính. Trước hết, các vai diễn làm theo các cấu trúc nhận thức và xã hội được truyền dẫn sâu xa, cụ thể về mặt văn hóa (chứ không phải là các động lực phổ quát) nhưng hành động của họ không bị giới hạn bởi các cấu trúc đó. Thay vào đó, các vai diễntri ​​thức, với ý thức thực tế phát triển cao (tri thức ngầm, không phân tán để thương thảo các tình huống họ gặp phải). Hơn nữa, hành vi văn hóa khớp nối với thế giới thực ngoài kia bằng hành động. Các tác nhân tồn tại và hiểu ngầm, trong cảnh quan hành động của họ, đại diện cho một tập khả thể tínhcác thách thức được hình thành bởi quá khứ. Do đó, có một mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc, tạo điều kiện tạo kênh hành động, và hành động tái tạo các cấu trúc. Thói quen là quá trình nội tại hóa  lịch sử, là phương tiện mà qua đó các cấu trúc lịch sử được kế thừa tự tái tạo trong vai diễn. Đến lượt mình, các hành động của họ có thể sửa đổi những điều kiện này một cách có chủ ý và không có chủ ý, tạo tiền đề cho hành động trong tương lai. Với tư cách là bối cảnh của sự thay đổi hành động, việc diễn giải của các tác nhân về các cấu trúc văn hóa của cuộc sống của họ cũng có thể thay đổi theo chiều ngược lại.

Quan điểm hậu cấu trúc về tác tố đã có ảnh hưởng sâu sắc trong khảo cổ học (Barrett 1994; Gardner 2004a, 2004b). Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách chúng ta nhận thức về ý định và quyền lực. Theo kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là các tác nhân, ý định thường là phần hành động nổi bật nhất: xuất phát điểm hành động của chúng ta, hoặc việc diễn giải hành động của người khác, là ý định cung cấp kích thích tố gần đúng cho nó. Nhưng các ý định được huy động trong các lĩnh vực diễn ngôn chuyên biệt, và chúng không thể dẫn đến hành động cho đến khi chúng được khu biệt trong các thể loại hành vi được công nhận và quy tắc-ràng buộc. Ý định đã được hình thành trong thế giới của các thể loại quy tắc-ràng buộc này; chúng ta hệ thống hóa các ý định ít nhiều có tính đến các quy tắc. Bằng cách lần theo dòng suy nghĩ này thêm nữa, bất kỳ hành động dự định nào cũng đều giả định trước vô số cấu trúc, sự sắp xếp và các trạng huống phải là chân, hoặc được cung cấp hoặc phù hợp với một chuẩn mực, cho hành động vừa tồn tại như một khả tính và sau đó được đưa ra để thông qua. Theo Giddens, thế có nghĩa là một tác động của hành động, và rất có thể là tác động chủ yếu lại tái tạo các điều kiện và cấu trúc tăng thêm khả năng cho nó. Theo thuật ngữ của Barrett, 'hành động có tác động xuất hiện bên ngoài tác nhân được thể hiện bằng cách ghi vào thế giới và những thế giới khác (chúng được khách thể hóa), nhưng những hành động đó cũng làm nên tác nhân và đổi mới nhận thức của tác nhân đó về vị trí của họ trên thế giới' ( 2001: 62). Do đó cả hành động cố ý và vô ý đều là một phần của quá trình tái sản xuất xã hội lớn hơn.

Theo quan điểm như vậy, quyền lực không thể được xem đơn giản là khả năng của một cá nhân để đạt được mục tiêu của mình. Các hệ thống xã hội hình thành các loại người cụ thể, sắp xếp họ vào các mối quan hệ xã hội và cung cấp cho họ các lựa chọn và các nguồn lực để hành động. ‘Quyền lực cấu trúc (Wolf 1990) này là một đặc trưng không phải của các cá nhân mà của các hệ thống xã hội. Quyền lực với tư cách là một đại lượng cấu trúc, bị lệch tâm hoặc cấu thành về phương diện văn hóa đã được lý thuyết hóa một cách thuyết phục bởi cả các nhà nhân học tượng trưng (Geertz 1980) và bởi các nhà Marxists (Engels 1972; Foucault 1977; Gramsci 1971; McGuire 1992; Miller và Tilley 1984; O'Donovan 2002; ). Như Dirks, Eley và Ortner lưu ý, chúng ta phải chuyển nghiên cứu về quyền lực ra khỏi phạm vi hẹp của các thể chế chính trị và đưa vào 'nhiều môi trường mà trước đây được coi là phi chính trị, bao gồm nơi làm việc, đường phố, kẻ lệch lạc hoặc tiểu văn hóa của nhóm tội phạm, lĩnh vực giải trí, và trên hết là gia đình và xứ sở' (1994: 4). Hơn nữa, quyền lực không được sở hữu và thực thi bởi các cá nhân; đúng hơn, nó tạo ra người ta; các mong muốn, phản ứng và chiến lược của chúng ta xuất phát từ một trật tự văn hóa lịch sử cụ thể mà với tư cách là người bản xứ chúng ta không bao giờ thấy trong tổng thể của nó. Ví dụ, nghiên cứu của Joyce [(2000) về hành động lễ thức của nhóm tinh hoa ở Oaxaca, Mexico, cho thấy giới tinh hoa bị mắc kẹt trong một cấu trúc niềm tin trong đó hành động hiến sinh không chỉ là một phân cấp chiến thuật hợp thức hóa mà còn là một giao ước thiêng liêng. Giải thích của Leone (1995) về đồ sứ Tàu cao cấp ở Mỹ thế kỷ thứ mười tám cho rằng các dịch vụ bày bàn này thể hiện các nguyên tắc trật tự và ưu quyền, gắn liền với việc tiệc tùng chính thức như một loại thể chế thể hiện yêu sách sở hữu hàng hóa chất lượng cao của giới tinh hoa xã hội.

Tác tố để đâu trong trường hợp này? Tác tố, giống như quyền lực, không phải là đặc trưng của cá nhân mà là đặc trưng của các mối quan hệ. Hành động về cơ bản mang tính xã hội; ngay cả khi hành động biệt lập vì những mục đích chỉ liên quan đến bản thân chúng ta, chúng ta xuất trình và tái tạo một bản sắc nguyên ủy được tạo ra thông qua các mối quan hệ với những kẻ khác, chúng ta tham gia vào các thể loại hoạt động được xác định rõ ràng và chúng ta sử dụng các thực tiễn và ý nghĩa liên chủ thể học được qua tương tác với kẻ khác. Việc theo đuổi các mục tiêu có chủ ý chỉ khả thể thông qua sự đồng lõa với các cấu trúc quyền lực, ý tưởng văn hóa, cách ứng xử - các thông số của một tình huống mà mọi người tham gia và thường chấp nhận như một phần của tình huống. Do đó, tác tố tồn tại trong một vùng xám’ [5] (Levi P. 1988): hoạt động có chủ đích theo quan điểm của vai diễn chỉ có thể là như vậy vì nhiều lớp hợp tác và xung đột với các cấu trúc vô hình của thế giới vật chất và xã hội, phù hợp với thực tế xã hội mà cả hai xác định ý định của các tác nhân và cuối cùng gói gọn, hấp thụ hoặc chỉ đạo các ý định khác nhau.

Một ý nghĩa quan trọng của vấn đề này là tác tố không phải là một năng lực hoặc chất lượng phổ quát mà được xác định trong các môi trường lịch sử cụ thể. Ngôn ngữ cung cấp song tuyến: nói một ngôn ngữ là một năng lực phổ quát của con người, nhưng người ta không nói Ngôn ngữ, nói tiếng Anh, tiếng Huron hoặc Walbiri, và nó chỉ thông qua việc tham chiếu đến các ngôn ngữ cụ thể hơn là chúng ta có thể hiểu một cách nói cụ thể. Tương tự như vậy, chúng ta không hành động với một tác tố phổ quát, thống nhất; chúng ta hành động với cái tác tố có vị trí lịch sử của một người đàn ông phương Tây đầu thế kỷ hai mốt, một phụ nữ Iroquois thế kỷ thứ mười bảy, hoặc một đứa trẻ người Ý thời Đá mới.

Các lĩnh vực của hành động

Điều này ngụ ý rằng tác tố xuất hiện trong hoạt động thực tiễn thuộc các lĩnh vực diễn ngôn cụ thể (Barrett 2001; Dobres 2000; Dobres và Robb 2000b, 2005; Dornan 2002; Fowler 2004; Gardner 2004a, 2004b; Gillespie 2001; Joyce và Lopiparo 2005). Như Marx và Engels đã lưu ý với khái niệm tự sáng tạo của họ thông qua lao động, thì mối quan hệ giữa hoạt động thực tiễn mở rộng, tác tố và bản sắc là mật thiết và không thể tách rời. Các dự án là các chủ trương mở rộng tạo ra định hướng đạo đức và tự nhận thức. Trong khi các nguyên tắc cấu trúc nhất định xuyên suốt và liên kết nhiều lĩnh vực diễn ngôn, thì tác tố của cha/ mẹ hoặc của người thợ gốm chỉ có thể được theo đuổi và đánh giá theo cách thức các thể loại thực hành cụ thể này được dự định, được nhận thức và điều chỉnh. Chắc chắn, tất cả có thể được đặt dưới một đề mục khái quát nào đó, chẳng hạn như ‘là một người được quý trọng’, nhưng điều này nhấn mạnh không chỉ về phương tiện mà còn cả việc tạo ra khái niệm hành động. Đó là ở cấp độ của các lĩnh vực hành động cụ thể mà các tác nhân trải nghiệm và thực hiện việc theo đuổi giá trị thông qua việc giữ lại hoặc cho đi, thông qua sự khắc nghiệt hoặc dịu dàng, thông qua việc xóa bỏ quá khứ hoặc tưởng niệm nó, hoặc thông qua những cái bắt tay kết nối các bộ đồ kinh doanh hoặc những cái ôm đầy sắc dục gắn khít các thân thể. Do đó, tác tố phải được khu biệt hóa không phải bằng một mục tiêu trừu tượng đơn giản, dễ thể hiện, mà bằng logic thực tiễn nổi bật của các dự án mà qua đó mục tiêu này được nhận thức, xác định và có thể được theo đuổi. Theo nghĩa này, như Dobres (2000) đã lập luận một cách quyết đoán trong công trình của cô về công nghệ và tác tố xã hội, cái tác tố lý do’ (agency of why) được quy định và gói gọn bởi một tầng ‘tác tố cách thức’ (agency of how).

Có lẽ mô hình hậu cấu trúc có thể được tóm tắt nhất bằng biểu đồ theo các mức độ phân tích. Như đã thảo luận ở trên, hành động giả định trước các cấu trúc văn hóa, theo một cách nào đó có thể được hiểu là tạo ra nó. Thói quen đem đến cho các tác nhân những công cụ tư duy cơ bản, các giá trị và những đối lập cơ bản tạo hình nên tư duy của chúng ta, các điều khoản về bản sắc và thân phận khiến chúng ta là chính bản thân mình những cảm xúc thịnh hành mà chúng ta trải nghiệm. Đó là một yếu tố của cái thế giới của những giá trị tiềm ẩn, không nghi ngờ và không thể nghi ngờ mà Bourdieu gọi là 'doxa' (1990) . (2) Bài học sâu sắc trong quá trình xã hội hóa, được chia sẻ rộng rãi, thường được tổ chức một cách vô thức hoặc không được thể hiện trực tiếp, khó đặt câu hỏi từ trong một nền văn hóa hoặc khó mà lãng quên được khái quát hóa qua nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thói quen đôi khi là một hệ thống không có hệ thống về ý nghĩa ăn sâu bám rễ, một nguồn lực để tạo ra nhiều ý nghĩa được trải nghiệm trực tiếp. Thói quen rõ ràng giống với các mã cấu trúc luận, mặc dù Bourdieu nhấn mạnh rằng nó không bao gồm các loại văn phạm cứng nhắc diễn ra một cách tiền định,bao gồm các sắp xếp trí linh hoạt đầy những mơ hồ, các mâu thuẫn tiềm tàng và di trượt – nguyên liệu thô cho sáng tạo, xung đột, phi chính thống cũng như chính thống. Nhưng thói quen lại có những hạn chế. Là một khái niệm diễn giải, được sử dụng riêng, nó vừa mang tính quy giản luận, lại  vừa không đủ để giải thích hành động. Như chính Bourdieu lập luận, việc quy giản các trò chơi xã hội theo các quy tắc của chúng không thực sự giải thích được tại sao mọi người lại chơi các trò đó một cách chiến lược cứ như là chúng giải thích được tại sao vậy. Hơn nữa, thói quen lại ít được xác định. Ngay cả khi chúng ta có thể chỉ định chính xác những cách thức mà thói quen của nông dân Kabyle khiến họ tạo dựng thành các dạng đồng hình của các hành động có tính đàn ông được thực hiện ở nơi công cộng hoặc bên ngoài, trong ánh sáng, vào mùa hè, với các vật liệu nóng hoặc khô (ví dụ như hành động buôn bán, chiến đấu, thu hoạch), thì điều này cũng không cho chúng ta biết lý do tại sao và làm thế nào mà các hành động này được thực hiện với tư cách là các hoạt động khác nhau, cũng như các lĩnh vực xã hội khác nhau của diễn ngôn, liên quan đến các địa điểm, vật chất, ý nghĩa và kinh nghiệm khác nhau. Hơn nữa, vẫn chưa các giá trị trừu tượng có tính ưu tiên phân tích so với các thực tiễn vật chất; các nhà hiện tượng học, chẳng hạn, liệu có dành ưu tiên cho các quá trình cam kết vật chất.

Vấn đề là để
nhận thức được về tác tố, chúng ta cần có khả năng nhìn nhận hành động như là các xuất hiện từ các cấu trúc và tái tạo các câu trúc, chứ không chỉ các cấu trúc được khái quát hóa và mang tính trừu tượng cao, mà còn là các lĩnh vực diễn ngôn (Barrett 1988), các thể loại thực hành và các thể chế - chia sẻ những hiểu biết về một hoạt động cụ thể bao gồm những gì, nó có thể được thực hiện như thế nào, bởi ai, trong hoàn cảnh nào, và ý nghĩa cũng như giới hạn khả thể của nó là gì. Ít thâm căn cố đế hơn, được xác định hẹp hơn, được hệ thống hóa và học hỏi có ý thức hơn so với thói quen, các thể loại hành vi có thể hành động theo không gian và các chu kỳ thời gian ngắn hơn. Các hoạt động trong các lĩnh vực hành động là các dự án, các chuỗi sự kiện liên quan đến phản ứng với cơ hội và tình huống, các kịch bản với đoạn mở màn xác định, các hình thức tự sựcác kết cục làm bộc lộ hành động (Turner 1974, 1988). Một thể loại hành động là một hiện thực tiềm năng, chứ không phải là một hiện thực. Như Barrett lưu ý, ‘các tác nhân nhận ra sự hiện hữu của chính họ trong một cam kết với việc tái tạo cái thế giới tự thân’ (2001: 153). Ý nghĩa được áp đặt hoặc diễn giải theo các vở kịch xã hội có hiệu lực từ quá khứ trong khi tấn kịch đã khép lại (Turner 1988). Tri thức và hành động là những sự vật chúng ta trải nghiệm, và thường thì việc thực hành luôn quan trọng hơn kịch bản.
_______________________________________

Còn nữa...
 
Nguồn: Robb, John (2010). Beyond agency, In World Archaeology Vol. 42(4): 493–520 Debates in World Archaeology.

Tác giả:

Ban đầu John Robb được đào tạo về văn học Anh thời trung cổ (BA, Đại học Chicago, 1983), và sau đó tiếp tục nghiên cứu Khảo cổ học Nhân học tại Đại học Michigan (MA, 1989; Tiến sĩ, 1995). Luận án tiến sĩ của ông thuộc lĩnh vực bất bình đẳng và giới trong thời tiền sử của Ý, kết hợp bằng chứng từ các di cốt người, khảo cổ học và nghệ thuật tiền sử. Sau một thời gian ngắn nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Đại học Nam Illinois (1995-6), ông đã giảng dạy tại Đại học Southampton trong năm năm (1996-2001). Từ năm 2001, ông giảng dạy tại Cambridge, trở thành Giáo sư vào năm 2015. John đã điều hành các dự án lớn về khảo cổ học miền Nam Ý, nghiên cứu tiểu sử của những con người bình thường ở Cambridge thời trung cổ, và lịch sử lý thuyết về cơ thể người. Ngoài những chủ đề này, ông còn quan tâm đến Lý thuyết văn hóa vật chất, Mai tàng học (Taphonomy) [4], nghi lễ, và nghệ thuật tiền sử.

Chú thích của người dịch:

[1] Lý thuyết cấu trúc hóa (Theory of Structuration) là một lý thuyết xã hội về việc tạo ra và tái tạo các hệ thống xã hội dựa trên việc phân tích cả cấu trúc và các tác nhân (xem cấu trúc và tác tố), mà không coi yếu tố nào cao hơn, yếu tố nào thấp hơn. Ngoài ra, trong lý thuyết cấu trúc hóa, không chỉ phân tích trọng tâm-vi mô hay trong tâm-vĩ mô là đủ. Lý thuyết này do nhà xã hội học Anthony Giddens xây dựng, đáng kể nhất là trong công trình ‘Hiến pháp xã hội: các yếu tố của lý thuyết cấu trúc hóa’ (La constitution de la société: éléments de la théorie de la structuration. Paris : PUF, 1987.), xem xét hiện tượng học, tường giải học và thực tiễn xã hội tại giao điểm không thể tách rời của các cấu trúc và các tác nhân. Những người khởi xướng đã chấp nhận và mở rộng lập trường cân bằng này. Mặc dù lý thuyết cấu trúc hóa chịu nhiều chỉ trích, nhưng nó vẫn là một trụ cột của lý thuyết xã hội học đương đại.

[2] Phép đệ quy xảy ra khi một sự vật được định nghĩa theo khuôn khổ của chính nó hoặc theo loại của nó. Phép đệ quy được sử dụng trong nhiều ngành học khác nhau, từ ngôn ngữ học đến logic. Ứng dụng phổ biến nhất của đệ quy là trong toán học và khoa học máy tính, trong đó một hàm được định nghĩa được áp dụng theo định nghĩa riêng của nó. Trong khi điều này rõ ràng xác định một số lượng vô hạn các trường hợp (giá trị hàm), nó thường được thực hiện theo cách không có vòng lặp vô hạn hoặc chuỗi tham chiếu vô hạn có thể xảy ra. Một khái niệm X được định nghĩa đệ quy nếu trong định nghĩa X có sử dụng chính khái niệm X. Ví dụ định nghĩa số tự nhiên: n là số tự nhiên nếu n – 1 là số tự nhiên.

[3] Trò chơi có tổng bằng 0 (Zero-sum game) là trò chơi trong đó tổng số tiền người thắng kiếm được bằng đúng tổng số tiền người thua mất đi, do đó số tiền ròng của trò chơi trước và sau khi chơi đều không đổi, vì tiền người thua đổ qua túi người thắng.

[4] Taphonomy (埋藏学) Mai tàng học -  nghiên cứu về sự phân rã và trở nên hóa thạch của các sinh vật. Thuật ngữ taphonomy (τάφος taphos tiếng Hy Lạp có nghĩa là chôn cấtνόμος nomos, nghĩa là “quy luật) đã được nhà khoa học Soviet Ivan Efremov đưa vào cổ sinh vật học vào năm 1949 để nghiên cứu về quá trình chuyển đổi xương cốt, các bộ phận, hoặc sản phẩm của các sinh vật thuộc sinh quyển trở thành các sản phẩm của thạch quyển.

[5] “Vùng xám (Zona grigia) là một thuật ngữ được Primo Levi (1988), người Ý gốc Do Thái, sống sót từ trại Holocaust đặt ra trong tập tiểu luận của ông I sommersi e i salvati Cứu kẻ chết chìm, xuất bản lần đầu bằng tiếng Ý năm 1986, cuốn sách cuối cùng ông hoàn thành trước khi chết. Trong chương “Vùng xám, Levi thừa nhận nhu cầu của con người trong việc phân chia lĩnh vực xã hội thành chúng tachúng nó”, hai nhóm rõ ràng và có thể nhận dạng rõ ràng, nhưng ông cũng chỉ ra rằng kiểu tư duy nhị phân như vậy lại không đủ khi đối mặt với tính phức tạp của cuộc sống trong các trại tập trung của Fascist. “Mạng quan hệ của con người trong các Trại lớn thật không đơn giản” ông viết: không thể quy giản thành hai khối nạn nhân và kẻ bắt bớ. Rốt cuộc, một khía cạnh quan trọng của thực tiễn Đức Quốc xã là cố biến nạn nhân thành đồng phạm. Bằng cách sắp đặt để khám phá không gian ngăn cách (và không chỉ trong các trại tập trung của Đức Quốc xã) các nạn nhân khỏi những kẻ bắt bớ, cái nhìn sâu sắc vào thứ ông coi là có tầm quan trọng cơ bản, Levi nhấn mạnh rằng ông không hề có ý định tẩy xóa sự phân biệt giữa hai loại này: “việc lẫn lộn [những kẻ giết người] với nạn nhân của chúng là một căn bệnh đạo đức, thói giả bộ thẩm mỹ hoặc một dấu hiệu phức cảm độc ác; trên hết, đó là một dịch vụ quý giá được đưa ra (cố ý hay không) cho những kẻ phủ nhận sự thật.Vùng xám chủ yếu có các nạn nhân thỏa hiệp và cộng tác với những kẻ tróc bức họ ở các mức độ khác nhau và với các mức độ tự do lựa chọn khác nhau để đổi lấy sự đối xử ưu đãi. Levi khẳng định rằng người ta nên kiềm chế không đưa ra phán xét dễ dàng đối với những tù nhân đặc quyền mơ hồ về mặt đạo đức này, những kẻ thấy mình rơi vào một địa ngục và, còn là những kẻ không tạo thành một nhóm nguyên khối mà tỏ ra có nhiều sắc thái màu xám khác nhau, với nhiều mức độ tội lỗi khác nhau. Các ví dụ mà ông xem xét bao gồm các công chức cấp thấp thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như trải giường và kiểm tra chấy, Kapos -  Funktionshäftling – tù nhân tự quản của các nhóm làm việc, trưởng doanh trại, thư ký và những tù nhân thực hiện các chức việc khác nhau trong văn phòng hành chính của trại, ban chính trị, ban lao động và các phòng xử phạt. Anh ta dành sự quan tâm đặc biệt cho Sonderkommandos hay biệt đội, các nhóm tù nhân được giao nhiệm vụ vận hành hỏa thiêu, kẻngười ta ngại gọi là đặc quyền. Theo Levi, không ai được ủy quyền phán xét những cá nhân này, những người đại diện cho trường hợp cực đoan của sự cộng tác. Phán quyết cũng phải bị đình chỉ, ông lập luận, trong trường hợp đầy rắc rối của Chaim Rumkowski, người đứng đầu hội đồng Do Thái gây tranh cãi ở khu ghetto Lodz, một cư dân gương mẫu khác của vùng xám mà câu chuyện về ông ta được Levi thảo luận trong một đoạn dài. Trong khi Levi chủ yếu tập trung vào các tù nhân Do Thái đặc quyền trong các trại và ghettos, thì việc khái niệm hóa vùng xám của ông trải ra, bao gồm cả các chế độ cộng tác như Vichy Pháp cũng như Quisling ở Na Uy và thậm chí là một tên SS bạo dâm ở buồng hơi ngạt, đã nhanh chóng suy tính về một cô gái trẻ được cứu sống khỏi buồng hơi ngạt. Cuối cùng, điều đó phản ánh về sự mơ hồ của bản chất con người và đã thích hợp với nhiều bối cảnh, lĩnh vực và ngành học khác nhau, từ các nghiên cứu Holocaust đến triết học, thần học, luật pháp, nữ quyền và văn hóa đại chúng.

Chú thích của tác giả:

(1) Ví dụ, công trình của Turner về các kịch bản và các lĩnh vực tượng trưng tương đương với một số công trình của Bourdieu về thói quen và chiến lược (xem Turner (1988) về vai trò của biểu diễn trong tái sản xuất xã hội), và công trình của Turner liên quan đến những hiểu biết sâu sắc về thảo luận của Bourdieu đối với cách tiếp cận đa nghĩa về logic lỏng của các biểu tượng.

(2) Doxa là mối quan hệ tuân thủ trực tiếp được thiết lập trong thực tế giữa một thói quen và lĩnh vực mà nó hòa hợp cùng, tiền-khẩu ngữ được cho là đương nhiên về cái thế giới tuôn ra từ ý nghĩa thực tế (Bourdieu 1990: 68). Vì vậy thói quen như một hệ thống sắp xếp của cơ thể vừa là tiểu lĩnh vực của doxa, theo nghĩa chúng ta có thể có niềm tin mang tính trí tuệ về những thứ không trực tiếp thuộc về cơ thể, và thứ phương tiện thông qua đó doxa được tạo ra (chẳng hạn, trong ví dụ Bourdieu về ngôi nhà của người Kabyle, ý nghĩa của không gian được tạo ra thông qua hành động vạn động của cơ thể thông qua nó).

(3) Thật thú vị cũng đã có một chuỗi diễn giải theo nghĩa thông thường bù lại quy gán các quyền năng biến đổi cho sự vật. Điều này về phương diện lịch sử xuất hiện trong các chiến dịch xã hội chống lại ‘các tác nhân hủy diệt, như vũ khí, ma túy, rượu hoặc ủng hộ các thực hành cải thiện như thực hành vệ sinh.

Tài liệu dẫn

Barrett, J. (1988). Fields of discourse: reconstituting a social archaeology. Critique of Anthropology, 7: 5–16.
Barrett, J. (1994). Fragments from Antiquity: An Archaeology of Social Life in Britain, 2900–1200 BC. Oxford: Blackwell.
Barrett, J. (2001). Agency, the duality of structure, and the problem of the archaeological record. In Archaeological Theory Today (ed. I. Hodder). Oxford: Polity, pp. 140–64.
Barth, F. (1987). Cosmologies in the Making: A Generative Approach to Cultural Variation in Inner New Guinea. Cambridge: Cambridge University Press.
Barth, F. (2002). An anthropology of knowledge. Current Anthropology, 43: 1–18.
Berger, P. L. and Luckmann, T. (1967). The Social Construction of Reality: A Treatise in the Sociology of Knowledge. Harmondsworth: Penguin.
Blanton, R. E., Feinman, G. M., Kowalewski, S. A. and Peregrine, P. N. (1996). A dual-processual theory for the evolution of Mesoamerican civilization. Current Anthropology, 37: 1–14.
Boric´ , D. and Robb, J. E. (eds) (2009). Past Bodies: Body-Centred Research in Archaeology. Oxford: Oxbow Books.
Bourdieu, P. (1977). Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge University Press.
Bourdieu, P. (1984). Distinction. London: Routledge & Kegan Paul.
Bourdieu, P. (1990). The Logic of Practice. Stanford, CA: Stanford University Press.
Callon, M. (ed.) (1998). The Laws of the Markets. Oxford: Blackwell.
Canuto, M. and Yaeger, J. (eds) (2000). The Archaeology of Communities: A New World Perspective. London: Routledge.
Chomsky, N. (1968). Language and Mind. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
Clark, J. and Blake, M. (1994). The power of prestige: competitive generosity and the emergence of rank societies in lowland Mesoamerica. In Factional Competition and Political Development in the New World (eds E. Brumfiel and J. Fox). New York: Cambridge University Press, pp. 17–30.
Clarke, D. L. (1968). Analytical Archaeology. London: Methuen.
de Certeau, M. (2002). The Practice of Everyday Life. Berkeley: University of California Press.
DeMarrais, E., Castillo, L. J. and Earle, T. K. (1996). Ideology, materialization, and power strategies. Current Anthropology, 37: 15–31.
Dietler, M. and Hayden, B. (2001). Feasts: Archaeological and Ethnographic Perspectives. Washington, DC: Smithsonian Institution.
Dirks, N., Eley, G. and Ortner, S. (1994). Introduction. In Culture/Power/History (eds N. Dirks, G. Eley and S. Ortner). Princeton, NJ: Princeton University Press, pp. 3–45.
Dobres, M.-A. (2000). Technology and Social Agency: Outlining a Practice Framework for Archaeology. Oxford: Blackwell.
Dobres, M.-A. and Robb, J. E. (eds) (2000a). Agency in Archaeology. London: Routledge.
Dobres, M.-A. and Robb, J. E. (2000b). Agency in archaeology: paradigm or platitude? In Agency in Archaeology (eds M.-A. Dobres and J. Robb). London: Routledge, pp. 3–17.
Dobres, M.-A. and Robb, J. E. (2005). ‘Doing’ agency: introductory remarks on methodology. Journal of Archaeological Method and Theory, 12: 159–66.
Dornan, J. L. (2002). Agency and archaeology: past, present and future directions. Journal of Archaeological Method and Theory, 9: 303–29.
Earle, T. (1997). How Chiefs Come to Power. Stanford, CA: Stanford University Press.
Earle, T. (2002). Bronze Age Economics: The Beginnings of Political Economy. Boulder, CO: Westview.
Earle, T. (2004). Culture matters in the Neolithic transition and emergence of hierarchy in Thy, Denmark: distinguished lecture. American Anthropologist, 106: 111–25.
Ehrenreich, R. M., Crumley, C. L. and Levy, J. (1995). Heterarchy and the Analysis of Complex Societies. Washington, DC: American Anthropological Association.
Engels, F. (1972). The Origin of the Family, Private Property and the State. New York: International Publishers.
Evans-Pritchard, E. (1940). The Nuer. Oxford: Clarendon Press.
Evans-Pritchard, E. and Fortes, M. (eds) (1940). African Political Systems. London: Oxford University Press.
Farr, R. H. (2008). Navigating the Neolithic: the circulation of obsidian and maritime travel in the central Mediterranean. PhD thesis, University of Cambridge.
Feinman, G. M. (1995). The emergence of inequality: a focus on strategies and processes. In Foundations of Social Inequality (eds T. D. Price and G. M. Feinman). New York: Plenum, pp. 255–79.
Ferguson, L. (1992). Uncommon Ground: Archaeology and Early African America, 1650–1800. Washington, DC: Smithsonian Institution.
Ferguson, R. and Whitehead, N. (1992). War in the Tribal Zone: Expanding States and Indigenous Warfare. Santa Fe, NM: School of American Research Press.
Flannery, K. V. (1973). The origins of agriculture. Annual Review of Anthropology, 2: 271–310.
Flannery, K. V. (1999). Process and agency in early state formation. Cambridge Archaeological
Journal, 9: 3–21.
Foucault, M. (1977). Discipline and Punish: The Birth of the Prison. London: Allen Lane.
Fowler, C. (2004). The Archaeology of Personhood. London: Routledge.
Gardner, A. (2004a). Agency and community in 4th century Britain: developing the structurationist project. In Agency Uncovered: Archaeological Perspectives on Social Agency, Power and Being Human (ed. A. Gardner). London: UCL Press, pp. 33–50.
Gardner, A. (2004b). Agency Uncovered: Archaeological Perspectives on Social Agency, Power and Being Human. London: UCL Press.
Geertz, C. (1973). The Interpretation of Cultures. New York: Basic Books.
Geertz, C. (1980). Negara: The Theatre State in Nineteenth-Century Bali. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Gell, A. (1998). Art and Agency: An Anthropological Theory. Oxford: Clarendon Press.
Gero, J. M. (2000). Troubled travels in agency and feminism. In Agency in Archaeology (eds M.-A. Dobres and J. Robb). London: Routledge, pp. 21–33.
Giddens, A. (1979). Central Problems in Social Theory: Action, Structure and Contradiction in Social Analysis. Berkeley: University of California Press.
Giddens, A. (1984). The Constitution of Society. Berkeley: University of California Press.
Gillespie, S. D. (2001). Personhood, agency, and mortuary ritual: a case study from the ancient Maya. Journal of Anthropological Archaeology, 20: 73–112.
Gosden, C. (1994). Social Being and Time. London: Blackwell.
Gramsci, A. (1971). Selections from the Prison Notebooks. New York: International Publishers.
Harding, J. (2005). Rethinking the great divide: long-term structural history and the temporality of the event. Norwegian Archaeological Review, 38: 88–101.
Hayden, B. (1995). Pathways to power: principles for creating socio-economic inequalities. In
Foundations of Social Inequality (eds T.D. Price and G. Feinman). New York: Plenum, pp.15–86.
Hegmon, M. (2003). Setting theoretical egos aside: issues and theory in North American archaeology. American Antiquity, 68: 213–44.
Hegmon, M. and Kulow, S. (1995). Painting as agency, style as structure: innovations in Mimbres pottery designs from Southwest New Mexico. Journal of Archaeological Method and Theory, 12: 313–34.
Ingold, T. (2000). The Perception of the Environment: Essays on Livelihood, Dwelling, and Skill. London: Routledge.
Johnson, M. (1989). Conceptions of agency in archaeological interpretation. Journal of Anthropological Archaeology, 8: 189–211.
Jones, A. and MacGregor, G. (eds) (2002). Colouring the Past: The Significance of Colour in Archaeological Research. Oxford: Berg.
Joyce, A. (2000). The founding of Monte Alba´ n: sacred propositions and social practices. In Agency in Archaeology (eds M.-A. Dobres, and J. Robb). London: Routledge, pp. 71–91.
Joyce, R. and Lopiparo, J. (2005). Doing agency in archaeology. Journal of Archaeological Method and Theory, 12: 365–74.
Knappett, C. and Malafouris, L. (eds) (2008). Material Agency: Towards a Non-Anthropocentric Approach. New York: Springer.
Kuper, A. (1983). Anthropology and Anthropologists. London: Routledge.
Latour, B. (1993). We Have Never Been Modern. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Latour, B. (1999). Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Latour, B. (2005). Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford: Clarendon Press.
Latour, B. and Woolgar, S. (1986). Laboratory Life: The Construction of Scientific Facts. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Law, J. (ed.) (1986). Power, Action and Belief: A New Sociology of Knowledge. London: Kegan
Paul.
Law, J. and Hassard, J. (eds) (1999). Actor Network Theory and After. Oxford: Blackwell.
Lemonnier, P. (1992). Elements for an Anthropology of Technology. Ann Arbor: Museum of Anthropology, University of Michigan.
Leone, M. P. (1995). A historical archaeology of capitalism. American Anthropologist, 97: 251–68.
Le´vi-Strauss, C. (1968). Structural Anthropology. Harmondsworth: Penguin.
Levi, Primo (1988) The Drowned and the Saved, translated from the Italian by Raymond Rosenthal, London: Abacus, 22-51.
Malafouris, L. (2008). At the potter’s wheel. In Material Agency (eds C. Knappett and L. Malafouris). New York: Springer, pp. 19–36.
Mann, M. (1986). The Sources of Social Power. Cambridge: Cambridge University Press.
Marx, K. (1978 [1859]). Preface to A Contribution to the Critique of Political Economy. In The Marx-Engels Reader (ed. R. Tucker). New York: Norton, pp. 3–6.
McCall, J. C. (1999). Structure, agency, and the locus of the social: why post-structural theory is good for archaeology. In Material Symbols: Culture and Economy in Prehistory (ed. J. E. Robb). Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, pp. 16–21.
McGuire, R. H. (1992). A Marxist Archaeology. San Diego, CA: Academic Press.
Meskell, L. and Joyce, R. (2003). Embodied Lives: Figuring Ancient Maya and Egyptian Experience. London: Routledge.
Miller, D. (1982). Structures and strategies: an aspect of the relationship between social hierarchy and cultural change. In Symbolic and Structural Archaeology (ed. I. Hodder). Cambridge: Cambridge University Press, pp. 89–98.
Miller, D. and Tilley, C. (1984). Ideology, Power, and Prehistory. Cambridge: Cambridge University Press.
Mills, B. J. and Walker, W. H. (2008). Memory Work: Archaeologies of Material Practices. Santa Fe, NM: School for Advanced Research Press.
Morphy, H. and Perkins, M. (2006). The Anthropology of Art: A Reader. Oxford: Blackwell.
O’Donovan, M. (ed.) (2002). The Dynamics of Power. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Ortner, S. (1972). On key symbols. In American Anthropologist, 75: 1338–46.
Ortner, S. (1984). Theory in anthropology since the sixties. In Comparative Studies in Society and History, 1: 126–66.
Parker Pearson, M. (1982). Mortuary practices, society and ideology: an ethnoarchaeological study. In Symbolic and Structural Archaeology (ed. I. Hodder). Cambridge: Cambridge University Press, pp. 99–113.
Parker Pearson, M. (1999). The Archaeology of Death and Burial. Sutton: Stroud.
Pfaffenberger, B. (1992). Social anthropology of technology. In Annual Review of Anthropology, 21: 491–516.
Praetzellis, A. and Praetzellis, M. (2001). Mangling symbols of gentility in the Wild West: case studies in interpretive archaeology. In American Anthropologist, 103: 645–54.
Radcliffe-Brown, A. R. (1952). Structure and Function in Primitive Society. London: Cohen & West.
Rappaport, R. (1979). Ecology, Meaning and Religion. Berkeley, CA: North Atlantic Press.
Robb, J. E. (1994). Gender contradictions, moral coalitions and inequality in prehistoric Italy. Journal of European Archaeology, 2: 20–49.
Robb, J. E. (1998). The archaeology of symbols. In Annual Review of Anthropology, 27:329–46.
Robb, J. E. (1999). Great persons and big men in the Italian Neolithic. In Social Dynamics of the Prehistoric Central Mediterranean (eds R. Tykot, J. Morter and J. Robb). London: Accordia Research Center, pp. 111–22.
Robb, J. E. (2004). The extended artifact and the monumental economy: a methodology for material agency. In Rethinking Materiality: The Engagement of Mind with the Material World (eds E. Demarrais, C. Gosden and C. Renfrew). Cambridge: McDonald Institute for Archaeological Research, pp. 131–9.
Robb, J. E. (2007). The Early Mediterranean Village: Agency, Material Culture and Social Change in Neolithic Italy. Cambridge: Cambridge University Press.
Robb, J. E. (2008). Tradition and agency: human body representations in later prehistoric Europe. In World Archaeology, 40: 332–53.
Robb, J. E. (2009). People of stone: stelae, personhood, and society in prehistoric Europe. Journal of Archaeological Method and Theory, in press.
Sahlins, M. (1985). Islands of History. Chicago, IL: University of Chicago Press.
Shennan, S. (1982). Ideology, change and the European Bronze Age. In Symbolic and Structural Archaeology (ed. I. Hodder). Cambridge: Cambridge University Press, pp. 155–61.
Sinclair, A. (1995). The technique as symbol in Late Glacial Europe. In World Archaeology, 27: 50–62.
Sofaer, J. (2006). The Body as Material Culture: A Theoretical Osteoarchaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
Strathern, M. (1988). The Gender of the Gift: Problems with Women and Problems with Society in Melanesia. Berkeley: University of California Press.
Tilley, C. (1994). A Phenomenology of Landscape: Places, Paths and Monuments. Oxford: Berg.
Turner, V. (1967). The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu Ritual. Ithaca, NY: Cornell University Press.
Turner, V. (1974). Dramas, Fields, and Metaphors: Symbolic Action in Human Society. Ithaca, NY: Cornell University Press.
Turner, V. (1988). The Anthropology of Performance. New York: PAJ.
van der Leeuw, S. (2008). Agency, networks, past and future. In Material Agency (eds C. Knappett and L. Malafouris). New York: Springer, pp. 217–47.
Wiessner, P. and Tumu, A. (1998). Historical Vines: Enga Networks of Exchange, Ritual and Warfare in Papua New Guinea. Washington, DC: Smithsonian Institution.
Witmore, C. L. (2008). Symmetrical archaeology: excerpts of a manifesto. In World Archaeology, 39: 546–62.
Wolf, E. (1990). Facing power: old insights, new questions. In American Anthropologist, 92: 586–96.
Yarrow, T. (2008). In context: meaning, materiality and agency in the process of archaeological recording. In Material Agency (eds C. Knappett and L. Malafouris). New York: Springer, pp. 121–37.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét