Powered By Blogger

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Cảnh huống Hậu quá trình (I)


Robert W. Preucel [1]

Người dịch: Hà Hữu Nga

Những đánh giá trước đây về khảo cổ học hậu quá trình đã coi nó như một phê bình đối với khảo cổ học quá trình hơn là một chương trình nghiên cứu khả thi. Ngày nay, tuyên bố này cần được sửa đổi để giải thích cho tính đa dạng của các khuôn khổ đã phát triển bên trong và liền kề với các công thức hậu quá trình sớm. Những cách tiếp cận mới này bao gồm nhiều hỗn hợp giữa Mác luận, cấu trúc luận, hậu cấu trúc luận, lý thuyết phê phán và nữ quyền luận. Những khác biệt đáng kể về mặt triết học chia tách một số lập trường này, nhưng thay vì làm suy yếu đi, thì việc khám phá có tính tích cực các lĩnh vực này không chỉ đưa ra được những khả năng và triển vọng mới để kết nối khảo cổ học một cách an toàn hơn với các ngành khoa học xã hội khác, mà còn đóng góp một cách độc đáo cho thực chất lý thuyết xã hội.

G
iới thiệu

Khảo cổ học
hậu quá trình là cái nhãn tích cực chống lại định nghĩa. Ở cấp độ cơ bản nhất của nó, thuật ngữ này không quy về một chương trình thống nhất, mà là một tập hợp các mối quan thiết nghiên cứu vốn phân tán và thường mâu thuẫn. Nếu có bất cứ điều gì có thể nói để hợp nhất các loại khảo cổ học này lại, thì hầu hết đều có chung một nỗi bất mãn với mô hình thật chứng tiêu chuẩn, một mối quan tâm để giành lại những phẩm chất đặc biệt của con người trong quá khứ và mối bận tâm về việc sử dụng tri ​​thức khảo cổ học hiện nay. Tuy nhiên, không nên diễn giải tình trạng bất mãn này để ám chỉ sự từ chối bán sỉ toàn bộ quá trình luận. Khảo cổ học hậu quá trình không phải là một trào lưu vượt khỏi quá trình luận vì chúng là một khám phá đầy đủ hơn về quá trình thông qua việc xem xét bối cảnh lịch sử.

Hậu quá trình luận đã tạo ra và tiếp tục tạo ra cuộc luận chiến rầm rộ về văn liệu khảo cổ học. Một phản ứng quan trọng là xu hướng chấp nhận phần lớn phê bình cấp tiến” (Earle và Preucel, 1987) nhưng để vạch ra tuyến vấn đề về phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể thấy rõ tác dụng qua lại này bị hạn chế bởi lối tuân thủ ngầm của nó với thực chứng luận và lòng trung thành với một lối nhìn hạn hẹp về phương pháp khoa học. Các tiếp cận hậu quá trình đem đến nhiều cách thức nhận biết về quá khứ và những cách này được đánh giá tốt nhất từ​ các khuôn khổ của bản thân chúng. Trong bài điểm luận này, tôi đưa ra một cách giải thích mang tính lịch sử ngắn gọn về cuộc luận chiến quá trình / hậu quá trình, cung cấp một số loại hình thay thế chủ yếu của khảo cổ học hậu quá trình trong khi thảo luận về những hạn chế của những cách thật hành đó, và cuối cùng, đề cập đến một số nan đề hậu hiện đại tạo thành cái mà tôi gọi là “trạng huống hậu quá trình. [2]

Cuộc chiến Quá trình – Hậu quá trình

Mặc dù
hậu quá trình luận có những tiền đề quan trọng trong lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học lịch sử, nó bắt đầu được hệ thống hóa vào đầu những năm 1980 chủ yếu thông qua các bài viết của Ian Hodder và các sinh viên của ông tại Đại học Cambridge. Chịu ảnh hưởng của nhân học tượng trưng và cấu trúc luận, nhóm Cambridge đã phát triển lối phê bình bền bỉ đầu tiên về khảo cổ học quá trình. Theo cách giải thích của họ, quá trình luận đã bị tổn hại bởi nương tựa vào phương pháp khoa học, các diễn giải chức năng luận, lý thuyết hệ thống và các quy luật chung (Hodder, 1982b). Ngoài ra, họ còn luận rằng nó ít chú ý hoặc không chú ý đến việc kiến tạo ý nghĩa xã hội và loại bỏ các mối quan hệ quyền lực trên vũ đài xã hội. Lối phê bình này đã dẫn đến việc thử nghiệm với hậu cấu trúc luận, Tân Marxist luận, lý thuyết giới và lý thuyết phê phán (xem các bài viết của Miller and Tilley, 1984; Spriggs, 1984).

Vào giữa những năm 1980, một số phản ứng đối với lối phê bình cấp tiến này nổi lên t khảo cổ học quá trình. Phần lớn trong số này là bi quan. Trong một đáp trả sắc sảo, Binford (1987) cho rằng Hodder và những người ngữ cảnh luận văn bản (‘textual-contextualists’) đang đưa ra những vấn đề siêu hình không liên quan đến một ngành khoa học khảo cổ. Lập trường của ông là Hodder đang chủ trương chân lý được biểu hiện bằng cách đạo đức hóa chính trị xã hội hơn là những phán đoán khách quan về các động lực học trong quá khứ được bảo đảm bởi lý thuyết tầm trung. Schiffer (1988) cho rằng các cách tiếp cận biểu tượng và tân-Maxist đã hư hỏng thảm hại đã ngó lơ các lý thuyết xã hội tầm trung. Theo một mạch ít luận chiến hơn, nhưng lại khá thực chứng luận, Timothy Earle và tôi đã đánh giá thiên về lối phê bình cấp tiến kia, nhưng rõ ràng là có vấn đề với phương pháp hậu quá trình mà chúng tôi thấy quá chủ quan (Earle and Preucel, 1987). Tuy nhiên, mỗi phản ứng này đều phản bội một sự tuân thủ nghiêm ngặt đối với thật chứng luận, một loại nhận thức luận đã phải chịu sự công kích miệt thị trong khoa học xã hội suốt ba thập kỷ qua.

Đến cuối những năm 1980, các phong trào tiếp theo trong khảo cổ học
hậu quá trình cho phép Thomas Patterson (1989, 1990) xác định được ba trường phái liên quan đến nhau. Đầu tiên trong số này là cách tiếp cận văn bản hoặc ngữ cảnh của Ian Hodder (1982b, 1984a, 1986). Cách tiếp cận này xác định tầm quan trọng của cái cá nhân khi một tác nhân xã hội tích cực thương thảo về vị trí của họ trong xã hội. Thứ hai là cách tiếp cận Tân Marxist của Michael Shanks và Christopher Tilley (1987a, b). Cách tiếp cận này hợp nhất các yếu tố giải cấu trúc với trọng tâm là quan hệ quyền lực. Thứ ba là cách tiếp cận lý thuyết phê phán của Mark Leone và các sinh viên của mình (Leone, 1986; Leone et aL, 1987). Cách tiếp cận này xem xét cách thức ra đời của các thể chế tư bản hiện đại, cách thức tự sinh sản và ảnh hưởng đến việc diễn giải khảo cổ học của các thể chế đó. Đối với Patterson, ba trường phái này thể hiện các nhận thức luận hoàn toàn khác nhau và do đó không thể dễ dàng hợp nhất thành một chương trình thống nhất.

Một
chu kỳ phê bình thứ hai đã được bắt đầu vào đầu những năm 1990. Trong khi các phản ứng bi quan tiếp tục không suy giảm (ví dụ, Binford, 1989; Spaulding, 1988; P. J. Watson and Fotiadis, 1990; R. Watson, 1990, 1991), thì lại xuất hiện hai hướng phát triển mới. Trước hết là phản ứng tích cực ngày càng tăng đối với các khía cạnh nhất định của tư tưởng hậu quá trình. Vào năm 1990, tôi đã tổ chức một hội nghị về cuộc luận chiến hiện thời tại Đại học Nam Illinois Carbondale, nơi tập hợp những người ủng hộ về nhiều mặt cho các vấn đề này. Mặc dù sự khác biệt rõ ràng, nhưng nhiều người tham gia thừa nhận rằng sự phân cực hiện tại có hại cho ngành học và cần có những phân tích mới và sâu hơn (Preucel, 1991a). Các đánh giá mang tính bổ sung xây dựng thấy trong ba bài thuyết trình đặc sắc của Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ của Redman (1991), Brumfiel (1992) và Cowgill (1993) cùng các phiên bản sách giáo khoa được sửa đổi gần đây của Renfrew và Bahn (1991), Thomas (1989), Willey và Sabloff (1992).

Hướng phát triển thứ hai là khám phá những căng thẳng lý thuyết và thật tiễn trong và giữa các phương pháp tiếp cận hậu quá trình. Một phương tiện cho các cuộc luận chiến này là các cuộc họp của Nhóm Khảo cổ học Lý thuyết (TAG - Theoretical Archaeology Group) ở Anh.  Cuộc tranh luận gần đây đã tập trung vào việc tìm hiểu các mối quan hệ phức tạp giữa khảo cổ học hậu hiện đại và khảo cổ học hậu quá trình (Bintliff, 1991; Thomas and Tilley, 1992). Một phương tiện khác là các hội thảo Cambridge về lý thuyết khảo cổ học. Chẳng hạn Hội nghị năm 1989 gần đây, đã cho ra đời hai ấn phẩm khác nhau ở nhiều lĩnh vực. Trước hết, ấn phẩm (của Bapty và Yates, 1990) trình bày một lối phê bình hậu cấu trúc luận của khảo cổ học, trong khi ấn phẩm thức hai (Baker và Thomas, 1990) lại thể hiện thái độ phê phán đối với uy quyền và tinh hoa luận trong diễn ngôn hậu hiện đại. Tại Hoa Kỳ, các Hội thảo Lý thuyết Khảo cổ học Cấp tiến (RATS - Radical Archaeology Theory Seminars) được tổ chức tại Đại học Massachusetts, Amherst và Đại học Bang New York, Binghamton đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện rõ ràng những khác biệt giữa các khuynh hướng Marxism (McGuire, 1992a). Cuối cùng, Cheryl Claassen (1992, 1994) đã tổ chức các Hội nghị Boone về phụ nữ và khảo cổ học tại Đại học bang Appalachian để khám phá những quan niệm khác nhau về giới và nữ quyền luận.

Các loại Khảo cổ học Hậu quá trình

Nhiệm vụ phân loại các trường phái tư tưởng hậu
quá trình khác nhau đầy rẫy những hiểm họa. Không có loại hình học đơn lẻ nào có thể đủ để nắm bắt được hàng loạt lập trường hiện đang được tán thành. Các học giả không chỉ thường xuyên kết hợp các cách tiếp cận lý thuyết nội tại khác nhau trong khảo cổ học, mà họ còn thường mượn các lý thuyết xuyên ngành và trong quá trình đó, họ còn tái hệ thống hóa các khái niệm hiện có để giải quyết các nhu cầu mới. Ngoài ra, nhiều học giả vì những lý do riêng, không thích phải gắn kết với các trường phái cụ thể. Chẳng hạn, sự phát triển chậm chạp của khảo cổ học Marxist ở Hoa Kỳ có thể được quy cho chiều hướng chống cộng mạnh mẽ (Gilman, 1989). Tuy nhiên, các loại hình học đều có vị trí riêng của chúng, một phần, vì tiềm năng phơi bày các mâu thuẫn, nhầm lẫn và những nỗ lực sau đây sẽ được xuất trình theo tinh thần này.

Khung cảnh hậu
quá trình hiện bao gồm một phổ cam kết nhận thức luận rộng rãi. Có thể phân thành ba lập trường khác nhau là: nhận thức luận phân tích, nhận thức luận tường giải,nhận thức luận phê phán (xem Preucel, 1991b). Nhận thức luận phân tích đề cập đến những lối tiếp cận tìm cách đưa ra các diễn giải về các mối quan hệ hệ thống theo khuôn mẫu nguyên - quả. Nó gắn liền với các hữu thể học kinh nghiệm luận và hiện thật luận gần đây hơn. Nhận thức luận tưởng giải, ngược lại, cố gắng đem đến một sự hiểu biết về ý nghĩa của một sự kiện theo quan điểm của tác nhân hành động. Lập trường này gắn liền với lập trường hiện tượng học mà cơ sở của ý nghĩa chính là trong kinh nghiệm. Cuối cùng, nhận thức luận phê phán tìm cách phơi bày các cấu trúc ý thức hệ trong quá khứ và hiện tại cho mục đích giải phóng. Điều đáng kể nhất của cách tiếp cận này có thể gắn liền với các hữu thể học kinh nghiệm luận hoặc phản kinh nghiệm luận.

Giao thoa ba loại hình nhận thức luận này là một số khuôn mẫu cấu thành riêng rẽ về phương diện lịch sử để sản sinh tri ​​thức. Một số khuôn mẫu này (hậu cấu trúc luận, nữ quyền luận) có chung các cội nguồn trong tư tưởng hậu-Khai sáng, trong khi những khuôn mẫu khác (Marx luận cấu trúc, lý thuyết phê phán) có nguồn gốc vững chắc trong truyền thống Khai sáng. Hiện nay, công cuộc thử nghiệm đang tăng lên trong và giữa các khuôn mẫu khác nhau ấy bởi các nhà khảo cổ khác nhau, và trong một số trường hợp, các liên minh sản xuất đã được thành lập. Các liên minh này dường như đang đóng một vai trò đặc biệt trong việc bắc cầu cho các thái cực kinh nghiệm luận và tương đối luận thường được cả các nhà quá trình luận và hậu quá trình luận lựa chọn trong luận chiến. Trong phần sau, tôi sẽ mô tả các cách tiếp cận hậu quá trình theo ba khuôn mẫu lịch sử khác nhau và các nhận thức luận liên quan của chúng.

Cách tiếp cận Marx luận mới

Cách tiếp cận Marx luận mới đã được đưa vào khảo cổ học vào cuối những năm 1970. Cách tiếp cận này rút ra từ những phát triển gần đây trong tư tưởng Marx luận phương Tây chủ yếu qua trung gian nhân học xã hội Pháp và triết học Đức. Mặc dù khác nhau về bản chất, những cách tiếp cận này lại tái vận hành duy vật luận lịch sử cổ điển bằng cách xem xét lại các mối quan hệ giữa cơ sở và kiến ​​trúc thượng tầng trong bối cảnh của các xã hội tiền tư bản. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định và xác định lại khái niệm ý thức hệ. Không có gì đáng ngạc nhiên, các tiếp cận Marx luận mới đã chấp nhận công khai rộng rãi hơn ở Anh và châu Âu so với ở Hoa Kỳ, đặc biệt là các bài viết của các học giả có trụ sở tại Đại học College, London.

Marx
luận phân tích mới chủ yếu gắn liền với một phái triết học được gọi là Marx luận cấu trúc. Cách tiếp cận này có nguồn gốc từ các công trình của Louis Althusser, thông qua phân tích các tác phẩm của Marx trưởng thành, đã phát triển mô hình nhân quả cấu trúc và lý thuyết ý thức hệ rất có ảnh hưởng. Những ý tưởng này đã được các nhà nhân học người Pháp Maurice Godelier, Paul Meillassoux, Emmanuel Terray và P. Rey đưa vào nhân học. Ở Anh, một số nhà nhân học đã diễn giải lại một số ý tưởng này; chẳng hạn, Jonathan Friedman coi cơ sở kinh tế hạn chế hơn việc xác định tổ chức chính trị xã hội. Một ảnh hưởng quan trọng khác là Immanuel Wallerstein và lý thuyết hệ thống thế giới của ông. Marx luận phân tích mới hiện đang được xác lập vững chắc với tư cách là một khuôn mẫu lý thuyết. Ở châu Âu, Michael Rowlands và Barbara Bender tại Đại học College London và Kristen Kristiansen tại Đại học Copenhagen đã sửa đổi và mở rộng Marx luận cấu trúc để giải quyết các con đường phát triển riêng rẽ của tiến hóa xã hội do quan hệ sản xuất chi phối (Bender, 1985a, b; Frankenstein và Rowlands, 1978; Friedman và Rowlands, 1978; Gledhill và Rowlands, 1982; Kristiansen, 1978, 1984). Ở Hoa Kỳ, tác động của Mác luận cấu trúc không mạnh bằng, nhưng vẫn có thể thấy trong các nghiên cứu về kinh tế chính trị (Cobb, 1991, 1993; Gilman, 1981, 1984; Patterson, 1985, 1986, 1991) và giai cấp (Leone, 1984 ). Gần đây, lý thuyết hệ thống thế giới đã thu hút được sự quan tâm đáng kể từ cả hai bờ Đại Tây Dương (Kohl, 1987a, b, 1989; McGuire, 1989; Rowlands et aly 1987).

Marx luận tường giải mới đặt hệ tư tưởng và quyền lực vào vũ đài trung tâm. Nó được lấy cảm hứng từ công trình của các nhà triết học Michel Foucault, Jacques Lacan và Jürgen Habermas. Ở đây, hệ tư tưởng từ bỏ ý nghĩa của nó với tư cách kẻ đối lập với chân lý hoặc cái phản ánh cơ sở hạ tầng và được tái định nghĩa là giao điểm của quyền lực tri ​​thức. Nó được xem là một thực hành rời rạc được quy định bởi lực lượng vật chất của xã hội. Chẳng hạn, nghi lễ được xem như một diễn ngôn được thiết kế để tái khẳng định các trạng huống xã hội hiện tồn bằng cách tăng cường quyền lực của cá nhân và các nhóm. Tuy nhiên ý thức hệ không bao giờ là toàn bộ trùm phủ, các phản-ý thức hệ luôn luôn hiện diện. Cách tiếp cận Marx luận tường giải mới điển hình chấp nhận lập trường hiện thật luận mà các phán đoán về quá khứ chỉ có thể được đánh giá theo khuôn khổ các quan hệ khái niệm nội tại, chứ không dựa trên các tiêu chuẩn áp đặt từ bên ngoài.

Marx luận tường giải mới đang trở nên phổ biến đáng kể mặc dù có các phê bình từ trong nội nhóm (ví dụ, Kristiansen, 1988). Nhiều nghiên cứu đáng chú ý đã tập trung vào các mối quan hệ quyền lực (Johnson, 1991; Miller và Tilley, 1984; Shanks và Tilley, 1987a; Thomas, 1991), hệ tư tưởng (Parker Pearson, 1982, 1984; Shanks và Tilley, 1982; Thomas, 1990), và sự chống chịu (McGuire và Paynter, 1991; Miller et al, 1989). Phân tích thấu đáo của Johnson (1989) về kiến ​​trúc nội vùng ở Suffolk, Anh thế kỷ XVI, với những h quả có và không có chủ đích của các mục tiêu cá nhân liên quan đến chế độ phong kiến dẫn tới các chuyển đổi xã hội và kinh tế rộng lớn hơn và cuối cùng là sự hưng thịnh của chủ nghĩa tư bản, là một ví dụ đặc biệt tốt của cách tiếp cận này.

Marx luận phê phán mới gắn liền với Viện nghiên cứu Xã hội thành lập năm 1923 tại Frankfurt, Đức. Các thành viên của nó, đặc biệt là Herbert Marcuse, Theodor Adorno và Max Horkheimer, lập luận rằng các khoa học thực nghiệm chỉ có thể được thay thế bằng cách diễn giải lại theo ngữ cảnh các kết quả của chúng với mục tiêu phơi bày ý thức hệ. Horkheimer đã thách thức bản chất của diễn giải khoa học khi lập luận rằng dự đoán không liên quan đến một chân lý lý tưởng nào đó, mà mức độ nhất định lại liên quan đến việc các mối quan hệ xã hội là quan hệ không tự do. Gần đây, Jürgen Habermas đã tái hệ thống tính cổ xưa của hệ tư tưởng như một phê bình về truyền thông bị bóp méo một cách có hệ thống. Do đó, cái dự án phê phán không liên quan đến việc minh định, mà là tìm ra các trạng huống lịch sử cụ thể làm phát sinh các hình thức hiện tại để có thể vượt qua.

Dự án
Marx luận phê phán mới có thể được chia thành các tiếp cận gắn liền với trường phái Frankfurt và những người cộng tác với Habermas. Shanks và Tilley (1987a), chẳng hạn, đã lập luận về một khảo cổ học cam kết giá trị chính là xem xét loại lợi ích mà các diễn giải hiện tại phụng sự. Mark Leone (Leone, 1991; Leone et aL, 1987) đã bắt đầu phân tích xã hội học về những vấn đề mà các nhà khảo cổ học đặt ra. Parker Potter (1992) đã mở rộng nghiên cứu này để xem xét việc diễn giải các di chỉ có thể được thực hiện để đáp ứng được các mối quan tâm của du khách. Những người khác đã chuyển sang công trình của Habermas như một phương tiện để đạt được sự đồng thuận dân chủ hơn. Leone và tôi (Leone và Preucel, 1992) đã sử dụng lý thuyết hành động giao tiếp của Habermas để đánh giá tác động của việc thông qua Đạo luật Bảo vệ và Hồi hương Mồ mả của người Mỹ bản địa (NAGPRA) khi thực hành khảo cổ học. Baker (1990) cũng đã sử dụng Habermas để đề xuất một mô hình khảo cổ học như đối thoại với các công chúng khác nhau với tiềm năng phục hồi các khu vực lịch sử vốn đã câm lặng.

Tiếp cận hậu cấu trúc luận

Sự xuất hiện của hậu cấu trúc
luận trong bối cảnh khảo cổ học bắt nguồn từ các hội thảo Cambridge về khảo cổ học biểu tượng và cấu trúc vào đầu những năm 1980. Đáng kể, trong khi nhiều thành viên nhóm Cambridge đã phát triển những phê phán sắc bén về chức năng luận, thì đồng thời họ cũng phê phán cấu trúc luận, đặc biệt là tính bất khả giải thích các bối cảnh lịch sử cụ thể và các hành động có ý nghĩa của các tác nhân (Hodder, 1982a). Một loạt hội thảo được tổ chức vào năm 1986 đã khám phá cấu trúc luận, phép tường giải và hậu cấu trúc luận bằng cách phê phán các bài viết của những người xướng suất hàng đầu của họ về triết học và nhân học (Tilley, 1990a). Các hội nghị gần đây đã đưa ra các tiếp cận hậu cấu trúc cùng với những chỉ trích sắc bén từ các nhà nữ quyền luận và Marx luận mới. Ví dụ, hội thảo Cambridge về khảo cổ học hậu cấu trúc đã xuất trình các bài viết về sự đại diện, quyền lực và ý thức hệ (Baker và Thomas, 1990; Bapty và Yates, 1990; Yates, 1988).

Hậu cấu trúc luận tường giải cố gắng phục hồi các cấu trúc nghĩa liên quan đến cả ý định và thật hành của các tác nhân trong quá khứ. Nó hướng đến việc sản xuất tri ​​thức-là-nhận thức hơn tri thức-là-diễn giải. Mục tiêu này đòi hỏi phải diễn dịch nghĩa từ ngữ cảnh diễn giải sang ngữ cảnh khác trong một quá trình biện chứng được mô tả rõ ràng nhất bởi các triết gia Paul Ricouer, Hans-Georg Gadamer và nhà nhân học Clifford Geertz. Điểm đặc trưng, ​​nó sử dụng phép ẩn dụ văn bản, theo đó các hồ sơ khảo cổ sẽ được đọc như một văn bản văn học. Các nguyên tắc phổ quát về nghĩa được cho là đã mã hóa trong văn hóa vật chất và nhiệm vụ của nhà khảo cổ học là phát triển các cách diễn giải đáng tin cậy các văn bản ấy. Quá trình này được bảo đảm bởi bối cảnh chủ động hạn chế các diễn giải.

Cách tiếp cận này bao gồm một
mớ bòng bong các tiểu lĩnh vực được tạo ra phần lớn thông qua học thuật sinh sản của Ian Hodder. Sau một thời gian ngắn quan tâm đến cấu trúc luận (1982b, c, 1984b), Hodder đã nỗ lực chiến đấu cho một hậu cấu trúc luận tường giải với tư cách là nhận thức luận vận hành dựa trên khảo cổ học diễn giải hoặc khảo cổ học ngữ cảnh của mình (1986, 1988a, b, 1990, 1991a, b, 1992). Phần trình bày mạch lạc nhất về cách tiếp cận này là cuốn sách gần đây của ông về quá trình thuần hóa châu Âu (Hodder, 1990). Trong công trình này, hoàn toàn tránh được cuộc luận chiến lý thuyết ù lì, ông coi việc thuần hóa là một quá trình tinh thần cũng như vật chất liên quan đến những cách thức mới để kiểm soát con người cũng như thực vật và động vật. Các ví dụ khác gần đây bao gồm công trình đáng kể của John Barrett's (1987, 1988a, b, 1989, 1990a, b) về lý thuyết cấu trúc của Gidden, các nghiên cứu Biên niên sử của Phillip Duke (1991, 1992) về tiền sử của các vùng bình nguyên phương bắc thuộc Hoa Kỳ và Canada, và sự phục hồi kinh nghiệm sống tại Queyash, Peru của Joan Gero (1991).

Cấu trúc
luận phê phán đại diện cho bước ngặt vượt qua nhận thức quá khứ dựa vào những khuôn khổ riêng để hướng đến những cách thức kiến tạo quá khứ trong hiện tại. Được phác họa tự do từ các công trình của Roland Barthes, Michel Foucault và Jacques Derrida, người ta cho rằng nguyên nghĩa không thể tiếp cận được do tính chất đa nghĩa của văn hóa vật chất. Theo lập luận này, ý nghĩa phụ thuộc vào vị trí của văn hóa vật chất trong một mạng các biểu đạt, nhưng vì văn hóa vật chất tham gia vào nhiều mạng khác nhau và các mạng này thường tạo ra các ý nghĩa khác nhau và đôi khi trái ngược nhau, nên không bao giờ có thể đạt được bất kỳ ý nghĩa cố định cuối cùng nào. Vì lý do này, các nhà hậu cấu trúc luận phê phán luôn đặt ý nghĩa quá khứ trong dấu ngoặc ([]) và vấn đề hóa các thật hành đọc, viết và mọi cách sử dụng quá khứ vào hiện tại.

Cách tiếp cận này
ít người theo nhưng họ lại lớn tiếng. Một số đã tập trung vào việc thật hành viết quá khứ trong hiện tại. Ví dụ, Hodder (1989) đã viết về việc sản xuất các báo cáo địa điểm khảo cổ và các cách thức mà chúng hạn chế diễn giải. Tilley (1988) đã phân tích thể loại của bài giảng khai mạc nhóm Cambridge tập trung vào các vấn đề hợp pháp hóa và phép tu từ. Những người khác đã khám phá các cấu trúc diễn ngôn khảo cổ. Olsen (1991) đã lập luận rằng bối cảnh quốc tế bị chi phối bởi học thuật tiếng Anh để loại trừ các quốc tịch và ngôn ngữ khác. Nhiều người khác vẫn đi theo hiện tượng học và quan tâm đến những cách mà chúng ta trải nghiệm quá khứ. Tilley (1989) đã viết về khảo cổ học như là nhà hát nhấn mạnh bản chất biểu diễn của việc sản xuất tri thức, và Shanks (1992) đã thảo luận về những cường điệu về cái chết, sự phân rã và kẻ Khác trong khi tập trung vào cơ thể con người như một phép ẩn dụ cho kinh nghiệm xã hội.

Tiếp cận nữ quyền luận

Bất chấp sự hiện diện của lý thuyết nữ quyền luận trong các ngành khoa học xã hội và các nhà khảo cổ tự xác định mình là nhà nữ quyền luận, thì khảo cổ học nữ quyền vẫn là một hiện tượng tương đối gần đây, vào khoảng giữa những năm 1980. Bài viết đầu tiên về nữ quyền được đọc rộng rãi là của Meg Conkey và Janet Spector (1984), trong đó xác định vị thế của phụ nữ trong nghề và vấn đề giới như là nền tảng song sinh của một chương trình nghị sự nữ quyền. Năm 1990 Meg Conkey và Joan Gero (1991) đã tổ chức hội nghị Wedge ở Nam Carolina để khám phá tầm quan trọng của giới bằng cách sử dụng một số nghiên cứu trường hợp. Gần đây, hội nghị của Đại học Calgaiy Chacmool năm 1991 về giới đã thu hút hơn 200 bài viết (Walde và Willows, 1991), các phiên thảo luận về nữ quyền luận và giới hiện đang trở nên phổ biến tại các cuộc hội họp quốc gia (Seifert, 1991).

Nữ quyền luận phân tích coi tri ​​thức hiện tại của chúng ta về quá khứ là sai lệch do phân biệt luận giới tính và nam tính trung tâm luận (androcentrism) trong lĩnh vực này và tìm cách khắc phục điều này bằng việc đưa phụ nữ trở lại thời tiền sử. Lập trường này coi học thuật nam giới trong quá khứ là tạo ra một cái nhìn thiên lệch về thế giới, luôn phớt lờ vai trò và đóng góp của phụ nữ trong việc tích cực thay đổi xã hội. Các nhà nữ quyền luận phân tích cho rằng cần phải tính đến các hoạt động của phụ nữ thời tiền sử để thật hành một khoa học khách quan hơn. Nguyên lý này trực tiếp thách thức giả định giá trị tự do của khoa học chuẩn thường bằng cách chỉ ra rằng khách tính phụ thuộc vào chính trị của sự thay đổi xã hội mang tính giải phóng. Thật kỳ lạ, hầu hết các nhà nữ quyền luận phân tích lại không thừa nhận các học giả nữ quyền trong các lĩnh vực khác, mặc dù các công trình của những người phụ nữ như Helen Longino và Ruth Hubbard lại có liên quan trực tiếp.

Nữ quyền luận phân tích đang thu hút một lượng người ủng hộ đáng kể có lẽ vì mối quan hệ lịch sử chặt chẽ với quá trình luận. Các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào các vấn đề truyền thống như sinh kế thời đá cũ, nguồn gốc nông nghiệp và quá trình hình thành nhà nước. Kehoe (1990), chẳng hạn, đã lập luận rằng các sản phẩm sợi và công cụ sản xuất của họ, có thể là sản phẩm được tạo tác từ các hoạt động của phụ nữ, bị lãng quên một cách có hệ thống trong các diễn giải về thời Thượng kỳ Đá cũ, và chính những sản phẩm này lại tùy thuộc vào sự khảo cứu theo kinh nghiệm. Các ví dụ khác về cách tiếp cận này là nghiên cứu của Wright (1991) về xã hội Harappa, ngụ ý rằng nhà nước không giành quyền kiểm soát sản xuất gốm từ tay phụ nữ, phân tích của Brumfiel (1991) về những thay đổi trong hệ tư tưởng giới của người Aztec nhằm đáp ứng với việc thay đổi các trạng huống kinh tế, chính trị, và phân tích của Hastorfs (1991) về vai trò thay đổi của phụ nữ trước và sau cuộc chinh phục của người Inka.

Nữ quyền luận tường giải vẫn duy trì chương trình nghị sự chính trị nữ quyền luận phân tích, nhưng lại loại bỏ tinh thần khoa học của nó và lấy kinh nghiệm sống của phụ nữ làm trọng tâm. Cách tiếp cận này mượn rất nhiều từ các học giả nữ quyền trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như Donna Haraway, Sandra Harding, Evelyn Fox Keller, Louise Lamphere, và Henrietta Moore. Các học giả này đã chứng minh rằng khoa học hoạt động để mô tả và giải thích kinh nghiệm xã hội bằng các lược đồ khái niệm nam giới trung tâm luận mà bỏ qua một cách có hệ thống đặc tính khác biệt về kinh nghiệm của phụ nữ. Được nhìn nhận dưới ánh sáng này, thật tiễn khoa học hiện nay tạo ra mâu thuẫn cơ bản giữa phụ nữ với tư cách phụ nữ và phụ nữ với tư cách là nhà khoa học. Nhiều nhà nữ quyền luận cho rằng điều cần thiết phải có một khoa học cho thay vì về phụ nữ.

Nỗ lực phục hồi kinh nghiệm sống trong quá khứ của phụ nữ vẫn còn ở giai đoạn đầu và một vài nghiên cứu
hiện tồn đã sử dụng cách tiếp cận tự sự. Một ví dụ đặc biệt nổi bật “tự sự cái dùi” của Janet Spector (1991, 1993) về các dân tộc Wahpeton (Dakota) của địa điểm Little Rapids ở Minnesota. Trong câu chuyện này, cô xuất trình một loại dân tộc học khảo cổ về cuộc sống của một cô gái trẻ sử dụng một cái dùi xương được trang trí như một phép ẩn dụ để hiểu về những chuyển đổi sang nữ giới. Một ví dụ khác là cách giải thích “nhân chứng ngắn của Ruth Tringham (1991) về việc đốt Opovo, một ngôi làng thời kỳ đồ đá mới ở Nam Tư theo phân tích truyền thống hơn về các mối quan hệ xã hội của sản xuất. Sử dụng một phiên bản mô tả dày của Geertz, Rosemary Joyce (1993) đã khám phá cách các đại diện công chúng về các hình tượng con người trong xã hội Maya cổ điển là phương tiện để thương thảo về vị thế nam và nữ.

Nữ quyền luận phê phán tìm cách vạch trần tính lan tỏa của nam trung tâm luận trong tất cả các lĩnh vực xã hội. Hai dự án nghiên cứu liên quan đang được phát triển. Dự án thứ nhấtvị thế của phụ nữ trong giới học thuật. Các vấn đề về việc làm, trả lương, xuất bản và tài trợ hiện đều các chủ đề khảo sát. Dự án thứ hai là đặc trưng lịch sử của sự thiên vị này. Một số học giả đang tìm cách thách thức khoa học theo cách riêng của mình, trong khi những người khác thì có cái nhìn hậu hiện đại hơn và từ chối khoa học như một dự án khiếm khuyết vô phương cứu vãn. Mặc dù mục tiêu của họ có thể khác nhau, nhưng hầu hết các nhà nữ quyền luận phê phán đều quan tâm đến việc rèn luyện ý thức đoàn kết giữa những người phụ nữ bị tước đoạt quyền lực để thách thức một cách hiệu quả hơn với các mối quan hệ quyền lực hiện tồn.

Khảo cổ học nữ quyền phê phán đã tạo ra một tập phê bình mạnh mẽ về xã hội học của ngành học. Chẳng hạn, một số nghiên cứu hiện đã xây dựng tư liệu về tình trạng các học giả giả nữ luôn bị thiếu hụt tài trợ (Gero, 1983) và ít được công bố kết quả nghiên cứu (Victor và Beaudry, 1992). Đây là trường hợp đặc biệt trong nghiên cứu thật địa mà Gero (1985) đã phân tích trong bối cảnh hệ tư tưởng-phụ nữ-tại gia” rộng lớn hơn trong xã hội đương đại. Những người khác cũng đã bắt đầu khảo sát cách thức hình thành hệ tư tưởng giới và được tái sản xuất thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến (Gero và Root, 1990). Cuối cùng, Alison Wylie (1991, 1992) đã xem xét các vấn đề về thời thế của nữ quyền luận trong khảo cổ học và các mối quan hệ của khảo cổ học nữ quyền với nữ quyền luận trong khoa học xã hội.
________________________________________

Nguồn: Preucel, Robert W. (1995). The Postprocessual Condition, Journal of Archaeological Research, Vol. 3, No. 2 (June 1995), pp. 147-175.

Tác giả: Robert Preucel là Giáo sư Nhân học James Manning và Giám đốc Bảo tàng Nhân học Haffenreffer, Đại học Brown, nhận bằng tiến sĩ của UCLA - University of California, Los Angeles năm 1988. Luận án của ông khảo sát về lưu chuyển nông nghiệp theo mùa thời tiền sử trên cao nguyên Pajarito, New Mexico. Ông là Học giả thỉnh giảng thường niên của CAI (Center for Archaeological Investigations) lần thứ 6 tại SIU (Southern Illinois University) Carbondale) năm 1989 và đã tổ chức một hội nghị luận chiến về triết học Quá trình / Hậu Quá trình. Năm 1990, ông đảm nhận vị trí Trợ lý Giáo sư tại Đại học Harvard, năm 1995 rời Harvard để nhận vị trí Phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, trở thành Giáo sư Nhân học Sally và Alvin V. Shoemaker năm 2009, giữ chức Chủ nhiệm Khoa (2009-2012) và Giám đốc phụ trách Bộ phận Nhân học và Khảo cổ học của Đại học Pennsylvania (2010-2012).

Ghi chú

1. Khoa Nhân học, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts.
2. Đánh giá này không bao gồm duy vật luận văn hóa, duy vật lịch sử và cấu trúc luận, ba kiểu loại chính của khảo cổ học quá trình. Để đánh giá các cách tiếp cận, xem Hodder (1986) và Trigger (1989).

Tài liệu dẫn

Appadurai, A. (ed) (1986). The Social Life of Things: Commodities in Cultural Perspective, Cambridge University Press, Cambridge.
Arnold, B. (1990). The past as propaganda: Totalitarian archaeology in Nazi Germany. Antiquity 64: 464-478.
Baker, F. (1990). Archaeology, Habermas and the pathologies of modernity. In Baker, F., and Thomas, J. (eds.), Writing the Past in the Present, St. David's University College Lampeter, pp. 54-62.
Baker, F., and Thomas, J. (eds.) (1990). Writing the Past in the Present, St David's University College, Lampeter, Wales.
Baker, R, Taylor, S., and Thomas, J. (1990). Writing the past in the present: An introductory dialogue. In Baker, F., and Thomas, J. (eds), Writing the Past in the Present, St David's University College, Lampeter, pp. 1-11.
Bapty, I. (1990). Nietzsche, Dernda and Foucault: Re-excavating the meaning of archaeology. In Bapty, I., and Yates, T. (1990) Archaeology After Structuralism: Post-structuralism and the Practice of Archaeology ' Routledge, London, pp. 240-276.
Bapty, I., and Yates, T. (eds.) (1990). Archaeology After Structuralism: Post-structuralism and the Practice of Archaeology, Routledge, London.
Barrett, J. C. (1987). Contextual archaeology. Antiquity 61: 468-473.
Barrett, J. C. (1988a). Fields of discourse: Reconstituting a social archaeology. Critique of Anthropology 7: 5-16.
Barrett, J. C. (1988b). The living, the dead, and the ancestors: Neolithic and Early Bronze Age mortuary practices. In Barrett, J. C, and Kinnes, I. A. (eds.), The Archaeology of Context in the Neolithic and Bronze Age, Department of Archaeology and Prehistory, Sheffield University, Sheffield, pp. 30-41.
Barrett, J. C. (1990a). Archaeology in the age of uncertainty. Scottish Archaeology Review 7: 31-36.
Barrett, J. C. (1990b). The monumentality of death: The character of Early Bronze Age mortuary mounds in Southern Britain. World Archaeology 22: 179-189.
Bender, B. (1985a). Emergent tribal formations in the American Midcontinenal American Antiquity 52-62.
Bender, B. (1985b). Prehistoric developments in the American Midcontinent and in Brittany. In Price, T. D., and Brown, J. A. (eds.), Prehistoric Hunter-Gatherers, Academic Press, New York, pp. 21-57.
Binford, L. R. (1987). Data, relativism and archaeological science. Man 22: 391-404.
Binford, L. R. (1989). The "new archaeology" then and now. In Lamberg-Karlovsky, C. C (ed.), Archaeological Thought in America, Cambridge University Press, Cambridge pp. 50-62. Bintliff, J. (1991). Post-modernism, rhetoric and scholasticism at TAG: The current state of British archaeological theory. Antiquity 65: 274-278.
Brumfiel, E. (1991). Weaving and cooking: Women's production in Aztec Mexico. In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 132-162. Brumfiel, E. (1992). Breaking and entering the ecosystem- gender, class, and faction steal the show. American Anthropologist 94: 551-567.
Claasscn, G (ed.) (1992). Exploring Gender Through Archaeology: Selected Papers of the 1991 Boone Conference, Prehistory Press, Madison, WI.
Cobb, C R. (1991). Social reproduction and the longue durée in the prehistory of the midcontinental United States. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale, Occasional Paper, No. 10, pp. 168-182.
Cobb, C. R. (1993). Archaeological approaches to the political economy of nonstratifîed societies. Archaeological Method and Theory 5: 43-100.
Conkey, M. W., and Spector, J. (1984). Archaeology and the study of gender. Advances in Archaeological Method and Theory 7: 1-38.
Conkey, M. W., with Williams, S. H. (1991). Original narratives: The political economy of gender in archaeology. In di Leonardo, M. (ed.), Gender at the Crossroads of Knowledge- Feminist Anthropology in the Postmodern Era, University of California Press, Berkeley, pp. 102-139.
Cowgill, G. (1993). Beyond criticizing new archaeology. American Anthropologist 95: 551-573. Duke, P. (1991). Points in Time: Structure and Event in a Late Period Northern Plains Hunting Society, University of Colorado Press, Boulder.
Duke, P. (1992). Braudel and North American archaeology. In Knapp, A. B. (ed.), Archaeology, Annales and Ethnohistory, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 99-111.
Earle, T. K., and Preucel, R. W. (1987). Processual archaeology and the radical critique. Current Anthropology 28: 501-538.
Englestad, E. (1991). Feminist theory and postprocessual archaeology. In Walde, D., and Willows, N. D. (eds.), The Archaeology of Gender, Proceedings of the 22nd Annual Chacmool Conference, University of Calgary Archaeological Association, Calgary.
Ferguson, T. J. (1981). Rebuttal report, prepared for the Pueblo of Zuni, Zuni Indian Tribe. United States, Docket No. 161-79L, before the United States Court of Claims, VoL I.
Ferguson, T. J. (1984). Archaeological ethics and values in a tribal cultural resource management program at the Pueblo of Zuni. In Greene, E. L. (ed.), Ethics and Values in Archaeology, Free Press, New York, pp. 224-235.
Flannery, K. V. (1982). The golden Marshalltown: A parable for the archaeology of the 1980s. American Anthropologist 84: 265-278.
Flannery, K. V., and Marcus, J. (1993). Cognitive archaeology. Cambridge Archaeological Journal 3: 260-270.
Frankenstein, S., and Rowlands, M J. (1978). The internal structure and regional context of early Iron Age society in south-west Germany. Bulletin of the Institute of archaeology, London 15: 73-112.
Friedman, J., and Kowiands, M. J. (1978). Notes towards an epigenetic model ot the evolution of "civilization." In Friedman, J., and Rowlands, M. J. (eds.), The Evolution of Social Systems, Duckworth, London, pp. 201-276.
Gable, E., Handler, R., and Lawson, A. (1992). On the uses of relativism: Fact, conjecture, and black and white histories at Colonial Williamsburg. American Ethnologist 19: 791-805.
Gero, J. (1983). Gender bias in archaeology: A cross cultural perspective. In Gero, J., Lacy, D., and Blakey, M. (eds.), The Socio-politics of Archaeology, University of Massachusetts Department of Anthropology Research Report 23, pp. 51-57.
Gero, J. (1985). Socio-politics of archaeology and the woman-at-home ideology. American Antiquity 50: 342-350.
Gero, J. (1991). Who experienced what in prehistory? A narrative explanation from Queyash, Peru. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Southern Illinois University Center for Archaeological Investigations, Occasional Paper, No. 10, pp. 126-141.
Gero, J. (1992). Feasts and females: Gender ideology and political meals in the Andes. Norwegian Archaeological Review 25: 15-30.
Gero, J., and Conkey, M. (eds.) (1991). Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford. Gero, J., and Root, v. (ix*)). Public presentations and private concerns: Archaeology in the pages of National Geographic. In Gathercole, P., and Lowenthal, D. (eds.), The Politics of the Past, Unwin Hyman, London, pp. 19-37.
Gilman, A. (1981). The development of social stratification in Bronze Age Europe. Current Anthropology 22: 1-23.
Gilman, A. (1984). Explaining the Upper Paleolithic Revolution. In Spriggs, M. (ed.), Marxist Perspectives in Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 115-126.
Gilman, A. (1989). Marxism in American archaeology. In Lamberg-Karlovsky, G C. (ed.), Archaeological Thought in America, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 62^-73. Gledhill, J., and Rowlands, M. J. (1982). Materialism and socio-economic process in multilinear evolution. In Renfrew, C, and Shennan, S. (eds.), Ranking, Resource, and Exchange: Aspects of the Archaeology of Earfy European Society, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 144-149.
Hall, M. (1984). The burden of tribalism: The social context of southern African Iron Age Studies. American Antiquity 49: 455-467.
Handsman, R. G. (1987). Stop making sense: Towards an anti-catalogue of woodsplint basketry. In McMuUen, A., and Handsman, R. G. (eds.), A Key into the Language of Woodsplint Baskets, American Indian Archaeological Institute, Washington, CT, pp. 144-163.
Handsman, R. G. (1988). Algonldan women resist colonialism. Artifacts 16: 29-31.
Handsman, R. G. (1989). Native Americans and an archaeology of living traditions. Artifacts 17(2): 3-5.
Handsman, R. G. (1990). The Weantinock Indian homeland was not a "desert." Artifacts 18(2): Handsman, R. G. (1991a). What happened to the heritage of the Weantinock people. Artifacts 19(1): 3-9.
Handsman, R. G. (1991b). Illuminating history's silences in the "Pioneer Valley." Artifacts 19(2): 14-25.
Handsman, R. G., and Maymon, J. H. (1987). The Weantinoge site and an archaeology of ten centuries of native history. Artifacts 15(4): 4-11.
Handsman, R. G., and Williamson, L. (1993). As we tell our stories: Living traditions and the Algonkian peoples of Indian New England. Artifacts 17(4): 4-34.
Hastorf, C A. (1991). Gender, space, and food in prehistory. In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 132-1 62.
Hodder, l. (I982a). Symbolic and structural Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge.
Hodder, I. (1982b). Theoretical archaeology: A reactionary view. In Hodder, I. (ed.), Symbolic and Structural Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 1-16.
Hodder, I. (1982c). Sequences of structural change in the Dutch Neolithic. In Hodder, I. (ed.), Symbolic and Structural Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 162-177. Hodder, 1. (1984a). Archaeology in 1984. Antiquity 5& 25-32.
Hodder, I. (1984b). Bunals, houses, women and men in the European Neolithic. In Miller, D., and Tilley, C. (eds.), Ideology, Power and Prehistory, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 51-68.
Hodder, I. (1986). Reading the Past, Cambridge University Press, Cambridge.
Hodder, I. (1988a). Material culture "texts" and social change: A theoretical discussion and some archaeological examples. Proceedings of the Prehistoric Society 54: 67-75.
Hodder, I. (1988b). This is not an article about material culture as text. Journal of Anthropological Archaeology 8: 250-269.
Hodder, I. (1989). Writing archaeology: Site reports in context. Antiquity 63: 268-274.
Hodder, I. (1990). The Domestication of Europe, Basil Blackwell, Oxford.
Hodder, I. (1991a). Postprocessual archaeology and the current debate. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Carbondale, Southern Illinois University, Carbondalc, Occasional Paper, No. 10, pp. 30-41.
Hodder, I. (1991b). Interpretive archaeology and its role. American Antiquity 56: 7-18. Hodder, I. ( (1992). Theory and Practice in Archaeology, Routledge, London.
Johnson, M. H. (1989). Conceptions of agency in archaeological interpretation. Journal of Anthropological Archaeology 8: 189-211.
Johnson, M. H. (1991). Enclosure and capitalism: The history of a process. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past. Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale, Occasional Paper, No. 10, pp. 159-167.
Joyce, R. A. (1993). Women’s work: Images ot production and reproduction in pre-Hispanic southern Central America. Current Anthropology 34: 255-274.
Kehoe, A. (1990). Point and lines. In Nelson, S., and Kehoe, A. (eds.), Powers of Observation: Alternative Views in Archaeology, Archeological Papers of the American Anthropological Association, No. 2, pp. 23-38.
Kohl, P. (1987a). The ancient economy, transferable technologies and the Bronze Age World System: A view from the northeastern frontier of the ancient Near East, In Rowlands, M. J., Larsen, M., and Kristiansen, K. (eds.), Centre and Periphery in the Ancient World, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 13-24.
Kohl, P. (1987b). The use and abuse of World Systems Theory. Advances in Archaeological Method and Theory 11: 1-35.
Kohl, P. (1989). The use and abuse of World Systems Theory: The case of the "pristine” West Asian State. In Lamberg-Karlovsky, C G (ed.), Archaeological Thought in America, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 218-240.
Kristiansen, K. (1978). The consumption of wealth in Bronze Age Denmark: A study in the dynamics of economic processes in tribal societies. In Paludan-Müller, I., and Kristiansen, K. (eds.), New Directions in Scandinavian Archaeology, Kobenhavn.
Kristiansen, K. (1984). Ideology and material culture: An archaeological perspective. In Spriggs, M. (ed.), Marxist Perspectives in Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 72-100.
Kristiansen, K. (1988). The black and the red: Shanks and Tilley's programme for a radical archaeology. Antiquity 62: 473-482.
Layton, R. (ed.) (1989). Conflict in the Archaeology of Living Traditions, Unwin Hyman, London.
Leone, M. P. (1984). Interpreting ideology in historical archaeology: The William Paca garden in Annapolis, Maryland. In Miller, D., and Tilley, C. (eds.), Ideology, Power, and Prehistory, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 25-35.
Leone, M. P. (1986). Symbolic, structural and critical archaeology. In Meltzer, D., Fowler, D., and Sabloff, J. (eds.), American Archaeology Past and Future, Smithsonian Institution Press, Washington, DC, pp. 415-438.
Leone, M. P. (1991). Materialist theory and the formation of questions m archaeology. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale, Occasional Paper, No. 10, pp. 235-241.
Leone, M. R., Potter, P. B., and Shackel, P. (1987). Toward a critical archaeology. Current Anthropology 28: 283-302.
Leone, M. P., and Preucel, R. W. (1992). Archaeology in a democratic society: A critical theory approach. In Wandsnider, L. (ed.), Quandaries and Quests: Visions of Archaeology's Future, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Occasional Paper, No. 20, pp. 115-135.
McDonald, J. D., Zimmerman, L. J., McDonald, A. L., Tall Bull, W., and Rising Sun, T. (1991). The Northern Cheyenne outbreak of 1897: Using oral history and archaeology as tools of resistance. In McGuire, R. H., and Paynter, R. (eds.), The Archaeology of Inequality, Basil Blackwell, Oxford, pp. 125-150.
McGuire, R. H. (1989). The sanctity of the grave: White concepts and American Indian burials. In Layton, R. (ed.), Conflicts in the Archaeology of Living Traditions, Unwin Hvman, London, pp. 167-184.
McGuire, R. H. (1992a). A Marxist Archaeology, Academic Press, New York.
McGuire, R. H. (1992b). Archaeology and the First Americans. American Anthropologist 94: 816-836.
McGuire, R. H., and Paynter, R. (eds.) (1991). The Archaeology of Inequality, Basil Blackweil, Oxford.
Merriman, N. (1991). Beyond the Glass Case: The Past, the Heritage and the Public in Britain, Leicester University Press, Leicester.
Miller, D. ( 1987). Material Culture and Mass Consumotion. Basil BlackwelL Oxford.
Miller, D., and Tilley, C. (eds.) (1984). Ideology, Power and Prehistory, Cambridge University Press, Cambridge.
Miller, D., Rowlands, M. J., and Tilley, C. (eds.) (1989). Domination and Resistance, Unwin Hyman, London.
Müller, J. (1991). The new holy family: A polemic on bourgeois idealism in archaeology. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale. Occasional Paoer. No. 10. dd. 251-261.
Müller, V. (1987). Kin reproduction and elite accumulation in the Archaic states of northwest Europe. In Patterson, T. C, and Gailey, C. W. (eds.), Power Relations and State Formation, American Anthropological Association, Washington, DC.
Olsen, B. (1986). Norwegian archaeology and the people without (pre-)history: Or how to create a myth of a uniform past, Archaeological Review from Cambridge 5: 25-42.
Olsen, B. (1991). Metropolises and satellites in archaeology: On power and asymmetry in global archaeological discourse. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Occasional Paper, No. 10, pp. 211-224.
Parker Pearson, M. (1982). Mortuary practices, society, and ideology: An ethnoarchaeological study. In Hodder, I. (ed.), Symbolic and Structural Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 99-113.
Parker Pearson, M. (1984). Social change, ideology and the archaeological record. In Spriggs, M. (ed.), Marxist Perspectives in Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 59-71.
Patterson, T. G (1985). Pachacamac An Andean oracle under Inca rule. In Kvietok, D. P., and Sandweiss, D. H. (eds.), Recent Studies in Andean Prehistory and Protohistory, Cornell University Press, Ithaca, NY, pp. 155-176.
Patterson, T. C (1986). Ideology, class formation, and resistance in the Inca state. Critique of Anthropology 6: 75-85.
Patterson, T. C. (1989). History and postprocessual archaeology. Man 24: 555-566.
Patterson, T. C. (1990). Some theoretical tensions within and between the processual and postprocessual archaeologies. Journal of Anthropological Archaeology 9: 189-200.
Patterson, T. C (1991). The Inca Empire: The formation and Disintegration of a Pre-capitalist State, Berg, Oxford.
Potter, P. B., Jr. (1992). Critical archaeology: In the ground and on the street. Historical Archaeology 26: 117-129.
Preucel, R. W. (ed.) (1991a). Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale, Occasional Paper, No. 10.
Preucel, R. W. (1991b). The philosophy of archaeology. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University, Carbondale, Occasional Paper, No. 10, pp. 17-29. Redman, C L. (1991). In defense of the seventies-The adolescence of new archaeology. American Anthropologist 93: 295-307.
Renfrew, C (1994). Towards a cognitive archaeology. In Renfrew, C, and Zubrow, E. B. W. (eds.), The Ancient Mind, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 3-12.
Renfrew, C, and Bahn, P. (1991). Archaeology: Theories, Methods and Practice, Thames and Hudson, London.
Rowlands, M. J., Larsen, M,, and Kristiansen, K. (eds.) (1987). Centre and Periphery in the Ancient World, Cambridge University Press, Cambridge.
Schiffer, M. B. (1988). The structure of archaeological theory. American Antiquity 53: 461-486.
Seifert, D. J. (ed.) (1991). Gender in historical archaeology. Historical Archaeology 25 (4). Shanks, M. (1992). Experiencing the Past: On the Character of Archaeology, Routledge, London.
Shanks, M., and Tilley, C. (1982). Ideology, symbolic power, and ritual communication: A reinterpretation of Neolithic mortuary practices. In Hodder, I. (ed.), Symbolic and Structural Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 129-154.
Shanks, M., and Tilley, C. (1987a). Re-constructing Archaeology: Theory and Practice, Cambridge University Press, Cambridge.
Shanks, M., and Tilley, C (1987b). Social Theory and Archaeology, Polity Press, Cambridge. Spaulding, A. (1960). The dimensions of archaeology. In Dole, G. £., and Carneiro, R. L. (eds.), Essays in the Science of Culture in Honor of Leslie A. White, Crowell, New York, pp. 437-456. Spaulding, A (1988). Archaeology and anthropology. American Anthropologist 90: 263-271. Spector, J. u. (1991). What this awl means: Toward a femmist archaeology, in Guero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 388-406.
Spector, J. D. (1993). What this Awl Means: Feminist Archaeology at a Wahpeton Dakota Village, Minnesota Historical Society Press, St. Paul.
Spriggs, M. (ed.) (1984). Marxist Perspectives in Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge.
Thomas, D. H. (1989). Archaeology, 2nd ed, Holt, Rinehart and Winston, New York.
Thomas, J. (1990). Archaeology and the notion of ideology. In Baker, F., and Thomas, J. (eds.), Writing the Past in the Present, St. David's University College, Lampeter, pp. 63-68.
Thomas, J. (1991). Rethinking the Neolithic, Cambridge University Press, Cambridge.
Thomas, J., and Tilley, C (1992). TAG and "post-modernism": A reply to John Bintliff. Antiquity 66: 106-114.
Tilley, C (1988). Discourse and power The genre of the Cambridge Inaugural Lecture. In Miller, D., Rowlands, M. J., and Tilley, C. (eds.), Domination and Resistance, Unwin Hyman, London, pp. 41-62.
Tilley, C. (1989). Excavation as theater. Antiquity 63: 275-280.
Tilley, C. (ed.) (1990a). Reading Material Culture: Structuralism, Hermeneutics, and Poststructuralism, Basil Blackwell, Oxford.
Tilley, C. (1990b). Michel Foucault: Towards an archaeology of archaeology. In Tilley, C. (ed.), Reading Material Culture: Structuralism, Hermeneutics, and Poststructuralism, Basil BiackwelL Oxford pp. 281-347.
Trigger, B. G. (1989). A History of Archaeological Thought, Cambridge University Press, Cambridge.
Trigger, B. G. (1990). The 1990s: North American archaeology with a human face? Antiquity 64: 77&-787.
Trigger, B. G. (1991). Constraint and freedom: A new synthesis for archaeological explanation. American Anthropologist 93: 551-569.
Tringham, R. (1991). Households with faces: The challenge of gender in prehistoric architectural remains. In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 93-131.
Victor, K. u, and Beaudry, M. C. (1992). Women's participation m American prehistoric and historic archaeology. A comparative look at the journals American Antiquity and Historical Archaeology. In Ciaassen, C. (ed.), Exploring Gender Through Archaeology: Selected Papers from the 1991, Boone Conference, Monographs in World Archaeology, No. 11, Prehistory Press, Madison, WL pp. 11-21.
Walde, D., and Willows, N. D. (eds.) (1991). The Archaeology of Gender, Proceedings of the 22nd Annual Chacmool Conference, University of Calgary Archaeological Association.
Walsh, K. (1992). The Representation of the Past: Museums and Heritage in the Post-Modern World, Routledge, London.
Watson, P. J., and Fotiadis, M. (1990). The razor's edge: Symbolic-structuralist archaeology and the expansion of archaeological inference. American Anthropologist 92z 613-629. Watson, P. J., and Kennedy, M. C (1991). The development of horticulture in the eastern woodlands of North America: Women's role. In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 255-275.
Watson, R. (1990). Ozymandias, king of kings: Postprocessuai radical archaeology as critique. American Antiquity 55: 673-689.
Watson, R. (1991). What the new archaeology has accomplished, Current Anthropology 32: 275-291.
Wiiley, G. R. and Sabioft J. A. (1992). A History of American Archaeology, 3rd ed„ Freeman, New York.
Wright, R. (1991). Women's labor and pottery production in prehistory. In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 194-223.
Wyhe, A. (1991). Gender theory and the archaeological record: Why is there no archaeology of gender? In Gero, J., and Conkey, M. (eds.), Engendering Archaeology, Basil Blackwell, Oxford, pp. 31-56.
Wyhe, A. (1992). The interplay of evidential constraints and political interests: Recent archaeological research on gender. American Antiquity 57: 15-35.
Wyiie, A. (1993). A proliferation of new archaeologies: "Beyond objectivism and relativism." In Yoffee, N., and Sherratt, A. (ed.), Archaeological Theory: Who Sets the Agenda? Cambridge University Press, Cambridge, pp. 20-26.
Yates, T. (1988). The Cambridge seminar on poststnicturalism and archaeology: An organizer's note. Archaeological Review from Cambridge 7: 239-240.
Yates, T. (1990). Archaeology though the looking-glass. In Bapty, I., and Yates, T. (eds.), Archaeology After Structuralism: Post-structuralism and the Practice of Archaeology, Routledge, London, pp. 153-204. 





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét