Powered By Blogger

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Siêu hình học hậu Carnap (I)

Huw Price

Người dịch:  Hà Hữu Nga

1. Trường hợp Carnap

Hãy tưởng tượng một nhà triết học người Mỹ
của thế kỷ XX, được đào tạo nghiêm chỉnh, bị một vụ kẹt xe hiếm hoi New Jersey Turnpike, vào một buổi chiều mùa hè năm 1950. Ông gà gật ngủ trong chiếc xe ấm áp của mìnhvà thức dậy cũng ở chính chỗ đó vào một buổi tối mùa thu lạnh lẽo năm 2008, không nhớ gì về những năm tháng đã qua đi. Cứ như thể ông đã ngủ trong chiếc xe của mình gần sáu mươi năm! Giá như ông nhìn thấy được mặt bên kia của cái tình huống kỳ dị của mình. Về mặt hiện tượng luận, nó ngang tầm với một cuộc du hành vào thời gian, và nhà triết học đam mê nào mà lại không phấn khích vì điều đó? Tất nhiên, ông nhận ra rằng rất có thể mình bị chứng mất trí nhớ hơn là bản thân đã thực sự được đưa vào tương lai hơn nửa thế kỷ, hoặc sống sót được lâu đến vậy Turnpike - nhưng càng có nhiều lý do để thưởng thức trải nghiệm trong khi ông còn có thể, kẻo biết đâu ký ức của ông  lại sớm quay về. Thật vậy, ông sớm trở thành người nổi tiếng, được Oliver Sacks viết tường tận trong The New Yorker. Các nghiên cứu sinh bất kính gọi ông (xin lỗi Beth 1963, 478) là triết học đương đại Carnap, và mọi người đều quan tâm đến ấn tượng của ông về cuộc sống hiện đại. Điều gì sẽ làm ông ngạc nhiên về cái xã hội mà ông đã tự phát hiện ra mình? Bất kỳ triết gia người Úc nào biết đến New York đương thời cũng đều dễ dàng tưởng tượng ra một số điều có thể nổi bật: số người yêu cầu đổi một tách cà phê, một loạt các lựa chọn tẻ nhạt có sẵn khi anh ta mua cốc cà phê cho mình, kích cỡ tuyệt đối dù là nhỏ nhất, v.v. Nhưng hãy giả sử rằng Carnap có năng lực của một chân triết gia để bỏ qua tất cả những điều này. Ông muốn biết những gì đã xảy ra với ngành học yêu quý của mình. “Hãy xuống địa ngục với những ăn mày và Starbucks!, Ông kêu lên, “Đâu là những đột phá triết học trong nửa thế kỷ qua?

Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng, trực giác Úc là ít đáng tin cậy. Độc giả triết học Úc tìm thấy một trong những đặc điểm thân thuộc của triết học đương đại mà Carnap sẽ thấy đáng ngạc nhiên nhất, nghĩa là, sức tráng kiện minh nhiên của siêu hình học. Trở lại cuối những năm 1940, Carnap gợi nhớ siêu hình học, giống như cùng cực, đáng lẽ vẫn phải trụ trên đôi chân cuối cùng của nó. Tuy nhiên, ở bất cứ nơi nào mà ông đổi hướng những ngày này, vẫn có một triết gia đang nắm giữ một lập trường siêu hình - một kẻ tự xưng là một “nhà hiện thực luận” về điều này, một “nhà phi hiện thực luận về điều kia, một gã “hư cấu luận” về điều nọ. Ở các thị trấn đại học New Jersey và New England, Carnap nhận thấy, có nhiều lựa chọn hữu thể luận hơn các loại cà phê, nhiều kẻ siêu hình học hơn là vô gia cư. Và đó không đơn giản nỗi thống khổ của bọn người già nua, ốm yếu và đầy tâm bệnh. Giống như cuộc Đại chiến của thế hệ cha ông, siêu hình học đương đại dường như đã khẳng định là ưu việt nhất và sáng giá nhất của một thế hệ. Khi nào họ vẫn còn học hỏi? Một lần nữa, Carnap ngân nga với chính mình - một dấu hiệu chuyển đến chúng ta, có lẽ nếu không phải là đến với ông, đó là ký ức của ông về những năm tháng chen ngang cuộc đời đang dần quay trở lại.

Nếu Carnap
hỏi trận chiến chống siêu hình học biến đi đâu trong triết học thế kỷ XX, thì ông sẽ dễ dàng chuyển sang chuyên tâm vào cuộc giao tranh giữa kẻ trùng danh lừng lẫy của ông và Quine vào đầu những năm 1950 rồi. Trong triết học, hệt như trong các cuộc xung đột ít trừu tượng hơn, các cam kết đơn lẻ hiếm khi mang tính quyết định, nhưng cuộc đụng độ ngoại lệ này dường như lại có ý nghĩa đặc biệt. Vào cuối những năm 1940, lập trường của Carnap, dường như đại diện cho sự tiến bộ nhất của trào lưu phản siêu hình học, ít nhất là trên một vài mặt trận của nó. Thực tế là lập trường này không bao giờ được củng cố, và nền tảng của nó đã bị mất đi, dường như lại nhờ cậy phần lớn vào chỉ trích của Quine đối với quan điểm của Carnap. Trớ trêu thay, phê phán của Quine đã là ngọn lửa thân thiện, vì (như tôi muốn nhấn mạnh bên dưới) Quine cũng vậy, không phải là bạn hữu của siêu hình học truyền thống. Nhưng cú đánh hiểm không kém một thực tế nó là đòn đánh hậu, và hệ quả đã làm suy yếu những gì - vào thời điểm đó, với bất cứ giá nào - dường như là nguyên nhân chung của cả Quine và Carnap. Thật vậy, Carnap sẽ sớm tìm ra một nguyên do khác để đổ lỗi cho Quine về sức khang kiện hiển minh của siêu hình học. Trên thực tế, ông đã phát hiện ra rằng Hilary Putnam gần đây đã trả lời một cách rõ ràng câu hỏi của ông: “Bằng cách nào, người đọc có thể tự hỏi, chính t triết học phân tích, một loại triết học trong bao năm trời, thù nghịch với bản thân từ “hữu thể luận” – mà Hữu thể luận lại bùng phát được? Nếu chúng ta hỏi khi nào Hữu thể luận trở thành một chủ đề sáng giá để một nhà triết học phân tích theo đuổi, thì cái bí ẩn kia sẽ biến mất. Nó trở nên sáng giá vào năm 1948, khi Quine công bố một bài báo nổi tiếng có tựa đề là On What There Is” (Về cái có tồn tại). Chính Quine, người đã một tay biến Hữu thể luận thành một chủ đề sáng giá. (Putnam 2004, 78-79)

Vậy là, ít nhất một phần nào, sự tự tin và tự nhận thức đương thời về siêu hình học dựa trên một quan niệm lịch sử của chính nó, trong đó Quine đóng vai trò trung tâm. Theo lối tự sự phổ biến này, chính Quine - có lẽ mình Quine - đã giải cứu siêu hình học khỏi thực chứng luận và các mối đe dọa khác trong những ngày đen tối sau Thế chiến II (khi bản thân Thế giới dường như cũng đang bị lâm nguy). Bằng một tay, Quine đã viếtOn What There Is”, và do đó đã tiếp máu cứu sống Hữu thể luận. Cùng với người khác, ông đã đóng cọc xuyên tim “Chủ nghĩa kinh nghiệm, Ngữ nghĩa học và Hữu thể luận” của Carnap (1950), và do đó đã đập chết tươi hiện thân cuối cùng của hiểm họa Vienna. Theo quan điểm của tôi, huyền thoại tái sinh siêu hình học này phần lớn chỉ con bù nhìn rơm, theo nghĩa là những thành tựu của Quine không thực sự giúp cho những gì hiện đang được sử dụng rộng rãi để dựa vào nó. Một mặt, thứ Hữu thể luận mà Quine đã hồi sinh trong On What there Is bản thân đã là một thây ma nhợt nhạt, so với thứ sinh vật lực lưỡng mà các nhà thực chứng kể từ khi Hume cố hạ bệ. Và mặt khác, chiếc cọc của Quine đã hoàn toàn đâm trượt trái tim siêu hình học của Carnap - hoàn toàn phá hủy học thuyết, chỉ chặt được một số cành nhánh không cần thiết, và để lại loại lập luận, nếu có, còn mạnh mẽ hơn trước.

Nếu tôi đúng, thì sự thật
mà Carnap phải đối về số phận của triết học đang thực sự đáng lo ngại. Điều mà ám ảnh các hội trường của tất cả các thị trấn đại học – thu hút tâm trí của những kẻ ưu tú nhất và sáng giá nhất của thế hệ mới - thực sự lại là bóng ma của một ngành học mang tai mắc tiếp từ lâu đời. Siêu hình học thực sự đã chết khi Carnap rời bỏ nó, nhưng - bị mù lòa, một phần, bởi những diễn giải sai lầm này của Quine - triết học đương đại đã mất khả năng nhìn nhận nó vì cái gì, để phân biệt nó với những mưu cầu sống và trí tuệ lớn lao. Khi ký ức bắt đầu quay trở lại, Carnap thấy mình bị kìm kẹp bởi một ý nghĩ kinh hoàng. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông cũng sớm trở nên mù lòa, không thể nhìn thấy siêu hình học là vì cái gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông cũng bị các xác sống tái sinh? Chủ đề chính của tôi trong bài viết này là, như tôi đã nói trước đó, siêu hình học đã chết, hoặc ít nhất là đã hết hơi, khi Carnap rời bỏ nó. Để hỗ trợ cho luận đề này, tôi muốn làm hai điều. Đầu tiên, tôi muốn chứng minh rằng những lời chỉ trích nổi tiếng của Quine về Carnap chỉ làm cho những luận thuyết phản siêu hình học của Carnap trở nên nguyên vẹn. Tôi cho rằng quả tim hai ngăn của quan điểm Carnap, bao gồm, một quan điểm giảm phát của siêu hình học, mà bản thân Quine cũng đồng tình; và một đa nguyên luận về các chức năng của diễn ngôn định lượng tồn tại, mà Quine không đồng tình, nhưng để chống đối, ông đã không đưa ra được lập luận quan trọng nào. [1]

Thứ hai, tôi muốn
kêu gọi chú ý đến những gì dường như là diễn giải sai lầm dai dẳng về quan điểm của Quine về hữu thể luận - một cách lấy chúng để thực sự hỗ trợ cho siêu hình học lạm phát, nhưng không thể là điều Quine dự định. Tôi cho rằng những diễn giải sai lầm đó dựa trên sự thất bại trong việc giải quyết một sự mơ hồ quan trọng, giữa những gì chúng ta có thể gọi là những cách đọc dày và mỏng về các kết luận của Quine trong “On What There Is”. Dường như đối với tôi, nhiều người kêu gọi Quine ủng hộ họ các khảo sát siêu hình học dựa vào cách đọc dày của họ, đồng thời thể hin một loại giả khiêm - giúp bản thân họ mặc một chiếc áo choàng của tính thanh đạm hữu thể luận bộc trực thuộc về cách đọc mỏng. Do đó, siêu hình học tránh xa cách bắt cá hai tay, bởi vì không thể phân biệt một cách rõ ràng giữa hai cách đọc đó. Do đó, điều quan trọng là phải chịu khó phân biệt và để vạch rõ chỉ có cách đọc mỏng mới thực sự được coi là hợp thức, bởi ánh sáng của chính Quine.

2. Giảm phát luận Carnap

Vậy thì trước hết, là về Carnap. Carnap nghĩ rằng phần lớn siêu hình học và bản thể luận truyền thống đều dựa trên một sai lầm. Để giải thích lý do, ông dựa vào khái niệm khung ngôn ngữ học. Đại khái, một khung ngôn ngữ học là tập hợp các quy tắc (được cho là) ​​chi phối việc sử dụng một nhóm thuật ngữ và vị ngữ - giả sử, các thuật ngữ chúng ta sử dụng khi nói về các đối tượng có kích thước trung bình hoặc nói về các con số. Carnap cho rằng việc áp dụng một khuôn khổ, hoặc cách nói chuyện như vậy, thường mang theo các phương pháp và các vấn đề hữu thể học. Đây là những vấn đề nội tại”, những vấn đề phát sinh trong khung ngôn ngữ đó và bản chất của chúng phụ thuộc vào khung ngôn ngữ đang được đề cập. Chúng có thể là kinh nghiệm, như trong khoa học, hoặc logic, như trong toán học.

Tuy nhiên, Carnap tiếp tục, những
vấn đề nội tại này không bao gồm những câu hỏi siêu hình học thường được các nhà triết học đặt ra: các khách thể vật chất không?, chẳng hạn, hay các con số không?, Carnap cho rằng dưới dạng này những câu hỏi “ngoại tại” này chỉ đơn giản là sai lầm: Chúng không thể được hỏi bởi vì chúng bị lên khung sai cách. Các câu hỏi ngoại tại hợp thức duy nhất về thực chất đều có tính thực dụng: Chúng ta có nên áp dụng khuôn khổ này không? Nó sẽ hữu ích chứ? Theo quan điểm của tôi, rất hữu ích khi lên khung quan điểm của Carnap theo khuôn khổ sử dụng - đề cập đến sự khác biệt. Những cách sử dụng hợp thức các thuật ngữ như số lượng” và “khách thể vật chất” nhất thiết phải là nội tại, vì nó là sự phù hợp (ít nhiều) đối với các quy tắc của khung ngôn ngữ đang được đề cập, cấu thành việc sử dụng. Nhưng với tư cách là những câu hỏi nội tại, như Carnap lưu ý, những câu hỏi này không thể có cái ý nghĩa mà siêu hình học truyền thống buộc chúng phải có. Siêu hình học cố gắng định vị chúng ở một nơi khác, nhưng do đó mà lâm vào tình trạng nhầm lẫn từ được sử dụng để mô tả một sự vật. Chỉ có các câu hỏi ngoại tại hợp thức mới đề cập đến các thuật ngữ đang được nói đến.

Do đó, Carnap trở thành một
kẻ đa nguyên luận về cam kết hữu thể luận - rõ ràng là như vậy, theo nghĩa là ông liên kết cam kết hữu thể luận riêng biệt với các khung ngôn ngữ riêng biệt, và ít nhất là theo nghĩa thực dụng luận hoặc “chức năng luận” sâu hơn. Xét cho cùng, chìa khóa cho quá trình thích nghi của các thực thể trừu tượng của Carnap chính là ý tưởng cho rằng khung ngôn ngữ đó đưa ra cuộc nói chuyện về các thực thể như vậy có thể phục vụ cho các mục đích thực dụng khác nhau từ khung giới thiệu cuộc nói chuyện về các khách thể vật lý - và điều này chỉ có thể như vậy nếu có ý nghĩa nào đó trong cái mà hai khung trên “làm những công việc khác nhau. [2] Tuy nhiên, quan điểm của Carnap không chỉ đơn giản là một công thức cho hiện thực luận bao hàm hơn. Vì nếu hiện thực luận có nghĩa là một quan điểm siêu hình, theo nghĩa cũ, thì lập trường của Carnap chung quy lại là từ chối tất cả các quan điểm như vậy. Vậy thì, ánh sáng của hiện thực luận, theo quan điểm của Carnap, là một hình thái phi hiện thực luận toàn cầu. Tuy nhiên, quan điểm của ông lại cũng không phải là phản hiện thực luận truyền thống.

Lập trường thứ ba, từ chối sự phân đôi truyền thống hiện thực luận – phản hiện thực luận. Đây là cuộc thương thảo riêng của Carnap về luận điểm quan trọng này, từ bài viết “Chủ nghĩa Kinh nghiệm, Ngữ nghĩa và Hữu thể luận”: Đặc trưng phi nhận thức của các câu hỏi mà ở đây chúng tôi gọi là các câu hỏi ngoại tại đã được Trường phái Vienna thừa nhận và nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo của Moritz Schlick, là trường phái khởi nguồn trào lưu kinh nghiệm luận logic. Dưới ảnh hưởng của Ludwig Wittgenstein, Trường phái Vienna đã bác bỏ cả luận đ về cái hiện thực của thế giới ngoại tại và luận đ về tính phi hiện thực của nó với tư cách các giả phán đoán; điều tương tự cũng xảy ra đối với cả luận đ về cái hiện thực của các vũ trụ (các thực thể trừu tượng, theo thuật ngữ hiện tại của chúng ta) và luận đ duy danh luận cho rằng chúng không phải là hiện thực,những cái tên được cho là của chúng thì lại không phải là tên gọi của bất cứ thứ gì mà chỉ là flatus vocis [1*] những từ ngữ trống rỗng. (Rõ ràng là sự phủ định minh nhiên của một giả phán đoán cũng phải là một giả phán đoán.) Do đó, sẽ không đúng khi phân loại các thành viên của Trường phái Vienna là những người duy danh luận, như đôi khi người ta vẫn làm. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào thái độ phản siêu hìnhủng hộ khoa học của hầu hết những người duy danh luận (và điều tương tự đối với nhiều nhà duy vật và hiện thực luận theo nghĩa hiện đại), khi bất chấp các công thức giả thuyết ngẫu nhiên của họ, thì dĩ nhiên, đúng là nói rằng Trường phái Vienna gần gũi với các triết gia đó hơn là với các đối thủ của họ. [3]

Do đó, quan điểm của Carnap đã kết hợp đa nguyên luận về cam kết hữu thể luận với thái độ giảm phát đáng kinh ngạc đối với siêu hình học nói chung. Đây là một sự kết hợp cần được đặc biệt quan tâm. Nếu đa nguyên luận Carnap per se thực chấtkhuôn đúc như đa nguyên luận về hữu thể học, thì có vẻ như đó là một lập trường siêu hình theo đúng nghĩa của nó: đa nguyên luận về đồ nội thất của hiện thực, như nó đã từng là. Do đó, cần phải nhấn mạnh rằng đó là một đa nguyên luận về ngôn ngữ - về các khung ngôn ngữ học trong đó, và các mục đích mà chúng ta ưa chuộng đối với vấn đề cam kết hữu thể luận. Khía cạnh đa nguyên này trong quan điểm của Carnap chính là một trong những mục tiêu chủ yếu của Quine. Đâu đó, Quine cũng là một nhà phê bình về những biểu hiện khác của đa nguyên luận về tồn tại và định lượng hiện sinh, đặc biệt là định lượng của Ryle. Tôi muốn chỉ ra rằng những lập luận Quinean này ít gây rắc rối cho sự kết hợp của giảm phát luận Carnap về siêu hình học và đa nguyên về các chức năng của các phạm trù ngôn ngữ học. Kết quả là, họ không gây ra trở ngại nghiêm trọng nào cho việc gợi ý rằng vì một đa nguyên luận như vậy, không phải toàn bộ cam kết hữu thể luận hạng nhất cần phải là cam kết hữu thể luận khoa học. Các phản đối của Quine đối với Carnap về vấn đề này cũng đương nhiên bảo vệ cho siêu hình học chống lại những chỉ trích của Carnap, - một sự bảo vệ trong căng thẳng, dường như, theo tôi, Quine cũng thực sự là một giảm phát luận về các vấn đề hữu thể. Trước khi chuyển sang vấn đề đa nguyên luận, tôi muốn chỉ ra rằng trên thực tế không có căng thẳng ở đây. Đối với tất cả các mục đích thực tế, Quine đồng ý với Carnap về vị thế của các vấn đề siêu hình học. Nếu bất cứ điều gì, thì chỉ ở chỗ ông là một người thực dụng hơn Carnap, khi cho rằng Carnap bị nhầm lẫn mới gán cho các vấn đề khoa học một vị thế mạnh mẽ hơn.

3. Bảo vệ siêu hình học của Quine

Thực ra thì phần lớn cuộc tấn công của Quine vào Carnap – “luận điểm cơ bản (1966, 133), là Quine đưa ra - dựa trên sự phản đối cho rằng khái niệm của Carnap về một khuôn khổ ngôn ngữ học giả định sự phân biệt phân tích-tổng hợp. Quine lập luận rằng sự thất bại của cách phân biệt phân tích-tổng hợp, ngay cả câu hỏi nội bộ tại cuối cùng cũng mang tính thực dụng. Đề cập đến quan điểm của Carnap, như Quine nói, các câu hỏi triết học chỉ rõ ràng về các loại khách thể, và là những câu hỏi thực sự thực dụng về chính sách ngôn ngữ, Quine hỏi: "Nhưng tại sao điều này phải đúng với các câu hỏi triết học chứ không phải các câu hỏi lý thuyết chung? Sự phân biệt vị thế như vậy là một phần với khái niệm tính phân tích, và ít được tin tưởng. (1960, 271) Nói cách khác, yêu sách của Quine không có vấn đề thuần túy nội tại, theo nghĩa của Carnap. Không có vấn đề nào bị cách ly hoàn toàn khỏi những mối quan thiết thực dụng về những ảnh hưởng khả thể của việc sửa đổi bane thân khung ngôn ngữ đó. Các vấn đề thực dụng thuộc loại này luôn nằm trong chương trình nghị sự, ít nhất là ngầm ẩn. Trong phân tích cuối cùng, tất cả mọi phán đoán, về bản chất, đều mang tính thực dụng.

C
hấp nhận điều này là đúng. Vậy thì nó có ảnh hưởng gì đến kết luận phản siêu hình học của Carnap không? Các vấn đề nội tại của Carnap không có tác dụng đối với siêu hình học truyền thống, và siêu hình học không mất đi nếu chúng không được phép. Nhưng điều đó có đạt được không? Khoa học và toán học chắc chắn mất đi, theo nghĩa là chúng trở nên kém thuần khiết hơn, thực dụng hơn, nhưng đây lại không phải là một lợi ích đối với siêu hình học. Và sự dịch chuyển của Quine chắc chắn không khôi phục cái quan điểm ngoi tại không thực dụng theo yêu cầu của siêu hình học. Trên thực tế, nhà siêu hình học truyền thống muốn có thể nói ra, Tôi đồng ý rằng điều này rất hữu ích để nói về nó, nhưng có đúng vậy không? Carnap loại trừ câu hỏi này, còn Quine lại không thể hiện lại nó. [4] Quine đôi khi gây ra sự nhầm lẫn về điểm này. Ông nói rằng nếu không có sự phân biệt thích hợp giữa phân tích và tổng hợp, thì không có cơ sở nào cho sự tương phản mà Carnap thúc đẩy giữa các phán đoán hữu thể luận [tức là, các phán đoán siêu hình mà Carnap muốn không cho phép] và các phán đoán thực nghiệm về tồn tại. Vậy là các câu hỏi hữu thể luận kết thúc ngang tầm với các câu hỏi của khoa học tự nhiên. (1966, 134). Điều này nghe có vẻ như là tin tốt cho hữu thể luận, nhưng thực sự lại không phải như vậy. Những lời chỉ trích của Quine đối với Carnap không thể minh chứng cho siêu hình học truyền thống, vì nếu tất cả các vấn đề cuối cùng đều mang tính thực dụng, thì không thể vấn đề thực dụng nào khác ngoài loại siêu hình học yêu cầu. Tác động chính của việc từ bỏ sự phân biệt phân tích - tổng hợp là những phân biệt của Carnap, không còn sắc nét - không có vấn đề thuần túy nội tại (phi thực dụng), bởi vì các quy tắc ngôn ngữ không bao giờ là tuyệt đối, và việc tái cấu trúc thực dụng không bao giờ hoàn toàn nằm ngoài chương trình nghị sự. Nhưng một nhà siêu hình học coi điều này là minh chứng cho lập trường của mình - người tuyên bố đắc thắng rằng Quine đã cho chúng ta thấy rằng siêu hình học nằm trong cùng một con thuyền với khoa học tự nhiên, những câu hỏi hữu thể luận ngang tầm với những câu hỏi của khoa học tự nhiên - là một người chưa được báo những tin khủng khiếp. Bản thân Quine đã đánh chìm chiếc tàu truyền thống của các nhà siêu hình học, và khiến tất cả chúng ta, các nhà khoa học và nhà hữu thể luận, phải bám lấy chiếc bè của Neurath [2*]. Như chính Quine đã đưa vào cùng một tác phẩm: Carnap kiên trì câu hỏi hữu thể luận là những câu hỏi không thuộc về sự kiệnthuộc về sự lựa chọn một sơ đồ hoặc khuôn khổ thuận tiện cho khoa học; và với điều đó, tôi chỉ đồng ý nếu điều tương tự được thừa nhận cho mọi giả thuyết khoa học. [5] Do đó, Quine không trở lại với loại siêu hình học bị những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm logic từ chối. Trái lại, ông đang tiến lên phía trước, nắm lấy thực dụng luận hậu thực chứng thông suốt hơn. Về phương diện này, khác xa với việc chặn đường lái xe của Carnap hướng tới một điểm đến thực dụng hơn, ít siêu hình hơn, Quine chỉ đơn giản là vượt qua ông ta, và đẩy xa hơn theo cùng một hướng. Người ta có thể phản đối rằng tin tức vẫn có vẻ tốt đẹp đối với siêu hình học hơn Carnap sẽ khiến chúng ta tin tưởng. Giả dụ như vậy, thì sẽ không còn có bất cứ khoa học thuần túy, phi thực dụng nào nữa, và cũng không còn có siêu hình học phi thực dụng nữa. Nhưng nếu siêu hình học vẫn kết thúc “ngang tầm” với các loại câu hỏi được khảo sát tại CERN và Bell Labs, thì liệu đó có phải là một loại sáng giá không?

Tuy nhiên, gợi ý này lại lợi dụng cách đọc quá lạc quan về cụm từ “ngang tầm”. Rốt cuộc, hãy xem xét hàm ý từ chối của Quine về sự phân biệt phân tích-tổng hợp (sự phản đối hiện tại đối với Carnap tùy thuộc vào nó): theo một nghĩa nào đó, điều đó có nghĩa là câu hỏi liệu có tồn tại những cử nhân dù là nữ hay đã kết hôn giờ đây “ngang tầm” với loại các thạc sỹ được khảo sát tại CERN (European Organization for Nuclear Research – Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu), như sự tồn tại của các hạt Higgs [3*] chẳng hạn. Nhưng ngang tầm” chỉ đơn giản là không được phân biệt rõ ràng, vì chủ nghĩa kinh nghiệm đã được giả định về phương diện truyền thống. Không ai nên lấy các tin tức đó để đề nghị một cuộc điều tra xã hội học nghiêm túc về giới và tình trạng hôn nhân của các cử nhân. Ngược lại, các tin tức cho rằng  khoa học cuối cùng đều mang tính thực dụng lại không có nghĩa là CERN và Bell Labs (Phòng thí nghiệm Nokia Bell - Nokia Bell Laboratories) nên thuê những người thực dụng luận. Trên thực tế, vẫn có một sự khác biệt lớn, giữa hoạt động hàng ngày của khoa học thực nghiệm và loại trường hợp hiếm hoi mà khoa học Quinean phải đối đầu với nền tảng thực dụng của nó. Tốt nhất, chính với những tình huống hiếm hoi này, phản ứng của Quine với Carnap có thể so sánh siêu hình học - và một cách rõ ràng, chúng không phải là những phản ứng thách thức nghiêm trọng của Carnap đối với siêu hình học truyền thống. Một lần nữa, sức mạnh các nhận xét của Quine không phải là ở chỗ siêu hình học giống như khoa học (tức là không thực dụng) được hiểu theo cách truyền thống, mà là ở chỗ khoa học (ít nhất là có khả năng, và ít nhất là trong cực hạn) giống như siêu hình học được hiểu theo cách thực dụng.

4. Chống lại đa nguyên luận?

Nhưng Quine có một
con bài khác để chơi. Sự phản đối của Carnap đối với các vấn đề siêu hình truyền thống một phần dựa trên ý tưởng cho rằng chúng liên quan đến một lập trường lý thuyết bất hợp thức, “ngoại tại” đối với các khung ngôn ngữ học đem lại ý nghĩa cho các khái niệm. Ở trên tôi đã gợi ý là đối với Carnap, lập trường ngoại tại này không được phép bởi vì nếu chúng ta lùi xa đến mức này, chúng ta sẽ hoàn toàn bước ra ngoài trò chơi có liên quan và không còn có thể sử dụng các khái niệm có gốc gác của chúng ở đó. Nhưng làm thế nào để chúng ta tính được các trò chơi ngôn ngữ? Cụ thể, điều gì ngăn chúng ta coi tất cả các vấn đề hữu thể luận là các câu hỏi nội tại trong một khung rộng lớn duy nhất? Tại sao chúng ta không nên đưa ra một phép lượng hóa tồn tại duy nhất, được phép vượt qua mọi thứ, và coi câu hỏi về sự tồn tại của các con số ngang bằng với sự tồn tại của rồng? Đây là sự phản đối của Quine đối với đa nguyên luận Carnap. Quine mô tả quan điểm của Carnap như sau:

Vậy là, có vẻ như sự phân đôi các câu hỏi về tồn tại của Carnap, là một sự phân đôi giữa các câu hỏi thuộc dạng tồn tại những cái này cái nọ chăng? trong đó, những cái này cái nọ ấy ngụ ý làm cạn kiệt hàng loạt loại đặc thù của các biến buộc [4*] và các câu hỏi dạng “tồn tại những cái này cái nọ chăng? trong đó những cái này cái nọ lại không có nghĩa là làm cạn kiệt hàng loạt loại đặc thù của các biến buộc. Xin được gọi các câu hỏi trước là các câu hỏi phạm trù,các câu hỏi sau là các câu hỏi lớp con. Tôi cần thuật ngữ mới này bởi vì các thuật ngữ “ngoại tại” và “nội tại” của Carnap tạo ra một sự khác biệt khác xuất phát từ sự phân biệt giữa các câu hỏi phạm trùcác câu hỏi lớp con. Các câu hỏi ngoại tại là các câu hỏi phạm trù có thể hiểu là được đề xuất trước khi ứng dụng một ngôn ngữ nhất định; và Carnap cho rằng, chúng được hiểu một cách chính xác là những câu hỏi về tính ước muốn của một hình thức ngôn ngữ nhất định. Các câu hỏi nội tại bao gồm các câu hỏi của lớp con và, ngoài ra các câu hỏi phạm trù khi người ta hiểu rằng chúng được xử lý bằng một ngôn ngữ được chấp nhận các câu hỏi có câu trả lời mang tính mâu thuẫn hoặc phân tích thông thường. (1966, 130). Theo đó, Quine tiếp tục, câu hỏi liệu có những con số nào sẽ là một câu hỏi phạm trù chỉ liên quan đến các ngôn ngữ phù hợp với một kiểu biến riêng biệt mục đích ngoại lệ đề cập đến các con số. Nếu ngôn ngữ của chúng ta đề cập đến các con số thông qua các biến cũng lấy các lớp khác với các con số làm giá trị, thì câu hỏi liệu có những con số nào trở thành một câu hỏi  lớp con hay không, ngang tầm với câu hỏi liệu có các số nguyên tố hơn một trăm không

Ngay cả câu hỏi liệu có các lớp, hoặc liệu có các khách thể vật chất, sẽ trở thành một câu hỏi  lớp con nếu ngôn ngữ của chúng ta sử dụng một kiểu biến duy nhất để trải khắp cả hai loại thực thể. Cho dù tuyên bố rằng có các khách thể vật chất và tuyên bố rằng có những con thiên nga đen nên được đặt ở cùng một phía của sự phân đôi, hoặc ở hai phía đối diện, tùy thuộc vào sự xem xét khá tầm thường về việc liệu chúng ta sử dụng một kiểu hay hai kiểu biến cho các khách thể vật chất và các lớp. (1966, 131) Vậy là trong thực tế, Quine đang lập luận rằng không có cơ sở nguyên tắc nào để sự phân biệt ngôn ngữ của Carnap biến thành các khung, trong đó điều này được hiểu theo khuôn khổ đưa ra các phép lượng hóa mới, bao gồm các lĩnh vực khác nhau của các thực thể. Nếu chỉ có một phép lượng hóa tồn tại, bao gồm các thực thể dưới bất kỳ hình thức nào, thì dường như không có gì cho sự tồn tại của những gì mà chúng ta nhất thiết phải cam kết nhờ sử dụng một hệ thống các khái niệm đặc thù. Chúng ta luôn có thể lùi lại, xem xét phạm vi rộng hơn của các thực thể và tự hỏi liệu có bất cứ điều gì trong phạm vi này trả lời cho các khái niệm đang được đề cập không.

Nếu Quine đúng, thì các vấn đề được cho là siêu hình học “Liệu có các con số không?”, chẳng hạn - dường như sẽ ngang tầm với các vấn đề hữu thể luận mà Carnap muốn coi là nội tại. Đúng là tất cả các câu hỏi về hữu thể học đều có một thành tố thực dụng, bởi nguồn sáng của Quine, nhưng điều này không còn hoàn toàn là nguồn an ủi như trước đây nữa. Ở giai đoạn đó, vấn đề là cuộc tấn công của Quine vào sự phân biệt phân tích-tổng hợp dường như làm xấu đi mọi thứ đối với khoa học, mà lại không cải thiện mọi thứ đối với siêu hình học - nó đã không thách thức cái ý tưởng cho rằng siêu hình học liên quan đến sự sai lầm ngôn ngữ. Nhưng bây giờ có vẻ như sự phản đối chính yếu của Carnap đối với siêu hình học dựa trên một tiền đề không nơi nương tựa, cụ thể là giả định rằng có một số loại tính thuần túy nguyên tắc trong ngôn ngữ ngăn chặn Quine chuyển sang đồng nhất phép lượng hóa tồn tại. Theo như tôi thấy, bản thân Carnap không có sự phòng vệ thỏa đáng cho học thuyết này. Trong thuật ngữ của Quine, ông không có bất kỳ cách thức nguyên tắc nào để phân biệt giữa các câu hỏi phạm trùcác câu hỏi lớp con. Những gì ông cần, trong thực tế, chỉ việc lập luận rằng có một loại sai lầm phạm trù liên quan đến việc đồng hóa các vấn đề về sự tồn tại của các con số (chẳng hạn) và về sự tồn tại của các khách thể vật chất. Ông coi điều đóđương nhiên, và mô hình tạo dựng các ngôn ngữ của ông phản ánh giả định này: đại khái, mô hình đó đòi hỏi chúng ta phải đánh dấu các ranh giới phạm trù trong lựa chọn cú pháp của mình - ví dụ như phép định lượng khác nhau cho mỗi phạm trù. Nhưng ông hầu như lại không làm gì để bảo vệ cái giả định cho rằng các ranh giới ở đó phải được đánh dấu, trước các lựa chọn cú pháp của chúng ta - và đây là điều Quine phủ nhận.

Truyền thống dường như cho rằng Quine có một lập luận cho quan điểm đối lập - một lập luận
về nhất nguyên luận, trong đó Carnap đòi hỏi đa nguyên luận, như nó đã từng là vậy. Tôi muốn chỉ ra rằng đây là một sai lầm và dựa trên sự nhầm lẫn giữa hai vấn đề lý thuyết liên quan đến ngôn ngữ. đa nguyên luận Carnap hoạt động ở hai cấp độ. Nhìn bề ngoài, rõ ràng nhất, đó là một học thuyết được thể hiện dưới dạng cú pháp logic của ngôn ngữ - quan điểm cho rằng ngôn ngữ có thể là nhân tố đáng kể đối với các khung ngôn ngữ riêng biệt, thì mỗi khung phải được liên kết với một kiểu biến buộc cụ thể, như Quine xác định. (1966, 130) Tuy nhiên, nằm dưới đa nguyên luận logic này lại là đa nguyên luận chức năng hoặc thực dụng cung cấp động lực cho nó. Carnap cho rằng có một loại sai lầm phạm trù liên quan đến việc đồng hóa các vấn đề về sự tồn tại của các lớp, chẳng hạn, và sự tồn tại của các khách thể vật chất. Mô hình tạo dựng các khung ngôn ngữ của ông phản ánh giả định này, yêu cầu chúng ta phải đánh dấu các ranh giới phạm trù trong việc lựa chọn cú pháp của chúng ta - ví dụ, một phép lượng hóa khác nhau cho mỗi phạm trù. Nhưng những khác biệt đang bàn đến lại không dựa vào cấp độ cú pháp. Điều này rất quan trọng, bởi vì thách thức của Quine đối với đa nguyên luận Carnap dựa vào thách thức đối với biểu hiện cú pháp logic của nó. Quine lập luận rằng đó không có gì ngoài một sự cân nhắc khá tầm thường cho dù chúng ta sử dụng các phép lượng hóa khác nhau cho các con số, các lớp và các khách thể vật chất, chẳng hạn, hoặc sử dụng một phép lượng hóa tồn tại duy nhất trải trên bất kỳ loại thực thể nào. Tôi muốn cãi rằng chúng ta có thể cho Quine đúng về vấn đề này, nhưng phải nhấn mạnh rằng không có gì khác biệt đối với vấn đề thực sự quan trọng này: đó là, Liệu Carnap có đúng về các phân biệt chức năng cơ bản, và đúng về các lỗi phạm trù hay không.
____________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Price, Huw (2007). Metaphysics After Carnap: the Ghost Who Walks?. In David Chalmers, Ryan Wasserman and David Manley, eds., Metametaphysics, Oxford University Press.

Tác giả: Huw Price 1953 - là một triết gia người Úc, hiện là Giáo sư Bertrand Russell thuộc Khoa Triết học, Cambridge, và là thành viên của Đại học Trinity, Cambridge. Trước đây ông là Giáo sư Triết học và Giám đốc Trung tâm Thời gian tại Đại học Sydney, và trước đó là Giáo sư Logic và Siêu hình học tại Đại học Edinburgh. Ông cũng là một trong ba người sáng lập và Giám đốc học thuật của Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Hiện sinh tại Đại học Cambridge và Giám đốc học thuật của Trung tâm Leverhulme vì Tương lai Trí tuệ. Price nổi tiếng với công trình triết học vật lý và thương hiệu “Thực dụng luận mới cũng như “Phản đại đại diện luận”, theo đó tất cả các cách nói phải được nhìn qua lăng kính chức năng của chúng trong các tương tác của chúng ta, không phải là siêu hình học về các quan hệ ngữ nghĩa của chúng”. Quan điểm này đã thừa nhận mối liên thuộc với công trình của Robert Brandom và, trước đó, Wilfrid Sellars. Ông được bầu làm viện sỹ Học viện Nhân văn Úc năm 1994, và là viện sỹ Viện Hàn lâm Anh quốc năm 2012.

Ghi chú của người dịch:

[1*] Flatus vocis là tiếng Latin có nghĩa là “tiếng thở hoặc “âm thanh của không khí”, là một thuật ngữ được sử dụng trong luận chiến về các thực thể để mô tả lập trường của những người duy danh luận cho rằng vũ trụ không hề “tồn tại; chúng không có gì hơn các từ ngữ (flatus voci) mà chúng ta sử dụng để mô tả các đối tượng cụ thể, chúng không chỉ định cho bất cứ thứ gì cả. Cuộc luận chiến đặc biệt này về thực tại luận phần lớn là tranh luận trong triết học đương đại, và đã có từ nhiều thế kỷ.

[2*] Chiếc bè của Neurath là lối ví von được sử dụng trong các giải thích về tri ​​thức phản thống tín luận, đặc biệt là trong triết học khoa học. Nó được Otto Neurath xây dựng đầu tiên, dựa một phần vào con tàu của Theseus, tuy nhiên, được sử dụng một cách hình tượng để minh họa cho các câu hỏi triết học khác, liên quan đến các vấn đề về bản sắc. Nó được Willard Van Orman Quine phổ biến trong Word and Object (1960). Neurath đã sử dụng lối ví von trong một số trường hợp, lần đầu tiên trong luận văn “Các vấn đề trong kinh tế học chiến tranh (1913). Trong “Chống Spengler (1921) Neurath đã viết: Chúng ta giống như những thủy thủ trên biển khơi phải tái dựng con tàu của họ nhưng không bao giờ có thể bắt đầu từ dưới đáy. Khi sống neo của con tàu bị vỡ hỏng, ngay lập tức phải thay một cái mới, nhờ thế mà phần còn lại của con tàu được sử dụng làm bệ đỡ. Theo cách này, bằng việc sử dụng những thanh dầm cũ và những mảnh ván vỡ, con tàu có thể được gia cố hoàn toàn mới, nhưng chỉ bằng cách đóng lại dần dần. Phép ngoại suy phi thống tín luận của Neurath trong việc dần dần tái tạo lại một con tàu trên biển tương phản với phép ngoại suy thống tín luận (foundationalist) sớm của Descartes trong Bài giảng về Phương pháp (1637) và Trầm tư về Triết học Đầu tiên (1641) về việc phá hủy một tòa nhà cùng một lúc với việc xây dựng lại từ đầu. Chính Neurath đã chỉ ra sự tương phản này. Con tàu đã được thay thế bằng một chiếc bè trong các cuộc thảo luận của một số nhà triết học, chẳng hạn Paul Lorenzen (1968), Susan Haack (1974), và Ernest Sosa (1980).

[3*] Hạt Higgs là một hạt cơ bản trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt, được tạo ra bởi sự kích thích lượng tử của trường Higgs, một lĩnh vực thuộc lý thuyết vật lý hạt. Nó được đặt theo tên của nhà vật lý Peter Higgs, vào năm 1964, cùng với năm nhà khoa học khác, đã đề xuất cơ chế Higgs để giải thích tại sao các hạt có khối lượng. Cơ chế này ngụ ý sự tồn tại của boson Higgs. Boson Higgs ban đầu được phát hiện là một hạt mới vào năm 2012 bởi sự hợp tác của ATLAS (A Toroidal LHC ApparatuS) và CMS (Compact Muon Solenoid) dựa trên sự va chạm trong LHC (large hadron collider – vành va chạm hadron lớn) tại CERN (European Organization for Nuclear Research) và hạt mới sau đó đã được xác nhận phù hợp với tính chất dự kiến ​​của boson Higgs trong những năm tiếp theo. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, hai nhà vật lý, Peter Higgs và François Englert, đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý vì những dự đoán lý thuyết của họ. Trong các phương tiện truyền thông chính thống, boson Higgs thường được gọi là hạt Chúa”, từ một cuốn sách năm 1993 về chủ đề này, mặc dù biệt danh này bị nhiều nhà vật lý chán ghét, kể cả Higgs, khi coi đó là trò giật gân.

[4*] Biến buộc (biến giới hạn): Trong toán học và trong các ngành khác liên quan đến các ngôn ngữ hình thức, bao gồm logic toán và khoa học máy tính, một biến tự do là một ký hiệu (biểu trưng) chỉ định các vị trí trong một biểu thức mà ở đó phép thế có thể diễn ra và không phải là một tham số của biểu thức này hoặc bất kỳ biểu thức chứa nào. Trong lập trình máy tính, thuật ngữ biến tự do dùng để chỉ các biến được sử dụng trong một hàm không phải là biến cục bộ cũng không phải là tham số của hàm đó. Thuật ngữ biến không cục bộ thường là một từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh này. Một biến buộc là một biến trước đây là biến tự do, nhưng đã bị ràng buộc với một giá trị cụ thể hoặc tập hợp các giá trị được gọi là miền của diễn ngôn hoặc vũ trụ. Ví dụ, biến x trở thành biến buộc khi ta viết: Với mọi x, (x + 1) 2 = x2 + 2x + 1. Hoặc tồn tại x sao cho x2 = 2. Cũng trong các mệnh đề này, về mặt logic không quan trọng cho dù sử dụng x hoặc một chữ cái nào khác. Tuy nhiên, có thể gây nhầm lẫn khi sử dụng cùng một chữ cái ở chỗ khác trong một mệnh đề đa hợp nào đó. Đó là, các biến tự do trở nên bị ràng buộc, và theo một nghĩa nào đó, lùi khỏi trạng thái có sẵn dưới dạng các giá trị dự phòng cho các giá trị khác trong việc tạo ra các công thức. Thuật ngữ biến giả đôi khi cũng được sử dụng cho một biến buộc thường là trong toán học nói chung, nhưng việc sử dụng đó có thể tạo ra sự mơ hồ với định nghĩa về các biến giả trong phân tích hồi quy.

Ghi chú của Tác giả:

[1] Mặc dù rõ ràng là tôi đồng cảm với những chỉ trích về siêu hình học của Carnap, nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng mục đích của tôi không phải là đưa ra những lập luận tích cực mới để ủng hộ kết luận của Carnap, mà chỉ đơn giản là cho thấy chúng không bị những phản đối nổi tiếng của Quine phá hoại. (Ngược lại, tôi cho rằng Quine và Carnap đang chơi cho cùng một đội.) Về nguyên tắc, sẽ phù hợp với kết luận rằng có thể có những phản đối khác đối với các lập luận của Carnap, và do đó siêu hình tồn tại vì những lý do khác. Yêu cầu của tôi chỉ đơn giản là Quine không phải là vị cứu tinh của nó.

[2]. Tôi không chắc chắn
loại đa nguyên luận này thực sự rõ ràng đến mức nào trong quan điểm riêng của Carnap về những vấn đề này. Khẳng định của tôi chỉ đây là một hệ quả tất yếu của quan điểm của ông, nếu cho rằng những vấn đề thực dụng này được giải quyết theo một khung không dễ biến thành tầm thường. Do đó, trên cơ sở này, tôi sẽ coi đa nguyên luận thực dụng này là một phần của gói Carnapian.

[3] Carnap (1950, 215). Carnap ở đây chứng thực các quan điểm mà ông gán cho
Trường phái Vienna, tất nhiên.

[4]
Đại khái, Carnap cho phép chúng ta chỉ hỏi về chân lý cho các câu hỏi nội tại. Quine đồng ý, nhưng nói rằng không có câu hỏi nào như vậy, trong phân tích cuối cùng, bởi vì không có quy tắc ngôn ngữ vững chắc. Như chúng ta sẽ thấy, một số người gán cho Quine một lập trường theo đó chân lý tái hiện từ ngọn lửa thực dụng luận như trước kia, theo nghĩa là, tính hữu dụng được coi là một lý do để tin chân; nhưng như tôi muốn cãi, đây chắc chắn là một cách diễn giải sai.

[5] Quine 1966, 134. Lưu ý Quine để lộ việc sử dụng cụm từ “vì khoa học. Rõ ràng là đối với Carnap, sự tiện lợi của việc áp dụng khung ngôn ngữ luôn là sự thuận tiện cho khoa học.

Tài liệu dẫn

Beth, E., (1963). Carnap on Constructed Systems, in Schilpp (ed.), 1963, 469–502.
Blackburn, Simon (1984). Spreading the Word, Oxford: Oxford University Press.
Blackburn, Simon (1998a). Wittgenstein, Wright, Rorty and Minimalism, In Mind 107, 157–182.
Blackburn, Simon (1998b). Ruling Passions: A Theory of Practical Reasoning, Oxford University Press.
Carnap, R., (1950). Empiricism, Semantics and Ontology, In Revue Internationale de Philosophie 4, 20–40. Reprinted in Meaning and Necessity: A Study in Semantics and Modal Logic, 2nd enlarged edition, Chicago: University of Chicago Press, 1956, 205–221. (Page references here are to the latter version.)
Colyvan, M., (2003). Indispensability arguments in the Philosophy of Mathematics, in Edward N. Zalta (ed.), The Stanford Encyclopedia of Philosophy, Fall 2003.
Field, H., (2001). Mathematical Objectivity and Mathematical Objects, In Truth and the Absence of Fact, Clarendon Press: Oxford, 315–331.
Haack, Susan (1974). Deviant Logic: Some Philosophical Issues. London; New York: Cambridge University Press.
Hookway, C. (1988). Quine, Cambridge: Polity Press.
Horwich, Paul (1990). Truth, Oxford: Basil Blackwell, 1990.
Lewis, David (1986). On the Plurality of Worlds, Oxford: Blackwell.
Lewis, David (2005). Quasirealism is Fictionalism, In Mark Kalderon (ed), Fictionalist Approaches to Metaphysics, Oxford: Oxford University Press, 314–321. 
Lorenzen, Paul (1968) [Chapter first published in German in 1968]. Methodical Thinking. In Constructive Philosophy. Amherst, MA: University of Massachusetts Press. pp. 3–29.
Macarthur, David and Price, Huw (2007). Pragmatism, Quasirealism and the Global Challenge, in Cheryl Misak, ed., The New Pragmatists, Oxford: Oxford University Press, 91–120.
Price, Huw (1992). Metaphysical Pluralism, In Journal of Philosophy 89, 387–409.
Price, Huw (1997). Carnap, Quine and the Fate of Metaphysics, In The Electronic Journal of Analytic Philosophy Issue 5 (Spring, 1997).
Price, Huw (1998). Two Paths to Pragmatism II, In European Review of Philosophy 3, 109–147.
Price, Huw (2004a). Naturalism Without Representationalism, in David Macarthur and Mario de Caro, eds, Naturalism in Question, Cambridge, Mass: Harvard University Press, 71–88.
Price, Huw (2004b). Immodesty Without Mirrors—Making Sense of Wittgenstein’s Linguistic Pluralism,’ in Max Kölbel and Bernhard Weiss, eds, Wittgenstein’s Lasting Significance, Boston: Routledge & Kegan Paul, 179–205.
Price, Huw (2007). Quining Naturalism, In Journal of Philosophy 104, 375–405.
Putnam, H. (1971). Philosophy of Logic, in Mathematics, Matter and Method: Philosophical Papers Volume 1, 2nd. edn., Cambridge: Cambridge University Press, 1979, 323–357. (Originally published as Philosophy of Logic, New York: Harper Torchbooks, 1971.)
Putnam, H. (2001). Was Wittgenstein Really an AntiRealist aboutMathematics? InWittgenstein in America, Timothy McCarthy and Sean C. Stidd, eds., Oxford: Oxford University Press, 140–194.
Putnam, H. (2004). Ethics Without Ontology, Cambridge, MA: Harvard University Press.
Putnam, H. (1966). On Carnap’s Views on Ontology, In The Ways of Paradox and Other Essays, New York: Random House. (Originally published in Philosophical Studies, 2(1951).)
Quine, W. V., (1960). Word & Object, Cambridge, Mass: MIT Press.
Ryle, G., (1938). Categories, In Proceedings of the Aristotelian Society 38, 189–206.
Ryle, G., (1949). The Concept of Mind, London: Hutchinson.
Russell, B., (1967). The Problems of Philosophy, Oxford: Oxford University Press.
Schilpp, P. (ed.), (1963). The Philosophy of Rudolf Carnap (Library of Living Philosophers, Vol. XI, La Salle, Illinois: Open Court).
Sosa, Ernest (1991) [Chapter first published in 1980]. The Raft and the Pyramid: Coherence Versus Foundations in the Theory of Knowledge. In Knowledge in Perspective: Selected Essays in Epistemology. Cambridge, UK; New York: Cambridge University Press. pp. 165–191.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét