Matthew H. Johnson
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Trong bài viết này tôi muốn đưa ra một số nhận xét chung
về thật trạng lý thuyết khảo cổ ngày nay. Tôi cho rằng cách trả lời đầy đủ
cho câu hỏi ‘Có lý thuyết khảo cổ học
không?’ phải được đồng thanh đáp ‘có ạ’ và ‘không ạ’. Có ạ, quái đản thay,
lại có một diễn
ngôn gọi là lý thuyết khảo cổ học, với các cấu trúc cụ thể chẳng hạn như các cá nhân
và các trường phái tư tưởng ít nhiều thực sự gắn bó với nó; Không ạ, trong đó những khẳng định về cách suy nghĩ
riêng biệt về thế giới theo các thuật ngữ lý thuyết cụ thể đối với khảo cổ học,
mà hầu hết hoặc thậm chí đa
số các nhà khảo cổ học có
lẽ sẽ sẵn lòng hoặc cố ý tán
thành, thì đều là ‘ngôn
quá kỳ thật’ - quá lời. Đặc biệt, một mặt còn thiếu sự tương
ứng giữa các nền tảng lý thuyết và các liên kết được các nhà khảo cổ trích dẫn
một cách công khai, mặt khác, các giả định và truyền thống nền tảng cấu trúc nên các công trình của họ và quy định điều kiện chấp
nhận nó. Những truyền thống vững
chắc trải từ thói quen thực địa đến các hệ mẫu hoặc diễn ngôn
cơ bản. Tôi sẽ khảo
sát vấn đề thứ hai này liên
quan đến cách thức phát
triển lý thuyết tác
tố (agency theory) và hiện tượng học trong
khảo cổ học. Kết luận của tôi chỉ ra một số yếu tố mở ra một con đường
phía trước cho lý thuyết khảo cổ học; điều đáng chú ý là trong đó nhiều yếu tố đã
được đề cập liên quan đến các vấn đề gần đây của các cuộc đối thoại khảo cổ học.
Giới thiệu
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra đề xuất là vừa có lại vừa không có lý thuyết khảo cổ học. Rõ ràng, có một thật hành lý thuyết, với các cấu trúc cụ thể chẳng hạn như các cá nhân và trường phái tư tưởng ít nhiều thực sự gắn bó với nó. Các bài viết có từ ‘lý thuyết’ trong tiêu đề thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí học thuật lớn; một phần đáng kể sách giáo khoa nhập môn, đặc biệt là trong thế giới Anh-Mỹ, được dành cho các cuộc thảo luận về lý thuyết (Renfrew và Bahn 2004; 2005; Thomas 1998). Có sự bất đồng lớn về chủ đề làm thế nào để thực sự xác định lý thuyết, nhưng tuy nhiên, mức độ mà ‘các dữ liệu’ được hình thành, có phải hoặc không phải là lý thuyết. Hơn nữa, thật tế là, vị trí của lý thuyết trong khảo cổ học được bảo đảm đến mức mà sự cần thiết của nó có thể phải được thừa nhận mà không còn phải tranh luận để thông qua.
Tôi bắt đầu bằng cách định nghĩa lý thuyết rất đơn giản: lý thuyết là trật tự mà chúng ta chọn để đặt sự kiện vào đó. Các nỗ lực chính xác hoặc chi tiết hơn về định nghĩa này có xu hướng loại trừ một loạt các quan điểm - định nghĩa càng chính xác, thì nó càng ít bao gồm phạm vi quan điểm lý thuyết được mời chào trong khảo cổ học ngày nay, và nó càng có xu hướng ấn định hoặc dẫn đến một quan điểm lý thuyết cụ thể. Vấn đề là câu hỏi ‘lý thuyết là gì?’ một phần lại phụ thuộc vào câu hỏi ‘khảo cổ học là gì? Mối tương thuộc giữa các định nghĩa về lý thuyết và lĩnh vực chủ đề là hiển nhiên trong các ngành học khác. Ví dụ, khi Terry Eagleton (1983, 1-17) cố gắng định nghĩa lý thuyết văn học, thì trước hết ông ta lập tức bị sa lầy vào câu hỏi ‘văn học’ là gì. Các cuộc luận chiến về định nghĩa và cấu hình [1] ngành học (khảo cổ học là nhân văn học hay một khoa học?) có vẻ trở nên khá vô nghĩa. Hơn nữa, họ có xu hướng đồng lõa trong một định nghĩa thực chứng hiển thức hoặc ẩn thức về các lĩnh vực chủ đề có thể được xác định và phân tách riêng rẽ theo hạng mục chủ đề, thay vì theo một lối giải thích lịch sử ngẫu nhiên về sự ra đời các ngành học. Ngay cả phiên bản ôn hòa nhất của kiến tạo luận xã hội hoặc tư tưởng của Foucault (ví dụ 1989) cũng cắt xén một lập trường như vậy; thay vì tồn tại một cách tiên nghiệm, các lĩnh vực chủ đề độc lập bề mặt được tạo ra chí ít cũng mang tính bộ phận thông qua một quá trình phân tán ngẫu thuộc vào lịch sử văn hóa và trí tuệ.
Ở cấp độ sâu hơn, tôi cho rằng việc xây dựng các đặc trưng ‘lý thuyết’ như là một lĩnh vực riêng biệt quy định và định hướng các câu hỏi
mà chúng tôi đặt ra với tư cách là các nhà khảo cổ học và các phương pháp mà
chúng tôi đưa ra để trả lời chúng thì ít nhất cũng có phần ảo tưởng. Nó xuất phát một phần từ yêu cầu mà chúng ta ‘đưa lý thuyết vào thật tiễn’ - một kỳ vọng từ cộng đồng khảo cổ học để chứng minh nỗ lực lý thuyết có tác động hữu hình (và cực kỳ tích cực) đối với việc diễn giải khảo cổ học. Kỳ vọng này không phải là không có lý nhưng nó có khả
năng gây nhầm lẫn. Trước
hết, nó có xu hướng mưu toan phân chia giữa lý thuyết và các hình thức diễn ngôn khảo cổ khác, trong đó
‘thật hành’ được coi là ‘không cần lý thuyết’; thứ hai, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, lý thuyết hiếm khi có thể được sắp xếp theo cách như vậy để chứng minh loại quan hệ nhân quả đơn giản này.
Nói một cách dễ hiểu, có một sự khác biệt giữa những gì chúng ta nói chúng ta làm với tư cách là nhà lý thuyết khảo cổ học và những gì chúng ta thực sự làm với tư cách là nhà khảo cổ học. Sự tách rời hoặc thiếu tương ứng này nhanh chóng dẫn đến những vấn đề rất nhạy cảm và thậm chí là sự tức giận giữa các nhà khảo cổ, như Mark Leone đã chỉ ra liên quan đến Walter Taylor và những chỉ trích của ông về lịch sử văn hóa ở Bắc Mỹ (Leone n.d.). Đến mức nào thì các suy ngẫm của những người tự gọi mình là nhà lý thuyết khảo cổ mới xuất trình một sự phản ánh chính xác về những gì các nhà khảo cổ thực sự làm?
Ở đây tôi
muốn bàn đến tình trạng thiếu tương ứng dưới nhiều hình thức khác nhau. Một hình thức là bản chất viết tắt nghiêm trọng của lý
thuyết khảo cổ học. Về phương diện lịch sử, việc thảo luận rõ ràng về lý thuyết là
một hiện tượng tương đối gần đây trong ngành học. Toàn bộ bộ môn khảo cổ học, đương nhiên là có tính lý thuyết theo một nghĩa nào đó, và trong quá khứ đã là như vậy; việc tái định giá và sửa đổi mang tính lịch sử theo cách đặc trưng hóa của Renfrew về quãng thời gian trăm năm trước năm 1960 là ‘giấc ngủ dài’ của lý thuyết khảo cổ học đã được
xác định
rõ ràng (ví dụ: Schlanger 2002).
Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp là trước năm 1960, trên các tạp chí lớn các cuộc thảo luận rõ ràng về lý thuyết là rất ít. Thật dễ dàng cho các học
giả đại học nói tiếng Anh để quên rằng tình trạng lịch sử này vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực khảo cổ học,
đặc biệt là trong quản lý tài nguyên văn hóa / chuyên nghiệp, trong thế giới bảo tàng, và trong nhiều lĩnh vực khác trên toàn cầu. Trong mọi
trường hợp, ‘lý thuyết’, về phương diện lịch sử, đều có xu hướng tự giới hạn bản thân vào một tập hợp các chủ đề
được phân định. Trường hợp ‘khảo cổ học mới’ đã tuyên
bố công khai lý thuyết, liên quan đến hai lĩnh vực: nhận thức luận và các câu hỏi về tái cấu trúc và quá trình xã hội (xem chẳng hạn, cấu trúc của các tập hợp bài viết về khảo cổ học mới trong Leone 1972). Marx luận, hậu quá trình và các khuynh hướng khảo cổ học
liên quan đã bổ sung thêm một lĩnh vực thứ ba, hoặc có thể nói là đã mở ra một lĩnh vực thứ ba luôn luôn ít nhiều
ẩn
tàng lẩn khuất: thực chất phản ánh và chính trị của khảo cổ
học (Trigger 1980 và 1984) là các bài viết mang
tính cắm
mốc về phương diện này).
Việc mở rộng ra ngoài ba lĩnh vực này, đặc biệt là vào các chủ đề bối cảnh văn hóa và cảm xúc của khảo cổ học, mới xuất hiện tương đối gần đây. Như Sarah Tarlow (2000) đã chỉ ra, không chỉ ngay cả ‘quan điểm quyền lực’ của hậu quá trình luận sớm cũng bao trùm các chủ đề như vậy trong các công trình của mình. Cuốn ‘Trải nghiệm quá khứ’ (Experiencing the past (1992) của Michael Shanks đã xuất trình một sự tiếp nhận hỗn hợp; cuốn ‘Nhà hát / khảo cổ học’ Theatre/archaeology (2002) của Shanks và Pearson, hay cuốn ‘Hiểu về nó’ Figuring it out (2003) của Colin Renfrew, đều được viết gần đây và rất ngoại biệt. Người ta có thể quan sát công trình ‘Đào bới. Khảo cổ học và trí tưởng tượng lãng mạn’ Digging the dirt. Archaeology and the Romantic imagination (2004) của Jennifer Wallace và thấy rõ cô không phải là nhà khảo cổ học khi viết ra một cuốn sách như vậy - nói cách khác, rõ ràng là một nhà phê bình văn học và nhà sử học đã viết một cuốn sách phản ánh đại khái như vậy về bản chất của khảo cổ học và ý nghĩa của nó trong thế giới hiện đại.
Một vấn đề thứ hai với bản chất của lý thuyết là tình trạng thiếu tương ứng giữa các nguyên lý chính thức của lý thuyết và các giả định phân tán ẩn khuất trong các công việc thật hành khảo cổ học cụ thể. Nói một cách đơn giản hơn, thường thường, các nhà lý thuyết khảo cổ học, mà bài viết này nói đến, có thể xuất hiện như những kẻ đạo đức giả. Các nghiên cứu trường hợp được đưa ra để hỗ trợ cho một lập trường lý thuyết cụ thể thường không phù hợp với các tuyên bố về chúng trong phụ lục lý thuyết trước đó. Hiện tượng này là đặc trưng của các giai đoạn đầu của tư duy mới. Độ căng này có thể trở nên năng suất và tích cực, đặc trưng cho những hiểm họa của tư tưởng đổi mới; các phán đoán mang tính khiêu khích ban đầu của Khảo cổ học mới thường đi kèm với những giải thích về lịch sử văn hóa tái chế. Tương tự, nhiều nghiên cứu trường hợp hậu quá trình sớm, khi được xem xét cẩn thận, lại có các thuộc tính chính thức của các phân tích quá trình. Các can bia nổi tiếng của Shanks và Tilley (1987a) và các mộ táng Đá mới được phân tích theo các thuộc tính cấu trúc khác nhau của các xã hội đã tạo ra chúng, và phân tích của họ về các biến số chủ chốt cũng như việc chứng minh mối quan hệ giữa các biến số đó thỏ thẻ quá mức chất giọng quá trình (xem Johnson 1989). Ngược lại, các xác quyết của Lewis Binford cho rằng những diễn giải ‘tâm trí luận’ thì không thể kiểm chứng được và nằm ngoài phạm vi của khoa học lại bị mâu thuẫn bởi các nghiên cứu trường hợp của ông, trong đó có những giả định về các trạng thái tâm trí và thế giới quan tạo dựng nên chúng (Binford 1983).
Một vấn đề thứ ba là việc xây dựng các lập trường lý thuyết xung quanh một nền tảng nhận thức trung gian hoặc nền tảng chung. Bởi vì một nền tảng
trung
gian hấp dẫn các nhà khảo cổ cũng như đối với các chính trị gia về phương diện tu từ học, một chiến lược như vậy liên quan đến cái hiểm học thay thế các biện pháp tu từ cho diễn ngôn lý thuyết. Bruno Latour (1987)
đã phát triển một loại ngoại suy hữu ích tương tự cho cách làm việc của các nhà khoa học, đó là một chiến dịch quân
sự. Các nhà khoa học tìm cách giành chiến thắng trước đối thủ của họ, và để làm
như vậy họ tìm cách thiết lập, duy trì và mở rộng một số loại liên minh. Trong thế giới lý thuyết
khảo cổ học, các liên minh như vậy có thể có vô số hình thức và thậm chí gây tò mò và thách thức trí
tuệ: VanPool và cách thức đặc trưng hóa của VanPool, về bản chất khoa học của hậu quá trình luận (1999), chẳng hạn. Một mặt, rõ ràng vấn đề cân bằng hợp
lý giữa liên minh và đồng thuận này, và mặt khác, việc tạo ra một không gian để tranh luận và đối thoại, là một trong những mối
quan thiết
hiện nay; lo lắng của Madonna Moss về cách đặc trưng hóa của Michelle Hegmon về tính chính thống ‘quá trình-cộng’ trong khảo cổ học theo lối Mỹ là một trường hợp điển
hình (Hegmon 2003; Moss 2005).
Tôi sẽ dành phần lớn bài viết này để thảo luận về vấn đề thứ tư. Đề xuất của tôi là: mối quan hệ giữa lý thuyết khảo cổ học rõ ràng và các yếu tố khác của tư duy và thật hành khảo cổ học bản thân nó vốn đã rất ít được lý thuyết hóa. Cụ thể, tồn tại một mối quan hệ phức tạp, thay đổi và đặc thù về phương diện lịch sử giữa các yếu tố khác nhau của nghề khảo cổ học. Những yếu tố này
bao gồm các thói quen theo các lĩnh vực rất khác nhau của
các truyền thống khảo cổ học khu vực, quốc gia và chủ đề khác nhau; các giả định mang tính hệ mẫu và/ hoặc phân tán ẩn khuất được thật hiện trong khảo cổ học như một tổng thể và trong các tiểu lĩnh vực khác nhau; bối cảnh
xã hội, trí tuệ và văn hóa của khảo cổ học, cả trong và ngoài khu vực nghiên cứu hàn
lâm (Bourdieu 1984; 1996); cấu hình thay đổi của khảo
cổ học chuyên nghiệp và các vấn đề vị trí công việc trong ngành học; và, tất nhiên là cả việc xây dựng dự án của chính ‘lý thuyết khảo cổ học’ nữa.
Cặp kính vạn hoa phức tạp và biến đổi về các mối quan thiết, bối cảnh và diễn ngôn này đã xuất trình một tình thế lý thuyết khó khăn và phức tạp hơn các sơ đồ lý thuyết đơn giản so với các dữ liệu thường ngụ ý, hoặc các cấu hình thực sự được đề xuất bởi các sơ đồ tinh tế hơn như Trigger (1989, 20) hoặc
Kristiansen ( 2004, 81, mặc dù, công bằng mà nói, không tác giả nào cố thử đưa
ra một kế hoạch hoàn chỉnh về tình thế lý thuyết với các sơ đồ này). Đó là một
chiếc kính vạn hoa có lẽ được khám phá tốt nhất về phương diện lịch sử. Tôi sẽ làm như vậy thông qua việc giải thích về hai mối quan thiết gần đây trong lý thuyết
khảo cổ học: lý thuyết tác tố [3] (agency
theory) và hiện tượng học. Về mặt lịch sử, tôi sẽ xem xét những mối quan tâm này
trở nên cấp bách như thế nào trong tư duy hiện thời (tôi sẽ viết 'thời thượng', nhưng điều này không tầm thường hóa bản chất của chúng - Raymond Williams chỉ ra (1976,
27-28)
rằng ẩn chứa trong tưởng thẩm mỹ thời thượng là một giả định về bản
chất thứ cấp hoặc không quan trọng của nó). Sau đó tôi sẽ xem xét độ căng và các vấn đề mà mỗi lần khởi lên có thể được ánh xạ tới tình thế
rất phức tạp và thay đổi này.
Hệ quả của Hậu quá trình luận
Lý thuyết tác tố và hiện tượng học có nguồn gốc lịch sử đa dạng, khác biệt, và đã được áp dụng vào hồ sơ khảo cổ học theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, phần nào các mối quan thiết của cả hai đều đã nảy sinh từ các yếu tố của phê bình hậu quá trình, và đặc biệt là từ các vướng mắc và những vấn đề nổi lên từ chính sự thành công của loại phê bình đó. Về phương diện này - nghĩa là, việc chuyển từ phê bình thành công sang các vấn đề vướng mắc - hậu quá trình luận với tư cách là một tư trào trí tuệ trong khảo cổ học đã đi theo nẻo đường cũ mòn. Đó là một quan sát phổ biến cho rằng khảo cổ học mới đã chính xác trong nhiều vấn đề mà nó đưa ra, nhưng tính đa dạng và nhầm lẫn xảy ra trong việc cố gắng giải quyết các vấn đề đó (Johnson 1999, 32-33). Rõ ràng nhất là, khảo cổ học mới đặt ra vấn đề về khoa học và sự cần thiết phải có một phương pháp khoa học. Hấp lực đó đối với khoa học là hoàn toàn có cơ sở. Các phương pháp khảo cổ trước đây dường như đã khiến các nhà khảo cổ học rơi vào lập trường không đáng mong muốn là lượng tri thức về quá khứ của chúng ta càng cố vượt lên thì lại càng ỳ ra tại chỗ (Clarke 1972, 3). Tuy nhiên, khảo cổ học mới đã chùn bước ngay trước ngưỡng cửa bước ngoặt sang những gì mà các triết học khoa học có thể phù hợp như các mô hình, trong nỗ lực xác định nghiêm ngặt những gì mà một phương pháp khoa học như vậy đòi hỏi, và trong việc thực hiện các nghiên cứu trường hợp thuyết phục về dữ liệu khảo cổ học.
Người ta có thể thực hiện một quan sát song hành về hậu quá trình luận, theo hai nghĩa. Trước hết, các nhà khảo cổ học hậu quá trình trực tiếp đưa ra vấn đề về cái cá nhân và về việc nhận thức được ý hướng và tác tố con người. Thứ hai, các nhà hậu quá trình luận kiên trì về sự cần thiết của việc nhận thức văn hóa là được cấu thành về phương diện nghĩa, và do đó cần thiết phải
đi đến thỏa thuận với vấn đề về ý nghĩa văn hóa. Điều
đáng chú ý là việc đặc trưng hóa của Michelle Hegmon về tư duy hiện thời trong khảo cổ học theo phong cách Mỹ là ‘quá trình-cộng’, tiếp nối các truyền thống được thể hiện trong các tuyên bố như của Earle, Brumfiel, Cowgill và những người khác, nhận lãnh trách nhiệm đầy
đủ với cả hai mối quan tâm này, nhưng lại xem chúng là tương thích và thực sự được tích hợp với cách tiếp cận quá trình rộng hơn (Hegmon 2003; xem thêm Brumfiel 1992; Cowgill 1993).
Nhiều học giả, rõ ràng nhất là Colin Renfrew và nhiều người viết cho Archaeological theory. Who sets the agenda? ‘Lý thuyết Khảo cổ học. Ai đặt ra chương trình nghị sự’ của Yoffee và Sherratt (Renfrew 1982; Yoffee và Sherratt 1993), có thể phác họa một phả hệ hơi khác cho hai ý tưởng này. Cụ thể, có thể đưa ra yêu cầu về mối quan thiết đến ‘khảo cổ học tư duy’, và rộng hơn là mối quan thiết đến khảo cổ học quá trình-nhận thức, không thể được hiểu theo nghĩa phản ứng với hậu quá trình luận; thật vậy, cái yêu sách có thể được đưa ra ấy có lẽ rất kiêu ngạo đối với các nhà hậu quá trình luận. Thay vào đó, theo quan điểm này, mối quan thiết về nhận thức và ý nghĩa biểu tượng đã phát triển độc lập với ‘khảo cổ học xã hội’ của những năm 1970 và 1980 (Renfrew 1982). Người ta cũng có thể chỉ ra tác động của những thay đổi chính trị trong thật tiễn khảo cổ học ở Hoa Kỳ, đặc biệt là thách thức chính trị của cuộc chạm trán với các quan điểm bản địa (xem chẳng hạn Varien and Wilshusen 2002). Về mặt này, một mối quan thiết về ý nghĩa văn hóa và làm thế nào để có thể nghiên cứu nó về phương diện khảo cổ học có thể được bàn đến xuất phát từ một quá trình tiến hóa độc lập trong các quyển hoặc lĩnh vực khác nhau của tư duy khảo cổ học. Tương tự như vậy, hiện tại nhiều người viết về lý thuyết tác tố theo cả quan điểm Darwinian hoặc tiến hóa luận khác; các viễn kiến như vậy đã được khẳng định nhằm chia sẻ nền tảng chung với hậu quá trình luận, ví dụ như VanPool and VanPool (1999).
Tuy nhiên, lịch sử của họ có thể được mô tả, nhưng cả những quan sát này, đủ mạnh mẽ, thuyết phục và đủ thẳng thắn đối với chính họ, dẫn đến những khó khăn về vấn đề lý thuyết và mà thực hiện, phần nào nằm trong mối quan hệ giữa lý thuyết, thật hành và diễn ngôn. Nhu cầu có một lý thuyết tác tố, và để nhận thức được ý nghĩa văn hóa, là rất rõ ràng: vấn đề là, làm thế nào để thật hiện điều đó?
Tác tố: lý thuyết so với thật hành
Lý thuyết tác tố, tuy phức tạp về ý nghĩa của nó, nhưng về bản chất thì lại rất đơn giản (như John Robb nhận xét: 2004, 105; xem thêm Johnson 2004, 241). Bằng cách xin lỗi Jane Austen, có một sự thật được mọi người phổ biến thừa nhận là những chiếc bình gốm được con người tạo ra. Nói cách khác, hồ sơ khảo cổ là do con người tạo ra, thông qua một loạt các hành vi và hành động cá nhân. Người ta chỉ phải nghĩ đến các giới hạn của quan sát này (chẳng hạn, liên quan đến vượn nhân hình trước người khôn ngoan Homo sapiens sapiens, hoặc trong bối cảnh mà các nhân tố ‘tự nhiên’ có thể chịu trách nhiệm thay vì hành động của con người, nói cách khác là các bối cảnh và giai đoạn rất sớm của hồ sơ khảo cổ học) để nhận ra những giới hạn này rộng đến mức nào. Tuy nhiên, con người không tạo ra những chiếc bình gốm đó trong các cảnh huống lựa chọn của riêng họ. Xã hội không bao giờ hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người; nếu đã có, thì có lẽ sẽ không phải là xã hội nữa. Con người bị câu thúc bởi một loạt các cấu trúc và quan hệ cấu trúc khác nhau, trong đó một số là cấu trúc và quan hệ cấu trúc công nghệ, một số khác là cấu trúc và quan hệ cấu trúc vật chất, một số khác nữa là cấu trúc và quan hệ cấu trúc xã hội và văn hóa.
Một hình thức khả thể của việc nhận thức tác tố, được cho là hình thức thống trị trong tư tưởng khảo cổ học hiện nay, là
thông qua ‘lý thuyết cấu trúc
hóa’, một thuật ngữ đầu tiên được nhà xã hội học Anthony Giddens (1984) đặt ra, dựa trên công trình của Pierre Bourdieu (1977) và những người khác.
Lý thuyết cấu trúc
hóa của Giddens đề xuất rằng tác tố và cấu trúc có liên quan
biện chứng với nhau. Các tác nhân xã hội (social agents) có mục tiêu riêng
của họ và học lựa chọn chiến lược để đạt được những mục tiêu đó, nhưng họ làm như vậy trong
một cấu trúc xã hội. Cấu trúc đó, tuy nhiên, không phải là một cấu trúc ngoại tại, mà nó liên tục ra đời. Nó liên tục được sao chép và tái thương thảo thông qua nhiều
hành động nhỏ của các cá nhân và các nhóm. Đối với cả Giddens
và Bourdieu, các ý tưởng về thói quen, hành động hàng ngày v.v…rất quan trọng
trong việc chỉ ra những
cách thức mà cấu trúc đó được xác định quá mức; nói cách khác, có một xu hướng cho các tác nhân sao
chép cấu trúc hơn là biến đổi nó.
Vậy
là, một quan sát rất đơn giản đối với nhà lý thuyết khảo cổ
học dẫn đến các vấn đề khái niệm rất phức tạp. Trước hết, có một vấn đề về cách người ta
khái niệm hóa sức mạnh và cấu hình có liên quan của tác tố và cấu trúc. Điều
này phụ thuộc vào các vấn
đề cụ thể về phương diện lịch sử và các yếu tố văn hóa khác nhau giữa các xã hội, như sức mạnh của ý
tưởng về cái cá nhân, hoặc bản chất và cấu trúc quyền lực trong xã hội đó. Mô hình
Bourdieu-Giddens, đã được lưu
ý, gây một cảm giác liên văn hóa rõ ràng đối với nó. Các tác nhân xã hội có tính phản ánh cao của Giddens, khi lựa chọn mục tiêu
của họ, phản ánh sự thành công hay nói cách khác là chiến lược đã chọn, có thể
là đặc trưng của tính hiện đại. Adam Smith (2004) lưu ý thêm rằng 'chủ đề khảo
cổ học thiết yếu', khác xa với biến
đặc thù về phương
diện lịch sử và văn hóa, khi các giải thích hậu quá trình có thể khẳng
định bằng các tuyên bố mang tính luận chiến, có xu hướng
được khắc ghi theo trục giai cấp, chủng tộc và giới bất kể bối cảnh cụ thể nào. Ở một bài viết khác, tôi đã bàn về ‘sử tính của tác tố’ - nghĩa là, về
khả tính các tác nhân được cấu
thành khác nhau trong các nền văn hóa và trạng huống lịch sử khác nhau,
và về việc hồ sơ khảo cổ học có thể được sử dụng để khám phá các cấu thành này và cách
chúng được vật chất hóa, ví dụ, trong kiến trúc và cảnh quan
(Johnson 2000). Thứ hai, các nhà nữ quyền đã chỉ ra rằng việc xây dựng một mô
hình tác tố giới-trung tính là có vấn đề (Gero 2000; Moore 2000, 259). Thứ ba, khái niệm về cấu trúc
trong bất kỳ mô hình tác
tố nào cũng đều phải chống đỡ với
việc phân tích và nhận xét mở rộng; khác xa với các cấu trúc vật lý, xã hội và
văn hóa là những lĩnh vực riêng biệt, chúng hợp nhất, kết hợp và tích
cực cấu thành lẫn nhau, ví dụ như trong cấu thành xã hội của công nghệ (Bruno
Latour (2000) mà
việc xem xét các mối quan hệ xã hội tiềm ẩn trong hiện vật chìa khóa Berlin [3] là một ví dụ rõ ràng và tao nhã). Nếu các cấu trúc cần phân
tích mở rộng hơn, thì
các tác nhân cũng vậy. Có thể bản thân các đồ vật cũng được xem như là các tác nhân theo một
nghĩa nào đó (Gell 1998), vì
thế mới đây đã có các thảo luận về tiểu sử vật tạo tác (Jones 2003).
Trong nghiên cứu về dân tộc
khảo cổ học, ngay cả chính tổ tiên đã chết từ lâu cũng được coi là
tác nhân tích cực theo
các lý lẽ riêng của họ (Sillar 2004).
Tất cả những vấn đề này đều quan trọng và xứng đáng để nghiên cứu thêm về lý thuyết lẫn thực nghiệm, và chúng dẫn người ta ra khỏi một mô hình tác tố đơn giản để tới một vấn đề phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ là một phần của vấn đề. Theo quan điểm của tôi, điều làm cho lý thuyết tác tố đặc biệt khó nắm bắt, không phải là thuộc tính lý thuyết nội tại của nó, cũng không phải là sự tinh chế các khái niệm như thói quen, cấu trúc hóa hoặc hành động. Thay vì, đó là một sự xem xét nghiêm túc về các xung đột tác tố trực tiếp với hầu hết mọi thứ khác mà chúng ta thật hành với tư cách là các nhà khảo cổ. Toàn bộ guồng máy tổ chức, thật tiễn và khái niệm của khảo cổ học ‘bánh mì-và- bơ’ đã nhào vào cấu trúc tác tố và nghiền nó thành bụi dưới sức nặng của nó.
Phần lớn các nhà khảo cổ học tiếp tục phân chia quá khứ và các di tích vật chất của nó thành các nền văn hóa, các giai đoạn và loại hình. Toàn bộ ba từ này đều thể hiện cách quan niệm phổ biến, đến mức chúng trở nên có vẻ đơn giản và không cần biệt ngữ. Tuy nhiên, cả ba đều là bất cứ thứ gì ngoại trừ là thứ phổ biến. Cụ thể, cả ba đều cản trở khả năng hiển thị của tác tố trong hồ sơ khảo cổ, đặc biệt thông qua việc xây dựng 'hồ sơ' đó theo khuôn khổ các thực thể được đặc trưng bởi tính tương đồng thay vì tính biến đổi - nói cách khác, theo khuôn khổ của các thực thể mà ở đó tác tố cá nhân ít trực tiếp rõ ràng hơn.
Một ‘văn hóa’ khảo cổ học vẫn được xác định một cách đặc trưng bằng tính tương đồng, cho
dù tính tương đồng đó chỉ
thuộc riêng về các hiện
vật hoặc các lớp hiện
vật, hay là đa
trùng tính (polythetic,
theo Childe, đó là các đặc điểm xuất
hiện lặp đi lặp lại ở các địa điểm trong một khu vực giới hạn). Tương tự như vậy, các nhà khảo cổ học xây
dựng nhận thức và ngôn ngữ của họ về các giai đoạn theo trật tự niên đại xoay quanh tính tương đồng hơn là tính khác biệt. Cấu trúc này trải từ việc phân chia giai đoạn và trình tự cơ bản nhất của các di chỉ, dựa trên các
nguyên tắc địa tầng, trong đó những thời điểm thay đổi lớn được
gọi là các ‘bình
tuyến’ (Lucas 2001, 47-51, thảo luận về mối quan
hệ giữa địa tầng và lịch sử văn hóa Indian Mỹ). Ngôn ngữ loại hình, cho dù được xây
dựng theo các loại hình học
chính thức hoặc được sử dụng theo nghĩa lỏng lẻo hơn nhiều, thì cũng đều là ngôn ngữ của tính tương đồng. Người ta có thể
thấy tính tương đồng này như
là biểu hiện của một khuôn mẫu tinh thần chung, hoặc của một phản ứng thích
nghi – điều đó không thành vấn đề. Người ta có thể quan sát một trong những nghiên cứu trường hợp kinh điển trong diễn giải khảo cổ học
- cuộc luận chiến Mousterian - bên dưới những bất đồng công khai về bộ máy lý thuyết phù hợp
sử dụng trong diễn giải là một
thứ ngôn ngữ và phân loại dựa trên các loại hình. Việc diễn giải sơ đồ tích
lũy của Bordes có thể phải tranh cãi – sự
thích ứng? văn hóa? niên
đại? - và thậm chí bản chất của sơ đồ tích lũy cũng có thể bị đặt vấn đề, nhưng những
cuộc tranh luận này đã che
phủ việc chấp nhận không nghi ngờ về định nghĩa ‘loại hinh’ và về bản thân việc phân loại các
loại hình công cụ.
Ngôn ngữ khái niệm và bộ máy này tồn tại ở một mức độ sâu sắc hơn là việc lý thuyết hóa rõ ràng. Như bất kỳ nhà dân tộc học nào quan sát về một nền văn hóa, là thứ hiếm hoi thuộc về nền tảng ở cấp độ sâu nhất của thế giới tinh thần của nền văn hóa đó, hiếm khi thể hiện hoặc được tuyên bố công khai. Cũng như vậy, với cấu trúc phân tán của các nền văn hóa, các giai đoạn và các loại hình. Điều rất đáng chú ý là mặc dù tính liên tục dao động của phê bình lý thuyết về ba khái niệm này, nhưng chúng vẫn tiếp tục cấu trúc và là nền tảng cho phần lớn ngôn ngữ quan sát hàng ngày của các nhà khảo cổ. Sức mạnh của họ, và cách họ sống sót qua hàng thập kỷ phê phán đầy thuyết phục, bị te tua và bê bết máu nhưng không khuất phục, sẽ cho chúng ta biết một điều quan trọng về chính đồng nhất tính của khảo cổ học - với tư cách là một ngành học mà họ thuộc về - trở nên trung tâm đến mức độ nào. Việc xác lập một lý thuyết xã hội học gần đây chống lại sức mạnh của một khối trơ ỳ như vậy thực sự là việc sắp xếp một chiến bất bình đẳng. Không chỉ là lý thuyết tác tố tự thấy mình đang chọc tức cái khối đầy đặc những giả định của ngành học này. Các nhà khảo cổ học Darwinist theo truyền thống Dunnell [4] đã đồng thời lưu ý rằng việc chấp nhận chọn lọc Darwin như một nguyên tắc chỉ đạo cho diễn giải khảo cổ học sẽ đòi hỏi phải từ bỏ một ngôn ngữ khái niệm và phương thức suy nghĩ theo chuẩn mực, loại hình và tổng hợp như vậy đi kèm với nó (Maschner 1996; Shennan 2002); người ta có thể nói thêm rằng khó khăn này, cũng như những giới hạn về khái niệm được cho là của chính khảo cổ học Darwinist, đã hạn chế sự hấp lực của nó (Schiffer 1996).
Ở một cấp độ cơ bản khác, lý thuyết tác tố không phù hợp với một trong những cấu trúc hiện tại của diễn ngôn khảo cổ học: báo cáo khai quật, phân công lao động và các mối quan hệ khác đằng sau báo cáo. Cấu trúc và tổ chức của báo cáo khai quật cơ bản che mờ tác tố bởi chính tổ chức của nó. Vấn đề này đã được Janet Spector (1993) đưa ra trong phân tích nữ quyền của cô về một hiện vật duy nhất từ một địa điểm ở Dakota, và theo một cách khác của John Barrett (2005). Barrett chỉ ra rằng mặc dù khảo cổ học hậu quá trình đã trình bày những hiểu biết lý thuyết mới, nhưng các phạm trù thật hành và phân loại hiện vật khảo cổ học cũ vẫn tồn tại. Ví dụ, ông cho rằng, những lập luận gần đây về thời kỳ Đá mới của Anh và tây bắc châu Âu đều xoay quanh sự cạnh tranh của các diễn giải về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, các khuôn khổ này, và các giả định về kinh tế và xã hội như là các phạm trù rời rạc, theo quan điểm của ông thì đều là các cấu trúc thật hành hiện tồn như tổ chức tư liệu trong báo cáo khai quât theo thông lệ. Do đó, với việc thiên vị các giải thích về xã hội hơn các giải thích về kinh tế, các học giả sẽ gặp hiểm họa khi đưa ra những cách hiểu thực chứng luận về thời Đá mới ngay cả khi họ tìm cách đặt câu hỏi về chúng.
Thêm lần nữa, một ngoại lệ chứng minh quy tắc đó. Các nhà khảo cổ lịch sử
Bắc Mỹ gần đây đã phân tích và công bố các phát hiện theo lô khảo sát, thay vì theo loại hình hiện vật, trái ngược
với các đối tác Anh và châu Âu; ví dụ kinh điển là các cuộc khai quật
Five Points ở New York, do cách
làm này và sự kết hợp với việc
xác định thông qua các tư liệu về tên gọi và các nhánh tộc người của các cư dân cụ thể, nên
có thể hiểu được ý nghĩa của các hộ gia đình cụ thể (Milne và Crabtree
2001; và những người khác trong cùng tuyển tập). Tuy nhiên, những
phát hiện đáng chú ý như vậy là, phải được xem là ngoại lệ, về bản chất của
lịch sử tư liệu kèm theo và mức độ phong phú của khảo cổ học đô thị liên quan.
Vậy là tất cả những yếu tố này, đều mưu toan chống lại ‘tính rõ ràng’ của tác tố con người trong quá khứ; chúng không chỉ đơn giản làm cho phụ nữ trở nên vô hình như các học giả nữ quyền đã ghi nhận, mà là tất cả những con người (được sinh ra) đều trở nên vô hình. Điều này đã được Ruth Tringham đưa ra một cách thuyết phục nhất trong giải thích của cô về việc trọng lượng nặng ký của toàn bộ quá trình rèn luyện chuyên môn nằm sau sự miễn cưỡng của cô khi dự tính những hoạt động rất đơn giản của 'những người dẫn bò đi chăn rồi buôn chuyện gia đình' và việc tái thiết lại thời tiền sử ‘như những thật thể thật sự con người với đời sống xã hội, chính trị, tư tưởng và kinh tế' (Tringham 1991, 93 và 94; xem thêm Johnson 2007, chương năm).
Một khía cạnh đặc biệt khải lộ cuộc tranh luận về tác tố là vấn đề liệu những sự vật vật chất có tác tố không. Một loạt nghiên cứu đầy tiềm năng và thuyết phục đã khảo sát quan niệm cho rằng các hiện thể và phong cảnh đều có bản sắc, và đặc biệt là ‘tiểu sử’ của riêng chúng, xuất phát từ công trình của Gell về tiểu sử sự vật (Gell 1998; xem, chẳng hạn, Jones 2003). Ngay cả các danh lam thắng cảnh cũng được cho là có tiểu sử riêng (Pollard và Reynold 2002). Các công trình này rất thú vị và hiệu quả, không chỉ bởi vì nó khiến các nhà khảo cổ đặt vấn đề một cách minh bạch cho những quan niệm về thân phận (personhood). Cho dù rõ ràng, các vật thể và cảnh quan không có tác tố theo nghĩa được Giddens và Bourdieu phác thảo (Meskell 2004). Điều thú vị trong ngữ cảnh này là sức mạnh của sự cám dỗ để xác quyết rằng chúng có. Nó dẫn dắt nhà khảo cổ học vào lãnh thổ thú vị và sinh sản, để cam kết với các vấn đề về tính vật chất. Tuy nhiên, khó có thể tránh được sự nghi ngờ rằng những điểm mạnh của nó nằm ở sự hấp dẫn mang tính tu từ đối với tính trung tâm của văn hóa vật chất để tạo hình bản sắc, thay vì nằm trong sự gắn kết như một lập trường trí tuệ.
Vậy là tóm lại, những gì thúc đẩy và mô tả các cuộc tranh luận về tác tố chỉ là một phần của vấn đề ‘lý thuyết’. Những lý do khiến các nhà khảo cổ học nghĩ về những cách thức mà họ nghiên cứu về tác tố con người có liên quan đáng kể đến các nhân tố rộng lớn hơn nhiều. Vậy thì mối quan hệ đó, giữa việc lý thuyết hóa công khai và những gì mà các nhà khảo cổ thật sự làm vẫn còn ít được hiểu rõ.
_________________________________________
Còn nữa…
Nguồn:
Matthew H. Johnson (2006). On the nature
of theoretical archaeology and archaeological theory, In Archaeological Dialogues 13 (2) 117–132, 2006, Cambridge
University Press.
Tác
giả: Giáo sư Johnson sinh ra ở Austin, Texas và có hai quốc tịch Mỹ và Anh. Sau khi có
bằng tiến sĩ tại Cambridge, ông trở thành Giáo sư và Trưởng khoa Nhân học tại Đại
học Northwestern. Ông đã viết sáu cuốn sách về một loạt các chủ đề, bao gồm các lâu đài, nhà
truyền thống, phong cảnh và khảo cổ học tư bản chủ nghĩa. Cuốn sách nổi
tiếng nhất của ông là Archaeological Theory: An Introduction, lần biên tập thứ ba ra mắt năm 2019. Ông cũng đã viết rất
nhiều về các cách tiếp cận liên ngành và diễn giải, tìm hiểu về khảo cổ
học lịch sử và thời trung cổ
trong bối cảnh văn hóa của nó. Ông đã dạy một loạt các chủ đề bao gồm: i) lý thuyết khảo
cổ và xã hội; ii) bối cảnh văn hóa của khảo cổ học; iii) các kỹ thuật khảo cổ
trong thực địa và ở lớp học, về bản đồ, không ảnh và các nguồn tài liệu;
iv) khảo cổ học và lịch sử châu Âu từ Đế chế La Mã đến thế kỷ 19, và tất cả các
vấn đề liên quan;
v) khảo cổ học lịch sử thế giới.
Ghi chú của người dịch
[1] Cấu hình (configuration): Trong toán học, một cấu hình bao gồm một tập hợp hữu hạn và một họ tập
con của nó thỏa mãn một số tính chất đều đặn nào đó có bản chất đại số, tôpô hoặc
hình học. Chẳng hạn trong hình học xạ ảnh, một cấu hình trong mặt phẳng bao gồm một tập hữu hạn các điểm, và một tập hữu hạn các
đường thẳng, sao cho mỗi điểm liên thuộc với cùng một số đường thẳng và mỗi đường thẳng lại
liên thuộc với cùng một số điểm. Các tổ hợp, chỉnh hợp,
hoán vị đều có thể coi là các cấu hình.
[2] Tâm trí luận (Mentalism) là một nghệ thuật biểu diễn trong đó những người thật hành được gọi là các tâm trí giả, xuất hiện để chứng tỏ khả năng tinh thần hoặc trực giác phát triển cao.
Các buổi biểu diễn có thể bao gồm thôi miên, thần giao cách cảm, thấu thị, bói
toán, tiên đoán, tâm lý, thầy đồng, kiểm soát tâm trí, khơi gợi ký ức, suy luận và thần toán. Những người tâm trí luận đôi khi được gọi là các
nhà giải trí tâm linh.
[3]
La clef de Berlin:
“Chiếc chìa khóa Berlin và
những bài học khác của một tay chơi khoa học” - La clef de
Berlin et autres lecons d'un amateur de sciences
(La Découverte, 1993) - là một tiểu luận của nhà
xã hội học Bruno Latour, sau đó đã được xuất bản thành chương đầu tiên trong công trình Chủ đề, tính vật chất và văn hóa hiện đại của Graves-Brown. Trong một chương được viết
một cách phi chính thức bằng lời kể ở ngôi thứ ba số ít, Latour mô tả một hiện
vật phổ biến được sử dụng ở Berlin: Chiếc ‘chìa khóa Berlin’ được tạo ra để sao cho sau khi mở khóa cửa
từ bên trong, người chủ chỉ có thể lấy chìa khóa từ bên ngoài theo cách khóa cửa sau lưng mình; để vào nhà, sau khi mở khóa
cửa, người chủ phải lấy nó từ bên trong, một lần nữa khóa cửa sau lưng mình; điều đó khiến cho không để cửa mở mà không khóa. Tiểu luận này cho thấy một chiếc chìa khóa hàm ý biết bao lớp ý nghĩa. Latour cho rằng trong khi bản chất vật chất của
một vật được thiết kế có chủ đích giúp kiểm soát kỹ lưỡng một tập mục đích
chức năng, nhưng nó còn có thể đem đến một loạt khả tính có giá trị. Latour sử dụng chiếc chìa khóa Berlin để
chỉ ra rằng có những câu
thúc xã hội buộc mọi người phải làm bất cứ điều gì mà đối tượng khiến họ làm; do
đó, vật thể (chìa khóa Berlin) là một dấu hiệu, nhắc nhở người dân nhớ 'khóa cửa vào
ban đêm, nhưng không bao giờ khóa
vào ban ngày’. Latour bàn về mối quan hệ giữa lĩnh vực xã hội và lĩnh vực công nghệ. Ông khẳng định
rằng Nhà xã hội học và Nhà công nghệ là “anh em thù nghịch”, khi nghĩ rằng họ sẽ đi tới kết cục - nhà xã hội học
với cái xã hội, còn nhà công nghệ với các hiện
vật.
[4]
Truyền thống Dunnell: Robert Chester Dunnell (1942 - 2010) là một nhà khảo cổ học nổi danh với những đóng
góp của ông cho phân loại khảo cổ học,
đo lường và giải thích hồ sơ khảo cổ học, khảo cổ học tiến hóa, và khảo cổ
học của miền đông Bắc Mỹ. Dunnell nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1967.
Ông là giáo sư nhân học tại Đại học Washington cho đến khi nghỉ hưu năm 1996,
sau đó ông được vinh danh giáo
sư danh dự tại Đại học Washington cũng như Đại học bang Mississippi.
Trong số những đóng góp của Dunnell đối với khảo cổ học có việc thừa nhận vai
trò của thuyết tiến hóa sinh học như một phương tiện giải thích các hiện tượng
văn hóa. Ông cho rằng “tiến hóa văn hóa” có nguồn gốc từ các nhà khoa học xã hội thế kỷ 19 như Lewis Henry Morgan
và Herbert Spencer khác với “tiến hóa khoa học” mang đặc trưng Darwinian. Tiến
hóa văn hóa là sống còn và giả định hướng đến bản chất của sự thay đổi tiến bộ. Theo ông, tiến hóa Darwinian cho rằng tiến hóa
là một quá trình gồm hai bước trong đó việc tạo ra tính biến đổi tách biệt với
các cơ chế sắp xếp sự biến đổi đó. Trong khi chủ trương “tiến hóa khoa học” làm cơ sở cho lý
thuyết nhân học, Dunnell cho rằng việc sử dụng một mô hình sinh học nghiêm ngặt là không đủ để giải
thích biến đổi văn hóa,
mà cần phải có một phiên bản lý thuyết tiến hóa toàn diện hơn, coi kế
thừa văn hóa như một phương tiện bổ sung cho việc chuyển giao biến đổi giữa
các cá nhân. Cách tiếp cận của Dunnell chủ trương mô hình tiến hóa
để giải thích biến đổi (văn hóa), đồng thời phơi bày những cạm bẫy của việc sử
dụng phép ngoại suy để giải thích các sự kiện lịch sử.
Tài liệu dẫn
Ankersmit,
F.R., 2001: Historical representation, Stanford, CA.
Andersson,
D.T., 2001: Tingenes taushet, tingenes tale, Oslo.
Baker,
F., and Thomas, J. (eds), 1990: Writing the past in the present, Lampeter,
St David’s University College.
Banning,
E.B., 1993: Hypermedia and archaeological publication. The Wadi Ziqlab Project,
in J. Andresen, T. Madsen and I. Scollar (eds), Computer applications and
quantitative methods in archaeology, Århus, 441–47.
Bapty,
I., and T. Yates (eds), 1990: Archaeology after structuralism. Poststructuralism
and the practice of archaeology, London. 174 discussion
Barkan,
L., 1999: Unearthing the past. Archaeology and aesthetics in the making of
Renaissance culture, New Haven.
Barrett,
J., 2000: A thesis on agency, in M.-A. Dobres and J. Robb (eds), Agency in
archaeology, London, 61–68.
Barrett,
J.C., 2005: Material culture, humanity and the beginnings of the Neolithic, in
T.L. Kienlin (ed.), Die Dinge als Zeichen. Kulturelles Wissen und materielle
Kultur. Internationale Fachtagung an der Johann Wolfgang Goethe-Universit¨ at,
Frankfurt am Main 3.–5. April 2003, Bonn (Universit ¨atsforschungen zur pr
¨ ahistorischen Arch¨ aologie 127), 111–24.
Bate,
J., 2000: The song of the Earth, Cambridge, MA.
Bell,
J., 1994: Reconstructing prehistory. Scientific method in archaeology, Philadelphia.
Benson,
L., K. Peterson and J. Stein, 2006: Anasazi (pre-columbian Native-American)
migrations during the middle-12th and late-13th centuries – were
they drought induced?, Climatic change, May, 1–27.
Benson,
O., and J. Stangroom, 2006: Why truth matters, London.
Berggren,
Å., and M. Burstr ¨om (eds), 2002: Reflexiv f ¨ altarkeologi?, Malm¨ o.
Berggren,
Å., and I. Hodder, 2003: Social practice, method, and some problems of field
archaeology, American antiquity 68, 421–34.
Binford,
L.R., 1983: In pursuit of the past, London.
Blanckaert,
C., A. Ducros and J.-J. Hublin (eds), 1990: Histoire de l’anthropologie.
Hommes, id´ees, moments. Actes du colloque organis´e par la Soci´et´e
d’anthropologie de Paris, les 16 et 17 juin 1989, Rouen.
Bodin,
J., 1969: Method for the easy comprehension of history (tr. B.
Reynolds), New York.
Borake,
T., and A. Beck, 2006: Refleksiv feltpraksis – praktisk talt, Arkæologisk
Forum 14, 19–24.
Bourdieu,
P., 1977: Outline of a theory of practice, Cambridge.
Bourdieu,
P., 1984: Homo academicus, Paris.
Bourdieu,
P., 1996: The state nobility, Oxford.
Bradley,
R., 1993: Archaeology. The loss of nerve, in N. Yoffee and A. Sherratt (ed.), Archaeological
theory. Who sets the agenda? Cambridge.
Bradley,
R., 2000: An archaeology of natural places, London.
Bradley,
R., 2003: Seeing things. Perception, experience and the constraints of excavation,
Journal of social archaeology 3, 151–68.
Br
¨ uck, J., 2005: Experiencing the past? The development of a phenomenological archaeology
in British prehistory, Archaeological dialogues 12, 45–72.
Brumfiel,
E., 1992: Distinguished lecture in archaeology. Breaking and entering the
ecosystem – gender, class and faction steal the show, American anthropologist
94, 551–67.
Bruner,
J., 1986: Actual minds, possible worlds, Cambridge.
Bruns,
G.L., 1989: Heidegger’s enstrangements. Language, truth, and poetry in the
later writings, New Haven.
Bruns,
G.L., 1995: Hermeneutics ancient and modern, New Haven.
Carlyle,
T., 1973: On heroes, hero-worship, and the heroic in history, in F. Stern
(ed.), The varieties of history, New York, 90–107.
Cavell,
S., 1988: Text of recovery (Coleridge, Wordsworth, Heidegger . . .), in
S. Cavell, In quest of the ordinary, Chicago, 50–75. Archaeology and
theoretical culture 175
Chadwick,
A., 2003: Post-processualism, professionalization and archaeological methodologies.
Towards reflective and radical practice, Archaeological dialogues 10,
97–117.
Clark,
G., 1977: World prehistory in new perspective, 3rd edn, Cambridge.
Clarke,
D., 1972: Analytical archaeology, London.
Cohen,
C., and J.-J. Hublin, 1989: Boucher de Perthes. Les origines romantiques de
la pr´ehistoire, Paris and Belin.
Collingwood,
R.G., 1939: An autobiography, Oxford.
Collingwood,
R.G., 1946: The idea of history, Oxford.
Conkey,
Meg, 2006: Dwelling at the margins, action at the intersection? Feminist and
indigenous archaeologies, 2005, Archaeologies 1, 9–59.
Corcos,
N., 2001: Churches as prehistoric ritual monuments. A phenomenological
perspective from Somerset. Artefact 6.
Coudart,
A., 1994a: Using the dwelling to study culture, in Value in tradition. The utility of research on identity and sustainability
in dwellings and settlements, Berkeley, IASTE Working paper series (Methods
of traditional-environment research) 62, 35–50.
Coudart,
A., 1994b: Maisons n´eolithiques, maisons de Nouvelle-Guin´ee. L’ethnologie
compar´ee du choix social et technique, in B. Latour and P. Lemonnier (eds), De
la pr´ehistoire aux missiles balistiques. L’intelligence sociale des techniques,
Paris, 228–52.
Cowgill,
G., 1993: Distinguished lecture in anthropology. Beyond criticizing new
archaeology, American anthropologist 95, 551–73.
Crawford,
O.G.S., 1928: Wessex from the air, Oxford.
Crawford,
O.G.S., 1953: Archaeology in the field, London.
Culler,
J., 1997: Literary theory. A very short introduction, Oxford.
Cutler,
Alan, 2003: Seashells on the mountain top, New York.
Descola,
Ph., 1996a: Constructing nature. Symbolic ecology and social practice, in Ph.
Descola and G. Palsson (eds), Nature and society. Anthropological perspectives,
London and New York (European Association of Social Anthropologists), 82–102.
Descola,
Ph., 1996b: Les cosmologies des Indiens d’Amazonie, La recherche 1108,
62–67.
Descola,
Ph., 2003: Nature/culture. Un paradigme `a relativiser, in S. Cosp´erec and
J.-J. Rosat (eds), Les connaissances et la pens´ee. Quelle place faire aux savoirs
dans l’enseignement de la philosophie?, Rosny, 37–63.
Descola,
Ph., 2005: Par de-l `a nature et culture, Paris (Biblioth`eque des
sciences humaines).
Dobres,
M.-A., and J. Robb (eds), 2000: Agency in archaeology, London.
Dommasnes,
L.H., 1990: Feminist archaeology. Critique or theory building?, in F. Baker and
J. Thomas (eds), Writing the past in the present, Lampeter, 24–31.
Eagleton,
T., 1983: Literary theory. An introduction, Oxford.
Easthope,
A., 1999: Englishness and national culture, London.
Ebeling,
K., and S. Altekamp (eds), 2004: Die Aktualit ¨ at des Arch¨aologischen,
Frankfurt am Main.
Edmonds,
M., 1999: Ancestral geographies of the neolithic, London.
Embree,
L. (ed.), 1992: Metaarchaeology. Reflections by archaeologists and philosophers,
Dordrecht. 176 discussion
Embree,
L. (gen. ed.), 1997: Encyclopedia of phenomenology, Dordrecht.
Engelstad,
E., 1991: Images of power and contradiction. Feminist theory and post-processual
archaeology, Antiquity 65, 502–14.
Fagan,
Brian, 1995: Ancient North America. The archaeology of a continent, 2nd
edn, New York.
Fagan,
Brian, 2001: In the beginning. An introduction to archaeology, 10th edn,
Upper Saddle River, NJ.
Fagan,
Brian, 2004: People of the Earth. An introduction to world prehistory, 11th
edition, Upper Saddle River, New Jersey.
Feder,
Kenneth L., 2004: Linking to the past. A brief introduction to archaeology,
New York.
Feder,
Kenneth L., 2007: The past in perspective. An introduction to human prehistory,
4th edn, Boston.
Flannery,
K.V., 1976: The early Mesoamerican village, New York.
Fleming,
A., 2005: Megaliths and post-modernism. The case of Wales, Antiquity 79,
921–32.
Foucault,
M., 1989: Archaeology of knowledge, London.
Fuller,
S., 2000: Thomas Kuhn. A philosophical history for our times, Chicago.
Gadamer,
H.-G., 1976: Philosophical hermeneutics, Los Angeles.
Gadamer,
H.-G., 1989: Truth and method (English tr.), London.
Gardin,
J.-C., 1980: Archaeological constructs, Cambridge.
Gardin,
J.-C., 1996: Cognitive issues in archaeology, Archaeologia Polona 34, 205–32.
Gardin,
J.-C., 2000: Mod`eles et recits, in J.-M. Berthelot (ed.), L’´epist´emologie
des sciences sociales, Paris, 407–54.
Gardner,
A. (ed.), 2004: Agency uncovered. Archaeological perspectives on social
agency, power and being human, London.
Gell,
A., 1998: Art and agency, Oxford.
Gero,
J., 1985: Socio-politics of archaeology and the woman-at-home ideology, American
antiquity 50, 342–50.
Gero,
J., 1994: Gender division of labor in the construction of archaeological knowledge
in the United States, in G.C. Bond and A. Gilliam (eds), Social construction
of the past. Representation as power, New York, 144–53.
Gero,
J., 1996: Archaeological practice and gendered encounters with field data, in
R. Wright (ed.), Gender and archaeology, Philadelphia, 251–80.
Gero,
J.M., 2000: Troubled travels in agency and feminism, in M.-A. Dobres and J.
Robb (eds), Agency in archaeology, London, 34–39.
Giddens,
A., 1984: The constitution of society. Outline of the theory of structuration,
Cambridge.
Gilchrist,
R., 1991: Women’s archaeology? Political feminism, gender theory and historical
revision, Antiquity 65, 495–501.
Godelier,
M., 2005: Breaking the mirror of the self. Is social anthropology indissolubly
linked with the West, its birthplace?, Lecture delivered on 8 November 2005
at Arizona State University on the occasion of the launch of the new School of
Human Evolution and Social Change, available at http://www.asu.edu/clas/shesc/news/godelier.htm.
Gosden,
C., 1994: Social being and time, Oxford.
Gould,
S.J., 1989: Wonderful life. The Burgess Shale and the nature of history,
New York. Archaeology and theoretical culture 177
Hamilakis,
Y., 1999: La trahison des arch´eologues? Archaeological practice as intellectual
activity in postmodernity, Journal of Mediterranean archaeology 12,
60–79.
Haraway,
D., 1988: Situated knowledges. The science question in feminism and the
privilege of partial perspective, Feminist studies 14, 575–99.
Hegel,
G.W.F., 1956: The philosophy of history, New York.
Hegmon,
M., 2003: Setting theoretical egos aside. Issues and theory in North American
archaeology, American antiquity 68, 213–43.
Heidegger,
M., 1953: Sein und Zeit, T¨ ubingen.
Heidegger,
M., 1962: Being and Time, New York.
Henrich,
J., R. Boyd, S. Bowles, C. Camerer, E. Fehr and H. Gintis, 2004: Foundations
of human sociality, Oxford.
H´eritier,
F., 1996: Masculin/F´eminin. La pens´ee de la diff´erence, Paris.
Hodder,
I., 1991: Reading the past, Cambridge.
Hodder,
I., 1997: Always momentary, fluid and flexible. Towards a reflexive excavation
methodology, Antiquity 71, 691–700.
Hodder,
I., 1999: The archaeological process. An introduction, Oxford.
Hodder,
I. (ed.), 2000: Towards a reflexive method in archaeology. The example at C¸
atalho¨ yu¨k, Cambridge (McDonald Institute for Archaeological Research/British
Institute of Archaeology at Ankara Monograph No. 28).
Hodder,
I., and Hutson, S., 2003: Reading the past. Current approaches to interpretation
in archaeology, 3rd edn, Cambridge.
Holt,
Rush D., 2006: Keynote introduction. Paper given at the Fourteenth Cosmos Club
Spring Symposium, “Science in America’s future.” Cosmos Club, Washington, DC, 1
April 2006. Notes taken by the author.
Holtorf,
C., 2000–1: Monumental past. The life-histories of megalithic monuments in
Mecklenburg-Vorpommern (Germany). Electronic monograph, University of
Toronto at Scarborough, available at http://cidtpress.utsc.utoronto.ca/holtorf.
Huggett,
J., 1995: Democracy, data and archaeological knowledge, in J. Huggett and N.
Ryan (eds), Computer applications and quantitative methods in archaeology,
Oxford (British Archaeological Reports, International Series 600), 23–26.
Hughes,
T.P., 1983: Networks of power, Baltimore.
Jensen,
C.K., 2005: Refleksiv feltarkæologi. Postprocessuell arkæologi i praksis, Arkæologisk
Forum 12, 13–16.
Johnson,
M.H., 1989: Conceptions of agency in archaeological interpretation, Journal
of anthropological archaeology 8, 189–211.
Johnson,
M.H., 1999: Archaeological theory. An introduction, Oxford.
Johnson,
M.H., 2000: Self-made men and the staging of agency, in M.-A. Dobres and J.
Robb (eds), Agency in archaeology, London, 213–31.
Johnson,
M.H., 2002: Behind the castle gate. From medieval to Renaissance, London.
Johnson,
M.H., 2004: Agency, structure and archaeological practice, in A. Gardner (ed.),
Agency uncovered. Archaeological perspectives on social agency, power and
being human, London, 241–48. Johnson 2006.
Johnson,
M.H., 2007: Ideas of landscape, Oxford.
Jones,
A., 2003: Archaeological theory and scientific practice, Cambridge. 178
discussion
Kant,
I., 1963: Idea for a universal history from a cosmopolitan point of view, in L.W.
Beck (ed.), On history, New York, 11–26.
Kohl,
P., 2004: Comments on Adam T. Smith’s ‘The end of the essential archaeological
subject’, Archaeological dialogues 11, 20–21.
Kristiansen,
K., 2004: Genes versus agents. A discussion of the widening theoretical gap in
archaeology, Archaeological dialogues 11, 77–98.
Kristiansen,
K., and M. Rowlands (eds), 1998: Social transformations in archaeology.
Global and local perspectives, London.
Lampeter
Archaeology Workshop, 1997: Relativism, objectivity and the politics of the
past, Archaeological dialogues 2, 164–98.
Larsen,
J.E., B. Olsen, A. Hesjedal and I. Storli, 1993: Camera archaeologica. Rapport
fra et feltarbeid, Tromsø.
Latour,
B., 1987: Science in action. How to follow scientists and engineers through
society, Cambridge, MA.
Latour,
B., 1993: We have never been modern, New York.
Latour,
B., 1994: Pragmatogonies . . . A mythical account of how humans and non-humans
swap properties, in M. Ashmore (ed.), Humans and others. The concept of
‘agency’ and its attribution, special issue of American Behavioral Sciences
37, 791–808.
Latour,
B., 1996: On interobjectivity, An international journal (the lessons of simian
societies), available at http://www.ensmp.fr/∼latour/articles/article/063.html.
Latour,
B., 1999: Pandora’s hope. Essays on the reality of science studies, Cambridge,
MA.
Latour,
B., 2000: The Berlin key or how to do words with things, in P.M. Graves-Brown
(ed.), Matter, materiality and modern culture, London, 10–21.
Latour,
B., 2002: Le rappel de la modernit´e. Approches anthropologiques, ethnographiques.org,
6 November 2002, available at http://www.ethnographiques.org/
Latour,
B., 2004: Why has critique run out of steam? From matters of fact to matters of
concern, Critical inquiry 30(2), special issue on the future of critique,
25–48.
Latour,
B., 2005: Reassembling the social. An introduction to actor-network theory,
Oxford.
Latour,
B., and S. Woolgar, 1986: Laboratory life. The construction of scientific facts,
Princeton, NJ.
Lekson,
S., 1984: Great Pueblo architecture of Chaco Canyon, Santa Fe.
Leone,
M., 1971: Review of New perspectives in archaeology, ed. S.R. Binford and
L.R. Binford, American antiquity 36, 220.
Leone,
M.P. (ed.), 1972: Contemporary archaeology, Carbondale.
Leone,
M.P. n.d.: Walter Taylor and the production of anger in American archaeology,
unpublished paper available as pdf at http://www.bsos.umd.edu/anth/faculty/
Lepenies,
W., 1988: Between literature and science. The rise of sociology,Cambridge.
Lermontov,
M., 2004 [1840]: A hero of our time (tr. M. Schwartz), New York.
Lippert,
D., 2006: Comment on Conkey, M., ‘Dwelling at the margins, action at the
inersection? Feminist and indigenous archaeologies, 2005’, Archaeologies. Journal
of the World Archaeological Congress, 1, 67–70. Archaeology and theoretical
culture 179
Lucas,
G., 2001: Critical approaches to fieldwork. Contemporary and historical archaeological
practice, London.
Lutz,
C., 1995: The gender of theory, in R. Behar and D. Gordon (eds), Women writing
culture, Berkeley, 249–66.
McGann,
J., 1984: The Romantic ideology. A critical investigation, Chicago.
Marchand,
S.L., 1996: Down from Olympus. Archaeology and philhellenism in Germany,
1750–1970. Princeton, NJ.
Maschner,
H.D.G. (ed.), 1996: Darwinian archaeologies, New York.
Meltzer,
D., 1985: North American archeology and archeologists, 1879–1934, American
antiquity 50, 249–60.
Merleau-Ponty,
M., 1968: The visible and the invisible, Evanston, IL.
Meskell,
L., 2004: Object worlds in ancient Egypt. Material biographies past and
present, Oxford.
Mikailov,
Anar, 2006: Nicolaus Steno. A man ahead of his time, term paper for ANTH448O,
ECON314 and HONR328R: Italy. Culture, heritage, and economy.
Miller,
D. (ed.), 1998: Material cultures. Why some things matter, Chicago.
Miller,
D., M. Rowlands and C. Tilley (eds), 1989: Domination and resistance, London.
Milne,
C., and P. Crabtree, 2001: Prostitutes, a rabbi, and a carpenter – dinner at
the Five Points in the 1830s, Historical archaeology 5(3), 31–48.
Momigliano,
A., 1990: The classical foundations of modern historiography, Berkeley.
Moore,
H., 1985: Space, text and gender. An anthropological study of the Marakwet
of Kenya, Cambridge.
Moore,
H.L., 2000: Ethics and ontology. Why agents and agency matter, in M.-A. Dobres
and J. Robb (eds), Agency in archaeology, London, 259–63.
Moss,
M., 2005: Rifts in the theoretical landscape of archaeology in the United States.
A comment on Hegmon and Watkins, American antiquity 70, 581–87.
N.A.,
27 January 2005: Nocolaus Steno, Ministry of Foreign Affairs, Embassy of
Denmark,Washington, DC..
Plog,
S., 1986: Patterns of demographic growth and decline, in S. Plog (ed.), Spatial
organization and exchange. Archaeological survey on northern Black Mesa,
Carbondale, 224–55.
Plog,
S., 1990: Sociopolitical implications of Southwestern stylistic variation, in M.
Conkey and C. Hastorf (eds), The uses of style in archaeology, New York,
61–72.
Plog,
S., and J.L. Hantman, 1991: Chronology construction and the study of prehistoric
culture change, Journal of field archaeology 17, 439–56.
Pollard,
J., and A. Reynolds, 2002: Avebury. The biography of a landscape, Stroud.
Popper,
K., 1972: Objective knowledge. An evolutionary approach, London.
Renfrew,
A.C., 1982: Towards an archaeology of mind, Cambridge.
Renfrew,
A.C., 2003: Figuring it out. Who are we? And where do we come from? The
parallel visions of artists and archaeologists, London.
Renfrew,
A.C., and P. Bahn (eds), 2004: Archaeology. Theories, methods and practice,
London.
Renfrew,
A.C., and P. Bahn (eds), 2005: Archaeology. The key concepts, London.
Richard,
N. (ed.), 1993: Histoire de la pr´ehistoire, Bulletin de la Soci´et´e pr´ehistorique
franc¸aise 90.
Ricoeur,
P., 1984: The reality of the historical past (The Aquinas Lecture,
1984). Milwaukee.
Ricoeur,
P., 1998: Critique and conviction, New York.
Ricoeur,
P., 2000: L’´ecriture de l’histoire et la repr´esentation du pass´e, Annales
HSS, 731–47.
Ricoeur,
P., 2004: Memory, history, forgetting, Chicago.
Robin,
C., 2006: Gender, farming, and long-term change. Maya historical and archaeological
perspectives, Current anthropology, forthcoming.
Robb,
J., 2004: Agency. A personal view, Archaeological dialogues 11, 103–6.
Sabloff,
J., and G. Willey, 1980: A history of American archaeology, New York.
Scarre,
C., and G. Scarre (eds), 2006: The ethics of archaeology. Philosophical perspectives
on archaeological practice, Cambridge.
Schiffer,
M.B., 1996: Some relationships between behavioural and evolutionary archaeologies,
American antiquity 61, 643–62.
Schiffer,
M.B., 2000: Social theory in archaeology. Building bridges, in M.B. Schiffer
(ed.), Social theory in archaeology, Salt Lake City, 1–14.
Schiffer,
M. (ed.), 2001: Anthropological perspectives on technology, Albuquerque.
Schiffer,
M., 2002: Formation processes of the archaeological record, Salt Lake City.
Schlanger,
N. (ed.), 2002: Ancestral archives. Explorations in the history of archaeology,
Antiquity 76 (special issue), 127–238.
Schnapp,
A., 1997: The discovery of the past, New York.
Schwartz,
J., 1992: The creative moment. How science made itself alien to modern
culture, New York.
Shanks,
M., 1992: Experiencing the past. On the character of archaeology, London.
Shanks,
M., and M. Pearson, 2002: Theatre/archaeology. Disciplinary dialogues, London.
Shanks,
M., and C. Tilley, 1987a: Re-constructing archaeology. Theory and practice,
Cambridge.
Shanks,
M., and C. Tilley, 1987b: Social theory and archaeology, Oxford.
Shanks,
M., and C. Tilley, 1992: Re-constructing archaeology. Theory and practice,
London.
Sharer,
Robert J., and Wendy Ashmore, 2003: Archaeology. Discovering our past,
3rd edn, Boston.
Shennan,
S., 2002: Genes, memes and human history. Darwinian archaeology and cultural
evolution, London.
Sillar,
W., 2004: Acts of god and active material culture. Agency and commitment in the
Andes, in A. Gardner (ed.), Agency uncovered.
Archaeological
perspectives on social agency, power and being human,
London, 153–90.
Simon,
H., 2001: The sciences of the artificial, Cambridge.
Smith,
A.T., 2004: The end of the essential archaeological subject, Archaeological
dialogues 11, 1–19. Archaeology and theoretical culture 181
Sokal,
A., and J. Bricmont, 1997: Impostures intellectuelles, Paris.
Spaulding,
A., 1960: The dimensions of archaeology, in G. Dole and R. Carneiro (eds), Essays
in the science of culture in honor of Leslie A. White, New York, 437–56.
Spector,
J., 1993: What this awl means. Feminist archaeology at a Dakota Sioux village,
St Paul.
Steinmetz,
G., 2005: The politics of method in the human sciences. Positivism and its
epistemological others, Durham.
Sutton,
Mark Q., and Robert M. Yohe II, 2006: Archaeology. The science of the human
past, 2nd edn, Boston.
Tarlow,
S., 2000: Emotion in archaeology, Current anthropology 41, 713–45.
Taylor,
S., 1990: Brothers in arms? Feminism, post-structuralism and the ‘rise of civilisation’,
in F. Baker and J. Thomas (eds), Writing the past in the present, Lampeter,
32–41.
Thomas,
D.H., 1998: Archaeology, London.
Thomas,
David Hurst and Robert L. Kelly, 2006: Archaeology, 4th edn, Belmont,
CA.
Thomas,
David Hurst and Robert L. Kelly, 2007: Archaeology. Down to earth, 3rd
edn, Belmont, CA.
Thomas,
J., 1991: Rethinking the Neolithic, Cambridge.
Thomas,
J., 1993a: The hermeneutics of megalithic space, in C. Tilley (ed.), Interpretative
archaeology, Oxford, 73–97.
Thomas,
J., 1993b: The politics of vision and archaeologies of landscape, in B. Bender
(ed.), Landscape. Politics and perspectives, Oxford, 19–48.
Thomas,
J., 1996: Time, culture and identity. An interpretative archaeology, London.
Thomas,
J., 2000: Reconfiguring the social, reconfiguring the material, in M.B.
Schiffer (ed.), Social theory in archaeology, Salt Lake City, 143–55.
Thomas,
J., 2004: Archaeology and modernity, London.
Tilley,
C., 1994: A Phenomenology of landscape. Places, paths, and monuments, Oxford.
Tilley,
C. (ed.), 1990: Reading material culture, Oxford.
Tilley,
C., 2004a: The materiality of stone, Oxford.
Tilley,
C., 2004b: Round barrows and dykes as landscape metaphors, Cambridge
archaeological journal 14, 185–203.
Tilley,
C., S. Hamiltonand B. Bender, 2000: Art and the re-presentation of the past, Journal
of the Royal Anthropological Institute, NS 6, 36–62.
Todd,
J., 1988: Feminist literary history. A defence, Oxford.
Toll,
John S., 2006: Science in university education, paper given at the Fourteenth
Cosmos Club Spring Symposium, ‘Science in America’s Future’.
Cosmos
Club, Washington, DC, 1 April 2006. Notes taken by the author.
Toulmin,
S., 1972: Human understanding. The collective use and evolution of concepts,
Princeton.
Trigger,
B.G., 1980: Archaeology and the image of the American Indian, American
antiquity 45, 662–76.
Trigger,
B.G., 1989: A history of archaeological thought, Cambridge.
Trigger,
M.B., 1984: Alternative archaeologies. Nationalist, colonialist, imperialist, Man
19, 355–70.
Tringham,
R., 1991: Households with faces. The challenge of gender in prehistoric
architectural remains, in J. Gero and M. Conkey (eds), Engendering archaeology.
Women and prehistory, Oxford, 93–131.
Tringham,
R., 2000: Expressing the feminist practice of archaeology through hypermedia
opera, in M. Conkey and A. Wylie (eds), Practicing archaeology as a feminist,
Santa Fe, NM.
VanPool,
C.S., and T.L. VanPool, 1999: The scientific nature of postprocessualism, American
antiquity 64, 33–54.
Varien,
M.D., and R.H. Wilshusen, 2002: A partnership for understanding the past. Crow
Canyon Research in the Central Mesa Verde region, in M.D. Varien and R.H.
Wilshusen (eds), Seeking the center place. Archaeology and ancient
communities in the Mesa Verde region, Salt Lake City, 3–23.
Veit,
U., 2004: ‘Mission impossible!’ Comment on Kristian Kristiansen, ‘Genes versus
agents. A discussion of the widening theoretical gap in archaeology’, Archeological
dialogues 11, 99–103.
Vico,
G., 2001 [1744]: New science (tr. D. Marsh), London.
Vitelli,
K.D., and C. Colwell-Chanthaphonh, 2006: Archaeological ethics, 2nd
edn, Lanham.
Wallace,
J., 2004: Digging the dirt. Archaeology and the Romantic imagination, London.
Witmore,
C., 2004: Four archaeological engagements with place. Mediating bodily
experience through peripatetic video, Visual anthropology review 20(2),
57–72.
Williams,
R., 1973: The city and the country, London.
Williams,
R., 1976: Keywords. A vocabulary of culture and society, London.
Wogaman,
J. Philip, 2006: Faith and science, paper given at the Fourteenth Cosmos Club
Spring Symposium, ‘Science in America’s Future’, Cosmos Club, Washington, DC, 1
April 2006. Notes taken by the author.
Wylie,
A., 1992: The interplay of evidential constraints and political interests. Recent
archaeological research on gender, American antiquity 57, 15–35.
Yamin,
R. (ed.), 2001: Becoming New York. The Five Points Neighbourhood, themed issue,
Historical Archaeology 35(3).
Yoffee,
N., and A. Sherratt (eds), 1993: Archaeological theory. Who sets the agenda?
Cambridge.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét