Powered By Blogger

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Hữu thể và Thời gian


 Hữu thể và Thời gian (Sein und Zeit)*

Schalow, Frank and Alfred Denker

Người dịch: Hà Hữu Nga

Khi Hữu thể và Thời gian được xuất bản vào năm 1927, nó đã gây nên một chấn động. Công trình này đã làm cho Heidegger trở thành một nhà tư tưởng quan trọng và độc đáo. Hữu thể và Thời gian được cho là công trình triết học quan trọng nhất trong thế kỷ này. Trong hai phần dự định ban đầu, mỗi phần gồm ba hợp phần, chỉ có hai hợp phần đầu tiên của Phần I được Heidegger công bố.

Trong công
trình chính yếu ấy, Heidegger đặt ra một câu hỏi kinh niên mới về ý nghĩa của hữu thể (being); đó là vấn đề trọng tâm của hữu thể luận. Mục đích của dự án của ông là tìm ra một hữu thể luận nền tảng. Tính độc đáo của phương pháp tiếp cận của ông được thể hiện trong nỗ lực xây dựng nền tảng hữu thể (ontic – vật chất, thực tồn, chân thật) cho hữu thể luận. Nền tảng đó là sự tồn tại của một thực thể mà trong hữu thể của nó, hữu thể của riêng nó là một vấn đề cho nó, và từ đó hiển thị một nhận thức tiền- hữu thể luận về hiện hữu. Heidegger xác định một cách chính thức hiện hữu của thực thể này là hiện hữu-ở đó. Trong Hữu thể và Thời gian, Heidegger tự đặt ra cho mình hai nhiệm vụ: (1) Phát triển phép phân tích hiện sinh của hiện hữu-ở đó là cần trình hiện thời gian trần trụi như là tầm nhận thức (chân trời) để diễn giải ý nghĩa của hiện hữu nói chung (Phần I); và (2) giải hủy (destruktion) lịch sử hữu thể luận (Phần II).

Điểm khởi đầu của
phép phân tích tồn tại về hiện hữu-ở đó thực tế là trong sự hiện hữu của nó, hiện hữu-ở đó sự hiểu biết về hiện hữu. Thực tính của hiện hữu-ở đó tự thể hiện mình trong tính đồng đẳng của những tồn tại cấu thành cấu trúc hữu thể học của nó. Điều này cũng có những h quả quan trọng đối với phương pháp của Heidegger. Các tồn tại không thể được suy ra từ nhau; chúng chỉ có thể được mô tả bằng hiện tượng luận khi chúng tự thể hiện bản thân; đó là, trong thực tính của chúng.

Trong hợp phần đầu tiên của Phần I, Phân tích Nền tảng Sơ bộ của Hiện hữu-ở đó, Heidegger mô tả sự cấu thành cơ bản về hiện hữu-ở đó với tư cách hiện hữu-tại thế. Vì trong hiện tượng học, chúng ta phải đi từ bóng tối đến ánh sáng, chúng ta phải bắt đầu bằng cách mô tả hiện hữu-ở đó trong sự bình thường hàng ngày của nó, tức là, trong sự tồn tại chưa được công nhận hay "không xác thực" của nó. Hiện hữu-ở đó trước hết và thường không phải là chính nó, nhưng được hấp thụ bởi cái thế giới và cái "họ". Cái "họ" hóa ra là cái "ai" của hiện hữu-ở đó hàng ngày.

Hiện hữu-tại thế là một hiện tượng đơn nhất bao gồm ba yếu tố: (1) Tính trần thế của thế giới; (2) cái “ai” trong thế giới; và (3) Hiện hữu – tại. Tính trần thế của thế giới tự thể hiện nó trong cấu trúc thực tiễn diễn ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự tham gia và ý nghĩa đặc trưng cho tính trần thế. Mọi thực thể trên thế giới có thể là một nguồn quan tâm và có ý nghĩa. Cái ai của hiện hữu tại thể là hiện hữu-ở đó. Tính sẵn có, nhận thức và diễn ngôn quyết định hiện hữu-ở đó. Trong tính sẵn có nền tảng của nỗi xao xuyến, hiện hữu-ở đó hiểu được tính hữu hạn thiết yếu của nó. Hiện hữu-ở đó cú liệng đầu tiên và quan trọng nhất, và tồn tại bằng các phương thức phi cá tính hóa hoặc phi thừa nhận. Heidegger mô tả cấu trúc cơ bản đơn nhất của sự hiện hữu, tức là hiện hữu của nó, như là nỗi xao xuyến.

Trong
hợp phn thứ hai, hiện hữu-ở đó và thời tính, Heidegger mô tả khả năng của tự ngã cá tính hóa và được thừa nhận trong hiện hữu-một-tổng (being-a-whole)  của nó. Khả tính độc đáo nhất của hiện hữu-ở đó được bộc lộ trong việc dự đoán khả tính tối hậu của nó: cái chết. Khả tính của tồn tại có thừa nhận hoặc cá tính hóa vừa được thể hiện lại vừa được “chứng thực” bằng tiếng gọi lương tâm. Hiện hữu-ở đó vẫn còn có tội, bởi vì nó không bao giờ hoàn toàn có thể làm chủ hoàn cảnh mà nó được liệngo chấp nhận những giới hạn của các khả tính của nó. Tất cả các khả tính của hiện hữu -ở đó tối hậu bắt nguồn từ khả tính cái chết của nó. Hiện hữu-ở đó khai mở và bộc lộ các khả tính thực tế của nó trong sự kiên định, đó là, trong việc chọn lựa là chính nó.

Sự thống nhất ban đầu của cấu trúc nỗi xao xuyến nằm trong thời tính. Với tư cách là hiện hữu-hướng về phía trước-của tự thân (being-ahead-of-itself), hiện hữu - ở đó tạo dựng nền tảng trong tương lai; với tư cách là hiện hữu-đã ở trong-đã là (being-already-in having been); và cuối cùng với tư cáchhiện hữu - trong số (các thực thể) trong hiện tại. Thời gian ban đầu hoặc nguyên thủy là hữu hạn. Trong khoảnh khắc của thấu hiểu, tính quả quyết dự đoán khả tính cái chết của nó và lặp lại khả tính sinh ra của nó. Thời tính thời gian hóa những cách thức khả thể của chính nó tạo khả năng cho các phương thức hiện hữu đa dạng của hiệnhữu-ở đó, và đặc biệt là khả tính cơ bản của sự tồn tại được thừa nhận và không được thừa nhận. Động năng của thời tính là thời gian hóa trong nhất tính và đẳng tính các cực cảm (ecstases): tương lai, hiện tại, và đã là. Những cách thức khác nhau này được tạo dựng nền tảng trong cấu trúc xao xuyến đơn nhất. Thời hóa là một liên kết của cái “đến đâu” của mỗi cực cảm thời gian mà Heidegger giải thích lược đồ hóa. Thời tính hiện thực hóa các chiều kích khác nhau của nó thông qua các lược đồ chân trời khác nhau. Hữu thể học truyền thống thất bại trong việc hiểu được hữu thể của hiện hữu-ở đó từ thời tính, và do đó đã làm cho nó không thể bộc lộ ý nghĩa của hiện hữu từ chân trời của thời gian.

Heidegger đã tạo ra một số phiên bản của cấu phn thứ ba, Thời gian và Hữu thể, của Phần I. Phần II tồn tại dưới dạng các ghi chú bài giảng và các công trình như Kant và Vấn đề Siêu hình học. Tuy nhiên, Heidegger đã không thể “hoàn thành” được Hữu thể và Thời gian theo kế hoạch ban đầu mà ông đã vạch ra. Khi bước ngoặt mở ra một lối suy nghĩ mới (Denkweg), có lẽ sau đó Heidegger đã suy tư về khó khăn này trong các tiểu luận như Thư về Chủ nghĩa Nhân văn. Ở đó, ông chỉ ra khó khăn của mình khi đạt đến một ngôn ngữ có thể bứt ra khỏi những hạn chế của siêu hình học, điều cần thiết để tiến lên theo con đường của bước ngoặt kia và do đó chuyển đổi các thuật ngữ chính của công cuộc khảo sát từ “hữu th và thời gian” thành “thời gian và hữu thể”. Trong nỗ lực vượt qua siêu hình học, Heidegger sẽ xem xét hiện hữu-ở đó trong khuôn khổ sự hòa nhập của nó với hiện hữu, và ngược lại, sẽ nhận thức lại thời gian theo cách khác với lịch sử hiện hữu.

Ghi chú

* Schalow, Frank and Alfred Denker (2010). Historical Dictionary of Heidegger’s Philosophy. The Scarecrow Press, Inc. Lanham - Toronto - Plymouth, UK 2010. (pp.67-69)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét