Powered By Blogger

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Hiện tượng học của Heidegger*


Hiện tượng học của Heidegger*

Michael Inwood

Người dịch: Hà Hữu Nga

Trong những năm 1920, Heidegger đã cho rằng toàn bộ triết học phải là hiện tượng học: việc coi hiện tượng học chỉ là 'môn học dẫn nhập' đối với một loại triết học nào đó, cũng giống như coi vật lý học là dẫn nhập cho chiêm tinh học, hoặc hóa học khúc dạo đầu cho giả kim thuật vậy (XX, 108.f ). Ông đưa ra một cách lý giải về hai cấu phần của 'hiện tượng học' như sau (BT, 28ff; xem XX, llOff.):

1. Một
hiện tượng (Phänomen – tiếng Đức; hoặc phainomenon, φαινόμενον; từ loại ‘giọng trungphainesthai, φαίνεισθαι – Hy Lạp, 'thể hiện bản thân), 'cái tự thể hiện chính bản thân mình’. Nó khác biệt với 'semblance [Schein – vẻ ngoài]' và 'appearance [Erscheinung, lit. 'xuất hiện'] '. Các vết đốm xuất hiện trên cơ thể Tôm, là một biểu hiện, một hiện tượng. Các vết đốm có thể là thoáng hiện, một mẹo ánh sáng hoặc những đốm màu. Sự thoáng hiện như vậy là một 'sự biến đổi' của một hiện tượng trước đó. Chỉ có những gì giúp tự thể hiện bản thân nó mới có thể là một trình hiện: chúng có vẻ là triệu chứng, các vết đốm xuất hiện, nhưng thực ra lại không phải. Các vết đốm, nếu có thật, thì đó là triệu chứng của bệnh sởi. Bệnh sởi tự thông báo bản thânbằng các vết đốm. Các vết đốm 'liên quan' đến bệnh sởi. Bệnh sởi xuất hiện bằng các vết đốm, đó là sự xuất hiện của bệnh sởi. Bệnh sởi là một loại dạng vẻ, nhưng không phải là một hiện tượng: bệnh sởi không tự thể hiện giống như các vết đốm đó thể hiện. Nếu bất cứ điều gì, chẳng hạn như bệnh sởi, xuất hiện, một cái gì nữa, chẳng hạn như các vết đốm, phải tự thể hiện bản thân nó. Ngược lại, một cái gì đó có thể tự hiển thị chính nó mà không có sự xuất hiện của bất cứ cái gì không thể hiện chính nó.

2. Logo
s (λόγος) tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'lý trí, phán đoán, khái niệm, định nghĩa, nguyên do, quan hệ'. Nhưng ý nghĩa chính của nó là 'làm cho thể hiện' và động từ gốc, legein (λέγειν), 'bố trí, sắp xếp, thu thập, nói chuyện, vv'. Nhưng nguyên nghĩa là 'làm cho biểu hiện, tiết lộ'. Do đó logos có nghĩa là 'nói chuyện, diễn ngôn [Rede – tiếng Đức]', vì việc nói chuyện để lộ những gì được nói đến. Nó cũng cho thấy một cái gì đó một cái gì đó, a b; có cấu trúc 'tổng hợp', khi nói rằng a là b. Vậy thì có thể là chân - hoặc giả, khi trình bày một cái gì đó không phải là. Từ mà Aristole dùng theo nghĩa 'tuyên bố, khẳng định', apophansis (ἀπόφανσις), đến từ apophainein (ἀποφαίνειν), 'thể hiện, hiển thị'. Tiền tố apo (ἀπό), 'từ, xa khỏi...', chỉ định rằng cuộc nói chuyện cho phép những gì đề cập đến được thấy 'từ' chính nó. Do đó, các nghĩa của phainomenon  (φαινόμενον) và logos (λόγος) là đồng quy. 'Hiện tượng học' có nghĩa là 'để cho những gì tự thể hiện [phainomenon] được thấy [phainesthai - φαίνεισθαι] [apo-] từ chính nó theo đúng cái cách tự thể hiện bản thân mình (BT, 34). Nó không chỉ rõ các hiện tượng là gì, chỉ là cách chúng ta tiếp cận chúng. Các hiện tượng phải được 'chứng minh trực tiếp', không được áp dụng trên cơ sở khuôn đúc của các hiện tượng khác hay các học thuyết truyền thống.

Liệu hiện tượng học có
xem xét mọi thứ thể hiện chính nó, kể cả các vết đốm và bản thân Tom? Không, nó không xem xét các thực thể cụ thể, mà là các đặc tính hiện hữu của các thực thể, các đặc tính thường thể hiện bản thân theo cách khó nhận thấy hoặc 'không theo chủ đề', nhưng có thể được thể hiện bản thân theo chủ đề. Không gian và thời gian tự thể hiện, nhưng thường không theo chủ đề. Hiện tượng học nén ép hàng ngày thành tiêu điểm (Phenomenology squeezes diem into focus ???). Hiện tượng học chỉ cần thiết bởi vì một số vấn đề, đặc biệt là tồn tại tự thân, bị ẩn dấu. Bị ẩn dấu không phải vì chúng ta vẫn chưa phát hiện ra chúng hoặc đơn giản là đã quên chúng, vì chúng quá gần gũi và thân thuộc với chúng ta nên ta không chú ý hoặc bị chôn vùi dưới các khái niệm và giáo lý truyền thống.

Heidegger so sánh Husserl với Descartes (XVII, 254ff.). Cả hai ông đều cho rằng mức độ tối quan trọng của một tri ​​thức nhất định về chân lý, về chân lý lý thuyết được tìm thấy chủ yếu trong các ngành khoa học tự nhiên và toán học mà người ta muốn đặt nền tảng. Hai ông đều tìm kiếm tính chắc chắn của mình trong ý thức. Không giống như Descartes, Husserl không muốn loại trừ bất kỳ khoa học hoặc thế giới-sống' hàng ngày nào khỏi tầm hiểu biết của mình; ông thừa nhận tính chủ ý và phát triển hiện tượng học, bằng cách luôn luôn xem xét các hiện tượng và khoa học liên quan đến ý thức; ông không đặt ra chương trình nghị sự thần học. Nhưng Husserl - chống lại tinh thần của hiện tượng học - đã tiếp quản quá nhiều hành lý truyền thống từ Descartes và các triết gia khác: cái tôi tư duy - ego cogito - hay ý thức, cái lý tưởng của tính chắc chắn, một lý tưởng về khoa học 'nghiêm nhặt', trả giá bằng thế giới-sống từ cái mà khoa học bắt đầu, của các khoa học 'không chính xác' như lịch sử , và của nhiều triết lý 'phi khoa học', có tính phản chiếu và toàn diện hơn, nhằm tìm kiếm chân lý. Khái niệm về tính chủ đích của Husserl quá lý thuyết. Tình yêu được đặt trên sự biểu hiện của một ai đó như là một thực thể vật lý với ý nghĩa và giá trị sau đó được quy gán cho thực thể đó. Một cái bàn trước hết được xem như là res extensa một thực thể mở rộng biệt lập, không phải là thứ để ngồi ăn, đặt quá xa cửa sổ, v.v (LXIII, 88-92). Đối với Husserl, 'mọi thứ ảnh hưởng đến tôi, như một bản ngã "được phát triển", thì đều được tổng tri giác là một "đối tượng", một nền móng của những điều khẳng định' (CM, 79). Cách lý giải này, tràn ngập bởi các khái niệm truyền thống, làm méo mó nhận thức của tôi về một cái bàn, thì hãy cứ để cho một làn gió nhẹ hoặc những gì tôi nhìn thấy từ khóe mắt của tôi. Tính chủ đích làm cho mọi thứ trở nên quá sắc nét và rõ ràng, bằng cách bỏ qua nền tảng của cái mà tôi ngầm hiểu (XVII, 318). Cách diễn giải mang tính cartesien của Husserl về các thực thể phù hợp với quan điểm của ông về chủ đề này. Ông tập trung vào cái tôi trần trụi, bằng cách giới thiệu cơ thể và hiện hữu tại thế như những suy nghĩ đến sau hành động. Từ đó ông mô tả những thứ như những cái bàn từ quan điểm của một người nhìn. Cái tôi, đối với Husserl, tồn tại 'tự thân trong bằng chứng liên tục' (CM, 66). Trong thực tế, tôi hầu như thường không nhận thức được bản thân mình, mà bị cuốn vào công việc; tôi thường không thật, khi làm và suy nghĩ về mọi thứ bởi vì đó là điều người ta làm và suy nghĩ. Chúng ta không hề dễ hiểu đối với chính mình như Husserl giả định. Chúng ta hiểu sai bản thân mình, bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy những gì bên dưới cái mũi của mình, và bởi vì chúng ta không chống lại nổi truyền thống. Một biện pháp khắc phục là xem xét trạng huống triết của chúng ta và cái truyền thống thông báo về nó. Husserl đã khảo sát lịch sử triết học để tìm kiếm những dự đoán về môn “triết học khoa học” của chính ông. Ông vẫn bị giam giữ trong cái truyền thống mà ông khám phá không thỏa đáng. Heidegger lại nắm lấy vấn đề truyền thống để tự giải thoát khỏi nó. Ông nhận thấy hiện tượng học của mình là tường giải học - giống như việc triết tách ý nghĩa của một văn bản như một tổng thể, một văn bản bị che mờ bởi những diễn giải quá khứ về nó. Ông thường bài bác Husserl: 'Vì toàn bộ các môn sinh học kỳ của Husserl đã cãi lộn về một hòm thư trông như thế nào. [...] Nếu đó là triết học, thì tôi thuộc về phe biện chứng! ' (LXIII, 110). Ông đặt vấn đề đối với các khái niệm cơ bản về hiện tượng học Husserlien: tôi, bản ngã, ý thức, đối tượng. Tuy nhiên, phân tích của ông về DASEIN, hiện hữu tại thế và thời gian tính của nó, là một chủ trương hiện tượng học dễ nhận biết, có thể tương xứng với, và sau đó ảnh hưởng đến công trình của Husserl. Ông cố gắng bóc trần những điều không dễ thấy mà không làm cho nó dễ thấy. Bản thân Dasein phải có khả năng phân biệt các đặc tính được triết gia quy gán cho nó. Càng kiên trì hơn Husserl, Heidegger tìm kiếm động lực trong cuộc sống hàng ngày cho thái độ triết học. Ông tìm thấy một phiên bản của Epoche. Nỗi xao xuyến (Angst) lột trần cái thế giới ý nghĩa được gán trước và chuẩn bị điều đó cho triết gia. Sau đó, khi hiện hữu được hiểu theo nghĩa hẹp (trái ngược với 'hiện hữu của mọi hiện hữu') thay thế Dasein với tư cách là mối quan tâm chính của ông, thì hiện tượng học được thay thế bằng 'lịch sử của hiện hữu' (NII, 415 / ep, 14f.). 'Hiện tượng học' là một trong những từ thời thượng mà BT, một sự chuyển tiếp tình huống ràng buộc với những thứ cao hơn, chắc chắn được sử dụng, nhưng được sử dụng một cách sai lạc (XUX, 28).
__________________________________

Ghi chú:

* Inwood, Michael (1999). A Heidegger Dictionary, (The Blackwell philosopher dictionaries), Blackwell Publishers Ltd., (pp.159-161).

BT Being and Time (Sein und Zeit) (15th ed. Tübingen: Niemeyer, 1979) tr. J. Macquarrie and E. Robinson (Oxford: Blackwell, 1962) (Joan Stambaugh's new translation (Albany: State University of New York Press, 1996) appeared too late for me to make use of it.) (First published in 1927).

CM Husserl E., Cartesian Meditations: An Introduction to Phenomenology, tr. D. Cairns (The Hague: Nijhoff, 1973 (Written in 1929)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét