Phù
Nam nhìn lại: Giải cổ tác gia (VII)
Michael
Vickery
Người dịch: Hà Hữu Nga
Chung
cục Phù Nam
Như Pelliot đã tóm tắt các sử liệu Trung Quốc
về Phù Nam, kết cục của nó đã đến khi xuất hiện Chân Lạp, mà lần đầu tiên người
Trung Quốc nghe được là vào năm 616-617. Các sử liệu cho hay Chân Lạp vốn là
chư hầu của Phù Nam, và “họ của vua nước này là क्षत्रिय* Ksatriya còn tên là चित्रसेन* Citrasena...tổ tiên của ông dần dần phát triển
sức mạnh của đất nước, và Citrasena đã buộc [Phù Nam] phải quy phục...Con trai ông
là ईशानसेना* Īṡānasena đã kế vị ngai vàng và sống tại
thành ईशान*
Īṡāna”. Một phiên bản khác viết rằng
“bỗng nhiên đô thành đã bị Chân Lạp buộc phải quy phục, và ông đã chạy về phía
nam, đến thành 那弗那* Na
Phất Na”. Còn một phán đoán khác cho rằng “vua Ksatriya Īṡāna buổi đầu, vào
giai đoạn ...627-649, đã đánh bại Phù Nam và kiểm soát được lãnh thổ này. Tuy
nhiên trong các triều đại Trung Quốc từ 618 đến 649 “họ [người Phù Nam] lại củng
cố được triều đình” [131].
Vì vậy trong vòng hơn 30 năm đầu thế kỷ VII,
người Trung Quốc đã ghi nhận cả Phù Nam lẫn Chân Lạp. Khi cho rằng Pelliot dịch
tên các vị trị vì Chân Lạp chính xác, không bị ảnh hưởng bởi điều mà các nhà Phạn
học tin là họ đã xác định được về Cambodia sớm, các sử liệu Trung Quốc về giai
đoạn này cũng nhất quán với bi ký địa phương ghi nhận về nhân vật có tên là चित्रसेन* Citrasena với các tước vị bằng tiếng Phạn có
thể hợp lý khi dịch là “vua”, và ông có một người con trai ईशानवर्मन्*
Īṡānavarman, trị vì vào khoảng thời
gian 616-637, đã được ghi trong các bi ký chữ Phạn và chữ Khmer, và có lẽ ông
cũng chính là người đã xây dựng “kinh đô” của mình tại Sambor Prei Kuk, thành ईशानपुर* Īṡānapura [132].
Vậy thì đâu là nơi mà vào các thập niên 620 và
630 có một chính thể đã cử các sứ bộ đến Trung Quốc với tên gọi Phù Nam?
Pelliot cho rằng 那弗那* Na Phất Na, nơi mà vua Phù Nam đã chạy nạn khi bị Chân Lạp tấn
công phải là Kampot. Sau này, khi Coedès thuyết phục được cộng đồng học thuật quan
tâm đến vấn đề ấy rằng kinh đô Phù Nam, 特牧城* thành
Đặc Mục phải ở Ba Phnom, gần sông Mê Kông, thuộc tỉnh Prey Veng ngày nay, thì
người ta cho rằng那弗那* Na Phất Na có thể ở Angkor Borei, một vị trí khó nhận được sự đồng
thuận vì đó là một đô thành được biết là nguy nga nhất trong giai đoạn Phù Nam,
mặc dù ở Ba Phnom chẳng hề có gì chứng tỏ điều đó. Không có gợi ý nào được đưa
ra về điều bất thường này, và quan điểm về sự đồng tồn tại, có lẽ trong vòng 30
năm, của cả Phù Nam và Chân Lạp đã phải gạt qua một bên cùng những ghi chú mù mờ
vớ vẩn, mong rằng không còn ai nhắc đến nữa [133].
Công trình kinh điển của Coedès [Coedès
1964a/1968] chỉ sau Pelliot, nhấn mạnh rằng “Sứ bộ cuối cùng của Rudravarman
(vua Phù Nam cuối cùng) đến Trung Quốc ... vào năm 539, và trong khi đề cập đến
các mối quan hệ tiếp tục giữa Phù Nam và Trung Quốc trong “nửa đầu của thế kỷ
VII”, đã không cho thấy bất cứ tầm quan trọng nào, cũng không hề cố gắng lý giải
về các quan hệ đó. Thay vào đó, chúng ta thấy có sự nhào trộn lạ lùng huyền thoại
Angkor muộn và sự suy đoán liên quan đến các nguồn gốc của Chân Lạp và sự vượt
thắng của nó đối với Phù Nam [134].
Vẫn còn nhiều suy đoán khác về số phận của
hoàng gia Phù Nam đã được đưa ra, và có lẽ tốt hơn cả là nên gạt bỏ chúng đi để
tránh sinh ra những suy đoán khác nữa. Trong lần biên tập đầu tiên công trình États hindouisés [1948, p. 154], Coedès
đã tự hỏi liệu có phải Šailendras (Vua Núi) của xứ Java “đã không cố làm sống lại
cái tước vị của các vị quốc chủ Phù Nam cổ”; và trong lần biên tập thứ hai của
chính cuốn sách đó [Coedès 1964a, p. 168] ông lại tái kcungr cố quan điểm này
“vì J. G. de Casparis đã nhận ra cái tên Naravaranagara
[नरवरनगर* 秀人城* Tú nhân thành*],
kinh đô cuối cùng của Phù Nam ở phía nam bán đảo Đông Dương, dưới dạng Varanara [वरनारी* 秀女* Tú nữ*] trong một bi ký thuộc thế kỷ IX” ở Java, vì
vậy mà đã gián tiếp gợi ra rằng hoàng gia Phù Nam đã chạy đến Java và bằng cách
nào đó đã hưng khởi triều đại शैलइइन्द्र* Śailendras
ở đó.
Đó không chỉ là một mớ suy đoán mơ hồ về một vấn
đề khác, nhưng nếu có thật là “cái tên chữ Hán của một nhà vua thế kỷ V của nước干陁利
Can Đà Lợi
[có lẽ ở Sumatra] có thể được khôi phục là श्री वरनारीइन्द्र* Sri Varanarendra, “Vua của Varanara”, vậy thì
không có mối liên hệ khả thể giữa một Varanara được cho là của Indonesia và một
Naravaranagara [नरवरनगर* 秀人城* Tú nhân thành*] Phù Nam, dù cho rằng việc khôi phục từ các chữ
Hán là chính xác. Tất nhiên việc minh xác cái tên Naravaranagara trong bi ký Cambodia K.49 (664 SCN) đã hỗ trợ cho việc
khôi phục đặc biệt đó, mặc dù không xác định được vị trí của nó, cũng như không
xác định được sự tương hợp của nó với giai đoạn Phù Nam [135].
Coedès [1962, tr. 95] tiếp tục tuyến suy đoán
này khi giải thích rằng Java đã xâm lược Cambodia, mà rõ ràng ông coi là huyền
thoại, có thể được quy cho vương triều Šailendras, “các vua núi, mà tước vị của
họ gợi lại quốc chủ Phù Nam”. Các Šailendras, “các Phật tử giống như những vị
vua Phù Nam cuối cùng...có lẽ có những nguyên do xác đáng...để can thiệp vào
Cambodia, trong đó có lý do đòi lại các quyền của vị quốc chủ xưa của “các vua
núi” Phù Nam đối với đất nước này. Như đã lưu ý ở trên, không hề có bằng chứng
về tước vị “vua núi” đối với các thủ lĩnh Phù Nam, cũng như không hề có những vị
vua cuối cùng chỉ theo Phật giáo mà không theo Ấn Độ giáo. Ý tưởng đó có thể đã
được phát triển từ một cách đọc thiếu cẩn trọng đối với bi ký K.40 có ghi tên
hai vị vua cuối cùng được biết của Phù Nam, जयावर्मन्* Jayavarman và con trai ông là रुद्रावर्मन्* Rudravarman.
Khi công bố công trình này, Coedès viết rằng “hai khổ thơ đầu tiên là để tán
thán Đức Phật...hai khổ tiếp theo dành ngợi ca Vua रुद्रावर्मन्* Rudravarman”,
mà tên ông chính là một trong những cái tên của Šiva; và “khổ thơ thứ năm nói rằng
...vua जयावर्मन्* Jayavarman
đã đích thân bổ nhiệm con của một người brahman [nhấn mạnh thêm] làm giám quan
tài sản hoàng gia”. Với tư cách là một kết
luận khái quát, Coedès cho rằng bi ký này cho thấy “thiên hướng của Ấn Độ giáo
và [nhấn mạnh thêm] Phật giáo” [136].
Vẫn chỉ là một ẩn ý đầy cám dỗ, nhưng khăng
khăng hơn, xuất hiện trong các nhận xét của Coedès về जयावर्मन्* Jayavarman
II. Sự thừa nhận được gợi lên trước đó bởi triều đại Šailendras được cho là tước
vị Phù Nam cổ “vua núi” giúp lý giải cái cách thức mà Jayavarman II, trở về từ
Java, đã thiết lập quyền lực của ông đối với Cambodia”, có nghĩa là, với các
nghi lễ cụ thể, được làm cho trở thành thiết yếu đối với các triều đại Šailendras
của Java khi tự cho mình là những người thừa kế của các quốc chủ cổ xưa của
vùng đất này [tức là các vua Phù Nam]”. [137]
Các ẩn ý này của Coedès cho rằng các vị trị vì
đã bị đánh bại của Phù Nam có thể đã chạy sang Java, ở đó họ đã lập ra một triều
đại Šailendra đã trở thành một hình thức cực đoan trong công trình của Syafei [1977,
tr. 14], khi tác giả khẳng định “Coedès cho rằng gia đình जयावर्मन्* Jayavarman
II...chạy tỵ nạn ở Java trong giai đoạn rối loạn về quyền thừa kế”. Ở đây, có lẽ
Syafei bị ảnh hưởng bởi một quan điểm cực đoan của Coedès năm 1938 mà ông đã
không nhắc lại trong các công trình thông sử sau này, đó là “Gia đình जयावर्मन्* Jayavarman
II rõ ràng là đã chạy tỵ nạn về phương Nam [Indonesia?] trong lúc xẩy ra các rắc
rối [có lẽ vào đầu thế kỷ VIII], trừ phi họ bị bọn cướp biển buộc phải đến đó,
như đã đề cập ở trên [trong các năm 774 và 778, và trên bờ biển Champa, vì vậy
mà mâu thuẫn với giả thuyết đầu tiên]”.
[138]
Sau đó, trong phần kết luận về lịch sử Java, Syafei
cho là vào thế kỷ VIII đã có một cuộc chia rẽ trong hoàng tộc Java về tôn giáo,
đó là nhóm lựa chọn Šaivaism và nhóm lựa chọn Phật giáo Đại thừa. Mặc dù đó
không phải là một ý tưởng mới, và nó rất phổ biến đối với giới học giả châu Âu
sớm khi họ cho rằng các tôn giáo khác nhau thì phải thù địch nhau, nên người ta
tin vào mức độ cực khoan dung giữa Ấn giáo và Phật giáo tại Java. Kết quả của sự
chia tách này, được Syafei cho rằng một hoàng tử Java thoát ra khỏi ảnh hưởng của
Phật giáo Đại thừa đã đến Cambodia, “đánh chiếm” vùng Sambhupura (Sambor thuộc tỉnh
Kratie), xa về thường nguồn sông Mê Kông, và lấy tên là Jayavarman để Khmer hóa
bản thân, và đã để lại bi ký K.103/ AD.770 tại Thbaung Khmum và bi ký K.
134/A.D. 781 ở Sambhupura. Mặc dù các sử gia đôi khi phải đưa ra các giả thuyết,
nhưng giả thuyết này đã vượt quá xa những gì cho phép. [139]
Trước hết, hoàng tử Java được đề cập ở đây đã
được ghi trong bi ký 907 A.D. là Śrī Mahārāja Rakai Panunggalan", nhân vật
thứ hai trong danh mục 9 Śrī Mahārāja [Đại vương Lẫy lừng] sau người sáng lập
vương triều rakai [một tước vị] matarām [một địa danh] sang ratu [vì vua linh thiêng] Sañjaya.
Vì vậy Panunggalan là một vị thủ lĩnh tối cao, không phải là một hoàng tử hạng
hai đi tìm kiếm vận may. Thứ hai, các vị vua ở सम्भुपुर* Śambhupura vào thế kỷ thứ VIII đã được dẫn giải rất rõ ràng
trong bi ký K.124/A.D. 803, bắt đầu với cái tên hoàng gia được truy tặng
Indraloka, tiếp theo là ba hoàng hậu theo chuỗi trực hệ mẹ - con gái, và rõ
ràng là bao quát tối thiểu là 80 năm cuối cùng của thế kỷ VIII. Như Pierre
Dupont đã lưu ý, nếu một vị vua Jayavarman có thể dựng được một bi ký hoàng gia
của riêng mình tại Śambhupura vào năm 781, thì ông ta phải cưới một vị hoàng hậu,
mặc dù Dupont cho rằng जयावर्मन्* Jayavarman
này là số Ibis [I lặp], mà không phải
là जयावर्मन्* Jayavarman
II như sau này Claude Jacques đã xác định. Một vấn đề thứ ba ít quan trọng hơn đối
với lập luận của Syafei cho rằng “hoàn toàn có thể vào năm 770 Panunggalan đã
đánh chiếm सम्भुपुर* Śambhupura”, tức là K. 103/A.D. 770 không ở
Śambhupura, mà phải xa về phía nam Kompong Cham. Bi ký đó cho thấy vùng này
chính là quê hương của जयावर्मन्* Jayavarman
II trẻ tuổi, bắt đầu sự nghiệp của mình từ đó - một giả thuyết bắt đầu được xác
lập trong công trình của Claude Jacques. [140] Thứ tư, toàn bộ quan niệm về một
chiến thuyến Indonesia chinh phục xa về thượng nguồn sông Mê Kông đến Karatie
vào thế kỷ VIII chỉ là điều kỳ quặc, và các cuộc tấn công chớp nhoáng thắng lợi
ở vùng bờ biển Việt Nam và Champa mà Syafei đã dẫn không hề ủng hộ cho quan điểm
của mình, mà thậm chí còn trái lại.
Và cuối cùng, Syafei mặc dù không nhận ra điều
đó, nhưng vẫn phủ nhận bất cứ mối liên hệ nào giữa Phù Nam và vương triều Śailendras
bằng cách thừa nhận rằng tên của họ có nguồn gốc từ một từ thuần túy Indonesia,
selendra thấy trong tước vị của các
thủ lĩnh dapunta selendra trong một
bi ký sớm và trong cách nói rằng “hoàn toàn có khả năng là các Śailendras nổi
tiếng có nguồn gốc tên gọi gia đình họ từ cá nhân họ”. [141] Nếu đúng như vậy thì
cái tên sailendra có lẽ là một sáng tạo thuần túy Indonesia, dưới ảnh hưởng của
Ấn Độ, và có lẽ không có mối liên hệ nào với Phù Nam.
Hơn nữa, vì Phù Nam, trong các mối quan hệ với
Trung Quốc, kéo dài cho đến những năm 630, thì रुद्रावर्मन्* Rudravarman, một thủ lĩnh đã trưởng
thành vào năm 539 không thể là “vị vua cuối cùng”; và những vị vua cuối cùng có
lẽ đã không chạy sang Java vì sự xuất hiện của Chân Lạp. Có thể không loại trừ
trường hợp ईशानर्मन्* Īṡānavarman,
theo bi ký K.53 (xem ở dưới), đại diện cho tính liên tục triều đại từ रुद्रावर्मन्* Rudravarman,
đã tiếp tục cử các sứ bộ đã được Trung Quốc nhận là “Phù Nam”.
Hoshino dẫn một sử liệu đời Đường, rõ ràng đã
bị Pelliot bỏ qua, nói rằng “Chân Lạp bắt đầu hợp nhất hoặc xâm chiếm Phù Nam (lãnh
thổ) từ năm 大同 Đại Đồng (535 – 546) triều Nam Lương”. Mặc dù
tính chất đáng tin cậy của nguồn sử liệu này cần phải được sự đồng thuận của giới
Hán học, nhưng nhận định này vẫn rất phù hợp với chiều hướng suy tàn dần của
Phù Nam khi tuyến thương mại biển bị thay thế bằng con đường hàng hải trực tiếp
nối liền Indonesia với Trung Quốc, và với sự liên tục hành chính từ Phù Nam đến
Chân Lạp được hàm ý trong các bi ký vào thế kỷ VII. [142]
Tính liên tục này có thể thấy rõ ràng nhất
trong một bi ký nổi tiếng nhất của cái gọi là giai đoạn “Chân Lạp”, K.53, có
niên đại năm 667 SCN, được phát hiện ở gần Ba Phnom. Nó cho thấy rất rõ 4 thế hệ
của một gia đình quan chức cao cấp phục vụ cho 5 đời vua, रुद्रावर्मन्* Rudravarman,
“vị vua Phù Nam cuối cùng”, भावर्मन्* Bhavavarman I, चित्रसेन-महेन्द्रर्मन्* Citrasena-Mahendravarman,
ईशानर्मन्* Īṡānavarman,
và जयावर्मन्* Jayavarman
I. [143] Vì giờ đây chúng ta đã biết rằng भावर्मन्* Bhavavarman I có thể là cháu nội của रुद्रावर्मन्* Rudravarman,
còn vị vua thế kỷ VII không có trong danh mục này, भावर्मन्* Bhavavarman
II, là con trai của ईशानर्मन्* Īṡānavarman,
जयावर्मन्* Jayavarman
I là chắt của ईशानर्मन्* Īṡānavarman
theo một tuyến khác, mà ईशानर्मन्* Īṡānavarman
và các con trai ông भावर्मन्* Bhavavarman
và शिवादत्त* Śivadatta,
đều rất năng động trong việc duy trì quyền kiểm soát tối thiểu là đối với hai
vùng bờ biển, ở Tây Bắc và ở phía Nam, thì có lẽ chúng ta có thể giả định rằng các
lãnh thổ được ईशानर्मन्* Īṡānavarman
kiểm soát, đối với người Trung Quốc đều đại diện cho cả Phù Nam và Chân Lạp. [144]
Một bằng chứng khác về tính liên tục Phù Nam –
Chân Lạp là các bi ký K. 44 và K. 1036. Bi ký K.44 là của जयावर्मन्* Jayavarman
I, tại Kampot và được định niên đại là năm 674. Nó được coi là một cơ sở cho vraḥ kamratāṅ añ [vua] रुद्रावर्मन्* Rudravarman,
có lẽ là रुद्रावर्मन्* Rudravarman
của Phù Nam. Nếu Chân Lạp đã chinh phục Phù Nam thì có vẻ bất thường là vua
Chân Lạp जयावर्मन्* Jayavarman
lại bày tỏ sự tôn kính đối với một vị vua già của Phù Nam. Bi ký K. 1036 được viết
vào thời सूर्यर्मन्*
Suryavarman II [thế kỷ XII] tại
Svay Rieng, một vùng phía nam khác có lẽ đã được gộp vào Phù Nam gốc bởi một
gia đình khẳng định là quan chức cao cấp dưới thời tất cả các vị vua từ रुद्रावर्मन्* Rudravarman
qua जयावर्मन्* Jayavarman
II tới सूर्यर्मन्*
Suryavarman II. Mặc dù chúng ta
không thể chắc chắn về tính chính xác của các khẳng định liên quan đến thời
gian 600 năm trong quá khứ, nhưng gia đình này tối thiểu cũng không thấy bất cứ
sự đứt đoạn nào trong tính liên tục của các thế kỷ VI – VII. [145]
Sự ủng hộ ngầm cho quan điểm về tính liên tục
Phù Nam – Chân Lạp thể hiện trong bi ký Baksei Chamkrong của राजेन्द्रर्मन्*
Rājendravarman. Nó không cho thấy
dấu hiệu gì về việc vua Kambuja राजेन्द्रर्मन्* Rājendravarman
và các học giả của ông biết rõ về bất kỳ sự đứt đoạn nào giữa Phù Nam – Chân Lạp,
vì danh mục các vị vua của ông có lẽ trải từ श्रुतर्मन्* Śrutavarman đến रुद्रावर्मन्* Rudravarman,
trong đó gọi là tuyến thứ nhất, sau đó đến जयावर्मन्* Jayavarman II, và ngầm bao gồm toàn bộ các vua
Angkor khác cho đến tận bản thân राजेन्द्रर्मन्* Rājendravarman.
[146]
Gờ đây đến diễn giải của Coedès về bi ký Ta
Prohm thế kỷ XII, biến hoàng tử Phù Nam भावर्मन्* Bhavavarman I trở thành một ông vua Chân Lạp thông
quan hôn nhân với một công chúa Chân Lạp, đã bị Claude Jacques đảo ngược, các
bi ký Dangrek của भावर्मन्* Bhavavarman
và người anh em trai महेन्द्रर्मन्* Mahendravarman
của ông có thể được thấy, vẫn theo Claude Jacques, là các cuộc đột nhập của các
hoàng tử từ xa ở phương nam về phía bắc, rõ ràng là các hậu duệ, có lẽ là những
người cháu nội, như bi ký K.53 ẩn ý, của vị vủa Phù Nam रुद्रावर्मन्* Rudravarman
mà sau đó người con trai của महेन्द्रर्मन्* Mahendravarman là ईशानर्मन्* Īṡānavarman
đã tự gây dựng mình tại “kinh đô” mới ईशानपुर* Īṡānapura
[Sambor Prei Kuk] trở thành vị vua đầu tiên của cái mà người Trung Quốc gọi là “Chân
Lạp”. [147]
Điều đó có nghĩa là các diễn giải của người
Trung Quốc về sự chuyển tiếp Phù Nam – Chân Lạp đơn giản là nhầm lẫn, không còn
nghi ngờ gì nữa, bởi vì người Trung Quốc chủ yếu chú ý đến thương mại và các cảng,
đã có rất ít thông tin về nội tình của chính thể. Một ngày nào đó nếu chúng ta
có thể phát hiện được nguồn gốc tên gọi “Chân Lạp” là gì thì chúng ta có thể hiểu
được nguyên do sự lầm lẫn của họ.
_____________________________
Còn nữa...
Nguồn: Funan
Reviewed: Deconstructing the Ancients. In: Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 90-91, 2003.
pp. 101-143.
* Ghi
chú của người dịch: Các từ có đánh
dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và
tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định
nghĩa của từ mà thôi.
Ghi
chú
131. Pelliot 1903, pp. 272, 274-275.
132. For the terminal date of Īsānavarman' s
reign, see Vickery 1998, pp. 340-342.
133. Coedès 1964a, p. 125; Coedès 1968, p. 1,
and n. 1; Pelliot 1903, p. 274. See also Mauger 1936, p. 93, and the discussion
above.
134. For a critical treatment of this see
Vickery 1994.
135. Coedès 1964a, p. 108; Vickery 1998,
pp.40, 45, 110, 352-353. For Kan-T'o-Li see Wolters 1967, pp. 210-212, 220-22,
passim.
136. Coedès 1931, pp. 8, 12. One should note
other inconsistencies in Coedès' treatment of Funan religion. Although the
Chinese seemed to emphasize the importance of Buddhism in early Funan, Coedès 1964a,
p. 119, wrote, "the two Kaundinyas who hinduized the country were
brahmans; they must have implanted Śivaite rites, which were certainly
flourishing in the 5th century". This ignores two of the three 5th-century
inscriptions, K. 5 and K. 875, both Visnuite, and K. 40 in which Coedès saw
Buddhism as important.
137. Coedès 1964a, pp. 188-189.
138. See Coedès 1938, p. 41 [278].
139. Syafei 1977, p. 17.
140. Dupont 1943-46, pp. 31-32 ; Vickery 1998,
p. 399; Jacques 1972; Jacques 1987, p. 10, "around 770 a young prince...
seized the kingdom of Vyādhapura in the Southeast of Cambodia... this prince
was Jayavarman II". Although Jacques avoided the detailed evidence, it can
only be K. 103/A.D. 770 naming Jayavarman Ibis > Jayavarman II, and K.
109/655 naming Vyādhapura and its second-level chief, both inscriptions found
near Banteay Prei Nokor in the Southeast of Kompong Cham Province. Since his
1972 article, the conclusions of which I accept, Jacques has modified his
descriptions of the career of Jayavarman II more than once. See Vickery 2001.
141. Syafei 1977, p. 15.
142. Hoshino 1993, p. 10, citing "the
Tang Hui Yao [volume 98, Zhen la guo] encyclopedia containing historical
references unused by the annal editors". In favor of its reliability is
another passage quoted by Hoshino, "that Zhen La was north of the Xiao Hai
... (Small Sea) meaning Tonle Sap" (in contrast to 'Great Sea' for the
Gulf), which is accurate for the later T'ang period, after the 7th century. Hoshino
1993, p. 6.
143. On K. 53 see note 84 above. The numbers
of the kings with common names are in brackets because no such distinction is
made in the original sources.
144. For Īsānavarman's control over coastal
areas, and the genealogical details see Vickery 1998, pp. 338-339, 343-372.
145. On K. 1036 see Vickery 1998, pp. 145-146,
364-365, and its recent publication in Pou 2001, pp. 156-163.
146. The Baksei Chamkrong inscription is K.
286, published in Coedès 1952, pp. 88-101.
147. Coedès 1964a, p. 128; Jacques 1979, pp.
372-373; Jacques 1986a, pp. 68-70. Although it is outside the subject of Funan,
it may be useful, since the details have not yet percolated into textbooks or popular
histories, to note that both Porée-Maspero 1950 and Coedès 1951b were on some
points mistaken because the genealogy of the 7th-century kings was not
completely understood. Bhavavarman II was not an outsider, as they imagined,
but a younger son of Īsānavarman, and Jayavarman I was not son of Bhavavarman
II, but great-grandson of Īsānavarman in another line (Vickery 1998, pp.
348-349). Thus, in line with Coedès' argument, and contra Porée-Maspero, there
were five generations of direct patrilineal descent: Rudravarman-Vīravarman-Mahendravarman-Īsānavarman-Bhavavarman
II, and in two of them, Mahendravarman rather than Bhavavarman I (as
interpreted by Jacques), and Bhavavarman II rather than Śivadatta, it was a
younger son who succeeded.
Tài
liệu dẫn
Anderson, John 1981, English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century, Bangkok,
Chalemmit Bookshop.
Aymonier, Etienne 1903, Le Fou-nan, Journal Asiatique 10/1 (janv.-fév. 1903), pp. 109-150.
Bellwood, Peter 1992, Southeast Asia Before History, The Cambridge History of Southeast
Asia, vol. I, pp. 55-136.
Bergaigne, Abel 1882, Les inscriptions sanscrites du Cambodge, Journal Asiatique, pp.
1-56.
Blust, Robert 1992, The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia, in Papers
from the Second Annual Meeting of the
Southeast Asian Linguistics Society, edited by Karen L. Adams and Thomas
John Hudak, pp. 25-83. Arizona State University, Program for Southeast Asian
Studies, Tempe, Arizona, 1994.
Brown, Robert L. 1996, The Dvaravati Wheels of the Law and the Indianization of South East
Asia, Leiden, Brill.
Boisselier, Jean 1963, La statuaire du Champa, Paris, École française d'Extrême-Orient.
Boisselier, Jean 1965, Nouvelles
données sur l'histoire ancienne de la Thaïlande, Conférence, Alliance
française/Centre culturel [Bangkok]. Seven pages, no pagination, introduction
by Marie-Jean Vinciguerra, Attaché culturel.
Boisselier, Jean 1966, Le Cambodge, 1. 1, in Asie du Sud-Est, première partie, Manuel
d'Archéologie d'Extrême-Orient, Paris, Éditions A. et J. Picard et Cie.
Charnvit Kasetsiri 1976, The Rise of Ayudhya, Kuala Lumpur, Oxford University Press.
Coedès, George 1928 E.C. 21, La tradition généalogique des premiers rois
d'Angkor d'après les inscriptions de Yaçovarman et de Râjendravarman, BEFEO
28, pp. 124-40.
Coedès, George 1931 E.C. 25, Deux inscriptions sanskrites du Fou-Nan,
BEFEO 3 1 , pp. 1 - 1 2.
Coedès, George 1938, Le fondateur de la royauté angkorienne et les récentes découvertes
archéologiques au Phnom Kulên, Cahiers de l'École française
d'Extrême-Orient 14, pp. 40-48; republished in George Coedès, Articles sur le
pays khmer, Tome II, pp. 277-284.
Coedès, George 1942, Inscriptions du Cambodge, Vol. 2, Hanoi, EFEO.
Coedès, George 1943-46, Quelques précisions sur la fin du Fou-nan, BEFEO 43, pp. 1-8.
Coedès, George 1948, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de
Boccard.
Coedès, George 1951a, Inscriptions du Cambodge, Vol. 3, Paris, E. de Boccard.
Coedès, George 1951b, Les règles de la succession royale dans l'ancien Cambodge, Bulletin
de la Société des Études Indochinoises, nouvelle série no. 26 (2), pp.l 17-
130.
Coedès, George 1952, Inscriptions du Cambodge, Vol. 4, Paris, E. de Boccard.
Coedès, George 1954, Inscriptions du Cambodge, Vol. 6., Paris, École française
d'Extrême-Orient.
Coedès, George 1962, Les peuples de la Péninsule indochinoise, Paris, Dunod.
Coedès, George
1964a, Les États hindouisés
d'Indochine et d'Indonésie, Paris, Ed. de Boccard.
Coedès, George 1964b, Inscriptions du Cambodge, Vol. 7, Paris, École française
d'Extrême-Orient.
Coedès, George 1966, Liste générale des inscriptions du Cambodge, In Inscriptions du
Cambodge, Vol. 8, pp. 76-225.
Coedès, George 1968, The Indianized States of Southeast Asia, Edited by Walter F. Vella,
Translated by Susan Brown Cowing, Honolulu, University of Hawaii Press.
Dowling, Nancy H. 1999, A New Date for the Phnom Da Images and Its Implications for Early
Cambodia, Asian Perspectives, Volume 38, Number 1, pp. 51-61.
Dupont, Pierre 1941, Variétés archéologiques, BEFEO 41, pp. 233-254.
Dupont, Pierre 1943-46, La dislocation de Tchen-la et la formation du Cambodge angkorien,
BEFEO 43, pp. 17-55.
Dupont, Pierre 1949, Tchen-La et Panduranga", Bulletin de la Société des Études
Indochinoises 24/1, pp. 9-25.
Dupont, Pierre 1952-54, Les débuts de la royauté angkorienne, BEFEO 46, pp. 1 19-76.
Ferlus, Michel 1977, Étude d'une strate de changements phonétiques dans l'ancien Cambodge,
Mon-Khmer Studies 6, pp. 59-67.
Filliozat, Jean 1969, L'inscription dite de Võ-cạnh, BEFEO 55, pp. 107-1 16.
Finot, Louis 1904, Les inscriptions de Mi-son, BEFEO 4, pp. 897-977.
Finot, Louis 1911, Sur quelques traditions indochinoises, In Mélanges d'indianisme
offerts par ses élèves à M. Sylvain Levi, Paris, Ernest Leroux, pp. 193-212.
Finot, Louis 1927, Séance du 14 janvier, Journal Asiatique 210 (janv.-mars), p. 186.
Friedman, Jonathan 1987, Review Essay on Islands of History by Marshall Sahlins, in History
and Theory, Vol. 13, pp. 72-99.
Groslier, Bernard Philippe 1985-86, For a geographic history of Cambodia,
Seksa Khmer 8-9, pp. 3 1 -76.
Hall, D. G. E. 1955, A History of South-East Asia, New York, St. Martin's Press, [reed.
1981].
Hall, Kenneth R. 1985, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia,
Honolulu, University of Hawaii Press.
Higham, Charles and Rachanie Thosarat 1998, Prehistoric Thailand: From Early Settlement
to Sukhothai, Bangkok, River Books.
Hoshino, Tatsuo 1986, Pour une histoire médiévale du moyen Mékong, Bangkok, Editions
Duang Kamol.
Hoshino, Tatsuo 1991, Wen Dan and its Neighbours: The Central Mekong Valley in the Seventh
and Eighth Centuries, typescript, n.p.
Hoshino, Tatsuo 1993, Puram; earliest Chinese sources on Sri Thep and Lopburi, Paper
presented to the Symposium sur les
sources de l'histoire du pays khmer, Paris.
Hoshino, Tatsuo 1995, Reappraisal of the Chinese texts on Shi li Fo Shi: Dvaravati and Sri
Buddha Sei (?), In Southeast Asian Studies, Tokyo University of Foreign
Studies.
Hoshino, Tatsuo 1996a, The
Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the sixth to the
eighth centuries, Paper presented to the 14th I.A.H.A. conference, Bangkok,
May 1996.
Hoshino, Tatsuo 1996b, Chang Zhou (Elephant/Master Province) and Sakolnakhon site in Northeast
Thailand, Paper presented to the 6th International conference on Thai
Studies, Chiang Mai, October 1996.
Jacques, Claude 1972, La carrière de Jayavarman II, BEFEO 59, pp. 205-20.
Jacques, Claude 1979, Funan, Zhenla. The Reality
Concealed by These Chinese Views of Indochina, In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and
Historical Geography, Ed. By R. B. Smith and W. Watson, New York/Kuala
Lumpur, Oxford University Press, pp. 371-389.
Jacques, Claude 1986a, Le
pays khmer avant Angkor, Journal des Savants, janv.-fév., pp. 59-95.
Jacques, Claude 1986b, Cours
Année 1985-1986, Paris, École pratique des hautes études, IVe section,
typescript.
Jacques, Claude 1987, L'Empire angkorien: mythe ou réalité, typescript, Conférence à
Tokyo, 25 June 1987.
Jacques, Claude 1995a, Funan, Zhenla, Srîvijaya, In Les
apports de l'archéologie à la connaissance des anciens États en Thaïlande,
3e Symposium franco-thaï, 11-13 décembre 1995, Bangkok, Silpakon University,
pp. 14-23.
Jacques, Claude, éd. 1995b, Études épigraphiques sur le pays cham,
[Reprint], Paris, École française d'Extrême-Orient (Réimpressions 7).
Karlgren, Bernhard 1923, Analytical Dictionary of Chinese and Sino-Japanese, Dover/New York,
[Reprint, 1 974].
Karlgren, Bernhard 1957, Grammata Serica Recensa, Museum of Far Eastern Antiquities Bulletin
29, Stockholm.
Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải 1995, Văn hóa Óc Eo, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
Loofs, H. H. E. 1979, Problems
of Continuity the pre-Buddhist and Buddhist Periods in Central Thailand, with
Special Reference to U-Thong, in R. B. Smith and W. Watson, eds, Early South East Asia: Essays in
Archaeology, History, and Historical Geography, New York, Oxford University
Press.
Mabbet, Ian and David Chandler 1995, The Khmers, Oxford (UK) / Cambridge (US
A),Blackwell. Manguin, Pierre- Yves.
Mabbet, Ian and David Chandler 1980, The Southeast Asian Ship: An Historical
Approach, Journal of Southeast Asian Studies 11/2, pp. 266-276.
Mabbet, Ian and David Chandler 1985, Sewn-Plank Craft of South-East Asia, a
Preliminary Survey, in Sewn Plank
Boats, Archaeological and Ethnographic papers based on those presesented to
a conference at Greenwich in November 1984, ed. by Sean McGrail and Eric
Kentley, Greenwich, National Maritime Museum (Archaeological Series No. 10, BAR
International Series 276).
Mabbet, Ian and David Chandler 1991, The Merchant and the King: Political Myths
of Southeast Asian Coastal Polities, Indonesia 52, pp. 41-54.
Mabbet, Ian and David Chandler 1993, Palembang and Sriwijaya: An Early Malay
Harbour-City Rediscovered, Journal of the Malaysian Branch of the Royal
Asiatic Society 66/1, pp. 23-46.
Mabbet, Ian and David Chandler 1996, Southeast Asian Shipping in the Indian Ocean
During the First Millenium A.D.", in H. P. Ray & J.-F. Salles
(eds.), Tradition and Archaeology. Early Maritime Contacts in the Indian Ocean,
Lyon/New Delhi, Manohar (Maison de l'Orient méditerranéen/NISTADS),pp. 181-198.
Mabbet, Ian and David Chandler 1999, Srivijaya dans l'oeuvre de George Coedès,
in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, Centre d'Anthropologie
Sirindhorn, 9-10 September.
Mabbet, Ian and David Chandler 2002, From Funan to Srivijaya: Cultural
Continuities and Discontinuities in the Early Historical Maritime States of
Southeast Asia", in 25 Tahun Kerjasama Pusat Penelitian Artkeologi dan
École française d'Extrême-Orient, Makalah Seminar Dimensi Budaya dalam
Membangun Persatuan Bangsa-Bangsa di Asia Tenggara, Palembang, 16-18 July 2001,
Jakarta, 2002, pp. 59-82.
Maspero, Georges 1928, Le royaume de Champa, Paris/Bruxelles, Éditions G. Van Oest,
[reprint. EFEO, 1988].
Mauger, Henri 1935, Angkor Borei, BEFEO 35, p. 491.
Mauger, Henri 1936, Asram Maha Rosei, BEFEO 36, pp. 65-95.
Maurel, Frédéric 1998, The work of George Coedès: views of a young man, Journal of the
Siam Society 86/1-2, pp. 235-238.
Népote, Jacques 1999, Mythes de fondation et fonctionnement de l'ordre social dans la basse
vallée du Mékong accompagnés de considérations sur l'indianisation,
Péninsule 38(1), pp. 33-64.
Paris, Pierre 1952-54, Quelques dates pour une histoire de la jonque chinoise, BEFEO 46,
pp. 267-278.
Pelliot, Paul 1903, Le Fou-Nan, BEFEO 3, pp. 248-303.
Pelliot, Paul 1904, Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du vine siècle, BEFEO 4,
pp. 13 1-385.
Pelliot, Paul 1925, Quelques textes chinois concernant l'Indochine Hindouisée, EFEO
Études Asiatiques II, pp. 243-263.
Porée-Maspero, Éveline 1950, Nouvelle étude sur la Nâgï Somâ, Journal
Asiatique, pp. 237-267.
Porée-Maspero, Éveline 1962-69, Étude sur les rites agraires des Cambodgiens,
3 Vol., Paris/La Haye, Mouton & Co. Pou, Saveros
Porée-Maspero, Éveline 2001, Nouvelles inscriptions du Cambodge, vol.
II & III, Paris, EFEO.
Reid, Anthony 1993, Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol. 2, Chiang
Mai, Silkworm Books.
Reynolds, Craig J. 1995, A New Look at Old Southeast Asia, Journal of Asian Studies 54/2,
pp. 419-446.
Sanderson, D. С W., et. al. 2003, Luminescence dating of anthropogenically
reset canal sediments from Angkor Borei, Mekong Delta, Cambodia, Quaternary
Science Reviews 22, pp. 1111-1121.
Shorto, H. L. 1963, The 32 myos in the medieval Mon kingdom, Bulletin of the School of
Oriental and African Studies 26/3 (London), pp. 572-591.
Stargardt, Janice 1986, Hydraulic Works and South East Asian Polities, In Southeast Asia in
the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner,
Canberra, Australian National University/ Institute of Southeast Asian Studies,
Singapore, pp. 23-48.
Stark, Miriam T. 1998, The Transition to History in the Mekong Delta: A view from Cambodia,
International Journal of Historic Archaeology 2/3, pp. 175-204.
Stark, Miriam T., et. al. 1999, Results of the 1995-1996 Archaeological
Field Investigations at Angkor Borei, Cambodia", Asian Perspectives
38/1, pp. 7-36.
Stein, R. A. 1947, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa,
et ses liens avec la Chine, Han-Hiue Bulletin du Centre d'études sinologiques
de Pékin 2, pp. 1-335.
Stuart-Fox, Martin 1998, The Lao Kingdom of Lan Xâng: Rise and Decline, Bangkok, White Lotus
Press.
Syafei, Soewadji 1977, The Relation Between Cambodia and Indonesia in the 8th to 9th Century"
[sic], Majalah Arkeologi, Indonesia, pp. 14-18.
Thurgood, Graham 1999, From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language
Contact and Change, Honolulu, University of Hawaii.
Vickery, Michael 1972, The 'Kalpana' documents in a review of three collections of Thai historical
documents, Journal of the Siam Society 60/1, pp. 397-410.
Vickery, Michael 1977, Cambodia after Angkor, the Chronicular Evidence for the Fourteenth to
Sixteenth Centuries, Ph.D. Yale University, dec. 1977 [Ann Arbor:
University of Michigan, University Microfilms].
Vickery, Michael 1979, A New Tâmnàn About Ayudhya, Journal of the Siam Society 67/2, pp. 1
23- 1 86.
Vickery, Michael 1986, Some Remarks on Early State Formation in Cambodia, In Southeast
Asia in the 9th to 14th Centuries, ed. by David G. Marr and A. C. Milner,
Canberra/Singapore, Australian National University (Research School of Pacific
Studies) / Institute of Southeast Asian Studies, pp. 95-115.
Vickery, Michael 1987, Review of K. R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early
Southeast Asia, in Journal of Asian Studies 1987, pp. 21 1-213.
Vickery, Michael 1994, Where and What was Chenla?, In Recherches nouvelles sur le
Cambodge, dir. By F. Bizot, Paris, EFEO (Études thématiques I), pp. 197-212.
Vickery, Michael 1998, Society, Economies, and Politics in Pre-Angkor Cambodia: the 7th-8th
Centuries, Tokyo, The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco/The
Toyo Bunko.
Vickery, Michael 1999a, The Khmer Inscriptions of Roluos (Preah Ko and Lolei): Documents from a
Transitional Period in Cambodian History, Seksa Khmer n. s. 1 (jr- 1999),
pp. 47-93.
Vickery, Michael 1999b, Coedès' Histories of Cambodia, in Colloque George Coedès aujourd'hui, Bangkok, CEDREFT, 9-10 September 1999.
Vickery, Michael 2001, Resolving the Chronology and History of 9th-Century Cambodia",
SiksucakrZ (Newsletter of the Center for Khmer Studies, CKS, Siemreap, July
2001), pp. 17-23.
Wang Gungwu 1958, The Nanhai Trade, Journal of the Malaysian Branch Royal Asiatic
Society 3 1/2, pp. 1-135.
Wheatley, Paul 1961, The Golden Khersonese, Kuala Lumpur, University of Malaya Press.
Wheatley, Paul
1974, The Mount of the Immortals: A note on Tamil cultural influence in
fifth-century Indochina, Oriens Extremis, Vol. 21, part 1, pp. 97-108.
Wheatley, Paul 1983, Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions,
University of Chicago (Research Paper Nos. 207-208, Department of Geography).
Wheatley, Paul 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In
Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H.
Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.
Wheatley, Paul 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.
Wolters, O. W. 1966, A Note on the Capital of Srivijaya During the Eleventh Century, In
Ba Shin, J. Boisselier & A. B. Griswold, eds., Essays Offered to G. H.
Luce, Ascona, Artibus Asiae (Supplementum 23), I, pp. 225-239.
Wolters, O. W. 1967, Early Indonesian Commerce, Ithaca, Cornell University Press.
Wright, Michael 1999, The Nation, section Cl "Focus", "The Quest for
Bronze", Bangkok, 28 June.
chân thành cảm ơn tác giả về bản dịch. Bài viết của Vickery là một tài liệu/ cách đánh giá rất hay về chính thể "Funan".. cháu rất mong có dịp được học hỏi quan điểm của tác giả với những vấn đề Vickery đặt ra.
Trả lờiXóanếu có thể cháu xin phép tác giả cho biết địa chỉ email/ facebook ạ ... cháu cảm ơn nhiều :)
Trả lờiXóaBạn Chi Nguyễn thân mến,
Rất vui được bạn đọc thăm hỏi, tôi nghĩ rằng đó là niềm động viên lớn đối với một người viết/dịch và chuyển tải tri thức để chia sẻ với mọi người.
Tôi có địa chỉ facebook, nhưng chỉ để trống đấy thôi. Mọi thứ cuốn hút thời gian và tâm trí tôi là ở cái Kattigara Echo này.
Địa chỉ Email của tôi là: ngahahuu@gmail.com
Một lần nữa xin cảm ơn và luôn mở rộng cửa chào đón bạn đọc với các comments, trao đổi thông tin, thắc mắc, câu hỏi, v.v...
Thân
Hà Hữu Nga
dạ vâng ạ
Trả lờiXóa