Đánh giá lại quan hệ Trung
Quốc và Đông Nam Á thời nhà Minh thế kỷ XV (I)
Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu
Ở Trung Quốc, vào đầu thế kỷ XIV, nhà Nguyên đã trải qua một sự
suy thoái về cả quyền lực chính trị lẫn sức mạnh quân sự. Tình trạng này đã đưa
lại cơ hội và động cơ cho những nỗ lực về quyền lực và tự vệ một cách giản đơn
của các tay chơi chính trị khác. Tình trạng quân sự hóa cao của xã hội Trung Quốc
thời kỳ này đã xác định rằng cuộc chiến tranh giữa những người trung thành với
nhà Nguyên, các thủ lĩnh tự vũ trang địa phương, bọn buôn lậu, và các giáo phái
phiến loạn đã diễn ra trong hầu hết các thập kỷ tiếp theo. Vào những năm 1350,
các cuộc nổi loạn đã đưa đến nước “Trung Quốc” mà các vua nhà Nguyên đã kiểm
soát bị chia thành những chính thể khác nhau và chiến tranh với nhau. Một thủ
lĩnh của một nhóm phiến loạn là 朱元璋 Chu Nguyên Chương đã thực sự có khả năng kiểm soát
ngày càng nhiều vùng rộng lớn và xây dựng một nhà nước Trung Quốc có tên là 大明 Đại
Minh. Với việc xây dựng kinh đô ở 南京 Nam Kinh năm 1368, Chu
đã bắt đầu kiến tạo một triều đại kéo dài cho đến tận năm 1644. [1] Tuy nhiên
ngay sau khi xây dựng kinh đô, quan quân nhà Minh vẫn cần lao vào các trận chiến
lớn với các lực lượng cạnh tranh. Một trong những chiến trận như vậy là cuộc vật
lộn với một người trung thành với nhà Nguyên Kökö Temür [擴廓帖木兒* Khoách
Khuếch Thiếp Mộc Nhi] vào năm 1370 với 85.000 quân và
15.000 ngựa chiến bị bắt. Tuy nhiên vào thời gian đó, quân đội nhà Minh đã chiếm
được kinh thành 大都 Đại Đô của nhà Nguyên, đổi tên thành 北平 Bắc Bình và một nhà nước mới đã được chuẩn bị một cách đầy đủ.
Nhà Minh thực thi chính sách đối nội và đối ngoại săn đuổi những
người Mông Cổ khỏi Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, và thái tổ nhà Minh đã gây ra
tình trạng hoảng loạn ở nơi cuối cùng là kinh đô của ông. [2] Sau khi xây dựng
xong thủ đô tại Nam Kinh, lập thái tử và hoàng hậu, sắp đặt lục bộ và bổ nhiệm
các quan chức cao cấp, ông ban hành một đạo luật mới của nhà Minh, làm nền tảng
cho triều đại mới. Trong những năm 1370, Minh Thái tổ 明太祖 Chu Nguyên Chương đã mở rộng bộ
máy hành chính của nhà Minh và, một phần là vì bệnh hoang tưởng gia tăng, ông
đã xây dựng một lực lượng lớn hoạn quan hoàng cung làm đội ngũ tay chân thân
tín và làm đối trọng cân bằng với hệ thống quan lại trong guồng máy hành chính.
Bộ máy hành chính do ông tạo ra chủ yếu là để duy trì sự tồn tại cho triều đại
của mình. Chính cấu trúc hành chính đế chế này đã khởi xướng và thực thi cả chính
sách đối nội, lẫn đối ngoại của nhà Minh trong 280 năm tiếp theo.
Chính sách đối ngoại của
nhà Minh và Đông Nam Á
Như đã thể hiện trong cả các văn bản chữ Hán chính thức và không
chính thức, các vua chúa nhà Minh tự thể hiện mình, hoặc tối thiểu là tự mô tả
mình là thế thiên hành đạo để cai trị Trung Quốc, và quyền cai trị của họ mở rộng
ra “toàn bộ Thiên hạ”. Vai trò đó đòi hỏi họ phải phong tước cho thủ lĩnh của các
chính thể xung quanh mong được triều cống thường xuyên với nhà Đại Minh. Như vậy có nghĩa là nó tạo ra các cơ sở nghi lễ và tu từ học cho các mối quan hệ của
nhà Minh với các chính thể vượt khỏi tầm kiểm soát hành chính của nó. [3]
Có một điều rất rõ ràng là không phải tất cả các vua chúa của các
chính thể Đông Nam Á đều đồng ý với cách hiểu như trên về vị trí của họ đối với
Trung Quốc, ngay cả từ các văn bản chữ Hán. Chẳng hạn vào giữa thế kỷ XV, Krung
Phra Nakhon Sri Ayudhya, vua Ayudhya đã từ chối đáp ứng đòi hỏi của sứ bộ nhà
Minh phải quay đầu về phía bắc bái vọng hoàng đế nhà Minh và đã an trí viên
chánh sứ Minh ở Ayudhya cho đến chết. [4] Tuy nhiên, mặc dù có các ví dụ như vậy,
nhưng việc được nhà Minh thừa nhận tỏ ra là rất quan trọng đối với vua chúa ở một
số nơi và có vai trò rõ ràng đối với các chính thể và các nền kinh tế Đông Nam
Á trong giai đoạn này. Nhà Minh đã đóng vai trò làm đối trọng với các bá chủ
khác chẳng hạn như Majapahit, vừa tạo điều
kiện để các chính thể có mối quan hệ thương mại “cống nạp” với Trung Quốc, vừa
đảm bảo cho họ lựa chọn một hệ thống an ninh. Việc tham gia vào hệ thống này đã
được chấp nhận một cách công khai trong các biên niên sử Việt, trong đó chẳng hạn,
có ghi rằng vua Đại Việt “求封 cầu
phong” của nhà Minh vào năm 1457. [5]
Các mối quan hệ của nhà Minh với Đông Nam Á tùy thuộc vào mối quan
tâm học vấn, [6] và dựa trên cơ sở các công trình này, có một số thứ manh tính
phổ biến liên quan đến nhà Minh. Cần phải xác định ngay từ đầu rằng thường
xuyên có các cuộc trao đổi sứ bộ giữa nhà Minh và các chính thể của Đông Nam Á.
Một trong những hành động đầu tiên của nhà Minh khi nắm trọn quyền lực là cử
các quan chức đến các chính thể khác để tuyên bố về triều đại mới. Các sứ bộ
nhà Minh cũng được cử đến cả các chính thể này để thực hiện các chức năng
“phong tước”, hoặc viếng lễ tang các vị vua chúa ở đó. Các sứ bộ này thường
giám sát các viên thư lại 給事中 cấp
sự trung của các bộ phận khác nhau thuộc 六科 lục khoa. Dưới đây là một số ví dụ cho thấy các chức năng của các
sứ bộ này.
1. Dâng
lễ viếng vua Champa chết năm 1452. [7]
2. Dâng
lễ viếng vua Siêm chết và phong tước cho tân vương Siêm năm 1453. [8]
3. Phong
tước cho Hồi vương Malacca năm 1459. [9]
4. Phong
tước cho vua An Nam năm 1460. [10]
5. Phong
tước cho vua Champa năm 1478. [11]
Một yếu tố quan trọng khác trong
các mối quan hệ qua lại giữa nhà Minh và Đông Nam Á là các “cống sứ” từ các
chính thể Đông Nam Á đến Minh triều, và đây chính là một yếu tố thương mại rất
rõ ràng. Các sứ bộ này là chủ đề của hàng loạt bài viết và là một chỉ dẫn tuyệt
với có thể được sử dụng để tối thiểu cũng truy tìm được con đường mà các sứ bộ
thuộc các chính thể Hồi giáo Đông Nam Á đến với Minh triều vào thế kỷ XV. [12]
Tình trạng thiếu quan tâm đến các sứ bộ này trong bài viết này là thực ra lại
là một chức năng nhiều nghiên cứu đã được thực hiện hơn là một chỉ báo về tầm
quan trọng tương đối của chúng.
Cho dù có là người hoài nghi về mức
độ phản ánh những gì diễn ra tại Đông Nam Á trong thế kỷ XV của các văn bản tiếng
Hán, hoặc cho dù chỉ quan tâm đến việc “cầu phong” và các “quan hệ triều cống” những
gì mà các văn bản nhà Minh đã viết thì cũng không có gì khác hơn các tiểu tiết
giao lưu, trao đổi ngoại giao giữa các chính thể, thì chúng ta vẫn có thể nói
tương đối chắc chắn rằng trong suốt thế kỷ XV nhà Minh đã rất quan tâm đến Đông
Nam Á.
Để xem xét các hiệu quả
mà nhà Minh tác động lên vùng Đông Nam Á trong thế kỷ XV, trước hết có lẽ cần
phải nhìn vào những gì mà các chính sách này theo đuổi liên quan đến khu vực mà
các vua chúa nhà Minh thay nhau cai trị. Việc nghiên cứu biên niên sử về các
chính sách đã giúp soạn thảo phần đầu tiên của bài viết này, và công việc tiếp
theo của tôi là cố gắng tổng hợp các chính sách và các hoạt động riêng biệt nhằm
lý giải một cách chặt chẽ hơn về phương thức mà nhà Minh và các tác nhân của nó
tác động đến Đông Nam Á trong suốt thế kỷ đó.
Các chính sách của
Minh Thái tổ đối với Đông Nam Á/ thời Hồng Vũ (1368-98)
Ngay buổi đầu triều đại
của mình, Chu Nguyên Chương, Hoàng đế đầu tiên của nhà Minh đã ban chiếu chỉ
cho các thế hệ sau. Các chỉ lệnh này bao gồm chỉ dụ cho 都督府 Đô đốc phủ tại các vùng phải đương đầu với vị thế bị nước ngoài đe
dọa đến chính thể nhà Minh, và cả những vùng không ở vào tình thế đó. Ông cho rằng
những vungùng phía bắc là nguy hiểm, trong khi đó những vùng phía nam thì không
tạo ra tình thế bị đe dọa, và không phải chịu đòn tấn công tùy tiện. [13] Nhưng
cho dù thực tế như vậy, hoặc là hậu quả của thực tế như vậy thì các chính thể ở
phía nam của nhà Minh cũng vẫn phải chịu những tác động nặng nề nhất của quá
trình bành trướng của nhà Minh trong thế kỷ tiếp theo.
Quá trình xâm lược các
chính thể Vân Nam
Năm
1369, không lâu sau khi 朱元璋 Chu
Nguyên Chương lập nên triều đại Minh, ông ta đã gửi tối hậu thư đến 雲南日本等國 Vân Nam, Nhật Bản và các nước đồng hạng. [14] Việc sớm công nhận Vân Nam như một 國
“quốc gia” bên ngoài nước Minh ngay lập tức thay đổi sau
đó. Vào năm 1380, Vân Nam đã bị coi là lãnh thổ Trung Quốc từ đời nhà Hán, [15]
và nhà Minh đã huy động 250.000 lính tấn công chính thể này, chiếm大理
Đại Lý, 庐江, Lư Giang và 金歯 Kim Xỉ vào năm 1382. Nhờ đó Minh Thái tổ đã kiểm soát các trung tâm đô
thị chủ yếu tại vùng tây bắc của Vân Nam ngày nay, kể cả các vùng của người
Thái. Vào năm 1387, Minh Thái tổ đã bành trướng tham vọng và chuẩn bị mở cuộc tấn
công vào chính thể 擺衣 Bãi Y (Möng Mao) về phía nam của
các vùng đất mà ông ta đã chinh phục trước đó, ông ta đã cử một viên tướng đến
Tứ Xuyên mua 10.000 trâu bò cày kéo để giết thịt nuôi quân trong một cuộc viễn
chinh lâu dài. Dưới sự chỉ huy của 沐英 Mộc Anh, quân
Minh đã tấn công người 擺衣 Bãi Y bằng hỏa khí, chém giết hơn 30.000 người. [16] Sau
đó 思倫發 Tư Luân Phát, vua người Bãi Y bằng
mọi giá đã cản phá cuộc viễn chinh chống lại ông, được bù lại bằng việc ông được
công nhận là vua của người Bãi Y! [17] Khi 刀幹孟 Đao Can Mạnh nổi loạn chống lại 思倫發 Tư Luân Phát, bằng cách tách những vùng đất rộng lớn ra khỏi ông để
đáp lại ông. [18] Nhà Minh cũng đã phá vỡ lãnh thổ cũ của ông thành các chính
thể 麓川 Lộc Xuyên, 孟養 Mạnh Dưỡng, 木邦 Mộc Bang, 孟定 Mạnh Định, 廬江 Lư Giang, 灣甸
Loan Điện, 幹崖 Can Nhai, 大侯 Đại Hầu, tất cả đều dưới quyền của những kẻ trị vì
riêng biệt. [19] Đây là mở đầu của chính sách chia để trị đã được nhà Minh theo
đuổi ngay từ đầu, và nó đã có tác động sâu sắc đến các chính thể của người Thái
vùng thượng du.
Các “thổ ty” ở Vân Nam
Các “thổ ty” ở Vân Nam
Các chính thể mới tại
Vân Nam được “sáng tạo” (hoặc được công nhận) dưới triều đại đầu tiên của nhà
Minh được người Minh gọi là 土司 Thổ ty, vì các chính thể này ban đầu thường được để
thuộc quyền kiểm soát của các thổ tù theo chế độ cha truyền con nối. Thông qua
các thổ tù này nhà Minh thực thi quyền kiểm soát và can thiệp sâu vào quá trình
bóc lột kinh tế bằng chế độ cống nạp và các loại thuế, binh dịch, lao dịch khác
nhau.
Thổ ty 車里
Xa Lý (Chiềng Hung, Chiềng Rung, nay là 景洪 Cảnh Hồng), một
chính thể của người Thái là tiền thân của Sipsong Panna, được
công nhận là một 土司 Thổ ty vào năm 1384 với vị thủ lĩnh đầu tiên là “Trưởng
quan”. Năm 1385, nhà Minh đã thành lập 因遠羅必甸長官司 - Nhân viễn la tất điền Trưởng quan ti tại 沅江府
Nguyên
Giang phủ, Vân Nam (cạnh sông Hồng). Chính thể này của người Thái có một “Trưởng lưu
quan” và một “Phó trưởng quan”. Lưu quan là một bộ phận trong chính sách cán bộ
của nhà Minh, trong khi cấp phó rõ ràng là thành viên của một gia đình thổ tù
cha truyền con nối. [20] Vậy là ở đây chúng ta đã thấy những bước khởi đầu của
quá trình các chính thể cũ của Đông Nam Á bị hấp thu dần dần vào nhà nước Trung
Quốc.
Bóc lột kinh tế Vân Nam
Trong quá trình hấp
thu dần dần vào nhà Minh, các chính thể này phải chịu hàng loạt yêu sách cống nạp,
binh dịch, lao dịch, các sắc thuế và nhiều yêu sách khác. Chẳng hạn đối với trường
hợp chính thể của người Tai Mao 卯江傣人 [người
Thái vùng sông Mão] sinh sống hàng ngàn đời tại vùng 麓川/平緬宣慰使司
Lộc Xuyên/ Bình Miễn Tuyên úy Sử ty, năm 1397 nhà Minh đòi 思倫發 Tư
Luân Phát phải cống nạp 15.000 ngựa, 500 voi và 30.000 trâu bò.
[21] Tiếp đó họ còn đòi nộp một số lượng bạc lớn đổi lấy khoản công lao dịch đối
với người dân Lộc Xuyên. Theo yêu sách ban đầu, số bạc phải nộp hàng năm là 6.900
lạng [22], sau đó tăng lên gấp ba là 18.000 lạng. Thực tế người
dân vùng này không thể nào thỏa mãn được với yêu sách đó thì số bạc quy định lại
trở về yêu sách ban đầu. [23] Nhiều khoản cống phú, lao dịch khác nữa đã bị áp
đặt cho các chính thể trong vùng Đông Nam Á, thông qua việc sử dụng hoặc đe dọa
sử dụng tấn công quân sự.
Cống nạp/Thương mại
Thời Hồng Vũ được đánh
dấu bởi việc nhà Minh thường xuyên cử sứ bộ đến các chính thể ngoại quốc và tiếp
đón các sứ bộ thuộc các chính thể Đông Á và Đông Nam Á gồm An Nam, Champa,
Cambodia, Xiêm, Giao Chỉ, Tam Phật tề, Java, Nhật Bản, Lưu Cầu, Brunei, và Triều
Tiên. Rõ ràng họ đã đến Trung Quốc theo các điều khoản nhân nhượng thương mại đối
với các đoàn cống sứ và nhận các phần thưởng do nhà Minh ban phát cho các vua
chúa dâng “cống vật”. [24] Tuy nhiên cỗ máy ngoại giao – thương mại cũng được
nhà Minh sử dụng ngay trong chính thể của mình để gây tác động và kiểm soát các
địa phương. Đó là vụ bê bối của Tể tướng [1377 - 1380] nhà Minh 胡惟庸
Hồ Duy Dung về tội lộng quyền và mưu phản, rồi bị Hoàng
đế Chu Nguyên Chương hành quyết. [25] Việc Hồ Duy Dung có thể can dự vào hàng loạt
mối quan hệ ngầm với các chính thể Đông Nam Á đã được Wolters, [26] đề cập và không cần
phải lặp lại ở đây. Chỉ cần nói rằng các thành viên của bộ máy quan liêu nhà
Minh đã can dự rất sâu vào chính trị Đông Nam Á trong thập niên 1390.
Cấm biển
Đầu thập niên 1370, người dân ven biển Trung Quốc bị cấm
ra biển chỉ trừ các phái bộ của triều đình. [27] Không lâu sau đó, các viên tướng
vùng Phúc Kiến ngầm cử người đi biển buôn bán đều bị trừng phạt. [28] Lệnh cấm
được đưa ra vào năm 1381 [29] và 1384 [30] hơn nữa, đích thân Hoàng đế ban chỉ
dụ “cấm ngặt dân chúng không được tiếp xúc với người Phiên” [31] vào năm 1390.
[32] Tần số xuất hiện thường xuyên của các lệnh cấm này chững tỏ rằng chúng
không có hiệu lực, và lý do mà Hoàng đế phải hạ chỉ là “trong thời gian này ở
Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang và Phúc Kiến có những kẻ ngu dốt không biết
về việc này [các lệnh cấm] vẫn ngang nhiên buôn bán với Phiên nhân”. Sử liệu năm
1394 cho thấy những hạn chế ngặt nghèo áp đặt cho thương nhân ngoại quốc đến
Trung Quốc, chỉ có Lưu Cầu, Cambodia và Xiêm mới được phép đến triều đình dâng
cống vật. Trong thời gian này, dân thường Trung Quốc bị cấm sử dụng bất kỳ hàng
hóa hoặc hương liệu nào của Phiên nhân. [33] Lệnh cấm ra nước ngoài buôn bán đã
được lặp lại vào năm 1397. [34] Phải chăng các lệnh cấm thực sự tác động đến thương mại biển giữa nam
Trung Quốc và Đông Nam Á này, là một cái gì đó không được thể hiện rõ ràng
trong các văn bản của Minh triều và có lẽ chỉ thông qua các nghiên cứu khảo cổ
học thì mới có thể ráp lại được tình trạng suy thoái và các luồng hàng hóa trong
thương mại biển giữa Trung Quốc và Đông Nam Á trong giai đoạn này.
_________________________________________
Nguồn: Ming
China and Southeast Asia in the 15th Century: A Reappraisal, Asia Research Institute Working
Paper Series No. 28.
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt
Phu)
là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên
niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the
Ming Shi-lu [明實錄
Minh Thực lục*]:
An Open Access Resource,
cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ
biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and
Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên
cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.
Tài
liệu dẫn
1. For more detailed accounts of the
demise of the Yuan dynasty and the founding of the Ming, see F.W.Mote, Imperial
China 900-1800, Cambridge Mass., Harvard University Press, 1999, pp.
517-583; and also F.W. Mote, “The Rise of the Ming Dynasty 1330-1367” in Cambridge
History of China,Cambridge, Cambridge University Press, Vol. 7, pp 11-15.
2. Zhu Yuan-zhang had inspected Kai-feng, the former
Song capital, and his birthplace of Feng-yang (Hao-zhou), as well as the Han
and Tang capitals of Xi-an, as his potential capitals. He did,
however,subsequently decide to remain at Ying-tian (the modern Nan-jing),
possibly because of its distancefrom the Mongol heartlands.
3. For some broad-ranging studies of imperial China’s
foreign relations, see the essays within J.K. Fairbank (ed.), The Chinese
World Order: Traditional China’s Foreign Relations, Cambridge,
Massachussetts, 1968; Morris Rossabi (ed.) China Among Equals: the Middle
Kingdom and Its Neighbors 10th-14th Centuries; and Mark Mancall (ed.), China
at the Center: 300 Years of Foreign Policy (Transformation of Modern China
series.) NewYork, Free Press, 1984.
4. Ming
Xian-zong shi-lu, juan 229.4a and Wu-zong shi-lu, juan 2.19a.
5. Chen Ching-ho, 陳荊和 (編校) 校合本 <大越史記全書>
(3 本), (Đại Việt sử ký
toàn thư ), Tokyo, 1985-86. See pp. 635 and 641.
6. The works of Wang
Gungwu, J.V.G. Mills, Oliver Wolters, Roderich Ptak and Sun Laichen are notable
in this area, and include: Wang Gungwu’s “The Opening of relations between
China and Malacca” in J.S. Bastin and R. Roolvink (eds.) Malayan and
Indonesian Studies: Essays Presented to Sir Richard Winstedt, London, pp
87-104; “Early Ming relations with Southeast Asia: A Background Essay, in
Fairbank, The Chinese World Order, “The First Three Rulers of Malacca”
in Journal of the Royal Asiatic Society Malaysian Branch, Vol. 41
(1968), pp. 11-22; and “China and Southeast Asia 1402-24” in J. Chen and N.
Tarling (ed.) Social History of China and Southeast Asia, Cambridge
1970, pp. 375-402: J.V.G. Mills’ Ma Huan,Ying-yai Shen-lan, "The
Overall Survey of the Ocean's Shores" [1433], Cambridge University
Press for the Hakluyt Society, Extra Series No. XLII, 1970; and “Chinese
Navigators in Insulinde about A.D. 1500” in Archipel 18 (1979), pp.
69-93; Oliver Wolters’ The Fall or Srivijaya in Malay History, Ithaca,
Cornell University Press, 1970; Roderich Ptak’s essays collected in China
and the Asian Seas: Trade, Travel, and Visions of the Other (1400-1750), Ashgate,
(Collected Studies, 638), 1998 and China's Seaborne Trade With South and
Southeast Asia 1200-1750, Ashgate (Collected Studies, 640), 1999; and Fei
Hsin, Hsing-ch’a sheng-lan: The overall Survey of the Star Raft, translated
by J.V.G. Mills; revised, annotated and edited by Roderich Ptak,
Harrassowitz Verlag, Wiesbaden 1996: and Sun Laichen’s “Chinese Military Technology
and Dai Viet: c. 13901497” in Nhung Tuyết Trần & Anthony Reid (eds.), Viet
Nam: Borderless Histories (Madison, Wisconsin: University of Wisconsin
Press); “Military Technology Transfers from Ming China and the Emergence of
Northern Mainland Southeast Asia (c. 1390–1527)” in Journal of Southeast
Asian Studies Volume 34: 3 (October 2003), ", and “Chinese Military
Technology and Dai Viet: c. 1390-1497, http://www.ari.nus.edu.sg/docs/wps/wps03_011.pdf
7. Ying-zong shi-lu, juan
218.1a.
8. Ying-zong shi-lu, juan
225.11a-b.
9. Ying-zong shi-lu, juan
306.5a-b.
10. Ying-zong shi-lu, juan
306.5a-b.
11. Xian-zong shi-lu,
juan 181.2a-b.
12. Watanabe Hiroshi, “An Index of
Embassies and Tribute Missions from Islamic Countries to MingChina (1368-1466)
as recorded in the Ming Shih-lu, Classified According to Geographic Area” in Memoirs
of the Research Department of the Toyo Bunko, No. 33 (1975), pp. 285-347.
13. Tai-zu shi-lu,
juan 68.4a-b.
14. Tai-zu shi-lu,
juan 39.1b. Another reference to Yun-nan as a country can be found at Tai-zu
shi-lu, juan 53.9a-b.
15. Tai-zu shi-lu,
juan 138.5a-b.
16. Tai-zu shi-lu,
juan 189.14b-16a.
17. Tai-zu shi-lu,
juan 198.2a-b.
18. Tai-zu shi-lu,
juan 255.2a-b and 255.8a-b.
19. Tai-zong shi-lu,
juan 15.2a and 16.3a.
20. Tai-zu shi-lu,
juan 172.5b.
21. Tai-zu shi-lu,
juan 190.3b.
22. A Chinese unit of
weight, often referred to as a “Chinese ounce”. During the Ming, it averaged
37grams.
23. Tai-zong shi-lu,
juan 17.6a.
24. In 1384, it was stated
that the accompanying goods brought by tribute envoys were not to be taxed. See
Tai-zu shi-lu, juan 158.5b.
25. The failure to advise
the Emperor of the arrival of the Cham envoys in 1379 was apparently the
actwhich sparked investigations of Hu Wei-yong and colleagues. This led to his
jailing and eventual death,together with a further reportedly 15,000 other
individuals. For further details, see Chan Hok-lam’s account of Hu Wei-yong in
L. Carrington Goodrich and Chaoying Fang’s Dictionary of MingBiography,
New York, Columbia University Press, 1976, pp. 638-641. See also Frederick W.
Moteand Denis Twitchett, The Cambridge History of China –Volume 7: The Ming
Dynasty 1368-1644 Part1, pp. 155, 162-64.
26. O.W. Wolters, The
Fall of Srivijaya in Malay History, Oxford, OUP, 1970, pp. 68-70.
27. Tai-zu shi-lu,
juan 70.3b.
28. Tai-zu shi-lu,
juan 70.7a-b.
29. Tai-zu shi-lu,
juan 139.7a.
30. Tai-zu shi-lu,
juan 159.4b.
31. A generic term for
foreigners, often used to refer to those who came from the maritime realm.
32. Tai-zu shi-lu,
juan 205.4a.
33. Tai-zu shi-lu,
juan 231.2a-b.
34. Tai-zu shi-lu,
juan 252.2b
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét