Đánh giá lại các cuộc đi biển của Trịnh Hòa (I)
Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới
thiệu
Ngày
nay trên toàn thế giới, hoặc chí ít là trong các xã hội Trung Quốc, xuất hiện một loạt
vấn đề có thể được coi là nhận thức “phổ thông” về viên đô đốc hoạn quan thời
Minh Trịnh Hòa và các chuyến hải hành do ông chỉ huy vào đầu thế kỷ 15. Các
quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng bằng các đoạn trích dưới đây:
從鄭和時代到社會主義建設新時期,鄭和下西洋的事跡成爲中華民族進行愛國主義教育的一片很好的教材. 黃慧珍薛金度《鄭和研究八十年 》.
“Từ
thời Trịnh Hòa đến các giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành tựu của
Trịnh Hòa trong những chuyến hải hành của ông đến Tây Dương đã trở thành những
tư liệu tuyệt hảo để tiến hành giáo dục lòng yêu nước cho dân tộc Trung Hoa”. [Hoàng
Tuệ Trân, Tiết Kim Độ]
正是这样友好的外交活动,郑和七次下西洋的整个活动中没有占领邻国一寸土地,没有建立一个军事要塞,没有夺取他国一份财富,在商业,贸易活动当中,采取了厚往薄来的做法,赢得了沿途各国人民的欢迎和赞扬. 中國交通部副部长徐祖远, 2004 年 7 月
“Vì vậy mà đây là những hoạt động ngoại giao hữu
hảo. Trong toàn bộ bảy chuyến hải hành đến Tây Dương, Trịnh Hòa không hề chiếm
một tấc đất, lập một cứ điểm, hoặc chiếm đoạt bất cứ chút tài vật nào của các
nước láng giềng. Trong các hoạt động thương mại, mậu dịch, ông dùng phép hậu
vãng bạc lai, cho nhiều hơn nhận, vì vậy mà được tất cả người dân các nước dọc
tuyến ven biển ông đi chào đón, ngợi khen” [Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc
Từ Tổ Viễn, tháng 7 năm 2004].
“鄭和是歷史上最偉大的航海家” 陳達生 《亞洲文化》第27 期, 2003
年 6 月
“Trịnh Hòa là nhà hàng hải vĩ đại nhất trong lịch
sử” [Trần Đạt Sinh, Á châu văn hóa, số 27, tháng 6 năm 2003]
鄭和是明代偉大的航海家,
傑出的和平友好使者, 他率領近3万人的龐大船隊, 7次遠航亞, 非30多個國家和地區,為世界的航海事業,為中國與各國的友好作出了卓越的貢獻.孔遠志《鄭和與馬來西亞 》2000 年出版.
“Trịnh
Hòa là nhà hàng hải vĩ đại thời nhà Minh, là một sứ giả hòa bình hữu nghị kiệt
xuất. Ông đã chỉ huy một đội thuyền lớn gần 3 vạn người trong 7 chuyến đi biển
đến hơn 30 quốc gia xa xôi ở châu Á và châu Phi. Do đó ông đã có những đóng góp
kiệt xuất cho ngành hàng hải thế giới và cho tình hữu nghị giữa Trung Quốc và
các nước khác. [Khổng Viễn Chí, Trịnh Hòa
và Malaysia, xuất bản năm 2000].
Đây
là những nhận định của những con người ở các vị trí khác nhau:
1)
Hai học giả nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khảo sát hầu hết các nghiên cứu
về Trịnh Hòa từ xưa đến nay;
2)
Một quan chức chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm Trịnh Hòa lần
đầu tiên dẫn đội tàu biển đến Đông Nam Á;
3)
Trần Đạt Sinh, chủ tịch Hội Trịnh Hòa Quốc tế có trụ sở tại Singapore, và là
người xây dựng Bảo tàng Trịnh Hòa và tổ hợp các hệ thống bán lẻ và khách sạn ở
Malacca;
4)
Khổng Viễn Chí, một học giả về Đông Nam Á tại Đại học Bắc Kinh.
Bốn
nhận định trên chỉ là một số nhỏ trong vô số đánh giá tương tự, khá phổ biến
trong các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung Quốc về nhà hàng hải hoạn quan và vị
thế của ông trong lịch sử Trung Quốc và toàn cầu.
Vì
vậy mà quan điểm truyền thống và chính thống về Trịnh Hòa, ít nhất là theo truyền
thống Trung Quốc, đó là vào thời Hoàng đế Vĩnh Lạc, họ đã 7 lần cử sứ bộ (còn sứ
bộ thứ 8 vào năm 1424 thường bị bỏ qua) dẫn các đội tàu ra nước ngoài, đó là
người dạn dày sóng gió có sứ mệnh đi đến các miền đất xa để xây dựng các mối
quan hệ hữu hảo với người trị vì ở các vùng đất đó. Người ấy đã tham gia vào
công việc thương mại trên tuyến đó và đã đưa nhiều thủ lĩnh nước ngoài trở về
Trung Quốc để cống nạp lên triều đình. Rõ ràng là với ý định tổ chức 600 năm Trịnh
Hòa lần đầu tiên đi biển đến các chính thể của nơi ngày nay được gọi là Đông
Nam Á và Ấn Độ Dương (năm 2005), làm cho người ta chú ý đến các chuyến đi biển
và vị thế của Trịnh Hòa nhiều hơn trong lịch sử thế giới. Được chú ý nhiều hơn
thì rõ ràng là sẽ có nhiều quan điểm khác nhau hơn. Với tư cách là một phần của
quá trình này, tôi muốn đưa ra một cái nhìn mang tính xét lại về các chuyến đi
biển của ông, động lực, chức năng của các chuyến đi, và về chính viên hoạn quan
đã dẫn đầu các chuyến đi đó.
Trịnh
Hòa: Con người và các Chuyến đi
Con
người này là ai? Tích truyện về một gã trai Vân Nam, có họ Mã, bị bắt trong cuộc
xâm chiếm của quân Minh đến vùng này và đã bị hoạn để phục dịch như một hoạn
quan trong cung đình, đã trở nên rất phổ biến. Ông trở thành một người thân tín
của 朱棣
Chu Lệ,
con trai của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, và sau đó theo ông khi ông nhận tước
phong 燕 王 Yên vương với
thái ấp tại vùng Bắc Kinh ngày nay. 鄭和 Trịnh Hòa (cái tên do Yên vương đặt
cho) đã chiến đấu với quân Mông bên cạnh Chu Lệ, và khi Chu Lệ phát động chống
lại người cháu là 建文 Kiến Văn đế năm 1399 thì Trịnh Hòa theo ông về miền
nam, đến Nam Kinh và lập một chế độ mới ở đó. Với tư cách là Hoàng đế mới, Chu
Lệ đặt tên triều đại bằng hiệu Vĩnh Lạc, và cái tên này đã trở nên nổi tiếng
gắn liền với Chu Lệ.
Sự
mở rộng dưới thời Vĩnh Lạc
Để
khảo sát các cuộc hải hành mà Trịnh Hòa đã thực hiện, trước hết chúng ta hãy
xem xét bối cảnh của các cuộc đi đó. Cuộc tấn công quân sự của vị hoàng đế từ Yên
Kinh (Bắc Kinh ngày nay) về phía nam đã không dừng lại ở kinh đô nhà Minh đóng ở
Nam Kinh ngày nay. Hơn nữa, Vĩnh Lạc đã quyết định cố gắng bành trướng ảnh hưởng
của mình đến khắp những vùng đất đã biết. Cuối cùng, ông đã theo đuổi ba mũi tấn
công về phương nam:
a)
Cuộc xâm chiếm các chính thể Thái ở Vân Nam
Năm
1369, chỉ một năm sau khi Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh, ông đã gửi chiếu
chỉ cho 雲南日本等國 Vân Nam, Nhật Bản đẳng quốc, các
nước như Vân Nam, Nhật Bản. [2] Sự thừa nhận Vân Nam như một
“nước” bên ngoài lãnh thổ nhà Minh sau đó đã nhanh chóng thay đổi. Vào năm 1380, Vân
Nam được coi là “lãnh thổ của Trung Quốc từ thời Hán” [3], tạo cơ sở đạo lý cho
cuộc xâm lăng vùng này. Sau đó, năm 1382, nhà Minh đã huy động khoảng 250.000
quân tấn công vào các chính thể vùng này, chiếm大理 Đại
Lý, 庐江,
Lư Giang và 金歯 Kim Xỉ, rồi thành lập các khu gia binh người Hán
trên tòa bộ vùng đó. Nhờ đó, Minh Thái tổ đã kiểm soát được toàn bộ các trung
tâm chính của vùng tây bắc Vân Nam ngày nay, bao gồm cả những khu vực của người
Thái. Các vùng đất bị Hán hóa này được hấp thụ vào Vân Nam của nhà Minh. [4]
Trong quá trình đồng hóa dần dần của nhà Minh, các chính thể này đã phải chịu hàng loạt yêu sách cống nạp, lao dịch và các loại thuế khóa, kể cả binh dịch. Điển hình là chính thể 才卯 Tài Mão của 麓川,平緬 Lộc Xuyên, Bình Miễn [5], nhà Minh đòi 15.000 con ngựa, 500 con voi, và 30.000 con trâu của thủ lĩnh Si Lun Fa vào năm 1397. [6] Đó là thực chứ không phải là những con số biểu trưng. Tiếp theo nhà Minh còn đòi thu một lượng bạc lớn (thay cho lao dịch) từ chính thể này. Số lượng bổ thu hàng năm, lúc đầu là 6900 lượng [7], và sau đó gần như tăng lên gấp ba lần, lên đến 18.000 lạng. Đến khi nhận ra không thể đáp ứng được số lượng đó, nhà Minh giảm số bổ thu xuống bằng mức ban đầu. [8]
Trong quá trình đồng hóa dần dần của nhà Minh, các chính thể này đã phải chịu hàng loạt yêu sách cống nạp, lao dịch và các loại thuế khóa, kể cả binh dịch. Điển hình là chính thể 才卯 Tài Mão của 麓川,平緬 Lộc Xuyên, Bình Miễn [5], nhà Minh đòi 15.000 con ngựa, 500 con voi, và 30.000 con trâu của thủ lĩnh Si Lun Fa vào năm 1397. [6] Đó là thực chứ không phải là những con số biểu trưng. Tiếp theo nhà Minh còn đòi thu một lượng bạc lớn (thay cho lao dịch) từ chính thể này. Số lượng bổ thu hàng năm, lúc đầu là 6900 lượng [7], và sau đó gần như tăng lên gấp ba lần, lên đến 18.000 lạng. Đến khi nhận ra không thể đáp ứng được số lượng đó, nhà Minh giảm số bổ thu xuống bằng mức ban đầu. [8]
Triều
đại của hoàng đế Vĩnh Lạc (1403 – 25) được coi là sự phát triển chính trong quá
trình xâm chiếm Vân Nam. Trước cuộc xâm lăng của Vĩnh Lạc vào chính thể Đại Việt
năm 1406, ông ta đã tiếp tục mở rộng xâm lược Vân Nam. Quá trình xâm lược các
vùng người Thái thuộc Vân Nam của nhà Minh trong thế kỷ XV bằng cách vừa phủ dụ,
vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự. Ngoài ra nhà Minh còn thành lập hệ thống đồn
bảo trên toàn vùng để đảm bảo an ninh và sự thống trị về chính trị. Các đội
quân độc lập dưới sự chỉ huy trực tiếp của viên Thái thú được bố trí ở Teng-chong
[9] và Yong-chang [10] ở Vân Nam năm 1043 [11] và những đội quân này có trách
nhiệm kiểm soát chủ yếu đối với quá trình Hán hóa các chính thể Thái Vân Nam
trong thế kỷ tiếp theo.
Cùng
năm đó nhà Minh đã lập thủ phủ tại Zhe-le Dian, Da-hou, Gan-yai, Wan Dian và Lu-jiang,
[12] và năm 1406 nhà Minh đã thành lập thêm 4 thủ phủ nữa tại bảo Ning-yuan thuộc
vùng Sip Song Chau Tai, Việt Nam. [13] Vào năm 1404 (Hsenwi) và Meng-yang, cả
hai nay đều thuộc bắc Miến Điện đều trở thành Quân dân bình giám quản. [14] Việc
triều đình nhà Minh thừa nhận các chính thể này và các thủ lĩnh của họ để có được
cái giá độc lập của mình và nếu các chính thể ấy không hòa hợp với những gì mà
tân hoàng đế của nhà Minh yêu cầu thì nhà Minh sẽ sử dụng quân đội để đàn áp họ.
Chẳng hạn năm 405, viên đại diện của chính quyền nhà Minh tại Vân Nam là Mu
Sheng đã phát động cuộc tấn công chống lại Ba Bai (La Na). [15] Nhà Minh đã ra
sức bành trướng quyền lực của họ đến tận vùng Assam, Ấn Độ ngày nay, bằng cách
gửi các sứ bộ đe dọa tiêu diệt Dagula, chính thể của Uttarakula nằm ở bờ bắc
sông Brahmaputra. [16]
Sau
một giai đoạn ngắn ngủi thừa nhận địa vị bá chủ của triều đình nhà Minh ở Nam
Kinh (và sau năm 1421, ở Bắc Kinh), thông qua hành động đe dọa quân sự, hệ thống
quan lại người Hán đã được triều đình bổ nhiệm đến các bản xứ phủ để “giúp đỡ” thủ
lĩnh bản xứ và đảm bảo quyền lợi cho nhà Minh ở đó. Tại đây hệ thống quan lại sử
dụng ngôn ngữ Hán vào năm 1404, [17] trong khi đó các vị trí quan lại tương tự
cũng được xây dựng tại 7 thủ phủ thổ tù tại Vân Nam vào năm 1406. [18] Dần dần
các viên quan lại Hán đã chính thức được bổ nhiệm để trợ giúp cho các thổ tù ấy.
[19] Vì vậy chúng ta đã thấy những bước khởi đầu mà các chính thể Đông Nam Á
trước đây đã dần dần được hấp thụ vào đế chế Trung Quốc thông qua quá trình đồng
hóa. Từ đó các chính thể “thổ ty” phụ thuộc vào các nhu cầu lấy vàng bạc thay
cho lao dịch, do ty thuế quan phụ trách [20], bên cạnh đó là yêu sách về binh dịch
để trợ giúp thêm cho các chiến dịch quân sự của nhà Minh. Chẳng hạn năm 1406, Mu-bang
(Hsenwi) đã bị buộc phải cử binh lính đến đàn áp Ba Bai (La Na). [21] Cách thức
dùng binh lính bản xứ chống lại người bản xứ như vậy cũng được nhà Minh sử dụng
tại Đại Việt.
Các
quá trình này vẫn được tiếp tục sau triều Vĩnh Lạc. Đặc biệt là trong các thập
niên 1430 và 1440, nhà Minh đã tiến hành nhiều cuộc động binh chống lại các
chính thể Thái ở Vân Nam, đặc biệt là chính thể 才卯 Tài Mão mà người Hán gọi là 麓川 Lộc Xuyên, nhưng các hiện tượng ấy
đều vượt quá phạm vi của bài viết này.
___________________________________
Nguồn:
Geoff Wade
2004. The
Zheng He Voyages: A Reassessment, In The ARI Working Paper Series is published electronically by the
Asia Research Institute of the National University of Singapore, October 2004.
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.
Tài liệu dẫn
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.
Tài liệu dẫn
1. The author wishes to thank Anthony Reid for comments and
criticisms on an earlier draft of this paper.
2
Ming Tai-zu shi-lu, juan 39.1b. Another reference to Yun-nan as a
“country” can be found at Tai-zu shi-lu, juan 53.9a-b.
3
Ming Tai-zu shi-lu, juan 138.5a-b.
4
For much of the Ming, in addition to being a provincial designation, the term
“Yun-nan” was a generic term for areas to the Southwest, extending as far as
knowledge extended. In this respect,
Yunnan was somewhat like the term “the West” in the European movement across
the Northern American continent in the 18th and 19th centuries.
5
Lu-chuan/Ping-mian were the Chinese names for the Tai Mao polity of Möng Mao
and Pong Respectively.
6.Ming Tai-zu shi-lu,
juan 190.3b.
7 See footnote 52.
8 Ming
Tai-zong shi-lu, juan 17.6a.
9
Located in Teng-yue Subprefecture, west of Baoshan, in what is today Teng-chong.
Approximately 160 km north of Bhamo and 150 km southeast of Myitkying. See also
Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming Dynastic
History, Vol. 2, pp. 94-95.
10
Previously known as the Jin-chi (Golden Teeth) Guard. Located in what is today
Bao-shan. See Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming
Dynastic History, Part 2, pp. 91-92.
11
Ming Tai-zong shi-lu, juan 23.4b.
12
Ming Tai-zong shi-lu, juan 16.3a. These polities were situated in what
is today the southwest of the Chinese province of Yun-nan.
13
Ming Tai-zong shi-lu, juan 53.2b.
14 Ming Tai-zong shi-lu, juan 32.1a.
15
Ming Tai-zong shi-lu, juan 49.1a-b.
16
Ming Tai-zong shi-lu, juan 82.1a-b.
17
Ming Tai-zong shi-lu, juan 35.2b.
18
Ming Tai-zong shi-lu, juan 55.1b.
19
Much like the advisers appointed by the British to assist the rulers of the
Malay States post-1876. Reid, however, cautions that as the British never tried
to fully incorporate the Malay States into the United Kingdom, it is the differences
as much as the similarities in the colonialisms that are worthy of study.
20
See, for example, Ming Tai-zong shi-lu, 17.6a.
21 Ming Tai-zong shi-lu, juan 57.2a-b.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét