Việc
biên soạn bộ Thái bình Ngự lãm và Sách phủ Nguyên qui [1] [I]
Johannes L. Kurz
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Giới
thiệu
Tống Thái tổ 宋太祖 Hoàng
đế của nhà Tống, 趙匡胤 Triệu Khuông Dẫn [927-976] đã giành
cả cuộc đời mình cho công việc thống nhất đế chế vốn bị tan nát vào cuối thế kỷ
IX. Khi 宋太宗 Tống Thái
tông 趙匡義 Triệu
Khuông Nghĩa [939 - 997] kế thừa ngai vàng, thì rất nhiều nơi trên khắp cả nước
vẫn còn được hưởng chế độ tự trị. Trong những năm đầu của triều đại mình, Thái
tông đã kiểm soát được vương quốc cuối cùng còn sót lại là 吳越國
Ngô Việt ở 浙江 Chiết Giang và các thành phố cảng quan trọng là 泉州 Tuyền Châu và 漳州 Chương Châu ở 福建 Phúc
Kiến do các thủ lĩnh quân sự địa phương kiểm soát. Tuy nhiên, Thái tông lại bị
mất quyền kiểm soát đối với 交州 Giao Châu, ngày nay là bắc Việt
Nam, và vùng này đã trở thành đế chế đầu tiên của người Việt dưới thời Lý
[1010-1225]. Với sự thống nhất đất nước thành công, Thái tông đã đặc quyền tập
trung vào công cuộc tái thiết các truyền thống văn hóa và văn chương vốn đã bị
lãng quên trong buổi tao loạn dưới thời 五代十國 Ngũ đại Thập
quốc (907-960).
Ông cho soạn một loạt công trình chủ yếu gồm 太平廣記 Thái bình Quảng
ký, 太平禦覽 Thái bình Ngự
lãm, hai bộ 類書
Loại thư, hoặc có thể gọi là Bách Khoa thư, vào năm
977, và một bộ tổng tập văn học gọi là 文苑英華 Văn
uyển Anh hoa vào năm 982,
cùng với bộ 冊府元龜 Sách
phủ Nguyên quy do người kế
nghiệp của ông là 宋真宗 Tống Chân tông 趙德昌 Triệu
Đức Xương [998 - 1022] sắc soạn vào năm 1005, gồm bốn bộ, được gọi là 宋四大書
Tống Tứ đại thư. [2]
Bài viết này
tập trung vào bộ 太平禦覽 Thái bình Ngự lãm, một bộ sách đầu thời Bắc Tống, bị
phương Tây coi là không quan trọng, hoặc chỉ được sử dụng như một nguồn tư liệu
thứ cấp, cóp nhặt lại những công trình đã mất dưới thời Đường. [3] Ngày nay nó
vẫn được coi là công trình tưởng niệm tri thức truyền thống Trung Quốc, thuộc
dòng các công trình do các hoàng đế sắc soạn, bắt đầu từ bộ 皇覽 Hoàng lãm của 繆卜
Mâu Bốc,
曹丕 Tào Phi và
những người khác đời 魏文帝 Ngụy văn đế 220 - 265. [4]
Các bộ sách trên được phân loại và
được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Vì các công trình này thường được
các đời từ Ngụy đến Tống liên tục bổ chính, nên trong đó có rất nhiều thông tin
về các cách nhìn nhận khác nhau về thế giới của mỗi thời. Chúng cũng rất hữu
ích cho việc tìm hiểu về cách thức đọc, việc thu lượm và phân loại tri thức.
Chúng tôi sẽ so sánh việc biên soạn bộ 太平禦覽 Thái bình Ngự
lãm với việc
biên soạn 冊府元龜 Sách
phủ Nguyên quy nhằm xem xét
các yêu cầu khác nhau đối với một bộ Bách khoa thư ra sao trong một giai đoạn
ngắn giữa hai triều đại.
Các
nguồn Sử liệu
Tiểu luận này được xây dựng dựa
trên các nguồn sử liệu khác nhau. Nguồn sử liệu chính thống quan trọng nhất là
bộ 宋史
Tống sử
được đệ trình hoàng đế năm 1345. Hơn nữa các công trình biên soạn tư nhân cũng
đã được sử dụng, chẳng hạn như 東都事略 Đông đô sự lược, năm 1186, một bộ sử thời Bắc Tống cùng với bộ Tống
sử đã cung cấp những thông tin tiểu sử về những người biên soạn các công trình
này. Bộ 續資治通鑑長編 Tục tư trị thông giám trường biên, 1183, một công trình biên niên sử
do tư nhân biên soạn bao quát một giai đoạn dài từ năm 960 đến năm 1127 cũng rất
hữu dụng cho việc có thêm chi tiết về niên đại và quá trình biên soạn. Nội dung
của các tàng thư các hoàng gia đều được ghi thành các danh mục của 崇文總目Sùng
văn tổng mục, được biên
soạn trong thời gian từ 1034 – 1042 là một bảng kiểm kê các kho sách dưới thời 宋仁宗 Tống Nhân tông (1022-1063). Rất
may là một số mục lục các loại sách khác nhau của các nhà sưu tập tư nhân thời
Tống cũng còn giữ lại được, chẳng hạn như 遂初堂書目Toại
sơ đường Thư mục của thế kỷ
XII, về cơ bản là một danh mục sách khá đồ sộ; 昭德先生郡齋讀書志 Chiêu Đức tiên sinh quận trai độc thư
chí
đại thể cũng thuộc giai đoạn đó; và 直齋書錄解題 Trực trai thư
lục giải đề cho biết rất
chi tiết về các bộ sách trong mục lục này. Dẫu sao thì nguồn quan trọng nhất
cũng vẫn là 麟臺故事 Lân đài Cố sự biên soạn vào thế kỷ
XII. Đây là công trình của 程俱 Trình Câu
(1078-1144), bản thân ông là một nhà tàng thư để tâm tập hợp tri thức về nhiều
đề tài khác nhau, chẳng hạn như việc biên soạn sách, thu thập các chính sách
liên quan đến hoạt động tàng thư của nhà Bắc Tống, ...v.v. Cuối cùng là bộ玉海
Ngọc hải của
王應麟 (1223-1296)
Vương Ứng Lân ghi lại những thông tin rất chi tiết và hữu ích.
Tàng
thư Viện
Nhiều sưu tập sách trong giai đoạn
sớm của nhà Tống hầu hết chứa các bản chép tay, là một bước cực kỳ quan trọng
trong việc hình thành hệ thống tàng thư Viện, cũng như các thể thức liên quan đến
việc biên soạn 宋四大書 Tống Tứ đại
thư. Vì vậy cần
phải xem xét kỹ các điều kiện xây dựng hệ thống tàng thư Viện từ cuối đời Đường
(618 – 907) đến đầu đời Tống. Hệ thống Tàng thư Viện đời Đường có nguồn gốc từ
đầu thế kỷ VII, phải chịu nhiều điêu đứng trong cuộc biến loạn 安祿山 An
Lộc Sơn (755 - 763). Vì vậy quy mô Tàng thư Viện bị giảm đi nhiều từ cuối đời
nhà Đường. Trong thời Ngũ Đại, thời gian tồn tại của mỗi triều đại đều ngắn ngủi
công với việc thay đổi kinh đô càng làm cho hệ thống Tàng thư Viện trở nên khốn
khó. Khi Thái tông bắt tay vào thực hiện tham vọng tái thiết các hệ thống Tàng
thư Viện thì các quan lại dưới quyền ông phải đối mặt với tình trạng nghèo nàn
của các kho sách trong hệ thống Tàng thư Viện. 李燾 Lý
Đảo (1115-1184) tác giả của bộ 續資治通鑑長編 Tục tư
trị thông giám trường biên, đã ghi lại tình trạng của hệ thống tàng thư
trong buổi đầu thời Tống như sau: Vào buổi đầu triều 建隆 Kiến
Long (960-962) Tam viện** chỉ có dưới 12.000 卷
quyển sách.
Sau khi bình định được các nước chư hầu thì bổ sung thêm nhiều hồ sơ, sách vở,
trong đó lấy được của nước 蜀 Thục 13.000
quyển và 江南 Giang Nam 20.000 quyển.
Hoàng đế ban lệnh đệ trình các cuốn
sách do tư nhân biên soạn. Kết quả là các bộ sách trên toàn bộ đất nước đã được
bổ sung, trong đó có nhiều quyển không hề thấy trong Tàng thư Viện, vì thời
Lương đã xây dựng kinh đô Biện Lương 汴梁 [Khai Phong 開封] năm 907. Từ thời Trinh Minh 貞明 (915-920)
đến lúc đó (960), Tam viện chỉ có một tòa nhà nhỏ với vài phòng, đặt ở đông bắc
của 右長慶門* Trường Khánh
môn. Đó chỉ là một ngôi nhà thấp, nhỏ khó mà chịu được mưa gió. Mấy trạm gác được
đặt kề bên ngôi nhà, quân cấm vệ đi lại ở bên cạnh, và lũ quan binh thì luôn ầm
ĩ từ sáng cho đến đêm. Mỗi khi các vị học giả thừa lệnh bàn thảo và soạn sách
thì họ phải chuyển đến một địa điểm khác mới có thể làm việc và kịp đệ trình
sách lên Hoàng đế.
Ngay sau khi kế thừa ngôi báu,
Thái tông đã xem xét nơi ấy. Ông quay qua đoàn tùy tùng và nói: “Lẽ nào Hoàng
triều ta lại tàng trữ các điển chương, kinh sách và triệu vời những nhân tài
trên mọi góc trời của toàn bộ đế chế ở một nơi thê thảm như thế này?”. Ngay lập
tức ông lệnh cho các quan chức thành lập Tam viện trên nền cũ của tòa nhà phụ ở
góc đông bắc cửa 左升龍門* Tả Thăng
Long môn. [6]
Ông lệnh cho một vị làm giám quan
trông coi các tốp thợ từ sáng sớm đến đêm khuya. Tất cả mọi chiếu chỉ của ông,
kể cả những chỉ lệnh về cách khớp các dầm xà đều được dựa trên cơ sở những bình
đồ do chính ông thiết kế. Từ khi bắt đầu xây dựng cho đến lúc kết thúc công
trình các quan lại phải luôn cận kề Hoàng đế và tán thán về sự hoàng tráng và
hùng vĩ của công trình. Vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai, đó là một ngày 丙申 Bính thân (13
tháng Ba năm 978), Hoàng đế ban sắc lệnh đặt tên là 崇文院 Sùng văn viện.
Bên phía tây có một cổng đi giành
riêng cho Hoàng đế. Toàn bộ kinh sách từ ngôi nhà cũ được xếp ở hành lang phía
đông của Viện, tạo thành một bộ sưu tập của 昭文館 Chiêu văn quán. Sưu tập sách ở hành lang
phía nam thuộc về 集賢院
Tập hiền viện, còn sưu tập kinh sách hành lang phía tây được sắp xếp theo bốn
khu và được phân loại các hạng mục kinh điển, lịch sử, triết học và văn học tạo
thành sưu tập của 史館 Sử
quán. Số lượng các nguyên bản chép tay cũng như các phiên bản trong sáu loại hồ
sơ này lên 80.000 quyển.
Chỉ có sự thay đổi này mới làm nên
nền văn hóa của ngôi đền sưu tập Tàng thư Viện đời Tống. [7] Chúng ta có thể thấy
rằng các đảo lộn chính trị thời Ngũ đại phải chịu trách nhiệm về số lượng khá
nhỏ các bộ sách được nhà Tống tiếp quản vào năm 960. Tình trạng không quan tâm
đến kinh sách, văn học và học thuật của các vua chúa giai đoạn đó là lý do chủ
yếu cho tình trạng thất thoát kinh sách trong các tàng thư. Tuy nhiên việc lập
ra ba viện với không gian rộng rãi lại dẫn đến việc các quan chức làm việc ở đó
phàn nàn làm cho Thái tông phải nhìn vào chính Tàng thư Viện của ông. Bằng việc
xây dựng không gian viện quán mới Thái tông đã có dịp để thể hiện tinh thần bảo
trợ của ông đối với di sản văn hóa dưới dạng truyền thống viết, và nhấn mạnh đến
định hướng dân sự của mình. Việc thể hiện định hướng dân sự là một nhân tố quan
trọng trong việc truyền bá những thay đổi đã xảy ra ở triều đình từ khi ông kế
thừa ngai vàng từ anh trai mình. Điều đó cũng gắn kết triều đại mới với thời
nhà Đường, và tách hẳn khỏi giai đoạn đứt quãng hỗn loạn trước đó thuộc thời
Ngũ đại.
Theo
sách
續資治通鑑長編 Tục tư trị thông giám trường biên đã dẫn
ở trên thì các tàng thư được bảo quản trong các lầu các mới rộng rãi chỉ khoảng
một năm sau khi biên soạn xong bộ 太平廣記 Thái bình Quảng
ký, và 太平禦覽 Thái bình Ngự
lãm vào năm 977.
Từ giai đoạn khởi đầu triều đại, không chỉ có các quan lại, mà còn cả các tàng
thư tư nhân, trong số đó có một vài tàng thư lớn, [8] đã được lệnh phải đệ
trình kinh sách cho triều đình để nhân bản cho các tàng thư khác. Trong buổi đầu
ấy, chẳng hạn chỉ cần đệ trình một quyển thôi cũng được bảo lãnh bằng 1000 quan
tiền đồng, trong khi đó tiền lương của quan lại đủ để đảm bảo cho việc đệ trình
hơn 300 quyển. [9] Gới tư nhân đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng cho các
tàng thư, vì nhiều cuốn sách đã bị biến mất chỉ vì cho giới quan lại “mượn” và
không bao giờ đòi lại được. [10] Toàn bộ số kinh sách được bảo quản trong Tam
viện cho đến năm 988. Vào năm này một 秘閣 Bí các [Lưu trữ mật] đã được lập ở
崇文院 Sùng văn viện để lưu giữ toàn bộ các văn bản in và
văn bản chép tay nguyên bản. Các bức tranh cổ và các tác phẩm thư pháp cũng được
lưu giữ ở đây. [11] Việc thành lập các tàng thư như vậy đã tạo điều kiện dễ
dàng cho việc tiếp cận với kinh sách và các nguồn tư liệu khác nhau, vì cho đến
lúc đó, trong các trường hợp xấu nhất thì người ta vẫn có thể tìm được một cuốn
sách nào đó trong các tàng thư của Tam viện.
Các quan chức chắc chắn cần phải
có các bộ sưu tập kinh sách hoàn thiện và dễ dàng tiếp cận cho công việc của họ,
và Hoàng đế cũng chia sẻ các mối lo âu của họ. Để có thể phân loại được các
thông tin khác nhau trong các kinh điển, các bộ sử, các sách văn chương và triết
học thì các nguồn tài liệu chứa trong đó cần phải được tập hợp lại. Và không chỉ
cần tập hợp các kinh sách, mà còn phải sao ra thành nhiều bản. Hơn nữa, giai đoạn
trước nhà Tống, học thuật không được chú tâm lắm. Tống Thái tông muốn bỏ thời
gian và công sức để tái thiết di sản văn học vốn có thể kết nối triều đại mới với
các triều đại chính thống từ nhà Hán. Việc biên soạn các bộ toàn thư chỉ là một
khía cạnh của công việc trong đó có cả việc biên soạn và công bố các công trình
địa chí quốc gia có tên là 太平環宇記 Thái
bình Hoàn vũ ký vào năm 987; việc nhuận sắc và in ấn các kinh sách và những lời
bình, chẳng hạn như 五經正義 Ngũ kinh chính nghĩa năm 988-994; việc dịch các bộ
kinh Phật được bắt đầu từ năm 982; nhuận sắc và tập hợp các công trình Đạo giáo
bắt đầu từ năm 990; biên soạn các công trình về y thuật, chẳng hạn như 太平聖惠方 Thái bình
Thánh huệ phương, năm 992, của
Vương Hoài Ẩn [976-992]; nhuận sắc các bộ sử, chẳng hạn như 史記
Sử ký
năm 91 TCN; 漢書 Hán thư năm 92 SCN; 後漢書
Hậu Hán thư bắt đầu vào năm 994, ...v.v.
Khi đã thành lập được các tàng thư
thì cần phải có nhiều vị trí cho các học giả và đội ngũ thư lại. Tam viện 昭文 Chiêu văn, 集賢 Tập hiền, và 史館 Sử quán hợp thành 崇文院 Sùng văn viện đã cung cấp nhiều vị trí cho các quan
chức, học giả và đội ngũ thư lại. Chức vụ cao nhất trong 崇文院 Sùng văn viện là 大學士 Đại học
sĩ, [12], tiếp đến là 輔大學士 Phụ đại
học sĩ. Tước vị Đại học sĩ được trao tặng như một sự thưởng công cho các quan
chức cao cấp, trong khi người chịu trách nhiệm điều hành công việc thực sự lại
là 輔大學士 Phụ đại học sĩ. Công việc thường nhật của các vị học
sĩ gồm có việc soạn thảo các văn bản mới cũng như nhuận sắc các văn bản đã có.
Toàn bộ các vị Phụ đại học sĩ được bổ nhiệm cho Viện từ các công việc quen thuộc
của họ trong bộ máy quan liêu. Sự khác nhau về thứ bậc trong viện phụ thuộc vào
ngạch bậc quan lại của họ, vì vậy các ứng cử viên từ ngũ phẩm trở lên thì mới
được bổ nhiệm là Đại học sĩ, còn từ lục phẩm trở xuống thì chỉ là Phụ đại học
sĩ. Sự phân cấp theo tôn ty dựa trên cơ sở ngạch trật quan lại ấy cũng thể hiện
rất rõ ràng trong 史館 Sử
quán. Tước vị cao nhất của 史館 Sử
quán là Chánh chủ biên, tiếp đến là Phụ chủ biên. Những người này được các và
biên tập viên và tập sự trợ giúp. [13] Tương tự như vậy, chúng ta có thể thấy Đại
học sĩ của viện Tập hiền được các học sĩ và các chánh chủ biên, phụ chủ biên và
các biên tập viên phụ giúp. Bí các là tàng thư quan trọng nhất của Tam viện thì
trợ giúp ở đó là các Phụ học sĩ và phụ chủ biên.
Ngược lại, 秘閣 Bí
các là một vị trí đặc biệt nhưng không được thiết kế giành riêng cho việc sưu tập
và tàng trữ sách. Tàng thư Hoàng cung là một cơ quan trong hệ thống quan liêu của
đế chế dưới quyền giám sát của Bộ Lễ. Toàn bộ các vị trí trong Bí các đều là
các vị trí ngồi mát ăn bát vàng chỉ giành cho các thành viên quan trọng của bộ
máy trung ương, mặc dù trong thực tế thì công việc thực sự chẳng hạn như sưu tập
và nhuận sắc các văn bản lại được các quan chức và nhân viên của 崇文院 Sùng
văn viện thực hiện. Các chức vụ chánh phó và trợ lý có trách nhiệm giải quyết
các vấn đề liên quan đến quốc sử, kinh sách, 實錄
thực
lục [các hồ sơ về
các sự kiện thực], các kết quả quan sát và tính toán thiên văn. Một chủ biên và
hai người trợ giúp chịu trách nhiệm biên soạn niên lịch, hai nhân viên chịu
trách nhiệm phân loại toàn bộ hồ sơ tàng trữ trong Tam viện và trong Bí các
thành bốn loại truyền thống là 經 kinh [kinh điển],
史 sử [lịch sử],子 tử
[triết học], 集 tập [văn học]. Các công trình biên soạn thực sự, chẳng
hạn như đối chiếu và chỉnh lý các văn bản là trách nhiệm của bốn người biên soạn
và hai người đọc và sửa bản in. [14]
Giám đốc đầu tiên của 崇文院 Sùng
văn viện là 李至 Lý Chí [947-1001], là người chịu
trách nhiệm chọn lọc sách để tàng trữ tại Viện. Ông đã giới thiệu các biên tập
viên đầu tiên 潘慎修
Phan Thận Tu
(937-1005), [15] 杜鎬 Đỗ
Cảo (938-1013), [16] 舒雅 Thư
Nhã (trước 940-1009) [17] và 吳淑 Ngô
Thục (947-1002) [18] trong đó hai người sau tham gia biên soạn太平禦覽 Thái bình Ngự
lãm.
_____________________________________
Nguồn:
Johannes L.
Kurz 2007. The
Compilation and Publication of the Taiping yulan and the Cefu yuangui
In: Extrême-Orient, Extrême-Occident. 2007, N°1, pp. 39-76.
Tác
giả: GS.TS.
Johannes L. Kurz chuyên nghiên cứu về Hán văn cổ, Trung Quốc học hiện đại, và
lịch sử nghệ thuật Đông Á tại Viện Trung Quốc học, Đại học Heidelberg, Giáo sư
Trung Quốc học, Đại học Kiel, Cộng hòa Liên bang Đức.
Ghi chú của người dịch:
** Tam tàng thư viện gồm:
i) 昭文 Chiêu văn; ii) 集賢
Tập hiền; iii) 史館 Sử
quán.
Chú thích
1. This essay is largely based on
my Das Kompilationsprojekt Song Taizongs (reg. 976-997) (Bern: Lang, 2003).
Preliminary findings leading to this monograph have been published as "The
Politics of Collecting Knowledge: Song Taizong's Compilations Project", in
T'oung Poo 87.4-5 (2001): 289-316.
2. The classic study on the Four
Books is Guo Bogong's Song sidashu kao (Shanghai: Shangwu yinshuguan, 1940).
3. For an example of how to make
good use of the conservative function of the Imperial Digest see Glen
Dudbridge, Religious Experience and Lay Society in Tang China: A Reading ofTai
Fus Kuang-i chi (Cambridge: Cambridge University Press, 1995); for a polemic
against the Taiping yulan as a work of significance at the time of its
compilation, see John W Haeger, 'The Significance of Confusion: The Origins of
the T'ai-p'ing yti-lan", in Journal of the American Oriental Society 88
(1968): 401-410.
4. A good survey of the
development of the leishu genre is provided by Hu Daojing, Zhongguo gudai de
leishu (Beijing: Zhonghua shuju, 1982). See also Wolfgang Bauer, "The
Encyclopedia in China", Cahiers d'histoire mondiale 9.3 (1966): 665-691.
5. On the organization of the
imperial libraries of the Tang see Jean-Pierre Drège, Les Bibliothèques en
Chine au temps des manuscrits (jusqu'au Xe siècle), Paris: École Française
d'Extrême-Orient, 1991, 48-137.
6. The Left Shenglong Gate was a
minor gate in the eastern part of the inner southern palace walls. See Songshi
85.2097.
7. Xu zizhi tongjian changbian,
comp. by Li Tao (Zhongguo xueshu mingzhu), 19.2b-3a (225).
8. Zhu Zundu (fl. mid- 10th cent.)
possessed one of the largest private libraries of his time and was therefore
also known as Ten-thousand-books Zhu (Zhu Wanjuan). Two anthologies that he
compiled may well have served as textual quarries for the Finest Flowers of the
Preserve of Letters, namely the Beautiful Flowers from a Multitude of Books
(Qunshu lizao) in 1.000 juan and the Record of the Progress of Learning
(Hongjian xue ji) in 1.000 juan. See Kurz, Kompilationsprojekt, 101-103.
9. This was the regulation in 994
according to the Historical Precedents from the Pavilion of the Unicorn (Lintai
gushi). See Lintai gushi canben, comp. by Cheng Ju (1078-1144) in Lintai gushi
jiaozheng (Beijing: Zhonghua shuju, 2000), 2.257. In 1018, 800 juan from a
family library in Changle were received, for which a reward of 300,000 cash was
given. See Lintai gushi canben 2.268.
10. In 998 an inspection found 460
juan of books missing from the libraries, which prompted Zhenzong to order them
replaced with copies taken from the princely libraries in the palace grounds.
See Lintai gushi canben 2.259.
11. Lintai gushi canben 2.255.
12. Official titles are translated
according to Charles O. Hucker, A Dictionary of Official Titles in Imperial
China (Stanford: Stanford University Press, 1985).
13. This position was first filled
in 983 according to the Classification and Explanation of Government Posts
(Zhiguan fenji). See Sun Fengji (1135-1190), Zhiguan fenji (Beijing: Zhonghua
shuju, 1988), 15.81b (375).
14. Songshi 164.3873. Additional
information is found in the Monographs in the Comprehensive Treatise
(Tongzhiliie). See Tongzhiliie, comp. by Zheng Qiao (1104- (1z1h6i2g)u
a(Snhliaine)g"h 4a,i :4 S3h2-an43g4h.a i guji chubanshe, 1990),
"Monograph on the Bureaucracy
15. Pan Shenxiu hailed from Putian
in Fujian. After the annexation of the empire of Min by the Southern Tang in
945, his father entered the service of the second ruler of the Southern Tang.
Pan Shenxiu himself started his career as an official of the last emperor of
the Southern Tang, Li Yu (r. 961-975). He impressed Taizong with his masterly
skills in the weiqi (go) -game, and after they had played once, Pan submitted a
treatise on the game, entitled On weiqi (Qishuo). See Songshi 296.9874-9875.
16. Du Hao, son of an influential
official at the Southern Tang court, was responsible for the revision of the
Classic of the Way and Integrity (Daodejing) in 1003. He dropped out of the
compilation of the Models from the Archives to revise the Zhuangzi (1008) and
possibly the lexicon Approaching Elegance (Erya) as well. See Kurz,
Kompilationsprojekt, 117-119.
17. Shu Ya was also involved in
the revision of the Comprehensive Compendium (Tongdian), a work written in the
Tang dynasty dealing with government institutions. For more on Shu see Kurz,
Kompilationsprojekt, 84-86.
18. Songshi 266.9176-9177.
18. Songshi 266.9176-9177.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét