Powered By Blogger

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Chính thể Srivijaya thế kỷ VII – VIII: Nhìn qua bi ký (I)



Chính thể Srivijaya thế kỷ VII – VIII: Nhìn qua bi ký (I)
. 9
Anton O. Zakharov [1]

Người dịch: Hà Hữu Nga
July
Srivijaya [श्रीविजय*] là một trong những chính thể hấp dẫn nhất đã từng tồn tại. Trong một thời gian dài, hầu như nó đã hoàn toàn bị lãng quên, và chỉ được Çoedès đưa ra ánh sáng vào năm 1918. Kể từ đó, nhiều học giả đã nghiên cứu về lịch sử của nó. Các câu hỏi xung quanh vấn đề श्रीविजय* Śrivijaya xuất hiện từ thực trạng dữ liệu hiếm hoi liên quan đến sự tồn tại của nó: chúng ta chỉ mới có các bi ký tương đối hoàn thiện được viết bằng chữ cổ Malay, bằng một thứ ngôn ngữ chưa được rõ, có thể là Nguyên-Malagasy, và/hoặc bằng chữ Phạn và một mầu bi ký chỉ có một từ सिद्धयात्रा* siddhayātra. Một số nghiên cứu khảo cổ học đã được tiến hành vào phần tư cuối cùng của thế kỷ XX, và các biên niên sử Trung Quốc cũng như các văn bản Arab cũng chứa đựng một số thông tin về Đông Nam Á thời trung cổ [Coedès 1930; 1964; De Casparis 1956; Boechari 1979, 1986; Ferrand 1922; Manguin 2000; 2002; 2004]. Bài viết này đề cập đến tổ chức chính trị श्रीविजय* Śrivijaya trong thế kỷ VII-VIII, dựa vào các thông tin trong bi ký thuộc về giai đoạn này. 

Công trình nghiên cứu về tổ chức chính trị श्रीविजय* Śrivijaya được bắt đầu bằng công bố về bi ký Telaga Batu (từ đây gọi là bi ký TB-2) của De Casparis vào năm 1956. Nội dung văn bản bi ký được cho là đề cập đến các quan chức và/hoặc những người thân của nhà vua. De Casparis đã sử dụng các từ “nhà nước” và “đế chế” cho श्रीविजय* Śrivijaya [1956: 15, 17 et al.]. Một trong những mẩu thông tin quan trọng nhất của bi ký TB-2 là danh mục những người tham dự hội thề trong đó có cả nghi thức uống nước (minum sumpah). “Kāmu vañak = māmu rājaputra prosòāra bhūpati senapati nāyaka pratyaya hājipratyaya daíðanāyaka…mūrddhaka tuhā an vatak = vuruõ addhyāksī nījavaría vāsīkarana kumārāmātya cātabhaòa adhikaraía karmma…kāyastha sthāpaka puhāvaì vaíiyāga pratisāra dā...kāmu marsī hāji hulun = hīji vañak = māmu uraì nivinuh sumpaõ” (các dòng 3–5) (De Casparis 1956: 32). Đoạn văn bản trên được De Casparis dịch như sau: “[3] Tất cả chúng tôi – và các ngươi, con cái của các vị vua, các thủ lĩnh, các chiến tướng, नायक* nāyaka, प्रत्यय* pratyaya, những người thân tín của đức vua, các phán quan, [4] các thủ lĩnh của...(?), các giám quan lao dịch, các giám quan trông coi bọn hạ đẳng, những người rèn dao kéo, कुमारमत्य* kumārāmātya, छटाभा*(?) cātabhaòa, adhikaraía, các thư lại, người khắc đá, các thuyền trưởng, thương nhân, quan binh, ...v.v, và các ngươi, [5] bọn thợ giặt, đám nô lệ của nhà vua – tất cả các người sẽ bị lời nguyền này giết chết”.

Các từ युवराज* yuvarāja, प्रतियुवराज* pratiyuvarāja राजकुमार* rājakumāra đều thể hiện các loại hoàng tử khác nhau (De Casparis 1956: 17–18). De Casparis thừa nhận rằng nghĩa của từ đầu tiên trong danh mục, tức là राजपुत्र* rājaputra “con trai nhà vua” khá mù mờ và khác nhau tùy theo thời gian và địa điểm. Tuy nhiên, ông tin rằng từ đó nói đến những người con của nhà vua do các hầu thiếp, hoặc các hoàng tử chư hầu sinh ra (De Casparis 1956: 19). Từ thứ hai trong danh mục prosòāra thì không rõ ràng. Tính chất mơ hồ của từ chữ Phạn भपति* bhāpati (mặt trăng, chúa tể của chòm sao*) làm cho chúng ta không xác định được nghĩa chính xác của nó theo nghĩa hẹp trong bi ký TB-2. Nó cũng có nghĩa là “chư hầu”, mặc dù dùng từ “chúa tể” để dịch (De Casparis 1956: 19, 37, n. 4).

Về các từ सेनापति* senapati (vị tướng, người chỉ huy*), नायक* nāyaka (thủ lĩnh, chúa tể, anh hùng, cai đội*), प्रत्यय* pratyaya (hiểu biết, sự thiệt hại, bằng chứng, giải pháp, cách thử tội, lời thề*), hājipratyaya, दण्डप्रत्यय* dandanāyaka, cả từ đầu lẫn từ cuối đều không khó diễn giải, vì chúng được dùng để chỉ người chỉ huy quân đội và phán quan. Trong phần dịch của mình, De Casparisvẫn giữ các từ  नायक* nāyaka प्रत्यय* pratyaya, nhưng cho rằng đó là các quan chức hạng thấp nhất, có các nhiệm vụ như thu thuế và/hoặc các quan chức cấp dưới quận huyện (1956: 19, 37, n. 5, 6). Từ hājipratyaya, gồm có một từ căn tiếng Indonesian, hāji được dịch là “người thân tín của nhà vua”; và một từ căn tiếng Phạn प्रत्यय* pratyaya “quận trưởng cảnh sát hoàng gia”. De Casparis cho rằng từ मूर्धक* mūrdhaka vũ sỹ* là đội trưởng của một nhóm, và dịch là “trưởng” [chief of] (1956: 19–20, 37). Nhưng cách diễn giải này hơi có vấn đề. Trước hết có một chỗ khuyết trên tấm bia ở trước chữ này. Thứ hai, trong tiếng Phạn nó có nghĩa là क्षत्रिय*ksatriya Đẳng cấp chiến binh
(Böhtlingk, T. V. 1884, S. 95). Ngược lại, trong tiếng Java cổ thì từ mūrdha có gốc tiếng Phạn मूर्धा* là cái đầu, bộ phận cao nhất, chúa tể  (Zoetmulder 1982: 1161). Vì vậy cách diễn giải của De Casparis là có thể, nhưng không chắc chắn.

Tuhā an vatak=vuruh आध्यक्ष्य*adhyāksī nīcavaría có nghĩa là “các giám quan lao dịch”, và “các giám quan trông coi bọn hạ đẳng”, vāsīkarana là những người rèn dao kéo (De Casparis 1956: 20, 32, n. 6, 37, n. 8). Ba từ tiếp theo kumārāmātya, cātabhaòa, and adhikaraía không được dịch. Tiếp theo M. De và K.P. Jayasval, De Casparis cho rằng kumārāmātya có nghĩa là thượng thư không có dòng máu hoàng gia, nhưng vì có công lao nên được sắc phong ngang hàng với một hoàng thân (1956: 20). Việc dịch आमात्य* amātya là “thượng thư” thì có vẻ thiếu thuyết phục. Có lẽ có lý hơn nếu dịch là “một người thân tín, một người bạn”** (Leliukhin 2001: 23–24). Các chữ khác trong danh mục bi ký TB-2 không khó giải thích. “Ở đây, chúng ta gặp đẳng cấp कायस्था* kāyastha thư lại, स्थापक* sthāpaka thợ thủ công, puhāvam thuyền trưởng, vaíiyāga thương nhân, pratisāra chỉ huy, thợ giặt hoàng gia (marsī hāji, nếu chúng tôi dịch chính xác), và hulun=hāji nô lệ hoàng gia (De Casparis 1956: 20). Đồng thời trong đoạn dịch chúng tôi cũng phát hiện ra từ स्थापक* sthāpaka thay cho “kiến trúc sư”, “điêu khắc gia”, và puhāvam thay cho “người xuất nhập hàng hóa”, “thuyền trường” (De Casparis 1956: 37).

Các tước vị được đề cập đến: rājaputra (các hoàng tử, có nghĩa là các con vua), umārāmātya (các thượng thư), bhūpati (các thủ lĩnh vùng), senāpati (các vị tướng), nāyaka (các thủ lĩnh cộng đồng địa phương), pratyaya (giới quý tộc), hāji pratyaya (các cận thần), dandanayaka (các phán quan), tuhā an vatak (giám quản lao dịch), vuruh (lao công), addhyāksi nījavarna (phụ tá giám quan), vāsīkarana (thợ rèn/người làm khí giới), cātabhata (binh lính), adhikarana (quan chức), kāyastha (thư lại, công nhân kho bãi), sthāpaka (thợ thủ công), puhāvam (thuyền trưởng), vaniyāga (thương nhân), marsī hāji (bồi thần), hulun hāji (nô lệ hoàng cung).

Vậy là danh mục của bi ký TB-2 đã được De Casparis diễn giải chi tiết. Ông cũng cho rằng “Bi ký này bao gồm một lời nguyền chống lại toàn bộ các loại nổi loạn và những kẻ phản loạn. Vì vậy chỉ có những loại người có thể gây ra hiểm họa đó mới cần được đề cập (De Casparis 1956: 20–21). Ông còn viết: Sự bày tỏ đáng chú ý vẫn chưa được biết từ các bi ký Srivijaya khác là huluntuhānku, rõ ràng có nghĩa là “đế chế của ta” (dòng 7, 11, 12, 14, 17 và 23); nghĩa đen của nó dường như là “các nô lệ (hulun) và các vị chúa tể (tuhān) của tôi, hàm ý phân loại các chủ đề thành hai nhóm lớn, kể cả nô lệ và người tự do, hoặc có nhiều khả năng hơn, những người bình dân và giai cấp thống trị, trong đó những người bình dân cũng bao gồm dân cư của lãnh thổ đã chinh phục được (De Casparis 1956: 26).

Cũng trong trang đó De Casparis đã dịch từ kadātuan kraton. Nhưng ở trang 18 ông ghi chú rằng kadātuan có nghĩa là “đế chế” như một tổng thể được chia thành một số lớn các मण्डल* mandalas. Vì vậy nghĩa của từ cổ Java kāraton (gia đình hoàng gia) không thể được áp dụng cho kadātuan. Theo De Casparis, mối quan hệ giữa dātu kadātuan đều không trực tiếp: trong đó dātu cai quản một मण्डल* mandala. Ngược lại, Coedès cho rằng nhà vua đã bổ nhiệm bất kỳ ai cai quản một kadātuan làm dātu (Coedès 1930: 54). Như De Casparis đã dịch hai từ Malay cổ khác nhau chỉ bằng một từ duy nhất là “đế chế”, thì lý thuyết của ông dường như hàm chứa một mâu thuẫn. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng từ huluntuhānku “nô lệ của tôi, các vị chúa tể của tôi” là thuộc về những mối quan hệ riêng tư (các mối gắn bó) giữa người trị vì và thần thuộc của ông ta, thay vì các mối gắn bó về lãnh thổ hoặc các quan hệ hình thức khác. Van Naerssen và de Jongh coi kraton kadātuan là những từ đồng nghĩa “vị trí của nhà vua” (Van Naerssen and de Jongh 1977: 17, 27). Trong bất kỳ trường hợp nào thì De Casparis cũng đã đưa ra lý thuyết chi tiết nhất về tổ chức chính trị Srivijaya.

Tôi sẽ tóm tắt một số khái niệm mới đây về Srivijaya như một chính thể Đông Nam Á trước khi đưa ra các phân tích của mình. Nổi tiếng nhất trong các lý thuyết này là của Giáo sư Wolters. Dựa trên cơ sở của cấu trúc luận Braudel, “chính thể thiên hà” của Tambiah, một ý tưởng Ấn Độ về một मण्डल* mandala, và quan niệm của Heine-Geldern về vị vua thượng đế, Wolters đã đưa ra lý thuyết मण्डल* mandala: Tấm bản đồ Đông Nam Á sớm được phát triển từ các mạng cư trú nhỏ thời tiền sử và đã tự bộc lộ trong các hồ sơ lịch sử là một sự kết nối các मण्डल* mandala chồng lên nhau, hoặc “các vòng tròn của các vị vua”. Trong mỗi  मण्डल* mandala này, một vị vua được đồng nhất với quyền năng linh thánh và “phổ quát”, khẳng định quyền bá chủ của cá nhân đối với các vị vua khác trong मण्डल* mandala của ông, là một người, về phương diện lý thuyết chính là các liên minh thần thuộc của ông...Trong thực tế, मण्डल* mandala (một từ tiếng Phạn được sử dụng trong các cẩm nang cai trị của Ấn Độ) đều thể hiện một vị thế chính trị đặc biệt và không bền vững trong một khu vực địa lý có thể được xác định một cách mơ hồ, không có các đường biên giới ổn định và trong đó có các trung tâm nhỏ nhìn ra mọi hướng để đảm bảo an ninh. Các मण्डल* mandalas có lẽ đã mở rộng và kết giao theo cung cách đàn công xéc ti na. Mỗi मण्डल* mandala bao gồm một vài thủ lĩnh chư hầu, trong đó có vài người không thừa nhận vị thế chư hầu của họ khi có cơ hội thì họ sẽ cố gắng xây dựng lên mạng lưới chư hầu riêng của mình. Chỉ có मण्डल* mandala chúa tể thì mới có đặc quyền tiếp nhận các sứ bộ đem đồ cống nạp đến; tự thân ông ta cắt cử các quan chức đại diện cho vị thế bề trên của ông (Wolters 1982: 16–17).

Trong lý thuyết của Wolters thì từ मण्डल* mandala biểu hiện các mối quan hệ bên trong chính thể, tức là cấu trúc nội tại của nó. Không hề dè dặt, Wolters đã đặc trưng hóa Srivijaya như là một मण्डल* mandala (1982: 17, 22f.). Ông cũng không sử dụng các thuật ngữ khác thuộc vốn từ vựng chính trị để mô tả Srivijaya. Nhưng Wolters lại không giải thích về cách sử dụng hiếm hoi từ मण्डल* mandala trong các dữ liệu bi ký đã có, vì ông không nghiên cứu về chúng. Ví dụ duy nhất về việc sử dụng từ này là trong bi ký Telaga Batu-2 (TB-2), và nó chính là đoạn dạo đầu cho bất kỳ việc sử dụng nào về lý thuyết của Wolters đối với Srivijaya. Đoạn sakalamaíðalāña kadātuanku “các ngươi, những kẻ bảo vệ tất cả các tỉnh thuộc kadātuan” của ta là nói về các lãnh thổ có quy mô nhỏ (De Casparis 1956: 35). Từ मण्डल* mandala không hề xuất hiện cùng với cái tên Srivijaya. Nhưng chúng tôi đã tím thấy các từ như “kadātuan Srivijaya” trong các bi ký ở Kedukan Bukit, Kota Kapur, Palas Pasemah và Bungkuk, và “vanua Sriwijaya” trong các văn bản của bi ký Kota Kapur và Karang Brahi (Nilakanta Sastri 1949: 113–116; Sriwijaya 1992: VII).  Vì vậy chính thể Srivijaya không thể được đồng nhất một cách thuyết phục với một मण्डल* mandala theo nghĩa mà Wolters đã sử dụng.   

Wolters đã cố gắng đưa từ tiếng Phạn मण्डल* mandala trở thành một khái niệm tổng thể để xác định các chính thể địa phương. [2] Nhưng hành động mạo hiểm này dường như đáng ngờ, vì thuật ngữ đó biểu hiện các tương liên địa chính trị giữa các hình mẫu chính trị Ấn Độ, chứ không phải là một cấu trúc nội tại. Trong các văn bản đã có về chính thể Srivijaya thì मण्डल* mandala có nghĩa là một đơn vị nhỏ, chứ không phải là một vị thế chính trị tổng thể của Srivijaya. Vì vậy, người ta có thể khước từ giả thuyết ấy của Wolters.  
_______________________________

Nguồn: Anton O. Zakharov 2009, Constructing the polity of Sriwijaya in the 7th – 8th centuries: The view according to the inscriptions, The Indonesian Studies Working Papers series is published electronically by the department of Indonesian Studies at the University of Sydney.

Tác giả: Anton O. Zakharov, Institute for Oriental Studies Russian Academy of Sciences, Moscow.


Chú thích 

1. Anton O. Zakharov nhận học vị Tiến sỹ tại Viện Đông phương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Moscow, nơi ông công tác. Ông chuyên sâu về lịch sử cổ trung đại phương Đông, đặc biệt là về Đông Nam Á hải đảo sớm. Zakharov còn là Phó giáo sư Đại học Đông phương Vostochny, Moscow. Các công trình của ông gồm có Tổ chức chính trị các xã hội hải đảo Đông Nam Á  đầu thời Trung cổ (thế kỷ V-VIII): một giả thuyết tạo dựng luận, Moscow: Vostochny Universitet, 2006; Các chuyên khảo lịch sử phương Đông truyền thống, Moscow: Vostochny Universitet, 2007.

2. Craig Reynolds nhận thấy rằng từ mandala trong lý thuyết của Wolters là một hỗ trợ của phép tường giải, chứ không phải là một sự vật, (1995: 427), vì vậy các học giả có thể sử dụng nó trong bối cảnh Đông Nam Á. Tôi không thể đồng ý với kết luận này. Để bổ sung cho các lập luận đã đưa ra ở trên, tôi xin được nhấn mạnh rằng một cách tiếp cận khoa học cần có những khái niệm có nghĩa và ý nghĩa nghiêm nhặt, ngược lại nếu thuật ngữ mandala là “một hỗ trợ của phép tường giải”, thì nó giống như một loại hình duy tâm trong truyền thống Weber. Các loại hình duy tâm này được cấu trúc một cách võ đoán bởi các học giả nhưng lại xuất phát từ sự cần thiết và/hoặc khái niệm hóa của các hiện tượng hiện thực.


Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** आमात्य* amātya có một số nghĩa khác nhau: gián quan; bạn cùng phòng, cùng nhà; người trong một nhà; bầu bạn; thượng thư, bộ trưởng.


Bibliography

Berger P. and T. Luckmann 1966. The Social Construction of Reality: a Treatise in the Sociology of Knowledge. Harmondsworth: Penguin Books.

Boechari , 1979. An Old Malay Inscription at Palas Pasemah (South Lampong). In Pra Seminar Penelitian Sriwijaya (Jakarta 1978), 19-42. Jakarta: Puslit Arkenas.

Boechari 1986. New Investigations on the Kedukan Bukit Inscription. In Pusat Penelitian Arkeologi Nasional, Untuk Bapak Guru. Persembahan para murid untuk memperingati Usia Genap 80 Tahun Prof. Dr. A.J. Bernet Kempers, 33-56. Jakarta: Puslit Arkenas, 1986.

Böhtlingk O. 1879-1889. Sanskrit-Wörterbuch in kürzerer Fassung, I–VII. St. Petersburg: Buchdruckerei der kaiserlichen Akademie der Wissenschaften.

Bronson B. 1977. Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes Toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia. In Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perspectives from Prehistory, History, and Ethnography, edited by K.L. Hutterer, 39–52. Ann Arbor: University of Michigan, Center for South and Southeast Asian Studies.

Bronson B. 1979. The Archaeology of Sumatra and the Problem of Śrivijaya. In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, edited by R.B. Smith and W. Watson, 395–405. Oxford, New York and Kuala Lumpur: Oxford University Press.

Chau Ju-kua 1996. Chu Fang Chi’ (1225) (a report on the state of Çrīvijaya), translation from Chinese into Russian and commentary by M.Yu. Ulianov, Vostok (Oriens) 6 (1996): 141–155.

Claessen H.J.M. 1995. How Unique was Śrivijaya?. In Bijdragen tot de Taal-, Land- en Volkenkunde 151, no 3 (1995): 443–445.

Claessen H.J.M. and P. Skalnik (eds.) 1978. The Early State. The Hague: Mouton.

Claessen H.J.M. and P. Skalnik (eds.) 1981. The Study of the State. The Hague: Mouton.

Coedès G. 1918. Le Royaume de Çrīvijaya. In Bulletin de l’École Française d’Extreme Orient 18 no. 6 (1918): 1–36.

Coedès G. 1930. Les Inscriptions malaises de Çrīvijaya. In Bulletin de l’École Française d’Extreme Orient 30 (1930): 29–80.

Coedès G. 1964. A Possible Interpretation of the Inscription at Kedukan Bukit (Palembang). In: Malayan and Indonesian Studies. Essays presented to Sir Richard Winstedt on his 85th Birthday, edited by J. Bastin and R. Roolvink, 24–32. Oxford: Clarendon Press.

Coedès G. 1968. The Indianized States of Southeast Asia. Edited by W.F. Vella, translated by S. Brown Cowing. Honolulu, Hawaii: East-West Center Press.

Coedès G. and L.-Ch. Damais 1992. Sriwijaya. History, Religion and Language of an Early Malay Polity. Collected Studies by G. Coedès and L.-Ch. Damais. Kuala Lumpur: Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society.

De Casparis J.C. 1956. Prasasti Indonesia. Selected Inscriptions from the 7th to the 9th century A.D. Vol. II. Bandung: Masa Baru, 1956.

Dorofeeva T.V. 2001. Istoriya pis’mennogo malayskogo yasyka (VII – nachala XX vekov) (History of the written Malay language (7th – 20th centuries)). Moscow: Gumanitariy.

Engels F. 1972. The Origin of the Family, Private Property, and the State: In the Light of the Researches of Lewis H. Morgan. Moscow: Progress Publishers.

Ferrand G. 1922. L’Empire Sumatranais de Çrīvijaya. In Journal Asiatique. 11 sér. T. 20 1–104 (1922): 161–246.

Gellner E. 1983. Nations and Nationalism. Oxford: Basil Blackwell.

Hall Kenneth R. 1976. State and Statecraft in Early Sriwijaya. In Explorations in Early Southeast Asian History, edited by K. Hall and J.K. Whitmore, 61-105. Ann Arbor: University of Michigan Center for South and Southeast Asian Studies.

Hall Kenneth R. 1999. Economic History of Early Southeast Asia. In: The Cambridge History of Southeast Asia. Vol. I. From Early Times to c. 1500, edited by N. Tarling. 183–275. Cambridge: Cambridge University Press.

Heine-Geldern R. 1942. Conceptions of State and Kingship in Southeast Asia. In Far Eastern Quarterly 2, no. 1 (1942): 15–30.

Hirth F. and W.W. Rockhill 1911. Chau Ju-kua, His work on the Chinese and Arab trade in the twelfth and thirteenth centuries, entitled Chu-fan-chi. Saint-Petersburg: n.p.

Jacques C. 1979. 'Funan’, ‘Zhenla’: The Reality Concealed by These Chinese Views on Indonesia. In Early South East Asia. Essays in Archaeology, History and Historical Geography, edited by R.B. Smith and W. Watson, 371–379. Oxford, New York and Kuala Lumpur: Oxford University Press.

Johnson A.W. and T. Earle. 1987. The Evolution of Human Societies: From Foraging Group to Agrarian State. Stanford: Stanford University Press.

Kathirithamby-Wells J. 1990. Introduction: An Overview. In The Southeast Asian Port and Polity: Rise and Demise, edited by J. Kathirithamby-Wells and J. Villiers, 1–16. Singapore: Singapore University Press. 

Kant, I. 1956 (KRV  1781/1787). Kritik der reinen Vernunft, Schmidt (ed.) 1956. Hamburg: Meiner.

Kulke H. 1991. Epigraphical References to the ‘City’ and the ‘State’ in Early Indonesia. In Indonesia 52, (1991): 3–22.

Kulke H. 1993. ‘Kadātuan Śrīvijaya’—Empire or Kraton of Śrīvijaya? A Reassessment of the Epigraphic Data. In Bulletin de l’École Française d’Extreme Orient 80, no. 1 (1993): 159–180.

Kullanda S.V. 1992. Istoriya drevney Yavy (History of Ancient Java). Moscow: Nauka Publishing House.

Kullanda S.V. 1995. Genesis gosudarstvennosti u narodov Zapadnoy Indonesii. Shrividjaya (Genesis of statehood of peoples of Western Indonesia. Çrīvijaya). In Istoriya Vostoka (History of the Orient), II, Vostok v srednie veka (The Orient in the Middle Ages), 215–218. Moscow: ‘Vostochnaya Literatura’ Publishing House.

Leliukhin D.N. 2001. Kontseptsia ideal’nogo tsarstva v ‘Arthashastre’ Kautilyi i problema struktury drevneindiyskogo gosudarstva (The conception of ideal kingdom in ‘Arthaçāstra’ of Kauòilīya and the problem of structure of the ancient Indian state). In Gosudarstvo v istorii obstchestva (k probleme kriteriev gosudarstvennosti) (The State in the history of society (on the problem of the criteria of statehood)), 9–148. Moscow: Institute for Oriental Studies.

Manguin P.-Y. 2000. City-States and City-State Cultures in pre-15th-Century Southeast Asia. In A Comparative Study of Thirty City-State Cultures. An Investigation Conducted by the Copenhagen Polis Centre, edited by M.H. Hansen, 409–416. Copenhagen: C.A. Reitzels Forlag.

Manguin P.-Y. 2002. The Amorphous Nature of Coastal Polities in Insular Southeast Asia: Restricted Centres, Extended Peripheries. In Moussons 5 (2002): 73–99.

Manguin P.-Y. 2004. The Archaeology of the Early Maritime Polities of Southeast Asia. In Southeast Asia: from Prehistory to History, edited by P. Bellwood and I.C. Glover, 282–313. London: Routledge/Curzon.

Marx K. 1973. Grundrisse. Foundations of the Critique of Political Economy, translated with a foreword by M. Nicolaus. New York: Vintage Books.

Naerssen F.H. van, and R.C. de Jongh 1977. The Economic and Administrative History of Early Indonesia. Leiden and Cologne: Brill.

Nilakanta Sastri K.A. 1949. History of Śrī Vijaya (Sir William Meyer Lectures, 1946–1947). Madras: University of Madras.

Reynolds C. 1995. A New Look at Old Southeast Asia. In Journal of Asian Studies 54, no. 2 (1995): 419-446

Takakusu J. 1896. A Record of the Buddhist Religion as practised in India and the Malay Archipelago (A.D. 671–695) by I-Tsing. London: Clarendon Press.

Tambiah S.J. 1976. World Conqueror and World Renouncer: A Study of Buddhism and Polity in Thailand against a Historical Background. Cambridge: Cambridge University Press.

Taylor K.W. 1999. The Early Kingdoms. In The Cambridge History of Southeast Asia. Vol. I. From Early Times to c. 1500, edited by N. Tarling, 137–182. Cambridge: Cambridge University Press.

Weber M. 1962. Basic Concepts in Sociology, translated and introduced by H.P. Secher. London: Peter Owen.

Wheatley P. 1983. Nāgara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions. Chicago: University of Chicago, Department of Geography.

Wisseman Christie J. 1990. Trade and State Formation in the Malay Peninsula and Sumatra, 300 B.C.–A.D. 700. In The Southeast Asian Port and Polity: Rise and Demise, edited by J. Kathirithamby-Wells and J. Villiers, 39–60. Singapore: Singapore University Press.

Wisseman Christie J. 1995. State Formation in Early Maritime Southeast Asia. A Consideration of the Theories and the Data. In Bijdragen tot de Taal-, Land- en Volkenkunde 151, no. 2: 235–288, 1995.

Wolters O.W. 1982. History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives. Singapore: Institute for Southeast Asian Studies.

Wolters O.W. 1986. Restudying Some Chinese Writings on Sriwijaya. In Indonesia 42 (1986): 1–42.

Zoetmulder P.J. 1982. Old Javanese-English Dictionary. ’s-Gravenhage: Koninklijk Instituut voor Taal-, Land- en Volkenkunde, Martinus Nijhoff.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét