Powered By Blogger

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Champa Nhìn lại (VII)



Champa Nhìn lại (VII)

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tiếp tục câu chuyện lịch sử

Hoạt động của Champa ở vùng cực Bắc được giành lại vào năm 995 và 997 với các cuộc tấn công vào châu Hoan, châu Ái, vượt khỏi Quảng Bình về phía bắc tại Nghệ An và Hà Tĩnh – khó có thể quy vào một chính thể Chăm tại विजय* Vijaya-Bình Ðịnh là chính thể đã mất 700 dặm lãnh thổ giữa Bình Định và इन्द्रापुर* Indrapura vào tay người Việt. Hoàng đế Việt Lê Hoàn đã nói với người Trung Quốc rằng biên giới của ông tiếp giáp với Champa. Có lẽ vì thế mà Maspéro đã viết rằng  हरिवर्मन्* Harivarman, “mặc dù ông đã cho thấy mình là vua ở विजय* Vijaya, đã tái lập triều đình tại इन्द्रापुर* Indrapura [Đồng Dương]”. [113] Không hề có tuyên bố nào được chứng minh bằng bất cứ thứ gì trong các văn bản, nhưng dường như cuối cùng Maspéro đã thấy rằng thất bại năm 982 phải xa hơn về phía bắc, còn Đồng Dương - इन्द्रापुर* Indrapura – hoặc tối thiểu là vùng Thu Bồn lại trở thành vùng trung tâm Chăm chính của phía bắc sau cuộc chiến đó. Không có bằng chứng cho thấy rằng yāï po ku vijaya śrī हरिवर्मन्* Harivarman, “người đòi ngai vàng quốc gia” của Maspéro đã từng chuyển về Bình Định, và vì vậy mà không cần phải giả định về việc sau đó quay trở về इन्द्रापुर* Indrapura. Các vị trị vì bắc Champa thời đó vẫn luôn ở trong chính vùng đó và có lẽ họ đã chịu trách nhiệm về cuộc tấn công trước đó vào vùng châu Hoan, châu Ái vào năm 803 đã được ghi chú ở trên. Ở đây chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng to lớn của cái ban đầu có vẻ là những bối cảnh mâu thuẫn trong 宋會要* Tống Hội yếu. Phần giới thiệu nói rằng từ Champa đến châu thổ Sông Hồng theo đường biển mất hai ngày, nhưng vào năm 1076 cũng vẫn loại thuyền đó lại ghi là mất 17 ngày; Wade giải thích sự khác nhau đó là do mất lãnh thổ Champa “có lẽ...thời gian trước đó”. [114] Nếu việc đi thuyền hai ngày không phải là sự nhầm lẫn của văn bản thì chỉ có thể coi đó là vùng cực bắc của Champa (bắc Quảng Bình) và đó là cuộc tấn công vào châu Hoan, châu Ái; lãnh thổ bị mất vào năm 1076 có lẽ là các tỉnh phía bắc đó, chứ không phải là lãnh thổ từ Indrapura đến Bình Ðịnh.

Trong cách lý giải của Maspéro thì người kế vị Harivarman chỉ được biết bằng tước vị, yaï po ku vijaya śrī, như đã dịch âm sang tiếng Hán, cuối cùng đã chuyển đến विजय* Vijaya vào năm 1000; không hề có nguồn sử liệu nào làm bằng chứng cho khẳng định có lẽ dựa trên tước vị này của ông. Như đã lưu ý ở trên, đó có lẽ vẫn chỉ là một Harivarman. Tích truyện của Maspéro tiếp tục từ người Trung Quốc, với yaï po ku vijaya śrī vào năm 1010 được thay thế bằng một “Harivarman” khác (suy luận từ cách dịch âm chữ Hán nhưng có lẽ vẫn cùng một Harivarman). Vào năm 1018 cách dịch âm chữ Hán được đổi thành 屍嘿排摩惵* Thi Mặc Bài Ma Điệp và Maspéro đã diễn giải một cách thiếu thuyết phục là “Parameśvaravarman”, một vị vua mới. Trong thực tế, những từ sau yāï po ku vijaya śrī Harivarman, thì các cách phiên âm Hán của những tên hoàng gia Chăm cho đến năm 1044 đã thay đổi bốn lần theo những cách hỗ trợ được rất ít cho các diễn giải của Maspéro. [115]    

Vào các thập kỷ 1020 và 1030 đã có nhiều cuộc chiến ở Quảng Bình, sẽ thật kỳ cục nếu trung tâm Champa ở Vijaya; sau đó vào năm 1044, người Việt quyết định một cuộc xâm chiếm chủ yếu, vẫn luôn được giải thích là một cuộc chinh phục विजय* Vijaya ở Bình Ðịnh. Chiến dịch bắt đầu vào tháng giêng và cuộc chiến (được mô tả bằng cùng những chỉ tiết trong Maspéro và Toàn thư) đã diễn ra ở phía bắc Huế và xung quanh Đà Nẵng. Quân Việt di chuyển bằng thuyền; khi vào đến một nhánh sông Thu Bồn, họ để thuyền lại và lên hành quân bộ, đánh bại quân đội Champa ở đó. Cách mô tả như vậy không thể xác định được mất bao nhiêu thời gian để họ đến được vùng đó, nhưng ngay sau đó là câu mô tả trận chiến, là vào tháng bảy “nhà vua và binh lĩnh đã vào thành Phật Thệ”. Điều đó chứng tỏ vị trí này không xa chiến trường, có nghĩa là “Phật thành” (Đồng Dương), chứ không phải Vijaya như vẫn được giải thích theo truyền thống trong các văn liệu học thuật hiện đại. Cuộc trường chinh từ Thu Bồn đến Vijaya ở Bình Định có lẽ phải mất gần như một tháng nữa, có lẽ với việc tiếp tục cuộc chiến trên đường đi, hoặc chí ít là ở điểm đến; đi bằng đường biển thì cũng rất dài, nhưng trong vòng tám tháng họ đã quay trở lại Nghệ An. Một chiến dịch từ Thu Bồn đến Bình Định và quay trở lại Nghệ An có lẽ đã không bị nén vào một đoạn thời gian đặc biệt. [116] Vì vậy có thể thừa nhận rằng cái gọi là cuộc xâm nhập vào Vijaya năm 1044 trong thực tế là một cuộc tấn công vào vùng lưu vực sông Thu Bồn và đây cũng là một nỗ lực cuối cùng của người Việt nhằm đánh bại những người kế vị của cái gọi là “triều đại Đồng Dương” đã tiếp quản chính sách của Lâm Ấp cũ trong việc đẩy lên phía bắc và đã thành lập những trung tâm quan trọng xa về phía Bắc cho đến tận Quảng Bình.

Champa trong thế kỷ XI

Giai đoạn từ cuộc chiến năm 1044 đến cuộc chiến năm 1069, mà Maspéro – trên cơ sở một nguồn sử liệu Việt Nam nhưng không phải là những biên niên sử chính thống nhất – đã gọi một cuộc tấn công khác vào विजय* Vijaya, có lẽ là một đoạn mang tính hư cấu nhất trong bộ sử của ông. (Đặc biệt cần phải lưu ý rằng 宋會要* Tống Hội yếu lại không hề dẫn các cuộc tấn công của người Việt vào Champa năm 1044 và 1069). Những sự kiện tiếp theo vào năm 1044, một người trị vì mới có “tổ tiên là các chiến binh, ईश्वर* Īśvaras, những người hầu cận của các vị trị vì trước đó...đã nắm được quyền lực và đã tự đưa mình lên ngai vàng với cái tên Jaya Parameśvaravarman’. [117] Vậy thì bi ký đóng góp gì cho cách diễn giải của Maspéro? Trước hết bi ký không hề cung cấp thông tin về विजय* Vijaya cho đến cuối thế kỷ XII, khi cái tên đó lần đầu tiên xuất hiện liên quan đến cuộc chiến Champa-Cambodia. Sau khi bi ký năm 991 của yāï po ku vijaya śrī  हरिवर्मन्* Harivarman ở Mỹ Sơn thì không còn bi ký nào được phát hiện cho đến năm 1050, và trong suốt thế kỷ XI, toàn bộ các bi ký đều được dựng ở Mỹ Sơn (hoặc chí ít là ở Quảng Nam) hoặc ở phía Nam Nhà Trang và Phan Rang. Đặc biệt có hai vị vua đều có tên हरिवर्मन्* Harivarman và đều mang tên yaï po ku vijaya śrī, không chỉ rõ mối liên quan nào đến di chỉ Vijaya (Bình Định) trong các bi ký, và cái tên đó với các tước vị của nó có lẽ đều có nghĩa là “chiến thắng”, mà không có bất cứ ý nghĩa nào về lãnh thổ.    

Tiếp theo là cuộc chiến năm 1044, từ năm 1050 đến năm 1064, có hai vị vua Parameśvaravarman và Rudravarman là để lại bi ký ở Po Nagar tại Nha Trang; vị thứ hai được đề cập đến trong các bi ký đáng tin cậy bằng chữ Hán. Nhân vật đầu tiên, từ năm 1050 đến 1055 đã để lại hai bị ký ở Po Nagar tại Nha Trang hoặc vùng xung quanh, bốn ở Phan Rang và một ở Quảng Nam, dường như đặc biệt liên quan đến các rắc rối ở पाण्डुराग*Pāõóuraïga, thì không phải là cuộc chiến với Việt Nam. Maspéro đã táo tợn nói ông “chỉ có đúng một nghề là tái dựng các di tích mà quân Việt và các cuộc nội chiến...Thực ra thì không hề thấy trong các bi ký cũng như không ở đâu khác thấy vị vua này nhắc đến người Việt; ông chỉ nói “bây giờ là kỷ काली* Kali đầy xung đột ở khắp mọi nơi trên trần thế”, một công thức chuẩn cho thời “hiện tại” trái ngược với những ngày tháng tốt lành của thời “quá khứ”. [118] Ông không hề nhắc đến các vị vua trước, tối thiểu cũng có thể nói rằng gia đình ông cũng có những kẻ hầu người hạ. Sau đó vào năm 1064, vua Rudravarman đã để lại một bi ký bằng chữ Phạn ở Po Nagar, có nói rằng ông “sinh ra từ một gia đình quý phái của ईश्वर* Īśvaras [không chỉ là các chiến binh...hầu cận của các vị vua trước], của Śrī Parameśvara [có lẽ là Parameśvaravarman]”. Chính ông cũng đã tuyên bố rằng mình là em trai của श्रीभद्रार्मन्* Śrī Bhadravarman, có lẽ là người kế vị trực tiếp (một thời gian ngắn) của Parameśvaravarman, như Maspéro đã diễn giải một cách có lý; tuy nhiên ông vẫn bổ sung mà không có nguyên do là Rudravarman “có thể có một mối liên hệ nào đó với cái chết của anh trai ông”.         

Đồng thời trong bi ký C95/1056, có ghi về một vị श्रीयुवराजमहसेनापति* Śrī Yuvarāja Mahāsenāpati nào đó đã dựng bia ở Mỹ Sơn, trong đó ông đã khoe khoang là đã chinh phục được thành सम्भुपुर* Śaübhupura ở Cambodia, phá hủy các đền đài và bắt tù binh Khmer về dâng lên các đền tháp của श्रीसनभद्रास्वर* Śrīśānabhadreśvara, ở Mỹ Sơn, vì vậy từ đó, theo truyền thống của các vị vua cũ của Champa mà tôn vinh nơi này. Không có bất cứ thông tin hoặc dấu hiệu nào về gia đình ông, và cũng không có lý do gì để gắn ông với gia đình परमस्वरवर्मन्* Parameśvaravarman - भद्रार्मन्* Bhadravarman - và रुद्रवर्मन्* Rudravarman đã trị vì ở Nha Trang-Phan Rang tối thiểu là từ năm 1050 đến năm 1064. Nếu ông có thể được kết nối bất kỳ vị vua nào trước đó thì chỉ có thể là với gia đình Harivarman của năm 991, và sau đó. Phải công nhận là vẫn có các thủ lĩnh tại vùng thung lũng Thu Bồn đồng thời với các vua ở phía Nam, kể cả trước và sau cuộc chiến năm 1044. [119]

Finot tin rằng श्रीयुवराजमहसेनापति* Śrī Yuvarāja Mahāsenāpati này chính là युवराजमहसेनापति* Yuvarāja Mahāsenāpati Hoàng tử Pāï (em trai của Harivarman), là người đã trở thành vua परमबोधिसत्त्व* Paramabodhisatva. Ông đã được nói đến với các phẩm chất đó trong bi ký C89/đã được định niên đại năm 1088, là Yuvarāja trong bi ký không có niên đại C93 và C94 (thế kỷ X śaka [trong khoảng thời gian 978 - 1078]) và cũng chính là परमबोधिसत्त्व* Paramabodhisatva trong bi ký C30A1. Điều đó vẫn tạo thành một mối liên kết với Harivarman trong bi ký C75, năm 991, vì người trị vì có cái tên đó chính là anh trai của Yuvarāja (sau này trở thành परमबोधिसत्त्व* Paramabodhisatva) cũng có tước vị yāï po ku vijaya śrī trong bi ký C94. Vì vậy từ năm 991 đến năm 1088 đã có những ghi chép về một tuyến vua có liên quan đồng thời cũng đã để lại các bi ký ở Mỹ Sơn – từ năm 1050 đến năm 1064 – với परमस्वरवर्मन्* Parameśvaravarman và रुद्रवर्मन्* Rudravarman ở Nha Trang và Phan Rang.

Trong thời रुद्रवर्मन्* Rudravarman dường như đã có sự tiếp xúc giữa phần Champa của ông với Trung Quôc, vì nhân dịp này người Trung Quốc đã ghi lại một cách phiên âm đáng tin cái tên của ông. Tuy nhiên không chắc là tất cả các sứ bộ “Champa” được ghi lại khi đến Trung Quốc đều là từ chính vùng đó. Trong cách lý giải của Maspéro về các nguồn sử liệu Trung Quốc, người Chăm đã chuẩn bị tấn công Việt Nam, mặc dù cách giải thích đó đòi hỏi phải có một yếu tố tưởng tượng nhất định. Vì vậy, bằng một niên đại chưa được minh định rõ, một nguồn sử liệu Trung Quốc nói rằng vì các cuộc tấn công của Giao Chỉ, nhưng Champa vẫn chuẩn bị các lực lượng để kháng cự. Sau đó vua Champa “tiếp tục chuẩn bị”, và điều đó đã được chứng nhận thông qua nhu cầu mua la từ Trung Quốc; và cuối cùng “ông đã phát động các hoạt động quân sự dọc biên giới” – hành động khiêu khích vì cuộc xâm lấn của người Việt năm 1069. Trích dẫn Toàn thư của Maspéro, thực sự rọi sáng vào sự kiện, khi nói rằng năm 1068 Chiêm Thành dâng một con voi trắng và sau đó “gây ra những rắc rối dọc biên giới”. [120]      

Đoạn dẫn Toàn thư của Maspéro, vì đối với toàn bộ chiến dịch (không thấy trong Toàn thư) ông đã sử dụng Việt Sử lược, một bộ sử duy nhất của Việt Nam nói về điều này. Các bộ sử khác chỉ nói rằng vua Việt tấn công Chiêm Thành, đã bắt được vua Chăm là Chế Củ, và đã dùng ông ta để đòi tiền chuộc. Hơn nữa biên giới xa về phía bắc tại vùng Quảng Bình – Quảng Trị, như chúng ta sẽ thấy từ tác động của chiến tranh, trong khi các bi ký lại chỉ rõ hai trung tâm Champa, một ở Thu Bồn còn một ở Nha Trang-Phan Rang; trung tâm Nha Trang – Phan Rang khó có thể liên quan đến các cuộc tranh cãi vặt dọc theo biên giới phía bắc.    

Cái gọi là chiến dịch tấn công Vijaya năm 1069, chỉ dựa vào Việt Sử lược, đã phát triển như sau: các đội tàu của người Việt bắt đầu lên đường vào tháng Ba và đến Thị Lợi Bì Nại là nơi quân đội đổ bộ và giao chiến với quân Chăm, giết chết nhiều người. Vua Chăm Đệ Củ (trong các bộ sử Việt ghi là Chế Củ) – đối với Maspéro thì đó là रुद्रवर्मन्* Rudravarman của Phan Rang – đã chạy về Phật thệ, nhưng bị truy đuổi và bị bắt ở biên giới Cambodia vào tháng Tư. Quân Việt vẫn còn lưu lại khoảng một tháng ở Phật thệ và bắt đầu quay trở về kinh đô của họ vào tháng thứ năm. Vì vậy, cuộc đi từ Thăng Long (ngày nay là Hà Nội) đến Phật Thệ mất dưới một tháng và hành trình trở về mất gần hai tháng.

Pelliot nhận xét về đoạn văn đó trong Việt Sử lược và tin rằng đối tượng của cuộc xâm chiếm là Vijaya-Bình Ðịnh. Ông đồng nhất Đà Dùng của Maspéro, một hải cảng trên tuyến (đến vào ngày 28 trong tháng thứ ba) là Tư Dùng, cửa phía Nam của đầm Huế, và nói rằng chuyến hải hành từ đó đến “Vijaya” (có nghĩa là 屍唎皮奈*Thị Lợi Bì Nại, đến đó vào ngày thứ ba của tháng thứ tư) chỉ có 6 ngày. Điều đó cho thấy hình như thời gian là rất ngắn, được khẳng định là khoảng cách từ Huế đến Quy Nhơn dài hơn một nửa của toàn bộ khoảng cách của chiến dịch từ kinh đô Việt mà Việt Sử lược nói là mất hai tháng. [121] Điều đó đủ để nói rằng 屍唎皮奈*Thị Lợi Bì Nại, và Phật thệ theo cách giải thích này không phải là ở Bình Định. Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cần phải lưu ý đối với nhận xét ở bên dưới về các sự kiện tiếp theo, đó là câu chuyện được phát hiện trong Việt Sử lược là có những đội tàu và binh lính Việt tiến thẳng đến đích, và sau khi thành công đã quay thẳng về nhà.   

Tôi vẫn cho rằng đây là một câu chuyện vẩn vơ và nảy sinh từ lập trường bất di bất dịch của Maspéro về một nước Champa duy nhất và sự lẫn lộn về các liên quan đối với “Vijaya”. Như chúng ta đã thấy toàn bộ bi ký từ cuối thế kỷ X đến thập kỷ 1060, và sau đó là ở Mỹ Sơn, Nha Trang và Phan Rang. Không ai cho thấy bất cứ mối quan tâm nào đến Vijaya-Bình Ðịnh, nhưng một số người đã cho thấy mối liên quan đến Pāõóuraïga. Các vấn đề biên giới được cho là đã khiêu khích cuộc tấn công của quân Việt là ở tận phía Bắc tại Quảng Bình, vì các tỉnh mà người Việt thu được khi vua Chăm đem ra để chuộc lấy bản thân mình trong cuộc chiến. Các thủ lĩnh Chăm ở Nha Trang và Phan Rang có lẽ ít quan tâm hoặc có ít quyền lực trong vùng đó và những người đã dựng bia ở Mỹ Sơn thì lại bận tâm nhiều hơn đến vùng cực Nam. Vua Chăm ở đó, trong phiên bản của Maspéro là रुद्रवर्मन्* Rudravarman, còn vua Chăm trong các bộ sử Việt lại là Chế Củ hoặc Đệ Củ. Ông đã bị bắt và trở thành tù nhân, và để chuộc mình, ông đã giao Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chính (ở phía cực bắc, tận Quảng Bình và Quảng Trị) cho người Việt. Đó chính là vùng biên giới, nơi Toàn thư ghi rằng người Chăm đã gây rối.

Tuy nhiên liệu có phải cuộc tấn công của quân Việt năm 1069 đã đến tận Bình Định? Theo Maspéro, quân Việt đã vào “đến cảng Śrī Banöy’, được gọi là 屍唎皮奈* Thị Lợi Bì Nại bằng tiếng Việt trong Toàn thư; vì vậy Śrī Banöy là cách phân tích của ông về những cái tên Trung Quốc và Việt Nam. Đó là tên của một trong những kinh đô Champa trong huyền sử được Aymonier tập hợp và công bố; ông đã xác định vị trí này là ở Quảng Bình, nhưng Pelliot lại cho rằng có thể đó chính là cảng Chà Bàn ở Quy Nhơn. [122] Tuy nhiên các công trình mới đây của các nhà Chăm học đã đưa ra một cách đọc hoàn toàn mới và trái ngược về các biên niên sử Chăm. Theo những cách diễn giải mới, các biên niên sử này bị nghi ngờ vì người ta tin rằng các tuyên bố đó là nói đến các vị vua đãn trị vì ở Vijaya, trong khi đó thì thực tế là họ chỉ định nói về các biên niên sử của पाण्डुराग* Pāõóuraïga /Phan Rang. Công trình xét lại chủ yếu về lĩnh vực này là chuyên luận của Po Dharma, mà tôi vẫn chưa đọc, nhưng các bản đồ trong công trình về पाण्डुराग* Pāõóuraïga của ông và trong các bài viết của hội thảo Copenhagen đã đặt Bì Nại ở Quảng Ngãi. Theo ông, kinh đô đầu tiên trong 5 kinh đô huyền thoại Bal Sri Banay, có lẽ là Śrī Banöy – là ở Pāõóuraïga, nhưng không có kinh đô nào ở Bình Ðịnh. [123]

Quảng Ngãi là vị trí của một ngôi thành lớn (trong thực tế đó là di tích của một ngôi thành cổ) ngày nay gọi là Châu Sa, và một thành khác, Cổ Lũy, trên bờ bắc và bờ nam, gần cửa sông Trà Khúc; còn có di tích ngôi đền Chánh Lộ, có niên đại vào thế kỷ XI, từ ngôi đền đó nhiều công trình điêu khắc quan trọng đã được khôi phục. Người Pháp chưa hề khảo sát về hai ngôi thành này, nhưng rõ ràng là giống các cửa sông khác của Champa, vùng châu thổ này cũng rất quan trọng. Vì vậy tôi cho rằng cuộc tấn công của quân Việt năm 1069 chính là vào thành Châu Sa – và việc hành quân đường thủy là đáng tin cậy hơn, nhưng chỉ sáu ngày từ Huế vào đến đó thì vẫn rất nhanh – và tôi cũng cho rằng Chế Củ không phải là रुद्रवर्मन्* Rudravarman, mà là một thủ lĩnh Chăm ở đâu đó tại vùng phía Bắc. [124]   
_________________________________

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

Chú thích

113. Maspéro, Royaume de Champa, p. 129; in note 3 he quotes the Vietnamese source An Nam Chí Lược, 11:7b, which quotes Lê Hoàn’s remarks to the Song.

114. Wade, Song huiyao.

115. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 133-6.  

116. Stein, Linyi, p. 129, cites a Chinese text (the Qianhanshu) which says that an army on the march covered only 30 li per day, whereas the distance from Đồng Dương to Bình Ðịnh was considered to be 700 li, a nearly 50-day round-trip trek, not counting time in Vijaya-Bình Ðịnh. By sea, the distance from the Thu Bồn to Bình Ðịnh is about half the distance from the Thu Bồn back to Nghệ An, thus more or less a month.

117.  Maspéro, Royaume de Champa, p. 137.

118. Ibid., p.139 and notes 6-7.

119. Inscription C95, in Finot, ‘Notes d’épigraphie XI’, pp. 943-6. Note that at the time of their publication the numerical dates in the Champa inscriptions were often not properly understood. Finot (p. 946) read its date as 789 śaka/867, rather than 978/1056, and thought it must have referred to a previous reign. He also said that it ‘appears to be a continuation of the preceding inscription’ (C94), which seems correct. I attribute the undated C94 to the time of Harivarman of Mỹ Sơn, whose other inscriptions are C75/991 and C93/tenth c. śaka, i.e. 978-1078 CE. For the corrections of the numerical dates in general see Finot, ‘Les inscriptions du Musée’; on the date for C95 see Finot, ‘Errata et addenda’, BEFEO, 15, 2 (1915): 191: ‘IV, 944...and 946… “798”: read “978” and eliminate the note on p. 946’. Maspéro, Royaume de Champa, describes the event (p. 145) but provides no date, situating it in his narrative between other events in 1076 and 1080; the same is true for Coedès, Indianized states, p. 152.

120. Maspéro, Royaume de Champa, pp. 140-41, citing the Song Shi and the Tt.

121. Pelliot, ‘Deux itinéraires’, pp. 206-7. Ðệ Củ as the name of the Cham king is also from Pelliot’s reading. 

122. Ibid., p. 209;

123. See Pierre-Bernard Lafont, ‘Avant propos’ and ‘Les recherches sur le Campā et leur évolution’, in Actes du séminaire, pp. 3-5 and 7-25 respectively. Lafont notes (p. 15) that Po Dharma, Pāõóuraïga ‘has shown that the list of kings given in the chronicles [written] in “modern” Cham does not correspond to those appearing in the epigraphy because the former is a list of kings who ruled in the South after the fifteenth century, while the latter are kings who ruled in the North before the fifteenth century’.

124.  Southworth, ‘Origins of Campā’ shows that Châu Sa may have been an important center as early as the seventh to eighth centuries (pp.149, 151, 170). Eventually Pelliot’s identification of places along the route may have to be modified.



19 nhận xét:

  1. Xin cám ơn công sức, và tâm huyết của người dịch. Tiện thể xin cho hỏi bác Nga rằng dựa vào tài liệu nào(hay chứng cứ KCH in cậy) để nói rằng Champa có kinh đô tên là Sinhapura, và đoán kinh đô Sinhapura (nếu có) là tại Trà Kiệu ?
    Đọc trên Vickery thì không thấy bàn đến tên này.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Quang Toàn thân,

    Rất vui được gặp lại bạn. Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi (tôi nói hạn hẹp, vì tôi chuyên về Khảo cổ học thời đại đồ đá, chứ không phải là Khảo cổ học [Lâm Ấp, Phù Nam] Champa - các lĩnh vực mà tôi quan tâm với tư cách là một amateur) thì vấn đề Sinhapura và Trà Kiệu được các học giả Pháp nêu ra tối thiểu dựa trên năm loại chứng cứ chính: 1) Bi ký (ngôn ngữ Chăm và Phạn cổ); 2) Sử liệu Trung Quốc; 3) Chính sử Việt Nam; 4) Nhân học văn hóa; và 5) Đặc biệt là khảo cổ học Lâm Ấp, Champa, Phù Nam.

    Một trong số người đầu tiên đưa ra quan điểm về Sinhapura là Trà Kiệu, chính là Louis Finot (Nếu không có trở ngại gì, chẳng hạn sức khỏe & mức độ quan tâm, tôi sẽ tiếp tục dịch các công trình có liên quan của Maspero, Finot, Aurousseau ect; hơi mất thời gian một chút, vì để đọc được các học giả Pháp cho đến nơi đến chốn thì chí ít cũng phải thông thạo tiếng Pháp - đương nhiên - chữ Hán, phải rành rẽ cả chữ Phạn, và công bố trên Blog này để bạn đọc tham khảo). Hai bài viết quan trọng dưới đây khẳng định đóng góp của Finot về vấn đề xác định Sinhapura - Trà Kiệu:

    1. Ở trang 915 của công trình Notes d'épigraphie: XI. Les inscriptions de Mi-Sơn [Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 4, 1904. pp. 897-977] của mình, Louis Finot là một trong số người đầu tiên cho rằng Siṅhapura chính là Trà Kiệu:

    “Ce domaine était situé dans le voisinage d'une ville nommée Sinhapura ou Sinhāpura (2), qui devait se trouver sur le Sông Thu-bôn, puisqu'il est question du «fleuve de Sinhapura», et dont il faudrait peut-être chercher l'emplacement aux ruines de Trà Kiệu. Plus loin au S.-E. était la ville d'indrapura (Đồng Dương). Ces cités faisaient, croyons-nous, partie du pays d'Amarāvatī, une des trois ou quatre grandes provinces du Champa méridional (3).”

    [Vùng này nằm ở lân cận đô thị gọi là Sinhapura hoặc Sinhāpura (2), có lẽ bên sông Thu Bồn, vì đó là vấn đề về “sông Sinhāpura”, và có lẽ đó chính là vị trí của phế tích Trà Kiệu. Xa hơn về phía đông nam là thành Đồng Dương. Chúng tôi cho rằng các đô thị này thuộc về xứ Amarāvatī, một trong ba hoặc bốn tỉnh lớn thuộc Nam Champa.]

    2. Hai mươi bốn năm sau, vào năm 1928, nhân dịp Les Editions Van Oest tái bản công trình kinh điển Le royaume de Champa của Maspero [Paris et Bruxelles, Les Editions Van Oest, 1928.], Louis Finot đã viết bài G. Maspero: Le royaume de Champa [Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 28 N°1, 1928. pp. 285-292.], trong đó ông nhắc lại rõ ràng như sau:

    Indrapura et Sinhapura (p. 24). — Maspero, adoptant l'hypothèse que j'ai proposée en 1904 (BE., IV, 915), situe Indrapura à Dong Duong et Sinhapura à Trà-kiệu. Mais depuis lors, L. Aurousseau a soutenu que la capitale du Champa (donc Indrapura) se trouvait à Trà-kiêu (BE., XIV, îx, 32 sqq.). Quant à Siṅhāpura, je ne vois pas qu'il ait cherché à le localiser. La question demande, il semble, une nouvelle étude.

    [Maspero, chấp nhận giả thuyết tôi nêu ra năm 1904 (BE.IV, 915), đã xác định vị trí của Indrapura là ở Đồng Dương, còn Sinhapura ở Trà Kiệu. Và cũng chính từ đó, L. Aurousseau* cho rằng Kinh đô Champa (vậy thì Indrapura) là ở Trà Kiệu (BE., XIV, ix, 32 sqq.). Về Sinhāpura thì tôi chưa thấy ông ấy tìm cách xác định được vị trí. Vấn đề đặt ra, dường như cần phải có một nghiên cứu mới.”]

    Mong sẽ được gặp thường xuyên trên trang này.

    Thân

    Hà Hữu Nga

    * Hà Hữu Nga chú: năm 1914, khi Maspero xuất bản công trình kinh điển Le Royaume de Champa [Leide, E. J. Brill, 1914] thì Léonard Aurousseau đã có bài viết: Georges Maspero: Le Royaume de Champa [Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 14, 1914. pp. 8-43.]. Mười bốn năm sau, không biết có phải để trêu chọc gì Aurousseau không, Louis Finot đã dùng lại nguyên vẹn cái đầu đề của Aurousseau như đã nói ở trên: G. Maspero: Le royaume de Champa [Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient. Tome 28 N°1, 1928. pp. 285-292.].

    Trả lờiXóa
  3. Thưa bác Nga,
    Cám ơn bác đã quan tâm và cám ơn các dẫn chứng của bác. Chúng rất quan trọng với cháu, vì cháu đang "quan tâm" đến Champa. Mà hình như các kiến thức về Champa hiện nay đều là "phỏng đoán" của các nhà nghiên cứu tiên phong. Cho nên khi "dùng lại", cháu rất muốn biết được trên cơ sở nào mà các nhà nghiên cứu đã "đoán" như thế. Trình độ (kiến thức, ngoại ngữ) của cháu rất hạn hẹp,do vậy cháu rất vui khi đọc được các bài viết trên blog của bác.

    Quay trở lại Sinhapura,cháu đọc quyển "Vương quốc Champa" của GS. Lương Ninh (NXB ĐHQG Hà Nội, 2006) ở trang 32-33 có nêu một số bia ký có nhắc đến Sinhapura: bia Mỹ Sơn XII, XX, XXIV.
    Từ các dữ kiện đã đọc, cháu đoán hình như các nhà nghiên cứu nhìn nhận Sinhapura là kinh đô của Champa và là Trà Kiệu, theo "tiến trình" sau:

    1) Bia ký Champa thế kỷ XI, XII nhắc đến vùng đất tên Sinhapura với đền thờ "thần chủ Srisana Bhadresvara".

    2) Sinhapura là nơi thờ phượng Thần chủ.

    3) Mỹ Sơn là nơi dựng đền thờ Thần chủ ít nhất từ thế kỷ IV, vậy Sinhapura là (gần ?) Mỹ Sơn.

    4) Ngành KCH phát hiện ra Trà Kiệu, là ngôi thành lớn, xứng tầm kinh đô. Từ đó đoán Trà Kiệu là kinh đô của Champa trước giai đoạn Vijaya.

    5) Không phát hiện văn bản nào nói tên của ngôi thành Trà Kiệu. Căn cứ trên bia giai đoạn Vijaya sau đó thì đoán (đặt) tên là Sinhapura.

    Trên quan điểm đồng ý Sinhapura là Trà Kiệu. Cháu có cách nhìn sau:

    1) Giai đoạn trước Vijaya, Trà Kiệu có tên Champapura (hình như bia ký giai đoạn này chỉ nói "Chiêm Bà Thành" mà không nói "Sư tử Thành"). Do tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng khác (nagara khác) mà các nhà cầm quyền về sau luôn nhận là hậu duệ của Chiêm Bà Thành hoặc hơn cả như thế.

    2) Từ tên đô thành của một vùng (nagara), Champa trở thành tên chung của toàn bộ các lãnh thổ mà Champa gây ảnh hưởng (mandala Champa).

    3) Về sau, khi nagara Champa không còn ở vai trò thống lĩnh, mà nagara khác (Virapura, Vijaya...) thống lĩnh toàn bộ mandala thì tên đô thành của nagara Champa "bị" đổi thành Sinhapura.

    Ví dụ (ví dụ chơi cho dễ hiểu mà thôi). Khi nhắc đến chính quyền của Việt Nam có thủ đô Hà Nội, người ta chỉ nói "Hà Nội": "Hà Nội tập trung quân ở biên giới ...", "Hà Nội đồng ý ngồi vào bàn đàm phán...". Đến lúc nào đó (vài trăm năm sau), người ta lấy Hà Nội để gọi cho cả Việt Nam. Hồi xửa hồi xưa, khái niệm quốc gia còn mù mờ, người dân không được nhiều cơ hội học chữ, không có thông tin băng thông rộng... do vậy, dân đen chỉ biết tên đô thành của người cai trị là quá lắm, và tên của vùng đất mình sống - chứ mấy ai mà biết tên quốc gia !

    Mong được bác chỉ bảo thêm.

    Cám ơn bác đã quan tâm, chúc bác nhiều sức khỏe và niềm vui.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn Quang Toàn thân,

    Trước hết tôi thật sự nể phục lòng ham mê lịch sử và khả năng tổng hợp thông tuệ, nhanh nhậy của bạn. Tôi mong được có thêm nhiều người bạn như bạn nữa. Và chúc bạn thành công trong việc dùi mài kinh sử nước nhà, trong đó có lịch sử Champa bạn thích.

    Bạn có đề cập đến cuốn "Vương quốc Champa" của GS. Lương Ninh (NXB ĐHQG Hà Nội, 2006), tôi không biết đó có phải là cuốn sách có tên [đầy đủ] là “Lịch sử Vương quốc Champa” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng xuất bản năm 2004 không? Tôi kính trọng tài năng, đức độ và sự uyên bác của GS. Lương Ninh, trong thâm tâm luôn coi ông là người thầy lớn, và cuốn sách tôi có là do chính GS. Lương Ninh tặng.

    Tuy nhiên cũng phải thú nhận là để có thể tổng kết được một cái gì như bạn làm ở trên bằng cuốn sách ấy và một số cuốn sách khác nữa thì tôi e còn hơn sớm. Tôi nói như vậy là vì muốn sử dụng được phần tư liệu gốc [bi ký chữ Phạn, sử liệu chữ Hán] trong cuốn sách của GS Lương Ninh dịch ra tiếng Việt để khái quát lịch sử Champa thì cần phải xem xét, chỉnh lý lại rất nhiều. Dưới đây tôi chỉ xin đưa ra một ví dụ nhỏ về chữ Hán, còn phần chữ Phạn xin được nói tiếp ở các thảo luận về sau.

    Chẳng hạn ở trang 18, của bản năm 2004 có đoạn: “Thủy kinh chú mô tả “Đô thành có điện quay về hướng Đông, cao hơn mặt thành quá một trượng rưỡi...dùng phân bò trát tường màu xanh (?). Phi tần chốn tiêu phòng không có cung quán ở riêng...Đền thần tháp quỷ lớn nhỏ 8 miếu; đài tạ nhiều tầng giống như tháp Phật. Ngoài thành không có phố xá, ít người ở; bờ bể tiêu điều, không phải là nơi người ta ở được...” (?)

    Nguyên văn Thủy kinh chú viết có khác đôi chút với vài chi tiết được dịch ở trên:

    昇平二年,交州刺史溫放之殺交趾太守杜寶,別駕阮朗,遂征林邑,水陸累戰,佛保城自守,重求請服,聽之。今林邑東城南五里有溫公二壘是也。北門濱淮,路斷不通。城內小城,周圍三百二十步,合堂瓦殿,南壁不開,兩頭長屋,脊出南北,南擬背日。西區城內,石山順淮面陽,開東向殿,飛檐鴟尾,青巢丹墀,榱題桷椽,多諸古法。閣殿上柱,高城丈餘五,牛屎爲泥。牆壁青光迴度,曲掖綺牖,紫窗椒房,嬪媵無別,宮觀,路寢,永巷,共在殿上,臨踞東軒,徑與下語,子弟臣侍,皆不得上。屋有五十餘區,連甍接棟,檐宇相承。神祠鬼塔,小大八廟,層臺重榭,狀似佛剎。郭無市裡,邑寡人居,海岸蕭條,非生民所處,而首渠以永安,養國十世,豈久存哉。

    Xin được tạm dịch như sau:

    [Năm Thăng Bình thứ hai, Giao Châu thứ sử Ôn Phóng Chi giết thái thú Giao Chỉ Đỗ Bảo, biệt giá [chức vị trợ giúp thái thú, giống thông phán sau này (H.H.Nga)] Nguyễn Lãng, tiếp đó chinh phạt Lâm Ấp, thủy lục gượng đánh, Phật giữ thành, tự thủ, khẩn thiết xin thần phục, bèn chấp thuận. Lâm Ấp ngày nay, cách 5 dặm về phía nam của Đông Thành vẫn còn hai vòng lũy của Ôn Công. Cửa bắc thì giáp với sông Hoài, đường đi bị cắt đứt không thông. Thành nội nhỏ, chu vi ba trăm hai mươi bộ, tạo thành khu cung điện bằng gạch ngói, tường phía nam bịt kín, có hai nóc, với phòng dài, nóc mở theo hướng nam – bắc, phía nam được tính toán quay lưng về phía mặt trời. Phía tây phân cách với thành nội có dãy núi đá chạy theo sông Hoài quay mặt về phía nam, mở về đông hướng vào khu điện các. Mái hiên cao vút hình đuôi chim diều. Phòng ngủ màu xanh, thềm cung điện màu đỏ; rui nhà chạm khắc, đòn tay hình vuông, phần nhiều theo lối thức cổ xưa. Điện các có cây cột chính; tường thành cao một trượng rưỡi (khoảng 5m), trát lẫn phân bò. Tường bao có sắc xanh quanh co, lại thêm ngoắt ngoéo, phòng vương hậu có cửa sổ màu tím, phi tần hầu thiếp không phân biệt; nơi vua nghỉ ngơi giải trí, phòng ngủ của nhà vua, hậu cung tất cả đều ở trên điện; tiếp kiến thì ngồi xổm ở mái hiên phía đông, trực tiếp chuyện trò với đám đông ở dưới, con em, thần thuộc đều không được lên điện. Nơi ở được chia thành hơn 50 khu cung thất, mái liền mái, cột tiếp cột, sảnh nối sảnh. Đền thờ thần, tháp kính quỷ, to nhỏ có đến 8 tòa, đài gác tầng tầng, lại thêm lầu tạ trông giống như một cái tháp nhà Phật vậy. Ngoài thành không có phố thị, thôn ấp ít dân, bờ biển quạnh vắng, không phải là nơi dân cư đông đúc, thế mà kẻ cầm đầu vẫn yên ổn cai trị được mười đời, há chẳng dài lâu sao?]

    Chỉ cần một hai chi tiết thôi đã có thể thấy việc phê phán sử liệu khi dịch để sử dụng viết thông sử là cần thiết đến mức nào. Trong các thảo luận sau, tôi sẽ xin tiếp tục nói về phần dịch tiếng Việt của các bi ký Phạn đã được các cổ tác gia châu Âu dịch ra tiếng Pháp từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

    Thân

    Hà Hữu Nga

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Nga,
      Quyển sách của cháu chỉ có tên là "Vương quốc Champa", xuất bản 2006. Cháu không có bản 2004 mang tên "Lịch sử VQCP". Cháu đoán nội dung cả hai là "tương tự", chỉ khác năm ấn hành và khác (đánh) số trang. (Ví dụ nội dung bác trích dẫn trên là trang 18 ở bản 2004, còn bản 2006 là trang 24-25).

      Trong sách của GS Lương Ninh có kê một số bản dịch bia Champa và sử Trung Hoa. Cháu rất cần tham khảo các bản gốc viết về Champa - trên bia Champa và sử Trung Hoa, tất nhiên là bằng Việt ngữ - nhưng cần chua thêm bản gốc (chữ, phiên âm Hán Việt trên sử T.H.) thì càng tốt hoặc cùng lắm là Anh ngữ (bản dịch văn bia). Nhưng sách của GS Lương Ninh thì chỉ có Việt ngữ nên thật khó ... khi muốn tìm hiểu sâu thêm. Ví dụ ở "Lương Thư, Q.3, Bảng kỷ 3, Vũ Đế" - bản dịch ghi rằng: "Năm (Đại Thông) thứ I (527)... tháng 3, nước Lâm Ấp, nước Sư Tử đều sai sứ dâng phương vật (9b)". Đọc đến đây, cháu thắc mắc nước Sư Tử này liệu có là Sinhapura (dịch nghĩa) ? Muốn tìm thêm, ít ra là xem trong bản gốc thế nào để có hướng tìm, thì đành chịu !

      Với bia Champa, cháu không có cách nào đọc được bản dịch của người Pháp, đành chịu (cháu không tìm được nguồn và không biết tiếng Pháp [smile]). Hiện cháu chỉ có thể xem qua trang mạng "CIC" do EFEO và đại học New York liên kết xuất bản, giới thiệu một số bia Champa (web-site http://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/index.html)

      Quay về việc định danh các yếu tố thuộc Champa, lần này là Virapura. Cháu đọc trong suốt chương III - Giai đoạn Virapura, GS Lương Ninh giải thích Rajapura = Virapura = Po Tam, đọc nhiều lần lắm nhưng quả thật cháu không thể hiểu được ý của GS.

      Cháu nghĩ chưa đủ chứng cứ khả tin để ước Virapura ở vùng Phan Rang - Nha Trang.

      Trên CIC, giới thiệu minh văn Biên Hòa, ký hiệu C.1. - bản dịch Anh ngữ ở đây cũng theo Cabaton (BEFEO IV: L'Inscription Chame de Bien-Hoa, Par M. Antoine Cabaton) dịch rằng Minh văn Biên Hòa nói về chiến thắng của Champa với người Khmer.

      Nhưng học giả Campuchia là Lem Chuck Moth nói rằng Cabaton đã sai lầm khi sửa "Kvira" thành "Kvir" và dịch là "Campuchia". Trong khi đó, từ gốc "Kvira" là hình thức viết tắt của "Virapura" - tên một đô thành của Champa.

      1. Nếu theo Lem Chuck Moth thì Virapura là tại Đồng Nai.
      2. Niên đại minh văn Biên Hòa là 1421/1422.
      3. Di tích Cát Tiên được cho là có niên đại thế kỷ VI - IX. Tuy nhiên, tại Hội Thảo Về Di Tích Cát Tiên tháng XII năm 2008, bài "Vấn đề thảo luận" của tác giả Lê Đình Phụng có nêu kết quả phân tích mẫu C14 của nhóm tháp II cho thấy:
      * STT: 2
      * Ký hiệu mẫu: HCMV 41/2002
      * Ký hiệu mẫu gốc: 02 – CT – 01 (Hố 2C)
      * Loại mẫu: Than gỗ
      * Niên đại: 1490 + 90

      4. Bài thảo luận này đăng trên internet ( http://thanhdiacattien.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1939:hi-tho-v-di-tich-cat-tien-thang-12-nm-2008&catid=59:nghien-cu-trao-i&Itemid=1163).
      Không rõ niên đại ghi như vậy có phải nghĩa là năm 1490 + (-) 90 Công Nguyên ? Nếu đúng vậy thì:

      5. Virapura có thể là Biên Hòa. Và:

      6. Thêm một nagara nữa vào "liên minh" Champa, có tên "Kvira nagara". Nagara này ở dọc sông Đồng Nai, đô thành là Virapura - Biên Hòa; thánh địa là Cát Tiên. [liên hệ: Champanagara có đô thành là Champapura - Trà Kiệu/Hội An; thánh địa là Mỹ Sơn].

      6A. Loại bỏ chủ nhân của Cát Tiên là người Mạ. Bỏ luôn suy đoán sự tồn tại "Vương Quốc Mạ" của GS Trần Quốc Vượng (?!)
      6B. Cát Tiên cũng thuộc Champa (chủ nhân chưa chắc là người Chăm).

      * Muốn vậy thì cần phải tìm thêm chứng cứ tại Cát Tiên. Nhất là bia ký. Đọc trong các tài liệu nói về Cát Tiên, không hề thấy đề cập đến việc tìm thấy bia ký.
      Đọc qua Vickery - Champa revised - thì được biết trong thế kỷ mười bốn thì không có bia ký Champa nào. Và hình như sau đó (từ TK XV) cũng không thấy các bia ký khác, ngoại trừ Biên Hòa 1421 ?

      Xóa
    2. (Chương trình blog không cho phép "Trả Lời" quá 4.096 từ, nên phải tách ra)

      Bác Nga cho cháu hỏi rằng người ta có tìm được bia ký ở Cát Tiên không ? Không lẽ cả di chỉ rộng lớn vậy mà không có bia ? Hay có bia mà các nhà nghiên cứu Việt Nam ta chưa đọc được nên chưa công bố ?

      Cám ơn bác đã quan tâm. Chúc bác mạnh khỏe và nhiều niềm vui.

      Kính.

      Nguyễn Quang Toản
      (Nhân tiện, cám ơn đoạn dịch Thủy Kinh Chú của bác ở trên, và cháu rất mong chờ những tác phẩm dịch khác của bác).

      Xóa
    3. Tái bút:
      Nếu muốn thực hiện mục 6A thì cần phải tìm hiểu thêm Virapura trên bia ký Champa. Hiện chỉ có thể đọc các bản dịch trong sách của GS Lương Ninh, dù rằng chưa đủ. (Cháu đồng ý với bác rằng nội dung dịch tiếng Việt "cần phải xem xét, chỉnh lý lại rất nhiều". Bên cạnh đó, còn khá nhiều "sạn" trong nội dung chính - có lẽ do lỗi in ấn hay lỗi nhân viên đánh máy !).

      Xóa
    4. Không khó để tìm ra sạn trong sách Vương quốc Champa 2006, nhiều lúc đọc hoài mà không hiểu tác giả viết cái gì. Rất rất nhiều chổ giống như ví dụ dưới đây. Có cảm tưởng, tác giả không thèm đọc lại bản thảo trước khi in !

      - Trang 65: "qua rọi quang phổ, pho tượng Đồng Dương cùng một pho tượng ở Sulawesi còn rất ít được biết có niên đại thế kỷ III".

      Cái gì "còn rất ít" ? "một pho tượng" có nghĩa là một, sao lại còn rất ít? Hay pho tượng Sulawesi rất ít người biết ? Hay còn ý khác ?

      Xóa


  5. Bạn Quang Toàn thân mến,

    Rất vui lại được chuyện trò với bạn; lần này, theo nhúm tri thức ít ỏi của mình, tôi xin được nói rất sơ lược về khái niệm 獅子國 Sư Tử quốc theo nguồn sử liệu chữ Hán; ở thảo luận sau, tôi sẽ nói về Sư Tử quốc dựa vào nguồn sử liệu chữ Phạn, giúp bạn chọn lựa trong việc tìm kiếm một “Sư Tử thành [ấp, quốc]” trong lãnh thổ Champa. Theo Lương thư thì:

    師子國,天竺旁國也。其地和適,無冬夏之異。五穀隨人所種,不須時節。其國舊無人民,止有鬼神及龍居之。諸國商估來共市易,鬼神不見其形,但出珍寶,顯其所堪價,商人依價取之。諸國人聞其土樂,因此競至,或有停住者,遂成大國。

    ...大通元年,後王伽葉伽羅訶梨邪使奉表曰:“謹白大樑明主:雖山海殊隔,而音信時通。伏承皇帝道德高遠,覆載同於天地,明照齊乎日月,四海之表,無有不從,方國諸王,莫不奉獻,以表慕義之誠。或泛海三年,陸行千日,畏威懷德,無遠不至。我先王以來,唯以修德為本,不嚴而治。奉事正法道天下,欣人為善,慶若己身,欲與大樑共弘三寶...。”

    [Sư Tử quốc nằm cạnh nước Thiên Trúc (Ấn Độ). Xứ ấy ấm áp dễ chịu, không có sự khác biệt giữa mùa đông và mùa hè. Ngũ cốc tùy theo nơi ở mà gieo trồng, không phải trông chờ thời tiết. Nước đó xưa không người ở, chỉ có quỷ thần cho đến loài rồng sinh sống mà thôi. Rồi thương lái các nước cùng đến buôn bán giao dịch, chẳng thấy bóng dáng quỷ thần đâu, mà chỉ thấy làm ra của báu, vật quý, định rõ giá cả, thương nhân cứ theo đó mà giao dịch. Người các nước nghe tiếng xứ ấy an vui, bèn tranh nhau cùng đến, cũng có kẻ ở hẳn lại đó, rồi thành nước lớn...

    Đại thông Nguyên niên, hậu vương Già Diệp Già La Ha Lê Da sai sứ dâng biểu, viết: “Cẩn bạch Đại Lương minh chủ: tuy núi biển xa cách, nhưng tin nhạn lại thông. Kính vâng hoàng đế đạo cao đức xa, che chở khắp trời đất, ánh sáng tỏa dạng khác nào nhật nguyệt, làm mẫu mực cho bốn biển, không gì có thể sánh nổi, chư vương nước mọn, chẳng dám không tôn thờ, lòng thành, kính nhớ đạo nghĩa đó. Hoặc biển lớn bồng bềnh ba năm, dẫu đường đất ngàn ngày bươn trải, kinh uy, nhớ đức, thì không ngàn trùng nào lại không vượt được. Tiên vương tôi tới nay chỉ vốn lấy tu đức làm căn bản, không hề hà khắc, mà đất nước vẫn kỷ cương. Phụng sự chính pháp, giáo hóa muôn dân, coi việc làm cho dân vui là điều thiện, tự lấy làm mừng, mong cầu Đại Lương cùng hoằng dương Tam bảo].

    Ngoài ra cái tên Sư tử quốc còn được nói đến trong 大唐西域記 “Đại Đường Tây Vực ký” của 玄奘Huyền Trang, trong 大唐西域求法高僧傳 “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện” của 義淨 Nghĩa Tịnh; và trong 宋史 Tống sử mà chúng ta sẽ còn đề cập đến.

    Trong tất cả các sử liệu chữ Hán mà tôi biết, thì nói tới Sư tử quốc hoặc Sư tử châu chỉ có nghĩa duy nhất là nói về Sri Lanka mà không hề có một mẩu tư liệu chữ Hán nào nói Sư tử quốc, Sư tử châu, hoặc Sư tử thành ở Champa cả. Đó là điều rất đáng suy ngẫm.

    Thân

    Hà Hữu Nga

    Trả lờiXóa
  6. Thưa bác Nga,

    Cám ơn bác nhiều. Đúng là cháu đang chờ câu này "không hề có một mẩu tư liệu chữ Hán nào nói Sư tử quốc, Sư tử châu, hoặc Sư tử thành ở Champa cả", chí ít là "trong tất cả các sử liệu chữ Hán mà tôi [Hà Hữu Nga] biết".

    (Về Sư Tử - Sri Lanka thì cháu đã biết (qua đọc "Đại Đường ..." của Huyền Trang, tất nhiên bản dịch Việt Ngữ, và tìm hiểu trên Internet). Chỉ có điều hơi thắc mắc là xa xôi thế mà họ đến để "dâng", "cống" như một phiên thần. Từ ngữ "phổng phao" thế của các sử gia Trung Hoa làm cháu lấn cấn khi muốn tìm hiểu về Singapore của các nhà nghiên cứu Champa [smile]).

    Qua đọc Vickery (nhất là thông qua bản dịch của bác), cháu vỡ lẽ ra rất nhiều điều. Vickery như đang "phản biện" lại Maspéro. Vickery đúng hay không thì khoan vội bàn nhưng điều gì cũng nên được nhìn nhận ở hai khía cạnh - chứ đừng có đi một "lề phải" (xin lỗi bác vì có chút "thời sự" ở đây !). Khi lần đầu đọc sử Champa (đang lưu hành trên internet - hình như họ viết từ Maspero), cháu thật sự "sửng sốt", tưởng chừng như đang nghe Sử thần, hay ít ra là Thái giám, của triều đình Champa kể lại (Hình như ở Việt Nam ta hiện nay, có rất nhiều quyển sử - cả "chính thống" lẫn không - viết sử theo "trường phái Thái giám" này. Và nhiều người rất thích đọc, thích nghe, và thích phổ biến lại như thế !).

    Ở sách của Giáo sư L.N., 'Lời mở đầu' giáo sư có nói về sách của Maspero là "đã quá xưa cũ, cả về tài liệu và quan niệm". Thế nhưng xuyên suốt sách, GS hình như "bám sát" theo những "liên kết" của Maspero, giữa sử liệu Trung Hoa với bia ký Champa. Trong quyển "Văn hóa cổ Champa" của N.V.D. (NXB Văn hóa Dân tộc, 2002) cũng theo "luồng" như thế. Những nghi ngại như về địa danh (Sinahapura, Virapura,...) hay tình tiết lịch sử (Vua mất không người nối dõi nên triều đình bầu chọn một quý tộc lên thay ...) được L.N và N.V.D . dùng lại "y chang" Maspero. Mà theo cháu nghĩ, lẽ ra GS hay các nhà "Champa học" cần chua thêm câu "người ta đoán rằng", hoặc nếu còn giấy in thì nên giới thiệu thêm vài nguồn tư liệu mà tác giả ý đó đã viện để đoán.

    Mong chờ những bản dịch về Champa của bác (văn bia lẫn Hoa sử).

    Kính,
    Nguyễn Quang Toản (nhân tiện, cháu tên Toản – như tên thụy của Vua Cảnh Thịnh – không phải Toàn [smile]).

    Trả lờiXóa
  7. Cháu xin nói thêm về bài của Vickery, vì hình như cũng có "sạn":

    1. Lưu ý của người dịch Việt ngữ [Hà Hữu Nga] về việc Vickery phê phán các tác giả đi trước trong vấn đề kinh đô Vijaya. Vickery suy diễn "thảm hại chẳng kém gì (...) những người khác đang bị ông phê phán" [Champa Nhìn lại (VI), ngày 6/2/2013].

    2. Vickery trang 28:
    "the polity which the Chinese had known as ‘Zhan-po’ since the seventh century"

    Hà Hữu Nga dịch:
    "cái chính thể mà người Trung Quốc gọi là “Chiêm Bà” ngay từ thế kỷ VII "

    Ở các phần khác (trong Champa revised), Vickery có nhắc lại từ "Zhan-po" (trên sách Trung Hoa) cùng với "Xuancang". Như vậy, tài liệu Trung Hoa nói đến "chính thể" Chiêm Bà ở thế kỷ VII là của Huyền Trang. Nghe qua, có thể nghĩ rằng Huyền Trang đã từng dong thuyền đến Champa tại Đông Nam Á, và tài liệu đầu tiên có nhắc đến Champa có niên đại thế kỷ VII - tác giả Huyền Trang ?!

    Nhưng 'hình như' trong "Đại Đường Tây Vực ký", Chiêm Bà mà Huyền Trang nói đến là Sri Lanka mà thôi. ('hình như' là bởi vì cháu chưa đọc toàn vẹn ĐĐTVK của Huyền Trang).

    Và còn "sạn" nào nữa không nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  8. [NGOÀI LUỒNG]
    Nhân nói việc viết sử theo "trường phái Thái giám", mời bác đọc một trích đoạn nói về Vua Quang Trung, do một sinh viên Đại học KHXH&NV viết "từ sách" và từ "những lời giảng của của thầy":

    "ông thực sự là một nhà vua trẻ, đã phát huy cao độ bản lĩnh trẻ trung của mình"
    "Ông thực sự là con người luôn luôn tươi trẻ. Trẻ đồng nghĩa với khỏe mạnh cường tráng, là có sức hàng phục thú dữ; hàng phục con người. Trẻ là phải tung hoành đây đó, ra Bắc vào Nam, lai vô ảnh khứ vô hình. Nguyễn Huệ là một ông vua trẻ hội tụ được đầy đủ những ưu điểm ấy. Và trẻ là ở chỗ biết yêu, khi yêu là yêu hết mình? Trẻ cũng đồng nghĩa với ham thích vǎn nghệ, mê say học hỏi. Quang Trung hình như không thua ai về điểm này."

    "Không thấy ai nói về những chuyện rượu chè, cờ bạc, dâm bạo. Và trong số các cận thần, các hoạn quan (chắc phải có!) của nhà vua, không nghe nói có ai lợi dụng hay cầu cạnh được điều gì. Có lẽ đây là ông vua trẻ mà cũng đường đường chính chính nhất so với tất cả các ông vua từ Đinh Tiên Hoàng đến Bảo Đại!"
    (Nguồn: http://www.diendandulich.net/showthread.php?t=4286)

    Trả lờiXóa
  9. Thưa bác Nga,

    Phía dưới là các thông tin về minh văn Biên Hòa 1421. Bác cho cháu xin ý kiến của riêng bác về trường hợp này. Chân thành cám ơn bác.

    Kính,
    Nguyễn Quang Toản.

    1. Bản gốc bằng ngữ Chăm cổ của Arlo Griffiths 2012:

    (1) {((quatrefoil))| svasti | pu pom̃ ku nan• sūnnu
    (2) yām̃ pom̃ ku śrī jaya siṅhavarmmadeva
    (3) urām̃ ṅauk• glauṅ• vijaya paripāla rāṣtra sim̃ tmum̃
    (4) jaya di nagara yvan• ma°udyāṇna gulāc• tok• nagara
    (5) braḥ kānda nī yuddha aneka sim̃ tmum̃ gulāc• jem̃ nagara ca-
    (6) mpa di śaka loka aṣṭārdhanalaḥ ṇrapaḥ {sakram̃ttha} tri-
    (7) bhavanākrānta nī ṅan• ra jitta sa trā si sim̃ tmum̃ jaya di kvīra
    (8) tmum̃ vuḥ bhogopabhoga yathādeva liṅga vukan• rim̃ sim̃ jmai {tmu(m̃)}
    (9) jem̃ nagara kvīra jem̃ nagara campa sadākāla }

    CIC (Corpus of the Inscriptions of Campā) ghi chú về các sửa chữa bản ngữ Chăm cổ của Finot, Aymonier, Cabaton. Đáng lưu ý là Cabaton sửa (dòng 7 và dòng 9) chữ "kvīra" thành "kvīr".

    2. Bản dịch Pháp ngữ của Cabaton 1904: “Le fils de Śrī Jaya Siṃhavarman, Ṅauk Glauṅ Vijaya, protège le royaume. Il a vaincu le royaume annamite. Il est parti (en campagne) et est revenu prendre ce nagara Braḥ Kānda. Il a gagné de nombreuses batailles et est revenu au royaume de Champa en (l'année de l'ère) śaka (désignée par) mondes, soixante (ou huit), trois, roseau (ou feu). Il a édifié pieusement ce Tribhuvanākrānta avec le butin qu'il avait conquis sur les Khmèrs. Il a donné comme possession à différents dieux et liṅgas et il s'abstient à jamais d'en jouir, soit dans le nagara khmèr, soit dans le nagara cham.”

    3. Bản dịch Anh ngữ của CIC 2012: “Hail! The P.P.K., son of Y.P.K. Śrī Jaya Siṃhavarmadeva, man of Ṅauk Glauṅ Vijaya, was the protector of the realm. He had obtained victory in the land of the Viet, went out [and] returned to take this land of Braḥ Kānda [through] many battles. He has succeeded to create again (? tmuv gulāc jeṅ) a Campa land in Śaka (3) worlds, half-of-eight (4), (3) fires, (1) king (i.e. in 1343 Śaka). He caused this Tribhuvanākrānta (i.e. Viṣṇu) to be made. And he ... he obtained victory in Cambodia and succeeded to give property and means of existence per deity for various liṅgas. Also: let the Khmer land never succeed in ruling it, but [let] the Campa land [rule it] forever.”

    4. Bản dịch Anh ngữ của Lem Chuck Moth 2003: “The son of Sri Jaya Simhavarman, Nauk Clon Vijaya [the ruler of Vijaya], protected the Kingdom. He had defeated the Yvan Country (Dai-viet). He went (to battle) and came back to take this country of Prah Kanta. He won many battles and came back to this kingdom of Champa in Caka 1363 (1441). He religiously erected this Tribhuvana Kranta with the trophy conquered from Kvir. He gave his own belonging to different divinities and lingas for the joy to be either in Kvir nagara or in Champa nagara.”

    Lem Chuck Moth đã sai niên đại, và ông không biết đến sửa chữa của Cabaton về từ “kvīra”; nhưng ông lại đoán đúng (nếu như “kvīra” thật sự là “Virapura”) khi ghi chú rằng:

    Virapura: In his translation, M. Antoine Cabaton mistakenly translated the word "Kvir" as Khmer that misled othe scholars, George Coedes in particular, to take it as a fight with the Khmer King Chau Ponha Yat. In reality the fight was to liberate Kvir, a short form of Virapura, from the former usurper of the Champa throne back into the control of Indravarman.

    Trả lờiXóa
  10. [VIRAPURA - tiếp theo]

    5. Bản dịch của GS Lương Ninh [2006, tr 131]: "Người đã tôn kính dựng tượng thần Tribhuvanakranta này bằng chiến lợi phẩm đoạt được khi chinh phục người Khmer. Người đã cúng dâng chiến lợi phẩm đó làm tài sản cho các thần và các linga và khước từ vĩnh viễn sự vui thú ở đất nước Khmer cũng như ở đất nước Chăm".
    GS còn nói thêm: "Khoảng năm 1441, Indravarman V trở về Champa, "khước từ ... [trích đoạn dịch bia].. đất nước Chăm", chắc có nghĩa là bấy giờ ông đã già yếu và cũng qua đời trong năm này".

    GS ghi chú rằng "Niên đại bia bị mờ, nhưng 'di saka loka sastartha nalah' có khả năng hơn cả là năm saka 1360 (1438 AC), và cũng chỉ có năm này mới phù hợp với "Con của Sri Jaya Sinhavarman V - Người miền núi".

    Ở trang 130, GS ghi rằng bia Biên Hòa có niên đại 1441 -> Vậy là Lem Chuck Moth không sai (như phần trên cháu đã viết).

    Vậy thì niên đại Minh văn Biên Hòa đến đây có đến 3 con số:
    - 1421/1422 : CIC.
    - 1438 : Lương Ninh.
    - 1441 : Lương Ninh, và những người khác.

    ([JOKE] Nếu theo kiểu "chợ trời", thôi thì cộng tất lại, đem chia ba là xong [smile]).
    Web-site của Lem Chuck Moth http://meruheritage.com/NokorChampa.html

    Trả lờiXóa
  11. Thưa bác Nga,
    Cháu xem lại trong "tàng thư" thì không ngờ mình có quyển Ancient Indian Colonies in the Far East. Vol 1 - Champa của R. C. Majumdar, bản in 1927 (bản chụp điện tử). Tại Book III - The inscriptions of Champa - có giới thiệu 130 minh văn của Champa (gồm chữ Phạn/Chăm cổ và bản dịch Anh ngữ). Chỉ tiếc là trong đó không có bản phiên âm chữ cổ nên cũng khó đối chiếu khi nghi ngờ chữ nào đó. Theo cháu, bản dịch Anh ngữ chưa chắc là nêu sát ý hay chữ của bản bia gốc.
    Như trong minh văn Biên Hòa, đọc bản dịch Anh ngữ với các bản dịch khác thì cháu thấy mỗi bản mỗi ý khác nhau (chắc tại tiếng Anh của cháu học lõm vài chữ nên không đủ trình độ hiểu hết).
    Về niên đại minh văn Biên Hòa, Majumdar giới thiệu các nhận định của các tác giả về niên đại chứ ông không nêu đích xác niên đại nào là đúng. Ước gì sách của các tác giả Việt Nam cũng làm những việc na ná vậy thì hay biết mấy !
    Chúc bác nghỉ lễ thật vui.
    Kính,
    Nguyễn Quang Toản,

    Trả lờiXóa

  12. Bạn Quang Toản thân,

    Vấn đề bi ký-minh văn Chăm, trong đó có minh văn Biên Hòa, chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực. Tôi vừa dịch và post bài: "Bi ký Chăm ở Biên Hòa" của Cabaton BEFEO 1904, trên Tiếng vọng Kattigara này hôm nay, thứ năm, ngày 25 tháng tư năm 2013.

    Chúng ta sẽ cùng suy nghĩ lại từ dầu.

    Thân

    Hà Hữu Nga

    Trả lờiXóa
  13. Thưa bác Hà Hữu Nga.

    Loạt bài viết này còn không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đọc Việt Nam thân mến,

      Rất vui mừng được bạn ghé thăm Tiếng vọng Kattigara và quan tâm tới "Champa nhìn lại" của Vickery. Về công trình này của Vickery tôi dịch đến đây có lẽ đã được 2/3 và sẽ tiếp tục dịch khi bạn đọc còn quan tâm như bạn.

      Mong gặp lại.

      Thân chào

      Hà Hữu Nga

      Xóa
  14. Mong chờ các bản dịch tiếp theo ạ.

    Trả lờiXóa