Powered By Blogger

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Thần học hữu thể - Giải cấu trúc Siêu hình học của Heidegger (I)


Iain Thomson

Người dịch: Hà Hữu Nga

Abstract

Giải cấu trúc truyền thống siêu hình học của Heidegger dẫn ông đến quan điểm cho rằng toàn bộ các hệ thống siêu hình học phương Tây đều đưa ra các yêu sách nền tảng được nhận thức rõ nhất là “Thần học hữu thể. Siêu hình học thiết lập các tham số khái niệm của tính khả tri bằng căn cứ hữu thể luận và hợp thức thần học đối với việc thay đổi ý thức lịch sử của chúng ta về cái gì là. Trước hết bằng việc làm sáng tỏ và sau đó đưa ra các vấn đề về khẳng định của Heidegger cho rằng toàn bộ siêu hình học phương Tây đều có chung cái cấu trúc thần học hữu thể này, tôi tái cấu trúc các cấu phần quan trọng nhất của cách giải thích nguyên gốcđầy khiêu khích về lịch sử siêu hình học mà Heidegger đưa ra để hỗ trợ cho lối nhận thức siêu hình học đặc ứng của ông. Khi coi tự sự lịch sử này tạo ra sức mạnh cực hạn cho dự án triết học lớn hơn của Heidegger (cụ thể là, ông nỗ lực tìm đường bứt khỏi cái thời đại Nietzschean hư vô của chúng ta), tôi kết luận bằng cách vắn tắt chỉ ra việc Heidegger trở lại với thời kỳ phôi thai của siêu hình học phương Tây để giúp ông khám phá hai phương diện quan trọng của hiện thân hiện tượng luận tiền siêu hình, từ lâu đã bị chôn vùi dưới truyền thống siêu hình học, nhưng lại là những phương diện có tính quyết định đối với nỗ lực của Heidegger nhằm vượt khỏi cái ngõ cụt vãn hiện đại Nietzschean này.

Khi nghe thấy lối biểu đạt “thần học hữu thể”, nhiều nhà triết học bắt đầu quay đầu tìm lối bỏ đi. Nhưng những ai không quay đầu thì lại có thể biết rằng với cái “tân dụng ngữ khó ưa” này (chúng ta phải cảm ơn Kant về nó) (1) Heidegger đã giáng đòn phê phán có vẻ tàn nhẫn đối với siêu hình học phương Tây. Tính sống động của giải cấu trúc (Destruktion) (2) truyền thống siêu hình học của Heidegger đã giúp biến một thế hệ các nhà tư tưởng hậu Heidegger thành những người phản-siêu hình học. Nhưng giải cấu trúc Heidegger thực sự là tiền đề dựa trên thẩm quyền của ông đối với siêu hình học với niềm tự hào vô song về một vị trí trong việc tạo dựng mang tính lịch sử và duy trì tính khả tri. Giải cấu trúc Heidegger giả định rằng siêu hình học không chỉ đơn giản là mối quan tâm bí truyền của các nhà triết học bị biệt lập trong các tháp ngà của họ, mà ngược lại, Siêu hình học còn đặt nền tảng cho một thời đại (QCT 115/ H 75). Đặt vấn đề quá nhanh, nhưng bằng cách dự đoán, tuyên bố của Heidegger là bằng cách tạo hình cho nhận thức mang tính lịch sử của chúng ta về cái gì , siêu hình học xác định những giả định cơ bản nhất của cái mà bất cứ cái gì, kể cả chính chúng ta. (3) Nhân loại phương Tây, trong toàn bộ các ứng xử của nó đối với hiện hữu, và thậm chí đối với chính nó, là ở mọi khía cạnh được siêu hình học duy trì và hướng dẫn(N4 205 / NII 343).

Bằng cách
hệ thống hóa và phổ biến nhận thức về những gì mà hiện hữu, siêu hình học cung cấp cho mỗi kỷ nguyên lịch sử của tính khả tri một nền tảng hữu thể luận của nó. Và bằng cách đưa ra một lối giải thích về nguồn gốc tối hậu mà hiện hữu phát sinh, siêu hình học đã cấp cho tính khả tri một loại biện minh nền tảng (mà chúng ta sẽ xem xét ngay các nguyên do) Heidegger mô tả là “mang tính thần học. Vậy thì việc khẳng địnhsiêu hình học dựa trên lịch sửxác quyết rằng siêu hình học thiết lập cả các tham số khái niệm cơ bản nhất lẫn các tiêu chuẩn tối hậu của tính hợp thức cho các chuỗi “kỷ nguyên” lịch sử của tính khả tri thng nhất. Do đó, hàng chùm tính khả tri” mang tính kỷ nguyên như vậy không phải ngẫu nhiên trôi nổi, mà được đặt nền tảng và phản ánh hàng loạt biến đổi lịch sử trong nhận thức của chúng ta về những gì hiện hữu . (4) Nói một cách đơn giản, Heidegger gọi loại nhận thức về ý nghĩa của một thứ gì đó là nhận thức về Hữu thể, và lịch sử Hữu thể nổi tiếng của ông chỉ đơn giản là phép tốc ký để định chuỗi lịch sử về những nhận thức có căn cứ thời đại như vậy về Hữu thể.

Trong phần tiếp theo, tôi sẽ đưa ra một lối thể hiện mang sắc thái cẩn trọng hơn nhiều đối với giải thích của Heidegger về những cách thức mà truyền thống siêu hình học xác lập nền tảng cho mọi kỷ nguyên của tính khả tri bằng cách đặt căn cứ về mặt lý thuyết và hợp thức hóa ý thức lịch sử thay đổi của chúng ta về cái gì là. Tuy nhiên, nếu ý thức chung có phần kìm hãm chúng ta, thì chúng ta vẫn có khả năng lùi lại trước tuyên bố rằng nhận thức của chúng ta về cái gì là luôn thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, học thuyết về sử tính hữu thể luận” của Heidegger thực sự đòi hỏi hữu thể luận phải là một kiến tạo động theo thời gian, và học thuyết trung tâm này của Heidegger giờ đây tạo thành một xuất phát điểm được coi là đương nhiên của triết học đối với hầu hết những kẻ hành nghề chủ chốt của hậu cấu trúc luận, hậu hiện đại luận, và giải cấu trúc. (5) Vậy thì tại sao, không ở đâu trong khối văn liệu triết học mênh mông kia khi xiển dương hay phê phán những trường phái tư tưởng đa dạng này, chúng ta lại tìm thấy được một tái cấu trúc cẩn trọng việc nhận thức mang tính đặc ứng về siêu hình học dựa trên sử tính Heideggerian? (Ngay cả những nhà tư tưởng như Baudrillard và Irigaray, những người không chỉ nói về siêu hình học mà còn tout court huỵch toẹt gọi triết học “thần học hữu thể”, cũng không hề giải ý nghĩa của thuật ngữ này.) Bài viết này có thể được hiểu như là một lời đáp lấp vào khoảng trống diễn giải kia.

Nhưng ngoài việc làm rõ một giả định bất thành văn của triết học lục địa rất gần đây thôi (và vì vậy đặt một nền móng cần thiết nào đó cho những ai muốn nhận thức và thách thức công trình đó theo cách riêng của nó), còn có một động lực quan trọng hơn để tái cấu trúc các kết quả của giải cấu trúc Heidegger, quan niệm của Heidegger về vai trò nền tảng về phương diện lịch sử của truyền thống siêu hình học cung cấp phần lớn căn cứ triết học cho triết học phê phán chín muồi của ông, mà nếu không có nó thì những quan điểm sau này của ông có thể trở nên võ đoán và bất kh bảo vệ. Do đó, tôi hiểu rằng nhận thức của Heidegger về siêu hình học như là thần học hữu thể là đủ quan trọng để vinh danh công phu xiển dương theo cách riêng của mình, và đây sẽ là nhiệm vụ chính của tôi trong bài viết này.

Trong phần
I, tôi giải ý nghĩa yêu sách khởi đầu kỳ lạ của Heidegger cho rằng siêu hình học có cấu trúc thần học hữu thể luận. phần II, tôi đặt đ nhận thức về thần học hữu thể luận của Heidegger trong bối cảnh tư tưởng rộng lớn hơn của ông, phác thảo tầm vóc giải cấu trúc thống tín luận siêu hình học đối với việc phê phán hư vô luận của ông. Với phần III, tôi tái cấu trúc các cấu phần quan trọng nhất của cách giải thích nguyên gốc về lịch sử siêu hình học mà Heidegger đưa ra để hỗ trợ cho tuyên bố của ông cho rằng siêu hình học là thần học hữu thể luận, bằng cách khảo sát một trong những vấn đề sâu sắc nhất của cách giải thích này. Trong phần IV và phần kết luận, tôi trình bày ngắn gọn rằng giải cấu trúc siêu hình học của Heidegger có một chiều góc tích cực, theo đó nó giúp thúc đẩy sự phục hồi một loại nhận thức phi siêu hình về Hữu thể.

I. Siêu hình học là Thần học Hữu thể

Mỗi câu hỏi xác định ranh giới [grenzt] với tư cách là một câu hỏi mà khoảng rộng và bản chất của câu trả lời mà nó đang tìm kiếm. Đồng thời, nó giới hạn [umgrenzt] phạm vi khả năng trả lời. Để chúng ta suy ngẫm câu hỏi về siêu hình học một cách đầy đủ, trước tiên, cần phải xem nó như một câu hỏi, thay vì xem xét một chuỗi các câu trả lời có nguồn gốc từ bản thân nó trong lịch sử siêu hình học. (N4 206 / NII 344)

Từ cuối những năm 1920 đến giữa những năm 1940, Heidegger đã làm việc để
quy giản những tương đồng cấu trúc của truyền thống siêu hình thành một khuôn khổ chính thức ông có thể làm cho phù hợp với mọi “lập trường siêu hình cơ bản trong lịch sử truyền thống phương Tây (N3 179 / NII 25). Khi làm như vậy, ông tiếp tục hoàn thiện nhận thức của mình về siêu hình học cho đến năm 1940, ông đã xuất trình cái mà ông gọi là Khái niệm bản chất siêu hình học, nêu rõ: Siêu hình học là chân lý về tổng thể tính của các hiện hữu theo đúng nghĩa của từ” ( N3 187 / NII 257). Khái niệm bản chất siêu hình học”này nói với chúng ta điều gì? Chúng ta hãy nghe lời khuyên của Heidegger và xem xét cách mà câu hỏi của siêu hình học vạch ranh giới xác định các câu trả lời khả thể của chính nó.

Như Heidegger nhận thức về lịch sử siêu hình học, tư duy Tây Âu được dẫn dắt bởi câu hỏi: “Các hiện hữu là gì? [hoặc Was ist das Seiende?”]. Đây chính cái hình thức mà nó hỏi về Hữu thể [Sein] [KTB 10 / W 448-9]. Siêu hình học hỏi ý nghĩa của một hiện hữu và hiểu lời đáp cho câu hỏi này là “Hữu thể”. Tuy nhiên, đối với Heidegger, lời đáp cho câu hỏi các hiện hữu gì, mà siêu hình học gọi là “Hữu thể, thực sự cần phải được hiểu là Hữu thể của các hiện hữu” [das Sein des Seienden]'. (6) Cụm từ Heideggerian này thoạt đầu nghe vẻ kỳ cục, nhưng thực sự nó là một minh định triết học khá thẳng thắn. Việc hỏi các hiện hữu gì (hoặc một hiện hữu ) nghĩa là hỏi về Hữu thể của những hiện hữu đó. Như Heidegger đã nói: Bất cứ khi nào người ta nói về các hiện hữu, t cái từ nhỏ bé “là” này tên gọi là Hữu thể của những hiện hữu [đó]” (PR 125 / GA10 183). Để chính thức hóa lời đáp cho câu hỏi “Một hiện hữu là gì?, thì Siêu hình học đưa ra một khẳng định về việc các hiện hữu gì (và như thế nào), và do đó khẳng định về Hữu thể của các hiện hữu đó.

Theo Heidegger, những định đề siêu hình về
Hữu thể của các hiện hữu cùng dạng thức trong toàn bộ lịch sử siêu hình học: Siêu hình học nói về tổng thể tính của các hiện hữu theo đúng nghĩa của từ, do đó cũng nói về Hữu thể của các hiện hữu” (N4 151/ NII 205). Các định đề cơ bản nhất của Siêu hình học - mà Heidegger gọi là các lập trường siêu hình học cơ bản - nỗ lực xác lập một “chân lý về tổng thể tính của các hiện hữu theo nghĩa đen của từ” (N3 187/ NII 258/ GA504). Phân tích chính thức của Heidegger về nội dung cốt lõi (Kerngehalt) này của siêu hình học đã đưa ông tới một khám phá đáng ngạc nhiên: nhận thức siêu hình về Hữu thể của các hiện hữu về cơ bản là nhận thức “kép” (KTB 11/ W 450). Đó là, siêu hình học thực sự đưa ra hai câu trả lời hơi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau cho câu hỏi về Hữu thể của các hiện hữu” này. Ở dạng đơn giản nhất, khẳng định của Heidegger là mỗi lập trường siêu hình cơ bản về “tổng thể tính của các hiện hữu theo nghĩa đen của từ” đều có hai cấu phần riêng biệt: một nhận thức về các hiện hữu “theo đúng nghĩa”, và một nhận thức về “tổng thể tính” của các hiện hữu.

Vậy là về mặt cấu trúc, “Một hiện hữu gì?” là một câu hỏi kép”, bởi vì khi theo đuổi nó, việc khảo sát siêu hình học cùng một lúc đi theo hai con đường, mong đợi hai loại lời đáp cho câu hỏi “Một hiện hữu gì?” (KTB 11 / W 449). (7) Như Heidegger giải thích, “Một hiện hữu gì?” hỏi về Hữu thể của các hiện hữu bằng cách tìm kiếm cả hai cho cái gì làm cho một hiện hữu là một hiện hữu (bản chất hay “tính của hiện hữu) và cho cái cách mà một hiện hữu là một hiện hữu (tồn tại hay “tính đó” của hiện hữu). Với hình thức mơ hồ của câu hỏi, cả hai đều hợp thức và (như chúng ta sẽ thấy) những cách nhận thức phổ biến về phương diện lịch sử đối với “Hữu thể của các hiện hữu”. Theo phân tích của Heidegger, nội dung cốt lõi Kerngehalt - của siêu hình học (nhận thức của nó về Hữu thể của các hiện hữu) hóa ra là mang tính kép về phương diện khái niệm, mơ hồ đối với cái cốt lõi, và nằm ngoài phần cốt lõi bị rạn nứt mà hai thân xoắn bện về phương diện lịch sử kia mọc lên.

Đến năm 1946, Heidegger đã xác định rõ ràng hai thân của câu hỏi siêu hình
tương ứng“hữu thể luậnthần học, rồi ông bắt đầu khớp nối cái mà từ đó ông nhận thức đặc tính hữu thể luận cơ bản của siêu hình học (N4 209/ NII 348). (8) Năm 1961, với lợi thế về nhận thức muộn, có lẽ Heidegger đã đem đến cho chúng ta một cách giải thích rõ ràng nhất về cấu trúc thần học hữu thể luận về câu hỏi siêu hình: Nếu chúng ta gợi lại lịch sử tư duy Tây Âu một lần nữa, thì chúng ta sẽ gặp phải những điều sau đây: Câu hỏi về Hữu thể, với tư cách là câu hỏi về Hữu thể của các hiện hữu, có dạng kép. Một mặt, nó hỏi: Cái gì là một hiện hữu nói chung với tư cách là một hiện hữu? Trong lịch sử triết học, những suy tư thuộc phạm vi câu hỏi này đều cái tiêu đề hữu thể luận. Câu hỏi  “Một hiện hữu gì?” [hoặc Cái đó ấy là cái gì? - Was ist das Seiende?”] đồng thời hỏi: Hiện hữu nào là hiện hữu cao nhất [hoặc tối cao], và theo nghĩa nào nó là hiện hữu cao nhất? Đây là câu hỏi về Thiên Chúa và về Thánh linh. Chúng tôi gọi lĩnh vực câu hỏi này là thần học. Nhị tính này trong câu hỏi về Hữu thể của các hiện hữu có thể được hợp nhất dưới tiêu đề Thần học hữu thể. (KTB 10-11 / GA9 449)

Ở đây Heidegger ngắn gọn phác thảo cấu trúc
thần học hữu thể chính thức của câu hỏi siêu hình học này. Đó là một câu hỏi được tự gấp lại sao cho có được hai câu trả lời riêng biệt, sau đó một trong số đó lại tự trả lời một lần nữa. Hãy để chúng tôi giải thích cẩn thận những nếp gấp này.

“Một hiện hữu gì?”, một mặt hỏi: “Cái gì là một hiện hữu với tư cách một tồn tại?" Heidegger gọi đây là câu hỏi mang tính hữu thể luận bởi vì nó đưa ra một giải thích - λόγος của ὂν ἢ ὀν - về ngôn trí của tồn tại với tư cách Hữu thể, hoặc như Heidegger gọi là “các hiện hữu liên quan đến Hữu thể, có nghĩa là chỉ liên quan đến cái làm cho một hiện hữu trở thành thứ tồn tại mà nó là: Hữu thể” (MFL 10/GA26 12). Diễn giải của Heidegger rõ ràng rất hấp dẫn với thực tế là trong Siêu hình học Aristotle trực tiếp chú giải “triết học đầu tiên, khảo sát về ὂν ἢ ὀν tồn tại với tư cách Hữu thể, ἐπισκοπεῖ καθόλου περὶ τοῦ ὄντος ᾗ ὄν [1], có nghĩa là, khảo sát về “các hiện hữu ở chừng mực chúng thuộc về Hữu thể”.(9) (Ở đây “Hữu thể” tái hiện động tính từ τὸ ὂν của Aristotle. Trong khi Aristotle không sử dụng động từ nguyên thể hoặc danh từ trừu tượng τὸ είναι, “Hữu thể”, quan điểm của Heidegger là ông cũng có thể dùng; triết học đầu tiên của Aristotle khảo sát các hiện hữu ở chừng mực chúng tồn tại, đó chính xác là những gì Heidegger mô tả là câu hỏi siêu hình về “Hữu thể của các hiện hữu”.)

Khẳng định chính của Heidegger ở đây là với tư cách hữu thể luận, siêu hình học tìm kiếm nền tảng chung nhất của các hiện hữu; nó tìm kiếm những gì mà toàn bộ các hiện hữu có chung. Các nhà hữu thể luận hiểu Hữu thể của các hiện hữu theo khuôn khổ của cái ở bên dưới hoặc bên ngoài cái mà không tồn tại cơ bản nào được phát hiện, hay được “thăm dò” (ergründet) thêm nữa. Vậy là loại “tồn tại mẫu” này (EP 20/ NII 421) đóng vai trò hữu thể luận của việc “khảo sát” (ergründen) toàn bộ các hiện hữu khác, theo nghĩa là tồn tại hữu thể luận cơ bản này chỉ định loại tồn tại đó ở trong tồn tại của thứ mà toàn bộ các tồn tại khác có chungvì vậy chúng được thống nhất lại hoặc cấu thành nên. Theo cách nói của Heidegger, siêu hình học là hữu thể luận khi nó “tư duy về các hiện hữu bằng cách để mắt đến sở cứ chung cho toàn bộ các hiện hữu theo nghĩa thông thường” (I & D 70/139). Về phương diện lịch sử, các nhà siêu hình học khác nhau xác định nền tảng phổ quát này theo các khuôn mẫu [Prägung] lịch sử  khác nhau: Phusis, Logos, Hen, Idea, Energeia, Tính thực thể, Tính khách quan, Tính chủ quan, Ý chí, Ý chí về Quyền lực, Ý chí về Ý chí” (I & D 66 / 134), và, tất nhiên, Ousia, nguyên vật chất, khuôn mẫu hữu thể luận của Hữu thể của các hiện hữu, mà với nó, như chúng ta sẽ thấy, siêu hình học thực sự khởi đầu (EP 4 / NII 403).

Mặt khác, “Một hiện hữu là gì?' (Hoặc “Cái đó ấy là cái gì?” - Was ist das Seiende?) Đồng thời hỏi: “Hiện hữu nào cao nhất (hoặc tối cao), và theo nghĩa nào thì nó là hiện hữu cao nhất?”. Vì vậy câu hỏi của siêu hình học có thể được nghe thấy cả về mặt thần học cũng như hữu thể luận. Như định vị Heidegger gợi ý (Welches ist und wie ist…’ Cái nào và như thế nào…), chiều kích thần học của chính câu hỏi siêu hình học có hai khía cạnh. Chừng nào siêu hình học – với tư cách thần học - không thỏa mãn với việc nỗ lực xác định cái hiện hữu cao nhất hay tối cao (câu hỏi về Thiên Chúa), mà vẫn hỏi thêm về phương thức tồn tại của Thiên Chúa, thì siêu hình học tìm cách nhận thức về cái hiện hữu Thiên Chúa kia (nghĩa là, cái ý nghĩa trong đó Thiên Chúa , hoặc loại Hữu thể mà Thiên Chúa có). Do đó, siêu hình học tự thấy mình đặt câu hỏi về “Thánh thần, chẳng hạn như: Loại hiện hữu nào trở thành một vị thánh? Phương thức tồn tại nào cấu thánh tính? Được kết hợp với nhau, câu hỏi về Thiên Chúa và Thánh thần” này là câu hỏi thần học, được gọi như vậy vì nó khảo sát và đưa ra cách giải thích (logos) về sự tồn tại của theion thần thánh, cái “nguyên nhân tối cao và là nền tảng cao nhất của các hiện hữu” (N4 209 / NII 347).

Vấn đề chính của Heidegger ở đây là siêu hình học tư duy về phương diện thần học khi nó “tư duy về tổng thể tính của các hiện hữu…theo nghĩa thông thường… liên quan đến hiện hữu tối cao, là một hiện hữu nền tảng tổng thể” (I & D 70-1 / 139). Có nghĩa là, siêu hình học là thần học bất cứ khi nào nó xác định cái Hữu thể của các hiện hữumột hiện hữu nền tảng tổng thể, cho dù là một “động lực bất động” hay nguyên nhân tự thân” (nghĩa là một “causa sui” tự tạo ra bản thân, mà Heidegger mô tả là khái niệm siêu hình về Thiên Chúa), hoặc dù cho  cái “hiện hữu nền tảng tổng thể” này  được Aristotle quan niệm nguyên nhân đầu tiên hay với Leibniz là ens realissimum một thực tại tối hậu (Seiendsten des Seienden) như Heidegger đã khéo léo tái hiện lại tư tưởng của Leibniz). Tương tự như vậy, Kant tư duy “về phương diện thần học khi ông xác lập định đề chủ thể của chủ thể tính là điều kiện của cái khả tính của mọi khách tính, cũng như Hegel xác quyết “tồn tại cao nhất là cái tuyệt đối theo nghĩa chủ quan tính vô điều kiện (I & D 60/127; N4 208/ NII 347). Theo Heidegger, ngay cả Nietzsche cũng nghĩ rằng existentia tồn tại của tổng thể tồn tại theo nghĩa thông thường về phương diện thần học sự trở lại vĩnh cửu của cái tương đồng” (N4 210 / NII 348). Do đó, khi áp dụng vào lịch sử siêu hình học phương Tây, thì nhận thức về thần học hữu thể của Heidegger, như một khuôn khổ theo đó mọi dinh thự siêu hình được xây dựng đều cho phép ông khai quật được các tập hợp phân biệt về hữu thể học như được thể hiện trong Bảng 1.10.
_______________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Thomson, Iain (2000). Ontotheology? Understanding Heidegger’s Destruktion of Metaphysics. In International Journal of Philosophical Studies ISSN,  Taylor & Francis Ltd.

Tác giả: Iain D. Thomson, sinh năm 1968 là một triết gia người Mỹ và giáo sư triết học tại Đại học New Mexico. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về Martin Heidegger. Thomson học đại học tại Đại học California, Berkeley, nơi ông làm việc với Hubert Dreyfus, và sau đó lấy bằng Tiến sĩ triết học tại Đại học California, San Diego. Là một nghiên cứu sinh tại UC Irvine, ông cũng đã học với Jacques Derrida. Ông được biết đến với chuyên môn về triết học của Heidegger, triết lý giáo dục, triết học công nghệ, triết học nghệ thuật, triết học văn học và triết học môi trường. Các bài viết của ông về Heidegger đã được xuất bản trên các tạp chí như Khảo sát, Lịch sử Triết học, Tạp chí Triết học Harvard, Tạp chí Nghiên cứu Triết học Quốc tế và Tạp chí của Hiệp hội Hiện tượng học Anh.

Chú thích của người dịch:

[1] Bất cứ ai có học qua cổ văn Hy Lạp thì đều biết đoạn nổi tiếng này trong nguyên văn Phần 1, Quyển IV, Siêu hình học của Aristotle: “ Ἔστιν ν ἐπιστήμη τις ἣ θεωρεῖ τὸ ὂν ᾗ ὂν καὶ τὰ τούτῳ ὑπάρχοντα καθ᾽ αὑτό. αὕτη δ᾽ ἐστὶν οὐδεμιᾷ τῶν ἐν μέρει λεγομένων ἡ αὐτή: οὐδεμία γὰρ τῶν ἄλλων ἐπισκοπεῖ καθόλου περὶ τοῦ ὄντος ᾗ ὄν, ἀλλὰ μέρος αὐτοῦ τι ἀποτεμόμεναι περὶ τούτου θεωροῦσι τὸ συμβεβηκός, οἷον αἱ μαθηματικαὶ τῶν ἐπιστημῶν. πεὶ δὲ τὰς ἀρχὰς καὶ τὰς ἀκροτάτας αἰτίας ζητοῦμεν, δῆλον ὡς φύσεώς τινος αὐτὰς ἀναγκαῖον εἶναι καθ᾽ αὑτήν. εἰ οὖν καὶ οἱ τὰ στοιχεῖα τῶν ὄντων ζητοῦντες ταύτας τὰς ἀρχὰς ἐζήτουν, ἀνάγκη καὶ τὰ στοιχεῖα τοῦ ὄντος εἶναι μὴ κατὰ συμβεβηκὸς ἀλλ᾽ ᾗ ὄν: διὸ καὶ ἡμῖν τοῦ ὄντος ᾗ ὂν τὰς πρώτας αἰτίας ληπτέον.” [Μετὰ τὰ φυσικά, Συγγραφέας: Ἀριστοτέλης: Siêu hình học, Tác giả: Aristoteles]

 “Có một khoa học xem xét tồn tại với tư cách là Hữu thể và bất kỳ thuộc tính nào thuộc về nó vì bản chất riêng của nó. Vậy là khoa học này không giống như bất kỳ cái gọi là khoa học nào khác; vì không có khoa học nào khác xử lý một cách phổ quát các hiện hữu như là Hữu thể. Người ta cắt rời một bộ phận của Hữu thể để khảo sát thuộc tính của bộ phận này; đây chính là cách mà toán học thực hiện. Nhưng vì chúng ta tìm kiếm các nguyên lý đầu tiên và các nguyên do cực hạn của nó, nên rõ ràng phải có một cái gì đó mà các nguyên lý và nguyên do này thuộc về nó, vì bản chất riêng của nó. Vậy thì nếu những ai đã cố tìm cho được các yếu tố của những thứ hiện tồn thì chính là họ đang cố tìm cho được chính các nguyên lý này, mà điều thiết yếu là các yếu tố này phải là các yếu tố của tồn tại không do ngẫu nhiên, mà chỉ vì nó là tồn tại. Vì vậy đó chính là tồn tại với tư cách Hữu thể mà chúng ta phải nắm cho được các nguyên do đầu tiên”.    

Ghi chú

(1). Không dễ để phát minh ra những từ mới như người ta nghĩ, bởi vì chúng trái ngược với khẩu vị, và theo cách này, khẩu vị là một trở ngại cho triết học (Immanuel Kant, Bài giảng về Siêu hình học, chủ biên và dịch K. Ameriks và S. Naragon (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1997), tr. 120). Kant đã đặt ra ontotheology” Thần học hữu thể, và cosmotheology” Thần học vũ trụ, để phân biệt giữa hai loại đối lập của thần học siêu việt. “Thần học hữu thể”  là tên của Kant đặt cho loại thần học siêu việt (như “Luận cứ Hữu thể luận” nổi tiếng của Anselm về sự tồn tại của Thiên Chúa) tin rằng nó có thể biết được sự tồn tại của [hữu thể gốc, Urwesen] thông qua các khái niệm đơn thuần, mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ kinh nghiệm nào(Kant, Phê phán Lý tính Thuần túy, dịch, Kemp Smith (New York: St Martin's, 1929) / Kritik der reinen Vernunft, biên tập R. Schmidt (Hamburg: F. Meiner, 1926), A632 / B660) .
(2). Trong một gia phả uyên bác của Giải cấu trúc, Moran truy dấu một họ khái niệm triết học tương đồng thông qua tư tưởng thời trung cổ với Εὐθύδημος - Euthydemus của Plato (được viết c. 384 trước Công nguyên, là một cuộc đối thoại của Plato nhằm châm biếm những gì Plato thể hiện như những ngụy biện logic của các nhà Ngụy biện). (Xem Dermot Moran, “Hủy cấu trúc của Hủy cấu trúc: Các phiên bản Lịch sử Triết học của Heidegger, trong K. Harries và C. Jamme (chủ biên), Martin Heidegger: Chính trị, Nghệ thuật và Công nghệ (New York và London: Holmes & Meier, 1994), trang 176-96.) Moran dịch Destruktion của Heidegger là sự hủy diệt, một phần để nhấn mạnh sự khác biệt của nó so với cái gọi là giải cấu trúc”. Việc dịch Destruktion nhiều rủi ro hơn của tôi xuyên suốt là giải cấu trúcđược cho là hợp lý bởi thực tế là, mặc dù từ giải cấu trúc đã đảm nhận một cuộc sống của riêng nó, Derrida ban đầu đặt ra thuật ngữ đó như một từ dịch từ Abbau (khai thác, tháo dỡ, hoặcphân hủy) của Heidegger, một từ đồng nghĩa với từ Destruktion mà Heidegger sau đó đã gạch nối và sử dụng để nhấn mạnh rằng Destruktion không chỉ đơn thuần là một hành động tiêu cực, Zerstörung - sự phá hủy,phải được hiểu một cách nghiêm túc là de-struere [tiếng Latin struere có nghĩa là để đặt, đóng cọc, hoặc xây dựng], ab-bauen [hoàn toàn theo nghĩa đen, “phá dỡ hoặc giải cấu trúc”](GA15 337, 395). (Xem Jacques Derrida, Tai kẻ Khác, ed. CV McDonald dịch, Kamuf và Ronell (New York: Schocken Books, 1985), tr. 86-7.). Như tôi sẽ chỉ ra, giải cấu trúc siêu hình học phương Tây của Heidegger không phá hỏng hoặc thậm chí phá hủy siêu hình học; ngược lại, nó phân hủy hoặc đảo ngược các lớp trầm tích lịch sử, bằng cách tái thiết cái cấu trúc thần học hữu thể ẩn giấu của chúng và tìm cách khám phá những kinh nghiệm quyết định chịu trách nhiệm cho cấu trúc chung này (những kinh nghiệm mà Heidegger hy vọng sẽ giúp chúng ta hình dung ra một con đường vượt ra ngoài thần học hữu thể). Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với tuyên bố kết luận của Moran rằng: Khái niệm giải cấu trúc được Heidegger sử dụng được…ràng buộc với một quan điểm nhất định về lịch sửmà chưa được minh định” (op cit., tr. 192). Thật vậy, chính xác là khoảng trống trong văn liệu mà bài báo này cố gắng lấp đầy.
(3). Như Dreyfus nói: Các thực tiễn chứa đựng nhận thức về một hiện hữu người phải là gì, các thực tiễn chứa đựng một cách diễn giải về cái mà một sự vật phải là gì và các thực tiễn chỉ rõ tính chất xã hội phù hợp với nhau. Do đó, các thực tiễn xã hội không chỉ chuyển tải một nhận thức ngầm định về một hiện hữu người, động vật, vật thể phải là gì, mà cuối cùng, đối với mọi thứ phải là gì một cái gì đó” (Hubert L. Dreyfus, Heidegger về Kết nối giữa Hư vô luận, Nghệ thuật, Công nghệ và Chính trị, trong Charles Guignon (chủ biên) Người đồng hành Cambridge với Heidegger (Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1993), tr. 295).
(4). Tôi có được cụm từ mô tả dễ thương này bằng cách kết hợp các cụm từ của Dreyfus và Schürmann (xem Dreyfus, Being-in-the-World: A Commentary on Heidegger's Being and Time, Division I (Cambridge, MA: MIT Press, 1991) và Reiner Schürmann, Heidegger on Being and Acting: From Principles to Anarchy, trans. Gros và Schürmann (Bloomington: Indiana University Press, 1990)). Về giải thích của Heidegger, lịch sử phương Tây xuất trình với chúng ta năm cách hiểu khác nhau về các hiện hữu , và do đó năm kỷ nguyên chồng chéo trong lịch sử này của Hữu thể: Tiền Socratic, cổ đại, trung cổ, hiện đại và vãn hiện đại.
(5). Để biết thêm một phê phán Hegelian về “sử tính“những người Heideggerians cánh tả” tán thành một học thuyết như vậy, xem Robert B. Pippin, “Hậu hiện đại luận Heideggerian Chính trị siêu hình học. Tạp chí Triết học châu Âu, 4 (1) (1996), tr. 17-37.
(6). Vào đầu những năm 1940, Heidegger đã nhận ra rằng “Hữu thể” “Hữu thể của các hiện hữu” thực tế rất khác nhau (xem đặc biệt là N4 210 / NII 349 / GA50 6, nhưng xem OWL 20 / UZS 109).
(7). Câu hỏi siêu hình xuất sắc, Socratic τὸ διὰ τί, tại sao, được Aristotle đặt ra như là câu hỏi bền bỉ về tư duy, (N4 206 / NII 344; xem, ví dụ, Aristotle, Vật lý II.I, 192b38).
(8). Tất nhiên, Heidegger đã có những bước tiến quan trọng đối với quan niệm chín muồi của ông về thần học hữu thể từ cuối những năm 1920. Có lẽ đáng chú ý nhất trong khía cạnh này là sự hấp dẫn nhưng vô cùng bối rối của Phụ lục về các Nền tảng Siêu hình của Logic (MFL 154-9 / GA26 196-202). Đọc Phụ lục này trong nhận thức chín chắn của Heidegger về siêu hình học như là thần học hữu thể cho thấy rằng cái dự án ngắn ngủi về siêu hữu thể luận” (metontology) mà ông ch trương ở đây – một vấn đề đặc biệt đối với cái chủ đề phù hợp của nó các hiện hữu như một toàn thể” (MFL 157 / GA26 199 ) - được hiểu rõ nhất khi Heidegger cố gắng nhảy từ con tàu chìm “hữu thể luận cơ bản sang phần bổ sung siêu hình của nó, một loại thần học cơ bản hay theiology” (Heidegger cố gắng biến đổi thần học (theology) thành thần học” (theiology) và do đó để biến đổi một cách suy nghĩ / cách nói về Thiên Chúa thành một cách suy nghĩ / cách nói về thánh thần (theion) xem HCE 135/ H 195). Năm 1928, Heidegger vẫn coi siêu hình học là một nhiệm vụ tích cực, thực sự là vấn đề cơ bản của chính triết học (một nhiệm vụ mà Heidegger nghĩ rằng ông sẽ có thể hoàn thành). Tuy nhiên, Heidegger đã tiến đến rất gần với sự thừa nhận sau này của ông về siêu hình học là thần học hữu thể khi ông viết: Trong sự thống nhất của chúng, hữu thể luận cơ bản và siêu hữu thể luận tạo thành khái niệm siêu hình học (MFL 158 / GA26 202). Điều này cho thấy là Heidegger phải thừa nhận tình trạng không đứng vững được của những nỗ lực thần học hữu thể của bản thân ông (hữu thể luận cơ bản và “siêu hữu thể luận”, tương ứng) trước khi quyết định chối bỏ siêu hình học là thần học hữu thể.
(9). Aristotle, Siêu hình học, dịch, Tredennick (Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại học Harvard, 1935), IV.I, 1003a.
(10) Bảng này không có nghĩa là thấu đáo (cũng không có nghĩa là tất cả các cặp có tên ở đây đã thành công trong việc làm sở cứ siêu hình học cho một kỷ nguyên lịch sử), và không có cặp vấn đề” nào có thể được sử dụng để giải thích tất cả các cặp khác. không có cặp nào chỉ đơn thuần chứa đựng sự “tương đồng về họ” với nhau; đúng hơn, chúng được hiểu rõ nhất là một loạt các thuyết minh khác nhau của cùng một cấu trúc thần học hữu thể (theo nghĩa được giải thích ở trên). Do đó, phần nào tôi phải trở thành bạn đồng hành với loại Heidegger luận chính thống loại bỏ sự thúc đẩy để nhân lên danh sách các thuật ngữ, sắp xếp chúng, cố định chúng theo một mô thức cấu trúc nào đó như “cái vẻ mô phạm học thuật, vô tình phản bội mối quan tâm Kitô giáo của nó với học thuyết thực (chính xác)”, coi sự tuột dốc [sic], cộng hưởng, gợi lên những từ ngữ tư duy nguyên thủy như thể chúng là những hiện hữu bị thao túng vậy” (Gail Stenstad, The Turning in Ereignis and Transformation of Thinking”, Trong Heidegger Studies, 12 (1996), tr. 92-3).
(11). Xem Từ điển tiếng Đức - German Dictionary - của Harper Collins, phiên bản không rút gọn (New York: Harper Collins, 1993), Phiên bản không rút gọn, trang 220, 98, và Wahrig Muff Muffches Wörterbuch (Gütersloh: Bertelsmann Lexikon, 1994), trang 519, 289.

Viết tắt các Công trình của Heidegger

B&T Being and Time. Trans. Macquarrie and Robinson. New York: Harper & Row, 1962.
BPP The Basic Problems of Phenomenology. Trans. Hofstadter. Bloomington: Indiana University Press, 1982.
BQ Basic Questions of Philosophy: Selected ‘Problems’ of ‘Logic’. Trans. Rojcewicz and Schuwer. Bloomington: Indiana University Press, 1994.
D Denkerfahrungen. Ed. H. Heidegger. Frankfurt: V. Klostermann, 1983.
EM Einführung in die Metaphysik. Tübingen: M. Niemeyer, 1953.
EP The End of Philosophy. Trans. Stambaugh. New York: Harper & Row, 1973.
FCM The Fundamental Concepts of Metaphysics: World, Finitude, Solitude. Trans. McBride and Walker. Bloomington: Indiana University Press, 1995.
GA3 Gesamtausgabe, Vol. 3: Kant und das Problem der Metaphysik. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1991.
GA9 Gesamtausgabe, Vol. 9: Wegmarken. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1996.
GA10 Gesamtausgabe, Vol. 10: Der Satz vom Grund. Ed. P. Jaeger. Frankfurt: V. Klostermann, 1997.
GA15 Gesamtausgabe, Vol. 15: Seminare. Ed. C. Edwald. Frankfurt: V. Klostermann, 1986.
GA19 Gesamtausgabe, Vol. 19: Platon: Sophistes. Ed. I. Schüssler. Frankfurt: V. Klostermann, 1992.
GA24 Gesamtausgabe, Vol. 24: Grundprobleme der Phänomenologie. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1975.
GA26 Gesamtausgabe, Vol. 26: Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz. Ed. K. Held. Frankfurt: V. Klostermann, 1978.
GA29-30 Gesamtausgabe, Vols 29-30: Die Grundbegriffe der Metaphysik: Welt, Endlichkeit, Einsamkeit. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1983.
GA41 Gesamstausgabe, Vol. 41: Die Frage nach dem Ding. Zu Kants Lehre von den transzendentaler Grundsätzen. Ed. P. Jaeger. Frankfurt: V. Klostermann, 1984.
GA45 Gesamtausgabe, Vol. 45: Grundfragen der Philosophie: Ausgewälte ‘Probleme’ der ‘Logik’. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1984.
GA50 Gesamtausgabe, Vol. 50: Nietzsches Metaphysik. Ed. P. Jaeger. Frankfurt: V. Klostermann, 1990.
GA54 Gesamtausgabe, Vol. 54: Parmenides. Ed. M. S. Frings. Frankfurt: V. Klostermann, 1982.
GA79 Gesamtausgabe, Vol. 79: Bremer und Freiburger Vorträge. Ed. P. Jaeger. Frankfurt: V. Klostermann, 1994.
H Holzwege. Frankfurt: V. Klostermann, 1994.
HCE Hegel’s Concept of Experience. Trans. Gray. New York: Harper & Row, 1970.
I & D Identity and Difference. Trans. Stambaugh. New York: Harper & Row, 1969.
IM An Introduction to Metaphysics. Trans. Manheim. New Haven: Yale University Press, 1959.
KPM Kant and the Problem of Metaphysics. Trans. Taft. Bloomington: Indiana University Press, 1997.
KTB ‘Kant’s Thesis about Being’. Trans. Klein and Pohl. Southwestern Journal of Philosophy, 4(3) (1973), pp. 7–33.
MFL The Metaphysical Foundations of Logic. Trans. Heim. Bloomington: Indiana University Press, 1984.
N1 Nietzsche: The Will to Power as Art. Ed. and trans. D. F. Krell. New York: Harper & Row, 1979.
N3 Nietzsche: The Will to Power as Knowledge and as Metaphysics. Ed. D. F. Krell, trans. Stambaugh, Krell, and Capuzzi. New York: Harper & Row, 1987.
N4 Nietzsche: Nihilism. Ed. D. F. Krell, trans. Capuzzi. New York: Harper & Row, 1982.
NI Nietzsche, Vol. I. Pfullingen: G. Neske, 1961.
NII Nietzsche, Vol. II. Pfullingen: G. Neske, 1961.
OWL On the Way to Language. Trans. Hertz. New York: Harper & Row, 1971.
PAR Parmenides. Trans. Schuwer and Rojcewicz. Bloomington: Indiana University Press, 1992.
PDT Plato’s ‘Doctrine of Truth’. Trans. Barlow. In Philosophy in the Twentieth Century, ed. W. Barrett and H. Aiken. New York: Random House, 1962, Vol. 3, pp. 251–70.
PLT Poetry, Language, Thought. Trans. Hofstadter. New York: Harper & Row, 1971.
PR The Principle of Reason. Trans. Lilly. Bloomington: Indiana University Press, 1991.
QCT The Question Concerning Technology and Other Essays. Trans. Lovitt. New York: Harper & Row, 1977.
S Plato’s Sophist. Trans. Rojcewicz and Schuwer. Bloomington: Indiana University Press, 1997.
S & Z Sein und Zeit. Tübingen: M. Niemeyer, 1993.
SVG Der Satz vom Grund. Pfullige: G. Neske, 1957.
T&B On Time and Being. Trans. Starmlaigh. New York: Harper & Row, 1962.
TTL ‘Traditional Language and Technological Language’. Trans. Gregory. Journal of Philosophical Research, 23 (1998), pp. 129–45.
U25 Unterwegs zur Sprache. Stuttgart: G. Neske, 1959.
W Wegmarken. Ed. F.-W. von Herrmann. Frankfurt: V. Klostermann, 1996.
WBGM ‘The Way Back into the Ground of Metaphysics’. Trans. Kaufmann. In Existentialism from Dostoevsky to Sartre, ed. W. Kaufmann. New York: New American Library, 1975, pp. 265–79.
WCT What is Called Thinking? Trans. Gray. New York: Harper & Row, 1968.
WHD Was Heißt Denken? Tübingen: M. Niemeyer, 1984.
WIP What is Philosophy? Trans. Kluback and Wilde. New York: Twayne, 1958.
WIT What is a Thing? Trans. Barton and Deutsch. Chicago: Henry Regnery, 1967.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét