Powered By Blogger

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Tác tố “tự thân” của vật vô tri, động vật và con người (I)


Torill Christine Lindstrøm

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: “Tác tố”, khái niệm, các mối liên hệ của nó với hữu thể luậnviệc sử dụng nó trong lý thuyết khảo cổ học, vẫn được thảo luận và phê phán. Trong lý thuyết khảo cổ học gần đây, thuật ngữ “tác tố” đã được gán cho các sự vật, thực vật, động vật và con người. Bài viết này cho rằng thuật ngữ “tác tố” về phương diện logic là vô nghĩa nếu được áp dụng cho mọi thứ chuyển động hoặc có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và chúng ta cần một thuật ngữ mới, chính xác hơn để phân biệt giữa “tác tố”, “hiệu lực”, “vai diễn” hiệu ứng. Cái mà mọi người, trong tất cả các nền văn hóa, nhận thức và trải nghiệm sự vật/ đối tượng có tác tố được giải thích là do các dự phóng về các đặc điểm của con người, chức năng tâm lý thần kinh của con người, và thực tế là tất cả các cá nhân và các văn hóa đều can dự sâu sắc và phụ thuộc vào sự vật / các đối tượng. Liên quan với vấn đề này, chúng ta cũng sẽ thảo luận các vấn đề về hữu thể luận, vật linh luận, đạo đức học các khoa học khác nhau. Bài viết xuất trình một phê phán về khảo cổ học đối xứng và nghiên cứu vật chất. Các quan điểm mang tính hệ mẫu rộng hơn, bao gồm nhiều hơn về mặt lý thuyết và phương pháp, cùng việc đề xuất các nỗ lực liên và xuyên bộ môn để tăng thêm “tác tố” cho khảo cổ học.

Ngọc, Ngô, Ngựa và Người

“Tác tố” dường như đã trở thành một chiếc búacho khảo cổ học. Nếu tôi có một chiếc búa, thì mọi thứ chẳng khác nào cái móng tay (Maslow 1966). Giờ đây tác tố là một phẩm chất được quy cho các thực thể khác nhau như ngọc, ngô, ngựa và người (vật thể, thực vật, động vật, con người) - và đã đạt được một lập trường giải thích của riêng mình. Mặc dù tác tố con người thường không được coi là một phẩm chất cá nhân, mà tùy thuộc vào cấu trúc xã hội, thì ngược lại, tác tố động vật ngày càng được công nhận, và thậm chí các vật / sự vật vô tri cũng được cho là có “tác tố” tự thân, chứ không chỉ là loại tác tố “thứ yếu hay “được phân phối. Bài viết này nhằm thảo luận và chỉ trích những cách sử dụng khái niệm “tác tố” trong lý thuyết khảo cổ học, kết nối nó với các ý tưởng liên quan đến các hữu thể luận khác nhau, đặt vấn đề về tính mới của các quan điểm của khảo cổ học đối xứng các nghiên cứu tính vật chất, và đề xuất phát triển lý thuyết và thực nghiệm khác trong khảo cổ học.

Tác tố, với tư cách một khái niệm giải thích, là một thuật ngữ tương đối mới trong khảo cổ học. Trong số những người đầu tiên thảo luận về nó từ góc độ khảo cổ học thuần túy là Dobres và Robb (2000), và nó đã được các đồng tác giả của họ xây dựng. Dobres và Robb đã mô tả “tác tố” là một khái niệm khét tiếng không ổn định”, (ibid., 8), được sử dụng và phát triển trong khảo cổ học theo những cung cách rất khác nhau (sđd., 3-14). Nền tảng lý thuyết của “tác tố” trong các khoa học xã hộinhân văn trong các tác phẩm của một số học giả, đặc biệt là Marx (1959), Bourdieu (1977, 70-76; 1990, 56-60), Giddens (1979, 150; 1993), Gell (1998), Knappett (2005), Knappet, Malafouris (2008), Malafouris (2013), Latour (1993; 1999; 2005), và những người khác. Lịch sử tác tố trong khảo cổ học được Johnson (1989), Dornan (2002), Gardner (2004), Robb (2010) và Johannsen (2012) trình bày kỹ lưỡng.

Trong khảo cổ học, lần đầu tiên tác tố được thảo luận và xây dựng thành khái niệm xung quanh các câu hỏi về tác tố cá nhân con người và sự sáng tạo so với tác tố con người được các cấu trúc xã hội xác định. Tác tố được hiểu là tác tố con người do Shanks và Tilley (1987) đề xuất, được các lực lượng xã hội cấu thành, do Pauketat (2001, 74-79) đề xuất, như một sự giao thoa giữa các lực lượng xã hội và sự nghiệp cá nhân của Bell (1992, 39-40), bắt nguồn từ thực tiễn và ý nghĩa chia sẻ xã hội của Hodder (1986), xuất hiện từ “trải đời” của các cá nhân với “tính sáng tạo và tính ý hướng nhìn về tương lai” của Hodder (1986), và là “các hành động của các cá nhân tác nhân xã hội gắn liền với môi trường sinh thái và văn hóa xã hội rộng lớn hơn” của Joyce (2000, 71). Với Robb (2010, 493), có một bước ngoặt về tác tố được hiểu là một khái niệm phải được lịch sử hóa trong các bối cảnh cụ thể thay vì được sử dụng một cách khái quát, và trong khuôn khổ quan hệ, là “phẩm chất của các mối quan hệ mà con người hành động ( Sđd., 515). Những mối quan hệ này có thể với con người cũng như với bối cảnh và sự vật.

Tác tố còn là một chủ đề cho các lĩnh vực khác ngoài triết học và khảo cổ học. Trong tâm lý học, Bandura định nghĩa tác tố là một khả năng hành động có ý thức, có chủ ý, và là một lực lượng chính trong sự thích nghi, phát triển và biến đổi của con người, cả cấp độ tiến hóa tập thể và cá nhân, và tác tố con người ngụ ý một tác tố đạo đức thông qua các cơ chế tự điều chỉnh cảm xúc. Ông khẳng định có các hệ thống đồng phát triển và hệ thống phản hồi liên tục giữa tác tố con người cá nhân, cấu trúc xã hội và bối cảnh/ môi trường. Tất cả đều đan xen phức tạp (Bandura 2006). Điều này tương tự với cam kết “ý hướng tính nội tại của hiện hữu người” của Ingold (2001, 27) với môi trường của mình trong quá trình nhận thức và hành động. Tác tố của Bandura là cách tiếp cận hệ thống, giống như Robb, nhưng với một động lực thúc đẩy con người với tư cáchcác vai diễn, với trách nhiệm đạo đức nhân văn tương ứng. Sự vật không được đề cập đến.

“Sự vật-tự thân” Tác tố hay “Vật linh luận”?

Khảo cổ học đối xứng (Webmoor 2007; Witmore 2007; Olsen 2010) tập trung vào
“sự vật-tự thân”khẳng định sự phân biệt và phân chia phi tiên nghiệm giữa tác tố con người và tác tố vật chất (không phải con người). Tất cả mọi thứ (mỗi sự vật) và mọi người (mi cơ thể) là một vai diễn tiềm năng. Trong khi Bandura luận về các đồng-phát triển và các vòng phản hồi tương tác giữa xã hội và cá nhân, thì khảo cổ học đối xứng lại mở rộng phạm vi tương tác vượt ra ngoài cõi người bằng cách khẳng định rằng các vật thể và con người cũng tương tác và đồng-tạo lẫn nhau. Các lập trường tương tự cũng được những người khác xây dựng. Gell (1998) đã khám phá cách thức mà con người và sự vật tương tác với nhau và cách mọi người trải nghiệm sự vật như có tác tố tính vậy. Rõ ràng ông vật lộn để đạt được một lập trường chung cục, kết thúc bằng việc phân bổ “tác tố chính cho các thực thể sống và “tác tố phụ” cho sự vật. Latour (1993; 1999; 2005) đã phát triển lý thuyết-mạng-tác nhân (ANT), trong đó ông khẳng định rằng con người và các vật thể tương tác và đồng-tác chặt chẽ và cộng sinh đến mức các đường phân chia thực tế là hư cấu trong các mạng mở rộng. Cả con người và sự vật đều được định nghĩa là các “vai diễn, sự vật thậm chí còn các vai diễn đạo đức, đồng chịu trách nhiệm về các h quả. Sự vật tác tố trong đó chúng ủy thác cho con người. Hodder (2012a, 95) đã luận về tính rối và vướng mắc giữa con người và sự vật. Nhưng ngoài việc quy cho sự vật một “tác tố phụ”, Gell còn phân biệt với “tác tố chính” của con người, Hodder (2012a, 216) luận rằng trong các sự vật vật thể của chúng cũng có “tác tố chính không xuất phát từ tác tố con người . “Sự vật tác tố chính ở chỗ chúng hành động trong thế giới với tư cách là kết quả của các quá trình tương tác vật chất, biến đổi và rã  hủy”. Khảo cổ học đối xứng đưa lập trường tác tố của sự vật này lên đến cực điểm.

Khảo cổ học đối xứng đã được coi là sự phát triển thêm của tư duy hậu quá trình (Lucas 2012), thậm chí như một nền tảng của nó (Hodder 2012b). Ngược lại, theo Johannsen (2012, 310) khảo cổ học đối xứng cũng trưởng thành từ tâm trạng bất mãn với lập trường kiến tạo luận, hậu quá trình, một lập trường (theo khảo cổ học đối xứng), trước hết đại diện cho một quan điểm nhân trung tâm luận thái quá, nơi mọi thứ được mô tả và giải thích từ các lập trường và quan điểm của con người; thứ hai, tập trung vào các mối quan hệ hơn là vào các thực thể cá nhân trong các quy trình tương tác; thứ ba, bối cảnh hóa các cách giải thích đến mức biến mọi người (cũng như các tác nhân/ vai diễn khác) thành những con rối trên các sợi dây hoàn toàn được quyết định theo ngữ cảnh; thứ tư, tập trung vào ý nghĩa (kiến tạo văn hóa và tinh thần phi vật chất) như là thứ quyền lực giải thích chính (nhân quả); thứ năm, do đó, nó gạt tính vật chất của các hiện vật (“sự vật”) và các mối tương tác con người – hiện vật ra rìa bằng cách xem chúng như những biểu đạt đơn giản của các giàn xếp ý nghĩa được tạo dựng về mặt văn hóa, và do đó trở thành thứ yếu đối với các quá trình văn hóa (Schiffer 1999, 6; Olsen 2007); và cuối cùng, có một thái độ phục tùng quá đáng đối với nhân học (Olsen et al. 2012, 9). Tóm lại, theo khảo cổ học đối xứng, quan điểm hậu quá trình có xu hướng quy giản tính vật chất của các phát hiện và hiện vật khảo cổ, cũng như các địa điểm khảo cổ học, gần như thành hậu hiện tượng: chỉ là các chỉ số và các vật chứa các cấu trúc, ý nghĩa và tâm trí con người.

Cuộc đối đầu với
hậu quá trình luận này xem ra là có lý. Tuy nhiên, chắc chắn đức kiên ngoan hậu quá trình luận đối với tầm quan trọng của các ý nghĩa và các cấu trúc xã hội, về bối cảnh và tương đối luận của các văn hóa đặc ứng, đã làm cho mảnh đất khảo cổ học trở nên phong nhiêu biến thành các lược đồ mà hầu hết các công trình khảo cổ hiện nay đều xem xét. Tuy nhiên, tiềm năng của hậu quá trình luận đối với tương đối luận triết học; các diễn giải đa vũ trụ; và đa bội cấu trúc xã hội tương đối luận và không ổn định, cùng với sự kiên trì về các “ý nghĩa gần như đến mức lãng quên đối với các vật thể vật chất “tự thân”, có thể đã khiến cho khảo cổ học đi trệch (thậm chí có thể lạc lối) khỏi bản sắc của nó với tư cách là một khoa học phát hiện vật chất từ ​​quá khứ. Khảo cổ học đối xứng cho rằng việc chuyển từ quá trình luận sang hậu quá trình luận (mặc dù chắc chắn không phải là một hiện tượng phổ biến trong khảo cổ học (Pearce 2011)), nhưng vẫn ngụ ý một sự thay đổi từ một quỹ đạo giải thích tập trung chủ yếu vào tự nhiên--sự vật, sang quỹ đạo giải thích chủ yếu tập trung vào con người--xã hội (Webmoor 2007, 567, hình 2). Webmoor khẳng định rằng cách tiếp cận đối xứng vượt qua cả hai tiêu điểm khác nhau này. Ông cho rằng vì vậy khép lại cuộc “Đại Phân chia trong tư duy phương Tây giữa tự nhiên--sự vật và con người--xã hội (Latour 1993, 13 ff.) bằng cách có tất cả các cách khớp nối khác nhau về con người--sự vật tự nhiên-và-xã hội với tư cách các quỹ đạo tương đương của giải thích. Ông luận rằng không nên giữ sự khác biệt ở các cấp độ phân tích hoặc giải thích: Sự tái định vị hậu-nhân văn luận này giải trung tâm con người với tư cách các hiện hữu độc lập, tự chủ cần các khái niệm giải thích riêng biệt, tạo ra nhận thức phi-(không) hiện đại luận cho rằng sự vật chỉ là một phần của hiện hữu(Webmoor 2007, 570, nhấn mạnh trong nguyên bn).

Vì vậy cuộc trở về với “sự vật tự thân” (Olsen 2007, 581) của khảo cổ học đối xứng không phải là sự trở lại với tính vật chất của khảo cổ học truyền thống: đo đếm, phân loại và “kê danh mục hiện vật, các loại chất liệu, việc gia côngnhững diễn giải của họ về các mục đích giả định. “Sự vật tự thân” là một sự trở lại khác biệt đầy kịch tính đối với cái vật chất, với cả tác tố của sự vật (tác tố vô tri) và “thực tính hay “tính vật chất của con người được nhấn mạnh (Boast 1997; Webmoor 2007; Witmore 2007; Knappett và Malafouris 2008; Olsen 2010). Khảo cổ học đối xứng, với các mối liên kết triết học của nó với hậu nhân văn luận (ví dụ Pickering 1995; 2001), tự tách rời khỏi miêu thuật luận của quá trình luận, kiến tạo luận của hậu quá trình luậntách khỏi cả nhân trung tâm luận. Nó tập trung hơn vào cáimột tác nhân mới và chưa biết: vật im lặng (Olsen 2003, 89) đã làm, và vẫn làm với các sự vật khác, với t nhiên, động vật, con người và văn hóa. Tác tố vô tri gán cho sự vật được cho là không ngụ ý quy kết nhân hình luận về tính ý hướng cho các vật thể mà vật linh luận” nắm giữ.(1) Tuy nhiên, tôi thấy nó gợi nhớ lại một cách kỳ lạ về vật linh luận” khi cho rằng sự vật có khả năng tạo ra một hiệu lực, khi tác động vào các thực thể khác, không chỉ vì chúng có liên quan, mà còn vì các thuộc tính vốn có của chúng. Nói cách khác, khả năng ảnh hưởng và tác động đến chúng ta không thể bị quy giản thành tình trạng vướng mắc không thể thoát được với chúng; đúng hơn, nó dựa trên những phẩm chất cụ thể thực sự của riêng mình (Olsen et al. 2012, 13).

Và mục tiêu của khảo cổ học đối xứng, cụ thể là cào bằng các khác biệt giữa những hiện hữu vô tri và hiện hữu sống, là mang tính “bình quân”, (Olsen 2003, 88) “dân chủ và hàm chứa” (sđd., 98). Olsen cam đoan với chúng ta Một lần nữa, đây không phải là vấn đề nhân hình luận hóa sự vật, coi chúng là con người, nhưng sau đó tiếp tục, mà thay vào đó là tôn trọng tính khác biệt và toàn vẹn của chúng” (Olsen et al. 2012, 203). Về điều này tôi phải hỏi, tôn trọng? Tại sao không chỉ đơn giản là “thừa nhận”? Khảo cổ học đối xứng dường như cân bằng (làm cho đối xứng) cái tác tố của sự vật và con người, vô sinh và hữu sinh, và rõ ràng gán cho tất cả chúng cùng một loại tác tố: khả năng hành động và nện vào nhau. Việc gán tác tố cho tất cả mọi thứ/ mỗi thứ dường như thể hiện sự giải sinh khí của sự vật” sống: con người và động vật như nhau; và cả việc quy gán loại tác tố gần như “vật linh luận” cho “bất kỳ-sự vật nào nữa. Thế giới đối xứng này của những sự vật vai diễn loại “tác nhân vô danh mới: vật thinh lặng (Olsen 2003, 89) có phần đáng lo ngại. Nó giống với nỗi kinh hoàng về The Thing [1] viễn tưởngloại triết học tương tự (Botting 2012). Khảo cổ học đối xứng không phải là duy nhất trong việc làm lệch tâm con người trong mối quan hệ của sự giao thoa giữa con người, sự vật, thực vật và động vật. Đó là zeitgeist - tinh thần thời đại khảo cổ học. Môn Vật chất học Duy vật luận Mớinhững cái nhãn liên quan. Trong nhiều khía cạnh, cái zeitgeist này là một sự biến đổi thú vị từ quan điểm nhân trung tâm luận sang quan toàn năng trung tâm luận: một cách cào bằng tầm quan trọng và ý nghĩa của con người và sự vật trong các mô tả, diễn giải, và việc thực hiện một loại ngắt đoạn hậu nhân văn luận các chuỗi trong đó không thực thể nào được coi là một nguyên nhân chính, mà chỉ là một yếu tố trong chuỗi, mạng nhân quả đa tương tác. Cái Zeitgeist - tinh thần thời đại - này có nhiều phương diện, và những người đề xướng những lập trường khác nhau và những bất đồng sâu sắc (Ingold 2007; Knappett 2007; Witmore 2014; Ingold 2014). Thậm chí cả những bất đồng với chính họ: Khảo cổ học đối xứng không phải là một yêu sách đối với một thế giới không phân biệt, Witmore viết năm 2007 (tr. 547), nhưng vào năm 2014 (tr. 206), giữ chỗ này đã biến mất, khi ông tuyên rằngkhông khí và đất, mưa và biển, cửa gỗ và bờ đá xếp, vi khuẩn cố định đạm và cỏ ba lá, các cam kết chính trị tâm lý đối với La Mã thành Hadriantất cả đều là sự vật”.

Cái tinh thần thời đại ấynhững tiềm năng tích cực để gia tăng nhận thức về các tương tác giữa con người - động vật – thực vật – sự vật, và trở lại tập trung vào những sự vật trong khảo cổ học mà không nhất thiết phải phần phụ lục giải thích cái mà mục đích hay ý nghĩa của con người là cái này hoặc cái kia đã, bị hoặc được phép xảy ra. Những quan điểm này trong khảo cổ học đã dẫn đến những thể hiện hấp dẫn, chẳng hạn như các nghiên cứu về nhận thức và kinh nghiệm của con người về “sự vật”, trong những cuốn sách như Bảo vệ sự vật (Olsen 2010), Sự vật làm gì (Verbeek 2005), Vướng rối (Hodder 2012a ), Việc chuyển tải ảnh hưởng (Brennan 2004), Khảo cổ học – Ngành học về sự vật (Olsen et al. 2012), Vật chất đầy sức sống (Bennett 2010), Suy nghĩ lại về vật chất (DeMarrais, Gosden và Renfrew 2004) và đặc biệt là Sổ tay văn hóa vật chất (Tilley et al. 2006) và Khai quật tư duy (Johannsen, Jessen và Juel Jensen 2012), và vô số bài viết khác. Nhiều công trình cũng trêu ngươi nhận thức. Tuy nhiên, tôi vẫn đặt vấn đề về tính mới của nhiều phát hiện và quan điểm của khảo cổ học đối xứng và của các nghiên cứu vật chất cũng như của những người Duy vật luận Mới.

Rượu cũ Bình mới?

Nhưng có ai từng nghĩ khác chưa? (Giáo sư Holger Ursin
hỏi một Nghiên cứu sinh Tiến sĩ đã rất nhiệt tình trình bày các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về phương diện thống kê – nhưng trong thực tế, về nội dung thì lại khá tầm thường). Mặc dù chúng được trình bày dưới dạng những quan điểm mới, nhưng khi biện luận về các mối liên hệ mật thiết, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thực thể (chủ yếu là con người và sự vật, thực vật và động vật), cũng như quá khứ và hiện tại, tôi sẽ nói rằng chúng không đặc biệt mới. Ngôn ngữ và các công thức, đôi khi trêu ngươi và mê hoặc, nhưng kỳ dị một cách ấn tượng, phức tạp và mờ đục, có lẽ thể hiện một thể loại mới trong các văn bản khảo cổ học, trái ngược với tính rõ ràng bảo thủ của các văn bản truyền thống hơn. Nhưng các từ ngữ mới tình trạng lúng túng, rối rắm, sập bẫy, vướng mắc, tính xếp đặt, tính phù hợp, tính vật chất, tính khách quan, sự tạo ra vật chất và những thứ khác - không tự bảo đảm “tính mới” về lý thuyết học thuật. Không phải phức hợp ngôn ngữ rắc rối với sự tinh vi triết học khôn dò đảm bảo cho các tiêu chuẩn trí tuệ cao hoặc báo hiệu những bước nhảy vọt lượng tử gây sững sờ của sự thay đổi hệ mẫu (Ingold 2007, 2; 2014, 231, 35) cũng không làm rõ ràng hơn. Tôi cho rằng nhiều hiểu biết mới được cho là “bình mới rượu cũ”.

Một vài ví dụ. Người ta thường biết rằng khảo cổ học liên quan đến các di vật xưa thuộc các giai đoạn phân hủy (đang diễn ra) khác nhau. Vì vậy, Witmore viết (2014, 213, nhấn mạnh trong nguyên bn), Điều đáng nhớ là làm thế nào, về mặt hữu thể luận, khảo cổ học không liên quan đến những gì đã ; nó liên quan đến những gì trở thành cái đã là, và cái đã là, có vẻ như luôn luôn đang trong quá trình hình thành (Olsen et al. 2012; Shanks 2012). Nói cách khác, chúng ta luôn gặp phải những tàn dư như những gì chúng , không phải những gì chúng đã , và những gì một hàng đá để lộ liên quan đến những cuộc đời xưa kia của nó. Tính mới của thông tin này không phải là điều gây ấn tượng với tôi. Khảo cổ học đối xứng và các nghiên cứu vật chất khác trước sau gì cũng thuộc về triết học hiện tượng luận. Sự liên quan của nó đối với các nghiên cứu văn hóa-vật chất đã được Thomas (2008, 43-72) mô tả kỹ lưỡng. Đóng góp của nó đặc biệt liên quan đến việc minh định các cam kết hiện thân diễn ra giữa con người và sự vật, liên quan đến hiện hữu người-trong-thế giới, và đến nhận thức. Do đó, Thomas (2008, 48) đề cập đến Merleau-Ponty (1962, 203) và giải thích ý tưởng của ông về nhận thức: Một hiện hữu người hiện thân có thể nhìn thấy, và có thể di chuyển xung quanh tự thân vị trí liên quan đến sự vật và xử lý chúng. Thị giác, xúc giác và vận động đem đến những cung cách khá đặc biệt để tham gia vào các mối quan hệ với sự vật và không mối quan hệ nào có thể đạt được bằng lối tư duy kỳ quái. Ngoài sai lầm rõ ràng mà một hiện hữu người hiện thân có thể nhận thấy và có thể di chuyển loanh quanh(Tôi biết nhiều “hiện hữu người hiện thân, những người không thể thấy hoặc di chuyển loanh quanh rất nhiều), và ngoài cách nói vòng vo lâm ly rằng việc nhìn thấy và di chuyển phụ thuộc vào một cơ thể, thì có gì mới ở đây? Mặc dù được xuất bản vào năm 1962, thâm chí sau đó ai cũng đều biết rằng hầu hết mọi người có thể di chuyển và nhìn thấy. Liên quan đến tình trạng lúng túng và các mạng lưới cũng như các tương tác giữa con người, sự vật và thế giới nói chung, thì các khoa học khác cũng biết điều này, và từ lâu đã thực hiện các tương tác đó. Từ lâu, lý thuyết và nghiên cứu phát triển-tâm lý đã công nhận cái tiên đề cho rằng t nhiên và nuôi nấng (từ thực phẩm và gia đình đến các bối cảnh văn hóa và khí hậu) tương tác không thể tách rời (Bronfenbrenner 1979; Feldman 2008). Điều tương tự cũng được công nhận trong y học, di truyền và biểu sinh học (Spector 2012). Cơ thể và tâm trí của cá nhân từ lâu đã được biết đến là một thể thống nhất “không thể phân chia (Borghi và Cimatti 2010). Và trong một viễn cảnh rộng hơn, điều mà các cá nhân được hòa nhập sâu vào, và đồng sáng tạo với các bối cảnh địa lý, môi trường xã hội, sáng tạo vật chất và bối cảnh văn hóa của họ thì được coi là cơ bản và tầm thường trong tâm lý học.

Sinh học từ lâu đã nhận ra rằng các
tuyến phân chia giữa vật chất và sinh vật cũng như giữa chết và sống không dễ xác định. Có những quá trình sống và chết liên tục diễn ra trong mỗi thực thể sống và các vật chất không có sự sống liên tục được tích hợp vào các bộ phận của sinh vật sống và ngược lại. Các sinh vật sống chứa các tế bào chết, cái chết không phải là một điểm mà là một quá trình và virus đã được định nghĩa là cả vật chất và sinh vật khi chúng đáp ứng một số, nhưng không phải tất cả các tiêu chí của sinh vật sinh học. Trên thực tế, những gì có vẻ là các thực thể riêng lẻ ổn định, thì đều là những “thực thể” đan xen không ổn định về phương diện quá trình. Đây là tiên đề từ các nguyên tử đến các thiên hà. Việc nói rằng sự sản xuất của hiện hữu người ra các “sự vật” và tương tác với “sự vật” trên thế giới đã có tác động biến đổi đối với những “sự vật” đó, cũng như đối với bản thân con người, là điều không có gì ngạc nhiên đối với khảo cổ học hay nghiên cứu tiến hóa (Deacon 1997). Có thể nói đến hai ví dụ mà ai cũng biết. Con người bắt đầu nấu ăn, và protein nấu chín có ảnh hưởng sâu sắc đến răng và cơ hàm người, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não con người (Wrangham và Conklin-Brittain 2003; Pennisi 1999). Và việc thuần hóa thực vật, chó sói, cừu và bò của con người đã có những tác động biến đổi sâu sắc đối với thực vật, chó sói, cừu và bò, cũng như đến cảnh quan, kế sinh nhai, vật chất cũng như văn hóa phi vật chất của con người, và cuối cùng là “hồi tiếp” để tạo ra những biến đổi trong cơ thể, bộ não và tư duy của con người (Serpell 1995; Mlot 1997; PBS-Nature 2007). Mối tương quan giữa tư duy và vật chất dưới hình thức phát triển phức tạp của bộ não, nhận thức và văn hóa vật chất trong những năm gần đây đã được công nhận một cách chắc chắn (hay đúng hơn là nhận thức lại) trong khảo cổ học nhận thức (Renfrew 2004; Malafouris 2013). Vì vậy, việc chỉ ra các phân biệt khó khăn giữa và các vướng rối sâu xa của vật chất chết và các sinh vật sống, các quá trình và sản phẩm, các mối quan hệ tương tác phức tạp, các mạng và các vòng hồi tiếp giữa con người, môi trường xung quanh và bất cứ điều gì mà con người tạo ra hoặc thao túng thì chỉ dã tràng xe cát mà thôi.

Trong cái văn bản quan trọng Khảo cổ học đối xứng Các trích đoạn của một bản tuyên ngôn, Witmore (2007, 556-57) đưa ra quan điểm về hiện tượng cho rằng các cấu trúc được tạo ra trong quá khứ vẫn là một phần trong cuộc sống của chúng ta ngày nay, những người đi bộ xuống phố Oxford ở London hôm nay được định hướng v vật chất trong các chuyển động của họ bằng các cấu trúc của con đường La Mã Via Trinobantina [2] bên dưới. Ông trình bày điều này như là một ví dụ về cái tác tố của một vật, con đường La Mã, và sự hiện diện liên tục của nó trong hiện tại với tư cách là một vai diễn (actant): “Dó đó, ở đây những thành tựu của vận động định hướng thời kỳ La Mã ngày nay, tác động đến hàng ngàn cuộc đời của thế kỷ hai mươi mốt trên cơ sở hàng ngày.Một cách mô tả mê hoặc, gần như thơ mộng cái  cách thức mà quá khứ và hiện tại được pha trộn không thể tách rời. Nhưng có một hiểu biết phổ biến là lịch sử ảnh hưởng đến hiện tại, quá khứ hiện diện theo nhiều cách khác nhau, trong các cấu trúc vật lý, trong truyền thống và các memes [3]. Và như Witmore cũng nói, nhiều con đường hiện đại được xây dựng trên những con đường La Mã cổ đại. Người ta có thể nói thêm: và họ tiếp tục kết nối các thành phố cũng do người La Mã đặt ra và vẫn còn thịnh vượng. Tuyên bố của ông về những con đường La Mã không bất kỳ thông tin mới nào, là kiến ​​thức khảo cổ học cổ điển trong một vỏ bọc mới, một thứ “rượu cũ bình mới.

Vật dục [4]

[
C]húng ta chạm vào sự vật sự vật đồng thời chạm vào chúng ta. Mối quan hệ có đi có lại. (Tilley 2006, 61). Tiếng Hy Lạp Agalmatophilia (ἄγαλματοφιλία) là sự hấp dẫn tình dục và hành vi tình dục đối với các bức tượng, búp bê và các dạng nhân hình khác. Ở đây tôi sử dụng nó như một phép ẩn dụ cho “vật dục” – mê đắm sự vật. Một quan sát phổ biến cho thấy cả thường dân và người có học bị đều bị chỉ trích là phi lý nếu bọn họ nhân hình hóa động vật. Tuy nhiên, giờ đây, với các cách tiếp cận “bước ngoặt-quay về-sự vật”, thì việc nhân hình hóa sự vật dường như được chấp nhận là hợp lý và thịnh hành trong khảo cổ học. Điều này kỳ lạ và mâu thuẫn. Chắc chắn, các vật thể, trong cả thời cổ đại và hiện tại, thường được quy cho anima (linh), bản sắc, đặc điểm của một loại cá nhân và được ban cho phẩm chất xúc cảm của con người (Lindstrøm 2009a).  Ví dụ, trong các nền văn hóa và các thời đại khác nhau, vũ khí đã được quy gán cả tính cách và tiểu sử (Pearce 2013; Gansum và Hansen 2002, 16-17). Và nhiều người trong chúng ta đọc về điều này đã nói chuyện với máy tính của mình, và như Gell (1998, 18-19), đã trải nghiệm chiếc xe của bạn có cá tính và ý chí của riêng , thậm chí có thể phải chịu đau buồn khi vứt bỏ nó. Nhưng điều đó vẫn không có nghĩa, hoặc được chứng tỏ bằng bất kỳ ý nghĩa khoa học nào các vật thể thực sự và thực tế có “linh tính”, hay “tác tố” tương tự như của các hiện hữu sống. Do đó, Gell gọi một cách khôn ngoan các hiện vật (đồ vật) các tác nhân thứ cấp, với “tác tố thứ cấp, trái ngược với “tác tố chính, trong các tác nhân có ý hướng chính (con người):

Tôi mô tả các hiện vậttác nhân xã hội không phải vì tôi muốn truyền bá một hình thức thần luận văn hóa vật chất, mà chỉ nhìn nhận một thực tế là việc đối tượng hóa ở dạng hiện vật là cách mà tác tố xã hội thể hiện và tự thực hiện bản thân nó, thông qua sự sinh sôi nảy nở các mảnh vỡ của các tác nhân hữu ý chính dưới dạng nhân tạo “thứ cấp” của chúng (Gell 1998, 21). Nhưng các lập trường khác lại gán tác tố chính cho các đối tượng vật chất, sự vật. Điều đó vấn đề về hữu thể luận và khoa học. Chắc chắn, mọi vật đều quan trọng. Các nghiên cứu về quan niệm của con người về sự vật; các quy gán cho sự vật; quan hệ với sự vật; sử dụng sự vật như là dấu ấn của ý nghĩa cá nhân, xã hội, chính trị, triết học, tôn giáo và hiện sinh, cũng như cách cấu thành các khuôn khổ khách tính” xung quanh cuộc sống của các quần thể người, từ đó định hình kinh nghiệm, hoạt động và văn hóa của con người; và các nghiên cứu tập trung vào cái thực tế là bất cứ điều gì con người làm, cả với bản thân họ và với môi trường xung quanh, thì họ làm thông qua/ bằng/ với sự vật, chắc chắn có liên quan rất nhiều trong khảo cổ học. Đó là việc “cam kết với phép biện chứng của con người và sự vật”, như Đại học Stanford  mô tả mục đích của môn nghiên cứu vật chất trong năm 2014. (https://web.stanford.edu/dept/anthropology/). Nhưng trong thực tế đó phần lớn là những gì khảo cổ học vẫn đang làm. Chúng ta sẽ không trở thành loài Homo sapiens sapiens Người Khôn ngoan, nếu không có những sự vật của mình. Tác tố con người cụ thể hóa, trở thành hiện hữutiến hóa thông qua/ bằng/ với sự vật. Cuộc sống của chúng ta là hỗn hợp của tâm trí và vật chất. Các can dự và quy gán rắc rối của con người đối với sự vật có liên quan đến khảo cổ học, lịch sử, nhân học, xã hội học, tâm lý học, triết học, kinh tế và có thể các lĩnh vực khác, và hy vọng trong nghiên cứu xuyên khoa học, như được Ingold (2001, 255 79) và nhiều người khác hình dung. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng những nghiên cứu này chỉ cho chúng ta biết một vài điều về “vật-tự thân, nhưng không nhiều về con người-tự thân”.

Con người yêu thích sự vật. Các can dự tình cảm của con người với sự vật là có thể giải thích được. Chúng không phải là những ví dụ về tính bất hợp lýcon người. Ngược lại, chúng chỉ ra tính quan hệ cội rễ sâu xa của con người (Bowlby 1969; 1973; Robb 2010, 494). Phẩm chất này thường là con người (nhưng không chỉ có vậy), và là một phần thiết yếu của bản chất và sự thích nghi của con người. Một khuynh hướng liên quan đặc biệt của con người (hoặc linh trưởng) về mặt cảm xúc và xã hội, là tầm quan trọng của việc nhận dạng khuôn mặt (Tsao et al. 2006; Tsao, Moeller và Freiwald 2008). Nghiên cứu tâm lý học thần kinh đã chỉ ra rằng con người là thể dây về phương diện thần kinh học (trong khúc cuộn hình thoi) đặc biệt nhậy với các khuôn mặt và biểu cảm nét mặt. Điều này giải thích lý do tại sao chúng ta có xu hướng nhận diện” “các khuôn mặt trong tất cả các loại đối tượng và các phức hợp kích thích võ đoán (Hadjikhani et al. 2009). Tương tự như vậy, các vật thể vô tri dường như có linh tính, nhờ đó dường như chúng tự hành động, là vì chúng ta, về mặt tâm lý và thần kinh bị buộc phải nhậy với các chuyển động, để diễn giải các chuyển động “thể hiện ý chí, và để quy gán tác tố và chủ ý cho bất cứ thứ gì chuyển động, đặc biệt nếu có một cái gì đó trông giống như khuôn mặt.

Xu hướng này khiến tổ tiên chúng ta rất nhậy cảm với sự hiện diện của động vật ăn thịt và những kẻ khác (Tinbergen 1951, 191-92; Atran và Norenzayan 2004). Chúng ta phóng chiếu vào môi trường xung quanh mình chúng ta là gì và như thế nào. Phóng chiếu là thuật ngữ tâm lý học để quy gán các đặc điểm, cảm xúc và động cơ của chúng ta cho kẻ khác. Quá trình này là tự phát, vô thức và mạnh mẽ, và cũng được hướng tới động vật và sự vật. Do đó, việc cảm nhận theo cách hiện tượng luận rằng các vật thể luôn đầy sinh khí, sống động, và tự hành động, là một hiện tượng phổ biến của con người (Brown và Thouless 1965; Harvey 2005), và chắc chắn, như vẫn thường tin tưởng, không chỉ điển hình ở trẻ em và người săn bắt hái lượm. Thật đáng ngạc nhiên, người Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng với triết học, logic và khoa học sơ khai của họ, nhưng vẫn có xu hướng coi các bức tượng là sống động (Schnapp 1994), và một số người mê đắm chúng, thậm chí đến mức làm tình với chúng (agalmatophilia) (Scobie và Taylor 1975). Tóm lại: một số đặc điểm nhất định về nhận thức, dự phóngcác quá trình quy gán nhận thức của con người, cùng với xu hướng mạnh mẽ của con người để hình thành các mối quan hệ, tạo ra “linh tính”“tác tố” trong các vật thể vô tri rất có thể được những người săn bắt hái lượm, người Hy Lạp cổ đại, và các giáo sư đại học hiện đại nhận thức và trải nghiệm như nhau.
_____________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Lindstrøm, Torill Christine (2015). Agency ‘in itself’. A discussion of inanimate, animal and human agency. Archaeological Dialogues/ Volume 22/ Issue 02/ December 2015, pp 207 – 238.

Tác giả: Torill Christine Lindstrøm (1953), giáo sư tâm lý học tại Đại học Bergen: 1973 Thạc sĩ tâm lý học: Đại học Bergen, Na Uy, 1980 Tiến sĩ, Đại học Bergen, Na Uy, 1998. Nghiên cứu sau đại học về khảo cổ học, Đại học Bergen, Na Uy, 1999. Từ 1998 Cộng sự, Khoa Y tế Công cộng và Chăm sóc sức khỏe ban đầu. 2006 giáo sư, Khoa học Tâm lý. Các nhóm liên kết nghiên cứu hiện tại: Quyết định, Trực giác, Nhận thức, Cảm xúc; Khoa Khảo cổ học, Lịch sử, Văn hóa và Tôn giáo (AHKR), Khoa Nhân văn, Đại học Bergen, Khoa Triết học, Đại học Oslo, Na Uy và Đại học Nottingham, Vương quốc Anh.

Ghi chú của người dịch:

[1] The Thing: Sinh vật biến hình, còn được biết tên với tên gọi John Carpenter's The Thing là một phim kinh dị khoa học viễn tưởng của đạo diễn John Carpenter, kịch bản của Bill Lancaster, với diễn viên chính là Kurt Russell. Cái tên The Thing đề cập đến nhân vật phản diện xuất hiện trong phim, một sinh vật ngoài hành tinh sống ký sinh với khả năng đồng hóa những sinh vật khác và mô phỏng chúng. Sinh vật này đã xâm nhập vào một trạm nghiên cứu ở Nam Cực, mô phỏng được diện mạo của các nhà nghiên cứu mà nó hấp thụ, và gây mâu thuẫn nội bộ trong bọn họ.
[2] Via Trinobantina - Phố Oxford, London có một lịch sử lâu dài, ban đầu được người La Mã xây dựng, được gọi là Via Trinobantina, đặt theo tên của bộ lạc địa phương trước đây cai trị khu vực London trước cuộc xâm lược của La Mã, và từ đó nó đã xen kẽ chủ yếu giữa thương mại và khu dân cư. những năm 1830 trở đi, nhất là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Luân Đôn dưới thời Victoria, Phố Oxford đã được chuyển đổi thành một địa chỉ bán lẻ nổi tiếng. Nhà ở đều biến thành các cửa hàng và giữa 1865-1890 Oxford Street đã trải qua một chương trình tái thiết lớn. John Lewis đã được mở trên đường Oxford vào năm 1864 và Selfdrops mở vào năm 1909.
[3] Meme là một quan niệm, hành vi, hoặc phong cách lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa — thường với mục đích chuyển tải một hiện tượng, chủ đề, hoặc ý nghĩa cụ thể do meme đại diện. Một meme hoạt động như một đơn vị để mang những quan niệm, biểu tượng, hoặc những thói quen thuộc về văn hóa có thể truyền tải từ ý nghĩ của người này sang người khác thông qua việc viết, nói, cử chỉ, nghi thức, hoặc các hiện tượng có thể mô phỏng khác. Từ meme là dạng rút gọn của mimeme tiếng Hy Lạp cổ μίμημα, “điều được mô phỏng”, do nhà sinh học tiến hóa người Anh Richard Dawkins tạo ra trong cuốn The Selfish Gene (1976) như là một khái niệm để thảo luận về các nguyên lý tiến hóa nhằm giải thích sự lan truyền của những ý niệm và hiện tượng văn hóa.

Ghi chú

(1). Trong phần sau tôi sẽ sử dụng vật linh luận” (có dấu ngoặc kép) cho một niềm tin không phân biệt rằng vạn vật đều sống động và đầy sinh khí, trong khi tôi sẽ sử dụng vật linh luận (không có dấu ngoặc kép) cho một quan niệm sâu sắc hơn về các mô tả thế giới của (một số) người săn bắn hái lượm và du mục.
(2). Động vật cũng phản ứng bằng ngạc nhiên và sợ hãi mỗi khi các vật thể (vật) phát ra âm thanh hoặc tự di chuyển như thể chúng là những vật sống vậy. Điều mà động vật phát hiện ra sự kỳ lạ này cho thấy rằng chúng cũng phân biệt giữa hiện hữu sống và không sống. Nhưng động vật được thuần hóa không phản ứng với nỗi sợ hãi đối với các chuyển động và âm thanh được tạo ra bởi các vật thể kỹ thuật mà chúng biết con người sử dụng hoặc những vật mà chúng tự mình sử dụng. Động vật thuần hóa được chăm nuôi/ nhập văn hóa/ sử dụng các thiết bị chuyển động trong môi trường của chúng và có thể sử dụng các thiết bị đó. (Chú chó của cụ tôi thường xuyên đi phà đến thăm một bạn người).
(3). Một trong những người cung cấp thông tin của Grøn đã có bằng Tiến sĩ Y học (Grøn 2010, 110).
(4). Đây là sự thích nghi theo quan điểm tiến hóa, mặc dù Ingold (2006, 11-12) tuyên bố đó chỉ bản nháp.
(5). Ở thành thị Na Uy ngày nay, có rất ít sự vật thỏa mãn được với sự phẫn nộ mạnh mẽ hơn của công chúng về việc đốn hạ những cây cổ thụ lớn. Chúng là những sinh vật được yêu thích, mặc dù được công nhận là thực vật. Giáo sư triết học người Na Uy được quốc tế công nhận, Arne Næss, đã tuyên bố rằng với ông, ngọn núi Hallingskarvet là hình tượng một người cha. Điều này không được coi là kỳ lạ, vì nhiều người Na Uy có tình cảm cá nhân sâu sắc với những ngọn núi và những “sự vật” khác cùng các địa điểm trong tự nhiên. Tuy nhiên, người Na Uy không được coi là những người vật linh luận. Ngược lại, một sự hợp lý phổ biến đặc trưng cho văn hóa Na Uy, theo nhà triết học và nhà phân tích văn hóa Ba Lan Nina Witoszek (1998).
(6). Não bộ có nghĩa là có một hệ thống thần kinh trung ương, một bộ não, một khối óc. Nó là một thuật ngữ sinh học. Thuật ngữ “có khả năng nhận thức”, có cảm giác và ý thức, đề cập đến các chức năng của não, chủ yếu là một thuật ngữ triết học và ít chính xác.
(7). Tuyên bố Cambridge về Ý thức được P. Low viết, J. Panksepp, D. Reiss, D. Edelman, B. Van Swinderen, P. Low và C. Koch chỉnh sửa, và tuyên bố công khai tại Cambridge, UK, vào ngày 7 Tháng 7 năm 2012, tại Hội nghị Ý thức về Động vật và Người không phải là Con người, tưởng niệm Crick Francis, Đại học Churchill, Đại học Cambridge. Nó được những người tham gia hội nghị với sự có mặt của Stephen Hawking trong Phòng Balfour tại Hotel du Vin, ngày 7 tháng 7 năm 2012, Cambridge, Vương quốc Anh.
(8). Việc vi khuẩn lam tạo ra oxy và do đó góp phần tạo ra bầu khí quyển Trái đất không khiến chúng phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi môi trường đó. Nhưng con người hiện đại phải chịu trách nhiệm về việc gây ô nhiễm khí quyển bằng CO2.
(9). Việc công nhận tác tố con người bao gồm cả trách nhiệm đạo đức là xương sống của tất cả các hệ thống pháp lý trên toàn thế giới. Việc tạo ra các quy tắc và mệnh lệnh đạo đức dường như thuộc về bản chất con người.

Tài liệu dẫn

Âikäs, T., A.-K. Puputti, M. Núnez, J. Aspi and J. Okkonen, (2009). Sacred and profane livelihood. Animal bones from sieidi sites in northern Finland, Norwegian archaeological review 42, 109–22.
Alberti, B., and T.L. Bray (eds), (2009). Animating archaeology. Of subjects, objects and alternative ontologies, Special section of Cambridge archaeological journal 19, 337–441.
Argent, G., (2010). Do the clothes make the horse? World archaeology 42, 157–74.
Atran, S., and A. Norenzayan, (2004). Religion’s evolutionary landscape. Counterintuition, commitment, communion, Behavioral and brain sciences 27, 713–70.
Auersperg, A.M.I., A. Kacelnik and A.M.P. von Bayern, (2013). Explorative learning and functional inferences on a five-step means–means–end problem in Goffin’s cockatoos (Cacatua goffini), PLoS ONE 01/2013; 8(7).
Bandura, A., (2006). Toward a psychology of human agency, Perspectives on psychological science 1, 164–80.
Barrett, D., (2010). Supernormal stimuli. How primal urges overran their evolutionary purpose, New York.
Bearzi, M., and C.B. Stanford, (2008). Beautiful minds. The parallel lives of great apes and dolphins, Cambridge.
Bekoff, M., (2007). The emotional lives of animals, Novato.
Bekoff, M., C. Allen and G.M. Burghardt (eds), (2002). The cognitive animal. Empirical and theoretical perspectives on animal cognition, Cambridge.
Bell, J., (1992). On capturing agency in theories about prehistory, in J.C. Gardin and C. Pebbles (eds), Representations in archaeology, Bloomington, 30–55.
Bennett, G.G., and K.N. Laland, (2005). Social learning in animals. Empirical studies and theoretical models, BioScience.
Bennett, J., (2010). Vibrant matter. A political ecology of things, Durham, NC.
Boast, R., (1997). A small company of actors. A critique of style, Journal ofmaterial culture 2, 173–98.
Borghi, A.M., and F. Cimatti, (2010). Embodied cognition and beyond. Acting and sensing the body, Neuropsychologica, 48, 3, 763–73.
Botting, F., (2012). More things. Horror, materialism and speculative weirdism, Horror studies 3, 281–303.
Bourdieu, P., (1977). Outline of a theory of practice, New York.
Bourdieu, P., (1990). The logic of practice, Stanford, CA.
Bovet, D., and J. Vauclair, (2000). Picture recognition in animals and humans. A review, Behavioural brain research 109, 143–65.
Bowlby, J., (1969). Attachment and loss, Vol. 1, Attachment, New York.
Bowlby, J., (1973). Attachment and loss, Vol. 2, Separation, anxiety and anger, London.
Bradbury, J.W., and S.L. Vehrencamp, (2011). Principles of animal communication, Sunderland.
Brennan, T. (2004). The transmission of affect, Ithaca, NY.
Bronfenbrenner, U., (1979). The ecology of human development. Experiments by nature and design, Cambridge.
Brown, L.B., and R.H. Thouless, (1965). Animistic thoughts in civilized adults, Journal of genetic psychology 107, 33–42.
Bugnyar, T., and K. Kotrschal, (2002). Observational learning and the raiding of food caches in ravens, Corvus corax. Is it ‘tactical’ deception? Animal behaviour 64, 185–95.
Burr, V., (1995). An introduction to social constructivism, London.
Calder, L., (2011). Cruelty and sentimentality. Greek attitudes to animals, 600–300 BC, Oxford (BAR International Series 2225).
Call, J., and M. Tomasello, (1998). Distinguishing intentional from accidental actions in orangutans (Pongo pygmaeus), chimpanzees (Pan troglodytes), and human children (Homo sapiens), Journal of comparative psychology 112(2), 192–206. Cambridge Declaration on Consciousness, 2012, written by P. Low and edited by J. Panksepp, D. Reiss, D. Edelman, B. Van Swinderen, P. Low and C. Koch.
Clayton, N.S., J.M. Dally and N.J. Emery, (2007). Social cognition by food caching corvids. The western scrub-jay as a natural psychologist, Philosophical transactions of the Royal Society B 362, 507–22.
Corballis, M.C., and S.E.G. Lea (eds), (1999). The descent of mind. Psychological perspectives on human evolution, London.
Coy, J., (1994). Animals’ attitudes to people, in T. Ingold (ed.), What is an animal?, London, 77–83.
Dalton, R., (2010). Fossil finger points to new human species. DNA analysis reveals lost relative from 40,000 years ago, Nature 464, 7288, 472.
Deacon, T.W., (1997). The symbolic species. The co-evolution of language and the brain, New York.
DeMarrais, E., C. Gosden and C. Renfrew (eds), (2004). Rethinking materiality. The engagement of mind with the material world, Cambridge.
Descartes, R., (1984). The philosophical writings of Descartes, Vol. 2 (tr. J. Cottingham, R. Stoothoff and D. Murdoch), Cambridge.
Descola, P., (2005). Beyond nature and culture, Proceedings of the British Academy 139, 137–55.
Dobres,M.-A. and J. Robb, (2000). Agency in archaeology. Paradigm or platitude? in M.-A. Dobres and J. Robb (eds), Agency in archaeology, London, 3–17.
Dolinski, D., and K. Szczucka, (2013). Emotional disrupt-then-reframe technique of social influence, Journal of applied social psychology 43, 2013–14.
Dornan, J.L., (2002). Agency and archaeology. Past, present, and future directions, Journal of archaeological method and theory 9(4), 303–29.
Faarlund, J.T., (2009). Darwin og evolusjonsteorien i lingvistikken, in D.O. Hessen, T. Lie and N.C. Stenseth (eds), Verden ble aldri den same, Oslo, 229–50.
Feldman, R.S., (2008). Development across the life span, 6th edn, Englewood Cliffs.
Fijn, N., (2009). Living with herds. Human–animal co-existence in Mongolia, Cambridge.
Fowler, C., (2004). The archaeology of personhood. An anthropological approach, London.
Ganguli, I., (2006). Mice show evidence of empathy, The Scientist, 30 July, available at www.thescientist.com/news/disply/23764/#23829, accessed 30 June 2006.
Gansum, T., and H. Hansen, (2002). Fra jern til stål. Mytologiske og rituelle aspekter i teknologiske prosesser, Borre.
Gardner, A. (2004). Agency uncovered. Archaeological perspectives on social agency, power and being human, London.
Gardner, R.A., and B. Gardner, (1998). The structure of learning. From sign stimuli to sign language, New York.
Gell, A., (1998). Art and agency. An anthropological theory, Oxford.
Giddens, A., (1979). Central problems in social theory. Action, structure, and contradictions in social analysis, Berkeley.
Giddens, A., 1993 (1976). New rules of sociological method, Stanford, CA.
Gilhus, I.S., (2006). Animals, gods and humans. Changing attitudes to animals in Greek, Roman and early Christian ideas, London.
Goettner-Abendroth, H., (2012). Matriarchal societies. Studies on indigenous cultures across the globe, New York.
Goldberg, P., and R. Macphail, (2006). Practical and theoretical geoarchaeology, Oxford.
Gosling, S.D., and O.P. John, (1999). Personality dimensions in nonhuman animals. A cross-species review, Current directions in psychological science 8, 69–75.
Graves, R., (1997). The Larousse encyclopedia of mythology, London.
Griffin, D.R., and G.B. Speck, (2004). New evidence of animal consciousness, Animal cognition 7, 5–18.
Grøn, O., (2010). Evenk shamans. A non-exotic approach. Ethnoarchaeological observations, in K. Hardy (ed.), Archaeological invisibility and forgotten knowledge. Conference proceedings, Kódʹz, Poland, 5–7 September 2007. Oxford (British Archaeological Reports, International Series 2183), 108–14.
Güzeldere, G., E. Nahmias and R.O. Deaner, (2002). Darwin’s continuum and the building blocks of deception, in M. Bekoff, C. Allen and G.M. Burghardt (eds), The cognitive animal. Empirical and theoretical perspectives on animal cognition, Cambridge, 353–62.
Hadjikhani, N., K. Kveraga, K.P. Naik and S.P. Ahlfors, (2009). Early (M170) activation of facespecific cortex by face-like objects, NeuroReport 20, 403–7.
Hartmann, E. von. (1871). Kantische Studien zur Erkenntnisstheorie und Metaphysik, Berlin.
Harvey, G., (2005). Animism. Respecting the living world, Adelaide.
Hill, E., (2013). Archaeology and animal persons. Toward a prehistory of human–animal relations, Environment and society. Advances in research 4, 117–36.
Hodder, I., (1986). Reading the past, Cambridge.
Hodder, I., (2000). Agency and individuals in long-term processes, in M.-A. Dobres and J. Robb (eds), Agency in archaeology, London, 21–33.
Hodder, I., (2012a). Entangled. An archaeology of the relationships between humans and things, Chichester.
Hodder, I., (2012b). Introduction. Contemporary theoretical debate, in I. Hodder (ed.), Archaeological theory today, Cambridge, 1–14.
Hoskins, J., (2006). Agency, biography and objects, in C. Tilley, W. Keane, S. Küchler, M. Rowlands and P. Spyer (eds), Handbook of material culture, London, 74–84.
Ingold, T. (ed.) 1994: What is an animal? London.
Ingold, T., (2000). The perception of the environment. Essays in livelihood, dwelling and skill, London.
Ingold, T., 2001 (1998). From complementarity to obviation. On dissolving the boundaries between social and biological anthropology, archaeology, and psychology, in S. Oyama, P.E. Griffiths and R.D. Gray (eds), Cycles of contingency. Developmental systems and evolution, Cambridge, 255–80; first published in Zeitschrift für Etnologie 123, 21–52.
Ingold, T., (2006). Rethinking the animate, re-animating thought, Ethnos 71, 9–20.
Ingold, T., (2007). Materials against materiality, Archaeological dialogues 14(1), 1–16.
Ingold, T., (2014). Is there life amidst the ruins? Journal of contemporary archaeology 1(2), 231–35.
Jennbert, K., (2011). Animals and humans, Lund.
Johannsen, N., (2012). Archaeology and the inanimate agency proposition. A critique and a suggestion, in N. Johannsen,M. Jenssen and H. Juel Jensen (eds), Excavating the mind. Cross-sections through culture, cognition andmateriality, Aarhus, 305–47.
Johannsen, N., M. Jenssen and H. Juel Jensen (eds) (2012). Excavating the mind. Cross-sections through culture, cognition and materiality, Aarhus.
Johnson, M., (1989). Conceptions of agency in archaeological interpretation, Journal of anthropological archaeology 8, 189–211.
Johnson, R.B., and A.J. Onwuegbuzie, (2004). Mixed methods research. A research paradigm whose time has come, Educational researcher 33, 14–26.
Joyce, A.A., (2000). The founding of Monte Albán. Sacred propositions and social practices, in M.-A. Dobres and J. Robb (eds), Agency in archaeology, London, 71–91.
Kaminski, J., (2013). Dogs steal in the dark, Animal cognition 16, 385–94.
Knappett, C., (2005). Thinking through material culture. An interdisciplinary perspective, Philadelphia.
Knappett, C., (2007). Materials with materiality? Archaeological dialogues 14(1), 20–23.
Knappett, C., and L. Malafouris, (2008). Material and nonhuman agency. An introduction, in C. Knappett and L. Malafouris (eds.), Material agency. Towards a non-anthropocentric approach, New York, ix–xix.
Kohring, S., (2014). Materiality, technology, and constructing social knowledge through bodily representation. A view from prehistoric Guernsey, Channel Islands, European journal of archaeology 17, 248–63.
Kvale, S., (2006). InterViews. An introduction to qualitative research interviewing, London.
Latour, B., (1993). We have never been modern, London.
Latour, B., (1999). Pandora’s hope. Essays on the reality of science studies, Cambridge.
Latour, B., (2005). Reassembling the social. An introduction to actor-network theory, Oxford.
Lindstrøm, T.C., (2009a). Different classes of entities, interactions, and identities. But have human perception of animals and objects really changed over time?, paper delivered at 31st Annual Meeting of the Theoretical Archaeology Group (UK-TAG), Durham, 17–19 December.
Lindstrøm, T.C., (2009b). Function or fashion? Costume and colour in the Villa deiMisteri fresco cycle, lecture delivered at Accordia Research Centre, Institute of Classical Studies, School of Advanced Studies, University of London, and Institute of Archaeology, University College London, University of London, 10 November 2009.
Lindstrøm, T.C., (2010). The animals of the arena. How and why could their destruction and death be endured and enjoyed?, World archaeology 42, 313–26.
Lindstrøm, T.C., (2012). ‘I am the walrus’. Animal identities and merging with animals – exceptional experiences? Norwegian archaeological review 45, 151– 76.
Lindstrøm, T.C., (2014). Copy or not a copy? That’s the question, El retrado privado en AVGVSTA EMERITA. Arqueologica clásica (CIAC 2013),Merida, 47–50.
Lindstrøm, T.C and E. Zubrow, (2014). Fear and amazement, in L. Eneix (ed.), Archaeoacoustics. The archaeology of sound, Mayakka, 255–64.
Lucas, G., (2012). Understanding the archaeological record, Cambridge.
Malafouris, L., (2013). How things shape the mind, Cambridge.
Marx, K., 1959 (1932). Economic and philosophicmanuscripts of 1844,Moscow.
Maslow, A.H., (1966). The psychology of science. A reconnaissance, New York.
Merleau-Ponty, M., (1962). Phenomenology of perception, London.
Midgley, M., (1995). Beast and man. The roots of human nature, London.
Mlot, C., (1997). Stalking the ancient dog, Science news online, 28 June, available at www.sciencenews.org/sn_arc97/6_28_97/bob1.htm, retrieved 23 July 2008.
Moe, D., F. Fedele, A.E. Maude and M. Kvamme, (2007). Vegetational changes and human presence in the low-alpine and subalpine zone in Val Febbraro, upper Valle di Spuga (Italian Central Alps), from the Neolithic to the Roman period, Vegetation history and archeobotany 16, 431–51.
Molloy, K., and M. O’Connell, (2004). Holocene vegetation and land-use dynamics in the karstic environment of Inis Oírr, Aran Islands, western Ireland. Pollen analytical evidence evaluated in the light of the archaeological record, Quaternary international 113, 41–64.
Mumford, S., and R. Anjum, (2011). What we tend to mean? Norsk filosofisk tidsskrift 46(1), 20–32.
Myrstad, R., (1996). Bjørnegraver i Nord-Norge. Spor etter den samiske bjørnekulten, Tromsø (Stensilserie B, historie/arkeologi 46).
Myszka, A., J. Piontek and E. Miłosz, (2012). Traumatic injuries in the late medieval and early modern population from Lekno, Poland, Interdisciplinaria archaeologica 3, 237–43.
Nelson, R.K., (1983). Make prayers to the raven. A Koyukon view of the northern forest, Chicago.
Nilsson Stutz, L., (2010). The way we bury our dead. Reflections on mortuary ritual, community and identity at the time of the Mesolithic–Neolithic transition, Documenta praehistorica 37, 33.
Ohman, A., and S. Mineka, (2001). Fears, phobias, and preparedness. Toward an evolved module of fear and fear learning, Psychological review 108, 483–522.
Olsen, B., (2003). Material culture after text. Re-membering things, Norwegian archaeological review 36, 87–104.
Olsen, B., (2007). Keeping things at arm’s length. A genealogy of asymmetry, World archaeology 39, 579–88.
Olsen, B., (2010). In the defence of things. Archaeology and the ontology of objects, Lanham, MD.
Olsen, B., M. Shanks, T. Webmoor and C. Witmore, (2012). Archaeology. The discipline of things, Berkeley, CA.
Oma, K.A., (2010). Between trust and domination. Social contracts between humans and animals, World archaeology, 42, 175–87.
Ovchinnikov, I., A. Götherström, G. Romanova, V. Kharitonov, K. Lidén and W. Goodwin, (2000). Molecular analysis ofNeanderthalDNAfrom the northern Caucasus, Nature, 404, 490–93.
Overmier, J.B. (1986). Reassessing the learned helplessness hypothesis, Social science 71, 27–31.
Panksepp, J., (1998a). Affective neuroscience. The foundations of human and animal emotions, New York.
Panksepp, J. (1998b). The periconscious substrates of consciousness. Affective states and the evolutionary origins of the self, Journal of consciousness studies 5, 566–82.
Panksepp, J., (2005a). Affective consciousness. Core emotional feelings in animals and humans, Consciousness and cognition 14, 30–80.
Panksepp, J., (2005b). Beyond a joke. From animal laughter to human joy? Science 308, 62–63.
Panksepp, J., and L. Biven, (2010). The archaeology of mind. Neuroevolutionary origins of human emotion, New York.
Pauketat, T. (2001). Practice and history in archaeology, Anthropological theory 1, 73–98.
PBS-Nature, (2007). Dogs that changed the world. The rise of the dog, available at www.pbs.org/wnet/nature/dog/garbage.html, retrieved 8 May 2007.
Pedersen, M., (2001). Totemism, animism and north Asian indigenous ontologies, Journal of the Royal Anthropological Institute 7, 411–27.
Pennisi, E., (1999). Did cooked tubers spur the evolution of big brains? Science 283, 2004–5.
Pearce, M., (2011). Have rumours of the ‘death of theory’ been exaggerated?, in J. Bintliff and M. Pearce (eds), The death of archaeological theory?, Oxford, 80–87.
Pearce, M., (2013). The spirit of the sword and spear, Cambridge archaeological journal 23, 55–67.
Pickering, A., (1995). The mangle of practice. Time, agency, and science, Chicago.
Pickering, A., (2001). Reading the structure, Perspectives on science 9, 499–510.
Pinker, S., 1999: How the mind works, New York.
Piontek, J., and V. Vanˇcata, (2012). Transition to agriculture in central Europe. Body size and body shape amongst the first farmers, Interdisciplinaria archaeologica 3, 23–42.
Plotnik, J.M., F.B.M. de Waal and D. Reiss, (2006). Self-recognition in an Asian elephant, Proceedings of the National Academy of Sciences (abstract) 103(45), 17053–57.
Povinelli, D.J., A.B. Rulf, K.R. Landau and D.T. Bierschwale, (1993). Selfrecognition in chimpanzees (Pan troglodytes). Distribution, ontogeny, and patterns of emergence, Journal of comparative psychology 107, 347–72.
Prag, J., and R. Neave, (1997). Making faces. Using forensic and archaeological evidence, College Station.
Prior, H., A. Schwarz and O. Güntürkün, (2008). Mirror-induced behavior in the magpie (Pica pica): Evidence of self-recognition, PLoS Biology 6(8), e202
Raby, C.R., D.M. Alexis, A. Dickinson and N.S. Clayton, (2007). Planning for the future by western scrub jays, Nature 445, 919–21.
Renfrew, C., (2004). Towards a theory of material engagement, in E. Demarrais, C. Gosden and C. Renfrew (eds), Rethinking materiality, Cambridge, 23–32.
Renfrew, C., and E.B.W. Zubrow (eds), (1994). The ancient mind. Elements of cognitive archaeology, Cambridge.
Reed, E.S., (1988). The affordances of the animate environment. Social science from the ecological point of view, in T. Ingold (ed.), What is an animal? London, 110–26.
Robb, J., (2010). Beyond agency, World archaeology 42, 493–520.
Rothbauer, P., (2008). Triangulation, in L. Given (ed.), The SAGE encyclopedia of qualitative research methods, Thousand Oaks.
Ryan, C., and C. Jethá, (2010). Sex at dawn. The prehistoric origins of modern sexuality, New York.
Schiffer, M.B. (with A.R. Miller), (1999). The material life of human beings. Artifacts, behaviour and communication, London.
Schnapp, A., (1994). Are images animated. The psychology of statues in ancient Greece, in C. Renfrew and E.B.W. Zubrow (eds), The ancient mind. Elements of cognitive archaeology, Cambridge, 40–44.
Scobie, A., and A.J.W Taylor, (1975). Perversions ancient and modern. I. Agalmatophilia, the statue syndrome, Journal of the history of the behavioural sciences 11, 49–54.
Seligman, M.E.P., (1975). Helplessness. On depression, development, and death, San Francisco.
Serpell, J., (1995). The domestic dog. Its evolution, behaviour, and interactions with people, Cambridge.
Shackelford, T.K., D.P. Schmitt and D.M. Buss, (2005). Universal dimensions of human mate preferences, Personality and individual differences 39, 447–58.
Shanks, M., (2012). The archaeological imagination, Walnut Creek.
Shanks, M. and C. Tilley, (1987). Re-constructing archaeology. Theory and practice, London.
Sigurdsson, H., S. Cashdollar and S.R.J. Sparks, 1982: The eruption of Vesuvius in AD 79. Reconstruction from historical and volcanological evidence, American journal of archaeology 86, 39–51.
Smuts, B., (2002). Gestural communication in olive baboons and domestic dogs, in M. Bekoff, C. Allen and G.M. Burghardt (eds), The cognitive animal. Empirical and theoretical perspectives on animal cognition, Cambridge, 443–50.
Spector, T., (2012). Identically different, London.
Stamps, J.A., (2007). Growth–mortality tradeoffs and ‘personality traits’ in animals, Ecology letters 10, 355–63.
Teddlie, C., and A. Tashakkori (eds.), (2003). Handbook of mixed methods in social and behavioural research, Thousand Oaks.
Thomas, J., (2008). Phenomenology and material culture, in C. Tilley, W. Keane, S. Küchler, M. Rowlands and P. Spyer (eds), Handbook of material culture, Los Angeles, 43–59.
Tilley, C., (2006). Objectification, in C. Tilley, W. Keane, S. Küchler,M. Rowlands and P. Spyer (eds.), Handbook of material culture, London, 60–73.
Tilley, C.,W. Keane, S. Küchler,M. Rowland and P. Spyer (eds), (2006). Handbook of material culture, London.
Tinbergen, N., (1951). The study of instinct, Oxford.
Tolman, E. C., (1948). Purposive behaviour in animals and man, Psychological review 55, 189–258.
Tsao, D.Y., W.A. Freiwald, R.B. Tootell and M.S. Livingstone, (2006). A cortical region consisting entirely of face-selective cells, Science 311, 670–74.
Tsao, D.Y., S. Moeller and W.A. Freiwald, (2008). Comparing face patch systems in macaques and humans, Proceedings of the National Academy of Science in the USA 105, 19514–19. Universal Declaration of Human Rights, 1948. un.org.
Verbeek, P.-P., (2005). What things do. Philosophical reflections on technology, agency, and design, Pennsylvania.
Viveiros de Castro, E., (1998). Cosmological deixis and Amerindian perspectivism, Journal of the Royal Anthropological Institute 4, 469–88.
Webmoor, T., (2007). ‘What about one more turn after the social’ in archaeological reasoning? Taking things seriously, World archaeology 39, 563– 78.
Wilcox, S., and R. Jackson, (2002). Jumping spider tricksters. Deceit, predation, and cognition, in M. Bekoff, C. Allen and G.M. Burghardt (eds), The cognitive animal. Empirical and theoretical perspectives on animal cognition,Cambridge, 27–33.
Willerslev, R., (2007). Soul hunters. Hunting, animism and personhood among the Siberian Yukaghirs, Berkeley, CA.
Willerslev, R., and O. Ulturgasheva, (2012). Revisiting the animism versus totemism debate. Fabricating persons among the Eveny and Chukchi of north-eastern Siberia, in M. Brightman, V.E. Grotti and O. Ulturgasheva (eds), Animism in rainforest and tundra. Personhood, animals, plants and things in contemporary Amazonia and Siberia, New York, 48–68.
Witmore, C.L., (2007). Symmetrical archaeology. Excerpts of a manifesto, World archaeology 39, 546–62.
Witmore, C.L., (2014). Archaeology and the new materialisms, Journal of contemporary archaeology 1(2), 203–46.
Witoszek, N., (1998). Norske naturmytologier. Fra Edda til økofilosofi, Oslo.
Wrangham, R., and N.L. Conklin-Brittain, 2003: Cooking as a biological trait, Comparative biochemistry and physiology, Part A 136, 35–46.
Wynn, T., (2002). Archaeology and cognitive evolution, Behavioral and brain sciences 25, 389–438.
Zastawnya, A., A. Rauba-Bukowskab, J. Tra˛bskac and B. Trybalskad, (2013). Results of themicroscopic analyses of vessels from assemblages of the Modlnica Type (with Furchenstichkeramik) from Site 5 in Modlnica, Kraków District, Poland, Interdisciplinaria archaeologica 3, 257–77.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét