Powered By Blogger

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Khảo cổ học đối xứng – các trích đoạn của một bản tuyên ngôn (I)


Christopher L. Witmore

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt: Bài viết này phác họa dự án của môn khảo cổ học đối xứng một cách ngắn gọn. Tại một thời điểm mà khảo cổ học được cho là chưa bao giờ liên quan hơn, nó thấy mình trong một bầu không khí đa nguyên cần thiết, nơi mà tính vô ước thường bị giũ sạch với tư cách là một triệu chứng của tính đa dạng; nó tự thấy mình ở một trạng thái mà những khác biệt dường như không tương thích sinh sôi nảy nở ở cả hai phía của sự phân chia giữa các khoa nhân văn và khoa học; nó tự thấy mình bối rối bởi sự phân chia giữa ý tưởng và sự vật, quá khứ và hiện tại, v.v. Khảo cổ học đối xứng cho rằng những phân chia này là do chúng ta tạo ra. Không quá đơn giản hóa cái thế giới với vốn từ vựng nghèo nàn về những phân nhánh mâu thuẫn, khảo cổ học đối xứng đem đến một tập quan điểm và thực tiễn sinh lợi để nhận ra tác động của sự vật và các sinh vật đồng hành của chúng ta, thường từ chối đặt cọc vào các huyền thoại hiện đại luận về thế giới.

Giới thiệu

Nguyên tắc đối xứng bắt đầu bằng mệnh đề: con người và không phải con người không nên được coi là khác biệt về hữu thể luận, như các thực thể riêng biệt và tách rời, một cách tiên nghiệm (Bloor 1991; Callon và Latour 1992; Latour 1993, 1994, 2005a: 76; về khảo cổ học, xem: Olsen 2003; Witmore 2006b). Thật vậy, gánh nặng “chủ thể” và “khách thể” của hiện đại luận được coi là những sản phẩm tinh khiết, sản phẩm của các mối quan hệ đặc biệt của chúng ta với thế giới (Latour 1993). Do đó, cả những phân tích, giải thích cũng như diễn giải của chúng ta không bao giờ nên bắt đầu bằng những nhị nguyên luận bất đối xứng. Tư duy và hành động, tưởng và vật chất, quá khứ và hiện tại được pha trộn kỹ lưỡng về mặt hữu thể luận (để làm rõ hơn về hỗn hợp này, xem Webmoor và Witmore (sẽ xuất bản)). Bất kỳ sự tách biệt, đối lập và mâu thuẫn triệt để nào giữa con người và thế giới vật chất mà họ sống cùng đều được coi là kết quả của những cách thức hiện đại trong phân phối các thực thể và phân mảnh thế giới.

Đối xứng đề cập đến việc quân bình mang tính phân tích đối với các thực thể khác nhau này. Quân bình đòi hỏi phải từ chối đặc quyền giả định trong tính nhị nguyên quá đơn giản (giả định đặc quyền này có thể có dạng một giải thích “duy vật” trái với “duy tâm” chẳng hạn). Ở đây, nói một cách siêu hình, tất cả các thực thể đều cùng sánh bước (Harman 2007: 33), nhưng tính đối xứng không bao hàm một quan niệm đơn giản thái quá về sự tương đương giữa con người và không phải người (Latour 2005a: 76). Hơn nữa, đó không phải là một yêu sách về một thế giới không phân biệt. Quân bình đối xứng không phải là giá trị học, cũng không phải là đạo đức học. Theo nghĩa đen, khảo cổ học đối xứng không can dự vào những cách thức mà các cá nhân bước vào thế giới, mà tham dự vào cách thức một tập thể phân tán, một sự vướng víu của con người và vạn vật, dàn xếp một mạng lưới tương tác phức tạp với sự đa dạng của các thực thể khác (cho dù là vật chất, sự vật hoặc sinh vật đồng hành của chúng ta). Về mặt định nghĩa, khảo cổ học đối xứng là một chương trình được mô tả tốt nhất là một “hệ sinh thái mới chứa đầy sự vật, hòa trộn với con người và các loài đồng hành (Haraway 2003), và ưu tiên các phẩm chất đa thời gian và đa cảm giác, đa bội tính của thế giới vật chất (Witmore 2006a, 2004b; còn cả Gonzalez- Ruibal - Ruibal 2006; Webmoor và Witmore 2005).

Khảo cổ học đối xứng không nhằm mục đích tái yêu sách một khảo cổ học thống nhất, mà nó chỉ đơn giản gợi lên hình ảnh của các ngẫu nhiên (hỗn loạn và dao động) xung quanh những gì hình thành nên những nền tảng chung. Nó không nhằm mục đích xác lập bản thân như là sự chuyển đổi hệ mẫu mới nhất, mặc dù nó có thể đưa ra những tuyên bố như vậy. Đối xứng không phải là một tính từ mới mà nên thay bằng “quá trình”, “hậu quá trình”, “nhận thức” hay “xã hội” của khảo cổ học trước mắt; mỗi cách tiếp cận là triệu chứng của sự hình thành nhóm và phân công lao động (về các vấn đề đa dạng hóa trong lý thuyết khảo cổ học, xem Hodder (2000); về tính vô ước, xem Kristiansen (2004); c Shanks và McGuire (1996)). Đối với những người không thích phép ẩn dụ hình học của nguyên tắc đối xứng thì không nên tuyệt vọng. Khái niệm đối xứng, mặc dù vụng về, nhưng chỉ đơn giản là một cái tên tạm thời cho một phương thuốc cần thiết để trị một số căn bệnh phổ biến, dai dẳng và phân cực đã xảy ra trong khảo cổ học - ví dụ: khách quan luận khoa học so với nhận thức qua trải nghiệm sống (xem Tilley 2004: 1) hoặc khảo cổ học Darwin so với lý thuyết tác nhân (Kristiansen 2004) hoặc tiền hiện đại so với tư tưởng khoa học. Một khi sự phục hồi hoàn toàn nằm trong tầm tay, thì cũng sẽ chẳng cần đối xứng như một tính từ hội đủ điều kiện.

Trong bản tuyên ngôn vắn tắt này, tôi quan tâm đến việc chia sẻ kế hoạch chi tiết của một chương trình, tôi đề nghị, có những tác động dội lại toàn bộ ngành khảo cổ học. Trong bài viết này, tôi đặt mục tiêu nhanh chóng phác thảo một số công việc sơ bộ của chúng ta. Đồng thời, tôi nói rõ những vấn đề chung cần quan tâm xung quanh việc các nhà khảo cổ học có thể tập hợp lại. Trong bản tuyên ngôn này, tôi quan tâm đến việc không phê phán cũng không bác bỏ. Thay vào đó, tôi quan tâm đến đề xuất và xây dựng. Trong phần tiếp theo, tôi bắt đầu bằng cách nhanh chóng đặt khảo cổ học đối xứng vào bối cảnh quần đảo ngành học hiện tại của chúng ta và bằng cách làm rõ thêm tại sao lại cần phải như vậy. Sau đó tôi tiếp tục xác định sáu vấn đề quan tâm chủ chốt liên quan đến khảo cổ học đối xứng. Tôi mô tả chúng là những vấn đề đáng quan tâm (sau Latour 2004, 2005b) vì chúng là vấn đề cần sự chăm sóc, nghĩa vụ và lo lắng chung đối với tất cả các nhà khảo cổ học (mặc dù, không phạm sai lầm khi đánh đồng các mối quan tâm chung với các phản ứng chung). Thông qua một loạt các ví dụ trên phạm vi rộng, tôi giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất trong khảo cổ học liên quan đến thực tiễn, tác tố, tính vật chất, không gian và thời gian.

Tại sao khảo cổ học đối xứng và tại sao bây giờ?

Tôi cho rằng khảo cổ học chưa bao giờ có liên quan hơn trong thế kỷ hai mươi mốt. Điều này là do chúng ta thấy mình trong một giai đoạn tràn ngập lối tư duy rất ngắn hạn. Chính trị, kinh tế, kỹ thuật, không một ngành nghề nào suy tư bằng khuôn khổ dài hơn bốn, mười, có thể hai mươi năm, tốt nhất là năm mươi - cuộc bầu cử tiếp theo, năm tài chính tiếp theo, sự đổi mới tiếp theo - mà họ lại đang quyết định tương lai toàn cầu của chúng ta. Chúng ta nghe về những tính toán tạm thời của các ngành này thông qua các nhát cắn âm truyền thông tiếp tục chuyển động tới đại tự sự tiếp theo trong khi nhanh chóng quên đi những gì xảy ra trước đó. Còn về khoa học đương đại, nó được sinh ra trong các bài tạp chí hơn mười năm gần như không bao giờ quay trở lại; ngay cả khi công trình nghiên cứu về cổ khí hậu tái tổ hợp hàng chục thiên niên kỷ, nó vẫn quay trở lại chưa đầy ba thập kỷ (Serres 1995b: 29). Trong các trạng thái sự việc này, viễn cảnh thực sự dài hạn về cách con người sống với thế giới này chưa bao giờ cần thiết hơn. Khi tái hợp các quá khứ bị lãng quên, khi tái sinh những kinh nghiệm tập thể của các xã hội trong quá khứ - những xã hội được tôn trọng và nghiệm sống theo các truyền thống lâu đời (trong một số trường hợp thậm chí hàng nghìn năm tuổi) - các nhà khảo cổ học đem lại những bài học hằng xuyên và thậm chí cả những lựa chọn thay thế tiềm năng (sự tôn tính như vậy, sinh kế như vậy, tôi vội nói thêm, không nhất thiết phải cướp đi tính năng động của các xã hội quá khứ). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cũng dễ bị ảnh hưởng bởi thời hạn rất ngắn. Mặt trái của đa nguyên luận đã lên đến đỉnh điểm trong ba mươi lăm năm qua trong bầu không khí hiện tại của (nhận thức luận) phân công lao động với kết quả tiềm tàng của sự phân mảnh. Ở đây, chúng ta gặp phải một trạng thái-sự vật có vấn đề, trong đó chúng ta có nguy cơ công khai thay thế mục đích và nơi mà các công trình táo bạo bị đe dọa bởi các mục đích tthân-trung tâm của các nhóm vận động hành lang với những ký ức ngắn hạn của ngành học. Việc phát hiện ra loại học học thuật trước đây xuống hạng thành lỗi mốt và lỗi thời, việc thấy nó bị ném ra lề đường (cử chỉ lặp đi lặp lại của cái gọi là cuộc cách mạng Copernican của Kant) tất cả đều trở nên quá phổ biến. Ở đây, vấn đề làm thế nào chúng ta chuyển dịch được quá khứ vật chất này mới thực sự điều quan trọng.

Bản chất biến đổi của quá trình khảo cổ học (liên quan đến khai quật và một số hình thức khảo sát) có nghĩa là chúng ta chỉ thử một lần để chứng minh bằng tư liệu, để thể hiện đầy đủ thế giới vật chất. Tuy nhiên, bản chất của lưu trữ là như vậy, trong khi nó ghi nhớ các bộ thông tin tương thích, tiêu chuẩn hóa và lấy mắt làm trung tâm, thì vẫn tích cực tham gia vào việc làm cho các tập thông tin khác im lặng. Chúng ta lột bỏ rối loạn quá khứ, chúng ta làm cho tiếng ồn của nó trở nên câm lặng và cuối cùng, trong khi còn lại những quá khứ mà chúng ta có thể tạo dựng kiến ​​thức, thì đó cũng chỉ là những quá khứ bị vét kiệt tính đặc thù của chúng. Với những quá khứ được đặt hàng này, chúng ta sẽ xây dựng những tương lai có trật tự - những tương lai mà ở đó con người có nguy cơ trở thành thước đo của toàn bộ sự vật (Bowker 2005: 201-30). Đây có thể không phải là cái hướng mà các thế hệ tương lai mong muốn và do đó chúng ta có trách nhiệm kiểm tra cái bản chất luận con người bằng cách đưa ra một thứ gì đó về các thực tiễn của chúng ta vượt qua các phức tính và đa tính (bản chất luận con người phải được nhấn mạnh, bởi vì nhân trung tâm luận không có quá nhiều vấn đề như là những định nghĩa bất đối xứng về những gì phải là con người).

Trong khi khảo cổ học đối xứng lấy cảm hứng từ các truyền thống Leibnizian, Whiteheadian và Thực dụng luận trong triết học, thì nó cũng thừa nhận những đóng góp và sự phức tạp của các triết học khác liên quan đến sự vật (ví dụ như công trình của Heidegger; còn thêm Olsen (2006: 92), để kết nối với Benjamin, Bergson, và tác phẩm cuối của Merleau-Ponty) mà không làm rối loạn các khung tham chiếu rất khác nhau của họ hoặc trượt vào chủ nghĩa chiết trung hoặc sự tầm thường hóa (xem Olsen 2007) liên quan đến đa thần luận triết học. Ở đây, nó được định hướng từ công trình của Michel Serres và Bruno Latour cùng với các nhân vật nghiên cứu khoa học chủ chốt khác, bao gồm Michel Callon, Donna Haraway, John Law và Isabel Stengers. Khảo cổ học đối xứng xem xét lại hữu thể học, một hữu thể luận quan hệ (Lý thuyết-Mạng-Tác nhân), và trong quá trình đó nó treo lại nhận thức luận phân nhánh, loại nhận thức luận tách “chúng ta” cách xa thế giới; nó phủ nhận logic của phép biện chứng, loại logic liên quan đến các cuộc cách mạng ngành học của chúng ta (Webmoor và Witmore sẽ xuất bản).

Vượt lên trên tất cả, khảo cổ học đối xứng dựa trên những điểm mạnh của những gì chúng ta làm với tư cách là các nhà khảo cổ học. Hơn nữa, nó công nhận các đóng góp của những con người cổ xưa, mà không làm cho công trình của họ trở nên lỗi thời. Nó tôn trọng các phương thức tham gia khác với quá khứ vật chất và công nhận việc thực hành tốt trong nghệ thuật, khoa học và các bộ môn nhân văn. Một cái gì đó có giá trị được tìm thấy trong tất cả các công trình này. Về vấn đề này, khảo cổ học đối xứng đem đến một con đường sinh sản xung quanh sự phân chia giữa các khoa học và các bộ môn nhân văn. Trong số các cụm từ dễ nhớ và các khái niệm chủ chốt của nó, chúng ta có thể kê ra: i) Khảo cổ học bắt đầu bằng các hỗn hợp, không phải các phân nhánh; ii) Luôn luôn có một loạt các tác tố cho dù đó là con người hay không phải con người; iii) Có nhiều thứ để nhận thức mà không chỉ là ý nghĩa; iv) Biến đổi được sinh ra từ các mối quan hệ biến động giữa các thực thể, không phải là các cuộc cách mạng sự kiện trong thời gian tuyến tính; v) Quá khứ không chỉ là quá khứ; vi) Nhân loại bắt đầu bằng sự vật.

Mỗi vấn đ sẽ được mở ra như dưới đây:

1). Vấn đề thực hành

Các nhà khảo cổ học làm thế nào để liên quan đến thế giới vật chất? Ở đây, nhận thức luận, đáng buồn thay, lại đã và đang tiếp tục là một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta. Điều này là do phần lớn dựa trên sự nhận thức bị đơn giản hóa quá mức về mối quan hệ giữa thế giới và các từ, các sự kiện và giải thích, dữ liệu và lý thuyết. Chừng nào chúng ta còn coi các định nghĩa về con người là gì, “hiện vật là gì, những gì cấu thành nên một tác nhân hay thậm chí là những cách thức mà các nhà khảo cổ học cấu thành tri ​​thức là đương nhiên, thì chúng ta sẽ vẫn tiếp tục bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi xoắn ốc, chỉ lặp đi lặp lại những gì mà các thái cực  biến đổi mỗi thế hệ hoặc đại loại như vậy (Serres với Latour 1995: 144). Ở đây, chúng ta sa vào màn sương mù của chứng mất trí nhớ hiện đại luận dẫn đến những cử chỉ trí tuệ lặp đi lặp lại (để biết định nghĩa về hiện đại luận, xem Witmore (2006b)). Khảo cổ học đối xứng công nhận các phân nhánh theo thông lệ như dữ liệu và diễn giải, lĩnh vực và bối cảnh sản xuất tri thức, thành tựu trong quá khứ và các thực tiễn khảo cổ học hiện tại, từ ngữ và thế giới với tư cách là kết quả của những mối quan hệ với các thực thể cụ thể của thế giới mà không phải là điểm khởi đầu. Con đường phía trước là đình chỉ ngay các mối quan tâm của chúng ta đến nhận thức luận và viết lại các khía cạnh được coi là đương nhiên của chúng ta một cách cục bộ (x. Witmore 2004a). Nói tóm lại, theo sát những gì các nhà khảo cổ học thực sự làm liên quan đến quá khứ vật chất; cẩn thận theo dõi nhiều bước và nhiều giao dịch xảy ra trong thực tế (về dân tộc học thực hành khảo cổ học, xem Edgeworth (2005)).

Theo tôi khái niệm nhiều lĩnh vực có thể đem lại một kế hoạch nền đầy đủ cho tình thế thay đổi liên tục này (Witmore 2004a). Dựa trên Lý thuyết-Mạng-Tác nhân (Latour 2005a), nhiều lĩnh vực bao gồm các cấu phần, các bối cảnh và các kết nối liên quan đến thực tiễn khảo cổ học thời gian thực. Khái niệm nhiều lĩnh vực mang một năng lực kép. Trước hết, nó đề cập đến các mối liên kết đệ quy (là liên kết mà các tập thực thể là một: các thực thể cùng kiểu có quan hệ với nhau, HHN) liên quan đến thực tiễn của chúng ta trên mặt đất, cho dù dọc theo một mặt cắt khảo sát ở vùng nông thôn Hy Lạp hoặc trong một hố đào 1 x 1 mét ở đâu đó ở phía tây nam nước Mỹ. Nói cách khác, các lĩnh vực tương ứng với tất cả các cấu phần cần thiết của mạng không đồng nhất, tạo ra sự thực hành trong suốt các giai đoạn lặp khác nhau của nó. Hãy coi là tại các cuộc khai quật thời Đồ đá mới Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ tập trung rất nhiều năng lượng để biết càng nhiều càng tốt về những gì họ đang khai quật ngay khi họ đang khai quật. Đúng như vậy. Nhưng kiến ​​thức tái lưu chuyển, chẳng hạn việc phân loại hạt giống để hiểu rõ về bối cảnh khai quật liên quan đến nhiều người cung cấp tin hơn là một chuyên gia môi trường chỉ đơn giản diễn giải một hạt giống bị cháy thành than là lúa mì hoang. Có nhiều thực thể hơn - cho dù đó là những chiếc bay, băng hình, dụng cụ đo chiều cao các khối đất, thùng chứa có gắn nhãn, sổ ghi chép hoặc máy khai quật tự động, cho dù mẩu cơ thể từ ô 1889 trong đó có đặt hạt giống, các không gian sạch sẽ và được đặt hàng của cơ sở phòng thí nghiệm tại chỗ, kính hiển vi, các văn bản với các nguyên tắc phân loại thực vật, v.v. – đều trở thành những nhân tố quan trọng (Last 1997). Theo cách này, sự thành công hay thất bại của một diễn giải, dựa vào việc huy động mạng lưới không đồng nhất rộng lớn đằng sau nó. Thực hành khảo cổ vừa phân tán vừa bị trật khớp.

Theo nghĩa thứ hai, khái niệm nhiều lĩnh vực” trái ngược với lược đồ tương ứng quá đơn giản hóa giữa ngôn ngữ và thế giới vật chất (ví dụ James 1978; Preucel 2006; Preucel và Bauer 2001). Như vậy, nhiều lĩnh vực đề cập đến một loạt các bước có mặt trong việc chuyển dịch tài liệu khảo cổ thành một ấn phẩm cuối cùng. Mỗi bước trong quy trình lắp ráp tài liệu cuối cùng về quá khứ vật chất diễn ra tại bàn, trong kho lưu trữ, trong thư viện, trên máy tính, trong các tổ chức. Đây là tất cả các lĩnh vực hợp tác sản xuất. Về mặt này, “lĩnh vực” thường được coi là một địa điểm cho việc thu thập dữ liệu, được phân bố theo một loạt biến đổi hiện diện giữa sự phân tán của các vật liệu gốm trong một khu rừng ô liu Hy Lạp và một bản đồ 1: 5000 liệt kê mật độ hiện vật trên mỗi ô lưới trong một bản đồ đi kèm của một “di chỉ”. Ở đây, độ chính xác dựa trên khả năng truy nguyên của các chuyển động của chúng ta giữa thế giới vật chất và những gì chúng ta nói về nó, hoặc thể hiện liên quan đến nó, mà không dựa trên một khái niệm nào đó về sự tương ứng qua việc phân chia triệt để giữa các từ và thế giới (Latour 1999: 123). Bằng cách làm theo những gì các nhà khảo cổ học làm trên thực địa, thay vì những gì chúng ta thỉnh thoảng có thể nói, chúng ta nhận ra rằng “thực địa” không chỉ đơn giản là ngoài kia bởi vì những thứ thu thập trên bề mặt di chuyển qua các bối cảnh khác của sự tham gia, nghiên cứu và khớp nối (Witmore 2004a). Các hiện vật khảo cổ học lưu hành xa và rộng thông qua sự thay thế liên tục của chúng (sổ ghi chép, số danh mục, hình minh họa, các bản ảnh, vv). Cho dù các mảnh gốm thô, các mảnh của bàn nghiền hoặc các hạch đá obsidian, những thứ này cuối cùng vẫn tồn tại như những kẻ đảm bảo vật chất của việc tham gia trên các giá kệ trong một kho lưu trữ. Ở đây tính đối xứng cắt xén cách tiếp cận “chủ thể-trung tâm” đối với việc tạo ra một cách giải thích hoặc diễn giải bằng cách tính đến nhiều thực thể hơn và nhiều bước hơn nữa trong việc đồng sáng tạo tri ​​thức.

2). Vấn đề tác tố, hay con người phải là gì

Phần lớn khảo cổ học đi theo một định nghĩa rất hạn chế về tác tố bị hạ cấp thành một chủ thể con người tách biệt (để thảo luận chung, xem Dobres và Robb 2000). Tất nhiên, những người khác nói về một “tác tố vật chất hoặc hành động của hiện vật”, nhưng tất cả mọi sự vật đều quá thường xuyên được coi là sản phẩm của ý hướng con người và do đó là các tác nhân (một cách thích hợp hơn -các “vai diễn) chúng phải bị che đậy bằng với tính từ “thứ cấp” (Wobst 2000: 42; Robb 2004). Hoặc, tương tự, sự vật được tổ chức như những thuộc hạ vô diện được triển khai để tạo điều kiện cho các quá trình lớn lao, quỷ quyệt và bí ẩn của quyền lực và biến đổi (một giờ dành cho việc đọc các tuyển tập về sự hình thành nhà nước tập trung vào các quá trình vĩ mô, đó là tất cả những gì cần thiết để nhận rõ vấn đề này). Trong mỗi trường hợp, chúng ta bắt gặp cả việc duy trì một huyền thoại hiện đại luận, nơi sáng kiến ​​luôn xuất phát từ hiện hữu người tách biệt và bảo tồn sự tách biệt bền vững giữa người và vật. Nếu chúng ta hy vọng hiểu được những cách thức mà sự vật cũng phản ứngcũng quyền lợi, thì chúng ta không thể bắt đầu với “chủ thể” và “khách thể” khi kết thúc một quá trình thanh lọc lâu dài gắn liền với thời Khai sáng (Latour 1993) cũng như không triển khai thứ logic mâu thuẫn mà lược đồ này dựa vào (Webmoor và Witmore sẽ xuất bản). Vì vậy, chúng ta phải hỏi: con người làm thế nào để câu đố phức tạp này thích hợp được với sự vật? Và mối quan hệ của bọn họ diễn ra trên mặt đất như thế nào?

Trên mặt đất,
hiện hữu người chỉ là một trong nhiều thực thể. Vì vậy, trong quá trình khai quật, động lực chính của một hành động là một chuỗi các thực tiễn được phân phối và lồng vào nhau mà tổng của chúng có thể có thể cộng lại nhưng chỉ khi chúng ta tôn trọng các vai trò hòa giải” của tất cả những kẻ tham gia vào chuỗi đó (Latour 1999 : 181). Ở đây, khái niệm hòa giải được quy vvô số cách thức mà con người và không phải người trao đổi các thuộc tính trong quá trình tiến tới một mục tiêu, một khả tính, một kết quả; trong cả quá trình tiến tới và hình dung về một kết quả này, một loạt các thực thể có quyền lợi - một lần nữa, bảng phân công này sẽ bao gồm: bay, sổ ghi chép, thước dây, các quy cách xếp chồng, ma trận Harris và, tất nhiên, các nhân công khai quật, các thể chế, áp lực nghề nghiệp v.v. Nếu chúng ta muốn biết chính xác có bao nhiêu vai diễn thì chúng ta phải theo con đường hành động và theo dõi các hợp quần liên quan rất chặt chẽ từ đầu đến cuối. Nhưng cốt truyện của tự sự này không phải là trọng tâm của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hãy tập trung vào cách hành động được phân bổ trong mối quan hệ giữa con người và sự vật. Việc khai quật một đống đổ nát chất chồng dọc theo góc bên trong của bức tường đá là một vị trí rất tốt để bắt đầu tự sự này.

Giữa một đống
ngổn ngang gạch đá, được nén chặt qua vô số ngày mưa và vô số cừu (vì đống này nằm trong một cấu trúc được tái sử dụng làm bãi nhốt cừu sau khi mái nhà bị sập xuống một phần của bức tường) và được kết chặt bằng vữa bùn đông cứng (bị cuốn xuống từ các mái đất sét và các bức tường) và vật chất rửa trôi (phần lớn là phân cừu), một máy xúc bị mắc kẹt trong một cuộc vật lộn với các thực thể khác này. (Vì đang dựng cảnh, nên tôi có xa xỉ trong việc xác định các thành phần của cuộc khai quật này, xa xỉ đến mức xử dụng cả một máy xúc là không bao giờ có trong tình huống này.) Sự kết hợp của các sườn dốc được nén chặt khít trên đống đổ nát, một vài khóa học về khoa học đất (ở đây việc đăng ký phân tích phốt phát có thể cho thấy việc tái sử dụng không gian này làm chuồng thú) và vị trí của đống gạch đá này góc trong của bức tường đá tương tự, tất cả được sử dụng để xác định đống đổ nát này chính là bức tường bị sụp đổ.  Nói tóm lại, những sự vật, các trình diễn và bài học rút ra từ những tình huống tương tự góp phần vào sự khớp nối của : đống đổ nát là bức tường sụp đổ. Tuy nhiên, mặc dù toàn bộ những kẻ cung cấp thông tin khác, mặc dù các bức tường phân định đống đổ nát, nhưng các tầng bậc của các báo cáo khai quật khác đề cập đến các trường hợp tương tự, mặt trời đốt phồng rộp trên lưng, nhưng bằng ví dụ này tôi vẫn muốn tập trung vào cái cơ bản nhất của các hợp quần: nhà khảo cổ và chiếc cuốc chim.

Nhà khảo cổ học có-chiếc-cuốc-chim khác với một nhà khảo cổ học không có-chiếc-cuốc-chim, cũng hệt như chiếc cuốc chim cũng khác trong tay một nhà khảo cổ học. Kết quả của hành động kết hợp trong việc khai quật bức tường đổ này khác với kết quả khả thể của nhà khảo cổ học khai quật mà không có cuốc chim. Số giờ liên quan, mức độ nỗ lực của chiếc máy khai quật của chúng ta, độ sát mà mọi vết nứt giữa các viên đá phải được xóa bỏ - sự thay đổi đã xảy ra trong những gì phảicác mục tiêu nếu các thực thể, chiếc cuốc chim và nhà khảo cổ học vẫn độc lập với nhau. Một kết quả hoàn toàn khác xuất hiện thông qua hành động kết hợp của nhà khảo cổ học cộng với chiếc cuốc chim. Trung tâm của chương trình hành động này không phải với chiếc cuốc chim cũng không phải với nhà khảo cổ học. Hành động tùy thuộc vào nhà khảo cổ học-chiếc-cuốc-chim. Tất cả những kẻ cung cấp thông tin, các tác nhâncác vai diễn đều cùng nhịp bước. Hành động là một khía cạnh của các hợp quần này (Latour 1999: 182). Không có đặc quyền nào được trao một cách tùy tiện cho một người biệt lập khai quật, thay vào đó là một tập thể phân tán, một nhà khảo cổ học -chiếc-cuốc-chim, khai quật (việc thêm định danh nhà khảo cổ học ở đây một lần nữa đặt con người vào một mạng lưới không đồng nhất rất phức tạp). Tuy nhiên, bản phác thảo cực kỳ thô này cũng chỉ là một phần của trường hợp mà chúng ta đang đề cập đến mà thôi.

Trong suốt quá trình khai quật, tập thể kỹ thuật xã hội luôn trong tình trạng thay đổi liên tục.
Chiếc máy khai quật của chúng ta, hiện được hiểu là một tập thể phân tán được gọi là nhà khảo cổ học, liên tục thay đổi mục tiêu của mình tùy thuộc vào các đồng minh mà kẻ đó huy động để đạt được một kết cục cụ thể. Để chắc chắn, kết cục này khác nhau tùy thuộc vào các thuộc tính của đồng minh đó hoặc, trong trường hợp này công cụ. Bức tường đổ được nhà khảo cổ học có-chiếc-cuốc-chim khai quật rất khác với bức tường đổ được nhà khảo cổ học có-chiếc-cuốc-bay khai quật. Thật vậy, bức tường đổ (một khi được chỉ định theo nghĩa đen), cùng với người, cũng làm trung gian hòa giải cho việc sử dụng chiếc cuốc chim thay vì chiếc bay. Hãy tuân theo tính đối xứng này và chúng ta sẽ không rơi vào tính nhị nguyên của chính con người trong-tự-thân-kẻ-đó hoặc công cụ-trong-tự-thân-nó. Cho dù một người đang thảo luận về thực hành khai quật hay việc duy trì một thành bang Hy Lạp, thì vẫn luôn có một loạt các tác tố cho dù đó là con người hay bọn khác.
______________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Witmore, Christopher L. (2007). Symmetrical archaeology - excerpts of a manifesto. World Archaeology Vol. 39(4): 546–562 Debates in World Archaeology

Tác giả: GS. Christopher Witmore nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford năm 2005, với luận án về thực hành khảo cổ học và phong cảnh Hy Lạp mang tên Multiple-field approaches in the Mediterranean: Revisiting the Argolid Exploration Project - Phương pháp tiếp cận nhiều lĩnh vực ở Địa Trung Hải: Xem xét lại Dự án Khám phá Argolid. Năm sau ông đã làm thực tập sau tiến sĩ với Phòng Thí nghiệm Nhân văn Stanford và Metamedia, nơi ông tiếp tục phát triển các sáng kiến ​​kỹ thuật số. Từ năm 2006 đến 2009, Tiến sĩ Witmore là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Khảo cổ học Joukowsky và Thế giới Cổ đại tại Đại học Brown. Năm 2009, Tiến sĩ Witmore về Đại học Texas Tech với vai trò trợ lý giáo sư. Các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Witmore đi theo ba con đường bổ sung cho nhau. Trước hết, từ sự phát triển của các hoạt động nông nghiệp thời Đá mới đến các nền kinh tế du mục và sự năng động của các thành bang Hy Lạp đến việc sử dụng đất đai đương đại, ông đã phát triển các khu vực địa lý của vùng nông thôn Hy Lạp trong thời gian rất dài. Thứ hai, công trình của ông đã khám phá các mối quan hệ của con người và vạn vật, đặc biệt là trong bối cảnh của “truyền thông” khi phát triển các phương thức hành động và ý tưởng lưu hành. Thứ ba, các mối quan tâm của anh đã đưa ra những câu hỏi liên quan đến thiết kế tri ​​thức khảo cổ học vị trí của truyền thông kỹ thuật số. Witmore bị cuốn hút bởi đặc trưng và phạm vi của khảo cổ học và trong hơn một thập kỷ, ông đã khám phá những câu hỏi cơ bản liên quan đến các đối tượng, thực tiễn và quan hệ của môn học với những gì đã trở thành quá khứ.

References

Bloor, D. (1991). Knowledge and Social Imagery, 2nd edn. Chicago, IL: University of Chicago Press.
Bowker, G. (2005). Memory Practices in the Sciences. Cambridge, MA: The MIT Press.
Callon, M. and Latour, B. (1992). Don’t throw the baby out with the bath school! A reply to Collins and Yearley. In Science as Practice and Culture (ed. A. Pickering), Chicago, IL: University of Chicago Press, pp. 343–68.
Dobres, M. A. and Robb, J. (eds) (2000). Agency in Archaeology. London: Routledge.
Domanska, E. (2006a). The material presence of the past. History and Theory, 45: 337–48.
Domanska, E. (2006b). The return to things. Archaeologia Polona, 44: 171–85.
Druckrey, T. (2006). Foreword. In Deep Time of the Media: Toward an Archaeology of Hearing and Seeing by Technical Means, by S. Zielinski (trans. G. Custance). Cambridge, MA: MIT Press,
pp. vii–xi.
Edgeworth, M. (ed.) (2006). Ethnographies of Archaeological Practice: Cultural Encounters, Material Transformations. Lanham, MD: AltaMira Press.
Gonzalez-Ruibal, A. (2006). The past is tomorrow: towards an archaeology of the vanishing present. Norwegian Archaeological Review, 39(2): 110–25.
Haraway, D. (2003). The Companion Species Manifesto: Dogs, People, and Significant Otherness. Chicago: Prickly Paradigm Press.
Harman, G. (2007). The importance of Bruno Latour for philosophy. Cultural Studies Review, 13(1): 31–49.
Hodder, I. (2000). Archaeological theory. In Archaeology: The Widening Debate (eds B. Cunliffe, W. Davies and C. Renfrew). Oxford: Oxford University Press, pp. 77–90.
Ingold, T. (2007). Materials against materiality. Archaeological Dialogues, 14(1): 1–16.
Jacobsen, T. W. (1981). Franchthi Cave and the beginning of settled life in Greece. Hesperia, 50(4): 303–19.
James, W. (1978). Pragmatism: The Meaning of Truth. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Kittler, F. (1999). Gramophone, Film, Typewriter (trans. G. Wintrop-Young and M. Wutz). Stanford, CA: Stanford University Press.
Kristiansen, K. (2004). Genes verses agents: a discussion of a widening theoretical gap in archaeology. Archaeological Dialogues, 11(2): 77–98.
Last, J. (1997). Catalhoyuk pottery report 1997, Catalhoyuk. Excavations of a Neolithic Anatolian  Hoyuk. available at: 5http://catal.arch.cam.ac.uk/catal/
Latour, B. (1993). We Have Never Been Modern (trans. C. Porter). Cambridge, MA: Harvard University Press.
Latour, B. (1994). Pragmatogonies. American Behavioral Scientist, 37(6): 791–808.
Latour, B. (1999). Pandora’s Hope: Essays on the Reality of Science Studies. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Latour, B. (2004). Why has critique run out of steam? From matters of fact to matters of concern. Critical Inquiry, 30: 225–48.
Latour, B. (2005a). Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford:
Oxford University Press.
Latour, B. (2005b). From realpolitik to dingpolitik – or how to make things public. In Making Things Public: Atmospheres of Democracy (eds B. Latour and P. Weibel). Cambridge, MA: MIT Press, pp. 14–41.
Lowenthal, D. (1985). The Past is a Foreign Country. Cambridge: Cambridge University Press.
Lucas, G. 2005. The Archaeology of Time. London: Routledge.
Lucas, G. (2007). Comments on Alfredo Gonzalez-Ruibal: The past is tomorrow: towards an archaeology of the vanishing present. Norwegian Archaeological Review, 39(2): 110–25, 40(1): 94–102.
Manovich, L., (2001). The Language of New Media. Cambridge, MA: MIT Press.
Olivier, L. (2003). The past of the present: archaeological memory and time. Archaeological Dialogues, 10(2): 204–13.
Olsen, B. (2003). Material culture after text: re-membering things. Norwegian Archaeological Review, 36(2): 87–104.
Olsen, B. (2006). Scenes from a troubled engagement: post-structuralism and material culture studies. In Handbook of Material Culture (eds C. Tilley, W. Keane, S. Kuechler, M. Rowlands and P. Spyer). London: Sage, pp. 85–103.
Olsen, B. (2007). Archaeology, hermeneutics of suspicion and phenomenological trivialization.
Archaeological Dialogues, 13(2): 144–50.
Perles, C. (2001). The Early Neolithic in Greece. Cambridge: Cambridge University Press.
Preucel, R. W. (2006). Archaeological Semiotics. Oxford: Blackwell.
Preucel, R.W. and Bauer, A. A. (2001). Archaeological pragmatics. Norwegian Archaeological Review, 34(2): 85–96.
Price, T. D. (ed.) (2000). Europe’s First Farmers. Cambridge: Cambridge University Press.
Robb, J. (2004). The extended artefact and the monumental economy: a methodology for material agency. In Rethinking Materiality: The Engagement of Mind with the Material World (eds E. DeMarrais, C. Gosden and C Renfrew). Cambridge: MacDonald Institute Monographs, pp. 131–9.
Serres, M. (1995a). Genesis (trans. G. James and J. Nielson). Ann Arbor, MI: University of Michigan Press.
Serres, M. (1995b). The Natural Contract (trans. E. MacAuthur and W. Paulson). Ann Arbor, MI: University of Michigan Press.
Serres, M. with Latour, B. (1995). Conversations on Science, Culture, and Time (trans. R. Lapidus). Ann Arbor, MI: University of Michigan Press.
Shanks, M. (1997). Photography and archaeology. In The Cultural Life of Images: Visual Representation in Archaeology (ed. B. L. Molyneaux). London: Routledge, pp. 74–107.
Shanks, M. and McGuire, R. (1996). The craft of archaeology. American Antiquity, 61: 75–88.
Shanks, M. and Tilley, C. (1992). Re-Constructing Archaeology. London: Routledge.
Thomas, J. (2004). Archaeology and Modernity. London: Routledge.
Tilley, C. (2004). The Materiality of Stone: Explorations in Landscape Phenomenology. Oxford: Berg.
Webmoor, T. and Witmore, C. L. (2005). Symmetrical archaeology. Stanford, CA: Metamedia.
Available at: 5http://traumwerk.stanford.edu:3455/Symmetry/Home4
Webmoor, T. and Witmore, C. L. (2008). Things are us! A commentary on human/things relations under the banner of a ‘social’ archaeology. Norwegian Archaeology Review, 41(1).
Witmore, C. L. (2004a). On multiple fields: between the material world and media: two cases from the Peloponnesus, Greece. Archaeological Dialogues, 11(2): 133–64.
Witmore, C. L. (2004b). Four archaeological engagements with place: mediating bodily experience through peripatetic video. Visual Anthropology Review, 20(2): 157–72.
Witmore, C. L. (2006a). Vision, media, noise and the percolation of time: symmetrical approaches to the mediation of the material world. Journal of Material Culture, 11(3): 267–92.
Witmore, C. L. (2006b). Archaeology and modernity, or archaeology and a modernist amnesia? Norwegian Archaeology Review, 39(1): 49–52.
Witmore, C. L. (2007). Landscape, time, topology: an archaeological account of the southern Argolid Greece. In Envisioning Landscape: Situations and Standpoints in Archaeology and Heritage (eds D. Hicks, G. Fairclough and L. McAtackney). Walnut Creek, CA: Left Coast Press,
pp. 194–225.
Wobst, H. M. (2000). Agency in (spite of) material culture. In Agency in Archaeology (eds M. A. Dobres and J. Robb). London: Routledge, pp. 40–50.
Wylie, A. (2002). Thinking from Things: Essays in the Philosophy of Archaeology. Berkeley, CA:
University of California Press.
Zielinski, S. (2006). Deep Time of the Media: Toward an Archaeology of Hearing and Seeing by
Technical Means (trans. G. Custance). Cambridge, MA: MIT Press.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét