G.
A. Clark
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Khái niệm hệ mẫu [1] được phát triển trong bối cảnh triết học khoa
học phương Tây đã
được xem xét, và các hệ mẫu siêu hình chi phối các giao thức nghiên cứu trong khảo cổ học tiền sử chính
thống Tân Thế giới và Cựu
Thế giới cũng
được mô tả và so
sánh. Kết luận được rút ra là việc nghiên cứu khảo cổ học Tân Thế giới sau 1970 được ủy thác tri thức từ nhân học, xác lập dựa trên khuynh
hướng hậu thực chứng luận, và bị chi phối bởi một hữu thể luận hiện thực-phê phán, một nhận thức luận khách quan luận sửa đổi, và một hệ
phương pháp kinh
nghiệm luận-thao
túng. Nghiên cứu khảo
cổ học Cựu Thế giới sau 1970 được xem như một loại lịch sử, chủ yếu vẫn theo truyền
thống kinh nghiệm nghiêm ngặt, và bị chi phối bởi một hữu
thể luận hiện
thực luận, một nhận thức luận quy nạp, và phương pháp quan sát. Các yêu sách của các loại khảo cổ học
hậu quá trình cũng được đánh giá theo khái niệm hệ mẫu.
Giới thiệu
Mỗi quốc gia có truyền thống nghiên cứu riêng về các ngành học khác nhau bao gồm
cả đời sống trí tuệ. Trong phân tích cứu cánh, các truyền thống này dựa trên khái niệm hệ
mẫu siêu hình - một tập hợp các thiên hướng và định kiến
về bản chất tri thức của chúng ta về thế giới hoặc, trong bối cảnh hiện
tại, một khía cạnh nào
đó của thế giới, chẳng
hạn như một ngành khoa học. Ở Hoa Kỳ, khảo cổ học tiền sử gần như tương đương với những gì
được gọi là tiền sử ở châu Âu (nhưng được coi là một nhánh của nhân học),
thường được dạy trong các khoa nhân học, và xuất phát từ các khái niệm và giả
định cơ bản khác biệt với những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc giảng
dạy tiền sử ở châu Âu.
Ở châu Âu, khảo cổ học tiền sử thường được coi là một loại lịch sử được phóng chiếu trở lại quá khứ tiền văn tự. Nó được dạy
trong các khoa lịch sử, hoặc trong các khoa khảo cổ học tự trị, coi quá
trình trong quá khứ xa xôi là một phần mở rộng của quá trình trong lịch sử, và
tách biệt về mặt khái niệm và tổ chức với nhân học văn hóa và xã hội (Clark và
Lindly, 1991). Bài luận này xem xét khái niệm hệ mẫu như nó đã được sử
dụng trong khoa học phương Tây, sau đó so sánh các hệ
mẫu chi phối khảo cổ học tiền sử Tân Thế giới Anh ngữ với các hệ mẫu chi phối khảo cổ học
Cựu Thế giới (đặc biệt là các
hệ mẫu của châu Âu lục địa). Tôi cũng tóm tắt và đưa ra một phản ứng đối
với các yêu sách của các loại khảo cổ học hậu quá trình, đặc biệt là
những loại đồng nhất với mạn Anh quốc. Tôi gắng trình bày một phác thảo các khái niệm cơ bản quan trọng trong hai truyền
thống nghiên cứu, bởi vì tôi tin rằng những thực thể mờ ám này, hiếm khi được
làm rõ ràng, có ảnh hưởng rõ rệt đến những cách tạo dựng mô thức của chúng ta
trong hồ sơ khảo cổ học, và mô thức đó có ý nghĩa gì về mặt hành vi. Tôi coi đó là tiên đề mà các tham số chung của các truyền
thống trí tuệ mà chúng ta liên quan là có thể xác định được, ít nhất là trong khuôn khổ chung (Clark,
1989, 1991). Những người khác, những người coi ngành học bao gồm một tập thể
của các học giả riêng lẻ, không đồng ý là có thể thực hiện điều này (ví dụ,
Knüsel, 1992).
Bản chất của hệ mẫu
Trong thế giới nói tiếng Anh, cả những người quá trình luận và những người hậu quá trình luận đều theo định nghĩa hệ mẫu của Thomas Kuhn (1962, 1974, 1977, 1991). Đối với ông, thuật ngữ “hệ mẫu” có nghĩa là một phương thức nguyên mẫu giải quyết vấn đề được định nghĩa ngầm ẩn cho các nhà khoa học về những cách thức họ phải “nhìn thế giới”. Theo Kuhn, các nhà khoa học xây dựng các hệ thống lý thuyết và phương pháp phức tạp luôn dựa trên một hệ mẫu cụ thể, nhưng các hệ thống này hiếm khi, nếu có, được làm rõ ràng theo bất kỳ ý nghĩa chính thức nào. Trong phân tích cứu cánh, họ hoàn toàn chủ quan. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không thể chịu sự giám sát phê phán. Trong nhân học, một hệ mẫu siêu hình đã được ví như một “thế giới quan” - một khẳng định, hoặc một xác quyết về bản chất của thế giới kinh nghiệm (hoặc một phần của nó, như những thiên hướng và định kiến làm nền tảng cho một ngành khoa học) (Binford và Sabloff, 1982; Watson et al, 1984). Một khi được truyền bá trong hệ mẫu (và điều này xảy ra thông qua quá trình giáo dục chính thức), các nhà khoa học thường cống hiến cho việc giải quyết các vấn đề mà các giải pháp của họ có xu hướng củng cố và khuếch đại độ tin cậy của hệ mẫu, thay vì đặt vấn đề về tính hợp lệ của nó.
Từ quan điểm của Kuhn, đây là cách thức mà khoa học, nói chung, vận hành mà không quan tâm
nhiều đến các định kiến và thiên
hướng là nền tảng của các
yêu sách tri thức của nó. Đó là những gì ông muốn nói bằng “khoa học chuẩn thường”, đặc trưng bởi “các hoạt động thu dọn”, các hoạt động
khoa học theo thói quen, khảo
sát bằng các câu hỏi và vấn đề theo thông lệ, được xác định
và hợp thức hóa bằng đồng thuận (Kuhn, 1991, tr.
37). Nhưng, như mọi người đều biết, trong diễn trình của khoa học chuẩn thường luôn xảy ra những
dị thường - những hiện tượng mà hệ mẫu không thể giải
thích được, hoặc nó chỉ có thể giải thích một cách không thỏa đáng, hay theo phép tất suy của chúng, lại trực tiếp trái ngược với nó. Nói chung những dị thường này được
bỏ qua, nhưng nếu tích lũy đủ, chúng có thể gây ra biến hệ, khiến các nhà
khoa học phải từ bỏ hoàn toàn hệ
mẫu thống trị và thay thế bằng một hệ mẫu mới. Kuhn cho rằng quá trình biến hệ có xu hướng xảy
ra tương đối nhanh chóng, gây ra loại “cách mạng khoa học” xuất hiện trong
tựa đề cuốn sách của ông. Ngoại trừ trong giai đoạn khoa học chuẩn thường, khái niệm
về sự thay đổi nhanh chóng và có tính kết cục này phủ nhận khả tính cho rằng khoa học có thể
là một quá trình tích lũy dần dần, và ngụ ý rằng biến đổi là có tính phân đoạn và về cơ bản là không thể dự đoán được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa
là tự thân tri thức không tích lũy. Thay vào đó, khi các hệ mẫu toàn diện hơn
được xuất trình và được chấp nhận chung, thì
“tầm với” giải thích của chúng ngày càng được mở rộng, nhiều tri thức được gộp vào chúng, và cuối
cùng có thể được giải thích đầy đủ hơn (Clark, 1987).
Kuhn cũng nghĩ rằng thế giới khoa học bảo thủ sâu sắc và
vì điều này mà hầu hết các nhà khoa học không sẵn lòng chấp nhận một hệ mẫu mới, hay chính xác
hơn là không hiểu nó, khi
được truyền bá bằng những thiên hướng và định kiến của kẻ
tiền nhiệm. Từ một quan điểm triết học nhất định, các hệ mẫu siêu hình riêng
biệt là không tương
xứng. Chúng không chia sẻ bất kỳ mô thức chung nào mà chúng có thể được so
sánh. Những kẻ tán thành các hệ mẫu siêu hình khác nhau có thể trì níu một thứ diễn ngôn tràng giang đại hải mà không bao giờ giải quyết bất cứ điều gì, vì họ sử dụng các khái niệm cơ
bản khác biệt và đưa ra các ý nghĩa khác nhau cho các khái niệm được chia sẻ
hời hợt. Một ví dụ điển hình trong văn liệu nhân học là sự hồi sinh hiện tại mối quan tâm trong thế
kỷ - câu hỏi cũ về nguồn gốc con người hiện đại (Clark, 1992). Bản chất của biến hệ đã được thảo
luận nhiều trong triết học khoa học, trong khảo cổ học và trong nhiều ngành khác nữa. Khẳng định của
Kuhn cho rằng biến hệ về cơ bản là tuyệt đối, phi lý và không thể đoán trước đã trở thành cuộc luận chiến trong khảo cổ học Mỹ những năm 1970, và có một số người, như Raymond
Thompson (1972), đã
cho rằng khảo cổ học có thể được xem là một loại lịch sử tốt nhất, và có nhiều khía cạnh
liên tục tính liên quan đến biến
hệ, đặc biệt là liên quan đến phương pháp luận của nó. Điều này được đặt
trong bối cảnh của một cuộc thảo luận khác, rộng hơn, liên quan đến việc liệu
các khía cạnh khác biệt của hệ
mẫu có thể thay đổi hay không, nếu trên thực tế, hệ mẫu siêu hình không
thay đổi (xem Meltzer, 1979).
Kuhn nghĩ rằng sự “chuyển đổi” của các nhà khoa học
sang hệ mẫu mới nổi là một quá trình ngay lập tức mang tính chính trị và chủ
quan, hơn nữa các nhà khoa học thường chấp
nhận một hệ mẫu mới bởi vì nó được các
học giả nổi tiếng đề xuất hoặc hỗ trợ, hoặc bởi vì
lĩnh vực này nói chung đã ngầm chấp nhận nó rồi. Cả hai quá trình xảy ra liên
quan đến khảo cổ học quá trình, nhưng cái gọi là “cuộc cách mạng” trên thực tế đã
diễn ra trong hơn một thập kỷ (khoảng năm 1969-1975). Một khi được đa số những kẻ hành nghề của ngành học chấp nhận, hệ
mẫu mới có xu hướng mang lại ấn tượng rằng nó có khả năng tốt hơn so với kẻ tiền nhiệm trong việc giải quyết một số
vấn đề nhất định (ví dụ, những dị thường mà kẻ tiền nhiệm không thể giúp tranh đấu thành công). Ngoài ra còn có quan niệm cho rằng hệ mẫu mới là một xấp
xỉ “hiện thực” nhiều hơn so với hệ mẫu bị loại bỏ. Vấn
đề thứ hai cũng đã được thảo luận nhiều trong các bối cảnh triết học khoa
học, và có nhiều nhà triết học chủ
trương “thế giới thực” tự nó không thể biết được, và theo một quan điểm triết học nhất định, không có thực tế nào tồn tại ngoài nhận thức
của chúng ta về nó. Quan điểm này tạo
thành một phần của bộ sưu tập các thiên hướng được nhấn mạnh
bởi các yếu tố phê bình cấp tiến nhất định, nhưng nó cũng tạo cơ sở cho một số
cách tiếp cận với những gì mà
tôi nghĩ với tư cách là khảo cổ học quá trình tiêu chuẩn.
Liên quan đến hệ
mẫu, có một thực tế
như một hệ quả là các phán đoán mang tính mệnh đề chỉ là “chân” và “giả” trong bối cảnh
của một hệ mẫu siêu hình nhất định, nhưng trong hệ mẫu đó, các khái niệm
về chân và giả là hoàn toàn hợp thức và, trong thực tế, cần thiết cho việc vận hành của khoa học chuẩn thường. Điểm này
đã bị hiểu lầm tai
hại bởi những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm nghiêm ngặt và, còn bởi một số nhà
hậu quá trình luận
tán thành những
thiên kiến tương đối luận (xem bên dưới). Đối với
Kuhn, vai trò của hệ
mẫu là cung cấp cơ sở suy luận an toàn cần thiết cho khoa học để tổ chức sự lại tính trạng hỗn độn của kinh nghiệm.
Các
loại hệ mẫu khác nhau
Ngay từ sớm, khái niệm về hệ mẫu đã phải chịu sự giám sát phê phán kỹ lưỡng, chủ yếu
trong các bối cảnh triết học khoa học.
Khái niệm hệ mẫu đã được xem xét hơn nữa vào nửa sau của thập niên 1970. Trong cách khái niệm hóa rộng nhất của nó,
hệ mẫu bao gồm “tổng thể niềm tin, giá trị và kỹ thuật liên kết
với nhau và thống nhất một cộng đồng khoa học” (Kuhn, 1991). Tuy nhiên, và thật không may,
Kuhn đã bất cẩn trong việc sử dụng khái niệm này; một trong những nhà phê bình ông
đã liệt kê không dưới 21 cách sử dụng “hệ mẫu” khác nhau trong các trang sách “Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học”. Theo Margaret Masterman (1970), mà lược đồ của cô đang được thoi dõi ở đây, khái niệm hệ mẫu đã được sử dụng
ít nhất theo ba cách khác
nhau. Bao quát nhất, và phù hợp nhất với bài luận này là về siêu hình học - một
khẳng định hoặc xác
quyết về nội dung của một ngành học. Ngoài ra còn có một cách sử dụng hoặc cấp độ
trung gian, được Masterman gọi là hệ
mẫu xã hội học. Bằng
cách này, cô muốn nói là các hệ mẫu bao gồm “các trường phái phân rẽ, tự quy chiếu”, mượn lời của David Clarke (1973), thường thấy
trong một hệ mẫu siêu hình duy nhất. Một ví dụ khảo cổ điển hình là sự tương phản
giữa những người ủng hộ
các cách tiếp cận diễn dịch - danh pháp (D-N: deductive-nomological) và lý thuyết hệ
thống tổng quát (GST: general systems
theory) tồn tại trong cái siêu hình học của
khảo cổ học quá trình ở Hoa Kỳ trong những năm 1970 (Flannery, 1973). Cả hai đều
tự coi mình là tín đồ
của “Khảo cổ học Mới”, nhưng họ lại không đồng ý với
cách thức đạt được mục tiêu của nó. Cần lưu ý rằng không
có sự chồng chéo trong các hệ
mẫu xã hội học được thể hiện trong sơ đồ, một vấn đề mà tôi sẽ trở lại dưới đây. Ngoài ra còn có một cấp độ
thứ ba, được chia thành nhiều tiểu
cấp độ khác nhau, mà
Masterman chỉ định là
cấp độ của hệ
mẫu hình kiến tạo. Bằng cách này, cô
muốn nói là hệ mẫu cũng được sử dụng
theo nghĩa phương pháp luận của nó để biểu thị một tập phương pháp và kỹ thuật
được chia sẻ bởi các hệ
mẫu xã hội học khác
biệt. Do đó, có sự chồng chéo giữa các hệ mẫu kiến tạo khác nhau. Khi
Kuhn xuất bản sách “Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học” năm 1962, ông đã tin tưởng rằng hệ mẫu siêu hình này là một hệ thống
logic khép kín xác định tuyệt đối tất cả các đặc điểm của các hệ mẫu thuộc cấp hoặc thành phần của nó. Ông đã bị
chỉ trích nhiều vì lập
trường cứng nhắc và không thực tế này, vì vậy sau năm 1974,
ông đã từ bỏ nó (xem các bài viết ở Kuhn,
1977).
Rõ ràng là, trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là trong các
ngành lai như khảo cổ học, có một sự chồng chéo rất lớn đối về phương pháp luận (xem, ví dụ, Dibble và
Débenath, 1991). Liệu có sự trùng lặp về các hệ mẫu xã hội học hay
không vẫn chưa rõ ràng, và trong Hình 2, tôi đưa ra nhận thức của mình về cấu
trúc của các hệ mẫu khảo cổ điển hình của thập niên 1980. Một
số khía cạnh của Hình 2 đáng
được nhận xét hoặc nhấn mạnh. Đối với một điều, sơ đồ là cả cấu trúc phân cấp
và cấu trúc mắt lưới, và tiến hành từ
bao hàm nhiều đến bao hàm ít hơn, từ có thể quan sát nhiều hơn đến có thể quan sát ít hơn và ngược lại. Nếu điểm nhập ở đáy, ở cấp độ “dữ liệu”, thì
các hiện tượng có thể quan sát trực tiếp trong thế giới thực là có liên quan. Tuy nhiên “sự kiện” là những trừu tượng, có lẽ
được khái niệm hóa tốt nhất thành các thước đo được thực hiện
trên dữ liệu. Các kỹ thuật như đo lường, một khi được áp dụng cho dữ liệu, thì đưa ra các giả định
riêng biệt về cấu trúc của các hiện tượng quan tâm (Carr, 1985a, b). Chúng làm cho dữ liệu và sự kiện
liên quan đến các
khái quát hóa, có nguồn gốc từ dữ liệu. Các hoạt động liên quan đến dữ liệu
và sự kiện là chung cho tất cả các nghiên cứu khảo cổ và tương ứng với cấp độ kiến tạo hoặc hệ mẫu phương pháp luận của Masterman
(1970). Ý nghĩa thử nghiệm là các điều kiện dự kiến sẽ áp dụng cho các mô thức trong dữ liệu và
được đưa ra thông qua suy luận từ một giả thuyết, có thể được định nghĩa là bất
kỳ mệnh đề nào chưa được
xác nhận nhưng có thể kiểm chứng (Hempel, 1966, tr. 19). Các giả thuyết nêu rõ rằng, trong các
trường hợp cụ thể, các sự kiện cụ thể được bao phủ bởi (là các cụ thể hóa của và do đó được
giải thích bởi) các quy
luật vững chắc
hoặc đáng ngờ và / hoặc các khái quát hóa giống như quy luật (Watson et
ai, 1984, tr. 7). Sau đó, ở cấp độ các “mô hình” và các “lý thuyết”, mọi thứ thường trở nên mờ nhạt về mặt khái
niệm. Lý do chính là khảo cổ học thiếu một tập quy luật được xác nhận, bảo đảm,
không tầm thường hoặc các khái
quát giống như quy
luật đặc trưng cho các ngành học được tiên đề hóa đầy đủ hơn. Nói cách khác, chúng ta không có các “lý thuyết” theo nghĩa vật lý có lý thuyết. Tất nhiên,
có nhiều lý do rõ
ràng cho vấn đề này - lý do
chính là những khác biệt thường
được nhận xét - về các giao
thức nghiên cứu của khoa học thực nghiệm và quan sát (Clark, 1982).
Trong khi hầu hết những người hành nghề dường như chia sẻ
nhận thức về một hệ mẫu siêu hình là gì (mặc dù họ không nhất thiết
đồng ý về bản chất của thứ
siêu hình học
đó), các lý thuyết và mô hình có xu hướng thay thế cho nhau được hầu hết mọi
người sử dụng. Mặc dù
các lý thuyết có các
định nghĩa tương đối chính xác trong các ngành học được tiên đề hóa đầy đủ hơn, nhưng
hầu hết chúng thường được
xem là chìa khóa để hiểu thế giới kinh nghiệm. Hempel
(1966, tr. 244) viết rằng các lý thuyết thường chỉ được phát triển khi nghiên cứu
trước đó mang lại một tập thông tin, bao gồm
các khái quát kinh nghiệm, về các
hiện tượng được đề cập. Sau đó lý thuyết được dự
định đem lại hiểu biết sâu sắc
hơn bằng cách trình bày những hiện tượng đó như là biểu hiện của các quá trình
cơ bản nhất định.
Về phương diện cá nhân, tôi thích
định nghĩa thông thường, ít nghiêm ngặt hơn của Binford (1981, trang 25): Các
lý thuyết là câu trả lời cho các câu hỏi động lực học “tại sao”. Chúng
liên quan đến việc nhận
thức về tính biến đổi và cách thức mà các hệ thống diễn biến từ trạng thái
này sang trạng thái khác. Mặt khác, các mô hình là các công thức mơ hồ vận hành ở một số cấp độ để
đặc trưng hóa hoặc mô tả các mô thức, không nhất thiết
phải “cung cấp nhận thức sâu sắc hơn” về nó. Một vài nhà khảo cổ học có vẻ phân biệt (còn tôi, giống như nhiều người khác, lại thường tìm chốn nương thân trong sự mơ hồ
thoải mái của các
“mô hình”). Các lý thuyết
và mô hình dường như chiếm vị trí trung gian giữa cái siêu hình học và
giả thuyết; theo thuật ngữ của Masterman, chúng gắn liền với lĩnh vực của hệ mẫu
logic-xã hội. Dù là gì
đi nữa, chúng cũng
thể hiện các mối quan hệ giữa
các loại không thể
quan sát (các
trừu tượng) và, thông qua các giả thuyết, làm cho các hiện tượng quan tâm đa dạng liên quan đến các quá trình
nhân quả cơ bản.
Điều đáng lưu ý là các sự kiện và dữ liệu có tính tự chủ kiên ngoan và dồn nén trong khảo cổ học,
còn các quan sát thì được coi là một
nguồn tri thức tốt hơn
về quá khứ so với các lý thuyết. Đối
với tôi, điều này có vẻ “rối
trí”; có lẽ chúng ta nên nghĩ về việc xoay nó lại. Mặc dù sự giao
thoa liên tục giữa kinh nghiệm và lý
thuyết là đặc điểm nổi bật của toàn
bộ một ngành học đáng
tin cậy, nhưng điều làm
tôi ngạc nhiên là khảo cổ học lại có xu hướng phụ
thuộc quá nhiều vào quan niệm kinh nghiệm luận nghiêm ngặt cho rằng cấu trúc
trong dữ liệu tự
thân tương đối rõ ràng (Carr, 1985a, b ). Cuối cùng, tôi nghĩ rằng sự chồng chéo
giữa các lý thuyết và các
mô hình có liên quan trực tiếp đến mức độ mà các khái niệm này được chia sẻ, đến lượt mình nó lại là chức năng của mức
độ giao tiếp xuyên ranh giới hệ mẫu xã hội học,
mà đó lại là một chức năng
của ngôn ngữ.
Ranh giới giữa các “trường phái” ít nhiều có thể thẩm thấu
và, mặc dù bị
cáo buộc ngược lại, nhưng
nó vẫn liên quan nhiều đến đặc ngữ của truyền thông
khoa học. Khảo cổ học, cũng
như các ngành khoa học quan sát khác, thiếu vắng siêu ngôn ngữ phép toán [2] phổ biến của toán
học, phương tiện giao tiếp quốc tế trong các ngành “khoa học cái” mang tính kinh nghiệm và tiên đề cao. Là một
nhà khảo cổ học của
Cựu Thế giới được đào tạo theo truyền thống nghiên cứu đơn ngữ khét tiếng của Mỹ,
tôi thấy rất rõ là một trong những vấn đề lớn nhất mà ngày nay ngành này phải đối mặt chỉ đơn giản là
thất bại trong giao tiếp. Kết quả là, các hệ mẫu siêu hình chi phối
các truyền thống nghiên cứu khác nhau của Cựu
Thế giới và Tân Thế
giới, hiếm khi, mà
nếu có, được làm rõ [xem các bài
báo ở Clark (1991) để nỗ lực thực hiện
điều này]. Chính vì lý do này mà tôi đã biện hộ mạnh mẽ cho việc công bố các bản dịch
(Clark, 1990).
Tiêu
chí Đánh giá Hệ mẫu
Mặc dù bản chất chủ quan đã được thừa nhận, nhưng bất kỳ hệ mẫu siêu hình nào cũng có thể được đánh giá, hoặc ít nhất cũng được đặc trưng hóa, theo ba tiêu chí có lẽ được thể hiện tốt nhất dưới dạng câu hỏi. Theo Egon Guba (1990a), người mà tôi đang theo sát ở đây, đầu tiên là 1) Hữu thể luận: Theo các nguyên lý của hệ mẫu, thì bản chất của cái “có thể biết”, hoặc bản chất của “hiện thực” là gì? Tiêu chí thứ hai là 2) Nhận thức luận: Bản chất của mối quan hệ giữa “kẻ biết” và “kẻ được biết” (hoặc có thể biết) là gì? Thứ ba là 3) Phương pháp luận: Trong quá trình khảo sát, Kẻ khảo sát nên tiến hành như thế nào (Guba, 1990a, b)? Người ta có thể lập luận rằng lời đáp cho những câu hỏi này phác thảo các hệ thống niềm tin cơ bản để thực hiện khảo sát. Cần nhấn mạnh rằng các hệ thống niềm tin này không có ý nghĩa mang tính nền tảng (tức là, chúng không thể được chứng minh hoặc bị bác bỏ). Chúng là những khẳng định hợp lý về những cách thức mà chúng ta có thể tiến hành khảo sát thế giới kinh nghiệm. Trong ba thế kỷ qua, về cơ bản năm hệ mẫu siêu hình đã xuất hiện trong khoa học phương Tây, mặc dù hệ mẫu đầu tiên, kinh nghiệm luận nghiêm ngặt thường không được coi là một bộ phận của khoa học (mặc dù nó rất quan trọng trong lịch sử nghiên cứu khảo cổ học). Theo trật tự sơ bộ về thời gian, đó là, 1) Kinh nghiệm luận nghiêm ngặt, 2) Thực chứng luận kinh điển, 3) Hậu thực chứng luận, (4) Lý thuyết phê phán, và (5) Kiến tạo luận (Casti, 1989; Guba, 1990b). Kinh nghiệm luận nghiêm ngặt xuất phát từ một hữu thể luận hiện thực theo nghĩa một hiện thực khách quan tồn tại “ngoài kia”, tách biệt với nhận thức của chúng ta về nó. Về mặt nhận thức luận, Kinh nghiệm luận nghiêm ngặt được đặc trưng bởi một giao thức nghiên cứu quy nạp. Cấu trúc hoặc mô thức trong dữ liệu được coi là nội tại đối với chúng và tầm quan trọng của mô thức được đưa ra theo phương pháp quy nạp. Tầm quan trọng của mô thức được cho là ít nhiều rõ ràng đối với kẻ khảo sát được chuẩn bị đầy đủ và năng lực chuyên môn của kẻ khảo sát cũng được tính đến trong việc đánh giá các kết luận của kẻ đó (xem, ví dụ, Thompson, 1972). Về phương pháp luận, các nhà kinh nghiệm luận nghiêm ngặt đã áp dụng một giao thức nghiên cứu quan sát, không có bất kỳ thành phần diễn dịch nào, không có bất kỳ khái niệm hình thức nào về một giả thuyết hoặc đánh giá một giả thuyết (xem Swartz, 1967; Fritz và Plog, 1970). Mặc dù Kinh nghiệm luận nghiêm ngặt đã biến mất khỏi các ngành khoa học chính xác hơn 200 năm trước, nhưng nó vẫn thể hiện đức kiên ngoan đáng nể trong khảo sát khảo cổ học. Có lẽ một cái gì đó giống đến 90% toàn bộ việc nghiên cứu khảo cổ học từng được thực hiện, trong cả Tân Thế giới và Cựu Thế giới, theo hệ mẫu Kinh nghiệm luận nghiêm ngặt. Theo tôi kinh nghiệm luận nghiêm ngặt vẫn đang sống và sống khỏe trong tất cả các truyền thống tri thức khảo cổ học, và vẫn chiếm ưu thế trong hầu hết các truyền thống nghiên cứu của Cựu Thế giới. Cũng có thể nói, kinh nghiệm luận nghiêm ngặt không có nhận thức luận thực sự, bởi vì bản chất của mối quan hệ giữa kẻ khảo sát và cái được khảo sát không bao giờ bị tùy thuộc vào việc xem xét phê phán.
Thực chứng luận Cổ điển
Chủ nghĩa thực chứng cổ điển thống trị khoa học phương Tây từ khi bắt đầu Thời đại Khai sáng cho đến
những năm 1920. Nó cũng bắt nguồn từ một hữu thể luận hiện thực (nghĩa là, người ta cho rằng
một có một hiện thực tồn tại
ngoài kia, không phụ thuộc
vào nhận thức của chúng ta về nó, và nó bị chi phối bởi các quy luật và cơ chế tự
nhiên phi thời gian và
phi bối cảnh).
Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra những quy luật này, mà một số (nhiều) trong đó đòi hỏi phải dự đoán
và ngụ ý hoặc yêu cầu quan
hệ nhân quả tuyến tính. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất là hệ mẫu siêu hình của vật
lý Newton (Kitchener, 1988; Capra, 1988; Casti, 1989). Về mặt nhận thức luận, thực chứng luận cổ điển là cả nhị
nguyên luận và khách quan luận, có nghĩa là kẻ khảo sát phải chấp nhận một
cách nhìn phi tương tác, được cho là bị loại bỏ khỏi đối tượng khảo sát (Guba, 1990b,
trang 19, 20). Nhị
tính nằm giữa kẻ
quan sát và kẻ được quan sát;
các hành động của kẻ
quan sát không được phép
ảnh hưởng đến kết quả quan sát dưới bất kỳ hình thức nào. Về mặt lý thuyết,
các giá trị, các định kiến và các yếu tố sai lệch khác không được ảnh hưởng đến
kết quả của thực nghiệm. Người ta cho rằng tính khách
quan không có giá trị, lý thuyết, …vv, là có thể. Từ
quan điểm hiện đại, điều này là ngây
thơ. Về mặt phương pháp luận, thực chứng luận là thực nghiệm, có nghĩa là các câu hỏi hoặc giả
thuyết nghiên cứu được xác lập trước dưới dạng đề xuất, sau đó phải chịu một loại thử nghiệm (ví
dụ, phép chứng ngụy, từ quan điểm của
Popper) trong điều kiện phòng thí nghiệm được kiểm soát cẩn thận (Popper,) Năm
1972). Hệ mẫu thực chứng đặc
trưng cho khoa học phương Tây trong ba phần
tư đầu tiên của thế kỷ 19, khi các “ngành học cái” (thiên văn
học, vật lý, hóa học, v.v.) bắt đầu có hình thức dễ nhận biết (Casti, 1989).
Hậu thực chứng luận
Hậu thực chứng luận, hiện đang được hầu hết các ngành khoa học chính xác thực hành, là một hình thức sửa
đổi hoặc phát triển của thực chứng luận cổ điển. Về mặt hữu thể luận, những người hậu
thực chứng luận chuyển sang lập trường của hiện thực luận phê phán, có
nghĩa là, mặc dù một thế giới thực bị chi phối bởi các quy luật
tự nhiên vẫn tồn tại, nhưng
không thể trực
tiếp nhận thức được nó, do sự không hoàn hảo về năng lực cảm giác và trí tuệ của
chúng ta. Mặc dù “chân
lý” theo nghĩa tuyệt đối được coi là không thể đạt được, nhưng mục tiêu của việc khảo sát hậu thực chứng là càng ngày càng đạt được những phép tính xấp xỉ tốt hơn về chân lý. Hiện thực luận (đôi khi được gọi
là “hiện thực luận giả định”) vẫn duy trì khuynh hướng hữu
thể luận trung tâm.
Về mặt nhận thức luận, hậu thực
chứng luận thường được coi là “khách quan luận sửa đổi”; tính khách quan
vẫn là cái được gọi là một
quy định lý tưởng
và được sử dụng để lựa chọn các giải thích thay thế cạnh tranh. Người ta thừa nhận rằng
không thể đạt được một
khách quan tính hoàn toàn. Ngoài ra còn có sự thừa nhận rõ ràng về sự tồn
tại của một truyền thống trí
thức quan trọng, được thể hiện trong một cộng đồng trí thức phê phán (tức là một hoặc nhiều
“trường phái” khác nhau) trong đó hệ
mẫu ít nhiều nhất quán và được chấp nhận bởi sự đồng thuận, nhưng bên ngoài trường phái đó, nó lại có thể không nhạy
cảm. Về mặt phương pháp luận, các nhà hậu thực chứng luận đã áp dụng
cái mà Guba (1990b, trang 22, 23) gọi là một giao thức nghiên cứu “thử nghiệm-thao túng”, nhằm mục đích
xem xét đồng thời nhiều giả thuyết thay thế, nhằm tránh hoặc giảm thiểu tác
động của sai lệch trong các
môi trường “tự nhiên” (tức là không ép buộc) và phụ thuộc khá nhiều vào lý thuyết có căn cứ (nghĩa là một thể lý
thuyết đã được kiểm nghiệm và xác nhận tốt). Trong thực chứng luận
cổ điển, có xu hướng tập trung bất kỳ thử nghiệm nào vào một giả thuyết duy
nhất, tự động loại bỏ việc đánh giá đồng thời các giả thuyết thay thế khác.
Trong hậu
thực chứng luận, giả thuyết đã trở thành một khái niệm phức tạp hơn và quá trình đánh giá
đã được mở rộng thành đánh giá đồng thời một loạt giả thuyết cạnh tranh, thay
thế. Trong bối cảnh khoa học cái, quá trình này đã được định lượng mạnh mẽ. Người ta nhận ra rằng sai số hệ thống là không thể
tránh khỏi, nhưng trong các
bối cảnh thử nghiệm thuần túy, mọi nỗ lực được thực hiện để dự đoán và kiểm
soát hiệu quả của sai
số hệ thống với độ chính xác cao nhất có thể. Vì Nguyên lý Bất định Heisenberg đã
được khớp nối và chấp nhận rộng rãi trong vật lý lý thuyết của những năm 1930,
nên đã có sự thừa nhận chung rằng sai số hệ thống là không thể tránh khỏi, ngay cả
trong bối cảnh phòng thí nghiệm được kiểm soát chặt chẽ, và kết quả thử nghiệm
luôn được thể hiện theo xác suất (Feynman, 1985; Kitchener, 1988). Khảo cổ học
quá trình ở cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thường diễn tiến từ một hệ mẫu siêu hình hậu thực chứng luận cùng các định kiến
và sai số hệ thống làm nền tảng cho nó (Watson et al, 1984).
____________________________________________
Còn
nữa….
Nguồn:
Clark, Geoffrey A (1993). Paradigms in Science and Archaeology, In Journal of Archaeological
Research, Vol. 1, No. 3f 1993.
Tác giả: Giáo sư Geoffrey A.
Clark là thành viên của Hiệp hội vì Tiến bộ của Khoa học Hoa Kỳ (AAAS), Viện
Nhân học Hoàng gia (Anh) và Sociedad de Ciencias Naturales (Tây Ban Nha). Ông
nổi tiếng vì những đóng góp cho các thiết kế khảo sát định lượng cho
công trình nghiên cứu thích nghi của người săn bắn hái lượm, nhận thức luận và
nghiên cứu nguồn gốc con người. Công trình nghiên
cứu cổ sinh học
của ông đã tạo ra bốn đóng góp lớn cho kiến thức: i) Nghiên cứu của ông về
những người săn bắn hái lượm ở Tây Ban Nha và Jordan đã chỉ ra rằng việc tăng
cường chế độ ăn uống của con người bị kích thích bởi sự mất cân bằng tài nguyên
/ dân số đã dẫn đến sự thay đổi của nền kinh tế thuần hóa; ii) Các bài viết của Clark về
lịch sử và vai trò của lượng hóa trong nghiên cứu khảo cổ học đã có những đóng
góp đáng kể cho truyền thống nghiên cứu trong khu vực nói tiếng Anh, chủ yếu bằng phương pháp định lượng hàng
đầu thế giới; iii) Từ năm 1987, Clark là một tác
giả và giảng viên chính về các
nền tảng nhận thức luận cho những yêu sách tri thức trong
khảo cổ học cổ thời
đá cũ và cổ sinh học người;
iv) Sự tham gia gần đây của ông vào nghiên cứu nguồn gốc con người hiện đại
(nhiều bài viết, hai cuốn sách) đã chỉ ra rằng dữ liệu không tồn tại độc lập với các khung
khái niệm xác định và bối cảnh hóa chúng.
Ghi chú của người dịch:
[1] Hệ mẫu - Paradigm là một từ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp παράδειγμα
(paradeigma) được cấu tạo từ danh từ δειγμα (deigma: mẫu, khuôn mẫu)
có từ căn là động từ δεικνύω (deiknuo)
là chỉ rõ, chỉ cho, thể hiện cho thấy; còn tiếp đầu ngữ παρά (para) là bên cạnh, phía trước, giống như
bà mẹ đi cùng đứa trẻ để chỉ cho nó các khuôn mẫu cần theo. Vì vậy kẻ này – dù
là fan của thầy Cao (Xuân Hạo) nhưng vì khôn ưng nghe “hệ hình” nên trộm gọi “hệ mẫu”, dù
vẫn biết trong Hán ngữ có chữ hình 型
(bộ thổ 土) có nghĩa là: i) cái khuôn đất để đúc; ii) làm gương,
làm mẫu. Đặc biệt, Thomas Kuhn khới lên rằng một số công
trình khoa học nhất định, chẳng hạn như Các
nguyên lý (Principia) của Newton hay Tân
hệ thống triết hóa học của John Dalton
(1808), lại cho ta một nguồn mở: một
khung các khái niệm, kết quả và quy trình trong đó công việc tiếp theo phải được cấu trúc.
Khoa học chuẩn thường tiến hành
trong một hệ mẫu như
vậy; một hệ mẫu không áp đặt một cách tiếp cận cơ học cứng nhắc, mà có thể được thực hiện một cách sáng tạo và
linh hoạt, mà Kuhn nhủ là: "những thành tựu khoa học được công
nhận trên toàn cầu, trong một thời gian, cung cấp các vấn đề và giải pháp mô
hình cho một cộng đồng những
người thực hành.” (Kuhn,
Thomas (1996). The Structure of
Scientific Revolutions, 3rd edition. Chicago: University of Chicago Press,
page 10).
[2] Trong toán học, một phép toán là một phép thực hiện tính toán từ một số lượng nào đó đầu vào gọi là toán hạng để thành một giá trị đầu ra. Số toán hạng là số ngôi của phép toán. Các phép toán thường được nghiên cứu là các phép toán hai ngôi với số ngôi 2, như phép cộng và phép nhân, và các phép toán một ngôi với số ngôi 1, chẳng hạn như nghịch đảo phép cộng và nghịch đảo phép nhân. Một toán tử với số ngôi là 0 là một hằng số. Phép nhân hỗn hợp là một ví dụ của phép toán có số ngôi là 3, hoặc phép toán ba ngôi. Nói chung, số ngôi được giả định là hữu hạn, nhưng các phép toán vô hạn ngôi đôi khi cũng được xem xét. Trong bối cảnh này, các phép toán thông thường với số ngôi hữu hạn còn được gọi là phép toán hữu hạn. Có hai loại phép toán phổ biến: một ngôi và hai ngôi. Phép toán một ngôi liên quan đến chỉ một giá trị, chẳng hạn như phép phủ định và các hàm lượng giác. Trong khi đó các phép toán hai ngôi xử lý hai giá trị, bao gồm phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia, luỹ thừa và giai thừa. Các phép toán có thể liên quan đến các đối tượng toán học ngoài các số. Các giá trị logic đúng và sai có thể được kết hợp bằng cách sử dụng các phép toán logic, chẳng hạn như và , hoặc, và không . Vectors có thể được thêm vào hoặc trừ đi. Các thao tác trên tập hợp bao gồm các hoạt động nhị phân hợp và trừ và các phép toán một ngôi của tập hợp. Các phép toán về các hàm bao gồm ánh xạ và các phép toán của hai hàm. Các phép toán có thể không có giá trị cụ thể và cũng có thể không đầy đủ thuộc tính nhất định như giao hoán, kết hợp,... Và không phải phép toán nào cũng hoạt động trên mọi giá trị như không thể chia một số thực cho 0 hoặc lấy căn bậc hai của số âm. Các giá trị tham gia phép toán gọi là toán hạng, đối số hoặc đầu vào và kết quả được gọi là giá trị, kết quả hay kết quả đầu ra.
[2] Trong toán học, một phép toán là một phép thực hiện tính toán từ một số lượng nào đó đầu vào gọi là toán hạng để thành một giá trị đầu ra. Số toán hạng là số ngôi của phép toán. Các phép toán thường được nghiên cứu là các phép toán hai ngôi với số ngôi 2, như phép cộng và phép nhân, và các phép toán một ngôi với số ngôi 1, chẳng hạn như nghịch đảo phép cộng và nghịch đảo phép nhân. Một toán tử với số ngôi là 0 là một hằng số. Phép nhân hỗn hợp là một ví dụ của phép toán có số ngôi là 3, hoặc phép toán ba ngôi. Nói chung, số ngôi được giả định là hữu hạn, nhưng các phép toán vô hạn ngôi đôi khi cũng được xem xét. Trong bối cảnh này, các phép toán thông thường với số ngôi hữu hạn còn được gọi là phép toán hữu hạn. Có hai loại phép toán phổ biến: một ngôi và hai ngôi. Phép toán một ngôi liên quan đến chỉ một giá trị, chẳng hạn như phép phủ định và các hàm lượng giác. Trong khi đó các phép toán hai ngôi xử lý hai giá trị, bao gồm phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia, luỹ thừa và giai thừa. Các phép toán có thể liên quan đến các đối tượng toán học ngoài các số. Các giá trị logic đúng và sai có thể được kết hợp bằng cách sử dụng các phép toán logic, chẳng hạn như và , hoặc, và không . Vectors có thể được thêm vào hoặc trừ đi. Các thao tác trên tập hợp bao gồm các hoạt động nhị phân hợp và trừ và các phép toán một ngôi của tập hợp. Các phép toán về các hàm bao gồm ánh xạ và các phép toán của hai hàm. Các phép toán có thể không có giá trị cụ thể và cũng có thể không đầy đủ thuộc tính nhất định như giao hoán, kết hợp,... Và không phải phép toán nào cũng hoạt động trên mọi giá trị như không thể chia một số thực cho 0 hoặc lấy căn bậc hai của số âm. Các giá trị tham gia phép toán gọi là toán hạng, đối số hoặc đầu vào và kết quả được gọi là giá trị, kết quả hay kết quả đầu ra.
Tài
liệu dẫn
Bar-Yosef, O. (1991). Stone tools and
social context ¡n Levantine prehistory. ïn Clark, G. .A. (ed.), Perspectives on
the Past, University of Pennsylvania Press, Philadelphia, pp. 371-395.
Bell, J. A. (1987). Rationality versus
relativism: A review ot Heading the rast. Arcnaeoiogicat Review from Cambridge
6(1): 75-86.
Binford, L. (1977). General introduction.
In Binford, L. (ed.), For Theory Building in Archaeology, Academic Press, New
York, pp. 1-10.
Binford, L. (1981). Bones: Ancient Men
and Modern Myths, Academic Press, New York.
Binford, L. (1987). Data, relativism
and archaeological science. Man ôô^y. jyi-4U4.
Binford, L. (1989). Response to
Turner. Journal of Archaeological Science 16(1): 13-16.
Binford, L., and Sabloft, J. (1982).
Paradigms, systcmatics and archaeology. Journal oj Anthropological Research
38(1): 137-153.
Boëda, E. (1988). Le concept Levallois
et evaluation de son champ d application. In Otte, M. (ed.), L'Homme de
Neandertal 4: La Technique, ERAUL No. 31, Liège, pp. 81-95.
Capra, F. (1988). The role of physics
in the current change ot paradigms, in Kitchener, K. (ed.), The World View of
Contemporaiy Physics, SUNY Press, Albany, pp. 144-155.
Carr, C. (1985a). Perspective and
basic definitions. In Carr, C. (ed.), tor Concordance in Archaeological
Analysis, Westport, Kansas City, MO, pp. 1-17. Carr, C. (1985b). Getting into
data: Philosophy and tactics lor the analysis ot complex data structures. In
Carr, C. (ed.), For Concordance in Archaeological Analysis, Westport, Kansas
City, MO, pp. 17-41.
Casti, J. (1989). Paradigms Lost,
William Morrow, New York.
Clark, G. A. (1982). Quantifying archaeological
research, in Schilter, M. (ed.), Advances in Archaeological Method and Theory,
Vol. 5, Academic Press, New York, pp. 217-273.
Clark, G. A. (1987). Paradigms and
paradoxes m contemporary archaeology. In Aldendener, M. (ed.), Quantitative
Research in Archaeology: Progress and Prospects, Sage, Beverly Hills, CA, pp.
30-60.
Clark, G. A. (1989). Alternative
models of Pleistocene biocultural evolution: A response to Foley. Antiquity 63:
153-161.
Clark, G. A. (1990). Algunos
reflexiones sobre la epistemología: Una respuesta a Utrilla. Trabajos de
Prehistoria 47: 369-374.
Clark, G. A. (1991). (ed.)
Perspectives on the Past: Theoretical Biases in Mediterranean Hunter-Gatherer
Research, University of Pennsylvania Press, Philadelphia.
Clark, G. A. (1992). Continuity or
replacement? Putting modern human origins m an evolutionary context. In Dibble,
H., and Mellars, P. (eds.), The Middle Paleolithic: Adaptation, Behavior and
Variability, University of Pennsylvania Museum, Philadelphia, pp. 183-205.
Clark, G. A., and Lindly, J. M.
(1991). Paradigmatic biases and paleolithic research traditions. Current
Anthropology 32(5): 577-587.
Clarke, D. (1973). Archaeology: The
loss of innocence. Antiquity 47: 6-18.
Dibble, H., and Débenath, A. (1991).
Paradigmatic differences in a collaborative research project. In Clark, G. A.
(ed.), Perspectives on the Past, University of Pennsylvania Press,
Philadelphia, pp. 217-226.
Dunnell, R. (1982). Science, social
science and common sense: The agonizing dilemma of modern archaeology. Journal
of Anthropological Research 38(1): 1-25.
Dunnell, R. (1986). Five decades of
American Archaeology. In Meltzer, D., Fowler, D., and Sabloff, J. (eds.),
American Archaeology Past and Future, Smithsonian Institution Press,
Washington, DC, pp. 23-49.
Earle, T., and Preucel, R. (1987).
Processual archaeology and the radical critique. Current Anthropology 28(4):
501-527.
Feynman, R. (1985). QED: The Strange
Theory of Light and Matter, Princeton University Press, Princeton, NJ.
Flannery, K. (1973). Archaeology with
a capital S. In Redman, C. (ed.), Research and Theory in Current Archeology,
Wiley Interscience, New York, pp. 47-53.
Fritz, J., and Plog, F. (1970). The
nature of archaeological explanation. American Antiquity 35(4): 405-412.
Geneste, J.-M. (1988). Systèmes
d'approvisionnement en matières premieres au Paléolithique moyen et au
Paléolithique supérieur en Aquitaine. In Kozlowski, J. (ed.), L'Homme de
Neandertal 8: La Mutation, ERAUL No. 35, Liège, pp. 61-70. Guba, E. (ed.)
(1990a,). The Paradigm Dialog, Sage, Ncwbury Park, CA.
Guba, E. (1990b). The alternative
paradigm dialog. In Guba E. (ed.), The Paradigm Dialog, Sage, Newbury Park, CA,
pp. 17-30.
Guba, E. (1990c). Carrying on the
dialog. In Guba, E. (ed.). The Paradigm Dialog, Sage, Newbury Park, CA.
Hempel, C. (1966). The Philosophy of
Natural Science, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ.
Hodder, I. (1984). History vs science:
no contest. Review of In Pursuit of the Past (Binford) and The Identity of Man
(Clark). Scottish Archaeological Review 3(2): 66-68.
Hodder, I. (1985). Post-processual
archaeology. In Schiffer, M. (ed.), Advances in Archaeological Method and
Theory, Voi 8, Academic Press, New York, pp. 1-26. Hodder, l. (lygoj. Heading
the fast: Current Approaches to Interpretation m Archaeology, Cambridge
University Press, Cambridge.
Hodder, I. (1987a). The contribution
of the long term. In Hodder, I. (ed.), Archaeology as Long-Term History,
Cambridge University Press, Cambridge, pp. 1-8.
Hodder, I. (1987b). Reading Bell
reading Reading the Past. Archaeological Review from Cambridge 6(1): 87-91.
Hodder, I. (1988). Material culture
texts and social change: a theoretical discussion and some archaeological
examples. Proceedings of the Prehistoric Society 54: 67-75.
Hodder, I. (1991). Postprocessual
archaeology and the current debate. In Preucel, R. (ed.), Processual and
Post-Processual Archaeologies, CAI Occasional Paper No. 10, Carbondale, IL, pp.
30-41.
Kitchener, R. (1988). Introduction:
The world view of contemporary physics: Does it need a new metaphysics? In
Kitchener, R. (ed.), The World View of Contemporary Physics, SUNY Press,
Albany, pp. 3-24.
Knüsel, C. (1992). Review: The Middle
Paleolithic: Adaptation, Behavior and Variability (Dibble & Mellars, eds.).
Antiquity 66: 981-986.
Kuhn, T. (1962). The Structure of
Scientific Revolutions, University of Chicago Press, Chicago.
Kuhn, T. (1974). Second thoughts on
paradigms. In Suppe, F. (ed.), The Structure of Scientific Theories, University
of Illinois Press, Urbana, pp. 459-482.
Kuhn, T. (1977). The Essenttal
Tension, University of Chicago Press, Chicago. Kuhn, T. (1991). Peril de un
revolucionario recalcitrante. Investigación y Ciencia 177: 36-38.
Leone, M. (1981). The relationship
between artifacts and the public in outdoor history museums. Annals of the New
York Academy of Sciences 376: 301-314. Leone, M. (1984). Interpreting ideology
m historical archaeology. In Miller, D., and Tilley, C. (ed.), Ideology, Power
and Prehistory, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 25-35.
Leone, M. (1991). Materialist theory
and the formation of questions in archaeology. In Preucel, R. (ed.), Processual
and Postprocessual Archaeologies, CAI Occasional Paper No. 10, Carbondale, IL,
pp. 235-241.
Leone, M., Potter, P., and Shackel, P.
(1987). Toward a critical archaeology. Current Anthropology 28(3): 283-302.
Masterman, M. (1970). The nature of
the paradigm. In Lakatos, I., and Musgrave, A. (eds.), Criticism and the Growth
of Knowledge, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 59-99.
Meignen, L. (1988). Le Paléolithique
moyen du Levant: Synthèse. Paléorient 14(1): 168-176.
Meltzer, D. (1979). Paradigms and the
nature of change in American archaeology. American Antiquity 44(4): 644-657.
Meltzer, D., Fowler, D., and Sabloff,
J. (1986). Editors* introduction. In Meltzer, D., Fowler, D., and Sabloff, J.
(eds.), American Archaeology Past and Future, Smithsonian Institution Press,
Washington, DC, pp. 7-19.
Meltzer, D., Fowler, D., and Sabloff,
J. (eds.) (1986). American Archaeology Past and Future, Smithsonian Institution
Press, Washington, DC.
Oakeshott, M. (1933). Experience and
Ils Modes, Cambridge University Press, London.
Otte, M., and Keeley, L. (1990). The
impact of regionalism on paleolithic studies. Current Anthropology 31(5):
577-582.
Patterson, T. (1989). History and the
post-processual archaeologies. Man 24(4): 555-566.
Patterson, T. (1990). Some theoretical
tensions within and between the processual and post-processual archaeologies.
Journal of Anthropological Archaeology 9(2): 189-200.
Popper, K. (1972). Objective
Knowledge, Oxtord University Press, New York.
Preucel R. 1991. The
philosophy of Archaeology. In Preucel R. (ed.) Processual and Postprocessual
Archaeologies, CAI Occasional Paper No. 10, Carbondale, IL, pp. 17-29.
Sackett, J. (1981). From de Mortillet
to Bordes: A century of French paleolithic research. In Daniel, G. (ed.),
Towards a History of Archaeology, Thames and Hudson, London, pp. 85-99.
Schiffer, M. (1987). Formation
Processes of the Archaeological Record, University of New Mexico Press,
Albuquerque.
Shanks, M., and Tilley, C. (1987).
Re-Constructing Archaeology: Theory and Practice, Cambridge University Press,
Cambridge.
Shanks, M., and Tilley, C. (1988).
Social Archaeology, University of New Mexico Press, Albuquerque.
Swartz, B. K. (1967). A logical
sequence of archaeological objectives. American Antiquity 32(4): 487-497.
Thompson, R. H. (1972). Interpretive
trends and linear models in American archaeology. In Leone, M. (ed.),
Contemporary Archaeology, Southern Illinois University Press, Carbondale, pp.
34-38.
Watson, P. J. (1990). Review:
Re-Constructing Archaeology and Social Archaeology (Shanks and Tilley). Journal
of Field Archaeology 17(1): 219-221. Watson, P. J. (1991). A parochial primer:
the new dissonance as seen from the midcontinental United States. In Preucel,
R. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies, CAI Occasional Paper No.
10, Carbondale, IL, pp. 265-274. Watson, P. J., LeBlanc, S., and Redman, C.
(1984). Archaeological Explanation; The Scientific Method in Archaeology,
Columbia University Press, New York.
Watson, R. (1991a). What the new
archaeology has accomplished. Current Anthropology 32(3): 275-281, 288, 289.
Watson, R. (1991b). Ozymandias, king
of kings: Postprocessual radical archaeology as critique. American Antiquity
55(4): 673-698.
Willey, C, and Sabloff, J. (1980) A
History of American Archaeology 2nd ed., W. H. Freeman, San Francisco.
Young, T. C. (1988). Since Herodotus,
has history been a valid concept? American Antiquity 53(1): 7-12.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét